Gió Vĩnh Cửu

CHƯƠNG 21 – HÒN ĐẢO “ X “



Xung quanh hòn đảo, thậm chí bị phía khuất gió, nước xô vào các tảng đá ngầm reo lên sùng sục. Dù cho Côxchia có tháo vát đến đâu chăng nữa thì hôm ấy chúng tôi cũng không quay về nhà được. Tavi thông báo rằng nó có nghe nói đến một con kênh ăn thông vào vũng biển nằm giữa các mỏn đá ngầm, nhưng riêng nó chưa lần nào đến đây, vì chỗ này bị coi là nguy hiểm. Rất nhiều kẻ liều lĩnh đã bị thiệt mạng, bị va vào các mỏm đá nhọn trong lúc tìm cách len lỏi qua đá ngầm. Tavi cho biết chỉ có Kharita lúc còn trẻ là có đến vùng này, nhưng đó là vào lúc biển lặng chưa từng có. Ta vì nói:
– Bây giờ mà đi qua đá ngầm thì chúng tôi sẽ bị nguy hiểm. Những tảng san hô sẽ sát hại chúng tôi không khác gì răng loài cá kình. Cần phải đợi một ngày một đêm nữa mới có thể tính chuyện vượt ra đại dương. Ở đây cũng chẳng kém gì ở “ hòn đảo trôi của chúng ta: chỗ này nông, có nhiều cá và các loài nhuyễn thể ăn được.
Đenphin đi tìm đường vào vũng biển.
May sao máy phiên dịch lại làm việc và đenphin liên tục cung cấp tin tức cho chúng tôi. Chúng nói rằng những con cá kình “ sượng sùng “ vì thất bại, vùng vẫy hồi lâu trên sóng rồi lặn xuống sâu. Bây giờ chúng ở cách hòn đảo vài hải lý; tín hiệu của chúng rất khó nghe.
Đenphin dẫn đường cho chúng tôi đi dọc theo một lòng lạch quanh co đến một kênh đào rộng lát những phiến đá san hô. Sóng đã cuốn đi một số phiền đá lát hai bên bờ, nhưng con kênh trông vẫn còn như một công trình thuỷ lợi đồ sộ. Ở cửa vào dọc hai bên kênh là những chiếc chòi làm bằng bê-tông màu xám, không cao lắm, đã bị sóng gặm dần từng mảng. Dấu vết của cái công trình kỳ lạ không biết dùng để làm gì ấy đầy rẫy trên bờ cũng làm bằng những phiền đá tường kênh như vậy.
Một sự kỳ lạ nữa đập vào mắt là vũng biển rất tròn. Tôi đi dạo trên cái bờ được sóng gió bào nhẵn và suy nghĩ: không hiểu cha ông chúng ta đã kiến thiết cái đảo san hô này làm gì? Hiển nhiên không phải là để nhằm một mục đích công nghiệp nào, vì một chiếc tàu trọng tải trung bình cũng không thể lọt vào cái vũng tròn này được.
Chúng tôi chọn cho mình một chỗ đứng trên bờ không lấy gì làm hay lắm: không có chổ nào để tránh gió và sau lưng những bức tường đổ nát là làn nước tối xẫm. Ở đây có mọc một số cây dừa, nhưng trên mặt đất không hề thấy một quả nào. Ngay cả vỏ dừa cũng vậy. Có lẽ gió đã cuốn đi.
Sau lớp sóng bạc hiện lên những thân tàu dài dài. Những chiếc tàu đang lơ láo muốn tìm kiếm cá kình. Cuối cùng, khi đã hiểu rằng Giéc dẫn đội ngũ của nó đi rồi, các đồng chí chào chúng tôi bằng một loạt tín hiệu nhiều màu, chuyển sang đội hình hàng dọc và đi theo hướng đông bắc. Côxchia nói chuyện với Lagơrănggiơ và ban chỉ huy đội tàu có tới nửa tiếng.
Khi cậu ta lên bờ, nét mặt cậu ta làm tôi băn khoăn. Sau những biến cố cặp mắt cậu ta sáng lên, diện mạo cậu ta rạng rỡ vì vui sướng:
– Dù sao thì mình cũng mở được máy phát! – cậu ta thét vào tai tôi. Gió rú ù ù, vừa mở miệng nói là gió cuốn ngay tiếng nói của mình ra đại dương. – Khi biết được rằng mình và cậu lọt vào đâu, mình chợt này ra một ý nghĩ lý thú. Đúng, đúng! Tất nhiên là mình. Chỉ khi nào gió lặng đi, mình và cậu mới thoát khỏi nơi đây. Cậu cũng thấy là gió còn rất mạnh. Cậu chả cần phải phỏng đoán tên Giéc đáng nguyền rủa đã dồn chúng mình vào đâu. Các cậu ở nhà ghen tị với chúng mình đến phát điên lên được. Ngay cả Ninxen thay trực cho Lagơrănggiơ cũng nói là ghen tị.
– Ninxen ghen tị với chúng ta? Cậu ấy nói vậy để an ủi chúng ta đấy.
Côxchia trợn tròn mắt phì phì:
– Đây là hòn đảo “ X “, hay là “ chiếc nhẫn ngọc bích “. Những con cá kình đã dồn chúng ta vào đây đầy.
Tôi cũng đã loáng thoáng nghe Pêchia Xamôilốp nói về hòn đảo này. Cậu ta có biết cái quái gì ngoài việc mây năm trước đây có mấy người bị chết vì định vượt sóng. Từ đó có một quyết định của Hội an toàn đi biển: cấm tham quan đảo bằng tàu các loại. Chỉ riêng có thủy phi cơ là được phép hạ cánh trên vũng biển. Đây là quyết định của Hội an toàn đi biển và không hiểu tại sao lại còn là của cả ủy ban đấu tranh với các tạp chất có hại. Hình như có lần ngồi trực, xem xét các bản đồ ở trạm trung tâm, tôi đã để ý đến chiếc vòng tròn nhỏ nhắn nằm giữa các tảng đá ngầm và một lần nữa tôi sửng sốt trước khả năng sáng tạo đa dạng của thiên nhiên. Nhưng đến đây sự chú ý của tôi tới hòn đảo chấm dứt. Hơn nữa hàng ngày có biết bao nhiêu cảm xúc đã đến với tôi. Và tôi cũng quên bẵng đi hòn đảo “ X “.
– Ninxen nói rằng đây là một hòn đảo nhân tạo, – Côxchia hét vào tai tôi. – Người ta đã xây dựng nó một trăm năm trước đây bằng những cuộc nổ mìn định hướng. Những tài liệu không còn được giữ lại. Đến nay vẫn còn bí ẩn… Chúng ta sẽ nghiên cứu.
– Nghiên cứu thế nào?
– Khảo sát, đào bới.
– Chúng ta không có lấy một cái xẻng.
– Sẽ tìm thấy! – cũng như mọi lần Côxchia tin tưởng và đề nghị đánh dầu buổi mở đầu “ những công việc vĩ đại “ bằng một chầu rượu.
Ý định của Côxchia nhóm một đống lửa và tổ chức một bữa “ tiệc “ liền bị gió dập tắt. Gió đã lặng, rối lại lấy sức thổi mạnh, đến nỗi chiếc vỏ dừa mà chúng tôi vất vả mới kiếm được bị tung lên, lăn xuống nước.
Chúng tôi trèo lên “ Con ngựa rừng “ chọn một chỗ tốt để làm trại. Phía tây của vành đất hơi phình rộng ra; ở đó gió đang lay động rừng dừa. Có lẽ do cánh rừng này mà hòn đảo mang một cái tên lãng mạn: “ Chiếc nhẫn ngọc bích “.
– Tại sao lại ngọc bích? – Côxchia hói. – Cứ gọi là “ chiếc nhẫn gắn ngọc bích “ có hơn không, và lại nếu có một sự tưởng tượng khác thường. Tuy rằng nếu nhìn từ trên vệ tinh xuống thì chiếc nhẫn này sẽ có màu xanh giữa làn sóng bạc.
Chúng tôi lái tàu xuyên qua vịnh, ngay cạnh bờ tàu “ rơi “ vào “ vùng chết “. Những cây dừa bảo vệ vững chắc cho mảnh đất và vịnh nước nhỏ bé. Chúng tôi tìm thấy ở đây mảnh của một chiếc thang làm bằng xi măng xanh được hạ xuống nước. Tôi luồn dây chão vào một chiếc vòng lớn bằng đồng ở vách bên và kéo tàu cập đuôi vào bờ. Chiếc vòng rền rĩ đập vào vách đá.
– Nhìn này, – giọng Côxchia run run, – đã hàng chục năm rồi không có người đặt chân đến đây. Một sự hoang vắng tuyệt diệu!
Chúng tôi đứng trên bực cầu thang màu xanh còn nguyên vẹn khác nào những nhà phát kiến đầu tiên ngắm nhìn cái bờ biển mong đợi từ lâu. Những cây dừa mọc chen chúc, những tán lá lao xao tạo thành một bức tường. Giữa những hàng cây và ở chỗ trông có những bụi cây rậm rạp. Mặt bến lát đá phủ kín một lớp lá dừa khô, những trái dừa nằm ngổn ngang. Những con cua cạn to tướng – những kẻ ăn cắp dừa – bò lổm ngổm. Một con chuột cống màu hung hung đỏ tò mò nhìn chúng tôi.
Côxchia đưa mắt nhìn con chuột, bực dọc nói:
– Mình không bao giờ có cảm tình với chuột cống, tuy rằng loài này có lẽ chỉ ăn dừa, vì chẳng còn thứ gì nữa để mà chọn. Đành phải dùng ốc đảo làm nhà ăn và dùng “ Con ngựa rừng “ làm nơi ngủ tin cậy của chúng mình vậy.
Vỏ dừa khô là một thứ nhiên liệu hảo hạng: cháy chậm, cho nhiều nhiệt và than. Prôtày và Tavi bắt cho chúng tôi hai con cá vẹt. Côxchia khéo léo đánh vẩy, lượm một lá dừa khô, vót một cái xiên để nướng cá.
