Nửa Kia Của Hitler
Thần khải 1.
-Chiến tranh nổ ra rồi. Thông tin ấy được đón nhận bằng một sự im lặng dằng dặc. Neumann, Bernstein và Adolf H. để nó lan truyền giữa họ như người ta quan sát hiệu ứng chầm chậm của một liều thuốc được bơm qua xi ranh vào cơ thể. Nó sẽ làm hồi phục hay sẽ giết chết người bệnh? Anh ta sẽ sống hay chết?
Họ đã biết trước cuộc chiến sớm muộn cũng xảy ra. Từ vài tuần nay ở Viên không còn là cái nóng của mùa hè mà là cái nóng ngột ngạt, nặng nề, làm người ta bải hoải như trời sắp dông. Đế chế(7) đang vỡ vụn. Căng thẳng cao độ giữa người Slavơ và người Áo đã đến mức không thể chịu được. Ngọn lửa chiến tranh đương nhiên sẽ bùng lên. Vấn đề chỉ còn là cái cớ, một tia lửa. Thay vì tia lửa đó lại là một cú sét: ngày 28 tháng Sáu năm 1914, người Serbia đã giết quận công Franois-Ferdinand ở Sarajevo. Nhưng mưa bão chưa đến ngay. Từ bốn tuần nay, trời vần vũ, trĩu nặng, không khí ngột ngạt. Người trên đường đi như chạy trong thành Viên với cảm giác như bị nghiến nát xuống mặt đường, đi lại trong một cơn ác mộng nặng nề, người ướt đầm, run rẩy, hụt hơi, biết mình đã nhiễm một cơn sốt nhiệt đới. Đại họa đang đến gần. Người thì cảm thấy lo lắng, người thì sốt ruột. Dây thần kinh ai cũng căng lên, mắt hướng lên bầu trời nài xin việc gì phải đến cứ để nó đến. Ngày hôm đó, 28 tháng Bảy năm 1914, cuối cùng thì những đám mây cũng bục ra, mưa như trút nước, cơn dông đổ sập xuống.
– Chiến tranh nổ ra rồi.
Chính Neumann là người đã mang tin từ Tòa thị chính về. Anh chạy và quyết không suy nghĩ gì trước khi báo được tin cho hai bạn.
Ba chàng trai không rời nhau nửa bước từ khi tốt nghiệp trường Mỹ thuật. Họ đưa ra cái cớ sống chung thì có lợi hơn – làm sao sống được chỉ bằng tác phẩm nghệ thuật của mình khi mới hai mươi lăm tuổi? – nhưng tình bạn mới là lý do thật sự khiến họ dọn đến sống cùng nhau. Gu hội họa, văn học và triết học đều khác nhau, họ chẳng đồng ý với nhau về bất cứ điều gì, tranh luận mọi chủ đề, say mê trao đổi quan điểm đến tận khuya muộn và có thể nói rằng chính sự bất đồng quan điểm trên mọi chuyện như thế là cơ sở của sự hòa hợp giữa họ.
– Chiến tranh nổ ra rồi.
Lần đầu tiên trong đời, ba họa sĩ có cùng quan điểm: chiến tranh là một thảm họa. Có thể đó không phải là một thảm họa với nước Áo. Có thể không phải là một thảm họa với những người đương thời. Nhưng với họ đó thực sự là một thảm họa.
Chỉ nay mai, họ sẽ bị động viên. Sau đó họ sẽ phơi mình nơi mũi tên hòn đạn. Dù họ sống hay chết cũng không quan trọng, họ không còn tự quyết định được vận mạng của chính mình nữa. Bao cố gắng trong suốt những năm qua, những nỗ lực cần mẫn
và trung thực để học sáng tác, cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để đẩy lui những giới hạn của họ – giới hạn của bàn tay, con mắt, trí tưởng tượng – cùng ý chí kiên cường và những cuộc tranh luận, tất cả sẽ không còn ý nghĩa. Vô ích. Thừa thãi. Chiến tranh sẽ phạt bằng tất cả từ dưới lên. Họ chỉ còn là những súc thịt. Hai chân, hai tay. Thế đã là đủ cho đất nước rồi. Thịt. Những tấm bia di động. Những súc thịt hoặc để giết người ta hoặc để người ta giết. Xương và thịt. Không gì khác nữa. Những sinh vật đi hai chân, được trang bị vũ khí. Không hơn. Không tâm hồn, hoặc chỉ có một chút tâm hồn đủ để vãi đái vì sợ. Cái con người độc đáo mà họ đã phấn đấu trở thành, họ phải xếp trong phòng thay quần áo ở doanh trại, để chiến đấu hoặc là chết. Tất cả những cái họ thích ở nhau, đánh giá cao ở nhau, tất cả những cái vì nó mà họ gắn bó với nhau, tất cả chúng đang trở nên nực cười, hèn hạ từ góc độ một công dân, và không chấp nhận được từ góc độ lòng yêu nước. Tương lai của họ không thuộc về họ nữa, từ nay nó thuộc về đất nước.
Tồi tệ hơn cả sự thất vọng, với họ, chiến tranh là một sự phản bội. Phản bội lý tưởng nghệ thuật để trở thành lính bộ binh. Phản bội bao nhiêu năm đèn sách để mang một cây súng tiểu liên. Phản bội cái công việc dài hơi là tu thân để bị rút gọn thành một con số trong một đơn vị quân đội. Và nhất là, phản bội hoạt động sáng tạo mỗi ngày sinh thêm cho thế giới những sinh linh mới, để tham gia vào một cuộc đồ sát tràn lan, một sự hủy diệt, trượt dốc vào khoảng không hun hút phía trước.
– Có lẽ chiến tranh cũng không lâu lắm đâu?
Adolf nói vậy để làm vơi bớt nỗi muộn phiền của họ. Nhưng sự im lặng của hai bạn sau khi nghe cho thấy nó không có tác dụng gì.
– Tớ nghĩ đó là điều ngu ngốc mà người ta lần nào cũng viện ra.
Họ đi xuống bếp nơi Neumann đang mở một chai vang. Họ uống để lời nói quay
lại.
Vô ích. Vì cả ba người đều cảm thấy tức giận, tê tái, lần đầu tiên, bộ ba không còn lý do để tồn tại. Họ ưa chia sẻ sự khác biệt chứ không phải sự tương đồng. Ngay cả tình bạn của họ cũng vừa bị triệt hạ. Họ chỉ còn là những thân xác, ba cái xác tương đối khỏe mạnh và lành lặn để bị giết. Họ có thể trở thành đồng chí nhưng không còn là bạn bè; làm đồng chí bởi tình đồng chí chỉ là việc ở trong cùng một hoàn cảnh; không còn là bạn bởi tình bạn đòi hỏi người ta phải yêu nhau vì cái mình khác với người kia chứ không phải vì cái cả hai đều có.
Ngoài kia, người ta bắt đầu la hét. Đám thanh niên đang túm tụm để phô trương niềm vui được tham chiến. Họ hát. Họ hét. Các khẩu hiệu ca ngợi chiến thắng hoặc kích động lòng hận thù truyền từ miệng người này sang miệng người khác, dần dần trở thành dàn đồng thanh ồn ĩ, kích động. Nặng nề.
Adolf là người phản ứng đầu tiên.
– Tớ sẽ đi tìm đàn bà!
Hai người bạn hơi ngạc nhiên nhìn Adolf. Bộ ba đã sống lại. Họ không đồng ý với nhau.
Cậu định làm gì? Neumann nói.
Ngủ với một người đàn bà. Bất kể đó là ai.
Ngủ với cô ta hay tìm sự an ủi ở cô ta? Bernstein hỏi.
An ủi vì cái gì cơ chứ? Tớ ngủ với cô ta vì đó là cái mà tớ làm tốt nhất và chỉ vài ngày nữa thôi, tớ không biết là mình còn có cơ hội để thể hiện cái tài này không nữa.
Cả bọn cười ồ lên.
Neumann nói rằng, về phần mình, anh sẽ đi khắp phố phường để xem dân tình phản ứng ra sao.
Dù gì đi nữa, cái ngày tuyên chiến ở thành Viên, chắc cả đời này tớ không còn cơ hội thứ hai để quan sát nó.
