Cuộc Sống Không Giới Hạn – Câu Chuyện Diệu Kỳ Của Chàng Trai Đặc Biệt Nhất Hành Tinh
Thực hiện sứ mệnh của mình
Khi tôi 20 tuổi, tôi quyết định sang Nam Phi thực hiện chuyến diễn thuyết kéo dài hai tuần được sắp xếp bởi một người mà tôi chưa từng gặp mặt, cha mẹ tôi không vui lắm bởi họ lo cho sự an nguy và sức khỏe của tôi, và lo cả về chi phí của chuyến đi. Bạn có thể hình dung ra không? Một người tên là John Pingo đã xem video đầu tiên về tôi và rủ tôi sang nói chuyện với những người đang cần được động viên nhất ở những vùng nghèo nhất Nam Phi. Người đó sắp xếp cho tôi diễn thuyết tại một loạt các giáo đoàn, trường học, trại trẻ mồ côiqua mạng lưới các nhà thờ Doxa Deo.
John viết thư, gọi điện, gủi email, năn nỉ tôi đến đất nước của mình. Sự kiên trì của người này đã làm dấy lên một điều gì đó trong lòng tôi. Hồi tôi mới lớn, những lúc bất an về hoàn cảnh hiện tại và tương lai, ngoài việc cầu nguyện, có một hành động khác dường như đã giúp tôi cảm tháy nhẹ lòng phần nào là tìm đến với người khác và làm điều gì đó cho người ấy. Càng nghĩ đến khó khăn, thách thức của mình, tôi càng cảm thấy tồi tệ hơn, nhưng khi chuyển sang tập trung vào việc phục vụ nhu cầu của người khác, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn và hiểu rằng không một ai trên đời này đơn độc.
Dù giúp người khác được nhiều hay ít, hãy nhớ rằng những hành động thể hiện lồng tốt dù nhỏ cũng tao ra sức mạnh lớn lao chẳng kém gì những khoản hiến tặng giá trị. Nếu bạn có thể tạo ra sự thay đổi ý nghĩa cho cuộc đời, thì như thế nghĩa là bạn đã làm một việc trọng đại rồi, bởi lòng tốt có tác dụng làm lan tỏa và khơi gợi những hành động tương tự, và kết quả ban đầu mà nỗ lực của bạn tạo ra sẽ được nhân lên nhiều lần. Đã bao lần bạn được ai đó làm điều tốt đẹp cho bạn, khiến bạn tràn ngập lòng biết ơn, và rồi bạn lại làm điều tốt giúp người khác? Tôi tin rằng cách ứng sử đó là một phần bản chất mà Chúa ban tặng cho chúng ta.
Ở phần trước tôi đã kể cho bạn biết lời nhận xét giản dị và chân thực mà một cô bạn học ở trường đã truyền cho tôi lòng tự tin như thế nào giữa lúc tôi cảm thấy mình thật vô dụng và không được ai cần đến. Cô bạn ấy đã mang đến sự khích lệ đến cho những người đang gặp khó khăn trên khắp thế giới. Lòng tốt giản dị của cô bạn ấy đã được lân lên gấp nhiều lần.
Vậy nên tôi nói rằng giá mà bạn có nhiều hơn thì bạn sẽ làm được nhiều hơn, tôi khuyến khích bạn đơn giản hãy làm những gì mà hiện tại bạn có thể làm và hãy làm như thế hằng ngày. Tiền không phải là sự chia sẻ, đóng góp duy nhất mà bạn có thể mang đến cho người khác. Bất cứ thứ gì Chúa đã cho bạn, bạn hãy chia sẻ nó theo các cách khác nhau để giúp ích chó người khác. Nếu bạn có nghề mộc hoặc những kỹ năng nghề nghiệp khác, hãy sử dụng nó để phục vụ giáo hội của bạn, cho trung tâm nhân đạo, hoặc cho các nạn nhân thảm họa động đất ở Haiti và cho những nơi đang cần đến những kỹ năng đó. Có nhiều cách để bạn nhân rộng tài năng của mình dù đó là tài may vá, khiếu ca hát, khả năng làm tính giỏi hay thành thạo trong việc sửa ô tô.
Một học sinh trung học ở Hong Kong mới đây đã gửi thư điện tử tới website của tôi, chứng minh ai trong chúng ta cũng có thể tạo ra sự thay đổi không kể tuổi tác, giàu nghèo.
“Tôi có một cuộc sống rất may mắn, nhưng mặc dầu thế, vẫn có những lúc cảm thấy mình vô dụng và hoang mang. Tôi sợ phải bước vào trung học sau khi nghe chuyện học sinh lớp trên bắt nạt học sinh lớp dưới. Trong ngày đầu tiên ở trường trung học. Tôi cùng các học sinh khác tham gia lớp học về lòng nhân đạo được thể hiện bằng hành động và chúng tôi được một cô giáo rất tuyệt vời dạy rằng đừng coi đó là một lớp học mà hãy coi đó là một gia đình.
Qua thời gian chúng tôi đã học được nhiều điều. Chúng tôi được giới thiệu cho biết về các sự kiện quan trọng xảy ra ở những nơi khác trên thế giới, như nạn diệt chủng Rwanda năm 1994 và nạn diệt chủng đang diễn ra ở Darfur, Sudan. Tôi và các bạn trong lớp trải qua cái cảm xúc mà chúng tôi chưa từng cảm thấy: niềm đam mê. Niềm đam mê thúc giục chúng tôi tìm hiểu những gì đã xảy ra ở Darfur và tìm cách giúp đở người dân ở đó.Mặc dù chẳng ai mong đợi nhiều từ những đứa trẻ 14 tuổi, chúng tôi đã tìm ra cách chứng minh cho thế giới thấy chúng tôi có thể tạo ra sự thay đổi.
Chúng tôi thực hiện một buổi biểu diễn nghệ thuật qua đó cho khán giả biết những gì đang xảy ra ở Darfur.chúng tôi tìm được niềm đam mê đủ để thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong những tâm hồn. Nhờ đó mà chúng tôi đã có thể làm được điều vượt ngoài mong đợi, quyên góp đủ tiền để mua nhu yếu phẩm gửi sang giúp đở người dân ở Darfur.”
