Gió Vĩnh Cửu

CHƯƠNG 20 – CUỘC RƯỢT ĐUỔI



Chiếc tàu “ Con ngựa rừng “ vừa thở phì phò hiền hậu, vừa ra sức vượt hết con sóng này đến con sóng khác. Nước biển hôm nay sao nặng như thuỷ ngân, màu xám bạc như bầu trời đầy mây. Côxchia đưa mắt nhìn lên bầu trời nói, có ý than phiền:
– Những mảng gió xoáy. Một luồng gió xoáy đáng kể đang tràn đến chúng ta; ấy thế mà nó đã bị bắn tan ở Xumatơra rồi đây. Bây giờ thì mình và cậu chỉ có thể trông cậy vào làn gió tươi mát mà thôi.
Tôi im lặng lắng nghe và ngắm nghía trời nước. Thực ra thấy chán cả gió.
chiếc phao hiệu rực rỡ đánh dấu vùng chắn cá nhám voi phía đông đã lui lại đằng sau. Một toán bạn bè vui vẻ của Tavi và Prôtây làm nhiệm vụ bảo vệ danh giới vùng chắn và “ cánh đồng “ phù du đã đi tiễn chúng tôi đến năm kilômét. Sau đó chúng quay lại. Côxchia chuyển tay lái tàu sang bộ lái tự động: chúng tôi cần phải bơi một mạch một trăm kilômét qua một vùng chưa khai thác để lấy mẫu nước, lập đồ bản mật độ phù du ở vùng đó. Theo ý mình Côxchia nhận phần công việc “ nặng nhọc “ nhất: cậu ta ngồi vào ghế thuyền trưởng mát rượi, vặn vẹo trong tay một sợi dây gì đó, ngó vào máy đo tốc độ và ra lệnh cho tôi. Còn tôi thì nhoài người ra ngoài boong vất vả múc nước vào một ống nghiệm dài có dung tích năm trăm ly khối. Không phải dễ dàng mà lấy được nước bằng cách nhoài người ra ngoài boong trong lúc tàu chạy nhanh. Tôi đã đánh rơi một chiếc ống và không dám bảo rằng những dụng cụ khác của phòng thí nghiệm sẽ không phải chịu chung số phận như vậy. Côxchia làm bộ không để ý đến những nỗi đau khổ của tôi. Nhưng dù sao lương tâm cậu ta cũng có đôi lúc áy náy. Bởi vậy, cậu ta luôn luôn làm cho tôi chú ý đến tin tức địa phương. Côxchia có một đặc điểm rất tuyệt vời là không bỏ qua bất cứ một cái gì diễn ra bên ngoài. Cậu ta biết mọi chuyện xảy ra ở trên đảo và ở trong vũng biến; ở vũng biển cậu ta làm quen rộng rãi với các đenphin thông qua Prôtây.
Côxchia cười khà khà, hất chiếc mũ trắng rộng vành ra sau gáy:
– Trong lúc chúng mình rập rờn trong vững biển thì Ghêra, vợ Ninxeo đã bay trên chiếc thủy phi cơ trở về. Những con cua vàng gây cho cô một ấn tượng sâu sắc. Tối qua có mấy con đã đến thăm cô ta. Một số con ở hẳn lại; chúng đào hang, khoét ngạch vào đá ba-dan, rồi chiều xuống bò đi khắp đảo. Khi từ biệt, cô ta bảo mình: “ Tôi khâm phục chủ nghĩa anh hùng của các anh, nhưng ở lại thì không đủ sức. Trong khi tôi đang ngủ thì chúng đã nhảy từ trên trần nhà xuống “. Hôm nay họ sẽ đặt những bộ cảm biển điện mới lên đầu Giắc Lớn. Chẳng lẽ ở nó cũng có một cái gì đó tựa như trí tuệ à? Mình cho là có. Giắc thuộc loại hoàn chỉnh nhất trong hệ chân đầu. Và nếu nó có một cơ quan cực mạnh tác động đến tâm lý những con vật xung quanh như vậy, thì tại sao không cho đó là trí tuệ? Cậu có biết mình còn quan tâm đến ai ở trên đảo này không? Những nhà di truyền học. Có lẽ họ đã tìm ra nguyên nhân của sự đột biến. Biết đâu sự việc không liên quan đến cái vì sao…
– Mình lại đánh rơi một ống nghiệm nữa, – tôi ngắt lời cậu ta.