Cậu ta nói với tôi bằng một giọng như của người vừa mới đi tham quan thời đại đổ đá về:
– Cách làm chín thức ăn cổ xưa nhất. Đáng tiếc là chúng ta không có đồ gia vị… Tôi nghe chuyện và lấy dao tước vỏ một quả dừa khoét lỗ. Hầu hết các quả dừa đều quá già, trong ruột rất ít nước, hoặc có khi hỏng hẳn. Tuy vậy cũng còn một ít quả chứa đấy nước mát rượi, vị ngon dễ chịu lạ thường. Tôi bày những chiếc bát thiên nhiên đựng thứ nước quí đó lên nền đá bến cổ xưa và suy nghĩ: “ Ai đã ở đây? Cha ông chúng ta cần gì mà phải xây dựng một vành san hô giữa những tảng đá ngầm? Có lẽ họ dự định xây dựng một quần đảo, nhưng chưa nghĩ ra rằng cần phải làm bằng đá? “
Tôi đang định bày tỏ ý nghĩ của mình với Côxchia thì cả cậu ta lẫn tôi chợt nghe thấy tiếng răng rắc ở trong đám cây cối. Có ai đó đi ra vũng biển và làm gãy cành cây. Người đó ở rất gần đâu đây; nghe rõ cả tiếng bước chân nặng trịch, lạo xạo trên cát và tiếng đế giầy cọ sát vào đá.
Côxchia vui vẻ nói:
– Chúng mình sẽ có ba người cùng ăn trưa. Nhưng ai nhỉ? Chẳng nhẽ…
Côxchia chưa kịp nói hết cấu, bồng trong một bụi cây rậm rạp nhất phát ra một
tia nước mạnh đến nỗi trong nháy mắt quét trôi cá bếp lẫn cá nướng. Chúng tôi ngồi cách đống lửa một khoảng, vì vậy tránh được mối nguy hiểm nghiêm trọng. Tia nước mạnh lọt vào khe làm bật lên một miếng xi-măng xanh. Sau khi đã định thần và nỗi nguy cơ đã qua, chúng tôi mới hiểu chuyện gì dã xảy ra. Còn lúc đầu thì sự bất ngờ và đặc biệt là cuộc tấn công bằng tia nước làm chúng tôi đờ người. Chúng tôi kinh ngạc. Theo bản năng tự vệ, chúng tôi đưa tay lên tránh tia nước. Thế rồi như nghe theo một hiệu lệnh cả hai đều né về một phía và tụt xuống chỗ chiếc thang.
Tia nước cạn dần, phì phì xuống bụi cây. Chúng tôi ngồi co dúm người lại ở bậc thang trên, không dám mạo hiểm thò đầu ra.
Côxchia nhìn tôi, nhún vai, phì phì và lau nước trên mặt, hỏi to:
– Ai mà đùa oái oăm thể?
Trả lời là tia nước xối xả, nhưng phun lên cao, trút xuống đầu chúng tôi như mưa.
Ra hiệu cho tôi đừng cựa quậy, Côxchia thò đầu lên một kẽ bến. Nét mặt cậu ta ngạc nhiên đến nổi tôi cũng phải ngửng đầu lên và sửng sốt không kém. Ở ngay khoảng trống cách chúng tôi độ hai chục mét sừng sững một thân hình người máy khổng lồ. Hắn ta rất vụng về; rõ ràng là được chế tạo từ cái thời hình thức bên ngoài của loại này không được chú ý lắm. Nhưng biết đâu hắn lại được người chế tạo ra hắn coi như thế là phong nhã. Nhưng hiện nay sự kềnh càng của cấu trúc làm kinh ngạc. Nửa thân trên nặng nề, nửa dưới không có chân, nó di chuyển trên xe trượt có xích, hai bên sườn và sau lưng có những hình trụ căng phồng. Hắn không có mắt, chỉ có ở phía trước, hai bên cạnh có những mảng đen tròn ( sau này mới biết là sau gáy hắn cũng có mảng như vậy ). Người máy có bốn tay. Hai tay dài buông thõng xuống đất không cử động. Hai tay ngắn hơn cầm những chiếc vòi cứu hỏa lấp lánh. Một vòi không hoạt động, còn từ miệng chiếc vòi thứ hai tia nước biển xanh lơ vọt lên trời. Lớp ê-may nhiều màu phủ lên thân và tay trước đây chắc là khá thanh nhưng giờ đây đã bị nứt nẻ, lỗ chỗ những mảng để lộ lần thép bên trong đã bị han gỉ.
Chúng tôi tránh xa phía cái vòi đang hoạt động và ngắm cái tạo vật kỳ lạ. Côxchia nói:
– Rõ ràng là nó muốn dập tắt mặt trời. Nhìn kìa, vòi nước của nó đang hướng thẳng về phía mặt trời tội nghiệp của chúng ta. Đống lửa của chúng ta nhỏ quá đối với nó.
Côxchia nói đúng. Mặt trời chỉ vừa bị mây che phủ, người máy đã ngừng phun nước. Côxchia nói tiếp:
– Người máy cửu hỏa. Một vật trưng bày ở nhà bảo tàng, mình chưa hề thấy một loài tương tự… Này, anh bạn! Tại sao lại dập tắt lửa của bọn mình?
Người máy im lặng. Có lẽ nó chỉ phản ứng với những tia siêu đỏ có cường độ nhất định.
Côxchia cũng nghĩ đến điều đó; cậu ta đề nghị:
– Nào, chúng mình hãy thứ nghiệm bác này chứ?
Chúng tôi vừa để ý người máy phục vụ, vừa đi vào chỗ đám cây cối mang về một đống lá khô nhóm lại đống lửa đã bị người máy giội nước trôi cả.
Côxchia nói:
– Không nghi ngờ gì nữa. Đây là người máy phản ứng với phần siêu đỏ của quang phổ.
Tôi hỏi:
– thế khi định dập tắt mặt trời tại sao nó lại không sử dụng hết năng lượng dự trữ? Nom vẻ ngoài, có lẽ hắn ở đây không chỉ một năm.
– Đúng thế, lạ thật, – Côxchia đồng ý. – Cũng có thể là anh chàng người sắt chỉ phản ứng với một số đối tượng nhất định như đống lửa của chúng ta chẳng hạn. Hay nói chung là ngọn lửa của các chất hữu cơ bị đốt cháy. Chắc hắn ở đây có nhiều nhiên liệu dự trữ, có những công trình có những bộ phận dễ cháy.
– Còn mặt trời?..
– Mặt trời làm cho cậu chú ý! Trước kia đối với mặt trời vốn nó không được cấu tạo như vậy, nhưng do lâu không hoạt động, nên bên trong có cái gì đó hư hỏng, vì
thế mà nó phun nước. Nó không thể dừng được khi chúng ta vừa mới nhóm xong ngọn lửa. Bộ phận chuyển mạch của nó bị hỏng. Nó hoạt động như thế nào nhỉ? Trước hết, trong các bình của nó có một hỗn hợp như bột. Nó phun ra hay tự bốc hơi. Cậu cứ đứng yên đây để mình đến gần thứ làm quen với con người này… Nào, nhất định rồi! Nhìn kìa! Nó tắt nước, mặc dù mặt trời vẫn chiếu sáng. Rõ ràng là thần kinh nó bị hỏng. Đừng ra vẻ sợ hãi. Chẳng lẽ sau lần trổ tài khéo léo và tỉnh táo của mình hôm nay cậu còn hoài nghi cho rằng mình phải lảng tránh cái loại quỉ quái này hay sao?
Tôi định ngăn Côxchia, nhưng cậu ta chỉ khoát tay và rón rén đến gần người máy chữa cháy. Côxchia đi đến bên cạnh. Đầu người máy cũng quay dần, vòi nước cũng hạ xuống, từ từ hướng về phía Côxchia.
– Chú ý! – tôi vừa kịp kêu lên thì tia nước đã phọt ngay ra khỏi miệng vòi.
Như vậy là người máy vẫn tỏ ra rất linh hoạt, đúng hơn là rất nhạy cảm; nó nhận biết được cả nhiệt độ phát ra từ người. Tia nước phun ra vọt qua đầu Côxchia cao đến một mét. Côxchia nằm ngay xuống và bò nhanh đến chỗ người máy. Tôi chưa kịp kêu lên báo cho cậu ta chú ý tránh đôi tay thứ hai, thì chúng đã như hai chiếc cần thò ra kẹp lấy cậu ta ném sang một bên. Côxchia vốn là một tay thể dục thể thao khá, nên đã kịp rơi xuống bằng chân tay như một con mèo.
– Cậu thấy không? – Côxchia mừng rỡ kêu lên. – Nó ném mình như một thanh gỗ cháy. Chúng mình truyền sự sống cho nó. Bây giờ thì chúng mình biết được công dụng của đôi tay thứ hai. Nào, ta tiếp tục cuộc thí nghiệm tuyệt diệu đã được bắt đầu rồi chứ. – Cậu ta nhăn mặt, xoa đầu gối bị đau. – thế này nhé, cậu thu hút nó về phía trước, còn mình thì đến đằng sau lưng và chạm vào hệ thống thần kinh của nó. Đừng có sợ, cứ mạnh dạn lên và áp dụng kinh nghiệm của mình; có điều cậu chú ý đừng để nó phun nước trôi cậu xuống vũng biển. Nào đi đi. Trông kìa, nó lại muốn dập tắt mặt trời! Thời cơ thuận lợi nhất!.. Thôi, thế là lỡ dịp! Hắn thôi không phun nữa rồi. Dù sao thì cũng mạnh dạn lên mà đi, học tập kinh nghiệm của tớ ấy.
Tôi tiến về phía người chừa cháy, chuẩn bị trong chớp mắt là né về một phía. Vòi nước không chuyển động trong những bàn tay sắt của hắn nữa. Chỉ có cái đầu hắn cót két hết quay phía này lại sang phía khác. Rút kinh nghiệm của Côxchia, tôi dừng lại cách người máy năm mét.
Gió giận dữ uốn cong thân dừa và lay động ngọn cây. Hai quả dừa rụng: một qua rơi gần chân tôi, qua kia trúng đầu người máy. Từ chiếc vòi thứ hai từ nãy đến giờ chưa hoạt động, phun ra một chất lỏng có bột, sau đó phun ra những bong bóng ngũ sắc. Những bong bóng đó rơi xuống bến và từ từ trôi xuống nước, hòa tan vào luồng không khí.
