Bí Quyết Vượt Qua Kỳ Thi Một Cách Hoàn Hảo

35. ĐỌC KỸ ĐỀ



Đừng để ai phiền trách bạn. Trong một việc nếu bạn không thành công thì hãy cho là lỗi tại bạn.

Đừng đổ lỗi cho ai.

– Earvid Johnson

Một vận động viên giỏi giang đến mấy, nếu vội vàng cũng dễ bị chấn thương, vấp ngã. Khác với người kém cỏi hay không có kỹ thuật thi đấu, cái thua do sự hấp tấp thường mang đến tiếc nuối nhiều hơn. Không quan trọng ai là người nộp bài làm đầu tiên trong phòng thi, kết quả cuối cùng mới là cái đích chúng ta cần hướng đến. Thế nên, khi nhận được đề thi, hãy bình tĩnh đọc kỹ từng câu trước khi đặt bút viết.

Trước khi đến tay bạn, đề thi đã phải vượt qua rất nhiều khâu dựng nội dung, rà soát, kiểm tra, bảo mật cực kỳ khắt khe. Nội dung đề thi phải đảm bảo bao quát hết chương trình và chia theo mức từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao để đánh giá, phân loại thí sinh. Thế nên, nếu vội vàng đặt bút viết ngay, hay đắc chí tự nhủ “đề dễ thế này, cứ tha hồ mà phóng bút vài trang giấy”, rất có thể bạn sẽ là nạn nhân của hội chứng “nhanh nhảu đoảng”.

Thường thì mỗi câu hỏi trong đề thi, dù lớn hay nhỏ, đều gồm hai phần: dữ kiện cho sẵn và dữ kiện hỏi. Trước tiên hãy phân rạch ròi hai phần này để tránh nhầm lẫn. Sau đó, tập trung vào phần dữ kiện có sẵn. Hãy gạch chân dưới những thông tin đó, hay chắc chắn hơn, gạch ra giấy nháp hai mục dữ kiện lớn như ở trên. Vì đây chỉ là bước nháp nên bạn không cần phải quá đi vào chi tiết, nắn nót dễ mất thời gian. Giờ hãy chuyển qua phần hỏi. Cần xác định rõ nội dung câu hỏi và cách thức trả lời được yêu cầu. Hãy dùng bút chì gạch dọc, chia giữa yêu cầu và nội dung hỏi. Phần yêu cầu này cực kỳ quan trọng. Ngay cả nếu có kiến thức vững, nhưng thay vì đánh dấu đáp án đúng, bạn lại viết câu trả lời của mình thì coi như câu đó không được tính điểm.

Giờ là lúc bắt đầu phát huy kiến thức trong đầu bạn. Dựa vào bản phân tích sơ qua đề thi, bạn hoàn toàn có thể làm bài mà không lo chuyện bị đi nhầm hướng, lan man, hay sai yêu cầu.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.