Cuộc Sống Không Giới Hạn – Câu Chuyện Diệu Kỳ Của Chàng Trai Đặc Biệt Nhất Hành Tinh

Có niềm tin, có tất cả



Trong kinh thánh, niềm tin được định nghĩa là cốt lõi của những điều bạn hy vọng đạt được, là bằng chứng của những gì bạn không nhìn thấy. Bạn và tôi không thể sống mà không có niềm tin, không thể sống mà không tin tưởng vào một điều gì đó, điều mà chúng ta không có bằng chứng rõ ràng để chứng minh sự tồn tại của nó. Thường thì chúng ta nói về niềm tin theo khía cạnh tín ngưỡng tôn giáo, nhưng có nhiều dạng niềm tin tồn tại trong cuộc sống. Là người theo đạo Cơ Đốc, tôi sống với niềm tin ở Chúa. Mặc dù tôi không nhìn thấy Người, cũng không thể chạm vào Người, trong sâu thẳm trái tim mình tôi biết rằng trên đời này có Chúa, và tôi đặt tương lai của mình vào tay Người. Tôi không biết tương lai nắm giữ điều gì, nhưng bởi tin tưởng ở Chúa, tôi biết ai nắm giữ tương lai.

Đó là một dạng niềm tin. Tôi có niềm tin trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Tôi chấp nhận rằng có những thứ tôi không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy, không thể cảm thấy được, nhưng vẫn tin chúng tồn tại. Tôi tin rằng oxy tồn tại trong không khí, và tôi tin khoa học đã đúng khi tuyên bố rằng con người của chúng ta cần khoa học để tồn tại. Tôi không thể nhìn thấy, không thể sờ, không thể cảm thấy oxy được. Tôi chỉ biết rằng có tồn tại bởi vì tôi sống. Nếu tôi đang sống, thì chắc chắn tôi đang hít oxy vào phổi mình, vậy nên oxy chắc chắn có tồn tại, đúng không bạn?

Cũng giống như con người chúng ta chắc chắn phải có oxy mới sống được, chúng ta chắc hẳn phải tin tưởng vào những thứ chúng ta không thể nhìn thấy để tồn tại. tại sao ư? Bởi vì con người ta ai cũng phải đối mặt với thách thức. bạn có khó khăn, thách thức của bạn. tôi có khó khăn, thách thức của tôi. Nhiều lúc trong đời mình, khi chúng ta bế tắc, đó chính là lúc niềm tin xuất hiện.

Tôi đã nhận được thư điện tử của một người phụ nữ tên là Katie, bị mất việc vì lý do sức khỏe, trong đó có gần hai mươi cuộc phẫu thuật. Cô bị thiếu xương đùi ở một bên chân từ khi lọt lòng mẹ, và từ khi còn là một đứa trẻ lẫm chẫm tập đi cô đã phải chịu phẫu thuật cắt bỏ chi. Bây giờ, ở tuổi ba mươi, đã có gia đình, Katie nói với tôi rằng cô thường xuyên phải đấu tranh với câu hỏi thường trực: “ Tại sao lại là tôi?” .

Sau khi xem một trong những video của tôi, Katie đã hiểu ra rằng đôi khi chúng ta không thể biết được câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao lại là tôi?”. Chúng ta phải tin rằng rồi thế nào kế hoạch của Chúa dành cho chúng ta cũng sẽ được tiết lộ. trong khi chờ đợi, chúng ta phải tiếp tục sống với niềm tin sâu sắc ở trong tim.

“Tôi cảm ơn bạn bằng cả tấm lòng. Giờ đây tôi tin rằng, giống như bạn, tôi là một người được Chúa chọn”, cô viết. “Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ có diễm phúc được gặp bạn để choàng tay ôm lấy bạn, ôm thật chặt, và cảm ơn bạn đã giúp tôi mở mắt nhìn ra ánh sáng.”

Chỉ sau khi Katie quyết định tin vào những gì không thể nhìn thấy, không thể hiểu được cô mới tìm được sức mạnh và niềm hy vọng. Niềm tin tồn tại như thế đấy, bạn ạ. Bạn sẽ gặp phải những thách thức mà ban đầu bạn tưởng chừng không thể vượt qua nôi. Trong khi chúng ta chờ đợi một giải pháp, niềm tin có thể là tất cả những gì chúng ta có thể dựa vào, và đôi khi chỉ cẩn tin rằng mình sẽ có được câu trả lời cũng đủ để giúp bạn vượt qua những thời điểm tăm tối nhất.

Đó là lý do tại sao tôi nói với bạn về NIỀM TIN, về việc duy trì niềm tin trong tim. Có thể tôi không có khả năng để đưa ra bằng chứng cho tất cả những điều tôi tin là có tồn tại hoặc sẽ xảy ra trên đời này, nhưng trong sâu thẳm trái tim, tôi hoàn toàn tin rằng, sống có niềm tin đưa chúng ta đến gần chân lý hơn là sống trong thất vọng. Khi tôi nói chuyện với hàng nghìn học sinh mỗi năm, tôi thường khám phá ra ý nghĩa của việc tin vào những gì chúng ta không thể nhìn thấy. (Đôi khi, thoạt đầu các em nhỏ hơi sợ tôi. Tôi không biết tại sao lại như vậy bởi vì tôi chỉ cao bằng các em thôi. Tôi nói với các em rằng tôi trẻ hơn nhiều so với tuổi của mình).

Tôi nói đùa cho đến khi các em cảm thấy thoải mái, gần gũi với tôi hơn. Khi các em đã quen với khuyết tật của tôi, tôi nhận ra rằng hấu hết các em đều thích thú với cái bàn chân nhỏ xíu của tôi. Tôi thấy các em chỉ bàn chân tôi hoặc tròn mắt nhìn trong ngạc nhiên, vậy nên tôi vẫy vẫy bàn chân ấy về phía các em và nói đùa: “Cái đùi gà nhỏ của anh đấy!”. Câu nói hài hước ấy của tôi luôn khiến các em cười to lên bởi vì cách miêu tả đó khá chính xác.

Michelle, đứa em gái kém tôi sáu tuổi, là người đầu tiên đưa ra bình luận đó về bàn chân của tôi. Ba anh em tôi thường cùng cha mẹ thực hiện những chuyến đi dài, trong đó anh em tôi được xếp ngồi ở băng ghế sau. Giống như hầu hết những người cha khác, cha tôi đã lái xe ra đường là không thích dừng lại.Khi đói, chúng tôi nhao nhao đưa ra những gợi ý cho cha mẹ.

Khi anh em tôi sắp đói lả, chúng tôi phát cáu và giả vờ ăn thịt nhau. Trong một chuyến đi, Michelle tuyên bố rằng nó có ý định gặm bàn chân nhỏ xíu của tôi “bởi vì trông nó giống như một cái đùi gà”. Chúng tôi cười ré lên, nhưng rồi tôi quên cái cách miêu tả ấy của cô em gái. Thế rồi vài năm trước, Michelle mang về nhà một chú chó con. Hễ tôi ngồi xuống là y như rằng con chó đó lại chực gặm bàn chân tôi. Tôi hẩy nó ra xa, nhưng nó cứ xắn đến, chực gặm chân tôi.