Côxchia bất thình lình nhảy tọt tới sau lưng người máy. Cậu ta vừa hỏi vừa lắc bàn tay dài của người máy:
– Cậu thầy không, bây giờ thì hiểu được tại sao sơ đồ của nó bị sai lạc. Theo lý thuyết sác xuất thì từ lúc hòn đảo không có người ở đến nay nhiều quả dừa đã rơi đúng đầu hắn. Đừng sợ, mình đã nắm được hệ thống dinh dưỡng của hắn và đã ấn các nút, đã quay lại tất cả các tay quay và cái chính là mình đã tắt nguồn dinh dưỡng của nó. Ở đây có thể có trạm phát điện mặt trời hay nguyên tử gì đó…
bất thình lình một vật hình tròn đường kính khoảng mét rưỡi rơi chéo xuống vũng biển, ngay chỗ bờ vũng đối diện, làm vọt lên một cột nước cao. Giữa đám mây mù thoáng thấy chiếc “ Xe ngựa “. Chúng tôi lao về tàu. Từ máy thu vang lên giọng nói của Pêchia Xamôilốp:
– Tôi, “ Xe ngựa “ đây! “Xe ngựa “ đây! Trên đảo kia! Có chuyện gì vậy? Sao không nghe thấy tiếng các cậu…
– Không có gì đặc biệt, – Côxchia trả lời. – Chúng tôi gặp một người máy phục vụ đang hoạt động ở đây và có đùa với hắn…
– thế mà chúng mình tưởng… Thế thì tốt… Mọi cái cần thiết ở trong bao. Đang lúc gió to như thế này không hạ cánh xuống chỗ các cậu được. Lagơrănggiơ và đặc biệt là Ninxen lo ngại. Họ yêu cầu truyền đạt cho các cậu phải ở gần bờ; trong bãi dừa có thể có những việc bất ngờ không hay.
Cặp mắt Côxchia loé sáng lên. Cậu ta nháy mắt nhìn tôi đầy ý nghĩa và hỏi Pêchia:
– Có cái gì bất ngờ?
– Nghe nói rằng đảo này xây dựng đã lâu. Ở đây có thể có tên lửa.
– Thám không?
– Không…
– Hạt nhân?
– Đúng, hạt nhân. Mình thả máy đếm Hâygerơ xuống chỗ các cậu để phòng bất trắc. Hãy quan sát vũng biển và dãi đất ven bờ. Đừng cố vào chỗ đám cây cối… Các cậu nghe mình nói rõ chứ?
– Khó nghe lắm, có phóng điện ở đâu đó cản trở.
– Mình cũng khó nghe thấy tiếng các cậu. Có gì lạ các cậu cho biết ngay. Sáng mai chỉ cần gió nhẹ đi một chút là chúng mình sẽ bay tới…
Có tiếng lạo xạo vang lên và liên lạc bị đứt.
Trong lúc chúng tôi nói chuyện với Pêchia, thì các đenphin đã đẩy cái bao do chiếc “ Xe ngựa “ ném xuống vào bờ. Trong đó có một lều bơm, nhiều đồ ăn và phích đựng nước uống. Nhìn thấy một khối lượng thức ăn như vậy, chúng tôi bắt đầu thầy đói thắt ruột. Chúng tôi chén hết mọi thứ có trong tay trong vòng mười phút: quả và, cá, kem mận, thịt bò rán, hạt đu đủ, pa-tê làm bằng phù du, uống cạn nước nước dừa. Khi chúng tôi uống cà phê với bích qui Ấn Độ có rắc muối, Côxchia nói:
– Với số lượng dự trữ như thế này cộng với vũng biển và lều trại có thể sống ờ
đây bao lâu cũng được… Lều chúng ta sẽ dựng ở kia, dưới bóng anh chàng cứu hỏa.
Một đôi chuột chậm rãi bò qua ngay dưới chân chúng tôi, kéo lê trên mặt đất những cái đuôi trần trụi. Tôi vô tình lùi lại. Côxchia trấn an:
– đừng sợ. Ở chiếc lều này thì đến cá sãu cũng chẳng sợ. Mình biết cấu trúc của nó. Hoàn toàn cách ly với những anh chàng láng giếng không mong muốn này. Có cả máy điều hòa nhiệt độ và bộ lọc muối, tuy ở đây không có.
Ăn xong bữa trưa, chúng tôi bơm lều dựng dưới góc dừa. Mây mù dày đặc. Gió không những không dịu đi, mà còn dữ dội hơn. Máy bay trên đầu với tốc độ ghê gớm.
Trời tối rất mau.
lấm tấm mưa.
Chúng tôi đến chia tay với Prôtây và Tavi, hẹn sáng mai sẽ gặp nhau. Tôi kể cho chúng nghe cuộc gặp gỡ của chúng tôi với người máy và báo tin rằng chúng tôi sẽ ngủ đêm ở chiếc lều gần bờ.
Không hiểu Prôtây hay Tavi nói:
– tiếc quá ở đây chúng tôi ở cùng với nhau. Còn các anh chỉ có một mình. Trong những đám tảo xanh, – nó muốn nói đến đám cây cối, – có thể còn có cả những người bằng sắt nữa.
Côxchia nói cho Tavi yên lòng:
– nếu có nguy hiểm chúng tôi sẽ chuyển về tàu ngay. Mong rằng ban đêm cũng được như ban ngày. – Câu nói đó không có gì mỉa mai; đó chỉ là một câu chúc tụng thông thường của đenphin vào các buổi chiều.
Máy dò âm dưới nước cũng vang lên một câu như vậy:
– Mong rằng sẽ như thế.
Chúng tôi thò tay qua thành tàu, nắm lấy vây và xoa xoa vào người các bạn của chúng tôi.
Trời đổ mưa. Những dòng nước đổ xuống lều ào ào, chảy róc rách dưới sàn lều. Mặc dù mệt mỏi nhưng tôi và Côxchia không sao chợp mắt được; chúng tôi nằm nói chuyện với nhau về những sự việc trong ngày. Cuối cùng Côxchia ngáp dài, nói nửa chừng và ngủ thiếp đi.
Gió thổi từng cơn. Sóng gào thét tưởng chừng muốn lay chuyển cả hòn đảo và hòn đảo cũng như sẵn sàng vỡ vụn ra.
Tôi nằm và cố tưởng tượng ra những người đã xây dựng hòn đảo tròn, dựng nhà cửa và đến ở đây, trên cái hòn đảo này. Tôi đoán rằng chắc hẳn đây là một trong những công trình đầu tiên của con người, những người đặt cho mình mục đích là chinh phục đại dương. Đây chắc hẳn là một trong những hình tượng tương lai của hòn đảo trôi khổng lồ được đúc bằng đá ba-dan của chúng tôi. Tôi khó có thể tin được rằng những con người có lí trí lại có thể bỏ ra từng ấy công sức để xây dựng một bãi phóng tên lửa vượt đại châu vào những thành phố vĩ đại châu Âu. Tôi bỗng nhớ lại lời của thầy giáo dạy sử Grôsép: “ Đó là thời kỳ của những sự nghiệp và hi vọng vĩ đại “.
Ban đêm một chuyện buồn cười đã xảy ra với chúng tôi: lều đổ. Vải bị chuột gặm rách, không khí trong tưởng lọt ra ngoài, thành thử chúng tôi bị bó gọn trong một chiếc bao ngột ngạt. Chúng tôi phải dùng con dao dao động mới cắt được vải mà chui ra. Rất may là lúc nào tôi cũng mang theo con dao này bên mình. Lều du lịch may bằng một thứ vải xêdalit – một thứ vải mới sợi rất dai. Loại vải này dùng dao thường không thể cắt được.
Vừa bực tức và mệt vã mồ hôi, chúng tôi đứng cạnh chiếc lều phẳng lì mà thở hổn hển, cổ nén không cáu gắt lẫn nhau. Lúc đó chúng tôi còn chưa biết kẻ phạm tội chính cống đã đánh thức chúng tôi dậy sớm là ai; anh nọ nghĩ rằng anh kia dựng lều cẩu thả. Bất thình lình Côxchia nói:
– May mà chúng mình thức dậy sớm! Cậu nhìn xung quanh xem, bầu trời đẹp làm sao!
Gió hanh đã lặng. Trời sao lấp lánh trên đầu chúng tôi. Ánh trăng xanh lưỡi liềm mờ ảo chiếu qua những thân dừa. Trên mỏm đá ngầm ánh sáng màu xanh lơ lạnh lẽo ánh lên. Côxchia thầm thì:
– Một cảnh hiếm thấy! phải thế chứ! Đáng lẽ phải ngắm cảnh đẹp của vũ trụ thì chúng mình lại ngủ, tự loại mình ra khỏi cuộc sống. Nhìn kìa! Ngay cả người máy cũng bị hấp dẫn.
Người cứu hoả choàng một màu sắc kỳ dị đứng im, đầu cúi xuống. Những chiếc màng của hắn như những cặp mắt mèo ánh lên giận dữ.
Ánh trăng chiếu xuống lều và chúng tôi thấy ngay hai chú chuột đang gặm vải.
– Xuýt! – Côxchia kêu lên.
Những con chuột động đậy hàng ria, rồi lại tiếp tục công việc bỏ dở. Trong bóng tối còn thấy thấp thoáng mấy con chuột khác.
– Chẳng hiểu chúng tìm thấy cái gì ngon lành ở chiếc lều này? – Côxchia hỏi, rồi tự trả lời: – Nỗi buồn nhớ nến văn minh. Tổ tiên chúng di cư đến đây từ những đất nước mà ở đó không chỉ có gặm nhấm vỏ dừa; ký ức di truyền chỉ rằng chúa trời của loài chuột đã tặng cho chúng một món ăn ngon.
Câu chuyện không có gì đáng buồn cười mà chúng tôi cười vang lên làm cho những con chuột kếu chí chí rồi chạy mất.
Đêm hôm đó chúng tôi không ngủ thêm nữa. Chẳng buồn ngủ mà cũng chẳng có ý muốn ngủ. Một giờ nữa mặt trời sẽ mọc mà chúng tôi còn nhiều việc cần làm: phải khảo sát hòn đảo, quan sát vũng biển, sữa chữa tàu để nếu không có cứu viện bên ngoài có thể tự thoát ra qua các tảng đá ngầm. Vì vậy, Côxchia đề nghị ăn sáng ngay trên chiếc “ Con ngựa rừng “ và ngay từ tờ mờ dã bắt tay làm việc. Trong lúc ăn sáng chúng tôi trò chuyện với Prôtây, Tavi và người trực trên đảo trôi là Lia Gavara, mà chúng tôi thường gọi là bà Lia. Đó là một người đàn bà da đen to lớn, phúc hậu, người duy nhất trên đảo nghiên cứu về nhện. Chúng tôi thường mang đến cho bà ta những mẫu động vật hiếm mà bà ưa thích. Bà ta cũng đối xử với chúng tôi dịu dàng như một bà mẹ.