Côxchia nói rằng cậu không còn có thể thản nhiên nhìn các dụng cụ thí nghiệm bị mất đi như vậy. Cậu ta đứng lên khỏi ghế, bộ mặt đau khổ. Thì ra cái sợi dây mà cậu ta vặn vẹo trên tay là một cái tay đặc biệt để cầm ống nghiệm. Bây giờ Côxchia không cần phải cúi lom khom trên boong tàu nữa. Cậu ta múc nước và đưa cho tôi để phân tích. Trước đây công việc này tôi làm một mình. Nhưng nếu chạm đến việc phân công lao động thì không thể tranh cãi với Côxchia được. Đáp lại ý định yếu ớt của tôi định phân công lại công việc, cậu ta nói:
– Cậu là vô ơn! Cậu sẽ quên mất tin tức nhận được vì phải phí sức vào việc này.
Tôi khoan khoái ngồi vào chiếc ghế bành mát rượi. Công việc không phức tạp làm tôi thấy thích thú. Thực ra chả phải chỉ có riêng công việc mà là tổng hợp của nhiều thứ khác nữa: nào là những tranh chấp nực cười với Côxchia, nào là trời nắng, những tia nước mặn vọt tung toé qua boong, rồi gió hanh tươi mát mơn trớn và cái chính là cảm giác phóng khoáng, mênh mông vô tận không có được ở trong thành phố.
Tavi và Prôtây đuổi theo đàn cá chim. Cần phải hết sức khéo léo, mạnh, nhanh mới có thể bắt được một con cá đang bay. Cá chim vọt lên trên mặt nước khá cao. Vì vậy, cần phải khôn khéo túm lấy nó lúc nó vừa nhô lên mặt nước. Chậm một tích tắc là trượt rồi. Dĩ nhiên bắt cá dưới nước đối với đenphin chẳng khó gì. Có điều đã là vận động viên chân chính ai lại làm như vậy? Tavi và Prôtây theo nhau đuổi bắt cá chim. Một con đón chúng bay lên khỏi mặt nước; con thứ hai nhận tín hiệu của con kia vút lên đón bắt. Chúng không gặp may: lúc thì nó nhào xuống bên phải, bên trái và có lúc lại vượt lên phía trước. Mải săn đuổi, những đenphin bơi xa khỏi tàu và cuối cùng mất hút trong làn nước xanh xám óng ánh phía xa.
Nửa giờ đã trôi qua, không hiểu sao những đenphin không quay lại. Tôi cho giảm tốc độ. Côxchia đề nghị tôi leo lên chòi cao quan sát chân trời. Tôi không phản đối. Ở trên cao tôi không sợ; không những thế tôi còn đung đưa trong chiếc chòi treo bằng những sợi dây mảnh ở độ cao hai chục mét. Tôi trông thấy ngay những đenphin ở cách khoảng mười hải lí. Chúng đang cố sức bơi về phía chúng tôi. Tôi muốn bảo Côxchia cho tôi xuống, nhưng chợt nhìn sang bên cạnh những đenphin thì thấy những làn nước đặc biệt. Một đàn cá kình bơi chặn đường Tavi và Prôtây với một tốc độ còn lớn hơn chúng. Đàn thứ hai từ phía khác đang cố cắt ngang đường bơi về tàu. Vài ba con cá kình khác đang thúc đằng sau. Nghe thấy nói có cá kình, Côxchia lập tức hiểu ngay. Mấy phút sau chúng tôi hạ chòi quan sát xuống và đi cứu viện. Chiếc tàu rú lên như bay trên sóng. Côxchia ngồi sau tay lái, rụt đầu rụt cổ như chuẩn bị nhảy. Tôi nhìn về phía trước qua tấm kính chắn gió. Thực ra mà nói, tôi không thể hình dung được chúng tôi có thể làm được gì với một số lượng cá kình đông như vậy.
Qua những tiếng rít, tiếng ồn, tiếng nước reo, tôi thoáng nghe thầy tiếng nói:
– Súng! Cầm lấy súng!.. Đồ con lừa! ở trong ngăn bên trái ấy!
Tôi không giận vì tiếng “ đồ con lừa “, vội vàng lấy luôn khẩu các-bin bắn uy hiếp. Đáng tiếc không có máy phóng thuốc gây mê hay loại súng nào nặng hơn.
Côxchia lái tàu vào đám cá kình đông nhất. Cách đàn cá gần một dặm, tôi không ghìm nổi và đã bắn.
Côxchia gật đầu:
– Đúng! Bắn nữa đi. Phải cho chúng biết rằng chúng ta không định đùa với chúng.
Thật vậy, chúng tôi phải bắn phủ đầu ngay để chúng biết rằng nguy cơ đang chờ
chúng. Tôi nghĩ rằng nếu chúng là những tên kẻ cướp có “ văn hóa “, có ít nhiều kiến thức về súng phun lửa, chứ không phải là cái bọn man rợ không hiểu được ý nghĩa của sự ôn ào do tôi gây ra thì sẽ tốt hơn.
– Bắn! – Côxchia thét lên.
