Điểm Dối Lừa

CHƯƠNG 108



Corky và Xavia đang chăm chú nhìn vào kính hiển vi điện tử để xác định tỉ lệ zirconium trong các chrondrule, Rachel theo Tolland sang phòng thí nghiệm nhỏ bên cạnh. Ông khởi động máy tính trong phòng. Rõ ràng là nhà hải dương học nổi tiếng muốn kiểm tra thêm chi tiết nào đó.
Trong khi đợi máy tính chuẩn bị làm việc, ông quay sang Rachel, ngập ngùng, như muốn nói điều gì, nhưng lại lặng im.
– Có chuyện gì vậy? – Rachel hỏi. Cô thầm ngạc nhiên cảm nhận được sức hút lan toả từ cơ thể cường tráng của ông, ngay trong những giây phút gấp gáp như lúc này. ước gì Rachel có thể quên hết tất cả mọi sự, để được ở bên Mike – dù chỉ trong giây lát.
– Tôi nợ em một lời xin lỗi. – óng nói, ánh mắt đầy vẻ nuối tiếc.
– Vì sao?
– Về con tàu… Về cá mập đầu búa. Tôi quá sung sướng được quay về tàu. Đôi khi tôi quên mất là có những người rất sợ hãi khi phải đối mặt với biển cả.
Mặt giáp mặt Tolland, Rachel tưởng như mình trở lại thời còn là nữ sinh ngây thơ lần đầu hẹn hò với bạn trai.
– Cảm ơn anh. Không sao đâu mà. Thật đấy.
Dường như ông rất muốn được hôn cô. Rồi ông ngượng ngùng quay đi.
– Tôi biết em rất nóng lòng được lên bờ ngay. Chúng ta vào việc nhé.
– Vào việc thôi! – Rachel mỉm cười, nói khẽ.
– Ừ! – Tolland ngồi vào trước máy tính.
Rachel đứng sát sau lưng Tolland, tận hưởng sự yên tĩnh và ấm cúng của căn phòng nhỏ. Cô nhìn Tolland di chuyển con chuột qua một dãy file. – Chúng ta làm gì bây giờ?
Mở cơ sở dữ liệu để tìm con chấy đại dương khổng lồ Biết đâu chúng ta lại tìm được hoá thạch nào đó giống như trong tảng thiên thạch của NASA – Ông kích chuột vào chương trình tìm kiếm và gõ mấy chữ in hoa: PROJECT DIVERSITAS…
Vừa di con chuột dọc thanh công cụ, ông vừa giảng giải:
– Diversitas là cơ sở dữ liệu liên tục được cập nhật về các loại sinh vật trong đại dương. Mỗi khi nhà hải dương học nào đó phát hiện được một loài mới, anh ta có thể báo cho các đồng nghiệp khác biệt bằng cách tải thông tin và ảnh của loài vật đó lên cơ sở dữ liệu trung tâm. Vì sau mỗi tuần lại có rất nhiều thông tin mới nên đây là cách duy nhất để khỏi bị lạc hậu.
Rachel nhìn Tolland bấm nút trên thanh công cụ.
– Và bây giờ chúng ta nối mạng intemet à?
– Không. Ở biển rất khó nối mạng intemet. Chúng tôi lưu giữ tất cả các dữ liệu cần thiết trong một loạt ổ đĩa hình ở phòng bên.
Mỗi khi cập cảng thì chúng tôi lại cập nhật thông tin từ máy chủ để nhận các dữ liệu mới. Đây là cách tiếp cận dữ liệu không cần đường truyền, và thông tin của chúng tôi không bao giờ bị lạc hậu quá một tháng. – Tolland vừa cười vừa gõ từ khoá vào ô tìm kiếm trên máy tính. – Chắc Rachel đã từng nghe nói tới phần mềm nghe nhạc mở tên là Napster?
Rachel gật đầu.
Diversita được coi là phiên bản dành cho các nhà hải dương học của Napster. Chúng tôi đặt cho nó biết hiệu là LOBSTER(1) – Cơ sở dữ liệu vô cùng lập dị của các nhà hải dương học cô đơn.