– Các anh! Rốt cuộc! suốt đêm hôm qua tôi tìm các anh và chỉ thấy những chiếc ghế bành trống không trên chiếc “ Con ngựa rừng “. Mọi người trên đảo gửi lời chào. Có lẽ các anh chưa hình dung được là đã rơi vào một nơi lý thú như thế nào. Một vũng biển hầu như hoàn toàn kín và có độ phóng xạ cao. Các anh đừng sợ, chỉ hơi cao thôi. Nhưng nếu chịu tác động lâu cũng đủ để gây đột biến. Ở đấy thế nào? Tôi trông các anh có vẻ thoải mái lắm.
Chúng tôi kể cho bà ta nghe về người chữa cháy và những con chuột. Bà ta cười vang lên cùng với chúng tôi và nói là ghen tị với chúng tôi; có điều tiếc rằng thầy thuốc cấm bà ta đi tham quan xa và không cho xuống nước ở độ sâu quá hai mét.
Côxchia nói:
– Thôi được, chúng tôi sẽ quan sát ở đây một mình và sẽ yêu cầu Tavi và Prôtây tìm những con nhện cho bà.
– thế thì tôi hết sức cảm ơn các anh! Có điều các anh phải thận trọng… – giọng bà ta luôn luôn bị đứt quãng, bởi vì, luồng thông tin của chúng tôi phát ra chặn tiếng nói của bà; không những thế, lại cả những đenphìn cũng tham gia nói chuyện nữa.
Prôtây và Tavi bơi gần bờ và nói qua máy dò âm dưới nước rằng chưa lần nào chúng có dịp được nhìn cái vịnh có hình dáng tựa như con cá voi không lổ đang lật ngửa bụng nằm nguyên ở một chỗ; và ở dưới sâu nom nó tựa như con nhím biển cắt đôi. Bờ biển dựng đứng, đáy biển phẳng phiu không có san hô cũng làm chúng ngạc nhiên.
Những thủy tức san hô vươn lên thành từng cụm thưa thớt. Bờ phía đông chất đầy những kết cấu bằng sắt – nơi án náu của những con bạch tuộc. Ở giữa vịnh, ngay trên một đáy cát phẳng lì có một con tàu nhỏ…
Lia thở dài nói:
– Giá có ai ngó được vào trong ấy…
Chúng tôi im lặng, vì khảo sát một chiếc tàu đắm mất rất nhiều thì giờ.
– nếu có thể được, – bà ta thất vọng nói thêm.
“ nếu có thể được “. Câu đó hoàn toàn hợp ý chúng tôi, chúng tôi cùng gật đầu. Trong lúc đó chúng tôi đang nghe những đenphin mô tả một khu rừng tảo lớn mà hôm qua chúng để ý thấy trước lúc mặt trời lặn, khi bắt gặp một đàn cá “ rắn chim lợn “…
Lia tin tưởng nói:
– Các anh nhất thiết phải vào rừng đó. Và xin hãy chú ý đến mọi cái khác thường.
Được, chúng tôi sẽ bắt cho bà những con nhện thay hình đổi dạng, – Côxchia
hứa.
Khuôn mặt đầy đặn của bà Lia đang cười trên màn ảnh bỗng rạn hẳn ra. Đó không phải là vì cười, mà là vì Hệ thống thu bị hỏng.
– Này các anh, – bà ta đột nhiên nghiêm giọng. – Tôi cần phải báo trước với các anh về cách xử sự ở trên đảo… – bà ta lại tươi cười và nheo mắt tinh quái. – Suýt nữa tôi quên: hôm nay có một cô ở vệ tinh thiên văn tìm các anh đến gần một tiếng đồng hồ…
Bỗng nhiên giọng nói của Lia bị ngắt. Từ máy phóng thanh chỉ nghe thấy tiếng lạo xạo nhẹ. Bà Lia không biết rằng máy thu của chúng tôi hỏng phần tiếng nói, nên vẫn tiếp tục nói chuyện. Còn chúng tôi thì đứng lặng bên màn ảnh nhìn môi bà ta lắp bắp cố đoán xem Biata nhắn lại bà ta những gì.
Bao giờ cũng vậy, đêm nhiệt đới kết thúc hơi bất ngờ. Đằng đông đã ửng hồng. Mặt trời nhô dần trên mặt nước. Tiếng chim ríu rít từ bờ vọng ra. Những đenphin chào mừng ánh nắng ban mai bằng điệu nhảy riêng biệt của mình. Chúng tung tăng bơi lượn xung quanh chiếc “ Con ngựa rừng “ rồi lao đi làm nhiệm vụ. Tôi và Côxchia đi khảo sát bãi dừa. Ở chỗ bãi đất trống, trong các bụi rậm, ở sâu trong bãi chúng tôi tìm thấy vài người máy phục vụ “ đã chết “. Chúng hoặc nằm, hoặc đứng. Đã từ lâu nguồn “ dinh dưỡng “ đã cạn và khung người máy đã bị han gỉ. Chúng được làm bằng loại thép xấu. Rõ ràng rằng người ta trông cậy vào lớp sơn ê-may. Nhưng lớp sơn ê-may không chịu nổi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm và thời gian. Một đàn vẹt nước Úc nhiều màu sắc bay ngang qua phía trên đầu. Chúng kêu đến váng tai như muốn phản đối sự đột nhập của chúng tôi. Vẹt làm tổ các tán lá dừa, trên các cành lá, trong các bụi cây; một số tổ ở ngay trên vai, trên đầu người máy chết đứng. Căn cứ vào các dụng cụ trên tay người máy, thì trước đây họ là người làm vườn, giẫy các bụi cây cỏ ở giữa những cây dừa và sửa sang đường sá. Giờ thì mặt đường mọc đầy bụi gai không sao qua lại được, vì vậy chúng tôi chỉ có thể đi len lỏi giữa những cây dừa.
Lúc đầu, khi lách qua những bụi cây chúng tôi phỏng đoán những điều bà Lia nói lúc máy thu bị mất tiếng. Biata muốn thông báo gì cho chúng tôi? Và cái chính là cô ta muốn gặp ai? Côxchia hay tôi? Nhưng dần dần đến khi vào sâu trong rừng thì mọi suy nghĩ của chúng tôi tập trung cả vào hòn đảo bí ẩn này. Tại sao người ta lại bỏ hòn đảo một cách bất ngờ như vậy? Những người máy làm vườn bị “ chết “ đã nói lên điều này. Một thời gian dài chúng đã qua lại giữa những cây dừa, cắt xén và nhổ các bụi cây, quét dọn đường sá. Người máy cứu hỏa tội nghiệp cho đến nay vẫn còn làm việc. Chúng tôi bước vào một ngôi nhà giữa một khu trồng cây không lớn lắm. Trong nhà còn giữ được bàn ghế, thư viện; trong bếp có bếp điện, tủ ướp lạnh đang hoạt động và còn nhiều thức ăn dự trữ. Trên tường treo những bức phiên bản của các họa sĩ thuộc phái ấn tượng. Trong nhà toàn là vẹt; chúng bay thành một dòng thấp thoáng qua cửa sổ bỏ ngỏ.
– Tại sao mọi người lại bỏ đi? – Côxchia nói, khi chúng tôi bước ra khỏi nhà, đi dọc con đường nhỏ còn chưa bị cây có che phủ. – cái gì đã đe dọa họ? Bỏ tất cả và chạy đi. Chiếc tàu duy nhất bị đắm ở bến tàu vào cái ngày bi thảm đó.
– có thể là không ai thoát nạn.
– Không, họ đã thoát hết, – Côxchia tin tưởng nói. – Không có dấu vết gì của một cuộc tấn công. Họ được báo trước và kịp thời bay đi.
Con đường dẫn đến một quảng trường hình tròn, lát bê-tông màu xanh như ở ngoài bền. Giữa cảnh hoang vắng như vậy, thì quảng trường sạch sẽ, gọn ghẽ đến kinh ngạc. Bề mặt của quảng trường đùng đục ánh lên mờ mờ. Không một chiếc lá, một cành cây hay một quả dừa, chẳng khác nào có một người máy phục vụ tận tâm vừa mới lau chùi, quét dọn.
Xung quanh quảng trường có những công sự khó hiểu, không có cửa sổ, nhưng có cửa sắt đóng kín mít. Còn ở giữa quảng trường chúng tôi thấy có những giếng hình tròn có nắp vứt ở bên cạnh. Có bốn giếng. Chúng tôi tiến đến gần, dò dẫm như đi trên lớp băng mỏng, nhìn ngó xung quanh, cửa ra vào của một công sự không có cửa sổ bỗng mở toang và có hai người máy, người nọ nối đuôi người kia đi ra. Những người máy này được bảo quản tốt, trông hoàn toàn mới. Họ đẩy những chiếc xe kêu kin kít ngay trước mặt mình. Côxchia nói:
– Người máy quét dọn. Chúng đi quét dọn, mặc dù sân rộng sạch trơn. Chào các bạn!
Những người máy quay đầu về phía chúng tôi, nhưng vẫn tiếp tục con đường đã được vạch sẵn, không nói một lời.
– Những anh chàng đạo mạo, – Côxchia nhận xét.
Tôi để ý thấy tất cả các khe nứt đều được đổ nhựa đường; có chỗ còn mới nguyên.
Vừa nhìn những người máy, chúng tôi vừa đi đến một chiếc giếng đầu tiên. Giếng sâu hun hút vào lòng đảo. Ánh sáng đèn pin chiếu rõ mặt nước ở đáy giếng.
– Giếng trống không, – Côxchia nói, – sâu khoảng ba chục mét; ấy là chưa kể phần chìm dưới nước. Dù sao thì cũng hay hay; những cái này dùng vào việc gì?
– Dùng cho các tên lửa có đầu đạn hạt nhân.