Đó là những lời đầy khôn ngoan từ một bạn trẻ, đúng không bạn? Niềm đam mê phục vụ người khác có thể là món quà lớn nhất mà Chúa có thể ban tặng cho con người. Tôi chắc chắn rằng người dân Darfur, khi nhận được, dù lớn hay nhỏ. Sức mạnh to lớn của chúa được phản ánhqua thực tế rằng, nếu chúng ta muốn làm điều gì đó cho người khác, sự sẵn lòng cũng quan trọng như khả năng của chúng ta vậy. Khi chúng ta tìm đến để giúp đở người khác, ấy là lúc chúa hành sự thông qua chúng ta. Khi bạn sẵn lòng làm việc thiện, hãy đoánxem bạn có thể dựa vào khả năng của ai? Của Chúa! Kinh thánh dạy: “Ta có thể làm tất cả mọi điều thông qua chúa, người làm cho ta trở nên mạnh mẽ”.
Bạn muốn làm điều gì cho bản thân, thì hãy làm điều đó cho người khác. Nếu biến việc thực hiện những hành động nhỏ thể hiện lòng trắc ẩn trở thành thói quen hằng ngày, bạn sẽ cảm thấy mình có thêm sức mạnh và được giải phóng khỏi nỗi đau và sự thất vọng của riêng mình.Không nên mong được đền đáp cho lòng hào phóng và sự giúp đở của bạn đối với người khác, những những việc thiện có thể mạng đến những phần thưởng đầy bất ngờ.
Tôi là người tán thành sự hào phóng vô điều kiện bởi vì nó thể hiện sự tôn kinh Chúa và giúp nhân rộng hơn ơn phước của Người. Tuy nhiên tôi cũng tin rằng khi làm điều gì đó cho người khác, bạn cũng nhận được phước lành từ việc làm của mình. Vậy nên nếu bạn không có một người bạn, thì hãy trở thành một người bạn của người khác. Nếu bạn đang có một ngày tồi tệ, thì hãy làm cho ngày của người khác được vui vẻ. Nếu bạn đang bị tổn thương, thì hãy hàn gắn vết thương lòng của người khác.
Bạn không bao giờ biết được có thể tạo ra sự thay đổi lớn lao như thế trên thế giới này đơn giản bằng cách thực hiện một hành động nhỏ thể hiện lòng tốt. Những gợn sóng nhỏ có thể tạo thành con sóng lớn. Người bạn học, người nhận ra tôi buồn khi bị trêu chọc và nói với tôi rằng tôi trông dễ coi, đã không chỉ xoa dịu nỗi đau trong lòng của tôi mà còn thắp lên một tia sáng làm bừng lên nhiệt huyết của tôi đối với sự nghiệp diễn thuyết và sứ mạng tìm đến với mọi người trên khắp thế giới.
NIỀM ĐAM MÊ SẺ CHIA
Đừng lo lắng về việc bạn có thể giúp người khác được bao nhiêu. Hãy cứ tìm đến những ai cần giúp đỡ và bạn nên biết rằng những hành động nhỏ của lòng tốt thường được nhân lên và có tác dụng lớn lao vượt trên cả những gì bạn mong đợi. Càng nghe những gì John Pingo nói, tôi càng muốn đến Nam Phi hơn.
Trong ba tuần tôi cầu nguyện để xin sự chỉ dẫn của Chúa cho chuyến đi đến Nam Phi.Sau đó, tôi thực sự hiểu rằng trong tôi có một tiêng gọi thôi thúc thực hiện chuyến đi đó. Tôi muốn mang đến cho người khác sự khích lệ không giới hạn, và chuyến đi đó dường như là một bước đầu tiên tốt đẹp hướng tới sứ mệnh truyền giáo khắp thế giới. Tôi biết rất ít về về Nam Phi, và chưa bao giờ đi xa như thế mà không có cha mẹ đi cùng. Cha tôi có những người bạn sống ở đó, và sau khi nói chuyện với họ, ông không yên tâm. Họ nói cho ông biết bạo lực là một vấn đề nghiêm trọng ở quốc gia này và rằng du khách đến đây thường bị tấn công cướp giật, thậm chí bị giết chết.
“Đó không phải là một nơi an toàn để đến đâu , Nick ạ”, cha tôi nói. “Con thậm chí không biết cái người tên là John Pingo đó là ai. Tại sao con lại tin tưởng ông ta mà đi sang đó chứ?”
Cũng giống như các bậc làm cha làm mẹ khác, cha mẹ luôn bảo vệ tôi. Vì tôi không có chân tay, họ cảm thấy có đầy đủ mọi lý do để lo lắng cho sự an nguy của tôi. Nhưng tôi khao khát thực hiện chuyến đi đó, khát khao đi theo tiếng gọi ở trong lòng, mong muốn được dấn thân trong sự nghiệp của một nhà truyền giáo và một diễn giả.
Cha mẹ tôi chỉ mới có vài sợi tóc bạc và những cuộc phiêu lưu của đứa con trai cứng cỏi này quả là đáng ngạc nhiên. Khi tôi đề xuất chuyện đi đến Nam Phi, những mối lo trên hết của cha mẹ tôi là vấn đề sức khỏe và tài chính.Tôi vừa mua ngôi nhà đầu tiên bằng chính những đồng tiền của tôi kiếm được, và họ cảm thấy rằng tôi nên trả các khoản nợ từ việc mua nhà thay vì rong ruổi khắp địa cầu.
Những mối lo của họ tăng lên một cách đang kể khi tôi cũng tiết lộ với họ rằng:
1. Ở Nam Phi, tôi sẽ hiến tặng hoen 20.000 đô la tiền tiết kiệm cho các trại trẻ mồ côi.
2. Tôi muốn đưa em trai đi cùng.
Giờ đây, đứng ở vị trí của cha mẹ mà nhìn lại chuyện đó, tôi có thể hiểu và cảm thông hơn với những nỗi lo của họ ngày ấy. Nhưng khi ấy tôi đã quyết đi. Kinh Thánh dạy: “Nếu trên đời này ai có của cải, thấy anh em mình đang cùng túng mà không thấy mủi lòng, thì làm thế nào lòng yêu mến Đức Chúa ngụ trong con người ấy được?”. Tôi muốn hành động theo đức tin bằng cách giúp đỡ người khác. Mặc dù khuyết tật, tôi cảm thật tràn đầy khả năng nhờ đức tin mà tôi có, và cảm thấy rằng đã đến lúc phục vụ mục đích của mình.