“Thấy chưa, với con chó của em thì bàn chân đó giống y như một cái đùi gà!”, Michelle nói.

Tôi thích cái cách miêu tả hài hước đó! Từ đó trở đi, tôi đã kể câu chuyện về bàn chân trái của tôi trong các buổi diễn thuyết trước học sinh. Khi chìa bàn chân trái ra, tôi hỏi rằng các em có nghĩ tôi chỉ có một bàn chân hay không. Câu hỏi này luôn khiến các em bối rồi bởi vì các em chỉ nhìn thấy một bàn chân thôi, nhưng tôi nói thế cứ như thể tôi có hai bàn chân vậy.

Hầu hết các em nhỏ đều tin những gì mình có thể tận mắt nhìn thấy. Chúng thường nói với tôi rằng chúng nghĩ tôi chỉ có một bàn chân thôi. Sau đó tôi cho các em xem “Junior”, cái mẩu bàn chân phải vốn nhỏ hơn bàn chân trái nhiều và là bộ phận mà tôi thường che đi trong ống quần. Đôi khi tôi làm các em bị sốc bằng cách chìa mẩu bàn chân phải của mình ra vẫy vẫy. Các em thường rủ hoặc kêu ré lên. Các em thừa nhận rằng phải tận mắt nhìn thấy bàn chân phải của tôi các em mới tin là tôi có hai bàn chân.

Tôi khuyến khích các em, cũng như bây giờ tôi đang khuyến khích bạn, tin rằng có nhiều khả năng dành cho cuộc sống của bạn, trong đó có những khả năng diệu kỳ. Chìa khóa để tiến lên phía trước, thậm chí trong những lúc khó khăn nhất, là hãy để tầm nhìn về cuộc sống tương lai của bạn mở ra không phải từ những gì bạn có thể nhìn thấy mà từ những gì bạn có thể tưởng tượng ra. Như thế gọi là có niềm tin.

NIỀM TIN TRÊN CHUYẾN BAY

Chúa nhìn thấy cái viễn cảnh mà tôi tưởng tượng ra. Tôi tin ở Người. Trong sâu thẳm tim mình, tôi tin tưởng rằng cho dù không có tay chân tôi vẫn có thể xây dựng một cuộc sống tuyệt vời cho chính mình và giúp ích cho người khác. Cũng theo cách đó, bạn nên cảm thấy rằng không gì nằm ngoài tầm với của bạn. Hãy tin nếu làm tất cả những gì có thể để thực hiện những ước mơ của mình, cuối cùng những nỗ lực của bạn sẽ được đền bù xứng đáng.

Đôi khi niềm tin của chúng ta bị thử thách trước khi sự nỗ lực của chúng ta đem lại kết quả. Tôi đã được nhắc nhở về điều này vào năm 2009 trong chuyến đi diễn thuyết
ở Colombia thuộc vùng Nam Mỹ. Trong mười ngày, tôi được mời diễn thuyết ở chính thành phố. Vì phải vượt qua nhiều dặm đường trong một khoảng thời gian co hẹp nên người điều phối thuê một chiếc máy bay nhỏ để đưa chúng tôi đến các thành phố. Có tám người trên máy bay, gồm hai phi công, cả hai đều tên là Miguel và đều không nói thạo tiếng Anh. Trong một chuyến bay, tất cả mọi người đều giật mình khi nghe thấy máy tính của máy bay đưa ra một cảnh báo tự động như sau: “Hạ cánh!Hạ cánh!”. Cảnh báo đó được đưa ra bằng tiếng Anh!

Lời cảnh báo từ máy tính lập tức khiến máy bay hạ thấp độ cao một cách khẩn cấp. “600 foot!”… “500 foot!”… “400 foot”… Các thông báo chốc chốc lại được đưa ra cùng với những chỉ lệnh liên tiếp dành cho phi công. “Hạ cánh!Hạ cánh”.

Không một ai để lộ sự hoảng loạn, những bầu không khí trên máy bay không thể nói là không căng thẳng. Tôi hỏi người trợ giúp rằng liệu anh có nghĩ chúng tôi cần phải dịch những cảnh báo bằng tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha cho phi công Miguel Một và Miguel Hai nghe hay không.

“Cậu nghĩ họ không biết là chúng ta đang xuống thấp à?”, người trợ giúp của tôi hỏi lại.

Tôi không biết phải nghĩ gì, nhưng bởi vì không một ai khác cảm thấy có vấn đề, tôi đành tuân theo sự dẫn dắt của họ và cố gắng không để mất bình tĩnh. Thật may, chúng tôi mau chóng hạ cánh an toàn. Sau đó, khi một trong những phiên dịch viên của chúng tôi nhắc tới những phút đáng sợ ở trên máy bay với hai phi công, họ cười phá lên.

“Chúng tôi biết máy tính nói gì mà, nhưng chúng tôi luôn lờ nó đi khi cho máy bay hạ cánh”, Miguel Hai nói thông qua người phiên dịch. “Cậu nên tin tưởng ở phi công của mình chứ, Nick!”.

Đúng, tôi thừa nhận, trong một phút tôi đã nghi ngờ niềm tin của mình dành cho hai phi công đó. Nhưng nhìn chung tôi luôn tin rằng Chúa đang dõi theo tôi và cuộc sống của tôi. Tôi sẽ đưa ra một bằng chứng về sức mạnh của niềm tin trong tôi: Tôi có một đôi giày ở trong tủ! Tôi thực sự tin rằng có khả năng một ngày nào đó tôi sẽ đi đôi giày này. Điều ấy có thể xảy ra. Cũng có thể nó chẳng bao giờ xảy ra. Nhưng tôi tin vào khả năng thứ nhất hơn. Nếu bạn có thể tưởng tượng ra một tương lai tốt đẹp hơn, thì bạn có thể tin tương lai đó sẽ thành hiện thực. Và nếu bạn tin vào điều đó, thì bạn có thể đạt được nó.

Tầm nhìn không giới hạn

Khi đối mặt với thời kỳ trầm cảm hồi mười tuổi, tôi không phải chịu đựng sự đau đớn về thê xác nào. Không có tay chân, nhưng tôi có tất cả những gì cần thiết để sống cuộc sống đầy mãn nguyện và hữu ích mà tôi có ngày nay – ngoại trừ một thứ. Hồi đó tôi chỉ tin vào những gì mình có thể nhìn thấy. Tôi chú ý đến những giới hạn của mình hơn là các khả năng mà tương lai sẽ mang đến cho tôi trong cuộc sống.

Tất cả chúng ta đều có những giới hạn. Tôi chưa bao giờ là một ngôi sao của Liên đoàn bóng rổ (NBA), nhưng chẳng hề gì vì tôi có thể khích lệ những người khác trở thành ngôi sao trong cuộc sống của chính họ. Bạn đừng bao giờ nên sống với ý thức thường trực về khiếm khuyết của mình. Thay vì thế, hãy sống như thể bạn có khả năng làm được bất cứ điều gì mà bạn mơ ước. Ngay cả khi bạn phải chịu đựng thất bại hoặc một bi kịch, trong những hoàn cảnh đó vẫn có thể chứa những lợi ích bất ngờ. Lợi ích đó có thể không xuất hiện ngay. Có thể bạn đã nhiều lần tự hỏi, trong hoàn cảnh này thì có điều gì tốt đẹp sẽ đến nhỉ. Nhưng bạn hãy tin rằng tất cả mọi điều xảy ra vì một mục đích tốt đẹp – ngay cả thất bại cũng có thể biến thành chiến thắng.

