Trên Chuyến Bay Đêm

CHƯƠNG 14



Margaret rất hồ hởi phấn khởi. Cô vẫn không quen chuyện cô không muốn sang Mỹ. Cô không làm sao tin nổi cô đã quá thân mật với một tên trộm như thế này. Thường khi, nếu có ai nói với cô rằng:
“Tôi là tên ăn trộm” chắc cô không tin; nhưng trong trừơng hợp của Harry, cô biết đây là chuyện thật, vì cô đã gặp anh ta trong đồn cảnh sát, và cô đã thấy người ta tố cáo anh là tên ăn trộm.
Cô thừơng khoái những kẻ sống ngoài lề xã hội:
tội phạm, lang thang, vô chỉnh phủ, gái điếm hay là du thủ du thực. Họ sống rất tự do. Đương nhiên là họ không được tự do gọi sâm banh, đi máy bay đến New York hay là cho con đi đại học,. cô không quá ngây ngô đến độ không lưu tâm đến những giới hạn ngăn cô thành người đứng ngoài giai cấp. Nhưng những ngừơi như Harry không bao giờ bị ai bó buộc làm cái gì, không ai ra lệnh cho họ cái gì, và chính sự thể này làm cho anh ta có vẻ tuyệt vời. Cô mơ được chién đấu ở bưng biền, được mặc quần và mang súng lè kè bên người, ăn trộm thúc ăn; ngủ dưới trời đầy sao và không bao giờ mặc áo có là ủi ngay thẳng.
Không bao giờ cô gặp đưọc những ngừơi như thế, hay là, nếu có gặp đi nữa thì cô cũng không biết họ như thế nào:
bộ cô không ngồi nơi ngưỡng cửa một ngôi nhà ở “con đừơng nổi tiếng bê bối nhất Luân Đôn” mà không hay biết gì hết về việc ngừơi ta sẽ cho cô là gái điếm đấy sao? Mặc dù chuyện này mới xảy ra tối hôm qua, mà cô cảm thấy như đã lâu lắm rồi.
Chuyện gặp Harry đối với cô là một biến cố hết súc kỳ diệu từ trước đến nay. Đây là chuyện cô hằng mong ước. Anh ta có thể làm tất cả những gì anh ta thích! Sáng nay anh ta quyết định đi Mỹ, thì chiều nay anh lên đường. Nếu anh ta muốn đi khiêu vũ cả đêm rồi nằm ngủ suốt ngày, anh cứ làm, chảng có ai ngăn cấm anh được. Anh ta ăn uống những thứ gì anh cho là ngon, khi anh ta muốn. Anh ta đến ăn uống ở nhà hàng Ritz, vào quán rượu hay bay trên chiếc Clipper của hăng Pan American. Anh ta gia nhập đảng Cộng sản rồi từ giã đảng mà không cần giải thích lý do. Khi anh ta cần tiền, anh cứ lấy của những người có nhiều tiền mà không xứng đáng có nhiều như thế. Đấy là một người hoàn toàn tự do!
Cô muốn nhờ anh ta để hiểu biết thêm các điều này, cho nên cô tiếc thời gian đi ăn tối mà không có anh.
Nam tước Gabon và ông Carl Hartmaun ngồi ở bàn bên cạnh bàn của gia đình Oxenford. Bố đã nhìn họ với ánh mắt thiếu thiện cảm khi họ di vào, có lẽ vì họ là ngừơi Do thái. Ollis Field và Frank Gordon ngồi chung bàn vời họ.
Frank Gordon là một thanh niên lớn tuổi hơn Harry một chứt, đẹp trai, nhưng cái miệng có vẻ dữ tợn, tàn ác, còn Ollis Field đã bắt dầu già, dáng vẻ hơi uể oải và đầu hói trọc lóc. Khi đến Foynes, mọi người đều lên bờ, nhưng hai người này cứ ở trên máy bay, khiến nhiều nguời bàn tán xôn xao.