Tôi vẫn phải thuyết phục cha mẹ rằng tôi sẽ an toàn. Lúc đầu thậm chí em trai tôi không hào hứng về chuyến đi. Nói cho đúng, khi rủ nó đi, nó từ chối vì những thông tin về bạo lực ở Nam Phi và vì nó “Không muốn bị một con sư tử ăn thịt”. Tôi tiếp tục thôi thúc và khích lệ em, cố giải thích về những con sư tử.Trước đó, tôi đã rủ hai người anh em họ đi cùng; một người đã rút lui.Cuối cùng Aaron cảm thấy nó có bổn phận cùng đi và giúp đở tôi trong chuyến đi.Họ vẫn lo lắng lắm, nhưng họ tin Chúa Sẽ phù hộ cho chúng tôi.
SỨ MỆNH PHỤNG SỰ THẾ GIỚI
Khi tôi đặt chân tới Nam Phi sau một chuyến bay dài, người tổ chức và buổi diễn thuyết đón chúng tôi ở sân bay như đã hứa, những vì lý do nào đó tôi cứ nghĩ John Pingo là một người đàn ông lớn tuổi, không lớn tuổi như cha mẹ tôi thì chí ít cũng xấp xỉ bốn mươi.
Hóa ra John Pingo 19 tuổi! Cậu ấy còn kém tôi một tuổi.
Có lẽ chuyến đi này không phải là một ý tưởng hay, tôi nghĩ khi chúng tôi gặp nhau tại sân bay. May mắn thay, John đã chứng minh cậu là một người rất chín chắn và có năng lực, người đã mở mắt cho tôi thấy sự đói nghèo và khó khăn trên diện rộng mà tôi chưa từng chứng kiến ở bất cứ đâu. Cậu ấy nói cho tối biết cậu đã xúc động và cảm thấy được khích lệ như thế nào khi xem video về tôi, nhưng tôi khám phá ra chuyện đời của cậu quả thực khá cuốn hút và sự hiến dân cho đức tin của cậu khiên tôi thấy mình nhỏ bé.
Cậu lớn lên trong một trang trại nuôi gia súc ở Orange Free State thuộc miền Nam của Nam Phi. Khi còn nhỏ cậu giao du với một đám thanh niên hư, nhưng rồi cậu đã trở thành một tín đồ Cơ Đốc đầy nhiệt huyết và khi gặp tôi cậu đã là chủ của một công ty xe nhỏ. Cậu biết ơn chúa đã giúp cậu thay đổi cuộc đời, đã ban phước cho cậu.
John có quyết tâm cao trong việc mời tôi sang diễn thuyết về đức tin và khích lệ người dân ở đây dến mức cậu bán cả xe hơi để trang trải chi phí cho các chuyến đi của chúng tôi đến nhà thờ, trường học, trại mồ côi và nhà tù. Sau đó cậu ấy mượn chiếc xe tải nhỏ của người cô để đưa tôi đến các địa điểm diễn thuyết ở Cape Town, Pretoria, Johannesburg, và tất cả các nơi khác.
Đó là một lịch diễn thuyết cực kỳ dày đặc, và vào thời gian đó chúng tôi thường chỉ ngủ bốn hoặc năm tiếng mỗi ngày. Nhưng chuyến đi đã mang đến cho tôi cơ hội gặp gỡ những con người, khám phá những vùng đất, những điều khiến cho cuộc đời tôi thay đổi mãi mãi. Nó giúp tôi hiểu mình muốn làm gì trong phần còn lại của cuộc đời: Tôi muốn mang những thông điệp về lòng dũng cảm và đức tin chia sẻ với mọi người trên khắp địa cầu.
Aaron và tôi nghĩ rằng trong thời thơ ấu của mình ở Australia và trong giai đoạn ngắn sống ở California, chúng tôi đã biết chút ít về nghèo khó và bạo lực. Nhưng trong chuyến đi này, chúng tôi đã hiểu ra rằng mình còn ngây thơ lắm. Những gì chúng tôi biết trước đó đã thực sự trở nên ít ỏi khi chúng tôi rời sân bay, lái xe xuyên qua Johannesburg. Tại một ngã ba, Aaron nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một tắm biển khiến nó hoảng sợ. Tấm biển ghi: “Khu vực đập vỡ và chiếm lấy”.
Aaron hoảng hốt hỏi người lái xe: “John, tấm biển đó có nghĩa gì vậy?”.
“Ồ, có nghĩa là ở vùng này bọn họ sẽ đập vỡ cửa kính xe của cậu, cướp hết đồ rồi lượn mất tăm”, John nói.
Chúng tôi đóng chặt cửa xe và bắt đầu đưa mắt quan sát xung quanh. Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người dân ở đó sống trong những ngôi nhà được bao quanh bằng xi măng cho chăng dây thép gai. Một số người dân tôi gặp trong những ngày đầu tiên ở đó nói rằng họ từng bị bóp cổ hoặc bị trấn lột, nhưng rốt cuộc chúng tôi nhận thấy Nam Phi không nguy hiểm hơn những vùng đất khác, nơi mà sự nghèo khó và tình trạng tội phạm là những mối lo thường trực.
Quả thực, Aaron và tôi đều cảm thấy yêu đất nước nam Phi và người dân ở đó. Mặc dù đất nước này có những vấn đề của nó, chúng tôi thấy người dân Nam Phi thật tuyệt vời, tràn đầy hy vọng và niềm vui, bất chấp mọi hoàn cảnh. Chúng tôi chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến sự tận cùng của cái nghèo và tuyệt vọng, cũng như niềm vui không thể lý giải nổi, đức tin đầy kiên định như những gì chúng tôi đã thấy ở Nam Phi.
Những trại trẻ mồ côi vừa khiến chúng tôi buồn đến xé lòng vừa khiến chúng tôi cảm thấy được khích lệ. Chúng tôi đã đến thăm một trại trẻ mồ côi dành cho trẻ em bị bỏ rơi, những đứa trẻ bị bỏ trong thùng rác, trên ghế đá công viên.Hầu hết trẻ em ở đó đều ốm yếu và suy dinh dưỡng. Những đứa trẻ ấy khiến chúng tôi mủi lòng đến nổi chúng tôi đã quay trở lại trại ngay ngày hôm sau, mang đến cho các em đồ chơi, những quả bóng, nước ngọt, bánh pizza cũng những món quà đơn sơ khác. Các em rất vui khi nhận được quà.