TIẾP TỤC LƯỚT SÓNG

Năm 2008 trong một chuyến đi diễn thuyết ở Hawaii, tôi đã gặp vận động viên lướt sóng đẳng cấp thế giới Bethany Hamilton. Bạn biết không, cô ấy bị mất cánh tay trái do cá mập tấn công vào năm 2003 trong khi đang lướt sóng tại một vùng biển ở Hawaii. Tai nạn xảy ra khi cô mới 13 tuổi. Trước khi bị cá mập tấn công, Batheny là một vận động viên lướt sóng nổi tiếng, nhưng sau khi thoát chết trong vụ tấn công đó và kiên cường quay trở lại với môn thể thao mà cô yêu thích, ngợi ca và tạ ơn Chúa đã che chở cho mình, cô trở nên nổi tiếng thế giới nhờ tinh thần dũng cảm và niềm tin phi thường. Giờ đây , giống như tôi, cô đi khắp thế giới, khích lệ mọi người vươn lên nghịch cảnh và chia sẻ niềm tin của cô với họ.

Bathany tâm sự rằng mục đích của cô là “nói với mọi người về niềm tin của tôi đối với Chúa để mọi người biết rằng Người luôn yêu thương họ và để giải thích cho mọi người biết ngày hôm đó Chúa đã quan tâm che chở cho tôi như thế nào. Bị cá mập tấn công, tôi đã mất 70% lượng máu trong cơ thể. Nếu ngày hôm đó Chúa không che chở thì tôi đã không có mặt ở đây ngày hôm nay”.

Trước khi gặp Bethany, tôi chưa biết tường tận về tai nạn đó, và tôi không hiểu được cô gái trẻ ấy đã cận kề cái chết như thế nào. Cô nói cho tôi biết co đã không ngừng cầu nguyện khi người ta đưa cô tới một bệnh viện cách bờ biển bốn mươi lăm phút đi xe hơi và người phụ giúp công việc y tế đã thi thầm vào tai cô những lời động viên như sau: “Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi hoặc từ bỏ em”.

Tình hình lúc đó thật gay go. Khi đưa cô tới được bệnh viện và khẩn trường chuẩn bị phẫu thuật, người ta phát hiện ra rằng tất cả các phòng mổ của bệnh viện đều bận. Bethany lịm dần. Nhưng rồi phút chót, một bệnh nhân đã hủy bỏ cuộc phẫu thuật đầu gối sắp sửa được tiến hành, vậy nên bác sĩ của ông ấy có thể phẫu thuật cho Bethany. Hãy đoán xem người hủy bỏ cuộc phẫu thuật đầu gối là ai?

Đó chính là bố của Bethany!

Không thể ngờ được, đúng không bạn? Tất cả mọi thứ cho mọi cuộc phẫu thuật đã được chuẩn bị sẵn sàng, vậy nên họ chỉ việc đưa cô con gái vào thay chỗ của người bố trên bàn mổ và tiến hành phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật đó đã cứu sống cô.

Bethany vốn là một cô gái khỏe mạnh, một vận động viên thể thao và là người có thái độ sống tích cực đến kinh ngạc nên đã bình phục nhanh hơn các bác sĩ dự đoán. Chỉ ba tuần sau khi bị cá mập tấn công, cô đã trở lại biển, tiếp tục sống với môn thể thao mà cô yêu thích.

Trong cuộc gặp, Bethany cho biết niềm tin vào Chúa đã khiến cô đi đến kết luận rằng việc mất cánh tay là một phần trong kế hoạch của Chúa dành cho cuộc đời cô. Thay vì cảm thấy buồn cho bản thân, cô chấp nhận điều đó và tiếp tục vươn lên. Trong cuộc thi lướt sóng với những nữ động viên hàng đầu thế giới, cô giành vị trí thứ ba – với chỉ một cánh tay! Cô nói rằng mất cánh tay không phải là một điều rủi mà là một sự may mắn bởi mỗi lần cô đạt thành tích cao, sự kiện đó lại khích lệ những người khác răng cuộc sống của họ không có giới hạn!

“Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện của tôi, đã sử dụng tôi. Khi mọi người nghe câu chuyện của tôi chính là khi Chúa nói với mọi người”, cô nói. “Nhiều người nói rằng qua câu chuyện của tôi họ thấy mình được đến gần Chúa hơn, bắt đầu tin ở Chúa và tìm được niềm hy vọng cho cuộc sống của chính họ, hoặc động viên, khích lệ để vượt qua nghịch cảnh. Khi nghe họ nói như thế, tôi tạ ơn Chúa bởi không phải là tôi làm được gì cho họ – mà chính Chúa là người đang giúp họ. Tôi cảm thấy rất vui bởi Chúa đã cho phép tôi trở thành một phần trong kế hoạch của Người.”

Bạn không thể cảm thấy vui trước tinh thần lạc quan và sự dũng cảm tuyệt vời của Bethany. Nếu sau khi bị cá mập tấn công, cô bỏ lướt sóng thì cũng chẳng ai trách cô được. Chi còn một cánh tay, phải nỗ lực học cách giữ thăng bằng trên ván lướt để thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng cô đã không quản ngại khó khăn. Cô tin rằng dù điều tồi tệ nào xảy ra, thì trong cái rủi vẫn có cái may.

CƯỠI TRÊN NGỌN SÓNG

Bạn hãy nhớ đến niềm tin của cô gái tuyệt vời này mỗi khi cuộc sống trở nên khắc nghiệt, không được như bạn mong muốn và ao ước. Sẽ có những lúc như thế đấy. Con người ta ai cũng có lúc bị tấn công bởi những con sóng dữ không thể lường trước được. Có lẽ khó có khả năng bạn sẽ bị tấn công bởi một con cá mập, nhưng bất cư khi nào phải đối mặt với nghịch cảnh, hãy nghĩ đến cô gái trẻ tuổi đầy can đảm này, người không chỉ sống sót trong vụ tấn công của một trong những động vật ăn thịt đáng sợ nhất mà còn trở lại cuộc đời với lòng quyết tâm hơn bao giờ hết hướng tới một cuộc sống đáng khâm phục.

Bethany đã truyền cảm hứng nhiều đến nỗi tôi đề nghị cô giúp thực hiện một điều mà tôi luôn muốn thử. Tôi đề nghị cô dạy tôi lướt sóng. Thật ngạc nhiên, cô đề nghị dẫn tôi đến bãi biển Waikiki.

Tôi không được tự tin cho lắm khi nghĩ mình sẽ học lướt sóng ở cái nơi nổi tiếng ấy, nơi mà những ông vua và các nữ hoàng Hawaii lần đầu tiên cưỡi trên đỉnh những con sóng. Tôi khá căng thẳng. Khi Bethany chuẩn bị một chiếc ván lướt dài, cô giới thiệu tôi với hai ngôi sao lướt ván Tony Moniz và Lance Hookano, những người sẽ cùng chúng tôi lướt sóng.