Chúng tôi còn cách những con cá kình gần nhất khoảng hai trăm mét.
– Bắn nữa!
Tôi bóp cò. Những trái đạn nổ tung trong không khí và ở nước cách hơi xa những con cá. Mặc dù vậy, chúng cũng tránh sang phía khác, lủi xuống nước, cút khỏi chiếc “ Con ngựa rừng “.
Côxchia kêu lên báo hiệu điều gì đó. Tôi không nghe rõ, nhưng hiểu ngay ý nghĩa của mệnh lệnh, khi bất ngờ bị đập mạnh vào thành tàu. Tàu ngoặt mạnh. Côxchia quay sang đàn cá khác, nhưng giám bớt tốc độ để Tavi và Prôtây bơi sát thành tàu, dưới sự bảo vệ của “ khẩu pháo “ của tôi.
Đàn cá thứ hai cũng tránh gặp và lẩn xuống nước.
Côxchia đóng máy dò âm dưới nước hỏi xem có thấy Giéc Đen trong đàn cá kình không. Lập tức nghe thấy tiếng trả lời là Giéc Đen ở trong đàn cá thứ ba bơi sau và đenphin bắt được tín hiệu của bọn này ở cách đây một dặm.
– Giọng của chúng có vẻ doạ dẫm. Chúng tôi không biết tiếng của chúng. Nhưng cũng có thể hiểu được rằng chúng đang tính toán điều gì đó. Chúng tôi buộc phải tấn công trước. Xin cho chúng tôi những vũ khí hạ sát.
Những đenphin muốn được đánh nhau. Chúng xin lao điện. Vì thiếu lo xa, chúng tôi đã không đem theo vũ khí cần thiết.
biết rằng chúng tôi không có gì để đánh nhau với cá kình, các đenphin đề nghị tất cả quay ngay về đảo.
Côxchia phẩn nộ:
– Chạy à? Mình xấu hổ với chiếc “ Con ngựa rừng “! Không đời nào. Chúng không dám tấn công ta đâu. Có điều các chú nên bơi sát mạn tàu và đừng làm gì ngốc nghếch nữa.
– Chúng dám đầy…
– Được, để xem sao. Nói thực ra mình đã lo ngại cho Giéc Đen khi bị rượt đuổi. Nhưng giờ đây nếu nó dám…
Trên màn ảnh điện thoại truyền hình Lagơrănggiơ hiện ra. Hôm nay cậu ta trực ở đảo. Sau khi nghe thông báo của Côxchia, anh chàng người Pháp xoa tay:
– Các anh được gặp chính Giéc Đen! Thật là hạnh phúc! – Lagorănggiơ thán phục, hăng hái khoa tay múa chân. – Đây là sự kiện đầu tiên trong hai tuần gần đây. Đáng tiếc là các bạn không có máy phóng thuốc gây mê và không có cả thuốc nữa. Biết đâu các bạn chả may mắn gấp ngàn lần các bạn ở tàu “ Con mực “. Hãy cố cầm cự. Mình sẽ cho toàn bộ đội tàu đến và Giéc càn rỡ sẽ bị bắt. Mình khuyên các bạn đừng đến gần nó và đừng tỏ ra cho nó biết rằng nó sẽ bị tấn công. Ở địa vị các bạn, mình sẽ tiếp tục lấy mẫu nước để đánh lạc hướng Giéc Đen. Ngoài đội tàu ra, mình sẽ cho bay chiếc “ Xe ngựa “ chở đầy thuốc mê đến, – Lagơrănggiơ vẫy tay và biến mất.
Chúng tôi đang ở cách hòn đảo trôi năm chục hải lý. Tàu chỉ có thể đến đây sau một giờ rưỡi nữa, kể cả việc tập hợp và tất nhiên là trong trường hợp chúng tôi vẫn cầm cự ở nguyên đây. Mọi hi vọng dồn vào chiếc “ Xe ngựa “. Nhưng thời tiết bất thình lình trở nên xấu: gió thối mạnh, có mây mù. Những con cá kình đã lẩn trốn; đúng hơn là khó mà tìm thấy chúng trong một khoảng rộng giữa những làn sóng bạc.
Từ sáng áp kế đã giảm dần. Chiều đến gió và sóng mạnh, thế nhưng chả ai để ý đến chuyện đó. Ở chỗ chúng tôi gió thổi không ngớt, đại dương dồn dập những lớp sóng vô tận. Chiếc “ Con ngựa rừng “ đã được tính toán để đối phó với bão táp ở bất cứ cấp nào. Trường hợp khẩn cấp, nó có thể chuyển thành tàu lặn, lặn xuống nước đợi cho qua cơn bão ở độ sâu mười lăm, hai mươi mét.