Ngồi ở bàn thứ ba có Lulu Ben Và bà công chúa Lavinia, bà này lớn tiếng chê bai bữa ăn vì món xốt khai vị mặn quá. Ngồi cùng bàn với họ là hai người mới lên máy bay ở Foynes, ông Lovesey và bà Lenehan. Percy cho biết hai ngừơi này ở chưng trong phòng vợ chồng. Margaret đoán chắc lãnh dạo hãng Pan American đã linh động giải quyết hoàn cảnh khẩn cấp của họ, có lẽ sự dễ dãi linh động này, là vì có nhiều người muốn qua Mỹ quá.
Percy đi vào phòng ăn với cái mũ chõm đen đội trên đầu như những ngừơi Do thái. Margaret phì cười. Cậu ta kiếm đâu ra thế? Bố lấy cái mũ xuống, miệng cậu nhău rất dữ tợn:
– Thằng khốn nạn! .
Nét mặt mẹ vẫn lạnh lùng từ khi chị Eliznheth ra đi đến giờ. Bà thờ ơ nói:
– Ăn tối như thế này sớm quá!
– Bảy giờ rưỡi rồi, :
bố đáp.
– Tại sao trời không tối?
– Tại Anh trời đã tối rồi, – Percy,đáp. – Nhưng chúng ta hiện ở nơi cách bờ bể Ailen 500 cây số. Chúng ta chạy theo mặt trời.
– Nhưng cuối cùng đêm cũng phải đến chứ?
– Theo con thì cũng phải đến 9 giờ trời mới tối, – Percy đáp.
– Tốt, – mẹ nói, giọng thờ ơ.
– Mẹ biết không, nếu chung ta bay thật nhanh, chúng ta sẽ đuổi kịp mặt trời, và khi ấy không bao giờ có đêm – Percy nói.
Bố lên tiếng, giọng kẻ cả:
– Theo bố thì con ngừơi không làm sao chế tạo được máy bay nhanh như thế.
Nicky, ngừơi tiếp viên, mang món ăn đầu tiên đến, Percy nói:
– Cám ơn, tôi không ăn món này. Ăn tôm không tốt.
Ngừơi tiếp viên kinh ngạc nhìn cậu, nhưng anh ta không nói gì. Bố đỏ mặt.
Margaret vội vàng nói sang chuyện khác.
– Percy này, khi nào chúng ta đến trạm ngừng tiếp theo? – Cô ta biết rõ chuyện này.
– Ngừơi ta,tính sẽ mất 16 giờ rưỡi để bay đến Botwood, – cậu ta đáp:
– Chúng ta sẽ đến đấy lúc 9 giờ sáng, giờ mùa hè ở Anh – Thế khi ấy ợ đây là mấy giờ?
– Giờ ở Terre Neuve chậm hơn giờ ở Greenwich là 3 tiếng rưỡi.
– Ba tiếng rưởi à? – Margaret. ngạc nhiên hỏi. – Tôi không biết có nơi nào người ta tính chênh lệch thời gian nữa giờ như thế.
– Ở Botwood ngừơi ta cũng dùng giờ mùa hè như ở Anh, – Percy đáp. – Cho nên khi ta đến Botwoođ thì ở Anh mới 5 giờ 30 sáng.
– Giờ ấy chắc mẹ ngủ chưa dậy, – mẹ nói giọng uể oải – Dậy rồi mẹ à, Percy đáp với vẻ nóng nảy. – Mẹ sẽ có cảm giác trời đã 9 giờ rồi cho mà xem.
– Bọn con trai rất thạo về khoa học kỹ thuật. – Mẹ nói nho nhỏ.
Margaret thấy giận mẹ vì bà làm ra vẻ mình ngu dốt. Bà cứ cho rằng phụ nữ không hiểu gì hết về khoa học kỹ thuật. Bà thừơng nói với con gái rằng:
“Đàn ông không thích phụ nữ thông minh đâu, con à!”. Margaret không cãi với mẹ, nhưng cô không tin. Theo cô thì chỉ có đàn ông ngu ngốc mới nghĩ thế. Chứ đàn ông thông minh, họ chỉ thích phụ nữ thông minh thôi.