Khi nhìn thấy ánh mắt của hai bạn, Neumann hối hận vì đã nói như thế, anh hiểu rằng nó đã gợi nên hình ảnh đáng sợ của thần chết cận kề.
Thế còn cậu? Neumann hỏi Bernstein.
Tớ ấy à? Tớ sẽ vẽ, vẽ và vẽ đến bao giờ người ta đến giằng tớ ra khỏi giá vẽ. Bernstein sầu não nói. Anh là người tài năng nhất trong cả ba. Adolf và Neumann
không hề cảm thấy ghen tị; ngược lại, họ là những người đầu tiên khâm phục Bernstein, coi anh là hình mẫu và hoan hỉ vì bạn mình đạt đến đỉnh cao nhanh đến thế.
Bernstein đã trở thành thầy và con của họ. Là thầy, vì bằng trực giác, Bernstein biết làm những cái mà người khác phải học tập; là con, vì anh thường xuyên suy sụp tinh thần và rất nhiều lần phải cần đến lòng tin vô điều kiện của hai bạn để quay lại giá vẽ. Bernstein đã trưng bày các tác phẩm của mình tại một trong những gallery danh tiếng nhất của thành Viên và chính anh là người làm cho bộ ba sống sung túc hơn từ vài ba tháng nay.
Adolf và Neumann dõi theo Bernstein đang đi về xưởng vẽ. Adolf chợt rùng mình và quay sang Neumann.
Cậu có nghĩ giống tớ không?
Về Bernstein ấy à?
Ừ.
Có.
Đầu óc họ rối bời. Nếu Bernstein kiệt xuất đến thế, nếu Bernstein đạt tới đỉnh cao nhanh thế, có phải số của anh là phải chết trẻ hay không? Con Tạo bao giờ chẳng khéo trêu ngươi, liệu nó có đang giăng bẫy rình rập Bernstein? Một số phận oanh liệt nhưng bi thảm? Như Pergolèse, Mozart, Schubert? Tim Adolf thắt lại. Không. Đừng cướp đi Bernstein. Đành là cậu ấy đã thực hiện được vài kiệt tác. Nhưng cậu ấy sẽ còn làm nhiều hơn thế nữa. Không. Đừng cướp cậu ấy đi. Leonardo da Vinci đã sống tới
hơn sáu mươi tuổi. Bernstein ít ra phải sống được chừng ấy năm. Lạy Chúa tôi. Xin hãy ban ơn. Đừng để điều bất công xảy ra. Đừng chọn Bernstein.
Nếu có công bằng trên đời này thì tớ mới là người phải chết đầu tiên… Đó sẽ không phải là một mất mát lớn lao gì, Adolf nói.
Dù gì thì trên đời cũng chẳng có công bằng.
Cậu có lý. Không có công bằng trên đời này. Đời là trò chơi xổ số. Sinh, tử, tài năng. Thế thì mặc kệ chúngta.
Adolf bước gấp qua bậc cửa xưởng vẽ và hòa mình vào đám đông ồn ào.
Hắn muốn gặp Isobel. Hay Leni. Hay Margit. Ai là người đầu tiên trong số những người đàn bà đẹp nàyrảnh rỗi để gặp hắn, hắn sẽ làm tình với người đó theo cách tuyệt nhất. Hắn không thấy có gì cần thiết ngoài chuyện ấy.
Adolf đam mê chuyện chăn gối đến mức chỉ ngủ với những người đàn bà đam mê xác thịt. Đều đã có giađình và gắn bó với chồng, Isobel, Leni, Margit chỉ dâng hiến cho Adolf vì hắn biết đem lại cho họ những cảm giác chưa từng biết đến. Được đảm bảo vì đã có gia đình và không muốn thay đổi cuộc sống hiện có, họ càng hiến dâng hết mình cho tình nhân – kẻ thông thái đến mức không bao giờ vỗ ngực rằng mình đang choán hết chỗ trong cuộc sống của họ. Adolf là cái mở ngoặc nhỏ trong cuộc đời của họ, là điều bí mật trong các buổi chiều của họ, một dạng thú vật mà với nó họ trở thành thú vật. Về phần mình, kể từ khi Stella bỏ đi, Adolf đã nhanh chóng hiểu ra rằng chỗ trú ẩn tốt nhất cho những ham muốn xác thịt của hắn là những người đàn bà ngoại tình. Lũ gái điếm làm việc lạnh lùng như một tay kỹ sư, thường xuyên vụng về và không bao giờ có cảm xúc. Bọn gái tơ thì quá chú trọng đến bản thân mình, quá ám ảnh bởi ý nghĩ trao thân là trao cả tuổi trẻ của mình nên khó có thể trở thành bạn tình tốt. Đám điệu đà thì chỉ là những cô gái trẻ đang già đi và khoái sưu tập đàn ông. Người phụ nữ độc thân lâu năm, cô nào không ưa chế ngự người tình thì thường đi tìm một tấm chồng chứ không phải một nhân tình. Tóm lại, chỉ những người phụ nữ có chồng là đang đắm mình trong một trạng thái nữ tính vừa phải; ổn định về mặt xã hội nhưng chưa hoàn toàn thỏa mãn, đã biết chuyện gối chăn nhưng chưa được vẹn toàn, quen hơi đàn ông nhưng vẫn còn tò mò, những người phụ nữ ấy biết ơn tình nhân tạm thời của họ chừng nào người ấy còn là tình nhân và tạm thời.
Adolf bấm chuông nhà Isobel. Cô hầu dẫn hắn vào nhà và nhìn quanh quất, điệu bộ y như một điệp viên. Isobel tiếp hắn.
Nàng được thiên nhiên ưu ái ban cho một cặp giò cao và dài, thon như búp măng, trơn nhẵn, cắm xuống đất như hai thanh giáo đung đưa. Một thiên thần hoang dại với cử chỉ hung bạo và khát máu, náu mình trong bộ đồ lụa óng ả, tư sản và thanh nhã. Phòng khách thơm mùi cỏ trị điên đen. Một thứ mùi nằng nặng, kích thích, hơi gây
buồn nôn. Đó là một dấu hiệu đáng khích lệ.
Mắt Isobel rân rấn khi nhìn thấy Adolf.
– Ôi, chàng trai bé nhỏ tội nghiệp của em…
Nàng mở rộng vòng tay và âu yếm siết hắn vào ngực. Adolf buông mình trôi sát vào cặp vú của nàng.
Adolf yêu quý của em, em sắp mất anh rồi… anh sắp ra trận… có thể anh sẽ bị thương…
Adolf không để nàng nói tiếp. Không được để ưu phiền vượt quá giới hạn. Adolf muốn làm dịu nó đi, không muốn tuyệt vọng. Hắn muốn mình trần truồng ấp lấy tấm thân mỹ miều kia được sinh ra cho niềm sung sướng tột cùng của đám mày râu.
Hắn để mặc ham muốn đang trào dâng điên loạn cuốn đi. Hắn cởi quần áo nàng gần như lỗ mãng, dán môimình vào môi nàng để nàng ngừng nói và làm tình như thể đang chiến đấu.
Đi vào trong nàng, lên, xuống, Adolf không thể chế ngự được cả nghìn ý nghĩ đang quay cuồng trong đầu. Nếu chỉ vài tuần nữa hắn chết? Liệu có thể chết trong khi vẫn cảm thấy sức sống hừng hực như thế không? Hắn sẽ tiếc cái gì nhất nếu phải chết đi? Đàn bà. Đó là tình yêu đàn bà. Làn da của họ ư? Cái gì? Không gì khác nữa à? Công việc họa sĩ của hắn? Hắn không phải là một họa sĩ lớn, hắn biết điều đó. Hay đúng ra, chưa là một họa sĩ lớn. Dù gì thì hiện tại cũng không có bằng chứng nào cụ thể, được đóng khung, vẽ trên toan, rằng thế giới sắp mất đi một họa sĩ thiên tài. Ngược lại, hắn tiếc ước mơ của mình. Đúng vậy. Ước mơ được là một họa sĩ lớn. Đó chính là cái phần thanh cao trong hắn. Cái phần mà hắn yêu trong hắn. Làm thế nào mà Isobel lại có cái bụng êm ái đến thế nhỉ? Tại sao trong suốt phần đời còn lại, hắn không thể giữ mãi như thế này, dương vật thút sâu trong vùng da thịt ấm ướt của Isobel? Nếu số hắn phải chết vì đạn pháo thì hãy cho hắn chết ngay vào lúc này đi. Trong cái tư thế này.