Hướng cho tàu chạy ngược gió, chúng tôi hầu như ở yên một chỗ. Những trinh sát của chúng tôi từng giờ từng phút thông báo vị trí của kẻ địch. Sau cuộc trao đổi với Lagơrănggiơ ít phút, lũ cá kình vẫn ở cách chúng tôi một khoảng cách như trước. Thế rồi nó bơi ra xa. Chúng tôi tăng thêm tốc độ. Kẻ địch áp dụng chiến thuật quen nhất của mình, hay ít ra lúc đầu chúng tôi cũng tưỡng như vậy. Chúng tôi cho rằng Giéc phân tán đội ngũ của nó.
Côxchia nói:
– Giờ thì chúng bơi đi tứ phía, còn chúng ta thì tưng hửng. Giá mà xác định được hướng đi của Giéc nhỉ. – Cậu ta nói vào máy dò âm dưới nước: – Chú ý theo dõi tên đại sát nhân! Chúng tôi sẽ đuổi theo nó và quyết định bắt nó cho kỳ được, khi có thêm tàu và thủy phi cơ đến hỗ trợ. Các bạn đừng bơi đi xa quá hai chục mét đấy.
Một trong hai con đenphin trả lời:
– Tôi hiểu. Chúng đang quay lại.
– Quay lại đâu?
– Lại phía chúng ta.
– Một việc làm dớ dẩn.
– Chả hiểu.
– Chúng cũng sẽ chẳng tấn công được chiếc “ Con ngựa rừng “ chứ?
– Chúng tấn công! Chúng đang hát bài ca quyết tử…
– Cho ai nghe?
– Cho tôi, Prôtây và cho anh và anh Ivan ạ.
– Được, chúng ta sẽ xem! – Côxchia kêu lên. Gió thổi ù ù vào tai và sóng gần như trườn lên trên chiếc “ Con ngựa rừng “. Côxchia quay ngoặt chiếc tàu của chúng tôi và mở hết tốc lực.
Khi tôi đoán ra, liền ấn nút có ghi “ đóng kín “ và khoang tàu trong suốt bao kín chúng tôi, Côxchia nhìn tôi.
– Đấy, thế là chả có gì đáng buồn! – cậu ta hớn hở nói. – Cậu nghe Giéc bắt đầu hát bài ca quyết tử đấy. Tôi chưa bao giờ được nghe thấy như vậy. Mình đã ghi âm. Đây sẽ là quà tặng cho ông cụ của chúng mình.
Mây phủ kín bầu trời.
Lagorănggiơ báo tin rằng đội tàu đã xuất phát, còn chiếc “ Xe ngựa “ đang chuẩn bị bay; hai phút nữa sẽ cất cánh. Pêchia Xamôilốp và anh bạn Kỳ của cậu ta cùng bay.
Côxchia nói:
– Ở vào địa vị cậu, thì hôm nay mình không động đến chiếc “ Xe ngựa “: gió sẽ dìm nó xuống nước và nó sẽ chẳng cất đầu lên được đâu.
– Mình mà ở địa vị các cậu có lẽ sẽ lập luận như các cậu, – Lagơrănggiơ cười phá lên, rồi liếc nhìn sang phía khác, nói thêm: – Họ đã cất cánh.
Mải nghe câu chuyện giữa Lagơrànggiơ và Côxchia, tôi bỏ qua mấy phút không quan sát mặt biển. Thế là khi nhìn sang những đợt sóng bạc, tôi bỗng thấy ngay cái thân hình khổng lồ của con cá kình đang trườn trong đám bọt biển cách tàu khoảng một trăm mét. Màu da đen xạm, có thể nói là đen kịt của nó đập vào mắt tôi.
Nhìn người anh em gần cận với đenphin của chúng tôi, tôi chợt nghĩ: “ Giéc “.
– Tên sát nhân! Tên sát nhân đến gần! Nó ở bên trái! – máy dò âm dưới nước vang lên. – Bên phải cũng có. Chúng ở bốn phía!
tiếng máy phiên dịch vang lên đều đặn, không chút sợ hãi. Thế nhưng đó là tiếng kêu giãy chết của các bạn chúng tôi. Tôi khó khăn mới mở được chiếc cửa sổ nhỏ ở mạn tàu ra và bắn. Tiếng súng nổ yếu ớt nghe không rõ vang lên trong tiếng ầm ầm của bão táp.
Tôi nhận thấy Tavi sợ hãi nép mình vào thành tàu.