Cô nhận thấy ở bàn bên cạnh người ta nói chuyện to tiếng. Nam tước Gabon và ông Carl Hartmann đang tranh luận với nhau, các nguời cùng bàn với họ ngơ ngác im lặng nhìn họ. Margaret nhận thấy rằng mỗi khi cô đến gần hai ngừơi này là cô nghe họ tranh cãi rất hăng say. Cũng chẳng có gì phải đáng ngạc nhiên, nếu người ta nói chuyện với ngừơi có đầu óc vĩ đại trên thế giới thì họ không thể chỉ nói về mưa nắng thôi. Cô nghe họ. nhắc đến tên “Palestine”. Chắc họ đang bàn về phong trào phục hưng Do thái ở đây. Cô lo lắng nhìn bố, ông ta nghe và có vẻ giận. Không muốn để cho ông có thì giờ lên tiếng, Margaret bèn gợi chuyện:
– Chúng ta sẽ bay qua vùng có bão. Có lẽ máy bay sẽ rung động một ít.
– Làm sao chị biết? – Percy hỏi. Giọng cậu ta có vẻ hơi ganh ty với cô:
chính cậu ta mới rành các chi tiết về chuyến bay chứ không phải Margaret.
– Ông Vandenpost đã nói cho tôi biết.
– Làm sao anh ta biết chuyện này.
– ông ấy ăn cùng bàn với cơ khí trưởng và với hoa tiêu.
– Chuyện ấy không làm tôi sợ, – Percy đáp, nhưng giọng cậu ta có vẻ không phải là không sợ.
Margaret không nghĩ đến chuyện sợ gặp bão có thể cơn bão sẽ làm cho cô khó chịu, nhưng chắc chẳng có gì nguy hiểm mà phải sợ.
Bố uống hết ly rượu rồi gọi ngừơi tiếp viên rót cho ông ly rượu vang với giọng bục bội. Có phải ông sợ gặp bão không. Cô nhận thấy ông uống nhiều hơn mọi khi. Mặt ông đỏ gay, hai mắt trắng bệch có yẻ thất thần.
– Margaret này, – họ lên tiếng, – con nên nói chuyện với ông Membury cho vui, ông ta không hề hở môi nói một tiếng.
Margaret hết sức ngạc nhiên.
– Tại sao? ông ấy có vẻ như không muốn nói chuyện với ai hết.
– Mẹ nghĩ chỉ vì ông ta có tính rụt rè thôi.
Cô biết họ không phải loại người hay thương hại những ngừơi rụt rè, nhất là những người đối với bà có vẻ quá hạ cấp như ông Membury này. Cô bèn hỏi bà:
– Kìa mẹ, mẹ muốn nói gì?
– Mẹ không muốn con nói chuyện với ông Vandenpost suốt cả chuyến đi như thế này.
Đúng là Margaret muốn nói chuyện với anh suốt cả chuyến bay. Cô hỏi mẹ:
– Tại sao thế mẹ?
– Thì chắc con hiểu rồi, anh ta chỉ bằng tuổi con thôi, không nên nói hết ý nghĩ của mình cho anh ta biết.
Con thích biểu lộ tư tưởng của mình cho anh ấy biết:
Anh ấy quá dễ thương – Không đâu con à, – bà Oxenford đáp, giọng cương quyết. Mẹ cảm thấy nơi anh ta có cái gì đấy thiếu thành thật. – Bà muốn nói anh ta không thuộc giai cấp thượng lưu. Như tất cả những người ngoại quốc khác lấy chồng thuộc giới quí tộc ở Anh:
Mẹ trở thành ngừơi hợm hĩnh hơn cả người Anh nữa.
Cô đâu phải loại người để cho một thanh mên như Harry đóng vai người giàu có lừa bịp dễ dàng. Cô có tài nhận xét con ngừơi.
– Nhưng mẹ đã nói mẹ biết gia đình Vanđenpost ở Philadelphie kia mà.
Margaret nói.
– Đúng thế, nhưng bây giờ nghĩ lại, mẹ chắc anh ta không thuộc gia đình ấy.
– Mẹ à, chắc con phải tiếp tục chuyện trò với anh ầy để cho mẹ bỏ cái tánh phân chia giai cấp hợm hĩnh đi.
– Không phải vấn đề hợm hĩnh đâu con, mà chính là vấn đề giáo dục. Tính hợm hĩnh mới đáng trách.
Margaret im lặng. Cái tánh tự cao tự đại của mẹ cô không làm sao lay chuyển được. Cãi lý với bà chỉ vô ích thôi. Nhưng Margaret đã khậng vâng lời bà đâu. Harry là người rất hấp dẫn.
