Các anh chưa đến chỗ tôi đây. Xin mời. Hãy còn sớm, chúng ta cùng uống trà với mứt dâu đất. Dâu rừng đầy. Các anh có hình dung đó là cái gì không? Cây tự mọc trên đất ở cửa vào rừng thông, chứ không phải là ở trong dung dịch nước. Tôi có một người quen đã lâu, đó là người trông rừng Iuri Anđơrâyêvích Sađơrin, một con người thật có duyên, một người nhiệt tình bảo vệ mọi sinh vật. Ông ta đã tìm ra một giống kiến biết suy nghĩ. Các anh có nhận thấy không? Tìm ra và nếu muốn, các anh có thể gọi đó là một phát minh cũng được. Trên trái đất hãy còn có cái để phát minh!
Chúng tôi đi trên con đường nhỏ cạnh những chiếc quạt gió đang rú lên trong bầu trời tối đen, Côxchia nói:
– ở trong trường chúng em cũng tiến hành một số thí nghiệm về kiến. Ivan, cậu có nhớ không?
– Chúng mình định tăng tầm vóc của nó, – tôi nói.
– tất nhiên là cả bộ óc, có nghĩa là nâng những năng lực của trí tuệ phải không? – Paven Mêphôđiêvich sôi nổi hỏi.
– Vâng, chúng em đã định làm như vậy, – Côxchia trả lời.
– thế rồi thế nào?
– Cũng được một cái gì đó thật quái đản.
– Tôi tưởng chúng phải là những thiên tài chứ?
– Có thể, mặc dù chúng chẳng thể hiện cái gì gọi là thiên tài cả.
– Những mục tiêu vĩ đại nào khác đã cản trở các anh tiếp tục thí nghiệm?
– Đúng vậy, chúng em quay sang thiết kế động cơ chống lực hấp dẫn.
– Kể ra cũng đáng là một mục tiêu đấy. Nhưng hãy yên tâm, các bạn ạ. Các bạn đã tìm được những người kế tục. Đó là những bạn trẻ trong trường trung học số 8 ở thành phố Nước Sáng, nơi gặp gỡ hai con sông Sinca và Arơgunh. Cách đây ít lâu, trong phim tài liệu buổi tối có truyền đi thành tựu của những nhà tự nhiên học trẻ tuổi của thành phố Nước Sáng. Một chú bé lanh lợi, mắt đen công bố rằng họ đã tạo được một giống bọ ngựa dài tới năm mươi xentimét. Giá mà các anh được trông thấy cái con vật gớm ghiếc này. Nhưng chưa đủ. Sau khi chú bé thông báo, thì người cầm đầu cái nhóm nhăng nhít này, – một nhà di truyền học, một con người bệ vệ tuyên bố rằng các học trò của ông hứa hẹn sẽ cố gắng phát triển cho con, cháu loài bọ ngựa này đã đến một mét. Dù sao quái vật như thế có thể dứt thịt chân ra! Nhưng có điều an ủi là cái của quí đó sẽ tồn tại không lâu. Nhưng biết đâu? Tôi gọi điện thoại ngay với ủy ban kiểm tra các thí nghiệm khoa học. Ở đó người ta an ủi tôi rằng sẽ có một luật hạn chế hạm vì hoạt động của các nhà thí nghiệm “ man rợ “ đó. Hạn chế như vậy cũng thoải mái đây – con bọ ngựa bằng con chó bécgê! Xin mời.
Paven Mêphôđiêvích sống và làm việc trong một ngôi nhà tựa như nhà nghỉ ở ngoại ô thành phố, xung quanh có trồng cây ngô đồng.
