Sinh viên khoa chúng tôi tỏa đi thực tập khắp nơi. Chúng tôi đứng trên nền lát bằng chất dẻo màu vàng ở ngay chính giữa tòa nhà mới xây của sân bay Sêrêmêchiép. Tốp người ồn ào, ăn vận sặc sỡ của chúng tôi làm mọi người để ý. Những bộ quần áo của các cô gái may bằng chãt pentaxilon nhuộm thuốc inluidorin đã đập vào mắt mọi người. Học kỳ cuối của khóa học, chúng tôi đã nghiên cứu loại thuốc nhuộm đặc biệt này, một loại thuốc làm thay đổi màu sắc do tác dụng của dòng điện sinh vật. Chỉ một tuần nữa thôi trong thành phố sẽ rực rỡ màu sắc pentaxilon inluidorin. Còn giờ đây chỉ có các cô gái của chúng tôi là hấp dẫn mọi người và gây nên nỗi ghen tị kín đáo trong các cô gái cùng lứa tuổi ở các trường khác. Chất inluidorin đang mở ra một triển vọng chấn động đối với ngành sinh vật thực hành. Một biến đổi nhỏ trong trường sinh vật cũng đủ làm thay đổi sắc thái của màu và cường độ của nó. Mà những triển vọng gì sẽ mở ra đối với các nhà tâm lý học? Ôléc Dôtốp dựa trên cơ sở này đã tiên đoán tính chất nhất thời của kiểu nhuộm inluidorin. Và có lẽ, anh ta đúng. Phụ nữ bao giờ cũng cần phải kín páo, thế mà bây giờ có thể đọc được mọi tình ý, thiện cảm, ác cảm của họ khi chỉ cần nhìn xem áo sơ mi, áo len, quần phăng của các cô gái của chúng tôi có màu sắc gì. Trong khi chàng Côxchia Balôchin, điển trai, có mái tóc vàng đang dạy cô Ôlia Galôviằng một bước nhảy khó tập thì áo của Lita Trápcanade chuyển sang màu tím. thế là cuõi cùng Cỏxchia đành phải rời Ôlia để đến với Lita. Chiếc áo len của cô này lúc đầu đổi sang màu tàn thuốc lá, sau rực lên như cỏ xanh dưới ánh mặt trời. Chỉ riêng Biata là mặc quần áo bảo hộ, may bằng thứ vải đặc biệt màu vàng óng dùng cho các phi công vũ trụ trong năm nay. Và cũng chỉ có một mình Biata trong khoa thiên văn là đi vào vũ trụ. Nhóm của cô, chủ yếu gồm các nhà vật lý thiên văn nổi tiếng, sẽ lên thay các nhân viên cũ của đài thiên văn. Chưa một ai trong bọn họ có mặt ở ga. Chả như những sinh viên chúng tôi, họ quen xem trọng thời gian và đến rất đúng giờ. Biata cùng đến với chúng tôi.
Giữa đám đông màu sắc sặc sỡ còn có cả những người máy do gia đình cử đi tiễn và dặn dò. Đi sau tôi không rời nửa bước là bác Vaxia. Có lẽ bác là người máy cổ kính nhất trên hành tinh chúng ta, được chế tạo ra để phục vụ, trông trẻ, cất giữ tin tức gia đình và lo toan việc nội trợ. Bác không có khả năng gì khác nữa, nhưng chúng tôi thích loại máy không hay hỏng hóc này; và nó cũng gắn bó nhiều với gia đình chúng tôi. Trong trí nhớ của bác Vaxia còn giữ lại tất cả những trường hợp nho nhỏ lý thú của chúng tôi và những chuyện vui nhộn trong gia đình. Từ khi rơle ngắt bộ phận ghi từ của bác bị hỏng thì bác ghi nhớ mọi âm thanh trong nhà và đôi khi nhắc lại chân lý những cuộc cãi cọ. Việc này làm cô em gái cáchia của tôi khó chịu. Tuy vậy, chính cô lại đứng ra bảo vệ bác khi bàn đến chuyện thay Vaxia bằng một kiểu máy hoàn chỉnh hơn.