Rachel cười phá lên. Khiếu hài hước của Tolland đã đánh bạt được cảm giác lo lắng của cô trong những giờ phút căng thẳng như thế này. Rachel chợt nhận thấy cuộc sống của cô gần đây quá thiếu vắng tiếng cười.
– Đây là cơ sở dữ liệu khổng lồ. – Tolland vừa nói vừa đánh những từ khoá cuối cùng vào ô tìm kiếm. – Hơn mười terabyte thông tin và hình ảnh. Nó chứa những thông tin không ai biết đến, và sẽ chẳng có ai buồn quan tâm đến. Đơn giản là các loài thuỷ sinh vật quá đa dạng. – Ông nhấn chuột vào nút “tìm kiếm”. – Rồi, để xem đã có ai thấy hoá thạch nào gần giống với mẫu hoá thạch trong tảng đá của NASA không nào.
Vài giây sau, màn hình chuyển, một danh sách có bốn mục hoá thạch hiện lên. Tolland lần lượt kích chuột vào từng mẫu hoá thạch và xem xét. Không mẫu hoá thạch nào có bất cứ nét nào tương đồng với con chấy hoá thạch khổng lồ trong tảng thiên thạch trên phiến băng Milne.
Tolland nhíu mày.
– Thử cách khác xem nào. – Ông xoá bỏ từ hoá thạch trong chuỗi từ khoá rồi nhấn vào nút “tìm kiếm”.
Chúng ta tìm các sinh vật đang sống vậy. Biết đâu mợt loài đang sống nào đó có những đặc điểm gần giống hoá thạch trong tảng đá của NASA.
Màn hình lại chuyển lần nữa.
Tolland lại nhíu mày. Lần này hàng trăm đề mục hiện lên trên màn hình. Ông ngồi im lặng giây lát, tay gãi gãi cái cằm lởm chởm râu. – Nhiều quá, phải giới hạn bớt lại xem.
Rachel quan sát Tolland kích vào một thanh công cụ nằm dọc có tên là “môi trường sống”. Số lượng đề mục để chọn quả là khổng lồ: Vùng thuỷ triều, đầm, phá, vùng có đá ngầm, núi ngầm trong lòng đại dương, vùng có mạch phun sulfur. Tolland di chuột xuống tít bên dưới và chọn dề mục NHỮNG KHE SÂU ÍT SỰ SỐNG, VỰC SÂU ĐẠI DƯƠNG.
Rất sáng suốt, Rachel thầm nhận xét. Tolland đang giới hạn phạm vi tìm kiếm vào những khu vực mà họ cho rằng có thể hình thành các chrondrule.
Màn hình chuyển. Lần này Tolland mỉm cười hài lòng.
– Tốt lắm, chỉ còn ba đề mục.
Rachel nhìn cái tên đầu tiên trên màn hình Limulus poly… lạ hoắc.
Tolland nhấn chuột vào đó. Một bức ảnh hiện ra. Con vật này trông giống loài của móng ngựa khổng lồ nhưng không có đuôi.
– Không phải. – Tolland nói, rồi quay về trang trước.
Rachel nhìn cái tên thứ hai trên danh sách. Tômus Machêus Quỷhờnus. Thật khó hiểu.
– Đây có phải là tên thật không?
Tolland cười phá lên.
– Không đâu. Đây là một loài mới và chưa được phân loại. Anh chàng nào phát hiện ra nó quả là có óc hài hước. Anh ta đề nghị cho con vật này cái tên chính thức là Tômus Machêus Quỷhờnus – Ông nhấn chuột vào đề mục, hiện ra hình ảnh một chú tôm xấu xí có râu và những cái ăng ten phát sáng.
– Cái tên quả là thích hợp, – Tolland nhận xét – nhưng không giống con bọ vũ trụ mà chúng ta đang tìm. – Ông quay lại trang đầu.
– Cơ hội cuối cùng của chúng ta là… – Ông kích chuột vào cái tên thứ ba, và trang tài liệu được mở ra.
– Bathynomous giganteus… – Tolland đọc to cái tên của nó, khi từng dòng chữ lần lượt hiện lên. Một bức ảnh được tải xuống. Ảnh màu, chụp cận cảnh.