Côxchia nhìn tôi cười giễu:
– Và cậu tin rằng mọi cái ở đây, kể cả hòn đảo là được dựng lên để bắn đi đâu đó thôi à? Hòn đảo còn dùng vào một công việc nào khác quan trọng hơn.
Tôi không tranh cãi vì giờ đây nhìn thấy hòn đảo này thật khó mà hình dung được chừng ấy sức lực và phương tiện bỏ ra chỉ nhằm mỗi một mục đích điên rồ này.
Người máy quét dọn đã đi được một vòng. Hắn lùi vào giữa một khoảng rộng vừa bằng chiếc máy quét dọn và bắt đầu đi vòng thứ hai. Chúng tôi đứng cạnh cái giếng thứ tư, quan sát người máy, rồi đi đến những công sự ở bên rìa sân. Chúng tôi chưa đi được mười bước bỗng từ máy phóng thanh không nom thấy vang lên một hồi còi hiệu. Vài giây sau tiếng còi tắt.
Những người máy chậm rãi đi về chỗ của mình. Ở công sự bên cạnh cửa ra vào mở toang và trên sân xuất hiện một loạt người máy. Chúng đi dàn theo hàng ngang. Theo hình dạng và màu sắc của chúng, thì mỗi người trong bọn chúng thực hiện một chức năng khác nhau. Ở đây có những người máy đồ sộ, nặng nề đúng là dùng để khuân vác những vật nặng; những thợ điện và thợ lắp ráp hoạt bát và nhẹ hơn và có lẽ là những người trung hòa phóng xạ. Còn anh chàng chữa cháy thì giống anh chàng chúng tôi gặp ở ngoài bãi trông như đúc. Côxchia nói:
– Chẳng khác gì một buổi gặp gỡ long trọng. Rõ ràng là chỉ huy cao cấp vắng mặt đã lâu. Chúng ta đến nói chuyện với chúng đi. Mình thấy những người máy này có lẽ là cùng tuổi với Pênhêlôpa của chúng mình.
Chúng tôi vừa đi đến gần những người máy, thì từ những loa phóng thanh không nom thấy vang lên một giọng, ra lệnh cho chúng tôi dừng lại ( nói bằng tiếng Anh ):
– Đứng lại! Không được di động! Các anh vì phạm qui tắc 8-3-12. Hãy đợi đội tuần tra!
Chúng tôi không còn cách gì khác là phục tùng.
– Mình không thích cái kiểu này lắm, – Côxchia thú nhận. – Hệ thống bảo vệ các giếng và một cái gì đó nữa còn nguyên. Lạ quá, tại sao Lia không báo trước cho chúng mình? Chắc hẳn hôm nay bà ta đã biết hết về hòn đảo thuận tiện này. À mà khoan đã! Cậu có thấy lúc chào tạm biệt bà ta đã nhắc đi nhắc lại hai ba lần vẫn một câu không? Còn chúng mình thì chỉ mải nghĩ về Biata. Cậu có nhớ trước lúc mất tiếng bà ấy nói: “ Tôi phải báo trước cho các anh… “. Chao ôi! Các bà phụ nữ, các bà còn chuẩn bị cho chúng tôi những bất ngờ gì nữa đây!
Tôi có cảm giác rằng câu nói vừa rồi không chỉ liên quan đến bà Lia.
Năm phút rưỡi qua. Côxchia nói:
– Đội tuần tra không hoạt động. Chắc chúng lại hỏng hóc gì đây. Cậu thấy không, mấy chàng này đang buồn phiền không biết phải làm gì. Trạm chi huy chưa ra lệnh.
Nào, chúng mình đi từ từ đến các giếng. Ở đấy Hệ thống tín hiệu đã bị hỏng. Một tiếng nữa ở đây sẽ rất nóng. Và chúng mình sẽ như ngồi trên chảo rang. Gió không lọt tới đây, mà gió cũng rất lặng. Nào, mình đi đâu nhé!
– nếu tiến lên một bước nữa sẽ bắn! – tiếng nói oang oang khắp quảng trường.
– Đội tuần tra đã khởi hành, hãy đợi đấy!
Có lẽ chúng tôi rơi vào hàng rào điện tử và mỗi chuyển động của chúng tôi đã được ghi lại. Tôi cảm thấy như có một người bằng xương bằng thịt đang theo dõi chúng tôi và đang cười khoái trá trên đau khổ của người khác. Côxchia cũng nghĩ như vậy. Cậu ta thì thầm:
– Nó lại còn nghiến răng. Nếu ở đây còn lại một người trong bọn họ thì sao?
– Theo ý cậu người đó bao nhiêu tuổi?
– Chắc nhiều tuổi lắm… Tuy rằng ông cụ của chúng mình cũng không kém. Có thể là một người bất tử chăng?
– Thời đó chưa tạo được người máy sinh vật.
Côxchia nháy mắt đầy ý nghĩa.
– Chúng ta không biết nhiều đâu về những điều họ biết và không biết! – cậu ta hít một hơi không khí và kêu lên: – Đội tuần tra của các anh đâu? Chúng tôi không thể đứng dưới trời nóng này hơn nữa! cử họ đến đây ngay đi! Hay là… – Lời hăm dọa lặng đi trên môi Côxchia.
Từ bụi cây bên phải của một công sự xuất hiện một người máy rất lạ lùng. Người đó thấp, béo, trông như con chim bắc cực, đi trên bánh xích. Hắn ngã đánh rầm một cái lên đường nhựa rồi lập tức dậy ngay như con lật đật, tiến nhanh về phía chúng tôi.
Hắn dừng lại cách năm bước.
Bộ dạng hắn nom có vẽ tự mãn, thô kệch. Trong ánh mắt hắn lấp lánh những tia lửa nhiều màu. Hai cần tay gắn chặt hai vật nom như khẩu súng lục bắn dưới nước.
Côxchia chào hắn:
– Chào anh! Sức khoẻ có tốt không, anh bạn? làm gì mà trang bị ghê thế hả?
Cố gắng quay lưng lại phía chúng tôi, người máy khàn khàn giọng trả lời:
– Không nói chuyện, biện bạch vô ích. Đến đó sẽ phân giải. Đi theo tôi!
– Đến đó là đến đâu?
– Không nói chuyện! Đi theo tôi!
– Đi đâu được, khi mà giọng anh cọt kẹt như bản lề gỉ và đứng ì một chỗ.
vất vả lắm, cuối cùng gã lính nọ mới quay nổi 180° và trượt ầm ầm theo lối cũ.
Chúng tôi đi theo hắn. Ba con mắt sau gáy của hắn luôn luôn theo dõi chúng tôi.
Một tay hắn cầm súng lục chìa ra sau lưng.
Chúng tôi đi theo hắn như bị thôi miên, không dám rời mắt khỏi miệng khẩu súng lục lúc thì đe dọa Côxchia, lúc lại hướng về tôi.
– Khó mà nghĩ ra được một tình huống ngốc nghếch hơn, – Côxchia lầu bầu.
Khi “ gã lính “ đi đến con đường có nhiều bụi cây rậm rạp, thì xích dưới chân hắn bị vướng rễ cây, cành cây, hắn vấp ngã mấy lần. Chúng tôi muốn nhân lúc hắn bất lực, lẳng lặng chuồn thẳng. Nhưng chúng tôi kịp thời nhận ra rằng ở bất kỳ tư thế nào anh lính vẫn láu cá hướng khẩu súng lục vào chúng tôi. Đi chậm bước cũng không xong, người máy sẽ dừng lại và bằng một giọng không báo trước điều gì hay ho, hắn nói:
– Đừng chậm bước. Khoảng cách giữa chúng ta là ba mét, – ngừng một lát hắn lại thêm một câu quan trọng: – Để tránh những rủi ro.
– Nói cái lối gì thế! – Côxchia lầu bầu. – Đặc sệt lối nói cổ. “ để tránh! “ Hắn cho những rủi ro là xơi một viên đạn vào bụng chắc. Cậu có thấy là hắn luôn luôn nhằm vào bụng mình không? Đừng chậm bước! Với cái thằng ngốc bằng sắt này thì cái gì mà chẳng có thể xảy ra. Bước mạnh bạo lên, đừng có ngã. Đưa tay đây, chúng mình sẽ thoát nạn. Họ đã thoát thì chúng mình cũng sẽ tìm ra lối thoát.
– Họ là ai?
– Những người đã trốn khỏi đây… Nhìn kìa! Ô – tô có hành lý. Xe chết, nhưng họ đã không có thời giờ sửa; chúng mình không việc gì phải vội. Sẽ thoát thôi.
Xung quanh chiếc xe tải thùng xe đã han gỉ cỏ mọc lên những cây dừa. Thân dừa vây quanh chiếc xe chết như một hàng rào. Cách xe không xa có hai gã lính máy đứng sững, dây leo quấn chẳng chịt.
Côxchia nói:
– Anh chàng Tômi của chúng ta không bị vướng. Hắn có trí nhớ tốt. Nhìn kìa, hắn tránh bụi gai và đi theo lối cũ. Thế nào rồi cũng phải vướng chứ?
Chân xích của hắn kêu loảng xoảng. Tômi định nhổ rễ cây bò trên mặt đất như những chiếc thòng lọng. Chúng tôi thú vị đứng nhìn gã lính không sao nhổ được rễ cây, liền lùi lại đi vòng quanh chướng ngại.
Côxchia khen:
– Tômi cừ lắm!
Đi được gần một trăm mét. Tômi mệt trông thấy. Dáng đi của hắn uể oải. Hắn dừng lại luôn trước những cành cây chắn ngang đường vẻ như đang giải một bài toán khó, sau đó thận trọng đi tiếp.
– Anh chàng Tômi của chúng ta thở dốc, – Côxchia nói. – Ắc-qui cạn.
Đột nhiên hết hẳn bụi cây. Tômi khoan khoái trượt trên đường nhựa màu xanh, hướng về một ngôi nhà thấp có cửa sổ mở toang. “ Để tránh những rủi ro “ chúng tôi chạy theo hắn.
Tômi dừng lại ở cửa, hạ tay xuống, chúc nòng súng xuống đất, tỏ ra đã hoàn thành nhiệm vụ. Còn bây giờ đến lượt những người khác sẽ khu xử với chúng tôi.