Như tôi đã nói, khi bạn tự hỏi liệu mình có thể đạt được những mục đích trong cuộc đời hay không, hãy tin tưởng vào những người đang sẵn lòng chìa tay ra giúp bạn và những ai tìm đến với bạn trong vai trò người dẫn dắt. Có lẽ tôi đã có được những người bạn lướt sóng nhiệt tình và giàu kinh nghiệm nhất giúp đỡ. Trước hết họ giúp tôi tập giữ thằng bằng trên ván lướt ở trên bờ.

Rồi họ thay nhau giúp, hướng dẫn tôi và cổ vũ tôi. Khi xuống biển, tôi bị tấn công bởi một ý nghĩ đáng sợ rằng, tôi và Bethany chỉ có hai chân và một tay thôi – và đó đều là chân tay của Bethany! Tôi thích cái ý tưởng mình là một anh chàng biết lướt ván, và là một tay bơi sung sức, tôi không sợ nước, nhưng dù được những vận động viên lướt ván chuyên nghiệp giúp tôi vẫn không chắc mình có thể ở trên một chiếc ván và lướt trên đỉnh những con sóng. Có lúc tôi thực hiện một cú xoay 360 độ cùng với một trong những người hướng dẫn. Có lúc tôi nhảy khỏi ván lướt của mình, nhảy sang ván lướt của Bethany trong khi chúng tôi cùng lướt sóng!

Rồi tôi muốn thử tự lướt ván. Tôi nóng lòng muốn thử – tôi là mọt diễn viên nghiệp dư. Cuối cùng mọi người cũng đồng ý để tôi tự lướt sóng một mình. Để giúp tôi tự bật người lên khi bắt được một con sóng, họ tạo ra một cái bệ nhỏ bằng cách buộc mấy chiếc khăn tám xoắn lại với nhau ở phía trước ván lướt để giúp tôi có thêm tự tin thực hiện các cú lướt. Sau đó, khi đã tạo được tốc độ trên một con sóng, tôi có thể tì vai vào những chiếc khăn tắm ấy và nhích người lên trong tư thế thẳng đứng. Nơi nào có ú chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt sóng.

Và hôm đó ở Waikiki đã có một cuộc thi lướt sóng, mọi người bắt đầu đổ đến xem chúng tôi biểu diễn. Mặc dù điều đó khiến tôi căng thẳng, tôi cũng không thiếu giữ lời khuyên từ các chuyên gia lướt sóng.

“Cậu định thử cái trò này thật đấy à, chàng trai?”

“Này, không có tay chân như vậy liệu có giữ được thằng bằng trên ván lướt không nhỉ?”

“Cậu có biết bơi không? Cậu có thể bơi nhanh hơn cá mập không hả?”

Ngay khi xuống nước tôi thực sự cảm thấy thoải mái hơn hẳn. Tôi rất giỏi trong việc giữ cho cơ thể nổi trên mặt nước, vậy nên bơi hay thả mình trong nước đối với tôi không phải là vấn đề. Tôi cũng thích để mình trôi trong nước, vậy nên tôi chẳng bao giờ biết mình sẽ kết thúc ở đâu. Tôi thường mơ mình trôi trên đại dương về tận Australia và giạt vào sân sau ở nhà cha mẹ tôi!

Đó là một ngày tuyệt vời. Bethany ở dưới biển cùng tôi, khuyến khích tôi, nhưng mỗi khi tôi cố bắt một con sóng và vươn thẳng người lên, là y như rằng tôi lại ngã khỏi ván. Tôi đã thử đi thử lại sáu lần. Sáu lần thử là sáu lần thất bại.

Nhưng tôi không thể đầu hàng. Có quá nhiều người đang theo dõi tôi tập lướt sóng. Có quá nhiều ống kính máy quay phim đang hướng vào chúng tôi. Tôi không định xuất hiện trên YouTube như một anh chàng khuyết tật không thể làm gì được với bộ lướt sóng. Khi còn nhỏ, tôi đã dành nhiều thời gian chơi trượt ván, vậy nên tôi là một tay trượt ván giỏi. Cuối cùng trong lần thứ bảy, tôi đã đón bắt được một con sóng lớn và có thể rướn người lên. Đó là khoảnh khắc thích thú tuyệt vời, tôi không ngại nói với bạn rằng khi tôi đứng trên chiếc ván lướt đó cưỡi con sóng vào bờ, tôi đã hét lên đầy phấn khích hệt như một cậu bé học trò.

Tôi cưỡi con sóng vào bờ trong tiếng reo hò và huýt sao vang dội của mọi người. Tôi hạnh phúc quá! Tôi biết rằng mình hạnh phúc bởi mọi người nói với tôi: “Chàng trai à, cậu là một anh chàng hạnh phúc!”.

Trong hai giờ tiếp theo chúng tôi đón bắt hết con sóng này đến con sóng khác, thực hiện gần hai mươi chuyến lướt sóng. Có một số nhiếp ảnh gia đến chụp cuộc thi lướt sóng này, và tôi trở thành gương mặt mới đầu tiên trong làng lướt sóng được nhắc đến trên tờ tạp chí Lướt Sóng. Sau ngày lướt sóng tuyệt vời của tôi, anh bạn Lance Hookano đã đưa ra những nhận xét thú vị.

“Tôi đã ở trên bãi biển này cả đời”, Lance nói trong một cuộc phỏng vấn sau này, “và tôi chưa bao giờ chứng kiến sự kiện nào kỳ diệu như thế. Nick là một trong những người hạnh phúc nhất mà tôi từng gặp. Cậu ấy thích lướt sóng. Nước biển chảy trong mạch máu của cậu ấy. Những gì được chứng kiến hôm nay khiến tôi nghĩ rằng trên đời này không gì là không thể”.

Bạn hãy luôn giữ ý nghĩ này: Không gì là không thể. Khi bạn cảm thấy mình thất bại vì bị lấn át bởi một thách thức lớn, hãy tin rằng không gì là không thể. Có thể ngay lúc này bạn chưa tìm được bất cứ cách nào vượt qua khó khăn. Có thể bạn cảm thấy rằng cả thế giới đều quay lưng lại với bạn. Nhưng hãy tin rằng hoàn cảnh có thể thay đổi, các giải pháp có thể xuất hiện, và sự giúp đỡ sẽ đến từ những nguồn mà bạn hoàn toàn không ngờ tới. Khi đó không gì là không thể, bạn ạ!

Nếu một gã không tay chân như tôi còn có thể học lướt sóng tại một bãi biển nổi tiếng nhất thế giới, thì bạn có thể thực hiên được bất cứ việc gì và tất cả mọi điều, bạn ạ!

NIỀM TIN BÉN RỄ

Một trong những câu chuyện nổi tiếng trong Kinh Thánh là chuyện Người gieo hạt. Chuyện kể về một người nông dân gieo những hạt giống ra khắp vùng. Một số hạt rơi xuống đường và bị chim mổ mất. Một số hạt rơi xuống những tảng đá và chẳng thể bén rễ được. Những hạt khác rơi vào bụi cỏ gai không thể phát triển được. Chỉ có những hạt được gieo trên đất tốt mới có thể phát triển và làm nên mùa màng, tạo ra thêm nhiều hạt mới.

