Chicken Soup For The Soul - Tập 3 - Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc Sống
Out of a jam – Từ một hũ mứt
Out of a jam
It was 1933. I had been laid off from my part-time job and could no longer make my contribution to the family larder. Our only income was what Mother could make by doing dressmaking for others. Then Mother was sick for a few weeks and unable to work. The electric company came out and cut off the power when we couldn’t pay the bill. Then the gas company cut off the gas of ours. Then the water company did too. But fortunately the Health Department made them turn the water back on for common sanitation reasons. The cupboard in my house got very bare all the times. We had a vegetable garden planted by our whole family long also, so we were able to cook some of its produce on a campfire in the back yard.
Then one day, my younger sister came skipping home from school saying with mom, “We’re supposed to bring something to school tomorrow to give to the poor.”
Mother started to blurt out, “I don’t know of anyone who is any poorer than we are,” when her mother, who was living with us at the time, shushed her with a hand on her arm and a frown.
“Eva,” she said, “if you give that child the idea that she is ‘poor folks’ at her age, she will be ‘poor folks’ for the rest of her life. There is one jar of that home-made jelly left for saving. She can take that to her class.”
Then grandmother found some tissue paper, together with a little bit of pink ribbon picked up one day. Then, she wrapped our last jar of jelly with all the materials, and Sis tripped off to school the next day proudly carrying her “gift to the poor” that her grandmother prepared by herself. After that, if there ever was a problem in the community, she just naturally assumed that she was supposed to be part of the solution.
– Edgar Bledsoe
Persons thankful for little things are certain to be the ones with much to be thankful for.
– Frank Clark
Từ một hũ mứt
Câu chuyện xảy ra vào năm 1933. Tôi bị buộc phải từ bỏ công việc bán thời gian của mình và không thể tiếp tục phụ tiền ăn cho gia đình được nữa. Nguồn thu nhập duy nhất còn lại trong nhà bây giờ là từ công việc khâu vá của mẹ. Nhưng rồi mẹ tôi lại ngã bệnh trong vài tuần liền và không thể làm việc được. Công ty điện đã đến cắt điện vì chúng tôi không có khả năng chi trả hóa đơn cho họ. Đến lượt công ty gas ngưng cung cấp gas cho gia đình chúng tôi. Rồi đến công ty nước cũng vậy. Nhưng may thay, phòng Y tế đã buộc họ cấp nước trở lại cho chúng tôi vì lý do vệ sinh chung. Chạn thức ăn trong nhà tôi lúc nào cũng trống không. Chúng tôi có một vườn rau do cả nhà ra sức vun trồng từ trước, nên có thể hái vài thứ để nấu ăn qua bữa bằng bếp lửa nhóm ở sân sau.
Một ngày nọ, đứa em của tôi đi học về, nhảy chân sáo vào nhà và nói với mẹ: “Cô giáo bảo tụi con rằng ngày mai mỗi đứa đem theo một cái gì đó vào trường để tặng cho người nghèo”.
Mẹ buột miệng: “Mẹ không biết là còn có ai nghèo hơn chúng ta nữa hay không, con ạ”. Bà ngoại tôi, lúc đó đang sống cùng với gia đình, lắc nhẹ tay mẹ và cau mày bảo mẹ tôi im lặng.
“Này Eva,” bà nói, “nếu con truyền cho con của mình tư tưởng nó là đứa nghèo khổ khi nó mới ở tuổi này, thì nó sẽ nghèo khổ suốt cả cuộc đời đấy con ạ! Vẫn còn một hũ mứt mẹ làm để dành hôm nọ. Con bé có thể đem nó đến trường.”
Nói rồi, bà ngoại tôi nhanh chóng đi tìm mấy cái khăn giấy, thêm cả một đoạn ruybăng ngắn màu hồng mà ngoại nhặt được đã lâu. Sau đó, bà gói hũ mứt cuối cùng của nhà chúng tôi lại bằng tất cả những vật liệu vừa kiếm được. Ngày hôm sau, Sis tung tăng đến trường, lòng rất đỗi tự hào cầm theo “món quà gửi tặng người nghèo” mà bà ngoại đã đích thân chuẩn bị. Kể từ đó trở đi, hễ có vấn đề gì của cộng đồng, em tôi đều cho rằng nó đương nhiên phải có nghĩa vụ đóng góp một phần để cùng những người khác giải quyết vấn đề ấy.
– Edgar Bledsoe
Người biết mang ơn người khác vì những điều dù là nhỏ nhặt chính là người đáng được tri ân nhiều hơn.
– Frank Clark
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.