Chúng tôi bước vào một gian phòng lớn. Tường ghép bằng gỗ tầm, sàn gỗ đánh bóng. Trên tường đối diện với cửa ra vào treo một bức sơn dầu vẽ một nơi cư trú thời xưa: những căn nhà mái tranh lúp xúp bao quanh một nhà thờ kiểu Vidanchi. Những cây bạch dương với nhiều tổ quạ, một đàn quạ đang bay trên cái nền xanh xám. Tôi chưa từng được trông thấy những nơi cư trú như vậy. Chúng đã biến mất từ lâu. Còn lại chỉ là những nhà thờ có các ngôi nhà hoàn toàn khác bao bọc, hoặc trơ trụi giữa đồng không mông quạnh, hoặc trong các công viên. Kiểu nhà cửa của tổ tiên chúng ta, cái vẻ nghèo nàn trong đó đã kéo chúng tôi lại gần bức tranh. Cá tôi và cả Côxchia ngắm nghía bức vẽ hồi lâu. Paven Mêphôđiêvích đứng ở đằng xa mỉm cười.
– Ngôi nhà ngoài cùng ở bên trái là nhà của cụ tôi. Tranh ông tôi vẽ đấy. Đẹp không?
– rất thích! – Côxchia nói.
– Còn nữa! Nước Nga đấy! Mọi chuyện bắt đầu từ đây.
Ông mời chúng tôi vào phòng làm việc, một gian phòng rất lớn, ảnh phủ kín tường giống như gian triển lãm ảnh. Phần lớn là ánh những buổi chiều tà trên mặt biển, trên bờ ở những nơi khác nhau trên mặt đất.
Chủ nhân nói:
– Tôi đi pha trà đây. Cô nàng diễm lệ của tôi từ trước đến nay vẫn chưa biết pha trà như thế nào. Cô ta thận trọng từng giây phút, từng động tác, giữ nhiệt độ ở một phần trăm độ, nhưng nước chè vẫn chẳng ra gì. Chẳng qua là thiếu sự suy nghĩ sáng tạo; mà thiếu cái đó thì làm sao pha trà cho ngon được. Các bạn bỏ qua cho, cứ xem các bức ảnh đi. Ở đây cũng có đôi ba tấm ảnh hay hay đấy.
Lúc ông quay ra, Côxchia nhận xét:
– Những tấm ảnh này khá đấy. Có lẽ phải có đến vài ngàn tấm và thực ra cũng rất đẹp. Ví dụ như tấm ảnh ở bên cạnh kìa kìa.
Côxchia ngắm nghía tấm ảnh phong cánh có lẽ là ở vùng Trung Âu thuộc lãnh thổ Nga. Một bình nguyên nhiều gò đống. Cánh đồng, rừng tùng ảm đạm và dải bạch dương tươi vui, hớn hở trong ánh nắng chiều tà.
tiếp đó là những tấm ảnh rất cổ xưa hấp dẫn tôi. Những ảnh này không nhiều lắm, treo trên tường, trước bàn làm việc.
– Cậu xem kìa, – tôi bảo Côxchia. – Đây là những bà con họ hàng và bè bạn của thầy giáo đấy. Thế mà cậu cho ông cụ là người máy à?
– Người máy cũng có thể có họ hàng và bè bạn với người thật chứ. Đây là sự lai giống giữa người và máy; hơn nữa ở đây không chỉ có một đâu. Tuy rằng… – Côxchia im lặng chăm chú xem bức ảnh đã ngã vàng chụp ở sân bay vũ trụ.
Một nhóm các nhà du hành vũ trụ nhìn chăm chú vào khoảng không. Trên các khuôn mặt trẻ trung đọng lại những nụ cười thanh thản, giấu đi những nỗi lo sự trước vũ trụ bao la…
Cô Diễm Lệ nhẹ nhàng không một tiếng động bưng khay chén vào. Trên khay là tách, đĩa đựng bánh quy, mứt và hoa quả. Paven Mêphôđiêvích đi sau lưng cô Diễm Lệ, vừa càu nhàu một điều gì đó vừa bưng một ấm sứ có con rồng nổi trên nắp ấm và ở xung quanh.