Trong cuộc đời của mình, chúng ta không chỉ nhận những hạt giống mà còn gìn giữ chúng trong “mảnh đất tốt” của trái tim. Khi bị thách thức làm nản lòng, chúng a có thể tin vào những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của mình. Những ước mơ đó tồn tại như hạt giống dành cho những điều tốt đẹp sẽ xảy đến. Niềm tin là mảnh đất màu mỡ giúp cho hạt giống đó phát triển thành mùa màng đấy bạn ạ.

Người thân của tôi luôn khích lệ tôi. Họ đã gieo những hạt giống trong tim tôi. Họ cam đoan rằng tôi sở hữu khả năng, những món quà có thể giúp ích cho người khác. Có lúc tôi tin họ. Có lúc tôi không tin. Nhưng họ chưa bao giờ bỏ rồi tôi. Họ biết rằng có những lúc họ gieo hạt trên vỉa hè, hoặc trong bụi cỏ. Tuy nhiên, họ vẫn tin rằng những hạt giống của họ sẽ bén rễ.

Gia đình tôi đã gieo những hạt giống niềm tin trong tôi vào mỗi buổi sáng khi tôi chuẩn bị đến trường: “Chúc con một ngày tốt lành, Nicholas! Hãy cố gắng hết sức mình con nhé, còn lại Chúa sẽ giúp con!”.

Có những hôm tôi nghĩ, phải, phải, Chúa có khiếu hài hước bởi vì con biết hôm nay ở sân trường thế nào con cũng sẽ bị trêu chọc.

Chắc rồi, ngay khi tôi lăn xe vào sân chơi là thế nào cũng có đứa bảo rằng xe tôi bị xịt lốp, rằng bọn chúng muốn sử dụng tôi làm vậy chẹn cửa thư viện. Hài hước gớm!

Vào những ngày tôi chán nản, tôi chẳng đếm xỉa tới lời động viên của cha mẹ. Chẳng có gì để nuôi dưỡng chúng. Tôi cảm thấy quá cay đắng và chua xót về hoàn cảnh của mình.

Nhưng nhiều tháng, nhiều năm sau khi chuyện tồi tệ trong bồn tắm mà tôi đã kể xảy ra, càng ngày sự động viên của cha mẹ tôi càng trở nên hữu ích. Nhờ được động viên như thế cùng với quyết tâm và tính cách hòa nhã đễ gần của mình, tôi đã có được sự chấp nhận và ủng hộ của các bạn cùng lớp. Thỉnh thoảng tôi vẫn có những ngày không được vui vẻ, nhưng những ngày đó càng ít đi.

Tác giả nói tiếng Norman Vincent Peale từng nói: “Hãy trở thành một con người biết tin vào những khả năng. Cho dù cuộc sống có tăm tối đến mức nào, hãy mở rộng tầm nhìn của mình để thấy được những khả năng sẽ xảy đến. Hãy luôn luôn đón đợi chúng, bởi vì chúng luôn tồn tại.”

Có thể bạn là người theo đạo Tin Lành hoặc một người thuộc tổ chức Rotary. Dù theo tôn giáo nào chăng nữa bạn cũng nên luôn luôn biết tin vào các khả năng sẽ xảy ra trong cuộc sống. Không tin vào các khả năng sẽ xảy ra trong cuộc sống thì bạn sẽ thế nào? Chúng ta sẽ ra sao? Niềm hy vọng cho tương lai tạo động lực cho chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Hy vọng thúc đẩy chúng ta vượt qua những khó khăn không thể tránh khỏi, giúp chúng ta chiến thắng sự thất vọng và tuyệt vọng để tiến về phía trước.

Xu hướng tin vào những khả năng sẽ xảy ra đã hình thành từ khi tôi còn vé. Lúc sáu hay bảy tuổi gì đó, tôi viết cuốn sách đầu tiên và tự vẽ minh họa cho nó. Tựa đề của cuốn sách là Con kỳ lân không có cánh. Nội dung ý tưởng của cuốn sách ấy không phải là một bí ẩn khó khám phá, nhưng phải nói rằng mẩu truyện ngụ ngôn ấy, được rút ra từ chính cuộc sống của tôi, vẫn thể hiện một thông điệp thú vị về niềm tin. (Đừng lo. Mẩu truyện đó ngắn thôi. Khi viết mẩu truyện đó tôi mới sáu tuổi.) Toàn bộ mẩu truyện đó như sau:

Ngày xửa ngày xưa có một con kỳ lân mẹ và một con kỳ lân con.

Khi kỳ lân con lớn lên, nó không có cánh.

Kỳ lân mẹ tự hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra với cánh của con mình thế nhỉ?”.

Khi con kỳ lân đi dạo, nó thấy các bạn kỳ lân khác bay trên bầu trời. Thế rồi một cậu bé bước tới chỗ con kỳ lân và hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra với cánh của cậu thế, kỳ lân?”.

Kỳ lân trả lời: “Tôi không có cánh, cậu bé ạ”.

Cậu bé nói: “Tớ sẽ cố làm cho cậu bộ cánh bằng nhựa”.

Phải mất một giờ cậu bé mới làm xong một bộ cánh bằng nhựa cho kỳ lân.

Khi cậu bé đó làm xong đôi cánh, câu hỏi con kỳ lân liệu cậu có thể trên lưng nó được không. Kỳ lân nói: “Được thôi”.

Vậy là cậu bé cùng kỳ lân bắt đầu chạy, sau đó kỳ lân bắt đầu bay, và kỳ lân kêu lên:

“Đôi cánh hoạt động rồi. Tôi có cánh rồi”.

Khi kỳ lân ngừng bay, cậu bé rồi khỏi lưng kỳ lân. Sau đó kỳ lân lại bay trở lại bầu trời. Cậu bé nói với kỳ lân: “Chúc mừng kỳ lân, chúc mừng kỳ lân!”.

Cậu bé đi về nhà. Cậu kể cho mẹ, em trai và hai cô em gái của cậu nghe câu chuyện đã xảy ra với con kỳ lân.

Từ đó trở đi con kỳ lân sống hạnh phúc mãi mai.

Hết.

Con người chúng ta ai cũng mong được sống hạnh phúc mai. Dù bạn tin rằng mình có thể đương đầu với những lúc khó khăn và tận hưởng những lúc vui vẻ, thất vọng vẫn cứ xảy ra. Nhưng một kết thúc có hậu sẽ luôn là mục đích của bạn. Tại sao lại không theo đuổi mục đích ấy, bạn nhỉ?

SỰ KIÊN NHẪN ĐƯỢC ĐỀN ĐÁP

Những người có cùng tâm huyết với tôi ở tổ chức Life Without Limbs (Cuộc sống của những người không tay chân) đã giúp tôi lên kế hoạch cho một chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 2008 với mục đích thăm và diễn thuyết tại 14 quốc gia. Trong khi lên kế hoạch, chúng tôi lập dự toán kinh phí và tổ chức một chiến dịch huy động tài trợ để trang trải cho chuyến đi. Khi đó, tổ chức không có người giàu kinh nghiệm trong việc gây quỹ, nên cái đích chúng tôi nhắm tới dường như khá xa vời. Chúng tôi chỉ quyên được khoảng một phần ba số tiền cần có. Tuy vậy, tôi vẫn hướng về phía trước, bắt đầu chuyến đi tới Colombia, Ukraine, Sebia và Romania. Khi tôi trở về nhà, các cố vấn cứ lo rằng chúng tôi không có kinh phí để thực hiên lịch trình tiếp theo của chuyến đi.