Bác Vaxia truyền lại giọng nói điềm đạm hơi run run của ông tôi:
– Ivan, ông gửi kèm với chiếc “ Hải âu “ của cháu công trình nghiên cứu gần đây nhất của ông “ 55 phần trăm lượng phấn hoa bách tán lắng trong vật trầm tích của thời đồ đá mới “. Công trình còn rất xa với những vấn đề mà ở tuổi mình cháu đã quan tâm và về mặt khoa học cháu cũng chưa được chuẩn bị chu đáo lắm, nhưng theo ý ông, ở đây có một số suy nghĩ có tính chất chung…
– Vaxia, tăng nhịp độ truyền đạt lên! – tôi ra lệnh. thế là giọng nói người ông bác học của tôi tuôn ra vù vù với tốc độ một nghìn tín hiệu trong một phút. Khi theo ý tôi, giọng bác Vaxia được chuyển về tần số cũ, ông tôi kết luận:
– Ông hi vọng rằng những câu châm ngôn bổ ích không được mới mẻ lắm của ông sẽ không làm cháu mệt mỏi. Chúc cháu mạnh khỏe và thỉnh thoảng hiện lên trên điện thoại truyền hình của ông.
tiếp đó là khúc nhạc chào mừng. Cáchia và cha tôi chơi bài “ Mặt trời mọc “ của Igơnatốp. Âm nhạc bỗng nhiên bị ngắt và tôi chợt nghe tiếng mẹ tôi:
– Con của mẹ, mẹ đã sắm cho con một bộ quần áo trượt tuyết có bộ phận sưởi điện.
Mẹ yêu dấu! Quần áo trượt tuyết có bộ phận sưởi điện để đến vùng nhiệt đới!
“ Có lẽ đây là đoạn ghi mùa đông; Vaxia lầm lẫn hết cả “ – tôi nghĩ như vậy. Nhưng không phải. Mẹ tôi nhắc đến trạm của chúng tôi, gọi được cả tọa độ của nó. Sau cùng, bà buồn rầu nói thêm:
– Thật đáng tiếc là gần đây mẹ con ta ít gặp nhau. Mẹ lúc nào cũng cảm thấy thiếu con. Tại sao cha con lại xa cách nghệ thuật như vậy? Mẹ lo cho cáchia. Nó là đứa con gái tài hoa nhất trong chúng ta. Nó cần học nhạc một cách nghiêm túc. thế mà gần đây nó lại đi học thêm về sinh hóa. Nó chịu ảnh hưởng cái xâu xa của con đấy… Bỏ qua cho mẹ, ba mươi phút nữa mẹ phải đến xưởng phim. Nhưng, hãy hượm đã. Con chớ quên rằng hai mẹ con mình có thể thấy mặt nhau vào các ngày thứ tư từ 13g40 đến 13g55.
Trong đám người đi tiễn còn có cả những người máy vạn năng rất hiện đại làm bằng chất dẻo, hoàn toàn giồng người thật. Với những người máy này thường xảy ra những trường hợp ngộ nghĩnh, chừng nào người nói chuyện nhận ra họ đang nói với ai. Độ mươi người máy này có thể lập được một dàn đồng ca không đến nổi tồi.
Côxchia cũng nhận được những lời tiễn đưa do một người máy có sọc, loại khá cũ, truyền đạt lại.
– Nào, cảm ơn bác Marơpha! – Côxchia nói. – Cho tôi gửi lời chào mọi người. Còn bây giờ bác về cùng với bác Vaxia đi. Bác ấy cũng vừa mang đến một lô những lời chúc tụng đấy. Đừng có mà đi tàu khách và tán tỉnh những người không quen thân.
– Tôi hiểu, – Vaxia buồn rầu thở dài. – tán tỉnh cái gì. Chúng tôi buộc phải đi trong cái ống han gỉ cùng với những đồ vật không hồn khác.