Rachel nhảy dựng lên. – Lạy Chúa tôi! – Con vật như đang nhìn thẳng vào cô, khiến Rachel thấy ớn lạnh.
Tolland hít một hơi thật dài:
– Trời đất ơi, anh chàng này trông giống quá chừag.
Rachel gật đầu, không thốt nên lời. Bathynomous giganteus.
Giống y chang một con chấy biết bơi khổng lồ. Rất giống mẫu hoá thạch trong tảng thiên thạch của NASA.
Có vài khác biệt không đáng kể – Tolland nói, ông di chuột qua một vài tiêu bản giải phẫu học và bảng số liệu. – Giống nhau kinh khủng, đặc biệt là nếu nghĩ rằng loài vật này đã tiến hoá qua một trăm chín mươi triệu năm.
Giống lắm, Rachel thầm nghĩ, quá giống.
Tolland đọc to những miêu tả hiện trên màn hình:
– Được cho là một trong những loài cổ xưa nhất trong đại dương. Đây là một loài hiếm gặp và mới được xếp loại. Bathynomous giganteus là một loài đẳng tức ăn xác thối hiếm gặp ở đại đường. Có chiều dài tới hơn nửa mét, loài này có lớp vỏ kitin che phủ khắp đầu, ức, và bụng. Chúng có hai phần phụ, ăng ten, và mắt hỗn hợp giống các loài côn trùng trên mặt đất. Loài sinh vật đáy biển này không bị bất kỳ loài nào khác ăn thịt và sống ở những vùng có môi trường cằn cỗi mà cho đến gần đây chúng ta vẫn tưởng là không có sự sống. – Tolland ngước mắt lên. – Chi tiết này giải thích vì sao trong tảng đá đó không có bất kỳ mẫu hoá thạch nào khác!
Rachel chăm chăm nhìn con bọ trên màn hình, vừa phấn chấn, vừa không biết nên hiểu tất cả mọi sự như thế nào cho phải.
– Thử tưởng tượng xem. – Tolland hào hứng nói – Cách đây một trăm chín mươi triệu năm, một ổ Bathunomous bị chôn sâu trong một túi bùn dưới đáy đại dương. Và khi túi bùn ấy bị thạch hoá, những con bọ này trở thành hoá thạch! Trong suốt thời gian đó, đáy đại dương luôn luôn biến đổi do các đĩa kiến tạo di chuyển. Vì vậy, tảng đá này bị chuyển đến một vùng có áp suất cực lớn, và các chrondrule hình thành! – Những lời nói của Tolland mỗi lúc một gấp gáp. – Và nếu một phần của tảng đá ấy vỡ ra, – rồi trôi dạt đến một khe sâu không quá khó tiếp cận dưới đáy đại dương, nó sẽ được phát hiện!
– Nhưng nếu NASA… – Rachel lắp bắp. – ý em là nếu đây là một sự lừa dối, NASA phải biết là sớm muộn gì cũng sẽ có người tình cờ phát hiện ra sự giống nhau giữa các hoá thạch và loài sinh vật đại dương này, đúng thế không nào? Y như cách chúng ta vừa tìm ra đấy.
Tolland bắt đầu in bức ảnh chụp Bathynomous.
– Chẳng biết nữa. Nếu có người vô tình phát hiện ra những điểm giống nhau giữa những mẫu hoá thạch và loài chấy biển này đi nữa thì đặc điểm sinh học của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau. Điều đó càng có lợi cho NASA.
Rachel chợt hiểu ra.
– Thuyết tha sinh. Cuộc sống trên Trái đất bắt nguồn từ trong vũ trụ.
– Chính xác. Những nét tương đồng giữa một sinh vật của trái đất vả một sinh vật từ vũ trụ sẽ mang ý nghĩa khoa học rất lớn. Loài chấy biển này sẽ càng có lợi cho NASA.
– Trừ trường hợp người ta nghi ngờ về tính xác thực của tảng thiên thạch.
Tolland gật đầu.
– Một khi đặt vấn đề nghi ngờ về tảng thiên thạch thì mọi chi tiết sẽ sụp đổ hết. Loài chấy biển này sẽ không còn là phao cứu hộ của NASA nữa, nó sẽ thành một cái thòng lọng.