Chú Batta là một doanh nhân thành đạt ở California, và chú ấy giữ vị trí điều hành trong tổ chức của chúng tôi. Chú đã đưa ra quyết định hủy bỏ hai điểm đến quan trong trong hành trình vòng quanh thế giới đã được lên kế hoạch từ trước. Tiền không phải là lý do duy nhất khiến chú ấy đi đến quyết định đó.

“Chúng ta càng ngày càng nắm được nhiều thông tin cho thấy việc đi đến Ấn Độ, đặc biệt là Mumbai, và Indonesia là không an toàn”, chú nói. “Bởi vì đằng nào chúng ta cũng thiếu kinh phí, chú nghĩ sẽ khôn ngoan hơn nếu đến thăm các nước đó vào một dịp khác:.

Chú là một người rất sáng suốt vì thế tôi đã không tranh luận với chú. Tôi nói với chú rằng tôi tin chú. Sau đó, tôi thực hiện một buổi diễn thuyết ở Florida, một buổi diễn thuyết cần tới 450 người tình nguyện để hướng dẫn đám đông khán thính giả. Trong buổi diễn thuyết đó, tôi đã đem đến cho họ sự khích lệ, nhưng các khán thính giả cũng làm tôi phấn khởi bởi lòng nhiệt tình. Trên con đương trở về nhà ở California, tôi được khích lệ bởi sự đón nhận nồng nhiệt ở Florida nhiều đến nỗi tôi cảm thấy như một nhu cầu không thể cưỡng nổi đối với việc tiếp tục thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới đã được lên kế hoạch.

Tôi cầu nguyện, và cầu nguyện để tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa. Tôi cảm thấy rằng tôi nên đi Ấn Độ và Indonesia cho dù thiếu kinh phí và dù tình hình ở các nước đó cho thấy những dấu hiệu nguy hiểm. Tôi tin rằng chúng tôi có thể giúp ích cho người khác. Chỉ lý do đó là đủ, còn những chuyện khác không quan trọng. Chú Batta mời tôi đến ăn tối với gia đình chú để bàn về mong muốn được tiếp tục các chuyến đi đã định dựa vào niềm tin chứ không phải vào những khoản kinh phí.

Trong bữa ăn, khi chú cháu nói chuyện, tôi cảm thấy rất phấn khích và xúc động. Tôi cảm thấy một cách rõ rang rằng đó là việc tôi cần phải làm. Chú Batta hiểu tôi nỗ lực mang thông điệp có ích đến cho càng nhiều người càng tốt.

“Để xem Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta tới đâu trong vài tuần tới”, chú nói với vẻ kiên nhẫn.

Khi bạn đối mặt với thách thức, đừng đầu hàng. Bạn đừng trốn tránh thách thức. Hãy đánh giá tình hình, tìm kiếm giải pháp, và hãy tin rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, và rằng tất cả mọi sự hợp lại với nhau vì một kết quả tốt đẹp. Sự kiên nhẫn là tối quan trọng. Bạn gieo hạt giống. Bạn chống chọi với giông bão. Bạn chờ đợi để được gặt hái. Thường thì khi gặp phải một trở ngại, bạn chớ có làm điều gì dại dột. Đừng có lấy đầu mà húc chướng ngại vật trên đường đời. Bạn cũng đừng quay đầu tháo chạy và cam chịu thất bại. Hãy tìm giải pháp tốt nhất trong khi tiếp tục giữ niềm tin sắt đá rằng mọi trở ngại sinh ra đều có mục đích cả.

Khi không có tiền để hoàn thành chuyên đi vòng quanh thế giới như đã dự tính, chúng tôi không nóng vội và không dùng những đồng tiền mình không có. Chúng tôi cầu nguyện. Chúng tôi tìm kiếm giải pháp. Chúng tôi tin rằng nếu cánh cửa hiện tại vẫn đóng. Thì một ngày nào đó nó sẽ mở ra.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là khi không ngừng tìm kiếm thì thế nào bạn cũng tim ra cách giải quyết. Có thể bạn điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tế. Nhưng chừng nào còn thở thì bạn nên nhơ rằng, trong tương lai luôn tồn tại những khả năng không thể ngờ tới.

Tôi phải nói với bạn điều này. Chúng tôi đã không nhận được một câu trả lời nào cho những , lời cầu nguyện, không nghĩ ra được cách nào dể có kinh phí cho hành trình tiếp theo. Nhưng một loạt sự kiện đáng kinh ngạc đã xảy đến.

Vài ngày sau khi tôi ăn tối với chú Batta, một người đàn ông tên là Bryan Hart, người đã nghe tôi diễn thuyết ở Florida, gọi điện tôi đề nghị được tài trợ cho chúng tôi một khoản tiền lớn.

Sau đó người liên lạc ở Indonesia gọi điện nói rằng họ đã thuê cho chúng tôi hai sân vận động ở Hông Kông. Họ hứa rằng khi đến đó chúng tôi không phải lo gì về tiền thuê địa điểm.

Hai ngày sau, một tổ chức thiện nguyên ở California đề nghị tài trợ cho chúng tôi một khoản tiền lớn hơn để trang trải các chi phí khác của chuyến đi!

Chỉ sau vài ngày, tiền không còn là vấn đề nữa. Vẫn có những lo lắng về an ninh ở một số điểm đến, nhưng chúng tôi đặt lòng tin vào Chúa.

THIÊN ÂN

Bạn còn nhớ tôi từng nói rằng tất cả mọi điều hợp lại vì một kết quả tốt đẹp không? Do thiếu kinh phí, chúng tôi đã phải thay đổi kế hoạch đến Ấn Độ, nhưng khi có trong tay khoản tài trợ, chúng tôi lại lập trình cho chuyến đi và đã thực hiện nó sớm hơn một tuần so với dự định.

Sự thay đổi trong lịch trình thực sự đã cứu mạng sống của chúng tôi. Chỉ vài ngày sau khi rời Mumbai, ba địa điểm mà chúng tôi dừng chân đã bị khủng bố tấn công. Khách sạn Jaj Hotel, sân bay, và ga xe lửa miền Nam của Mumbai nằm trong số những mục tiêu tấn công của nhóm khủng bố. Đã có tổng cộng 180 người thiệt mạng và 300 người bị thương.

Nếu thực hiện chuyến đi theo đúng kế hoạch ban đầu thì chúng tôi đã ở Mum bai, ở đúng những địa điểm nói trên, vào thời gian xảy ra khủng bố. Bạn có thể nói rằng chúng tôi may mắn, nhưng tôi tin rằng Chúa đã có sẵn một kế hoạch dành cho chúng tôi mà ta không thể thấy được. Đó là lý do tại sao có niềm tin vào tương lai và tiếp tục phấn đâu không ngừng vì mục tiêu của bạn khi bạn phải đương đầu với nghịch cảnh là điều cực kỳ quan trọng.