– Tôi không dám tin vào cô gái bằng máy hống hếnh này, – ông thận trọng đặt chiếc ấm lên bàn tròn cạnh cửa sổ. – Bữa làm quen đầu tiên, sau khi xem giấy chứng nhận tốt nghiệp, tôi sửng sốt trước những ưu điểm hiếm có của cô ta, nên đã giao cho cô ta ấm trà. Và suýt nữa thì mất cái nguồn an ủi duy nhất đó. Các anh thử tưởng tượng xem, cô ta đặt ấm không lên bếp; ấy thế mà lại còn định đổ lỗi cho tôi. Có gì đâu tôi đã quên giải thích cho cô ta là trước tiên phải đổ nước vào ấm đã.
Cô Diễm Lệ phục vụ bàn ăn rất khéo, thản nhiên nghe những điều chê trách về mình. Trên khuôn mặt ngộ nghĩnh bằng chất dẻo của cô ta thoáng nở một nụ cười.
Những cây ngô đồng xào xạc ngoài cửa sổ, át đi mọi âm thanh khác.
chúng tôi khen trà sánh, chát và có vị thơm khác thường.
Paven Mêphôđiêvích coi việc khen ngợi là tất nhiên.
– Chè này thì còn phải nói. Chính tôi cũng thích. Thứ chè này rất ngon. Các anh có muốn biết bí quyết này không? – ông nhìn cô người máy. – Diễm Lệ! Cô có thể đi về chỗ mình rồi đấy.
– Tôi không muốn đi, – Diếm Lệ trả lời. Giọng cô ta trầm ngâm nghe rất dễ chịu.
– thế nào, sao thế? Không muốn đi à? “
– nếu đi, tôi sẽ không được nghe một tin tức lý thú.
– Sau đó thì bắt đầu truyền tin đi các nơi.
– Có thông tin thì phải làm như vậy, – Diễm Lệ trả lời có căn cứ.
– Thôi được, cô đem lại đây… Nào các bạn khách quí, các bạn muốn gì nào? – ông quay lại chúng tôi, nháy mắt nói.
– Một chai nước narơdan, – Côxchia đề nghị.
– Đúng, đúng narơdan. Rõ chứ cô?
– Rõ. Tôi đi lấy narơdan. Còn các ông thì ngồi nói chuyện với nhau về bí quyết pha chè.
– có thể, tuy chẳng có gì là bí quyết ở đây cả.
– Ông nói không nhất quán. Tám chục giây trước ông đã hứa nói ra bí quyết của việc pha chè.
– nếu cô không phục vụ, tôi đưa cô đi hiệu chính lại đấy.
Diễm Lệ xin lỗi và quay ra ngay.
– Các bạn có mến cô phục vụ của tôi không? Tôi thường nghĩ rằng trước mặt mình là một sinh vật biết suy nghĩ.
– phải cho cô ta làm quen với Pênhêlôpa của chúng em mới được. – Côxchia gợi ý.
– Chúng tôi đã quen nhau rồi. – Từ bếp vang lên giọng nói trầm trầm.
– Tôi quên mất là cô ta có một thính giác tuyệt vời. – Paven Mêphôđièvích khẽ nói.
– Ở tôi mọi cái đều tuyệt vời! – Diễm Lệ tuyên bố và xuất hiện với một chai narodan mờ hơi nước cùng với những chiếc cốc trong tay.
Cô ta mở chai, rót nước vào cốc rồi lùi khỏi bàn, về chỗ cũ.
Paven Mêphôđiêvích nói:
– Đành phải hoà mình vào cái xã hội của cô gái đáng yêu này thôi. Cũng như chúng ta ở đây hòa mình với cái kỹ thuật đã đi trước chúng ta. Diễm Lệ của tôi là một biểu hiện tối cao về kỹ thuật. Kỹ thuật tự hiểu được mình. Kỹ thuật nhân đạo.
Cô ta nói:
– Tôi rất thích câu nói “ Diễm Lệ của tôi là một biểu hiện tối cao về kỹ thuật “. Nhưng “ kỹ thuật nhân đạo “ thì không hiểu cũng như những từ dùng để chửi mắng.