Khi những người máy của chúng tôi đã đi ra phía đường xe tải ngầm, tôi và Côxchia bắt đầu tham gia vào cuộc thảo luận nguyên nhân thất bại của đội tuyển nước ta trong kỳ thi Ôlimpích gần đây ở Riô-đơ-Gianâyrô; đồng thời chúng tôi khi thì tham gia vào câu chuyện tản mạn của những người đi bên cạnh, khi thì chào hỏi những anh chàng cùng năm học đang đến và cùng kêu lên rành rọt: “ Chúc hạ cánh an toàn! “ Tôi nghe thấy như ở bên cạnh mình giọng nói nghiêm trang của người máy điều độ nhắc nhở rằng chỉ còn mười phút nữa là đến chuyến bay tiếp theo. Một chiếc xe ca tự động tiến lại. Thật ra bọn tôi ít có ai đi loại xe này. thế mà các anh chàng chẳng khác nào những sinh viên năm thứ nhất chạy ùa ra theo con đường màu trải ra trước bánh xe, chỉ hướng cho chiếc xe ca về bến đỗ.
Lúc đầu Biata đứng với các bạn gái. Nhưng khi họ ríu rít chạy đi thì cô ta đến với chúng tôi. Cô kéo tay Côxchia sang một phía. Côxchia liếc nhìn tôi lộ vẻ ái ngại và vụng về che giấu sự đắc thắng.
Hôm qua, sau buổi liên hoan tuyệt diệu ở nhà Biata, tôi và cô ta lại bắt đấu tranh cãi một cách hết sức ngu ngốc. Vấn đề lại chỉ tại cái vì sao Cực Mới ấy. Côxchia gợi chuyện trong lúc nghỉ giữa hai lần nhảy. thế mà tôi lại vơ lấy để tranh cãi rồi ra sức chứng minh rằng cô ta không cần thiết phải bay lên vệ tinh. Khó mà nghĩ ra được điều xỉ nhục nào lớn hơn.
Và bây giờ cô đi với Côxchia. Biata xách một cái xắc. Trong xắc kể ra thì phải có cái lọ pha lê đựng “ Bụi sao “ ( nếu như cô ta đừng vứt đi ) và các cuộn băng ghi âm, sách vở, các bản nhạc, phim ảnh. Tôi nghĩ: “ Giá mà biết được ở trong đó có cuộn phim “ cuộc đi nghỉ đông của chúng tôi nhí? Có lẽ nó cũng chịu một tai họa như các món “ Bụi sao “ ấy rồi. Thật đáng tiếc “. Tôi tiếc nhất là “ Bụi sao “.
tiếng tăm về “ bài ca hương liệu “ đó đồn khắp học viện. Những nhà chế tạo hương phẩm ở Mátxcơva, Vôrônhegio,Riga và ngay cả Pari không để tôi yên. Họ đã hỏi công thức, bản ghi chép công việc, và thật là khủng khiếp khi họ biết rằng Tất cả những thứ đó đã bị vứt vào sọt rác. Dĩ nhiên, tôi cũng còn nhớ được đôi chút song chính cái đôi chút ấy đã đem đến một kết quả đáng tiếc. “ Bụi sao “ là một tổng hợp phức tạp, trong đó nhân tố chính là tình cảm của tôi đối với Biata.
thế là Biata trở thành người sở hữu của loại hương phẩm độc nhất mà cô ta gọi là “ Bụi sao “.
Một hương vị buồn man mác thoảng đến tôi. Trong đó có cái gì đó như âm nhạc. Tôi nghĩ ngợi: “ Hãy để cho cái hương vị đó nhắc nhở cô ta nhớ đến tôi, nhớ đến cuộc tranh cãi vô lý của chúng tôi. Hương vị đó sẽ không bị mất đi, toàn bộ đồ dùng của cô và chính bản thân cô sẽ luôn luôn lấp lánh “ Bụi sao “.