Giéc Đen – đúng là nó – bơi rất gần. Tôi tưởng chừng như nó đang nghiến răng giận dữ.
chiếc “ Con ngựa rừng “ vươn lên tốc độ tới hạn có thể đạt được trong cơn sóng này. Côxchia thường xuyên phải giảm vòng quay của động cơ, nhất là khi chúng tôi lên tới đỉnh ngọn sóng. Cứ mỗi lần lên tới đầu sóng chiếc tàu bay vọt lên không trung đến chục mét rồi rơi tỏm xuống làm nước bắn lên tung toé; mũi tàu chúi xuống, nước tràn qua khoang. May mắn là chúng tôi đã lấy chiếc tàu có mái che kín!
Tavi và Prôtây bơi cạnh tàu. Một con ở mạn phải, một con ở mạn trái. Vài chục phút sau cuộc dượt đuổi, chúng tụt hậu vì sóng cản mạnh quá phải bơi dưới nước sâu một quãng xa hơn; và chúng cũng phải vật lộn với sóng như chúng tôi.
Những con cá kình lấp loáng bốn bề trong biển cả sôi sục. Chúng tấn công chiếc tàu ở gần hơn, mạnh hơn. Những đenphin lặng lẽ chuẩn bị cuộc chiến đấu đến cùng. Có lẽ chúng hi vọng vào sức mạnh của chúng tôi mà chúng cho là vô hạn.
Nước ở ô cửa sổ mạn tàu tưởi ướt đẫm mình chúng tôi.
Côxchia hất đầu trả lời gì đó cho Pêchia Xamôilốp đang bay trên chiếc “ Xe ngựa “ và cho những người dân đảo đang vội vã phóng tàu đến cứu chúng tôi.
Sóng trùm lên chúng tôi. Nhìn qua vòm tàu trong suốt, qua làn ánh sáng xanh đục, chúng tôi trông thấy bóng dáng những đenphin và phía trên chúng là cái bóng dài của con cá kình.
Thật khó mà nói không hiểu sao lũ cá kình lại chậm trễ. Có thể Giéc Đen cho rằng
những đenphin không chạy đâu cho thoát, nên muốn đùa giỡn với chúng một trò tàn nhẫn. Hay là nó thấy chúng tôi đáng gờm biết chừng nào và biết đâu chúng tôi chả dự phòng một vũ khí bất ngờ nào đó. Cuộc chiến tranh lâu dài giữa Giéc và con người đã dạy nó phải thận trọng. Dù sao chăng nữa thì sự chậm trễ của kẻ địch cũng cứu thoát Tavi và Prôtây.
– Đồ ngốc! – Côxchia xoay cần ở bảng điều khiển và nói vào máy dò âm dưới nước. – Vào ngăn cấp cứu ở đằng lái bên cạnh, nhanh lên.
– Cậu bảo ai đấy? – tôi hỏi. – Và cậu nói về cái ngăn nào hả?
– Mình với cậu là những thằng ngốc! Chúng ta quên rằng mình đang đi trên tàu bảo vệ sức khỏe có buồng đé cho đenphin ốm… Chúng đã chui vào đầy rồi! Tuyệt! – Côxchia gạt lại cần trên bảng điều khiển về vị trí cũ và nhìn vào máy định vị.
Một điểm sáng xanh lao thẳng về phía chúng tôi. Côxchia lái tàu sang phía khác. Điểm sáng bây giờ lại lao chéo vào tàu: một trong những con cá kình đã chuyển sang tấn công. Trong khoảnh khắc nó đâm vào thành tàu và chọc thủng lớp vỏ ngoài. Tôi dán mắt vào điểm sáng xanh. Côxchia lái cho tàu đâm thẳng vào con cá đang tấn công. Tôi nhắm mắt, nắm chặt tay vịn chờ đợi một cú đập ghê gớm. Tàu chỉ hơi rung mạnh. Con cá kình lướt qua, sượt nhẹ vào mạn tàu bên phải. Vừa rồi Côxchia khôn ngoan đã tránh cú lao trực diện.
hết đợt tấn công này đến đợt khác. Cuối cùng Giéc Đen hiểu rằng chiếc “ Con ngựa rừng “ không đủ sức tự vệ, nên đã phái con cá kình cảm tử tấn công chúng tôi.
Các đồng chí được cử đi cứu viện luôn luôn động viên chúng tôi, mặc dù họ còn ở rất xa. Tôi và Côxchia đặt mọi hi vọng vào Pêchia và Kỳ đang bay trên chiếc “ Xe ngựa “ tới. Họ đã lượn ở đâu đó phía trên đầu chúng tôi đến mấy lượt và Pêchia Xamôilốp vui mừng báo tin rằng họ đã rắc ngay xuõng đầu chúng tôi “ hai thùng thuốc có chất độc. Nhưng họ đã rải trượt ra ngoài. Chẳng làm thế nào được vì chiếc “ Xe ngựa “ bay cao. Trong lúc đó gió thổi mạnh; nếu mạo hiểm bay thấp, họ có thể lao xuống đại dương đang cuộn sóng.