Hắn xuất tinh. Dương vật co lại. Nỗi sợ hãi chảy ngược vào trong. Hắn lại bị đẩy vào cảm giác cô độc.
Anh sẽ đến thăm em khi anh nghỉ phép chứ?
Isobel nói, vẻ mặt đầy thỏa mãn. Adolf sắp gia nhập vào một thế giới toàn đàn ông nhưng nàng đã làm tròn nghĩa vụ người phụ nữ của mình. Trong một chừng mực nào đó, nàng đã hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, cả nàng nữa, trong cuộc tổng động viên này, để người chiến sĩ được nghỉ ngơi. Hòa bình đòi hỏi người ta phải tiến hành chiến tranh.
Anh sẽ còn gặp em trước khi lên đường, em phải cho anh tất cả các buổi chiều của em đấy.
Em sẽ xoay xở được, anh yêu ạ.
Nhìn đi, nàng sẽ xoay xở được cho xem! Ông chồng già của nàng không bao giờ
phải ra trận; nàng sắp có niềm hạnh phúc được giữ rịt ông ta, khoái trá vì mỗi ngày khinh ông ta thêm một chút. Chắc chắc rằng nàng sẽ tìm được cách để đến với người lính về phép của nàng! Như thế, nàng sẽ đóng góp cho cuộc chiến này.
– Em sẽ dành trọn thời gian của em cho anh.
Chưa gì nàng đã xúc động vì tấm lòng của mình với đất nước. Nàng hân hoan khi nghĩ đến những cố gắng của mình để lừa được ông chồng. Nàng nhìn thấy bằng chứng của đức hạnh và lòng yêu nước của mình trong những lời nói dối nàng sẽ nghĩ ra.
Adolf mặc lại quần áo. Hắn lại cảm thấy ủ dột. Vậy là chỉ còn mỗi cách: đi gặp Leni.
Sau đó là Margit.
***
– Hu ra!
Tiếng kêu vỡ tung trên đầu đám đông. Một quả bom vui sướng phát nổ.
Đó là ngày 2 tháng Tám năm 1914. Quảng trường Odéon chưa bao giờ tụ họp đông người đến thế. Từ ngày đầu tiên, Munich đã ao ước được bước vào cuộc chiến. Ngay tối hôm xảy ra vụ ám sát, ngày 28 thángSáu, dân chúng Munich đã ra phán quyết bằng cách đập tan tành quán cà phê Fahrig vì dàn nhạc ở đó đã từ chối chơi bản tụng ca Người gác sông Ranh, một bản nhạc làm những trái tim yêu nước đập rộn ràng. Sau đó, đám đông đã cào xé hai người đàn bà nói tiếng Pháp. Hàng ngày, báo chí, bất kể khuynh hướng chính trị, thậm chí cả những tờ cánh tả, đều ngợi ca niềm vui được tham chiến. Người ta còn đợi gì? Chờ luật của Liên minh quy định điều ấy. Tất cả những dân tộc nói tiếng Đức cần phải hiệp sức chống lại những dân tộc khác. Mùa hè năm đó, người ta được chứng kiến tinh thần quốc gia lên cao chưa từng thấy. Với một số người, đó là sự phụchưng, với một số khác đó là sự phục sinh. Người ta tóm lấy những gì làm mọi người đoàn kết lại nhiều hơn là những cái làm chia rẽ. Hoàng đế đã nói ở Berlin: “Tôi không biết trên đời có những đảng phái nào nữa, tôi chỉ biết có những người Đức mà thôi.” Và Louis III xứ Bavaria cuối cùng cũng chấp thuận đưa bang mình vào cuộc chiến.
Hitler phấn khích với đám đông, khoan khoái thả mình theo cảm xúc mang tính truyền nhiễm ấy. Hắn nhắc lại từng khẩu hiệu, từng bài ca, và sung sướng hòa tiếng ca của mình vào hàng chục nghìn tiếng ca khác. Hắn không còn nghe thấy giọng mình nữa, tai hắn chỉ nghe thấy một tiếng kêu lớn đồng tâm đồng lòng, một thứ âm thanh ồn ĩ không mang tính người, gần như tiếng kêu của kim loại, hắn lao mình vào đó, tan vào đó, hắn đã suýt biến mất hoàn toàn vào đó nếu không còn giữ được chính mình nhờ vào một chút chất nhầy nhầy ngưa ngứa trong cổ họng. Cơ thể hắn chỉ còn là một cái màng đang rung lên theo đám đông đang rung động vì những cử động và tiếng vang của người khác. Vốn ghét mọi đụng chạm về thân thể, vậy mà giờ đây hắn để cả đám đông đi sâu vào mình, ngập mồm, ngập tai, ngập não, ngập tim, bị chèn, bị ép, bị
nghiến, bị ngạt, không nhìn thấy gì, mất thăng bằng, lấy lại hơi, nhảy lên trên đám người xung quanh để rồi lại bị nó nuốt chửng. Không chần chừ, không ngại ngùng hay tính toán, hắntrao mình cho hàng nghìn người này bởi họ không phải là những cá thể mà là một dân tộc.
Hitler đang ở Munich và hắn muốn mình là người Đức. Ngay cả khi cha mẹ hắn đã phạm sai lầm khi chọn quốc tịch Áo và đẻ hắn ở đó, từ lâu nay, Hitler biết rằng hắn là người Đức. Đó là quê hương duy nhất chấp nhận được, cao quý và xứng đáng với hắn. Hắn không thể thuộc về một quốc gia nhỏ hơn, kém hùng mạnh hơn nước Đức.
Đám đông còn rùng mình mấy lần nữa. Sau đó là sự lặng đi sau cơn cực khoái. Mỗi người trở về với chính mình, hiểu rằng cuộc gặp mặt đã kết thúc và rồi tản mát theo những ngả đường.
Hitler nhập vào trong nhóm đang hát bài Không có cái chết nào hào hùng hơn thế và đi về phía một quán rượu. Đám đông đón nhận Hitler không chần chừ. Chỉ cần có cùng niềm hăng say là gia nhập được. Họ uống và nói đến lòng căm thù quân địch. Họ ngợi ca tầm vóc vĩ đại của nước Đức. Họ tin rằng thắng lợi cuối cùng chẳng mấy chốc sẽ nằm trong tay mình. Họ uống.
Thành viên trong bọn của Hitler là những thanh niên tư sản, bừng bừng nhiệt huyết. Lớn lên trong giàu sang, yên ổn và những nghĩa vụ của giai cấp mình, họ suýt chết vì nhàm chán. Họ đã có lúc nghĩ rằng, chủ nghĩa anh hùng chỉ thuộc về quá khứ và chuyện cổ tích, rằng họ sẽ không bao giờ được hưởng sự sung sướng của chiến trường; họ nuối tiếc những cuộc mạo hiểm lớn và ở tuổi mười tám, họ đã tự cho là đời mình chấm hết. Chiến tranh nổ ra, tương lai được hoàn trả cho họ. Họ run lên vì sốt ruột. Nay mai, họ sẽ được sống qua những cuộc phiêu lưu. Họ uống. Chiến tranh đã chữa cho họ như một liều thuốc thần. Nó trao lại cho họ tuổi trẻ, sự cường tráng của cơ thể, bầu nhiệt huyết, đôi chân để chạy, đôi tay để chiến đấu, để bắn, để bóp cổ. Nó trao lại cho họ bộ phận sinh dục của mỗi người, cái bộphận đầu tiên, cái nam tính, cái duy nhất dựng lên trong trận đánh. Nó trao cho họ vinh quang, lý tưởng, sự tận tụy với Tổ quốc. Họ uống. Sống hay chết thì họ đã được Tổ quốc ban phước lành rồi. Họ uống.
Hitler đồng ý với tất cả những ý nghĩ trên vì hắn đang trong tâm trạng sẵn sàng đồng ý. Tuy nhiên, trái với họ, hắn trốn tránh sự thiếu an toàn, sự phiêu lưu, cảnh bần hàn và sự không thích nghi được với xã hội.
Hitler đang làm gì ở Munich? Hắn đang lặp lại thất bại của mình ở Viên.
