201 Cách cư xử với người trái tính

Vượt khó



152.

Đầu tiên, hãy tiếp cận với các sự kiện. Thường thì chỉ một điều mà ngay cả người giám sát cấp cao hay đồng nghiệp của bạn không thể chống lại là một sự việc rõ rành rành không thể chối cãi được. Bạn cố gắng khuyên ông chủ bạn cân nhắc việc buôn bán với một “bạn hàng mới”. Ông ta trả lời: “Tôi chỉ không thích những widget loại Acme. Tôi có ý định chuyển sang nhãn hiệu Smith. Và đúng là nó rồi”. Bạn trả lời: “Ông đã xem bài trên báo “Widget Weekly” (Widget hàng tuần) chưa. Nó đã so sánh hai nhãn hiệu Acme và Smith chưa? Nó cho biết là nếu dùng mô men xoắn của Acme sẽ tăng mười lăm phần trăm hiệu suất và tiết kiệm mười phần trăm giá trị!”

153.

Tìm ra tính ưu việt trong những cá nhân. Một người đối đầu với người khác có thể đó là tính cách không tốt lắm. Hãy liên kết lại với nhau và tuyên truyền một dự án hay một ý kiến giữa những đồng nghiệp với nhau. Thiết lập một “thị trường” cho nó. Sau đó giới thiệu nó: “Caroline này, công việc này đã được hoàn thành tốt đẹp nhờ sự hỗ trợ của mọi người. Họ đều là những người chiến thắng. Tôi đã lưu ý một vài lời nhận xét của họ. Cô có muốn xem không?”.

154.

“Ngư lôi chết tiệt! Tất cả mọi người, thuyền trưởng Drayton, hãy tiến lên!” Khi Đô đốc hải quân David Farragut đưa ra lệnh này tại cuộc chiến vịnh Mobile, ông ta đã trở thành vị anh hùng trong cuộc nội chiến. Tất nhiên, con tàu này đã va phải một con “ngư lôi (đó là cái mà sau này người ta gọi là thủy lôi) nó đã bị đắm cùng nhiều thủy thủ Mỹ. Farragut gặp may mắn và đã giành được chiến thắng, nhưng bạn làm gì khi chủ bạn bảo bạn lao vào một lĩnh vực đầy nguy hiểm? Việc tranh cãi và việc buộc tội sẽ không làm cho mọi việc tốt hơn chút nào. Nó còn có thể làm cho chủ bạn kiên quyết hơn khi giải quyết vấn đề. Điều đầu tiên cần làm là cố gắng nhắc lại cho ông ta biết về kế hoạch điên rồ của ông ta: “Để chứng minh là tôi hiểu rõ vấn đề, ông muốn…”. Có lẽ việc làm này sẽ giúp ông ta thức tỉnh.

155.

Khi bạn được giao mệnh lệnh không mà không thể nào thực hiện được, thì đừng tranh cãi. Hãy đồng ý với điều kiện bạn có thể, nhưng hãy đề nghị một vài thay thế như: “Tôi rất vui là chúng ta sẽ làm việc về mảng thị trường này. Đó là một ý kiến hay. Tôi đề nghị là chúng ta nên bắt đầu bằng cách kiểm tra…”

156.

Nếu bạn đụng phải “một bức tường gạch” (bạn được giao một công việc không dễ dàng gì) mà chủ bạn không giải thích gì hết và cũng sẽ không lắng nghe những thay thế mà bạn đề nghị, thì hãy làm sao để ít nhất là lệnh đó cũng được viết ra giấy. Nếu cần thì bạn nên chuẩn bị một bản ghi nhớ chi tiết nhiệm vụ phải làm và xin ông chủ ký vào đó. Như thế thì ít nhất bạn cũng sẽ được bảo vệ khi có điều gì không hay xảy ra.

157.