Tôi đề nghị Côxchia lượn vòng quay lại đón những người cứu viện. Côxchia lắc đầu.
– Quay lại chúng ta sẽ mất tốc độ và lúc đó…
Đúng thế. Cứu nguy cho chúng tôi bây giờ là ở tốc độ. Không có lợi thế về tốc độ, những con cá kình khó mà xông vào tấn công chúng tôi.
Từng lúc, từng lúc thân tàu rung lên: một con cá kình nào đó đang dồn hết tốc lực dùng mũi cốt đâm vào đằng lái. Nhưng nó không đủ sức lao vào sườn tàu.
– Kiệt sức rồi! – Côxchia không rời mắt khỏi tấm kính phủ đầy những nước.
Sóng bắt đầu dâng cao, nhưng sườn các ngọn sóng thoai thoải hơn. Chiếc “ Con
ngựa rừng “ nhảy trên các ngọn sóng những bước dài hơn; khi đập xuống nước nó phát ra tiếng kêu chói tai, chổ ngồi lún xuống, màn ảnh của máy định vị âm hưởng mà tôi đang theo dõi bay vọt lên. Tôi lo ngại cho số phận của Tavi và Prôtây, mặc dù bốn phía của ngăn tàu có lót một lớp chất dẻo dày, xốp và còn giữ một mức nước cần thiết. Nhưng dù sao thì tàu cũng không tính đến việc vận chuyển đenphin với một tốc độ như vậy.
Khuôn mặt Lagorănggiơ hiện ra trên màn ảnh. Cậu ta cười nhận lỗi và lắp bắp môi không rõ tiếng. Cuối cùng, khi hiểu rằng chúng tôi không nghe thấy gì, cậu ta giơ tay làm hiệu là cần phải quay chầm chậm về bên phải. Chiếc “ Con ngựa rừng “ tách ra khỏi ngọn sóng, lao xuống nước mạnh đến nổi tôi tối tăm cả mặt mày. Màn ảnh tắt phụt.
Tuy chiếc “ Con ngựa rừng “ đã được tính toán cho mọi tình huống, nhưng có lẽ do ảnh hưởng của sự già cỗi, hoặc có thể đã từ lâu nó mắc cái bệnh của máy móc điều khiển tự động, nên bây giờ từ chối cả nói lẫn nhìn.
– Lại dạy bọn mình, – Côxchia buồn rầu nói. – Họ khuyên quay tàu về bên phải, hóa ra lật nghiêng.
Do lúc lắc và va đập điên loạn, nên máy phát thanh của chúng tôi bị hỏng. Đúng ra thì chưa hỏng hoàn toàn – máy thu còn làm việc được một thời gian, nhưng hay bị ngắt quãng.
Pêchia và Kỳ lại bay phía trên đầu chúng tôi và lại rắc một liều thuốc ngủ. Để khích lệ chúng tôi, một cậu nào đó kể rằng năm ngoái chính cậu ta cũng bị rơi vào một hoàn cảnh bi đát như vậy khi đi tham quan Nam Cực. Máy thu luôn luôn bị ngắt quãng. Thành thử chúng tôi không biết là sự việc gì đã đến với bạn đó ở Nam Cực nữa. Mấy lần xuất hiện giọng Lagorănggiơ. Qua những câu chuyện đứt quãng có thể hiểu rằng trước mặt chúng tôi có một mối nguy cơ mới.
– Có lẽ cậu ta nói đến đá ngâm, – Côxchia nói. – Có điều mình đã tính trước cả đến những tảng đá mai rùa đó ở phía tây bắc; nếu không thì chúng ta đã va vào nó rồi. Thực ra mà nói, bây giờ mình không muốn va chạm với đá ngầm nữa.
Côxchia hầu như suốt từ nãy đến giờ chăm chú im lặng, giờ mới bất chợt lên tiếng. Một sự căng thẳng nín lặng, ý thức trách nhiệm đè lên cậu ta, cậu ta cảm thấy cần phải tự cổ vũ mình và chuyển sang một nhịp điệu khác. Thế là giờ đây cậu ta nói chuyện không ngớt. Cậu ta bất ngờ chửi bới:
– Con mực Vĩ đại và các loài yêu quái ở dưới sâu! Ai đã tắt máy dò âm dưới nước? Không lẽ chính mình à? Prôtây thế nào? Prôtây! Còn sống chứ chú mình?
Lập tức Prôtây trả lời:
– Đằng trước có “ tĩnh vật cứng chắc “! Không được đi thẳng!
Chúng tôi nhào lên ngọn sóng và qua màn ảnh của máy định vị chúng tôi thấy một vệt sáng sau đó tắt ngay: chúng tôi lao xuống “ Vực “.