Sau bốn năm ở nhà cứu trợ dành cho đàn ông, cuối cùng hắn cũng đến tuổi – hai mươi tư – được thừa kế gia sản của cha để lại. Hắn đã được nhận tám trăm mười chín curon và chín mươi tám heller, số tiền thu được từ việc bán gia sản của ông Aloês Hitler do tòa án quận Linz tuyên bố vào ngày 16 tháng Năm năm 1913. Hitler không nói gì với các bạn cùng nhà trọ để tránh phải khao, hắn biến mất, đầu tư một số tiền
để mua vé đi Munich, phần còn lại để thuê phòng cùng với một người làm nghề đại diện thương mại mà hắn đã gặp trên tàu. Có tiền trong tay, Hitler không còn trông đợi gì ở mấy tay công chứng nữa, hắn ra đi mà không để lại địa chỉ liên hệ với hy vọng sẽ thoát được quân dịch ở Áo. Qua hồ sơ của cảnh sát, cơ quan hành chính Áo đã tìm ra được Hitler ở Đức. Hắn đã thanh minh rằng mình là mộtnghệ sĩ mơ mộng và quá bị ám ảnh bởi sứ mệnh của mình nên không kịp hoàn thành thủ tục giấy tờ theođúng thời gian quy định. Sau đó, hắn đã nhịn ăn mười lăm ngày trước khi lảo đảo bước đến doanh trại Salzbourg, nơi người ta từ chối nhận hắn vì lý do thiếu sức khỏe, đó là vào tháng Hai năm 1914.
Munich, hắn lại mua bưu thiếp và tiếp tục công việc cóp thành tranh. Hắn dạo qua chào mời các nhà hàng và cửa hàng ở Munich và nhanh chóng tìm được mối giao hàng. Gallery Stuffle trên quảng trường Maximilian thậm chí đã quyết định bán vài bức tranh của hắn, chủ yếu là vì đề tài trong tranh như Tòa thị chính, Nhà hát quốc gia, hình ảnh về một số sân và chợ cổ trong thành phố và còn vì tranh của hắn rất rẻ. Không còn nghĩ đến việc cải thiện tranh của mình, hắn vẽ không cảm xúc, không đam mê, làm việc như một tay chủ cửa hàng nhỏ kiếm đủ sống. Hắn tính toán nhiều hơn là tưởng tượng: mỗi bức tranh bán được từ năm đến hai mươi mác, nếu hắn chỉ để riêng ra mười hai mác, hắn sẽ có khoảng támmươi mác mỗi tháng, trong đó tiền nhà mất sáu mác, tiền ăn ba mươi mác (vì một mác đã đủ hai bữa ăn mộtngày cho hắn), tiền mua vật liệu vẽ mất năm mác, trừ đi từng ấy khoản tiêu, hắn vẫn còn đủ tiền để giữ mình sạch sẽ, tự cho phép nghỉ vài ngày chỉ để đọc báo trong các quán cà phê và hai hoặc ba tối mua vé đứng xem opera. Khi cần phải mơ mộng hắn tự nhủ rằng mình có hai sự lựa chọn cho tương lai, hoặc trở thành kiến trúc sư hoặc làm nhà chính trị. Nếu ai đó có hỏi thì hắn sẽ thú thật là mình thích trở thành kiến trúc sư chứ không phải chính trị gia vì hắn biết rằng mình vụng về khi nói trước đám đông. Nhưng chẳng có ai hỏi hắn câu ấy cả…
Chiến tranh đến chậm làm thay đổi con người hắn. Bị báo chí đầu độc, nói ít, đọc nhiều, hắn sống trong một thế giới không tồn tại hoặc chỉ tồn tại trong phòng biên tập của các tờ báo, một thế giới được hình thành từ một vài đường nét đơn giản, phần lớn là những đường nét chính trị, nơi Guillaume II(8) cậu cậu tớ tớ với Franois-Joseph(9), nơi Louis III xứ Bavaria đóng vai người anh em họ giàu có đến từ tỉnh xa, nơi người Pháp là lũ đếquốc, người Anh là lũ ngạo mạn, người Serbia là quân khát máu, một thế giới với đường ranh giới rõ nét và mang màu cơ bản, một thế giới nơi những định kiến được coi là sự thật, sự giản lược ve vãn đầu óc dốt nát của người đọc, cái lặp đi lặp lại trở thành chân lý, cái năng động mang tính tuyên truyền. Do toàn bộ báo giới đồng tình với cuộc chiến, dù là để tấn công hay tự vệ, đến một ngày, bên cốc cà phê sữa, Hitler cũng cho rằng chiến tranh là cần thiết. Hắn muốn có chiến tranh. Rồi khao khát nó. Rồi chờ đợi nó vì chính phủ các bang cứ lần lữa mãi. Do vậy, hắn, người đã trốn
quân dịch, đã nổtung vì sung sướng – một thứ pha trộn giữa sự kịch phát và lòng tự hào vì là người đã nắm được chân lý trước khi các chính phủ nhận ra điều ấy – khi Franois-Joseph của Áo, rồi Hoàng đế Đức Guillaume và cuối cùng là vua xứ Bavaria, Louis III đồng ý đưa quân tham chiến. Để hắn thoát khỏi sự cô đơn điên dại, để hắn có thiện cảm với người khác, ít nhất cũng phải có một cuộc chiến tranh. Và nhất là, ít nhất phải có chiến tranh thì lý tưởng của hắn mới được nuôi dưỡng.
– Ông chủ quán đãi quý vị một cốc miễn phí đây các chàng trai ơi.
Đám thanh niên vỗ tay rào rào hoan nghênh chủ quán và cảm ơn sự rộng rãi của ông ta, họ quá say không nhận ra nổi rằng ông ta đãi họ một tuần bia chủ yếu là để xóa đi mặc cảm có lỗi của người ở lại hậu phương.
Họ ôm hôn nhau khi chia tay, hẹn sẽ gặp lại nhau nơi tuyến lửa. Họ thề sẽ cùng nhau ăn óc của quân Pháp, nhắc lại tên nhau một lần nữa để khỏi quên. Rượu đã phóng đại tất cả, giọng nói, cảm xúc, những vòng tay ôm hôn, nhưng rượu cũng làm tất cả trôi tuột vào cái rãnh của sự quên lãng.
Ngày hôm sau, Hitler tỉnh giấc, đầu đau như búa bổ, lờ mờ nhớ chuyện hôm qua và không cưỡng nổi hammuốn được quay lại cái thế giới sống động, nhiệt thành nơi ai ai cũng hăng say chia sẻ sự đồng cảm.
Hắn chạy vội đến một doanh trại với quyển sổ quân dịch trên tay và lợi dụng lúc mọi chuyện đang hỗn độn, thử vận may của mình. Viên trung sĩ tuyển quân làm không xuể trước một đám đông lớn đến vậy, vẫn còn ngây ngây vì đêm qua đã uống quá nhiều, không buồn nhìn kỹ giấy tờ của Hitler, còn hắn tránh tối đa nhắc đến việc mình là người Áo. Trống ngực hắn nện thùm thụp, Hitler bước ra sân, chói mắt vì nắng to: hắn đã được nhận vào quân đội Đức.
Hắn được sinh ra một lần nữa. Hắn đã được rửa tội một lần nữa. Vậy đó, từ nay hắn sẽ là một quân nhân và là người Đức. Hắn đã hoàn thành mục tiêu của mình.
Những ngày sau đó, hắn được đưa vào một doanh trại để theo một khóa huấn luyện cấp tốc. Hắn tập bước đều kiểu nhà binh. Hắn lau chùi nhà tắm. Hắn bắn súng. Hắn trèo. Hắn bò. Dậy lúc sáu giờ, đi ngủ lúc chín giờ, hắn dâng hiến trọn vẹn cơ thể, thời gian và năng lượng của mình. Buổi tối, hắn được ăn suất đúp: thịt lợn rôti và sa lát khoai tây. Hắn chưa bao giờ ăn ngon như thế. Hiện tại, hắn mới chỉ bắn vào mấy tấm bia, sắp tới hắn sẽ được bắn người thật.
Cảm ơn trời cao đã cho con sống trong một thời đại như thế này! Hằng đêm, hắn lẩm bẩm câu này trước khi kéo cái thân xác rã rời lên tấm nệm rơm của mình.