Diễm Lệ đã làm cho chúng tôi buồn cười. Loại người máy này có dung lượng nhớ lớn, tư duy lôgich lạ thường. Trên đảo này chỉ có ông thầy dạy chúng tôi là có một người máy phục vụ hoàn thiện như vậy.
Paven Mêphôđiêvích để ý thầy tôi và Côxchia thỉnh thoảng nhìn về phía tấm ảnh các nhà du hành vũ trụ.
– Thật không ngờ giữa bao nhiêu bức ảnh của buổi hoàng hôn đẹp đẽ bức ảnh cũ này lại hấp dẫn các anh đến như vậy. Có thể là các anh đúng. Trong đó có cái gì đó đáng chú ý. Chắc hẳn tên lửa ở hàng thứ hai. Đã có lúc chúng là những sản phẩm hoàn thiện của kỹ thuật, là phát minh mới nhất của khoa học. Còn bây giờ, thật đáng ngạc nhiên về hình dáng chưa hoàn thiện của nó.
Côxchia phản đối:
– Không, thầy nói sao vậy. Những tên lửa này hiện nay vẫn được hâm mộ.
– Có lẽ nào?
– Những con tàu rất lớn, nhưng em quan tâm nhiều đến những con người trong này.
– Tại sao? – ông sôi nổi hỏi.
– Họ có những khuôn mặt rất đặc biệt.
– Đúng, đúng… Rất đặc biệt. Tất cả chỉ có thế. Và họ cũng đặc biệt, khác thường. Nào, các anh hãy uống và ăn các thứ ở trên bàn đi… Thế nào tôi cũng sẽ kể cho các anh nghe về họ. Nhưng để dịp khác, cả về họ, cả về chuyến bay của chúng tôi. Thật là một sự lầm lạc ghê sợ trong khoảng không… Nhiều người cho rằng chúng tôi thiếu tính toán, thiếu thận trọng…
Diễm Lệ thôt lên:
– Ông hãy thận trọng và bình tĩnh. Cần có một cái đầu lạnh, cũng như thể cần có một trái tim nóng.
Paven Mêphôđiêvích cười:
– Chiều nào cô ta cũng dặn những câu châm ngôn có tính chất dỗ dành lấy ra từ nguồn dự trữ vô tận để “ ru ngủ “.
Diễm Lệ nhìn người chú của mình với vẻ chơ đợi rồi nói:
– Chúng ta sẽ bằng lòng với số phận của mình, đừng có đi đến chỗ so sánh, – kẻ nào bị dày vò vì thấy người khác hạnh phúc hơn, thì kẻ ấy không bao giờ có hạnh phúc. Khi trong đầu nảy ra ý nghĩ biết bao nhiêu người vượt lên trước ta, thì hãy tự hỏi có biết bao nhiêu người chậm lại sau ta.
– Các anh nghe thấy không? Ranh mãnh chưa! Và cô ta đã nhắc nhở câu này của Xênêca đúng lúc đấy chứ? Mỗi khi tôi chê trách cô ta điều gì, là cô ta lại châm chọc về những năm không còn trẻ trung nữa của tôi.
Diễm Lệ tấn công ngay:
– Chúng ta hãy giữ gìn sao cho sự già nua không hằn nhiều vết nhăn lên tâm hồn ta, hơn là lên khuôn mặt.
– Bây giờ thì các anh sẽ nói gì nào?
Chúng tôi khen ngợi sáng tạo tuyệt diệu đó. Diễm Lệ lắng nghe những lời ca tụng rồi đi vào một căn phòng khác bưng ra một chiếc khay sơn mài của Nhật. Trên khay có chén nước và một viên thuốc màu xanh lá cây. Paven Mêphôđiêvích uống xong, cảm ơn rồi giới thiệu với chúng tôi sưu tập băng ghi âm của ông – hàng ngàn tấm phim, cuốn phim, đĩa ghi giọng nói của các sinh vật cao đẳng ở biển. Sau đó ông đọc một đoạn trong công trình nghiên cứu mới của mình về lịch sử những cuộc tiếp xúc giữa đenphin và người. Ông rất vui nhộn. Nhưng trong cái vui nhộn đó có dấu hiệu của một trạng thái thần kinh bị kích thích. Trong buổi chiều đó Diễm Lệ hai lần bắt ông phải uống thuốc cùng với những giọt nước gì đó.