Máy đo độ sâu chỉ ba chục mét.
tiếng sóng vỗ ầm âm như tiếng sấm rền xa xa.
Côxchia nhìn tôi. Cặp mắt cậu ta thoáng vẻ hốt hoảng. Có lẽ cậu ta cũng thấy tôi như vậy. Thế là cậu ta lại lấy lại vẻ tập trung như cũ. Những ngón tay cậu ta nắm chặt bánh lái đến trắng bệch ra. Cậu ta không thay đổi hướng đi, lại cho tàu lao thẳng vào đá ngầm. Tôi đưa tay ra định quay lại tay lái.
– Để yên… Phải như thế. Lối thoát duy nhất!.. Vượt qua ngọn sóng…
Cậu ta giảm vòng quay động cơ. Chẳng mấy chốc đã thấy chúng tôi cưỡi trên ngọn sóng đang lao tới mỏm đá ngầm. Sóng giội xuống rồi nhô lên, nâng mũi tàu lên cao. Chúng tôi không còn thầy đám bọt biển sủi sục trên tảng đá, mà chỉ thấy tiếng ầm ầm làm rung chuyển toàn bộ con tàu và toàn bộ lục phủ ngũ tạng của chúng tôi mà thôi. Tôi hình dung trong những phút đó Tavi và Prôtây sẽ thế nào.
Con tàu cót két. Nó luôn nghiêng trên sóng, sau đó quay tròn theo một trục dọc, đập mái vòm trong suốt vào mỏm đá và im lặng hoàn toàn.
sau lần nhảy vọt và những bước nhảy kinh giật, chiếc “ Con ngựa rừng “ như ọp ẹp toàn thân. Tôi mở mắt cố hiểu những sự việc vừa xảy ra.
Những đám mây xanh nhạt thấp lè tè, bay là là trên mái vòm trong suốt. Sóng gầm rít trùm lên cái đầu đang váng vất của tôi; nước tràn khắp mặt, chảy ròng ròng xuống cổ áo.
– thế là thoát! – tôi thoáng nghe một giọng nói quen thuộc.
ngoái cổ lại tôi thấy Côxchia cầm cái phích nước lạnh trong tay. Một dòng nước chảy từ chiếc vòi cong, sáng loáng lên đầu tôi. Nước đã làm mát da thịt.
Côxchia nhìn vào phích rồi quăng vào một xó:
– thế là hết.
– hết cái gì? – tôi hỏi lạc giọng. – Nước hết hả?
– Nước đã hết, nhưng cuối cùng cậu cũng mở được mắt. Ôi, mình đã lo ngại cho cậu. Ngồi đây mà cười, mà rít lên cho thỏa thích như cái còi nghẹt tiếng. Mình phải thú thật, cậu làm mình hết hồn. Hơn cả Giẽc nữa; mà sao cậu lại không thắt dây lưng?
– thế cậu thì thắt dây hả?
– Mình khác: mình có kinh nghiệm đắm tàu.
– Đó là với tàu buồm hả?
– Thì cứ cho là thể.
– Nhưng mình cũng có ở đó!
– Còn ít. Mình đang nói về kinh nghiệm. Nhưng bây giờ cậu đã rút được kinh nghiệm gì? Mình e rằng cậu chẳng rút được kinh nghiệm gì cả. – Côxchia đưa mắt ướm nhìn tôi rồi lên giọng thuyền trưởng trong một cuốn sách kẻ cướp biển: – Hãy kiểm tra thân tàu và hệ thống cột buồm có còn nguyên không.
– Hệ thống cột buồm hả? Mình chưa hình dung được gì cả.
– ấy là mình muốn nói đến cái bộ dạng của cậu. Thế tay chân còn nguyên vẹn không? Ngực, bụng không đau tức chứ?
– Hình như không. Chỉ có đầu hơi đau.
Côxchia cười tươi tĩnh:
– Kinh nghiệm vượt theo sóng của mình thế mà được việc. Cậu nhớ mình đã trượt trên ván thế nào không? ở Haoai sóng còn cao hơn nữa. Cậu có thầy mình vượt cái chướng ngại này mới khéo léo và duyên dáng làm sao chứ?
– Có cái gì mà duyên dáng! – Tôi sờ lên cái biểu gắn bằng nắm đấm trên đầu.
Chẳng thèm để ý đến điệu bộ của tôi, Côxchia tiếp tục huênh hoang:
– Mình cũng chẳng lấy gì làm lạ là tại sao mọi cái lại khéo léo như vậy. Thế mới là sự cân bằng hoạt động phản xạ chứ.
– Của ai?
– Cậu không đoán ra à?