Ở đó chúng tôi cũng đã thấy những đứa trẻ bị lở loét, thương tích do nhiêm trùng, những trẻ em và người lớn đang chết dần chết mòn vì AIDS, các gia đình phải vật lộn kiếm miếng ăn và nước sạch để uống mỗi ngày. Tận mắt chứng kiến những cảnh đó, cảm nhận mùi của bệnh tật và cái chết vây quanh những người đang sống trong đau đớn cùng cực và biết rằng mình chẳng thể làm gì hơn là cầu nguyện để giúp họ được thanh thản là một trải nghiệm khiến chúng tôi thức tỉnh. Tôi chưa bao giờ thấy ở đâu con người lại phải chịu đựng sự túng quẩn và khổ sở đến nhường ấy. Điều tôi đã tận mắt chứng kiến tồi tệ hơn bất cứ điều gì tôi từng phải chịu đựng, và nó khiến tôi cảm thấy so với những người dân ở đó tôi dường như có cuộc sống quá sung sướng. Tôi bị lấn át bởi những cảm giác giằng xé: lòng trắc ẩn khiến tôi muốn hành động không chậm trể để cứu giúp tất cả những người tôi có thể cứu giúp, và cảm giác tức giận trước sự tồn tại của nổi khổ sở tột cùng bất biến.
Cha tôi thường kể về thời thơ ấu của ông ở Serbia, cái thời mà ông thường chỉ có một miếng bấnh mì và một chút nước, một ít đường cho bữa tối. Cha ông, tức ông nội tôi, từng là thợ cắt tóc của một mỹ viện, nhưng rồi bị mất việc. Mỗi năm gia đình cha tôi lại phải chuyển nơi ở một hoặc hai lần. Khi ông nội bị bệnh lao không thể làm việc được nữa, bà tôi, với nghề thợ may, phải gồng mình nuôi sáu đứa con.
Sau khi chứng kiến sự bần cùng và đói khát ở Nam Phi, tôi cảm thấy những chuyện cha tôi kểt về cuộc vật lộn để sinh tồn của gia đình đã mang một ý nghĩa mới; tôi đã thấy nỗi thống khổ trong ánh mắt của những bà mẹ đang hấp hối, đã nghe những đứa con của họ bật ra tiếng gào thét xé lòng vì đau đớn và đói khát, chúng tôi đến thăm những khu ở chuột, nơi những gia đình sống chen chúc trong những cái lán chật hẹp chẳng khác gì gian buồng kho, dùng báo cũ làm tường ngăn, không có nước để sinh hoạt, tôi đã đến diễn thuyết ở một nhà tù, nơi các tù nhân đứng chật kín trong phòng cầu nguyện và cả ở bên ngoài. Chúng tôi biết được rằng nhiều tù nhân vẫn đang chờ xét xử và rằng loại tội phạm chiếm đa số trong nhà tù, đó là những đối tượng nợ tiền của những người có thế lực đủ để buộc những ai vay nợ của nọ mà không có khả năng trả phải vào vong lao lý. Chúng tôi đã gặp một tù nhân phải lãnh án mười năm tù chỉ vì mắc nợ 200 đô la Mỹ. Ngày hôm đó, những người tù đã hát cho chúng tôi nghe, và trong cái chốn lao tù bị cô lập ấy, giọng hát của họ ngân lên, tràn đầy niềm vui.
TẠO RA THAY ĐỔI
Tôi đã đến Nam Phi như một chàng thanh niên đầy tự mãn, hoàn toàn chắc chắn rằng mình có thể tạo ra sự thay đổi ở cái xứ sở rộng lớn đó.Nhưng chính đất nước Nam Phi đã tạo ra sự thay đổi trong tôi.
Khi bạn bước ra ngoài bản thân mình, dứt ra khỏi những vấn đề của cá nhân để đến với người khác, việc làm đó của bạn sẽ thay đổi chính bạn. Bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé. Bạn sẽ cảm thấy mình được khích lệ. Hơn bất cứ điều gì và hơn bất cứ lúc nào, bạn sẽ bị lấn át bởi cảm giác rằng mình là một phần của cái gì đó lớn hơn bản thân bạn. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ hiểu ra rằng bạn có thể tạo ra sự đóng góp cho cuộc đời. Tất cả mọi điều bạn làm để khiến cuộc sống của người khác trở nên tốt đẹp hơn đều khiến cho cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa hơn.
Sau vài ngày đầu tiên ở Nam Phi, tôi đã hiểu tại sao John Pingo lại tận tâm và nhiệt tình giúp tôi truyền những thông điệp của hy vọng và niềm tin đến với người dân của đất nước cậu đến thế. Cậu đã thấy nhiều hơn những gì tôi đã thấy. Tôi hiểu ra rằng tôi đã chỉ nghĩ đến bản thân, đã sống một cuộc sống ích kỷ; một gã không chân tay hay đòi hỏi đã không thể tưởng tượng được bất cứ ai trên đời này lại bất hạnh như mình.
Từ sau chuyến đi, mỗi khi ở trong cửa hàng thực phẩm tôi không khỏi suy nghĩ. Thậm chí sự phong phú về thực phẩm ở trong cửa hàng nhỏ cạnh nhà tôi cũng vượt ngoài sự tưởng tượng của những đứa trẻ mồ côi và người dân sống trong các khu ổ chuột mà tôi gặp ở Nam Phi. Thậm chí giờ đây khi tôi được hưởng cái cảm giác dễ chịu ở trong văn phòng có điều hòa nhiệt độ, hoặc khi được mời ly nước mát, tôi vẫn chạnh lòng nghĩ về chuyện đó; ở nơi ấy những thứ đem lại cảm giác dễ chịu hơn đơn giản hơn đó thạt hiếm hoi.