DÁM SỐNG

Tôi bắt đầu chương này bằng việc nói về bàn chân trái của tôi, một bộ phận phụ bé nhỏ nhưng rất hữu ích. Qua thời gian và trải nghiệm, tôi đã hiểu ra rằng tôi rất biết ơn bàn chân trái này bởi vì các nhà phát minh đã và đang tích cực sáng chế ra những trang thiết bị hoạt động rất hoàn hảo dành cho nó. Những chiến cần điều khiển và màn hình cảm ứng là những thiết bị tiện dụng nhất có thể điều khiển bằng chân mà tôi tiếp cận được. Dù không có chân, không có tay, giờ đây tôi có thể trải nghiệm cuộc sống bằng nhiều cách mà cha mẹ và bản thân tôi trước kia không thể nào tưởng tượng ra. Hồi đó những khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống của tôi dương như khá hạn hẹp, nhưng những giới hạn đã dần bị đẩy lùi nhờ kỹ thuật hiện đại, sức mạnh của niềm tin và sự nỗ lực.

Dù cuộc sống của bạn có khó khăn, nghiệt ngã, tàn nhẫn đến mức nào, bạn cũng nên kiên nhẫn. Khi tôi mới chào đời, hoàn cảnh của tôi dường như rất u ám, nhưng tôi đã cố gắng vươn tới một cuộc sống hạnh phúc với nhiều thành công và sự gặt hái. Nếu bạn nghĩ tôi là một ngoại lệ, thì hãy nghĩ đến thành công của Christy Brown, một trông những người tôi coi là anh hùng.

Sinh ra ở Dublin, Cộng hòa Ireland vào năm 1932, Christy là con thứ mười trong một gia đình có hai mươi hai người con, mặc dù chỉ mười ba người trong số đó sống được cho đến tuổi trưởng thành. Christy chào đời có đầy đủ chân tay, nhưng ông bị tàn tật nặng đến mức không thể cử động, chỉ có thể thốt ra những tiếng ú ớ. Hồi đó bác sĩ không thể xác định được ông mắc chứng bệnh gì. Nhiều năm sau ông được chẩn đoán bị bệnh liệt não ở mức độ đặc biệt trầm trọng.

Vì Christy không thế phát âm rõ ràng, trong suốt nhiều năm, các bác sĩ nghĩ rằng ông còn bị khuyết tật về thần kinh. Mẹ ông quả quyết rằng ông không có vấn đề gì về thần kinh hết – chỉ thông thể giao tiếp được như người bình thường mà thôi. Bà và những thành viên khác trong gia đình đã kiên trì dạy ông học. Rồi một ngày nọ, trong khi Christy đang cố nói điều gì đó với chị gái, ông dùng bàn chân trái, bộ phận duy nhất trên cơ thể mà ông có thể điều khiển, để cầm viên phấn từ tay của chị.

Christy đã học viết, học vẽ, bằng chính bàn chân trái đó. Gia đình ông, cũng giống như gia đình của tôi, đã quyết tâm tạo cho ông một cuộc sống bình thường hết mức có thể, vậy là họ đưa ông đi đây đi đó bằng chiếc xe đẩy cũ và bằng xe ngựa. Giống như tôi, ông cũng là một tay bơi hăng hái. Thế rồi bà mẹ gập một vị bác sĩ và người đó đã giúp đỡ để ông được nhận vào viện Johns Hopkins. Vị bác sĩ này về sau đã thành lập cả một bệnh viện cho Christy và những bệnh nhân bại liệt khác.

Vị bác sĩ đó đã đưa Christy đến với văn chương, và một số nhà văn Ireland nổi tiếng đã khuyến khích Christy lộ thế giới tâm hồn qua thơ ca và văn chương. Cuốn sách đầu tay của ông là một cuốn hồi ký mang tên Bàn chân trái của tôi; đã được khai triển thành một thiên tiểu thuyết bán chạy có nhan đề tiếng Anh là Down All the Days và được chuyển thể thành một bộ phim do Daniel Lewis (người, tình cờ là con trai của một trong những bạn văn chương của Christy) thủ vai chính. Với vai diễn này, Day Lewis đã giành giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Christy đã xuất bản sáu cuốn sách khác và ông cũng là một họa sĩ được nhiều người biết đến.

Bạn thử nghĩ đến những ngày dài tăm tối mà Christy Brown và gia đình đã trải qua, những ngày mà họ cứ thầm hỏi không biết rồi cuộc đời ông sẽ ra sao đây. Ông chỉ có thể cử động được một phần rất nhỏ của cơ thể đau đớn. Ông chỉ có thể nói những tiếng không rõ ràng. Thế nhưng ông đã trở thành một nhà văn, một nhà thơ và một họa sĩ có tiếng. Ông đã có một cuộc đời phi thường, một cuộc đời đã được đưa lên màn bạc qua một bộ phim đoạt giải thưởng Oscar!

Điều gì đang chờ đợi bạn ở tương lai? Bạn sẽ kiên nhẫn xem câu chuyện cuộc đời bạn mở ra như thế nào, đúng không bạn?

TÂM NHÌN MỞ RỘNG

Trong thời thơ ấu, đã nhiều lần tôi có tầm nhìn rất hạn hẹp về tương lai. Khi nhìn về tương lai, tôi nghĩ đến thiệt thòi, khổ đau của bản thân nhiều đến nỗi chưa bao giờ có thể tưởng tượng ra được trên đời này còn có những người đang phải trải qua hoàn cảnh bi đát hơn cả hoàn cảnh của tôi, những người như Christy Brown chẳng hạn. Thế rồi, khi khoảng 13 tuổi, tôi đọc được bài báo nói về một người đàn ông Australia gặp tai nạn thảm khốc. Theo như tôi nhớ, người đàn ông ấy bị liệt, không cử động được, không nói được, suốt phần còn lại phải gắn với chiếc giường. Tôi không thể hình dung ra cuộc sống như vậy khủng khiếp đến mức nào.

Câu chuyện về người đó đã giúp tôi mở mắt, giúp tôi mở rộng tầm nhìn. Tôi hiểu rằng trong khi sự khuyết thiếu chân tay đặt ra cho tôi rất nhiều thách thức, tôi vẫn cảm thấy biết ơn bì mình còn có rất nhiều thứ, còn có rất nhiều khả năng xảy ra trong cuộc sống của tôi.

Tin vào vận mệnh của mình là điều có thể tạo ra sức mạnh lớn lao. Bạn có thể dời núi lấp bể. Nhận thức đầy đủ về các khả năng sẽ xảy ra trong cuộc sống không phải là một quá trình có thể có trong một sớm một chiều, mà là một quá trình dần dần, 15 tuổi, tôi khám phá câu chuyện về người đàn ông bị mù trong sách Phúc âm của Thánh John. Ông ấy bị mù bẩm sinh, và khi các tông đồ của Chúa Jesus gặp ông, họ hỏi người thầy của mình: “Ai làm nên tội, người đàn ông này hay cha mẹ của ông ta, mà ông ta sinh ra lại bị mù thế này?”.

Tôi cũng đã tự đặt ra cho mình câu hỏi đó. Cha mẹ tôi đã làm gì nên tội? Tôi đã làm gì nên tội? Nếu không tại sao tôi lại sinh ra không có chân tay?