Thật khó mà tin được rằng chúng tôi đã dễ dàng tách ra khỏi hắn. Côxchia dài dòng cảm ơn hắn đã quan tâm chăm sóc chúng tôi trên đoạn đường khó nhọc.
Người máy im lặng, chỉu thỉnh thoảng rùng mình như định giơ súng lên kết liễu Côxchia rồi đến tôi, vì những lời nhạo báng của Côxchia. Thật khó mà nói rằng cuối cùng anh chàng Tômi của chúng tôi sẽ hành động ra sao, nếu như Côxchia không chợt nẩy ra ý nghĩ sung sướng quát vào mặt hắn ra lệnh:
– Nào, đứng làm gì? Anh đã hoàn thành nhiệm vụ. Đi về chỗ!
Khó tin là Côxchia bột phát nói lên cái câu đã có trong chương trình điều khiển người máy. Rõ ràng vấn đề là ở giọng nói, số tiếng cậu ta đã sử dụng trong ba câu nói đó.
Tômi ngoan ngoãn quay lưng lại chúng tôi và trượt đi theo con đường dẫn tới một ngôi nhà ở khuất trong đám cây cối rậm rạp.
Một phút trước đây nguyện vọng duy nhất của chúng tôi là trốn thoát khỏi người máy và những cánh cửa mở toang này. Nhưng bây giờ thì sự bí ẩn mờ mờ tối đằng sau cánh cửa lại lôi kéo chúng tôi.
– Chúng mình thử liều xem, – Côxchia đề nghị và không đợi tôi đồng ý đã đi vào trong công sự. – cửa không tự đóng đâu. Vào đi, Ivan! – cậu ta rủ tôi.
Tôi bước qua ngưỡng cửa không khỏi lo lắng.
Chúng tôi đi chậm rãi, ngó nhìn mọi phía. Trước mặt có những ngọn đèn vô hình đang sáng, chiếu lên những tấm chất dẻo trông tựa như cây gỗ đỏ. Đèn đằng sau lưng đã tắt. Bên phải và bên trái cứ cách một khoảng bằng nhau lại có cửa. Căn cứ vào những tầm biển đề, thì trong đó để các thiết bị. Tấm biển đen trên nền vàng sáng lên khi chúng tôi vừa dừng lại bên cửa. Trên sàn phòng trải thảm bằng sợi tổng hợp, màu sắc dễ chịu. Hành lang dốc thoai thoải dẫn vào lòng đảo. Tôi nhận thấy trên các tường đều có cửa chắn bằng thép.
Côxchia nói:
– nếu các cửa làm việc, thì chúng mình khó mà mở nổi.
Tôi luôn luôn kinh ngạc vì tính lạc quan của cậu ta. Không bao giờ cậu ta hoài nghi cái việc dù cho cửa có đóng sập lại, thì chúng tôi vẫn thoát ra khỏi nơi đây.
Hành lang ngoặt về bên phải. Chúng tôi đi một quãng thì đến một căn phòng khá lớn. Bước vào phòng, chúng tôi không nhận ra là cửa làm thụt vào trong tường.
Gian phòng dần dần sáng lên. Có cảm giác như là ánh sáng vàng đục từ những bức tường chảy ra tràn ngập khắp phòng.
Cái đập vào mắt đầu tiên ở tầng hầm này là một buồng lớn làm bằng pôlime màu vàng, trong suốt. Buồng này cũng chia làm hai gian ngăn bỏi bức tường trong suốt như vậy. Gian nào cũng có ngách hẹp đóng bằng cửa kéo. Cửa đã gắn vào trong tường. Trên then cửa lấp lánh những chiếc khóa bằng kền.
Trong một gian ở cạnh cửa có chiếc ghế lật nghiêng. Chiếc ghế thứ hai không thấy. Không hiểu sao chiếc ghế đó bị ném ra ngoài ngưỡng cửa.
Trong mỗi gian có kê một chiếc bàn hẹp bằng chất dẻo màu nâu dài suốt chiều rộng của gian phòng. Trên bàn đặt chiếc micrô trông như con rắn hổ mang bành bạnh hàm, một vài đồng hồ kiểm tra, khóa chuyển mạch, nút bấm, có mấy hàng nút bấm.
Chúng tôi đứng ở cửa một gian phòng. Côxchia giải thích:
– Phòng làm việc của nhân viên thao tác. Cậu nhìn xem, bên trên là màng lưới tránh ảnh hưởng của dòng điện cao tần. Ở đây có hàng loạt đèn điện tử. Nhưng họ khóa cửa làm gì và tại sao phải trực hai người? Có thể dùng người máy cỏ khả năng trung bình để điều khiển cũng được.
Bức tường trước mặt bàn khác biệt ở tấm kính kim cương trong suốt. Sau tấm kính đó khoảng mười mét là màn ảnh lớn. Trên màn ảnh là quảng trường quen thuộc với những cây dừa sum sê bao quanh đang lấp lánh dưới ánh mặt trời. Đội người máy đứng sừng sững. Những người máy quét dọn đang nhẹ nhàng đẩy chiếc máy quét dọn ra trước mặt.
– Cậu có thấy hai chiếc nút bấm lớn ở cạnh cái bàn không? Hai chiếc nút bấm giống nhau. Những chiếc bàn kép.
Tôi chú ý ngay đến những chiếc nút này. Một chiếc màu vàng, một chiếc màu đỏ. Nút đỏ ở gian buồng thứ nhất mà chúng tôi đang đứng trước cửa. Nút này lắp dưới một cái chụp trong suốt đóng chặt vào một khung cứng màu vàng. Trong gian buồng thứ hai chiếc chụp trong suốt như vậy nằm lăn lóc trên sàn. Ở gần đấy còn có một chiếc chụp nữa đóng vào khung màu đen.
Côxchia tiếp tục phỏng đoán:
– Họ đã ấn vào những chiếc nút vàng và nút đỏ, sau đó sợ hãi một cái gì đó nên chuồn mất. Cái chụp của chiếc nút đỏ kia kìa! Cậu hãy khoan đã…
Tôi chưa kịp ngăn lại, thì cậu ta đã nhanh nhẹn lách vào chiếc cửa hẹp, đi đến bên bàn điều khiển.
– Những chiếc nút nhỏ ở các máy móc sự cố… – Côxchia háo hức nhìn các thứ trên bàn và nói. – Dùng trong trường hợp máy móc tự động không làm việc. Tuy vậy, cho đến nay các máy móc tự động vẫn làm việc tốt. Để đề phòng bất trắc. Đây là ánh sáng. Cấp nước vào các nhà ở. Cửa! Đây rồi! Bây giờ thì các cửa có thể tự đóng vào rồi. Tiếp đến hàng nút trên – để điều khiển người máy. Có điều bên cạnh nút vàng không ghi gì cả… À! Nhìn kìa! – Cậu ta lượm ở trên sàn một chiếc chìa khóa dẹt, dài – của nút đỏ! Gớm cái rãnh mới hẹp làm sao! Mở nhé? Thôi được, được…
Lúc nào cậu cũng sợ sệt! – Cậu ta bỏ chìa khóa vào túi và không hiểu tại sao nhón chân đi ra khỏi buồng.
Bước qua ngưỡng cửa, cậu ta lau mồ hôi trán, mặc dù tầng hầm mát lạnh. Cậu ta thú nhận:
– Mình luôn luôn sợ cửa gian buồng sập lại.
– Cậu ấn ngay nút là xong.
– Ê, cậu! thế mà là một nhà phân tích tâm lý đấy. Nếu như có thể dễ dàng đi ra khỏi gian buồng, thì việc gì cửa lại phải khóa như thế này? Trong đó không có nút bấm để mở các cửa gian buồng. Chắc hẳn còn có bàn điều khiển nữa. Hay là có một người đặc biệt nào đó mở cửa khi hai người này đến đây. Cậu cứ thử tưởng tượng xem họ đút cậu vào một cái hộp rồi sau đó đóng chặt hai chục cái cửa ra vào lại thì sao? Chẳng lấy gì làm dễ chịu đâu. Có lẽ vì vậy mà họ chuồn ngay khi có dịp thuận lợi đầu tiên. Và cái chính là sự việc sẽ ra sao, nếu như hắn ta không đánh rơi mất chìa khóa? – cậu ta hất đầu về phía cửa gian buông bên trái mà cậu ta vừa bước ra.
– Trước hết cần phải biết nút đỏ dùng làm gì?
– Lôgich của cậu thế đấy! Ivơ, cậu là một trong những người biết tư duy lành mạnh mà mình được gặp đấy! – Côxchia còn châm chọc tôi mấy câu nữa, sau đó lau trán. – biết bao nhiêu điều bí ẩn mà tổ tiên chúng ta để lại! Thực ra có thể bỏ hòn đảo này ở đây mà đi một cách yên ổn. Sẽ chẳng thấy một nguy cơ nào đe dọa cả.
bao nhiêu năm rồi mà mọi cái vẫn y nguyên. – Cậu ta lơ đãng nhìn lên màn ảnh. – Nhìn kìa, hàng đàn vẹt đậu trên những người máy. Có thể ngồi ở đây suốt một cuộc chiến tranh nguyên tử. Trong kho chứa đầy thực phẩm. Hệ thống điều hòa không khí đến nay vẫn hoạt động. Nếu như có ném bom xuống đây thì… – Côxchia ngửng đầu lên trần nhà. – Chiều dày hai chục mét. Chẳng ai bỏ bom xuống đây. Mà nếu như có bỏ bom, thì cũng chẳng thế tìm được chổ nào ẩn nấp tốt hơn.
Chúng tôi tiếp tục quan sát gian phòng. Nếu loại bỏ các gian buồng, màng lưới phủ trên bàn và chiếc micrô giống con rắn bạnh hàm thì nơi đây giống trạm điều khiển chính của chúng tôi. Đặc biệt là Hệ thống thông tin vô tuyến truyền hình. Chúng tôi chậm rãi đi khắp tầng hầm. Khi Côxchia đến gần những tấm chất dẻo thì thứ ánh sáng vô hình bừng sáng lên. Bên kia những tãm bảng chất dẻo giống như gỗ sồi đã ngâm tẩm là những sơ đồ cực kỳ phức tạp của các thiết bị điện tử lấp lánh. Đoán được ý nghĩ của tôi, Côxchia nói:
– Mọi cái xem ra thật phức tạp. Mọi thiết bị thô sơ mới nhìn bao giờ cũng cho là phức tạp. Khi nó đã được hoàn thiện thì nó phải giản đơn. Đó là chân lý từ xưa Ivơ ạ!