Percy lại lên tiếng:
– Con phân vân không biết ông Menbury là ai. Con thích cái áo ghi lê màu đỏ của ông ấy. Ông ta có vẻ không phai hành khách quen hay qua Đại Tây Dương – Theo mẹ thì chắc ông ta là công chức, – mẹ đáp Margaret nghĩ ông ta có vẻ như thế thật. Mẹ có con mắt rất rành về những chuyện như thế này. Bố nói:
– Có lẽ ông tạ làm việc cho công ty hàng không:
– Tôi thì tôi cho ông ta là viên chức nhà nước – mẹ đáp lại. Mấy ngừơi tiếp viên mang thức ăn chính đến. Mẹ không ăn món thịt thăn bò. Bà nới với Nicky:
– Tôi không ăn thịt nấu chín. Hãy mang cho tôi một ít rau cần và trứng cá thôi.
Ở bàn bên cạnh, giọng ông Nam tước Gabon cất cao:
– Chúng tôi phải có lãnh thổ riêng chứ? … không có giải pháp nào khác hơn.
Ông Carl Hartmann đáp:
– Nhưng ông lại khẳng định là phải có một chỉnh thể quân nhân.
– Thế mới có thể tự vệ, chống lại các quốc gia thù nghịch bao quanh.
– Và ông chủ trương cần phải có sự phân biệt giũa người Do thái và người A rập, dành ưu tiên cho người Do thái; thế nhưng chế độ quân sự cộng với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sẽ dẫn đến chủ nghĩa phát xít chủ nghĩa mà ông phải ra sức chống lại!
– Suỵt, đừng nói lớn quá, – Gabon nói, và họ hạ thấp giọng. Trong những truờng hơp bình thường khác, chắc Margaret sẽ rất quan tâm đến sự tranh cãi của họ, đây là vấn đề mà cô thường bàn thảo với Ian. Những ngừơi theo chủ nghĩa xã hội đã chia rẽ nhau vì vấn đề Palestine. Ngừơi này thì cho rằng đã đến lúc xây dựng một quốc gia lý tuởng; ngừơi nọ lại nghĩ rằng vùng đất ấy đã thuộc về những ngừơi đang sống ở đây, không ai có thể đem cho ngừơi Do thái, cũng như không thể đem đất Ailen, đất Hồng Kông hay đất Texas mà cho họ được. Thục tế là những theo chủ nghĩa xã hội gốc Do thái chỉ làm cho vấn đề phức tạp mà thôi.
Nhưng trước mắt, cô muốn sao hai ông Gabon và Hartmann im lặng đi, để cho bố đừng nghe nói về chuyện này nữa.
Khổ thay là họ không im lặng. Họ tranh luận những vấn đề đã làm cho họ quá bức xúc. Ông Hartmann lại cất giọng nói:
– Tôi không muốn sống trong một nước phân biệt chủng tộc!
Bố cất tiếng nói thật lớn:
– Tôi không ngờ chúng ta đã đi với một đoàn nguời Do thái.
– Ối trời! – Percy thốt lên.
Margaret hoảng hốt nhìn bố. Triết học chính trị của ông trước đây còn có một ý nghĩa. Khi chiến tranh chấm dứt hàng triệu ngừơi khỏe mạnh trở về không có công ăn việc làm, đói khát, ngừơi ta mới có cớ cho rằng chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa xã hội đã thất bại và thể chế dân chủ không hợp cho tầng lớp bình dân. Khi ấy lý thuyết về một quốc gia hùng mạnh có kỹ nghệ phát triển dưới sự bảo trọ của một nhà độc tài có lương tri, mới có sức thuyết phục.
Chứ bây giờ, thời đại cuồng nhiệt phi lý, những tư tưởng cao siêu và nền chính trị táo bạo của ông đã suy thoái rồi. Nghĩ đến bố, bỗng cô nhớ lại một câu đã đọc trong Hamlet:
– Ôi, tinh thần cao quí nay đã bị lêch lạc rồi!
Cô hy vọng hai ông ấy không nghe câu nói cục cằn của bố, vì họ ngồi quay lưng về phía bàn cô và đang say sưa tranh luận. Để lôi bố ra khỏi cuộc tranh luận của họ, cô vui vẻ lên tiếng hỏi:
– Tất cả chúng ta đi ngủ lúc mấy giờ nhỉ?