– Cô ta là một nhân vật không ai thay được ở đây. Bất kỳ một thầy thudc điều trị khó tính nào cũng có thể tin cậy vào tính cương quyết sắt đá của cô, – Paven Mêphôđiêvích nói và uống cạn chén thuốc.
Diễm Lệ hỏi:
– thế nào là tính cương quyết sắt đá?
– Sau tôi sẽ giải thích, những anh bạn trẻ này không thích nghe những chuyện tầm thường ấy.
– Được. Trước khi đi ngủ, ông hãy giải thích cho tôi tiếng “ tầm thường “.
Paven Mêphôđiêvích nhún vai:
– Đây mới là điều cô cần biết, vì rằng suốt ngày cô chỉ nói những điều tầm thường thôi.
– Vâng, tôi sẽ phân tích câu nói của mình.
– Xin cô hãy làm ơn!
– Mười phút nữa ông phải đi nằm.
– Thiệt đơn thiệt kép!..
– Không, ông đi nằm nghĩ, sẽ thấy dễ chịu hơn. Và lần nào ông chả nói: “ Trong tất cả mọi vật, thời gian ít thuộc về ta nhất và ta thấy thiếu nó nhất “.
– Làm thế nào với cô ta được? – ông khoát tay…
– Bây giờ thì mình không còn một chút hồ nghi nào nữa, – Côxchia nói, khi chúng tôi ra khỏi nhà Paven Mêphôđiêvích.
– thế trước đây cậu nghi ngờ à? – tôi hỏi.
– biết nói với cậu thế nào… Đôi lúc thoáng có ý nghĩ nghĩ hoặc. Thật khó mà tin được rằng một sinh vật có kiến thức như vậy, bỗng nhiên… Lại là người máy.
– Bây giờ cậu đã có những bằng chứng chắc chắn gì nào?
– Những bằng chứng? Bây giờ thì mình khẳng định chắc chắn rằng trong người ông ta đầy những bóng điện tử.
– Có tiếng kêu hả?
– Không, nó tích tắc như những chiếc đồng hồ quả lắc cổ. Tất nhiên đó là một trong những người máy đầu tiên, kỹ thuật chưa hoàn thiện ở chổ nào đó, nhưng lại thiên tài, phúc hậu và bất tử. Ông cụ có thể sống bao lâu tuỳ ý, nếu một chi tiết hay một cụm sinh vật nào đó bị hỏng, chỉ cần sửa chữa chút ít là lại có thể tích tắc ngay được.
– thế còn viên thuốc, những giọt nước và Chế độ? – tôi hỏi vì bất chợt nẩy ra một ý nghĩ giản đơn rằng máy móc không cần đến thuốc men.
Côxchia làm tiêu tan mọi hoài nghĩ còn lại của tôi.
– cơ cấu của người máy sinh vật phức tạp không kém gì con người. Nó cũng cần kích thích và chế độ. Có thể là vào mười giờ nó cần thay đổi pin hay nạp điện từ ổ cắm…
Sau lưng chúng tôi có tiếng cát lạo sạo.
– Diếm Lệ! – Côxchia nói.
Chúng tôi dừng lại. “
Đúng là Diếm Lệ đang đuổi theo chúng tôi và nói:
– Tôi cho ông ấy uống thuốc an thần. Bây giờ ông ấy đã ngủ. Lúc này ông ta rất xúc động. Mỗi khi ông ta nói đến bức ảnh cũ treo trên tường là đều như vậy.
Diễm Lệ im lặng chờ đợi.
– Chúng tôi rất tiếc là đã làm cho ông cụ quá xúc động. Lần sau sẽ cô gắng tránh.
– lần sau các anh không nên đến.