***
Một đêm mùa thu, con tàu dừng lại ở Bazancourt, một thành phố nhỏ ở vùng Champagne(10), thả xuống một đám lính mới toe.
Cái điều tưởng khó xảy ra đã trở thành hiện thực, kia kìa, trên ke ga, Adolf H. đã ra đến chiến trường. Vài tuần nay, ở trại lính, khi người ta cố biến hắn thành một
người lính, cố tước bỏ nhân tính và óc sáng tạo ở hắn, hắn cứ ngỡ đang kẹt vào cái bẫy mà một trong những giấc mơ của mình đã giăng ra.
Đó là một nhà ga nhỏ trông vui tươi như cảnh trang trí cho một vở opera nhỏ.
Adolf là người cuối cùng đặt chân lên tấm cầu ván bắc xuống sân ga.
Đám lính mới đi cùng hắn đang cứng đờ người. Họ căng tai nghe ngóng. Chưa gì họ đã nghe thấy ở bên kia đường chân trời tiếng ì ùng của chiến trường vọng lại. Một hồi trống trầm đục. Người ta có cảm giác như nông thôn đang phả ra một mùi hôi hám.
– Tập hợp! Xếp hàng bốn!
Adolf cảm thấy gần như được giải thoát nhờ vào một núi mệnh lệnh đang được hô vang. Nó át đi những tiếng ầm ì đáng lo ngại. Những chiếc giày đinh của họ khua vang trên đường. Chính họ, những người lính, cũng đang chế ngự âm thanh. Làm sao họ có thể cảm thấy sợ cái tiếng rền vừa yếu lại vừa ít khả năng có thực ấy trong khi chỉ cần chút tiếng động vô hại khác đã đủ làm nó bặt đi? Họ không được để trí tưởng tượng cuốn đi vì chính nó là cái đẻ ra sự sợ hãi.
Trời khoác màu mận chín. Đoàn quân đi qua nhiều ngôi làng nữa. Họ qua trước mặt những người nông dân Pháp đang đứng ở bậu cửa, nhìn họ với ánh mắt tò mò xen lẫn lo lắng. Từng đàn gà mái kêu quang quác, dửng dưng. Đất chuyển dần sang màu đen. Những ngọn núi nhấp nhô xa dần. Trước khi trời tối hẳn, đoàn quân dừng lại, nghỉ trong một cái kho chứa.
Thả phịch balô và vũ khí xuống đất, Adolf tham lam hít căng lồng ngực cái không khí nóng ngột ngạt của cỏ khô. Đứng trong cái không khí lên men nóng ran ấy, những cảm giác thời trẻ con, vô lo, tràn về trong tâm trí Adolf. Những người lính bắt đầu kể những câu chuyện khác vui hơn. Họ cười, họ ăn, họ uống.
Nhưng ngay khi được lệnh đi nghỉ thì tất cả sự thư giãn do bia và thịt mỡ hầm mang lại đã tan biến. Họ nghe thấy tiếng đạn pháo nổ. Những tiếng gầm gừ trầm đục, liên tục nghe ngày càng rõ hơn, lúc rời rạc, lúc dồn dập, lúc như cả đội pháo đang trút giận, khi lại là một sự im lặng kéo dài rồi sau đó là những tiếng nổ dữ dội. Khúc giao hưởng kim loại của chiến trường mang đến những sắc thái tởm lợm và sự thèm khát xác người của nó. Cả đơn vị khó khăn lắm mới chợp mắt được.
Ngày hôm sau, ánh mặt trời rạng rỡ đánh thức họ dậy. Từng đàn chim chiền chiện tung cánh trên bầu trời thanh bình. Không còn nghe thấy tiếng gì khác ngoài những âm thanh của thiên nhiên buổi bình minh. Adolf băn khoăn tự hỏi không biết có phải đêm qua mình lại bị trí tưởng tượng lôi đi quá xa một lần nữa không.
Họ lại tiếp tục hành quân. Hai tiếng nữa, họ phải đến được trận địa của đơn vị mình. Champagne đẹp và đầy hương thơm. Adolf tìm lại được niềm vui thuở xưa khi đi dạo với mẹ.
Rồi cảnh vật trở nên đáng e ngại. Những hố đạn, những hầm trú ẩn bị sập, những
thân cây bị phạt đổ. Đồng đất bị lóc từng mảng, trụi cỏ, để lộ ra những vạt đất đỏ rực. Một mạng lưới chiến hào cũ ngang dọc rạch nát mặt đất. Từ cánh rừng xa, tiếng đì đoàng của một cuộc chạm súng vọng lại. Thiên nhiên dường như đang lâm bệnh.
Từ phía chiến trường, hai chiếc xe cam nhông cũ, động cơ nổ phành phạch, lao nhanh về phía đám lính mới. Khi xe đi ngang qua Adolf, hắn có cảm giác những tiếng kêu thét nghèn nghẹt đang thoát ra sau tấm bạt phủ thùng xe. Rồi những người bị thương đi bộ đến, từng người một, rồi hai người một, rồi cả xâu người, mỗi lúc một nhiều thêm, xiêu vẹo, khập khiễng, người chống một nạng, người chống hai, kẻ được dìu. Người lê cái cổ chân cứng nhắc, kẻ lết một bên chân bất động, không còn vũ khí, quần áo tơi tả, tóc bết vào vì sợ, họ nhìn đám lính mới. Họ trân trân nhìn vào những thân thể tươi mới, lành lặn, còn sử dụng được. Họ ngạc nhiên. Những đôi mắt thâm quầng dường như đang hỏi: liệu người ta có thể bước đi dễ dàng đến thế được không nhỉ? Adolf ngoảnh mặt đi.
Giờ đến lượt những người bị thương ở mặt. Trán họ được băng chéo hoặc hàm được băng bó bằng gạc,máu đông đã chuyển sang màu nâu. Cơn sốt bắt đầu làm mắt họ lồi ra. Họ hiên ngang nhìn đám tân binh vàdường như muốn nói: “Hãy dũng cảm nhìn ta đi! Hãy dũng cảm nói với ta rằng ta đã bị thương.” Sự đau đớn khoét vào khuôn mặt đàn ông của họ, nhưng đầu họ, phồng tướng lên vì các lớp băng, cũng làm cho họ trông giống những đứa bé quái thai.
Đi ngược hướng đơn vị của Adolf giờ là những chiếc cáng do những thanh niên cao lớn khiêng, sự nhanh nhẹn của họ bắt đầu giống như một ngoại lệ khó có thể chấp nhận. Có người nằm bất động trên cáng, run bần bật dưới một mớ quần áo lùng bùng; có người đang rịt những tấm gạc bông trên bụng, từ chỗ bị thương, máu và ruột vẫn tiếp tục xổ ra; có người đang siết chặt hai thành cáng cứ như thể họ sợ sau khi trúng đạn họ lại tiếp tục bị ném xuống con đường đầy đá này; có người chìm trong im lặng đáng sợ, để mặc sự sống thoát ra ngoài qua vết thương trên cơ thể. Tất cả ngước mắt nhìn đám lính mới. Dường như đám thương binh đang nói: cái gì, sao bọn họ vẫn còn nguyên vẹn thế kia? Và còn nguyên vẹn được bao lâu nữa?
Cuối cùng, tiểu đoàn của Adolf đã tiến đến gần trận địa và gặp những người vừa bị thương, những người còn chưa khoác lên mình bộ quần áo thương binh, chưa băng, chưa buộc, chưa bó, cũng chưa có mùi i ốt. Một trung sĩ có đôi vai đầy đặn trắng trẻo bị mảnh pháo khoét thủng. Một người lính bị thủng bụng, ruột vẫn đang xổ trên tay. Một người lính trẻ bị phạt mất mũi, giữa mặt là một cái hố nơi máu đang trào ra, không khí tràn vào làm thành những đám bọt nổi tăm.
Bác sĩ, y tá, tải thương chạy từ người này sang người khác. Tiếng kêu thét làm cảnh tượng thêm hỗn độn. Đâu đó vang lên những tiếng kêu rên xé lòng.
Đội lính dự bị đã nhập vào trung đoàn của mình. Ngay lập tức Adolf đã nhìn ra Neumann và Bernstein. Họ lao vào ôm lấy nhau.