Không hiểu sao cái câu cách ngôn này lại đem đến cho tôi một sự mãn nguyện cay đắng.
Biata nói gì đó với Côxchia. Cô cúi thấp đầu, chạm ngón tay vào ống tay áo cậu ta.
Từng lúc một vang lên tiếng còi tàu từ nơi xuất phát; những tiếng còi tàu kéo đưa những con tàu từ bến đỗ đến đường bay, tiếng rít của xe ca tự động chở các nhà du lịch tai mắt chạy ngang qua chỗ chúng tôi. Tôi làm ra vẻ thản nhiên quay lưng về phía Biata và Côxchia, buồn rầu đưa mắt nhìn khắp gian phòng hình dáng giống như sân vận động có mái che dùng làm nơi thi điền kinh trong mùa đông; có điều nó to hơn, đẹp hơn.
Với một niềm đau khổ có ý phê phán, tôi phải nghĩ là ngôi nhà ga mất bao công phu xây dựng này đã mất hẳn cái ấm áp. ở đây bạn sẽ cảm thấy thật cô độc, mất mát thật chẳng khác nào bỗng nhiên bị rơi vào vùng sa mạc Xahara hay Caracumư hoan vắng, nơi cồn cát vẫn chưa được chinh phục. Một điều duy nhất làm vui mắt, ấy là cái sà gỗ vàng óng với những vệt trong suốt và đường vẽ trang trí của các nghệ nhân thuộc trườn phái Vaxiliép, nhà hội họa phân tích tâm lý. Kể ra cũng nên nhìn kỹ những vệt trong suốt và những đường vẽ trang trí ở trên sàn đã tạo thành những bức tranh hiện thực. Những bức tranh đó như được linh cảm trước mà sinh ra và nổi lên rất rõ trên sàn Tôi trông thấy hình ảnh Biata như in lên tằm phông sáng do nghệ nhân của nhiều thế kỷ trước tạo nên. Khuôn mặt cô ta nghiêm nghị, lạnh lùng làm tôi đền sớn gai óc. Tôi phải chịu đựng cái cảm giác như lần đầu tiên ở trong tình trạng mất trọng lượng. Mọi thứ đều chuyển động tứ tung, đôi bàn tay chới với. Nhưng tình trạng đó kéo dài không lâu, chừng vài chục giây, tôi đã chuẩn bị chịu đựng tình trạng đó và chú động được mình. Và nổi sửng sốt trước một việc không bình thường nhanh chóng đổi thành niềm vui của một cảm xúc mới.
Giờ đây tôi lại không cảm thấy niềm vui đó. Tôi bỗng sợ hãi như hồi còn nhỏ lẻn vào thư viện của ông tôi xem những băng ghi hình mượn ở Bảo tàng lịch sử Trung ương. Trên màn ánh nhỏ tôi thấy bãi chiền trường, từng đồng xe nát vụn và đứng ở giữa là một chú bé trạc tuổi tôi. Một lão ăn vận quần áo đen đến gần và bắn vào mặt chú bé…
Người máy thông báo số chuyến đi và số phút còn lại trước khi bay. Bạn bè vỗ vai tôi nói những câu gì đó rồi ồn ào bước lên xe ca tự động, hoặc chạy theo các điểm sáng đang trượt đi.
Một người nào đó nói:
– Cậu ta đang đắm mình trong cõi Niết bàn. Đừng ai cản trở cậu ta tiền đến nơi hoàn thiện.
– Tạm biệt! Tạm biệt! Anh Côxchia! Anh ấy làm sao vậy?
Biata nhìn tôi. Đôi mắt cô dịu dàng, nghiêm nghị.
– Cậu ấy đang tu luyện như một hành giả, – Côxchia giải thích. – Kéo cậu ta ra khỏi tỉnh trạng này thì nguy hiểm.
Và họ cười khà khà. Một chiếc xe ca tự động màu tím nhạt tiến đến. Loại xe này thường chỉ đưa hành khách đến sân bay vũ trụ.