– Ông cụ bảo cô nói với chúng tôi như vậy à?
– Không. Tôi phải bảo vệ không để ông ta xúc động như vậy. Các anh không nên đến gặp, nếu không tôi sẽ bị gửi đi sửa.
– Cô sợ à?
– rất sợ.
– Nhưng có ai làm hại đếền cô đâu. Chỉ có làm tốt thêm cho cô thôi.
– Tôi sợ. Tôi không muốn hoàn chỉnh hơn. Các anh đừng gặp ông ấy nữa.
– Điếu này chúng tôi không dám hứa trước, bởi vì chúng tôi và ông cụ cần gặp nhau hàng ngày. Bây giờ cô quay về với ông cụ đi.
– làm gì?
– Theo dõi… Chăm sóc ông cụ.
– Ông ấy sẽ ngủ đến 5g30 sáng.
– Thế khi nào tính dậy?
– Mười phút – tập thể dục. Mười lăm phút – ăn sáng. Thì giờ còn lại – ngắm mặt trời mọc. Ông thường nói thế này: “ Tôi đi ngắm mặt trời. Còn cô, cô Diễm Lệ của tôi muốn làm gì thì làm “.
– thế thì bây giờ cô đi đi mà làm theo lời khuyên bảo minh mẫn của ông chủ cô.
– Vâng, tôi sẽ nghe theo lời khuyên của chủ tôi. Đến mười giờ hai mươi phút sẽ học tiếng Nhật.
– Cô học tiếng Nhật à? Để làm gì?
– Ông ta báo để viết thư cho Môkimôtô bằng tiếng mẹ đẻ của ông này.
– thể sau khi học xong? Học xong cô sẽ làm gì?
– Xem phim dành cho những người máy phục vụ. Có cái hay mặc dù tôi không phải người máy phục vụ, cho nên sự sửa chữa. Tôi đã được trông thấy người ta sữa chữa như thế nào rồi. Tôi rất khủng khiếp.
Đừng sợ. Cô chưa phải sửa chữa đâu… Tôi chưa bao giờ thấy một người máy… Một sinh vật nào thông minh như vậy, – Côxchia vội nói chữa.
– Sinh vật – hay đấy. Các anh cứ nói như vậy nhé!
– Được, Diếm Lệ ạ!
– Thôi chào cô. Lúc nào rỗi mời cô lại chơi cùng tán gẫu.
– Tôi rỗi rãi từ ba giờ đến năm giờ.
– Buổi sáng?
– Vâng, sáng sớm, lúc mặt trời chưa mọc.
– Không nên đến vào lúc đó. Xin mời đến vào buổi trưa, lúc chúng tôi ăn com.
– Tôi sẽ tính khả năng nói chuyện tán gẫu được trong khoảng mười năm tới.
– thế thì tuyệt.
Diễm Lệ chúc chúng tôi ngủ ngon và đi lúc lắc như một con vịt.
Cỏxchia nhìn theo, nói:
– đầu óc mình rối lên vì những của này. Thực tế nó là một sinh vật biết tư duy. Nó có một cảm xúc rất cao. Có lẽ nào tạo ra được những cái máy như vậy…
Tôi tiếp theo ý nghĩ của cậu ta:
-… Những cái máy biết tập thế dục, ăn sáng, biết đón ánh sáng mặt trời, nghiên cứu các sinh vật cao đẳng ở dưới biến và viết những cuốn sách khoa học…
Côxchia nắm tay tôi:
Mình nói cái này! Ivan, cậu có thấy tất cả bị đảo lộn không? Tuy mình là người đầu tiên đoán ra, nhưng sao vẫn thấy hồ nghi.
– thế bây giờ?
– Mọi cái đều đã rõ. Ivan ạ, mình thấy thương ông cụ. Cần phải làm gì đó cho ông cụ cảm thấy không bị cô đơn. Mình với cậu “ tốt “ thật đấy (! ) – suốt một thời gian dài chỉ ngó đến chỗ ông cụ có một lần, mà lại làm cho ông cụ không vui.