Aaron, giờ đây trở thành một giáo viên dạy khoa học tự nhiên ở một trường trung học Australia, vẫn nói về những trải nghiệm thực tế từ chuyến đi đó. Chúng tôi không khỏi buồn lòng trước những cảnh đời mà mình đã tận mắt chứng kiến, nhưng cũng rất ngạc nhiên bởi nhiều điều khác. Chúng tôi đồng ý với nhau rằng đó là chuyến đi hữu ích nhất trong cuộc đời. Về nhà, cả hai anh em đều tự hỏi: Chúng ta có thể làm gì để xoa dịu đau khổ của người khác? Cách gì là tốt nhất để đóng góp? Làm sao mình có thể sống ích kỷ như trước, khi biết rằng nhiều người đang phải chịu đựng đau khổ đến nhường ấy?
Bạn không nhất thiết phải đi thật xa để tìm một ai đó cần giúp đỡ. Thực tế, chuyến đi Nam Phi đã khiến chúng tôi ý thức về những người cần giúp đỡ ngay trong chính cộng đồng, trên chính quê hương đất nước của mình. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những nơi để đóng góp thời gian, tài năng, tiền bạc tại giáo hội của bạn, tại những nhà thương. Hội Chữ thập đỏ, Hội Cứu tế, trung tâm dành cho người vô gia cư, ngân hàng lương thực, trạm cung cấp thức ăn miễn phí cho người nghèo. Bất cứ thứ gì bạn chia sẽ đều có thể tạo ra sự thay đổi, dù là tiền bạc, thời gian, tài năng hoặc mạng lưới bạn bè và đồng nghiệp.
Chuyến đi đầu tiên đến Nam Phi đã khiến tôi trở nên hào hứng bất đầu sứ mệnh của mình và tôi đã đem tặng phần lớn khoản tiền tiết kiệm 20.000 đô la ấy; trong khi đó chúng tôi quyên góp được thêm 20.000 đô la nữa để đem tặng những người khó khăn! Chúng tôi dành thời gian mua quà cho các em nhỏ mồ côi, cho các em ăn uống, quyên góp sách vở, chăn ấm và giường ngủ. Chúng tôi đã tặng các trại trẻ mồ côi những chiếc tivi, đầu DVD, tặng tiền cho người có hoàn cảnh khó khăn qua hơn một chục mạng lưới từ thiện.
Giờ đây, 20.000 đô la vẫn còn là một số tiền khá lớn đối với tôi, nhưng nhìn lại, tôi ước gì mình có nhiều hơn nữa để hiến tặng. Mới chỉ có thể mủi lòng trước vài mảnh đời ở một vài nơi đã khiến tôi có ý thức sâu sắc về hạnh phúc hơn bất cứ khi nào từng ý thức được. Mẹ tôi không được vui khi tôi trở về từ Nam Phi mà “chẳng còn gì” trong tài khoản tiết kiệm, nhưng bà hiểu rằng cuộc sống của tôi đã trở nên phong phú và ý nghĩa hơn qua chuyến đi đó.
TẠO NÊN PHÉP MÀU
Một trong những cảnh tượng không thể quên, gây xúc động nhất trong chuyến đi đến Nam Phi là cảnh mà tôi chứng kiến khi diễn thuyết tại một nhà thờ. Hàng trăm người ốm đau, tàn tật và những người đang chờ chết xếp hàng ở đó để tìm kiếm phép màu có thể cứu sống họ, giúp họ lành bệnh. Tôi thường buông mấy câu đùa liên quan đến tình trạng khuyết thiếu tay chân của mình, chì để mọi người thấy thoải mái. Ở nhà thờ đó không ai cười hết! Họ đến để được chữa lành những vết thương, để được giải phóng khỏi đau đớn. Họ muốn có phép màu.
Tối tối họ lại đến nhà thờ đó và hy vọng được chữa khỏi bệnh. Có người phải mang nẹp cổ, người phải đi nạng, người ngồi xe lăn. Hai người bệnh AIDS được kéo đến nhà thờ trên những tấm đệm. Có người phải cuốc bộ bốn hoặc năm cây số để đến. Phía cuối nhà thờ xắp đầy nạng và xe lăn, những thứ mà theo như người ta nói, của những người đã được chữa khỏi bênh bỏ lại. Em trai tôi và tôi đã nói chuyện với một người đàn ông có một bên chân và một bàn chân bị sưng to gắp đôi bình thường. Ông ấy đau lắm, nhưng vẫn cố lê bước đến nhà thờ để được chữa trị.
Bất cứ ai chứng kiến cảnh tượng này cũng phải ước ao có một sức mạnh nào đó giúp chữa lành bệnh cho những người đang phải chịu đau đớn ấy. Tôi đã từng giống như họ. Đã từng cầu mong phép màu mang đến cho tôi chân tay. Nhưng lời thỉnh cầu của tôi chưa bao giờ được đáp ứng, và hầu hết những người tôi gặp ở nhà thờ đó cũng đã không có được phép màu mà họ ao ước. Nhưng như thế không có nghĩa rằng các phép màu không thể xảy ra. Một ngày nào đó cộc sống của tôi có thể đạt đến mức như một phép màu, xét trên thực tế tôi đã có thể đến được với nhiều khán thính giả, có thể nói về niềm tin và sự khích lệ. Việc tôi, một thanh niên theo đạo Cơ Đốc người Australia gốc Serbia không chân, không tay, nhận được nhiều lời mời diễn thuyết từ các lãnh đạo chính phủ ở Costa Rica, Colombia, Ai Cập, và Trung Quốc không phải là một phép màu nhỏ. Tôi đã gặp Giáo hoàng Shenouda III của giáo hội Coptic, đã diện kiến lãnh tụ tinh thần của người Hồi giáo ở Ai Cập Sheikh Mohammed Sayed Tantawi, ấy là chưa kể đến những lãnh tụ của Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Jesus. Cuộc đời tôi là minh chứng cho thấy không có giới hạn nào khác ngoài những giới hạn chúng ta tự áp đặt cho mình!
Sống không có giới hạn có nghĩa là biết được rằng bạn luôn có thứ gì để cho, luôn có thể làm điều gì đó để giảm nhẹ ghánh nặng của người khác. Ngay cả những cử chỉ nhỏ thể hiện lòng tốt, thậm chí vài đô la, cũng có thể tạo ra tác động to lớn. Sau trận động đát kinh hoàng ở Haiti năm 2010, Hội Chữ thập đỏ Mỹ đã nhanh chóng thực hiện một chương trình nhân đạo để moi người giúp đở các nạn nhân của trận động đất. Họ tạo cơ hội cho bất chứ ai cũng có thể ủng hộ 10 đô la bằng cách gửi tin nhắn có hai chữ “HAITI” qua điện thoại di động tới số 90999.