Tôi bắt tay Biata.
Cô nói:
– Tôi sẽ ở đây ba tuần lễ. Anh có biết tôi may mắn thế nào không? cả khoa chỉ có một mình tôi. Giá mà mắt tôi được thấy ngôi sao Cực Mới đó bùng cháy. Vuđơ tin chắc là không phải chờ đợi lâu đâu.
Cô ta chỉ nghĩ đến cái ngôi sao Cực Mới giả định. Theo các nhà vật lý thiên văn đã tính toán, thì ngôi sao này đã nổ tung ở một nơi nào đó trong vụ trụ bao la từ hàng ngàn năm về trước. Những mảnh nhỏ của vì sao đó bay về phía chúng ta và dòng thác của chúng cứ bay nhanh lên trong từng khoảng khắc.
Trên xe ca chỉ có mình Biata. Cô ta nghiêm nghị, lạnh lùng.
– Chúng tôi chờ đón cô! – Côxchia nói.
– Cảm ơn! thế nào tôi cũng ghé thăm hòn đảo của các anh.
Tôi và Côxchia nắm tay vịn bậc lên xuống và chạy theo xe.
bất giác cô ta mỉm cười:
– Chúng ta sẽ gặp nhau, – và cô ta vội vàng lục trong xắc.
– Lùi xa xe ra! Nguy hiểm! Để phòng bất trắc! – tiếng người máy làm nhiệm vụ việc phòng ngừa tai nạn, nói oang oang.
Xe ca dừng lại cạnh một hàng ghế bành. Nơi đó có một ông già gầy gò dong dỏng cao cùng năm sinh viên gồm hai gái và ba trai đang đứng. Những người này cũng mặc bộ quần áo bảo hộ lao động như Biata.
Căn cứ theo huy hiệu đeo trước ngực thì các sinh viên này ở trường đại học Tômxcơ. Còn ông già cao, gầy là Giêmxo Vuđơ, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng đã tiên đoán sự bốc cháy của ngôi sao Cực Mới. Khi chiếc xe ca chuyển bánh, Biata vẫy tay, vài vật gì đó lấp lánh trong không khí và lăn trên sàn gỗ kêu thành tiếng.
Đó là hai chiếc tích kê bằng kim loại. Trên một mặt có viết “ Trạm quan sát thiên văn “ VŨ trụ-10 “, mặt kia là số “ 943 “ – số hiệu của tích kê và con số “ 5 “ trong ngoặc kép.
Mỗi tích kê cho phép nói chuyện năm phút với trạm vũ trụ, có nghĩa là với Biatá.
Nắm chặt tích kê trong tay, tôi và Côxchia nhìn theo hút chiếc xe ca tự động màu tím nhạt. Chiếc xe đi vòng gần khắp gian phòng, đón thêm chừng mươi khách nữa, rồi khuất dần sau cửa vào sáng lóa của đường hầm.
Côxchia trầm ngâm:
– Có lúc mình nãy ra ý nghĩ muốn nghiên cứu khoa sinh học vũ trụ.
– Chưa muộn đâu.
– ừ, nhưng mà…
– Cái tiếng “ nhưng mà “ của cậu có ngụ ý gì? – tôi hỏi.
– Cậu thấy không, cô ấy nói rằng sẽ có lúc đại đương cũng hấp dẫn cô ấy.