Đồng nghiệp của bạn có thể ương ngạnh như là một ông chủ vậy. Khi một đồng nghiệp tìm được cách giải quyết công việt thì khó có thể làm anh ta thay đổi, dù là sự thay đổi đó rõ ràng là hữu ích hay cần thiết. Bạn có thể cố gắng bám chặt các dữ liệu và các vấn đề, đưa ra bằng chứng chỉ ra rằng: tại sao lời đề nghị B lại tốt hơn lời đề nghị A, hay là bạn cố gắng tìm ra sự dung hoà đề đồng nghiệp bạn phải thay đổi ở một mức độ nào đó; “Mary, tôi không nghĩ là chúng ta đi quá xa vấn đề này rồi. Nhìn đây, chúng ta đồng ý A, B và C và chỉ không đồng ý D. Ít nhất chúng ta có thể thực hiện ba trong bốn giai đoạn đề xuất chứ?”

158.

Một số người quá tự cao nên khi cần giúp đỡ họ không chịu nói ra. Họ ngoan cố hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm hư hỏng mọi chuyện, và không nói gì cả. Đừng để điều đó xảy ra. Khi bạn giao cho nhân viên một nhiệm vụ mới, hỏi cô ta xem có thắc mắc gì không, có thích công việc được giao không. Hãy làm sao cho câu hỏi thật rõ ràng. Cuối cùng, hãy chắc chắn là tất cả những hướng dẫn của bạn thật dứt khoát và thật dễ hiểu.

159.

Một khách hàng đặt hàng. Bạn biết rằng cô ta đã đặt một thứ mà không thích hợp với thứ cô ta cần. Bạn nói với cô ta điều này. Cô ta cứ ngoan cố tin là mình đúng. Thế thì bạn có bán không khi biết rằng sớm muộn gì khách hàng sẽ quay lại để than phiền? Hay bạn tiếp tục tranh cãi với cô ta và hạ thấp doanh số bán, cũng có nghĩa là làm mất khách hàng? Cách tốt nhất là kiên nhẫn giải thích là bạn sẽ bán cho cô ta bất cứ thứ gì mà cô ta muốn, nhưng bạn hãy tỏ rõ là bạn ít quan tâm đến doanh số bán hàng hơn là việc làm cho khách hàng hài lòng: “Cô Smith, tất nhiên, tôi sẽ bán cho cô loại hàng A, việc của tôi là bán nó. Nhưng tôi ít quan tâm đến việc tăng doanh số hơn là đảm bảo là cô hoàn toàn hài lòng. Và tôi phải nói với cô là tôi không nghĩ là cô sẽ vui với hiệu suất của loại A, hay là cô dùng loại B đi. Cô có nghĩ tới nó chưa? Cô có muốn tôi giới thiệu về nó không?”

160.

Người bảo thủ luôn quyết định một cách sai lầm và biến người khác thành những nạn nhân đáng thương. Có ý kiến cho rằng khi tiếp xúc với những người như vậy bạn đã chẳng có lợi gì mà còn mất vui. Nếu bạn gặp phải một kẻ phá đám ương bướng, hãy thử thân thiện với họ. Đừng cô lập họ mà hãy khuyến khích họ với những mẩu chuyện vặt. Mời họ đi ăn trưa. Hãy kiên nhẫn, và đừng quá vội vã. Hãy khuyến khích họ hoà nhập với mọi người.

161.

Không ai bướng bỉnh như những kẻ cố chấp. Bạn cố gắng giúp đỡ đồng nghiệp hay kẻ giám sát đó thấy được những điều phi lí mà họ đang làm, nhưng những người đó lại cho rằng bạn đang thực hiện các thủ tục xã giao thông thường một cách khôn khéo. Để đối phó với một người sùng bái chủ nghĩa độc tài, đầu tiên hãy chắc chắn là bạn không khuất phục họ, nhưng quả thật tình huống này đòi hỏi những điều vượt quá mức bình thường. Hãy thu hút ý thức của người đó: “Bill này, chúng ta cần sắp xếp lại dự án này. Ông có những ý kiến rất hay về hoạt động của hệ thống này, ý kiến của ông là vô giá với dự án này. Ông giúp chúng tôi chứ?”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.