– Ôi các bạn, vui quá thôi. Tớ cứ sợ các cậu đã… bị thương…
Adolf suýt vuột ra chữ “hy sinh” nhưng đã kìm lại được đúng lúc. Nhưng đang vui mừng tột độ, Neumann và Bernstein thậm chí không để ý tới chi tiết ấy.
Chào mừng tới địa ngục! Bernstein kêu lên. Cả ba cùng cười.
Chào mừng các ứng viên cho thương tật, tàn phế, chết chóc, Neumann nói. Như cậu thấy đấy, những người được chọn trước đã lên đường rồi đấy.
Adolf không dám nói với các bạn rằng hắn thấy họ kỳ quặc, khác xưa. Ồ, khác không chỉ vì bộ quân phục loang lổ vết bùn, cũng không vì bộ râu dài như những nhà tiên tri, mà đó là sắc da vàng lợt, hơi bủng beo, khác vì những quầng mắt tím tái, đó là…
Bệnh kiết lỵ đó mà, Neumann nhắm mắt nói.
Cậu nói gì?
Cái mà cậu thấy là di chứng của bệnh lỵ. Bụng lúc nào cũng sôi sùng sục. Ngày nào cũng phải ngồi chồm hỗm cả tiếng đồng hồ. Tớ cũng chẳng hiểu tại sao mình còn kéo cái che đít này lên làm gì nữa.
Adolf thấy sốc. Trước đây, chưa bao giờ Neumann dùng từ “đít” cả. Chưa bao giờ anh lôi chuyện bụng dạ ra để nói cả; chưa bao giờ anh nói đến chuyện mình đang…
Rồi cậu sẽ quen dần thôi, Neumann kết luận, giọng chắc nịch, như đọc được ý nghĩ trong đầu Adolf.
Viên đại úy ra lệnh tập hợp hàng ngũ. Ông ta đi lại trước mặt thuộc cấp của mình, giải thích những việc phải làm trong mấy giờ tới, hứa là họ sẽ được thử lửa lần đầu tiên vào đêm tới.
Và bây giờ, ai trong số các anh là nghệ sĩ? Ai là nhạc sĩ, ai là họa sĩ?
Adolf hoan hỉ với ý nghĩ có thể người ta sẽ trao cho hắn một nhiệm vụ xứng tầm mình nên bước một bước ra khỏi hàng.
– Đừng làm vậy, Bernstein nhắc.
Viên đại úy tiến lại gần và cười với Adolf.
Lao dịch gọt khoai! Chúng ta cần có những bàn tay khéo léo để làm việc trong nhà bếp!
Ông ta bỏ đi, Neumann và Bernstein phá lên cười trước ánh mắt não nề của Adolf. Sau giấc ngủ trưa, Adolf ra chỗ hai người bạn đang hăm hở giải thích cho hắn
cách tự bảo vệ mình trên chiến trường.
Nếu bị cận thị cậu vẫn có thể tham gia chiến đấu như thường nhưng nếu điếc thì không được. Người ta nhận biết nguy hiểm qua đôi tai. Như mọi thằng lính mới, cậu sẽ co rúm lại trước những tiếng nổ lớn nhất, nghe như khi gõ vào cái xe goòng chở than ấy. Thế là cậu nhầm rồi đấy. Đó là tiếng đàn oóc mà thôi. Nhạc lễ ấy mà. Hoành tráng. To thì to đấy nhưng vô hại vì chúng nổ quá xa. Tai cậu phải theo dõi những
tiếng rít trong không trung, tất cả những tiếng xoẹt, kin kít, rèn rẹt; cậu có thể tránh được đạn nổ trong không trung chứ không tránh được đạn nổ khi chạm tới mục tiêu, tất cả những viên bi bay ra từ quả đạn ghém, các mảnh kim loại tóe ra sau tiếng nổ, những mảnh vụn xé toang không khí trước khi cắt ngọt động mạch của cậu. Vì thế cậu phải nghe rõ đây, Adolf: không phải sợ những âm thanh như đàn oóc, như tiếng trống mà phải chú ý đến những âm thanh nghe như tiếng hạc cầm và tiếng sáo nhỏ… Rõ chưa?
Neumann đợi một câu trả lời. Adolf choáng váng lắc lắc đầu.
– Dù gì thì cậu cũng sẽ đi cùng bọn mình, Bernstein nói.
Adolf chăm chú nhìn hoàng hôn. Cuộc sống của hắn những tuần gần đây đều quy tụ về đêm nay cả. Dù rằng trong sâu thẳm lòng mình, hắn luôn chối bỏ nó, hắn vẫn bồn chồn đợi nó đến. Có thể đây là đêm cuối cùng của hắn trên đời? Hắn cần một cái cớ và đêm nay mang lại lời giải thích cho việc hắn từ bỏ hội họa, việc hắn đi quân dịch, mấy tháng tân binh, việc hắn bị nhồi trên tàu hỏa, cuộc tái ngộ với Neumann và Bernstein. Hắn bước vào một không gian thiêng.
Cuối cùng trời cũng tối, không gian chìm đắm trong màu đen.
Bóng tối lan tràn.
Một tiếng rít. Một quả pháo sáng bay lên và tỏa ra một thứ ánh sáng có quầng. Thời gian ngưng đọng. Mặt đất bàng bạc. Tất cả đều im lìm như thể cảnh tượng này là một cái bẫy.
Đêm trở lại đặc quánh.
Đột nhiên, lửa tóe lên. Từ mọi phía, tiếng pháo giã đì đùng, tiếng tiểu liên bắn tành tạch. Pháo sáng trắng. Pháo sáng đỏ. Pháo sáng xanh. Adolf không còn phân biệt được đâu là những loạt súng, pháo của quân Đức với những tiếng nổ ồn ĩ của đạn pháo địch.
– Cúi đầu xuống, Neumann kêu to.
Trên đầu anh từng chùm đạn pháo bay tứ tung, giống như những con ong bầu đang bay đi tìm nạn nhân, rời rạc, rít lên, xì xuỵt, hiểm độc.
Người lính bên cạnh Adolf bỗng hự lên một tiếng. Một mảnh đạn vừa phạt ngang cổ anh ta. Máu phọt ra từ động mạch thành vòi như thể đang hối hả rời xa thân xác. Người lính đổ gục xuống. Anh ta chết rồi ư?
– Chạy qua đây.
Lệnh từ đâu đến? Adolf chạy theo Bernstein. Nhưng chạy theo cái gì? Chạy đi đâu? Họ giẫm lên cái gì đó mềm mềm. Một ổ bụng. Bụng của một người lính vừa ngã xuống. Hắn chẳng cảm thấy gì nữa. Họ tiếp tục di chuyển.
Mặt đất bị xói lên phía trước Adolf. Một trận mưa đất quật vào hắn. Một quả đạn pháo vừa cắm xuống đất cách đó không xa. Nó chưa nổ.
– Đi tiếp đi!
Đi đâu? Đến chỗ an toàn hơn? Đến chỗ khủng khiếp hơn?
Phía trên chiến hào đạn vẫn bắn rát, những cơn mưa thép rú rít trong không trung. Adolf không hiểu gì cả. Chúng đến từ mọi phía, Đông, Tây, Bắc, Nam. Có phải mọi người đang bắn lẫn vào nhau? Có ai đó đang chỉ huy tất cả chuyện này không? Có kế hoạch tác chiến nào không? Hay đây là trò chơi làm sao giết được nhiều người nhất?
Đì đùng. Gầm rú. Vỡ toang.
– Vào tư thế bắn!
Adolf ép mình vào vách hào. Phải bắn. Bắn vào cái gì? Hắn chẳng nhìn thấy gì cả.
Bắn về phía trước ư? Chỗ đó hả? Hắn bóp cò.
Người xạ thủ liên thanh vừa quay lại vị trí, không xa chỗ Adolf. Anh ta thoải mái yên vị sau cái công cụ giết người của mình như tay chủ nhà băng ngồi sau bàn giấy, ung dung xả đạn từ chỗ nấp.
Adolf thấy nhẹ nhõm khi thấy mình bắn cùng phía với tay súng này.
– Qua đây!