– Tôi thích đi ngủ sớm, – Percy đáp. Đây là chuyện bất thường, nhưng rõ ràng cậu ta đã nôn nóng chờ đợi giây phút thục hiện chuyện mới lạ nhất trong đời là ngủ trên máy bay.
– Tất cả chúng ta đều đi ngủ như mọi khi, – mẹ nói.
– Nhưng theo múi giờ nào? – Percy hỏi. – Con phải ngủ lúc 10 giờ, giờ mùa hè ở Anh hay lúc 10 giờ theo giờ mùa hè ở Terre Neuve.
Bỗng Nam tuóc Gabon cất cao giọng:
– Nước Mỹ là nước phân biệt chủng tộc. Cũng như nước Pháp … Anh … Liên Xô … đều là những quốc gia theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
– Lạy Chúa lòng lành! – Bố lên tiếng.
Đến đây Carl Hartmann lên tiếng hỏi:
– Vậy tại sao còn xây dựng thêm một nước phân biệt chủng tộc nữa?
– Thế là quá đáng rồi. Bố quay lui, mặt đỏ gay. Không ai kịp chặn ông lại.
Ông nói lớn:
Này các người Do thái, các người nên nói nhỏ thôi nhé Hartmaun và Gabon nhìn ông ta, sửng sốt.
Mọi ngươi trong phòng đều im lặng. Margaret muốn độn thổ cho khuất mắt Cứ nghĩ đến chuyện bây giờ mọi người đều biết cô là con gái của con người khốn nạn cầm ly rượu trên tay ngồi trước mặt cô, là cô hết sức đau đớn. Cô bắt gặp ánh mắt của Nicky, thấy anh có vẻ cau có bực bội, cô lại càng khổ sở thêm lên.
Nam tước Gabon tái mặt. Ông ta có vẻ như định trả lời, nhưng bỗng ông đổi ý, quay mắt đi. Hartmann cười nhăn nhó, Margaret thầm nghĩ, đối với mọi nguời đã bỏ nước Đức quốc xã mà ra đi như ông, thì những chuyện như thế này chẳng nghĩa lý gì.
Nhưng bố không dừng lại ở đầy, ông nói thêm:
– Đây là buồng hạng nhất.
Margaret không rời mắt khỏi Nam tước Gabon. Vẫn cố không thèm lưu tâm đến bố, ông ta lấy muỗng múc thức ăn, nhưng vì tay run run nên ông làm đổ xúp lên áo ghi lê. Ông đành không ăn nữa, bỏ muỗng xuống.
Vẻ bối rối của ông ta hiện ra ngoài như thế đã làm cho Margaret hết súc xúc động. Cô quá giận bố, bèn quay qua phía ông, lấy hết can đảm, nói ra những điều cô có trong đầu:
– Bốn vừa sỉ nhục hai ngừơi nổi tiếng nhất ở châu Âu!
– Hai ngừơi Do thái nổi tiếng nhất châu Âu, – ông ta chửa lại.
– Bố hãy nhớ đến bà Granny Fishbein, – Percy nói chen vào.
Bố quay qua phía Percy, đưa ngón tay chỉ vào mặt cậu:
– Mày hãy chấm dứt những chuyện vô nghĩa ấy đi nghe chưa?.
– Tôi đi phòng vệ sinh, – Percy đáp và đứng dậy.
– Tôi dau tim. – Nói xong cậu bước ra khỏi phòng ăn.
Margaret nhận ra rằng Percy và cô đều chống lại bố, nhưng cậu ta khộng thể làm gì được. Phải nói hôm nay là ngày nặng nề nhất. Bố hạ giọng nói với Margaret.
– Mày hãy nhớ chính những người này đã đuổi chúng ta ra khỏi đất nước chúng ta! – Rồi ông bỗng cất cao giọng nói tiếp:
– Nếu họ muốn cùng đi với chúng ta, ít ra họ phải học cách xử thế mới được.
– Thế là đủ rồi nhé! – Một giọng nói xa lạ cất lên, giọng nói nãy giờ chưa ai được nghe.