Rachel đứng im trong khi bức ảnh của loài Bathunomous từ trong máy in từ từ chạy ra. Cô cố thuyết phục mình rằng đây chỉ là một sai sót trung thực của NASA mà thôi, nhưng thâm tâm cô vẫn quả quyết rằng không phải vậy. Những người mắc phải sai lầm một cách trung thực không bao giờ ra tay giết người.
Đột nhiên nghe thấy giọng nói léo nhéo của Corky từ phòng thí nghiệm bên cạnh.
– Không thể nào!
Cả Tolland lẫn Rachel cùng lúc đều quay sang…
– Đo lại cái tỉ lệ chết tiệt này lần nữa đi! Không thể có chuyện đó!
Xavia hối hả bước ra khỏi phòng, tay cầm tờ giấy vừa rút ra từ máy in, mặt tái mét.
– Mike này, tôi cũng không biết phải nói thế nào nữa… – Xavia lạc giọng:
– Tỉ lệ titan, zirconium mà chúng tôi đo được ở mẫu đá này… – cô hắng giọng – chắc chắn là NASA đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Đây chỉ là tảng đá có xuất xứ từ đại dương thôi.
Tolland và Rachel nhìn nhau, không ai nói được câu gì. Họ biết. Bao nhiêu hồ nghi, ngờ vực lúc này đều đã được chứng minh rõ ràng.
Tolland gật đầu, ánh mắt buồn bã.
– Vâng, cảm ơn cô, Xavia.
– Nhưng tôi chẳng hiểu gì cả. – Xavia nói. – Còn lớp vỏ bị cháy xém, còn vị trí của nó trong lòng băng hà…
– Trên đường vào đất liền chúng tôi sẽ giải thích. – Tolland nói.
Đi thôi Rachel nhanh chóng vơ lấy tất cả những gì có thể dùng làm bằng chứng. Những bằng chứng này vô cùng hiển nhiên: ảnh chụp cắt lớp vết khoan bên dưới phiến băng Milne, ảnh chụp một loài sinh vật biển rất giống hoá thạch trong tảng đá, bài báo về sự hình thành các chrondrule trong môi trường đại dương của tiến sĩ Pollock, và kết quả quan sát trên kính hiển vi điện tử cho thấy tỉ lệ ti tan, zirconium.
Không thể có kết luận nào khác. Lừa dối…
Tolland nhìn tập giấy trong tay Rachel và thở dài buồn bã – Lần này thì William Pickering có bằng chứng rồi.
Rachel gật đầu, lại một lần nữa băn khoăn vì sao Giám đốc của cô không trả lời máy.
Tolland nhấc máy điện thoại đặt trong phòng, chìa cho Rachel.
– Hay thử gọi cho ông ấy lần nữa?
– Thôi chúng ta lên đường ngay đi. Chúng ta gọi từ trên máy bay cũng được.
Rachel đã quyết định sẽ bay thẳng về NRO nếu cô không thể gọi cho Giám đốc từ trên máy bay cứu hộ bờ biển. NRO chỉ cách họ có 180 dặm.
Tolland đang định gác máy, bỗng dừng phắt lại. Ông nhíu mày, áp sát ống nghe vào tai, vẻ ngạc nhiên.
– Kỳ quặc. Không thấy có tín hiệu gì cả.
Anh nói cái gì cơ? – Rachel lo lắng, hỏi.
Lạ thật. – Tolland nói. – Sóng liên lạc trực tiếp COMSAT có bao giờ bị mất thế này đâu.
– Anh Tolland ơi! – Người phi công lao xong xộc vào phòng thí nghiệm, mặt tái xám.
Có chuyện gì thế? – Rachel hỏi. – Có người đến đây à?
– Chắc là thế. – Anh ta trả lời. Tôi chả hiểu gì cả. Đột nhiên toàn bộ hệ thống radar bị mất tín hiệu.
Rachel nhét mớ giấy thật sâu vào trong áo khoác.
– Lên máy bay! Chúng ta phải đi ngay. NGAY LẬP TỨC.
Chú thích:
(1) LOBSTER – Lonely Oceanic Biologist Sharing Totally Eccentric Research.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.