Hiện nay 10 đô la không phải là nhiều, và gửi tin nhắn đó là việc rất đơn giản. Đó là một hành động nhỏ của việc làm từ thiện. Nhưng nếu là một trong những người tham gia, bạn sẽ tạo ra sự thay đổi lớn. Tìm hiểu qua Hội Chữ thập đỏ, tôi được biết rằng có tới hơn ba triệu người đã ủng hộ các nạn nhân của trận động đất bằng việc nhắn tin qua điện thoại di động. Kết quả là, Hội Chữ thập đỏ đã nhận được hơn 32 triệu đô la để giúp đỡ người đân Haiti!
LÀM ĐIỀU BẠN THÍCH ĐỂ GIÚP NGƯỜI KHÁC
Tổ chức phi lợi nhuận tên Life Without Limbs của tôi đã giúp đỡ hơn mười tổ chức từ thiện khác nhau, trong đó có Quỹ Cơ Đốc giáo Apostolic, một tổ chức đã gữi nhiều đoàn truyền giáo đi khắp thế giới cũng như điều hành các trại trẻ mồ côi và nhà thờ; và và trung tâm Bombay Teen Challenge ở Ấn Độ mà tôi đã nhắc tới trong phần trước của cuốn sách này. Chúng tôi cũng hợp tác với tổ chức Joni và Những Người Bạn để tặng hàng nghìn xe lăn đã được tân trang cho những người cần đến.
Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn thích, và hãy làm điều đó vì lợi ích của người khác. Bạn có chơi quần vợt không? Bạn có đạp xe không? Bạn có thích khiêu vũ không? Hãy biến hoạt động mà bạn yêu thích thành hoạt động thiện nguyện: Hãy tham gia thi đấu quần vợt để đóng góp cho tổ chức Hiệp hội thanh niên Cơ Đốc giáo (YMCA) ở địa phương, tham gia một cuộc đua xe đạp gây quỹ từ thiện, hoặc một cuộc khiêu vũ để quyên tiền mua quần áo cho trẻ em nghèo.
Hilary Lister thích chèo thuyền. Ở tuôit 37, cô quyết định một mình thực hiện chuyến đi bằng thuyền buồm vòng quanh nước Anh. Cô lập kế hoạch thực hiện chuyến đi bằng thuyền buồm kéo dài 40 ngày để gây quỹ từ thiện cho tổ chức Ước Mơ của Hilary, một tổ chức chuyên giúp trẻ em khuyết tật và người trưởng thành gặp khó khăn học cách điều khiển thuyền buồm. Cô tự tin rằng đi thuyền buồm có thể giúp nâng cao tinh thần và sự tự tin ở người khuyết tật.
Niềm tin của Hilary rằng việc đi thuyền buồm giúp nâng cao sức mạnh tinh thần dựa trên kinh nghiệm của bản thân cô. Cô bị liệt tứ chi từ khi 15 tuổi do một căn bệnh gây rối loạn thần kinh vận động. Sau khi tốt nghiệp đại học Oxford, cô lái chiếc thuyền được thiết kế riêng cho mình, chiếc thuyền sử dụng hề thống điều khiển thông qua cơ thể truyền tín hiệu bằng sức ép không khí với ba ống hút nước. Cô là thủy thủ bị liệt cả chân lẫn tay đầu tiên đi thuyền buồm vượt qua Eo biển Anh và đi vòng quanh nước Anh.
MỖI LẦN BẠN HÃY GIÚP MỘT NGƯỜI
Hai năm sau trải nghiệm đầy ngạc nhiên ở nam Phi, tôi nhận được lời mời đến diễn thuyết ở Indonesia. Lời mời được gửi qua thư điện tử, từ một người đàn ông ở Perth có tên thân mật là Han-Han. Ông ấy là người gốc Hoa và là mục sư của một nhóm các nhà thờ người Indonesia ở Australia.
Nhận được thư của Han-Han, tôi gọi đến cho ông ngay và chúng tôi nhanh chóng bàn về đề nghị của ông qua điện thoại trong nhiều tiếng đồng hồ. Ông nói rằng việc truyền giáo của tôi được nhiều người ở Indonesia biết đến qua những video của tôi trên internet. Ông ngỏ ý muốn tổ chức một chuyến diễn thuyết trong đó mỗi tuần tôi sẽ được diễn thuyết trước khoảng 10.000 người. Cha mẹ và tôi cầu nguyện để xin sự dẫn dắt của Chúa và cuối cùng họ ủng hộ tôi.
Tôi chưa bao giờ mệt mỏi với việc khám phá những vùng đất mới của thế giới, gặp gỡ những con người ở những xứ sở khác, trải nghiệm văn hóa tinh thần và văn hóa ẩm thực của họ. Trước đó Han-Han đã lập một thời gian biểu khắc khe, nhất là khi phát hiện ra rằng người chăm sóc mà họ thu xếp cho tôi không biết nói tiếng Anh. Rào cản ngôn ngữ trở thành một vấn đề lớn khi tôi bị nhiễm vi rút đường tiêu hóa. Do người chăm sóc không hiểu tôi nói gì còn tôi thì không có tay để ra giấu hiệu nên chúng tôi rơi vào những tình huống rất khó chịu và khó xử.
Những người bạn ở nước chủ nhà đã tổ chức một buổi tiệc rất chu đáo để mừng sinh nhật lần thứ 23 của tôi, nhưng khi ấy cái dạ dày của tôi và tôi không có tâm trạng cho các hoạt động vui vẻ. Tôi đau bụng đến mức phải cầu cứu Chúa. Khi tôi cầu nguyện, tôi hình dung ra cảnh Chúa Jesus bị đóng đinh câu rút, và thế là đau đớn dịu đi.Tôi tạ ơn chúa và tận hưởng phần còn lại của buổi tiệc. Ngày hôm sau tôi được chăm sóc ý tế và bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng trước khi tở về Australia.