Margaret nhìn quanh. Ngừơi mới nói xen vào là ông Mervyn Lovesey, ngừơi mới lên máy bay ở Foynes. Ông ta đẩy ghế đứng lên, đi đến bàn ăn của gia đình Oxenford, vẻ dữ dằn. Ông ta to cao, tuổi trạc 40, mái tóc rậm hoa râm, cặp lông mày đen và nét mặt răn rỏi. Ông ta mặc một bộ đồ rất đẹp có giọng nói của miền Lancashire. Ông ta lên tiếng, giọng có vẻ hăm he:
– Tôi yêu cầu ông dành những lời ông vừa nói cho ông.
– Chuyện này không dính dáng gì đến ông … – Bố đáp.
– Có dính dáng chứ, – ông Lovesey trả lời.
Margaret thấy Nicky bỏ đi rất nhanh, cô đoán anh ta đến phòng máy để cầu cứu ngừơi đến giúp.
Lovesey nói tiếp:
 
– Có lẽ ông không biết giáo sư Hartmaun, ông này là nhà vật lý học hàng đầu của thế giới.
– Ông ta là ai cũng chẳng quan trọng gì với tôi.
– Tôi biết ông ta chẳng quan trọng gì với ông, nhưng với tôi, ông ta rất quan trọng, tôi thấy những lời ông nói thật ghê tởm như nước cống vậy.
– Tôi cứ nói những gì tôi thây thích nói, – bố nói, rồi dợm người đứng lên.
Ông Lovesey để bàn tay rắn chắc lên vai bố, giữ ông ngồi yên.
– Chúng tôi đang chiến đấu chống lại những người như ông đấy.
– Xin ông đi khỏi cho, được không?
– Nếu ông im mồm.
– Tôi sẽ mời ông Cơ trưởng.
– Thôi khỏi – có tiếng nói cất lên. Ông Cơ trưởng Baker xuất hiện, vẻ bình tĩnh và uy nghiêm. – Ông Lovesey, xin ông vui lòng về chỗ ngồi, được không?
Tôi buộc lòng phải yêu cầu ông như thế.
– Thưa vâng, tôi sẽ về chỗ ngồi, nhưng tôi sẽ không cho phép một tên ngu xuẩn say rượu nhiếc mắng một nhà bác học nổi tiếng ở châu Âu là đồ Do thái.
– Xin ông cảm phiền, ông Lovesey.
Lovesey về lại chỗ ngồi.
Ông Cơ trưởng máy bay quay qua bố.
– Thưa ngài Oxenford, có lẽ người ta nghe lầm.
– Tôi tin ông không dùng lời lẽ như ông Lovesey vừa nói để nói vội một hành khách khác.
Margaret cầu trời sao cho bố chấp nhận giải pháp này, nhưng trái lại cô sững sốt khi thấy ông còn ngoan cố hơn nữa. Ông thốt lên:
– Tôi gọi ông ta là Do thái vì chính ông ta như thế.
– Bố, thôi đi!
Ông đáp lại:
– Tôi yêu cầu ông không được dùng lời lẽ như thế trên máy bay của tôi.
– Vậy ông ta phải biết thân của dân Do thái. – Bố vẫn nói tiếp, giọng khinh bỉ. Margaret nhận thấy ông Cơ trưởng bắt đầu nổi nóng.
– Thưa ông, máy bay này là của Mỹ, chúng tôi có luật lệ về phép lịch sự của Mỹ. Tôi tha thiết yêu cầu ông chấm dứt trò sỉ nhục hành khách khác, tôi xin báo cho ông biết tôi có quyền bắt giữ ông và sẽ giao cho cảnh sát tại trạm dừng sắp đến, và họ sẽ tống giam ông. Xin ông biết cho là trong những trường hợp như thế này, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, công ty hàng không luôn luôn đứng ra tố cáo.
Nghe nói đến chuyện bị tống giam, bố dao động. Ông ngồi im lặng một lát.
Margaret cảm thấy nhục nhã vô cùng. Sự thô lỗ của bố đã ảnh hưởng đến cô.
Cuối cùng ông nói:
– Tôi về buồng của tôi. – bố đứng dậy, mẹ cũng đứng lên theo.