Mặc dầu chúng tôi hết sức thông cảm với tình trạng của những nhân viên thao tác bị giam hãm trong những chiếc hộp bằng chất dẻo và một loạt những cửa chắn bằng thép, chúng tôi ( trừ việc Côxchia lo ngại khi còn ở trong gian phòng ), chúng tôi đều thấy sung sướng như hồi còn nhỏ lọt được vào căn phòng chứa những đồ đạc không cần thiết. Tôi và Côxchia đều không cảm thấy bị giam, bị đóng kín. Có lẽ vì thế mà chúng tôi tin rằng có thể ra khỏi nơi đây bất cứ lúc nào. Và còn một lẽ nữa là từ màn ảnh lớn luôn luôn vọng dền tiếng chim hót, tiếng gió rít và tiếng gầm thét của đại dương. Lần cuối cùng nhìn lên màn ảnh, chúng tôi sung sướng reo lên: Pêchia Xamôilốp và Kỳ đang đi trên quảng trường.
Nét mặt họ băn khoăn lo lắng. Kỳ nói:
dấu vết dẫn đến trung tâm. Ta đi nào.
Pêchia khôn ngoan giữ cậu ta lại.
Khoan đã! Mình đi còn cậu ở lại để phòng…
-… Và mình xem những người máy sẽ bắt cậu như thế nào.
Côxchia ngăn họ tranh cãi khi nói vào micrô:
Chào các bạn! Bọn mình đang ở trong một công sự ngầm dưới đất khá thuận tiện. Mọi việc trên đó đều do dưới này điều khiển. Đứng lại! Đừng bước lên quảng trường kẻo các cậu lại được làm quen với anh chàng Tômi.
Bọn họ tươi tính hẳn lên.
Tuyệt! Kỳ nói, trích dẫn luôn câu châm ngôn của một nhà thông thái Ấn Độ nào đó: – “ Cầu được, ước thấy, tuy không phải bao giờ cũng tìm được cái muốn tìm “. – Kỳ nói thêm: – Bọn mình hai lần gặp may: tìm được cái đã tìm và cái không tìm. Hỏn đảo đặc những người máy.
Đứng ở ngưỡng cửa buồng thao tác chúng tôi nhìn quanh, vẫy tay gọi Pêchia và Kỳ. Quên mất rằng ở đây chỉ thông tin một chiều. Chúng tôi bỗng thấy cửa trong các buồng cùng một lúc dập vào ầm ầm; rồi từ bức tường trước mặt, một tấm thép dày cũng dần dần sập lại.
Không nói nửa lời, chúng tôi lao ra ngoài, cảm thấy những tấm cửa thép sập kín sau lưng.
pềchia xiết tay tôi, nói:
– Các cậu bắt chúng mình phải lo âu trong mấy giây phút thật khó chịu. Các cậu định “ bay “ lên trời đây à? – cậu ta nói lại ngay cái điều bà Lia định báo: – Hòn đảo có nguy cơ bị nổ tung. Đáng lẽ nó đã nổ từ lâu, cách đây nhiều năm, nhưng có cái gì đó đã cản trở.
– À, bây giờ thì mình hiểu chiếc nút đỏ dùng để làm gì rồi! – Côxchia kêu lên.
Bàn bạc với nhau xong, chúng tôi đi đến kết luận là hòn đảo còn đứng vững. Và chúng tôi không có gì là liều lĩnh nếu như ở lại đây vài giờ để quan sát.
; Quan sát cũng thấy chẳng có gì lý thú. Máy đêm Hâygerơ cũng chẳng chỉ ra được chổ nào có trạm nguyên tử, có lẽ trạm nguyên tử gắn liền với bàn điều khiển ở dưới tận cùng, được những tấm chì cách ly cẩn thận. Dù sao thì chúng tôi cũng đi đến kết luận như vậy.
Trên đường tới vũng biển chúng tôi rẽ vào một ngôi nhà. Trong nhà còn đủ các cửa kính; cửa ra vào đóng kín mít, những con vẹt không thể vào đây làm tổ được. Cửa ra vào hiệu khách tự mở ra khi chúng tôi bước lên thềm rộng làm bằng xi-măng xanh. Trong phòng trà ớn lạnh; các cửa sổ mờ đục vì lớp muối đọng trên mặt, dè xẻn để lọt chút ánh sáng mặt trời. Ngôi nhà có thể ở được. đồ đạc kiểu cổ, thuận tiện, được bảo quản tốt. Chúng tôi đi vào các phòng. Tôi luôn luôn có cảm giác rằng những người sống ở đây sắp bước vào phòng và tôi thấy đỏ mặt sượng sùng không tìm được lời để biện bạch cho việc đột nhập của mình.
Tôi và Côxchia thấy ở phòng khách một máy vô tuyến truyền hình lớn và một đài bán dẫn tốt. Côxchia mở đài nghe thì thấy đó là âm nhạc cổ Ấn Độ.
– Họ đã biết đến loại pin “ vĩnh cửu “, – Côxchia nhận xét. – tiếng rất nhã.
Chúng tôi ngồi trong những chiếc ghế bành thấp trước một chiếc bàn sơn nâu cũng thấp như vậy. Côxchia chìa tay đến chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh trên tâm gỗ ở chân tường. Cánh cửa nhỏ của tủ chứa rượu mở ra. Trên ngăn có một loạt chai rượu và một ít cốc.
Pêchia bước vào. Vừa trông thấy tủ chứa rượu cậu ta kêu lên:
– Ồ! Rượu thực sự. Loại rượu này ngay đến thầy thuốc cũng thỉnh thoảng mới cấp cho chúng mình.
Côxchia hỏi:
– Cậu nghĩ thế nào? Chúng mình sẽ không chết, nếu…
– Không có đơn thuốc hả?
– ừ. Hơi hơi thôi. Những chai lọ này trông mới trịnh trọng làm sao!
– Theo ý mình, có thể, – Pêchia nhìn tôi, nói.
– Độ phóng xạ hả? – tôi hỏi.
– Hơi cao hơn bình thường.
– ĐỘ phóng xạ hoàn toàn vừa phải, – Côxchia chọn một chai rượu vang Tây Ban Nha.
Kỳ bước vào, trong tay cầm một tập giây xen-luy- lô đã ngả màu vàng. Kỳ ném tập giấy lên bàn.
– Mình tìm thấy ở trên sàn phòng ngủ. Ở đấy lộn xộn. Mình thầy lý thú. Những ghi chép gì đó… Ồ, rượu vang! Được nghe nói về loại rượu này, nhưng chưa bao giờ được uống.
Lúc đầu không ai để ý đến cái vật tìm thấy của Kỳ.
Rượu vang có mùi vị khác thường, uống vào đầu óc đê mê. Côxchia định lấy rượu nữa, nhưng Pêchia nói, giọng tiếc rẻ:
– Không, các cậu ạ, dù sao ở đây độ phóng xạ vẫn cao. Ta nên chuồn đi thôi. Chúng ta ở khá lâu rồi.
– thế thì chúng mình đem theo để phân tích, – Côxchia đối đáp ngay.
– nếu với mục đích khoa học thì tất nhiên là được, – Kỳ ngà ngà hơi rượu ủng hộ.
– Vấn đề đã giải quyết! – Côxchia nói và lôi tập giấy về phía mình.
Mười trang giấy viết chữ to, nét không đều. Côxchia đọc, còn chúng tôi thì thỉnh thoảng phân tích những từ tiếng Anh khó hiểu, hoặc viết tắt. Đó là ghi chép của một người lính tham gia vào một trong những cuộc chiến tranh lúc đó diễn ra không ngừng, như mọi người đã biết qua các tài liệu lịch sử. Tác giả của bản ghi chép là Étga Cauli. Hắn ta đã ghi chép rời rạc và đôi khi bỏ cách hàng tháng. Điều gì đó đã cản trở hắn ghi chép liên tục. Ở đây tôi chỉ trích ra một vài đoạn trong quyển nhật ký đã được công bố đầy đủ ở “ Thông báo lịch sử “ số N-3-9, và được xuất bản dưới đầu đề “ Những phát kiến và những hiện vật tìm thầy “.
3.X.67.
Toàn đội một trăm người chỉ còn lại năm. May mắn lạ thường. Bây giờ chỉ còn việc ngủ, ăn thức ăn của con người và không nghĩ ngợi gì cả! Sinh hoạt cũng chẳng đến nổi tồi. Thật là quỉ tha ma bắt!.
8.XI
Sáu ngày ở Atami là một giấc mộng lạ thường. Từ biệt Marica! Mới gần đây thôi tôi cảm thấy mình là một con người. Và bây giờ lại trở thành kẻ giết người chuyên nghiệp.
20.XI
Trước cuộc tấn công chúng tôi uống viên thuốc “ từ bỏ lương tâm “ – gọi là một cơn say mới. Uống thuốc rồi chúng tôi có thể giết mẹ đẻ mình mà không biết rùng mình.
3.XII
Lạ thay, cho đến nay tôi chưa hề bị thương, mặc dù bạn bè mà tôi đã cùng với họ ngay từ đầu, đã có cậu mục xương trong những hòm kẽm, hay bị thú dữ trong rừng rậm ăn thịt. Ấy vậy mà tôi không hề ẩn nấp và luôn luôn tỏ ra dũng cảm. Mọi cái đó đều là ngu xuẩn – dũng cảm. Đối với tôi thì thế nào cũng được. Tôi biết rằng mình không thể thoát ra được. Thật là đê hèn làm sao, nếu như cuối cùng mình lại còn sống.
10.V.68.
Một tháng rưỡi nữa, tôi sẽ thoát khỏi cái địa ngục này. Chẳng lẽ mọi cái đều sẽ thuộc về quá khứ và tôi có thể rửa sạch nhơ nhớp máu và nước mắt của những người chết trong tâm hồn mình. Tất cả đều có thể. Sống toàn là bọn để tiện và tồi tệ hơn tôi. Mọi cái tùy thuộc vào quan điểm đối với sự việc xảy ra. Chủ yếu là giữ được trong lòng mình những cái còn lại của con người, nếu như chúng còn.
15.V.