Vài năm sau Han-Han mời tôi quay trở lại Indonesia để thực hiện một chuyến diễn thuyết nữa. Lần này tôi đi cùng người chăm sóc của mình và quyết tâm chỉ dùng nước đóng chai không có đá để tránh bị đau bụng. Một doanh nhân ở Indonesia tên là pa Chokro sắp xếp cho tôi diễn thuyết trước gần 40.000 người tại các sân vận động ở năm thành phố.Các buổi diễn thuyết đó được đưa lên sóng phát thanh và truyền hình.
Một buổi sáng chủ nhật, sau khi thực hiện ba buổi diễn thuyết tại một nhà thờ, chúng tôi tranh thủ nghỉ ngơi chút ít bởi tối hôm đó tôi có kế hoạch diễn thuyết ở ba nơi. Tôi đói và mệt, nhưng quyết định giải quyết cơn đói trước. Chúng tôi tìm đến một nhà hàng ở gần địa điểm diễn thuyết. Một nhóm nhà lãnh đạo địa phương và các nhà tài trợ cho chuyến diễn thuyết đi cùng chúng tôi. Tôi vào nhà hàng với sự trợ giúp của Vaughan.
Nhà hàng đó không vui mắt cho lắm, sàn thì bằng xi măng và chẳng có gì ngoài những chiếc bàn ghế gỗ.Khi chúng tôi vừa mới ngồi xuống, một người phụ nữ trẻ bước tới, đứng dựa người vào khung cửa. Cô vừa khóc vừa nói gì đó với tôi bằng tiếngs Indonesia.Tôi cảm thấy sự thương cảm dành cho cô dâng lên trong lòng.Tôi không biết cô đang nói gì, nhưng có thể thấy rằng cô đang dùng ngôn ngữ ký hiệu để bày tỏ rằng cô muốn ôm tôi.
Các doanh nhân và lãnh đạo của cộng đồng ngồi cùng tôi dường như rất xúc động những gì cô nói. Họ giải thích với tôi rằng người phụ nữ đó tên là Esther.Cô lớn lên trong một cái lán lợp tôn, được che phủ bằng bìa cứng. Cô sống với mẹ và hai người em ở cạnh một bãi rác và hằng ngày bới rác để tìm thức ăn và lượm đồ nhựa phế thải để bán cho nhà máy tái chế. Cô có đức tin mạnh mẽ ở Đức Chúa Trời, nhưng khi người cha bỏ rơi gia đình, Esther đã rất thất vọng và đã từng tính đến chuyện tự tử. Cô tin rằng cuộc đời của mình không đáng sống. Cô cầu nguyện, nói với Chúa rằng cô không thể đi nhà thờ được nữa. Đúng vào ngày hôm đó, mục sư của giáo xứ cho giáo đoàn xem một trong những DVD của tôi. Đó là bản DVD lậu, một trong 150.000 bản DVD được sao chép bất hợp pháp và được bán ở Indonesia.
Lần đầu tiên khi Han-Han cho tôi biết rằng các DVD của tôi được in sao bất hợp pháp và được bán tràn lan ở Indonesia, tôi đã bảo với ông ấy: “Đừng lo về chuyện đó. Hãy tạ ơn Chúa”. Tôi quan tâm đến việc mọi người nghe được thông điệp của tôi hơn việc kiếm lợi nhuận. Như Esther đã xác nhận, ngay cả trên thị trường băng đĩa lậu chúa cũng thực hiện công việc của người.
Thông qua người phiên dịch, Esther nói với tôi rằng DVD của tôi đã khích lệ cô loại bỏ thất vọng và buồn chán. Nhờ đó mà cô tìm được mục đích sống và niềm hy vọng.Cô cảm thấy rằng “nếu Nick có thể tin tưởng ở Chúa, thì mình cũng có thể”. Cô cầu nguyện để mình kiếm được việc làm và cô ăn chay trong sáu tháng liền. Cuối cùng cô đã tìm được việc làm tại chính nhà hàn Trung Hoa đó, cái nhà hàng đã đưa chúng tôi đến với nhau!
Sau khi nghe câu chuyện ấy, tôi ôm Esther và hỏi về kế hoạch cho tương lai của cô.Cô cho biết đã quyết định rằng mặc dù chuẩn bị sẵn sàng để trở thành một người giảng đạo cho trẻ em.Cô hy vọng được vào học ở tường dòng, mặc dù không chắc cô có được cơ hội đó hay không. Hiện cô đang sống ngay tại nhà hàng, ngủ trên sàn bởi không đủ tiền thuê chỗ ở.
Nghe cô bộc bạch tôi suýt rơi khỏi ghế. Khi tới nhà hàng đó tôi không thực sự cảm thấy thoải mái khi ăn.Tôi không thể tưởng tượng nổi người phụ nữ khốn khổ này lại phải ngủ ở đó. Tôi khuyến khích cô tìm nơi khác để sống và theo đuổi giấc mơ trở thành người giảng đạo cho các trẻ em mà cô ấp ủ.
Một trong những thành viên của đoàn là mục sư. Sau khi Esther trở về với công việc của mình, vị mục sư nói với tôi rằng chi phí cho việc học tại trường dòng ở địa phương rất cao, và chỉ để được dự tuyển sinh người ta đã phải đợi tới 12 tháng, và rất ít người dự thi đỗ.
Một đĩa thức ăn bốc khói nghi ngút được đặt trước mặt tôi, nhưng tôi không có cảm giác muốn ăn. Tôi cứ nghĩ về người phụ nữ khốn khổ phải ngủ dưới sàn nhà. Lúc mọi người trong đoàn nói lời tạ ơn Chúa trước khi dùng bữa. Tôi cầu nguyện cho Esther. Lời cầu nguyện của tôi linh nghiệm gần như ngay tức khắc. Vị mục sư ngồi cạnh nói với tôi rằng nhà thờ của ông có thể cung cấp cho Esther chỗ ăn ở nếu như tôi có thể đóng góp một khoản tiền ký quỹ đảm bảo. Tôi hỏi liệu Esther có thể trả tiền thuê chỗ ở hay không, vị mục sư nói rằng có. Vậy là tôi đồng ý. Tôi nóng lòng muốn nói với Esther tin tốt lành đó, nhưng trước khi cô trở lại bàn một doanh nhân nói rằng ông sẽ trả tiền thuê chỗ ở cho cô.