Bỗng Harry từ đâu không biết, xuất hiện. Anh để hai tay lên lưng dựa của ghế bành, cúi ngừơi, nói:
– Xin chào tiểu thư Margaret. – Cô rất cám ơn anh về hành động che chở kịp thời này.
Mẹ bước đi mặt vô cảm, đầu ngẩng cao. Bố bước theo bà.
Harry chìa cánh tay cho Margaret nắm. Chẳng có gì quan trọng, nhưng hành động này làm cho cô vui sướng. Hai má nóng bừng, cô bước ra khỏi phòng ăn với dáng điệu cao quý. Ngay khi họ vừa quay lưng đi ra, tiếng nói chuyện ồn ào trong phòng lại vang lên.
Harry dìu cô về tận chỗ ngồi. Cô thành thật nói với anh:
– Anh thật dễ thương. Tôi rất cám ơn anh.
– Tôi đã nghe hết cuộc cãi vã ở đây rồi, – anh bình tĩnh đáp. – Tôi nghĩ chắc cô cảm thấy đau lòng lắm.
– Chưa bao giờ tôi bị nhục nhã như thế này, – cô đáp nhỏ.
Nhưng bố không chịu chấm dứt.
– Rồi có ngày bọn khốn nạn ấy phải ân hận! – Mẹ ngồi trong góc buồng giương to măt nhìn ông. – Tôi nói cho bà biết, chúng sẽ thất trận cho mà xem.
– Đủ rồi bố, con van bố, – Margaret nói. May thay là trong phòng chỉ có Harry ngồi nghe luận điệu của ngài Oxenford. ông Membury đã đi đâu mất rồi.
Bố không nghe lời cô, ông cứ nói tiếp:
– Quân Đức sẽ đánh bại quân Anh như chẻ tre!
Và khi ấy bà biết chuyện gì sẽ xảy ra không? Đương nhiên là Hitier sẽ lặp ra một chính quyền theo chủ nghĩa phát xít. – Mắt ông ta bỗng sáng lên. Lạy Chúa, Margaret nghĩ, ông có vẻ điên lồi, bố mình mất trí rồi:
Ông hạ giọng nói, vẻ mặt xảo quyệt:
– Một chính quyền phát xít Anh, tất nhiên là phải thế. Và chính quyền này cần phải có người phát xít Anh để lãnh đạo.
– Ôi, lạy Chúa! – Margaret thốt lên.
Bố mơ đến chuyện Hitier sẽ mời ông đang sống lưu vong ở nước nguài trở về để làm nhà độc tài của nước Anh.
– Và khi đã có thủ tướng phát xít ở Luân Đôn rồi bọn chúng sẽ thay đổi giọng thôi! – Bố kết thúc vấn đề với giọng chiến thắng, như thể ông đã tranh cãi thắng lợi.
Harry nhìn ông với vẻ kinh ngạc:
– Ông nghĩ là … Ông tin là Hitler sẽ mời ông …
– Ai biết được? – Bố đáp. – Phải có người nào không quan hệ gì với chính thể bại trận chứ. Nếu họ mời tôi … thì bổn phận của tôi với tổ quốc … là đi từ con số không, không phàn nàn kêu ca …
Harry quá sửng sốt không nói được nên lời.
Margaret rất thất vọng, cô nghĩ cô chịu đựng như thế này quá lầu rồi. Cô phải từ giã cha mẹ thôi, phải ra đi mới có được cuộc sống hạnh phúc. Cô rút ra bài học từ chị Elizabeth. Cô phải suy nghĩ cho kỹ chuẩn bị cuộc ra đi cho thật chu đáo. Phải làm sao cho có tiền, có bạn, và có chỗ để ngủ. Lằn này, thế nào chuyến ra đi cứng trót lọt.
Percy từ phòng vệ sinh bước ra, cậu đã bỏ xem đoạn chót của vở hài kịch.
Nhưng hình như cậu đang đóng một vở khác, mặt cậu đỏ gay vẻ kinh ngạc. Cậu nói to cho cả phòng nghe:
– Bố mẹ và chị biết có chuyện gì lạ không? Tôi vừa gặp ông Membury trong phòng vệ sinh … Ông ta cởi nút áo vét ra để bỏ sơ mi vào quần:
ông ta có đeo sợi dây trong áo vét … có khẩu súng trong bao da!

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.