Chắc hẳn tôi bị va vào đầu khá mạnh, nên khi nghe nói thế mới chợt nhớ đến Tavi và Prôtây; lúc này tôi mới thầy đau đầu hơn. Mồ hôi toát ra, đầu óc quay cuồng. Tôi đưa mắt ra đằng lái.
Côxchia an ủi:
– Mọi việc đều đâu vào đầy cả, tuy rằng chúng cũng đau nhiều hơn cậu. Mình đã mở cửa ngăn buồng tàu từ khi còn ở chỗ đá ngầm, lúc chúng mình va vào bụi san hô đầu tiên. Chúng vừa đến gần và báo cho mình biết là bình an vô sự. Máy phiên dịch của chúng mình thì lặng im và nói chung là tất cả đều im lặng! – Côxchia cười khà khà, đập tay vào các thiết bị.
Chắc hẳn trên khuôn mặt tôi lúc đó để lộ ra một ý nghĩ gì đó, nên Côxchia vội an
ủi:
– Đừng sợ, mình thì vẫn bình thường. Còn cái việc mình hơi bị kích động thì cũng dễ hiểu thôi. Chẳng lẽ cậu không thấy thú vị khi mọi việc đều trôi chảy như vậy hay sao? Giéc Đen bị tung hứng. Chúng mình lại ở sát đất liền, hay ít ra thì cũng ở gần – cậu trông những cây dừa xam xám… Kính bị rạn hết, cậu nhìn này, thấp xuống một chút. Cậu thấy không? Chúng mình đã ẩn được ra đằng sau mỏm đá ngầm chắn lồi. Ba mươi phút nữa tụi bạn sẽ đến đây. Phải xem lại cái món điện tử này mới được. Cậu còn nhớ có lần mình và cậu đã lắp ráp đài bán dẫn không đến nổi tồi lắm không? – Cậu ta nhìn tôi như đang có một âm mưu gì: – Nói chung để mất mọi phương tiện liên lạc trong một thời gian cũng hay đây. Có điều ái ngại cho lũ bạn phải tìm kiếm khắp nơi. Họ sẽ phải tập hợp hạm đội ở Ấn Độ Dương và ở Thái Bình Dương; và rất nhiều máy bay cũng đến, ấy là chưa kể đến chiếc “ Xe ngựa “ của chúng ta. Thời đại ngày nay thì khó mà mất hút được. Tuy rằng… Mình vừa nãy ra một ý nghĩ thiên tài. Nhưng tạm thời hãy cứ bí mật đã…
Nhờ có các bộ phận dự phòng sự cố, chúng tôi vất vả lắm mới thu dọn được khoang tàu. Thực ra thì chưa hoàn toàn, tuy vậy, vẫn có thể ra khỏi tàu lên bờ và thả neo.
Tavi thông báo cho tôi biết rằng cá kình đã bơi xa móm đá ngầm, đang săn bắt cá nục và chờ đợi chúng tôi quay về hòn đảo trôi của mình. Tavi khuyên không nên quay về đảo chừng nào cứu viện chưa đến và đề nghị ở lại đảo. Nó và Prôtây đã tiêu diệt vài con cá mập vằn hổ ở vũng biển. Cứ nghe tiếng huýt sáo vui vẻ của Tavi cũng đủ biết là chúng tôi đã lọt được vào một khu vực tuyệt đẹp.
Để mặc tôi với đenphin, Côxchia mở nắp mũi tàu chui vào trong chiếc “ Con ngựa rừng “. Cậu ta ở lại trong đó khoảng hai mươi phút luôn miệng huýt sáo bài hát “ Con tôm vui tính “. Cậu ta vừa huýt sáo bài hát đó vừa chui ra rồi lại tiếp tục huýt sáo, và ngắm nhìn dãi bờ biển thấp, chỉ trỏ lung tung. Bên ngoài dải đất hẹp, mặt nước vũng biển lăn tăn. Không quay đầu lại, cậu ta nói:
– Mình rất thích cái khu vực yên tĩnh này. Cậu biết không, – đột nhiên cậu ta nói giọng giả vờ đau buồn vẻ hoài nghĩ – mình không chữa được động cơ: lưới điện bị chập mạch, máy phát tin chỉ làm việc được một chút nữa thôi. Thật đáng buồn, mình với cậu chỉ liên lạc được có một chiều. Thế mới đáng buồn. – Cậu ta thở dài và ra lệnh như van nài: – Cậu có thể nói một vài lời vào không gian về tình trạng khó khăn của chúng ta không? Một vài ngày sau chúng mình sẽ chữa chạy máy móc. Cậu cứ nói rằng chiếc tàu bây giờ giống như một cái hộp sắt chứa đầy những đồ vật hỏng… Hay thôi đừng nói đến chuyện đó, nếu không họ lại phải phái người đổ bộ đến.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.