Lại một mệnh lệnh nữa. Nhưng nó ở đâu ra? Họ chạy qua một nhánh hào khác. Đi đâu? Adolf di chuyển theo Bernstein. Rẽ ngang. Lại rẽ ngang. Bên phải. Bên trái. Bên phải. Bên phải. Hắn không còn biết mình đang ở gần hay xa quân địch nữa.
Tiếng nổ nghe ít chói tai hơn ở đây. Hay là tai đã nghe quen rồi?
– Nghe đi, Bernstein thì thầm vào tai hắn.
Adolf bắt đầu phân biệt được các loại âm thanh. Đầu tiên hắn thấy tiếng gầm của đại bác, rồi tiếng đạn pháo rít lên trong không trung. Rơi xuống. Ba giây sau khi chạm đất quả đạn phát ra một tiếng nổ kinh khiếp. Hắn có cảm giác như một đàn chim dày đặc đang đâm xổ vào hắn, một bầy chim đang rít lên và xì xuỵt. Hàng trăm mảnh đạn trút ào ào xuống mặt đất.
Hắn mỉm cười với Bernstein để cảm ơn. Tuyệt thật. Bây giờ mình có thể đoán trước cái chết của mình ba giây trước khi nó xảy ra. Mặt họ xanh lét dưới ánh pháo sáng chập chờn.
Tiếng súng lại vang lên dữ dội. Đất đá rung lên. Cảnh tượng ngày tận thế. Tiếng la hét vang lên khắp chiến hào. Những thân người đổ xuống. Gỗ chặn hào đổ sụp. Những bao cát trúng đạn nổ tung tóe. Adolf nhắm nghiền mắt. Làm thế nào bảo vệ được mình khi ở trong miệng núi lửa đang trào phun?
– Chạy qua đây.
Gì cơ? Lại một mệnh lệnh nữa? Có ai đó tự cho là mình biết điều gì đang xảy ra? Trước lối vào hào đánh lấn có hai xác chết. Phải bước qua họ. Hai xác chết. Gần
như đáng ngạc nhiên là không có nhiều hơn thế.
Tiếng đạn pháo nghe nặng hơn ở đây. Đất rung đằm hơn, rộng hơn.
– Chạy qua đây!
Mê cung. Chạy. Phải bước qua thêm nhiều xác người nữa. Người họ phủ đầy đất
và chìm trong một đống hỗn độn nào ván gỗ, nào bao cát.
Lại tiếp tục.
Trong những đường hào này có ít đạn nổ hơn nhưng tiếng súng liên thanh khô khốc và tiếng súng trường lạch tạch nhiều hơn. Giống như trời đất lắng xuống sau cơn dông. Ta đang quay lại phía sau hay sao?
Không, ngược lại. Nhóm của họ vừa tiến đến sát địch quân.
– Chúng ta sẽ tấn công.
Kế hoạch tác chiến là cử một số người mang lựu đạn bò qua mé bên, những người còn lại bắn trực diện.
Một người lính bỗng thét lên khi cả đội đang thảo luận. Một vật nhỏ tròn đen phụt ra những tia lửa trên không bay đến đập vào bụng anh ta. Quả lựu đạn nổ tung. Người lính vật xuống, ruột văng tung tóe lên đồng đội.
Adolf nhìn thấy một khuôn mặt thò ra phía trên mình, một cái mặt to đùng, xanh lét dưới ánh trăng mờ khuất, mắt tròn, căng ra vì sợ hãi và hung bạo. Adolf thét lên và bóp cò. Người kia ngã gục, mặt vẫn chưa hết ngạc nhiên. Tay gã thõng xuống gờ công sự.
Bernstein và những người khác nhảy bật dậy và nã đạn vào đối phương vừa tiến tới công sự của họ.
Adolf kinh hãi nhìn người bị bắn, người đầu tiên mà hắn giết. Hắn nhớ lại ánh mắt của người này: gã cũng có vẻ sợ như Adolf. Người hắn run lên, giật giật. Những cơn rùng mình chạy khắp người hắn như thể bằng ấy số đạn nảy lên đập vào người hắn.
– Đừng nghĩ gì nữa. Đến đây và bắn đi.
Chính Bernstein là người lắc vai hắn và ngăn không để hắn rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Adolf tựa lưng vào thành hào và bắn điên cuồng. Hắn đã thoát chết. Hắn không còn sợ nữa. Hắn rơi vào cơn cuồng nộ.
– Bọn nó tiêu rồi. Bây giờ chạy qua đây.
Lúc nào cũng là những mệnh lệnh, nhưng lệnh ở đâu ra?
Adolf bám sát Bernstein. Hắn không suy nghĩ gì nữa. Hắn muốn giết để không bị giết. Hắn muốn mình hung bạo nhất có thể được. Đúng vậy. Hung bạo nhất có thể được. Nếu không sẽ cầm chắc cái chết.
– Mấy anh kia, qua bên này.
Biệt đội gồm sáu người trong đó có Adolf và Bernstein. Họ cần phải bò qua khoảnh đất này và ném lựu đạn vào mấy cỗ liên thanh của địch. Họ phải làm nhanh gọn, dán mình xuống đất để tránh làn mưa đạn, nằm im khi ở trong tầm pháo sáng.
Họ bò lên khỏi hố. Dường như quân Pháp chưa phát hiện ra họ nên chưa có phản ứng gì.
Họ bò.
Họ tiến lên một cách chắc chắn.
Đột nhiên có tiếng rít và một cú chấn động.
– Một quả đạn pháo! Bernstein thì thầm.
Nhưng quả đạn nằm im lìm trong đất và không phát nổ. Biệt đội của Adolf nằm im đợi bốn giây, mười giây, hai mươi giây rồi thở phào nhẹ nhõm, tiếp tục bò lên.
Một quả đạn pháo khác rơi xuống. Adolf nghe rõ mồn một tiếng của nó. Quả đạn được bắn đi từ phía sau biệt đội. Đó là một quả đạn Đức. Ngu ngốc làm sao: hắn sẽ chết vì một quả đạn của Đức!
Một bựng lửa đỏ. Những tiếng rít. Adolf dán mình xuống mặt đất. Hắn ôm lấy mặt đất như ôm một ngườimẹ. Hắn ôm hôn mặt đất để mặt đất bảo vệ mình.
Có tiếng người kêu thét. Họ bị trúng đạn.
Adolf không dám tin nữa, hắn không hề hấn gì.
Bernstein?
Tớ ổn. Thế còn cậu?
Cũng thế.
Nhưng tiếng kêu đã báo động cho quân Pháp, đạn pháo của Pháp lại rền vang. Họ bắn nhầm hướng. Họ vẫn chưa phát hiện nhóm biệt kích.
– Theo tớ.
Bernstein nhỏm dậy và chạy. Adolf chạy theo bạn. Cả hai chạy đứt hơi.
Một quả đạn pháo nổ tung. Rồi hai quả nữa.
Một trận mưa đạn trút xuống. Pháo sáng bắn tung lên từ mọi phía và nổ lép bép dưới những cái dù trắng. Súng liên thanh nổ tành tạch. Từng chùm đạn lao về phía họ. Họ đã bị phát hiện.
– Lao xuống hố mau.
Bernstein đã nhảy xuống một cái hố đạn. Adolf truồi mình theo Bernstein.
Từng làn mưa đạn đổ ập về phía họ. Bernstein và Adolf dựa lưng vào vách hố đang rung lên như trong một hầm mỏ đang sụt lở.
Adolf nghe thấy có tiếng kêu trên miệng hố. Một thân hình rơi phịch xuống người hắn. Anh ta rơi xuống lưng Adolf. Đó là một người to nặng, quá nặng và trong cái hố chật như miệng phễu, Adolf không có chỗ để xoay trở.
Adolf không suy nghĩ được nữa. Hắn quá sợ. Cái tấm thân bồ tượng đang hấp hối trên lưng hắn đã hoàn toàn đập nát tinh thần hắn. Người đàn ông giật giật vài cái nữa rồi dính chặt vào hắn như một cái giác hút khổng lồ, trơ ì, càng ngày càng nặng. Hẳn anh ta đã chết. Ai vậy nhỉ?
Adolf kêu lên tuyệt vọng. Thối quá. Mông hắn đau rát. Quần hắn ướt đầm. Hắn vừa ỉa ra trong quần. Cái này còn nghiêm trọng hơn tất cả những gì đã xảy ra trước đấy. Hắn rên lên như một đứa trẻ.