Hôm nay tôi gặp Giôn Khâymen trong đội “ Mũ nồi xanh “. Hắn vừa từ một chuyến “ tham quan “ thường lệ trở về.
Hắn phàn nàn là công việc làm không ăn thua. Hiện giờ cứ mỗi tai người chết hắn được mười, chứ không phải mười lăm đô la. Và họ chỉ trả tiền cho tai phải. Do việc hạ giá mà Khâymen bị thiệt một trăm tám mươi đô la.
Tôi với hắn cùng học với nhau. Hắn là một thanh niên lặng lẽ. Hắn thích nói về cái thiện cái ác, về nhiệm vụ của con người. Chúng tôi thường gọi hắn là Xôcrát.
25.VI
Mưa. Ngày và đêm mưa như thác. Khắp nơi tù túng. Lều dựng màu xám có nhiều lỗ thủng, mà trên kia thì là cá một đại dương nước ẩm. Mưa của chúng tôi là đám mây mù nhẹ của cái máy phun mù. Tôi sẽ sống cả tháng ở cái chỗ “ đáng yêu “ này. Là một người lính đánh thuê tài ba, tôi phải dạy những thổ dân cách bắn bằng tiểu liên và những cách đơn giản khác để tiêu diệt kẻ đồng loại của họ. Nhưng ai cũng hiểu rằng đó là một công việc liều lĩnh. Họ chỉ chờ đến cái lúc được phát súng rồi bắn vào chúng tôi và chạy vào rừng rậm. Chúng tôi – những người da trắng, ngồi cả ngày trong tiệm rượu. Còn họ phải sống trong những căn nhà lợp ván mái thúng. Để duy trì tinh thần chiến đấu, ra-đi-ô hàng ngày truyền đi câu chuyện nhàm tai. Những sự trừng phạt vì không phục tùng, vì đào ngũ, xúi giục làm loạn, ăn cắp vũ khí và những tội phạm nhà binh khác. Trừng phạt ở đây là xử bắn. Cuối cùng có đọc một danh sách những người bị hành hình. Thứ năm hàng tuần trong trại có hành hình công khai, như cốt để nâng cao tinh thần. Điều này được thực hiện theo thường lệ một cách đại khái, không ai muốn ướt cả. Những người lính bị dồn ép vào những bức tường của trại, chỉ huy đứng dưới mái che đặc biệt. Một loạt tiểu liên giết người vang lên; chỉ trong khoáng khắc đã có người ngã xuống hồ lõng bõng nước. Một điều ghê sợ là cái hồ này có nước màu nâu…
6.VII
Tôi đã sống ở cái móm đá san hô này được hai tuần. Sống giữa một khu rừng dừa thưa thớt, trong một ngôi nhà lịch sự. Tôi viết cái gì nhỉ? Đây là một lâu đài! Tôi chưa từng sống trong căn nhà như thế này bao giờ. Tôi chỉ đứng ngoài phố nhìn, thấy bề mặt của những ngôi nhà tương tự, mà đó cũng là trên màn ảnh. Trong những ngày này tôi có một cảm giác như mình là chủ và đã hoàn toàn quên rằng mình phải trả một giá đắt như thế nào cho cái đó. Tuy thiếu tá Pirơxon đã nói: “ Mày mất cái gì? Cuộc sống hả? sức khỏe hả? Đô la hả? tất cả những cái đó mày đã đánh mất từ lâu, trong rừng rậm rồi. Mày là một thằng chết đi sống lại. Bị chết hàng ngàn lần. Bằng lòng chứ! Ba năm nữa mày sẽ giàu có, sẽ có tên tuổi. Mày có thể lấy đứa nào cũng được! ấy bởi vì suốt ba năm mày sẽ sống cô độc như một người quí tộc Anh. Không, mày đã gặp may. Gặp may không thể tưởng tượng nổi. Và mày có biết tại sao không? Còn chúng tao, những máy móc vô tội và có tội, chúng tao nhận thấy rằng mày là một kẻ thừa hành lý tưởng những quyết định của người khác. Ở đây không cần suy nghĩ, phân tích mà chỉ có chờ đợi mệnh lệnh. Trường hợp có chiến tranh cũng hành động như vậy. Có thể hai chục năm nữa vẫn chưa có chiến tranh. Mà nếu có thì cũng chẳng tìm ra chỗ nào an toàn hơn. Với mày, đây không phải là một rừng rậm chết người. Mày chỉ sống tất cả ba năm trên hòn đảo. Sau đó là một đồng đô la, và trang trại ở Caliphoócnia… “.
Sao mà tôi đã tài tình học thuộc toàn bộ cái bài quảng cáo mê sảng dành cho những ai đã mệt mỏi vì các điều ngu ngốc được gọi là cuộc sống ấy. Trí nhớ của tôi không tốt lắm; đôi khi tôi quên cả số khẩu tiểu liên của mình. Thế mà cái điều quái gở này thì lại thuộc lòng và bây giờ đang đọc nó như một bài thơ nhập tâm từ hồi còn nhỏ vào cái hôm kỷ niệm ngày sinh của bà tôi.
Và đây, tôi, một kẻ thừa hành lý tưởng những quyết định của người khác, tôi đang ngồi trong cái boon-ga-lô này chân đặt lên bàn trước máy vô tuyến truyền hình, theo dõi những kẻ thừa hành mệnh lệnh của riêng mình, sửa soạn làm nổ tung Nhà trắng.
10.VII
Sáng nay thiếu tá Pirơxon hỏi: “ Mày nguệch ngoạc bút chì vẽ cái gì ở đó? Việc của mày, muốn viết cái gì thì viết, nhưng nhớ rằng: tất cả đều để lại đây. Tốt nhất là hãy nhớ lấy. Rối sau kể cho con cháu nghe. Tuy vậy, mày có thể viết gì về cái trạm của chúng ta hả? Nhưng chả làm gì được đâu: toàn là qui trình “.
Pirơxon là chỉ huy của chúng tôi. Hắn là một anh chàng không xấu và đã từng ở trong rừng rậm. Điều đó có thể thấy ngay trong cái nhìn của hắn. Chắc hẳn tôi cũng có cái nhìn thất đám của kẻ giết người như vậy. Chúng tôi tất cả hai mươi mốt người, kể cả những tay phục vụ ở bệ và ở trạm. Nhưng từ rừng rậm đến đây chỉ có hai chúng tôi.
20.VIII
Hôm qua Dim Terơbe thì thầm với tôi cái nút vàng dùng để làm gì. Terơbe là một anh chàng giản dị. Ngay từ ngày đầu mọi người đã biết cái nút đó dùng để làm gì. Hắn đã đoán thế nào? “ Cậu nói xem, cái nút đó dùng để làm gì? “ – tôi hỏi. Đúng là về vấn đề này cần phải suy nghĩ, mặc dầu người ta đã trả tiền chúng tôi về việc không được suy nghĩ… “.
– Cái nút vàng nào? – Pêchia Xamôilop hỏi. – Các cậu không thấy nó ở đây à?
– Mình đã ấn nút rồi, – Côxchia nói.
– Cậu ấy đùa, – tôi an ủi Pêchia và Kỳ đang biến sắc mặt. – Nút nằm dưới cái chụp, lăn đó mà không có chìa…
– Nút bấm có hai cái, – Côxchia nói xen vào. – Một cái chìa khóa bọn mình đã tìm thấy. Mình đang giữ. Nút thứ hai họ ấn đã lâu mà chả sao cả.
Chúng tôi bắt đầu ngắm nghía chiếc chìa khóa. Kỳ nói:
– Có cái hay là nó ở trong tay chúng ta.
– Bởi vậy mà mình cầm nó.
Pêchia đứng dậy và chúng tôi, cũng như lúc ở tầng hầm, không nói một lời bước ra khỏi nhà chạy ra vũng biển xuyên qua những bụi rậm, chạy sượt ngang qua những người máy han gỉ cùng với tiếng vẹt kêu hộ tống.
Pêchia Xamôilốp lượn một vòng tròn trên hòn đảo san hô và tắt máy ở độ cao ba nghìn mét. Chiếc “ Xe ngựa “ đã đền kỳ hạn sửa chữa, thành thử Pêchia và Kỳ bay đến đây bằng một chiếc trực thăng cỡ lớn có buồng riêng cho đenphin. Prôtây và Tavi ở cách chúng tôi bởi một bức tường bằng thuỷ tinh hữu cơ. Những đenphin đứng im trong làn nước trong suốt tò mò quan sát chúng tôi.
Pêchia Xamôilop ngồi vào ghế người lái, còn ba chúng tôi ngồi cạnh cửa sổ nhìn xuống dưới. Chúng tôi thấy rõ một đốm xanh giữa dái sóng bạc.
Côxchia quay lại:
– Mình cứ tưởng hòn đảo này cùng những người máy kia sẽ tung lên trời.
– nếu nó tung lên bây giờ thì chúng mình thật không may, – Pêchia nói. – Cậu nên nhớ rằng ở đây ngoài thuốc nổ còn có một trạm nguyên tử. À mà không, nó không thể nổ được nếu như không có một người máy nào đó ấn lên chiếc nút đỏ.
Pêchia thay đổi góc bay và dải trắng bên dưới trôi xa dần chúng tôi. Chẳng mây chốc cái đốm xanh lấp lánh ấy mất hút trong bọt sóng và tâm trạng chúng tôi phấn chấn hẳn lên.
Côxchia nhặt ở dưới sàn lên một chiếc hộp kính lấy được ở trên tàu ( chiếc “ Con ngựa rừng “ vĩnh viễn ở lại trong vũng kín ). Trong hộp có gần một chục con nhện đang bò nguểnh ngoàng.
– Loại này có sọc đỏ sẽ làm bà Lia phấn khởi lắm đây.
– Đúng là một mẫu vật lý thú, – Pêchia khẳng định.
Kỳ trầm ngâm, khẽ rùng mình đưa mắt nhìn chúng tôi và lắc đầu:
– Thật là khủng khiếp! Các cậu thấy cái gì hấp dẫn ở trong đó?
– Cậu nói về cái sọc đỏ ấy à? – Côxchia không hiểu, hỏi lại.
– À các cậu nói chuyện ấy… Mình lại nghĩ về chuyện khác. Cái bọn này đã sát hại tổ tiên mình. Cái lũ người bất hạnh và khủng khiếp ấy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.