Tôi rất cảm ơn đề nghị của ông, nhưng tôi nói với nhà doanh nghiệp đó rằng tôi muốn chính mình làm việc đó.
Thế rồi một người trong đoàn lên tiếng. “Tôi là hiệu trưởng của trường dòng đây”, ông ấy nói: “Tôi sẽ tạo điều kiện cho Esther dự thi vào trường dòng trong tuần này, và nếu cô ấy đỗ, tôi sẽ tác động để cô ấy được nhận học bổng”.
Kế hoạch của Chúa mở ra ngay trước mắt tôi. Esther thi đỗ vào trường dòng với số điểm tuyệt đối. Cô tốt nghiệp trường dòng năm 2008. Bây giờ cô là nữ chủ nhiệm trẻ củaban truyền giáo thuộc một trong những nhà thờ lớn nhất ở Indonesia. Hiện cô đang có kế hoạch thành lặp một trại trẻ mồ côi tại cộng đồng của cô.
Trong suốt cuốn sách này tôi đã nói với bạn về sức mạnh của mục đích sống. Chuyện của Esther là một minh chứng cho sức mạnh ấy. Người phụ nữ này không có gì ngoài
ý thức về mục đích sống và đức tin vào nới Chúa. Mục đích và đức tin của cô đã tạo ra từ trường đầy sức mạnh thu hút tôi và những người đi cùng tôi, khiến chúng tôi tin tưởng vào giấc mơ cao đẹp của cô.
SỨC MẠNH CỦA MỤC ĐÍCH VÀ NIỀM TIN
Tôi thấy mình nhỏ bé trước Esther, trước ý thức về mục đích sống thật mạnh mẽ, trước niềm hy vọng bất diệt về một cuộc sống tốt đẹp hơn, trước niềm tin vào Chúa, sự quý trọng bản thân, thái độ tích cực, sự can đảm và kiên cường, tinh thần sẵn sàng chấp nhận tủi ro và khả năng tìm đến với người khác của cô.
Câu chuyện của Esther khiến tôi cảm thấy kinh ngạc và được khích lệ. Tôi hy vọng rằng bạn cũng cảm thấy như vậy. Mục đích của tôi khi viết cuốn sách này là thắp lên những ngọn lửa của niềm tin và hy vọng trong bạn để bạn cũng có thể sống một cuộc sống không giới hạn. Có thể hoàn cảnh của bạn khó khăn hơn hoàn cảnh của tôi. Có thể bạn đang có những thách thức về sức khỏe, kinh tế, hoặc tình cảm. Những với ý thức về mục đích sống, niềm tin vào tương lai, tinh thần quyết tâm không đầu hàng trước khó khăn, bạn hoàn toàn có thể vượt qua bất cứ trở ngại nào.
Esther đã chiến thắng nghịch cảnh.Bạn cũng có thể vượt qua những thách thức của chính mình. Khi tôi còn nhỏ, sự khuyết thiếu tay chân dường như là một gánh nặng không thể rũ bỏ được, nhưng bằng nhiều cách, thực tế đã chứng minh “khuyết tật” của tôi chính là một món quà. Là một điều may mắn bởi tôi đã biết đi theo con đường của Chúa.
Có thể bạn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bạn nên biết rằng bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mình yếu đuối, thì Chúa luôn mạnh mẽ. Người đã đưa tôi từ chỗ khuyết tật đến chỗ đầy năng lực, tạo cho tôi niềm đam mê chia sẻ câu chuyện đời mình, niềm tin của mình để giúp những người khác đương đầu với những thách thức của chính họ.
Tôi hiểu được rằng mục đích của tôi là biến cuộc đấu tranh của mình thành những bài học ca ngợi Chúa và sự khích lệ, động viên người khác vươn lên trong cuộc sống. Chúa đã ban phước cho tôi, tạo ra tôi như một món quà dành cho người khác. Hãy chia sẻ những món quà của bạn với lòng nhiệt tình, và nên biết rằng bất cứ điều gì bạn làm đều được nhân lên gấp nhiều lần. Suy cho cùng, Chúa thực hiện công việc của Người để mang điều tốt đẹp nhất cho những ai yêu quý Người. Chúa thương bạn, và tôi cũng yêu thương bạn.
Người theo đạo Cơ Đốc thường được dạy rằng con người chúng ta là “những bàn tay, bàn chân của Chúa” trên trái đất. Nếu tôi hiểu câu nói đó theo nghĩa đen, thì có lẽ tôi cảm thấy mình là kẻ lạc loài. Nhưng tôi đã hiểu câu nói đó theo nghĩa tinh thần. Tôi phụng sự Người bằng cách khích lệ nhiều phận người nhất có thể thông qua hành trình vượt khó của chính mình. Mục đích của tôi là phản ảnh tình yêu của Chúa dành cho tất cả chúng ta. Người mang đến cho chúng ta cuộc sống để chúng ta có thể chia sẻ những món quà của mình với nhau. Điều này đã khiến cho niềm vui tràn ngập trong tôi, và nó cũng sẽ làm cho niềm vui tràn ngập trong bạn. Tôi hy vọng rằng những câu chuyện và những thông điệp của tôi gửi đến bạn qua cuốn sách này đã giúp ích cho bạn, khích lệ bạn tìm ra mục đích sống của mình để luôn hy vọng, luôn có niềm tin, để yêu quý và trân trọng bản thân, có thái độ sống tích cực, luôn can đảm và kiên cường, đầy quyết tâm, chấp nhận sự thay đổi, luôn đáng tin cậy, sẵn sàng chào đón các cơ hội, sẵn sàng chấp nhận những rủi ro và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Bạn hãy giữ liên lạc với tôi nhé, và hãy chia sẻ những câu chuyện, những ý nghĩ của bạn về cuốn sách này bằng cách thăm website của chúng tôi tại địa chỉ NickVujicic.com, hay trang LifeWithoutLimbs.org và trang AttiudeIsAltitude.com.
Bạn hãy ghi nhớ điều này: Chúa có một mục đích quan trọng thực sự dành cho cuộc đời của bạn! Hãy sống cuộc sông khôn giới hạn!
Với tình yêu mến và niềm tin
Nick
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.