Bernstein, tớ bĩnh ra quần rồi đây này. Bernstein cười âu yếm.
Đó là lễ nhập môn. Ai cũng phải trải qua những giây phút như cậu. Adolf im lặng.
Cầu cho mọi chuyện kết thúc ngay lập tức! Cái đêm khủng khiếp này để làm gì
đây?
Kiểu gì chúng ta cũng lên thớt rồi. Hôm nay, ngày mai, mười ngày nữa hay mười giây nữa, chúng ta sẽchết bẩn chết thỉu. Tại sao phải đợi? Nếu có gì phải cầu nguyện thì chính là lời này đây. Được chết, càng sớm càng tốt.
Cầu nguyện ai đây? Chúa ư? Adolf chưa bao giờ tin vào Chúa và không phải cuộc tàn sát này sẽ làm hắn thay đổi ý kiến. Cầu khẩn Bernstein ư? Đúng vậy, nếu phải cầu khẩn ai đó thì chính là Bernstein. Nhưng Bernstein cũng chỉ là một con người nhỏ bé tội nghiệp như hắn, da thịt trần trụi và run rẩy trước cơn bão thép. Làm thế nào để thoát khỏi tai họa này đây khi chỉ là người trần mắt thịt?
Adolf sôi máu vì hoảng sợ và tức giận. Sợ rằng mọi việc diễn ra không đủ nhanh, rằng hắn và Bernstein mất quá nhiều thời gian trước khi chết. Giận cả hai phía. Giận phía Pháp vì lính của họ xả súng vào mình, giận phía Đức vì đã bắn pháo vào biệt đội của mình. Chẳng có ai điều khiển cuộc chiến này. Ai cũng chịu đựng nó. Người ta không biết mình bắn vào ai. Kẻ thù cũng như đồng đội, chỉ khi đã ngã xuống mới mang khuôn mặt người. Điều đó vượt quá mọi thước đo của con người. Con người đặt vào đó sức mạnh nền công nghiệp của mình, tất cả các sản phẩm luyện kim nhưng tựa như một tay phù thủy học việc, nó không có khả năng kiểm soát bất cứ cái gì trong số những cái mình đã tung ra. Giờ đây, thép và lửa, như đang trả thù, dường như đã tự thoát mình ra khỏi lòng đất.
Phía trên những cái hố hình phễu, đạn xới tung đất đá. Cũng không sao, miễn là chúng đừng ném lựu đạn.
Adolf thấy ngạc nhiên vì mình lại muốn sống. Hắn nhìn Bernstein cũng đang quay sang nhìn hắn. Họ cùng cảm thấy một điều như nhau. Họ đợi đến lúc được thoát khỏi cái hố này. Xúc động mạnh nhưng tình cảm ấy không còn là của họ nữa. Đó là bản năng sống đang biến họ thành động vật. Chính bản năng sống là cái biến tất cả thành một cuộc chiến không hồi kết.
Tiếng oanh tạc xa dần rồi thưa dần.
Adolf, vẫn bị cái xác đè cứng trên lưng, bỗng cảm thấy nhẹ nhõm, thở phào khi cơn dông đi qua. Những bức bối thần kinh đã làm hắn trống rỗng. Hắn cảm thấy gần như đã lại sức.
Một lằn sáng hiện lên phía chân trời.
– Nhanh lên, ngày sắp tới rồi. Ra khỏi đây thôi.
Bernstein trèo ra khỏi hố. Adolf phải rũ bỏ gánh nặng trên vai trước khi trèo lên. Khi cái xác to tướng rơi xuống chân hắn, hắn ngập ngừng giây lát trước khi nhìn vào mặt nạn nhân rồi cố gắng nhận ra đó là ai: người chết là một trong sáu người của biệt
đội. Mắt anh ta vàng, he hé trông như hổ phách. Một lỗ đỏ khoan thủng trán. Máu khô lại trên bộ ria của anh ta. Hắn thả anh ta xuống vũng nước xăm xắp trong hố và đi theo Bernstein.
Adolf có một mong muốn ngu ngốc là trở về nhà, nguyên vẹn. Tuy nhiên, những con hào trước mắt hắnngập đầy xác chết bị nhục hình. Một vài tay súng còn sống sót, những người khác đã chết; họ cùng đứngtrong một tư thế, thẳng người, áp vào vách hào, đối diện kẻ thù; chỉ sự bất động hoàn toàn, cứng đờ, cho phép phân biệt người sống với người chết.
Bình minh đến mang theo một thứ ánh sáng nhờ nhờ xam xám. Từng đàn chim chiền chiện lao vút lên không trung, vô tư, không thể chịu được, chúng tíu tít làm Adolf nhớ đến trận mưa đạn trong đêm.
Hắn nhìn cánh đồng ngăn cách hai phía tham chiến. Hố. Mảnh kim loại. Mảnh đạn. Thây người. Chân tay bị cắt rời. Và ở giữa vang lên tiếng rên rỉ và những lời cầu cứu bằng nhiều thứ tiếng của những người bị thương.
Bernstein tiến lại gần bạn và lắc mạnh vai bạn. Adolf mỉm cười. Nụ cười ấy chứa đựng tất cả sự biết ơn của Adolf với Bernstein vì hắn không tìm được ngôn từ nào để diễn tả. Tuyệt vời thay, Bernstein đọc được điều ấy và hích hích vào bạn. Mắt họ chợt nhòe đi.
Để không bị tình cảm ủy mị lấn át, Bernstein quay mặt về đám đất nơi tập trung người bị thương và bị chết, nơi những tiếng rên rỉ vang lên và giải thích với Adolf:
Người ta sẽ để mặc họ chết đi như vậy.
Thật lòng mà nói Bernstein à, cậu có nghĩ là chúng ta chết mà ra khỏi cuộc chiến này hơn là sống không?
Bernstein châm thuốc – trước đây ở Viên, anh không hề hút thuốc.
Vấn đề của con người là ở chỗ nó thích nghi được với tất cả.
Cậu nghĩ vậy à?
Thậm chí người ta còn gọi đó là trí tuệ.
Bernstein nuốt một ngụm khói rồi nhăn mặt. Rõ ràng, anh ghét thuốc lá. Anh bám chặt lấy ý nghĩ của mình.
Chúng ta vừa trải qua một đêm trí tuệ, trong một môi trường trí tuệ, bằng cách lợi dụng những sản phẩm mới nhất của trí tuệ kỹ thuật và công nghiệp. Một đêm trác táng trí tuệ ra trò!
Một thương binh chợt thét lên thảm thiết, tiếng kêu giống như của một đứa trẻ hơn là của một người đàn ông. Bernstein ném điếu thuốc ra xa.
A, người yêu bé nhỏ của anh đây rồi.
Một con mèo lớn, đôi tai vằn như hổ, rách tơi tả vừa xuất hiện. Nó cong mình, kêu, đứng trên cái xà ngoài công sự. Nó ngoe ngẩy đuôi khi nghe tiếng gọi của Bernstein.
Cuối cùng nó cũng trèo xuống và cọ cọ thân mình vào giày của Adolf. Adolf nhận thấy nó chỉ còn nửa cái đuôi. Bernstein trèo xuống chỗ con mèo và vuốt ve mảng lông tam giác trên đầu nó. Còn mèo trông có vẻ đang khoan khoái cực điểm.
Con mèo đực này đi từ bên này sang bên kia chiến tuyến. Nó có bạn cả ở hai phía. Tớ biết mình không phải là người duy nhất trong đời nó và nếu cậu muốn thì hãy tin tớ, tớ chịu đựng điều đó rất cừ đấy.
Bernstein cười với Adolf khi nói điều ấy.
Lần đầu tiên, Adolf cuối cùng cũng thấy lại con người của Bernstein như hắn đã biết ở Viên. Hắn quỳ xuống và ve vuốt con mèo cụt. Con mèo chấp nhận hắn rất nhanh.
Con mèo này không phân biệt những cái ve vuốt của Pháp hay Đức, Bernstein thì thầm. Nó không hiểu gì về chiến tranh cả.
Có nghĩa là nó đã hiểu tất cả.
Cuối cùng, hai người bạn cũng nhìn nhau cười như ngày xưa, tiếng cười của tri âm tri kỷ, dưới chân họ, con mèo đang ngây ngất.
***
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.