Chúa Jesus đáp: “Cả người đàn ông này lẫn cha mẹ của ông ta đều không làm gì nên tội cả. Ông ta bị mù nhưng việc của Chúa Trời sẽ hiển lộ nơi ông ta đấy”.

Khi người đàn ông mù nghe thấy lời giải thích đó, tầm nhìn của ông về tương lai và về những khả năng sẽ xảy ra đã thay đổi. Bạn có thể tưởng tượng được truyện ngụ ngôn này có tác động tới tôi như thế nào khi tôi là một đứa trẻ mới lớn, ý thức rõ ràng về khuyết tật và về sự phụ thuộc của mình bào người khác. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một khả năng mới. Tôi không phải là một gánh nặng. Tôi không phải là kẻ thất bại. Tôi không phải là một phận người bị trừng phạt. Tôi là sự sáng tạo đặc biệt để Chúa hiển lộ công việc của Người qua tôi.

Ở tuổi 15, khi tôi đọc đoạn Kinh Thánh đó, cảm giác thanh thản mà tôi chưa từng biết tới dâng trào. Tôi đã luôn hỏi tại sao mình lại sinh ra không có tay chân, nhưng lúc đó

tôi hiểu rằng chỉ có Chúa mới biết câu trả lời. Tôi đơn giản phải chấp nhận điều đó và tin vào các khả năng mà Chúa sẽ mang đến cho tôi.

Không một ai trên đời này biết tại sao tôi sinh ra không có tay chân, cũng như không ai biết tại sao người đàn ông mù trong câu chuyện nói trên sinh ra với đôi mắt mù lòa. Chúa Jesus đã nói rằng điều đó xảy ra để công việc của Người được hiển lộ.

Những lời đó mang đến cho tôi cảm giác vui mừng và ý thức về một nguồn sức mạnh lớn lao. Lần đầu tiên trong đời tôi ý thức được rằng, việc tôi không thể hiểu tại sao tôi sinh ra không có tay, không có chân không có nghĩa là Đấng Sáng Tạo đã bỏ rơi tôi. Người đàn ông mù đó đã được chữa khỏi mắt để phục vụ mục đích của Chúa. Tôi hông được cho có chân tay, nhưng theo thời gian thế nào rồi thì mục đích dành cho tôi cũng sẽ hiển lộ.

Bạn phải hiểu rằng đôi khi trong cuộc đời sẽ không có được những câu trả lời mà vào lúc này đây bạn đang tìm kiếm. Bạn phải sánh bước cùng với niềm tin. Tôi đã phải học cách để tin vào các khả năng dành cho cuộc sống của mình. Nếu tôi có được niềm tin đó, thì bạn cũng có thể.

Hãy nghĩ về điều này. Lúc bé, tôi không thể biết được rằng sự khuyết thiếu chân tay sẽ giúp tôi mang đến những thông điệp hy vọng cho nhiều người có hoàn cảnh khác nhau ở nhiều quốc gia đến thế. Hoàn cảnh khó khăn và chán nản thì có gì vui đâu. Bạn không cần phải giả vờ thích những hoàn cảnh đó. Nhưng bạn hãy tin vào khả năng về những ngày tốt đẹp hơn sẽ đến, và về một cuộc sống tràn đầy ý nghĩa và hạnh phúc.

THẦN TƯỢNG

Lần đầu tiên tôi thực sự được thấy sức mạnh của niềm tin vào vận mệnh của một con người là lần đi dự một buổi họp mặt ở trường trung học. Đó là lần đầu tiên tôi được nghe một diễn giả nói chuyện. Anh ấy là người Mỹ, tên là Reggic Dabbs, và ngày hôm đó anh thực hiện buổi diễn thuyết thật không dễ dàng. Có tới 1400 học trò tập trung nghe anh nói chuyện. Trời thì nóng nực và oi bức. Hệ thống âm thanh thì trục trặc, lúc được, lúc mất.

Khán thính giả bồn chồn không lúc nào yên, nhưng người đàn ông ấy đã hoàn toàn cuốn hút chúng tôi bằng câu chuyện của anh, kể cho chúng tôi biết anh được sinh ra bởi một người mẹ còn đang ở tuổi vị thành niên làm nghề mại dâm ở Louisiana, người mà lúc mang thai anh đã tính đến chuyện phá thai để giải quyết “vấn đề nhỏ”. May mắn cho Reggie, mẹ anh cuối cùng lại quyết định sinh ra anh. Khi mang thai, mẹ anh không có gia đình, không có nơi nương thân và buộc phải sống ở một chuồng gà.

Một đêm đang chui rúc ở đó trong sợ hãi và cô đơn, bà chợt nhớ ra rằng cô giáo cũ của bà, một người phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, từng nói rằng bất cứ khi nào bà cần giúp đỡ thì hãy gọi điện cho cô giáo. Người giáo viên đó tên là Dabbs. Nhận được điện thoại, bà giáo ấy đã lái xe từ nhà bà ở Tennessee tới Louisiana để đón cô bé đang mang thai đã cầu cứu mình, và đưa cô về gia đình, nơi bà có chồng và sáu người con đã trưởng thành. Bà Dabbs và chồng bà đã nhận nuôi Reggie và cho anh mang họ của họ.

Cặp vợ chồng ấy đã truyền cho anh những giá trị đạo đức lớn lao, Reggie nói. Một trong những bài học đầu tiên mà họ dạy anh là, cho dù hoàn cảnh như thế nào, anh luôn có thể lựa chọn đương đầu với tình huống theo cách tích cực hoặc tiêu cực.

Reggie kể với chúng tôi rằng anh luôn luôn có những quyết định đúng đắn bởi vì anh có niềm tin vào những khả năng dành cho cuộc sống của mình. Anh không muốn làm những việc tồi tệ bởi vì anh tin có nhiều điều tốt đẹp ở phía trước. Anh đặc biệt nhấn mạnh một điều thực sự tác động sâu sắc đến tôi: “Bạn không bao giờ có thể thay đổi được quá khứ của bạn, nhưng bạn có thể thay đổi tương lại”.

Tôi ghi sâu lời anh nói trong tim. Anh ta làm tất cả chúng tôi xúc động. Reggie cũng đã gieo một hạt giống vào trong tâm trí tôi, một ước mơ trở thành diễn giả. Tôi cảm thấy bị cuốn hút bởi thực tế cho thấy chỉ trong bài phút ngắn ngủi, người đàn ông đó đã tạo được ảnh hưởng không nhỏ đối với đám đông hàng nghìn người. Và cũng thật thú vị khi biết anh đã đi khắp thế giới để nói chuyện với mọi người – anh được trả tiền để đem đến cho mọi người hy vọng!

Ngày hôm đó, khi rời trường, tôi nghĩ, có thể một ngày nào đó mình sẽ có câu chuyện thú vị như chuyện của Reggie để chia sẻ với mọi người. Tôi khuyến khích bạn chấp nhận rằng ngay lúc này đây có lẽ bạn chưa thể nhìn thấy một con đường nào mở ra trước mặt, nhưng điều đó không có nghĩa rằng không có con đường nào dành cho bạn. Hãy nuôi niềm tin trong tim, câu chuyện của bạn vẫn đang đợi để được mở ra, và tôi biết câu chuyện đó sẽ đầy bất ngờ!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.