Chúng tôi đứng im lặng vài phút. Thỉnh thoảng Côxchia ngẩng lên trên không mỉm cười. Nhưng khi nhìn đến tôi, trong ánh mắt cậu ta có vẻ gì đó như thông cảm. Côxchia là một thanh niên có tâm hồn hết sức giản dị. Mỗi biến đổi trong ý nghĩ của cậu ta, như vẫn thường nói, tâm hồn cậu ta, bộc lộ ngay trên nét mặt. Chẳng cần phải phân tích tỉ mỉ, chẳng cần nhiều lời cũng có thể hiểu được cậu ta. ấy thế mà cậu ta lại tự cho mình là kín đáo, khó hiểu. Cái ý nghĩ đó còn đặc biệt được củng cố vững chắc trong đầu óc cậu ta kể từ ngày chúng tôi làm quen với Biata. Cậu ta tưởng rằng có thể giấu được tôi tình cảm của cậu đối với Biata; và điều đó day dứt cậu ta. Không hiểu tại sao cậu ta lại không coi tôi là một địch thủ quan trọng. Cậu ta bảo tôi:
– Đừng tự ái, Ivan ạ, cậu và Biata không hợp nhau đâu. Mình thấy ngay điều đó. Cô ta rất tình cảm, bản chất tinh tế, cao thượng, đồng thời lại có ý thức vươn tới mục đích một cách lạ thường. Mình tin rằng cô ta sẽ trở thành một nhà vật lý thiên văn vĩ đại. Trong cuộc đời, cô ta cần một người bạn đường có tư chất đặc biệt; người đó có thể bổ sung cho cô ta, nhưng cũng không vượt ra khỏi trường tâm lý của cô. Cậu cũng biết rằng trường tâm lý của cậu thật xa cách ghê gớm. Cậu không có cái tâm lý phức hợp đó. Cậu nên hiểu và không nên tự ái, cần phải triết lý một chút “.
Côxchia là môn đồ rõ rệt của cái mốt lý luận mới về trường tâm lý.
Đúng thế, trường tâm lý của tôi và Biata không có liên quan đến nhau, còn của Côxchia thì hầu như trùng nhau. Và điều đó đã khuyến khích cậu ta. Nhưng cũng có khả năng là, ở chỗ này trường tâm lý không dính líu gì, bởi vì nó không cố định. Cái chính không phải ở chỗ đó.
“ Không phải ở chỗ đó! Không phải ở chỗ đó! – tôi nghĩ ngợi trong óc. – Cái chính là cô ta cho tôi cái tích kê. Như vậy là cô ta có nghĩ đến tôi. Nhưng Côxchia cũng có tấm tích kê đó. Điều này có ý nghĩa gì? Cô ta đã xử sự một cách lịch thiệp. Côxchia có thể nghĩ gì, nếu như cô ta cho tôi cả hai tấm tích kê? Cô ta thật là kỳ lạ! Và mọi thứ trên trái đất này đều kỳ lạ! “ Tôi bất giác ngấm nghía đường cong của các cửa cuốn, các tấm biển lấp lánh trên cao miêu tả bằng hình ảnh lịch sử các chuyến bay trong không trung và chinh phục vũ trụ. Tôi sửng sốt vì cái hương vị đặc biệt như một đám mây vô hình bỗng nhiên bao phủ quanh tôi. Đó là hương vị nước hoa của Biata, hương vị thứ nước hoa của tôi, món quà của tôi. Mùi hương tỏa ra từ tầm tích kê tôi đang nắm chặt trong tay. Ai đã nghĩ ra cái tục lệ tặng người thân những kỷ vật chỉ do bàn tay, khối óc, tình yêu của mình làm ra? Suốt nửa năm trời tôi đã ra công tìm kiếm sự kết hợp có một không hai đó của các phân tử…
Tôi chợt nghe thấy tiếng Côxchia:
– Có lẽ nào như vậy? Chúng mình bị tụt lại một cách thảm hại rồi sao. Cậu có nghe tiếng người máy gào lên không? Quả là những anh chàng ngớ ngẩn không may. Cậu như người mất hồn thì còn có thể được, chứ mình thì thật chẳng ra sao cả. Trong khi còn kịp, chúng ta chạy đi. Có lẽ nếu muốn thì cậu chạy đi còn mình sẽ đi bằng xe. Cuộc chia tay làm mình rã rời cả tâm hồn và thể xác.
Côxchia đi bằng xe tự động, còn tôi chạy theo con đường nhỏ màu da cam dọc theo sàn đá hoa ngũ sắc.