Hôm nay là “ ngày đại tu “. Việc này cứ mỗi tháng làm một lần vào ngày mười sáu. Mọi người trên đảo, trừ những người trực, đều gác công việc hàng ngày lại, để xem xét và sắp xếp lại trật tự trong khu vực mình. Những tảng ba-dan vô cùng vững chắc. Có lẽ phải đến hơn một trăm năm nữa hòn đảo mới có thể bị những biến đối đáng kể. Giờ đây chỉ có mặt trời, nước và gió gây cho nó những hư hỏng lặt vặt. Đôi khi sau cơn bão sóng giật đi từng mảng tấm ngăn ở bờ, mưa rào xói đi một phần nền cả ở những đồn điền của chúng tôi, cả ở các vườn cây. Gió, độ ẩm khí trời, muối biển thường xuyên không hòa hợp với lớp sơn chống gỉ của những chiếc tháp cầu kỳ. Mỗi người chúng tôi đều có trách nhiệm chăm lo việc giữ gìn hòn đảo. Những công việc tu sữa nhỏ thường diễn ra hàng ngày. Nhưng dù sao thì tháng nào cũng vẫn chồng chất hàng đống công việc chưa hoàn thành và vẫn còn nguyên cả những khu vực không để ý đến. Chúng tôi được phân công làm ở một khu vực nho nhỏ này trên hòn đảo của chúng tôi.
Trong một chương tôi có nói đến những sợi cáp khổng lồ cột chặt hòn đảo trôi với những chiếc neo cố định. Hội đồng đảo giao cho chúng tôi nhiệm vụ trông coi những dây cáp này, giữ cho chúng sạch sẽ và chắc chắn.
Tôi không hình dung nổi chuyện gì có thể xảy ra với chúng. Mỗi chiếc cáp dẻo đó dày tới thước rưỡi, tướng như chỉ một chiếc cũng có thể giữ hòn đảo ở yên một chỗ. Ấy thế mà có tới mười chiếc như vậy. Côxchia cũng đồng tình với tôi ( trường hợp này thật hiếm ); cậu ta thậm chí còn than phiền với Paven Mêphôđiêvích là đảo đã sử dụng lực lượng sáng tạo vào cái việc không hợp lý này. Đối với việc này ông thầy chúng tôi lưu ý:
– Ngay đến lò mỗi năm cũng phải thông một lần.
Côxchia nhăn trán:
– Lò là cái gì? Một dụng cụ nghe quen quen?
– Một thứ dụng cụ khá cổ dùng để đốt.
– À ra thế. Hình như em cũng nhơ nhớ. Em đã thấy cái dụng cụ này ở đâu đó, – Côxchia nói.
– Chính thế. Đừng phí công, phí sức vô ích. Thôi cứ lặn xuống đáy đi các bạn.
– Đây cũng là một câu cách ngôn phải không ạ? – Côxchia hỏi.
– Đoạn hay nhất của câu truyện tiếu lâm. Ở vũng biển lên, các cậu hãy đến chỗ tôi và Diểm Lệ sẽ kể cho mà nghe. Nhân tiện xin giới thiệu: Diểm Lệ biết hàng ngàn câu chuyện như vậy. Mới đây nó hỏi: hai anh chàng tre trẻ háo hức phá hoại trật tự và hay gây chuyện phiền phức cho những người xung quanh ấy đâu rồi. Thế có ranh không hả?..
dưới nền đá của hòn đảo bao giờ cùng ngự trị một màn tối vĩnh cửu và nhiệt độ không đổi là 15°. So với hăm nhăm độ ở lớp nước trên thì ở đây khá lạnh, phải mặc quần áo lặn có sưởi điện. Tay bị cóng, mà đeo bao tay vào thì khó làm việc.
Phải thao tác theo qui trình. Lúc đầu xem xét những mối kẹp nối sợi cáp với neo cố định. Bản thân cái neo là một bán cầu khổng lồ cũng đục bằng đá tảng ba-dan. Bị những đám tảo và hàng đàn động vật nhiều hình, nhiều vẻ che đi chẳng thấy bán cầu, mà cũng chẳng thấy những mối kẹp. Mặc dù ở độ sâu khá lớn dưới đáy, sự sống vẫn sôi nổi những thân mềm màu sắc rực rỡ phủ lên những khoảng trống nho nhỏ, những con giun biển, những con cua kỳ quái bò trên thân tảo, những bông hoa sống – những nàng mẫu đơn biển đẹp đang đung đưa những xúc tu phản trắc.
– Thế nào, tất cả cái cảnh trí đẹp đẽ này chúng ta phải phá hủy đi ư? – Côxchia buồn rầu hỏi.
– mất mát có là bao: chúng mình vừa đi khỏi là chúng lại về chỗ cũ ngay ấy mà, – tôi trả lời.
– Cậu nói thật dễ dàng. Cậu hãy thử quay về chỗ cũ khi bị ai làm như thế này xem.
Cậu ta khẽ nâng máy rung trông tựa như cái xẻng lên ngang tầm mắt. Tôi cũng có một cái như vậy. – Chúng mình tàn ác qua Ivơ ạ, – cậu ta buồn bã nói tiếp: – Cậu nhìn con cua ký sinh này mà xem. Đấy, nó ở bên cạnh hải quì ấy. Nó đã phí bao nhiêu hơi sức để leo lên cao. Nó có biết bao dự định.
– Săn mồi. Bản năng…
– Cái tiếng mới khó nghe làm sao – bản năng! Cái tiếng chẳng giải thích được cái gì cả. Thầy Mêphôđiêvích nói rằng cái từ đó dùng khi nào người ta muốn giải thích một hiện tượng mà lại không có kiến thức. Có thể con cua này có những nguyên do tồn tại ở đây mà chúng ta chưa biết. Thế mà cậu cho là bản năng.
Đôi khi ngay tôi cũng không xác định được là Côxchia đùa hay thật. Bây giờ thì tôi không trông thấy nét mặt cậu ta sau lần mặt nạ. Côxchia vang lên trong máy phóng thanh nghe không được vui, mà có vẻ ảo não. Cái giọng này tôi đã nghe thấy từ lúc sáng. Hôm nay cậu ta có vẻ “ chua – ngọt “. Tôi cũng không gặng hỏi. Côxchia không phải là người giữ lâu những điều thầm kín. Hễ tôi càng kiên trì, càng tỏ ra vô tình với nỗi “ khổ tâm “ của cậu ta bao nhiêu, thì cậu ta càng chóng nói ra bấy nhiêu.
Mãi nghĩ ngợi về cái điều xảy ra với anh bạn, tôi dọn sạch cả khu rừng rậm dưới nước bằng máy rung. Chỉ trong vài chục phút, chúng tôi đã tàn sát hàng triệu sinh vật bám vòng quanh neo cố định.
– Đừng có ngồi lì ở dưới chân ấy, – Côxchia ra lệnh cho tôi.
Tôi rời neo cố định bơi nhanh đến máy cắt. Cấu trúc của máy cắt rất tinh vi, chuyên dùng để đánh sạch và tu sửa các dây cáp. Trước đây chúng tôi đã làm quen với mô hình nhỏ hơn trong phòng kỹ thuật. Tôi ngồi trên yên máy chờ Côxchia dùng máy dò khuyết tật bằng siêu âm để dò cáp và mỏ neo. Phía trên đầu tôi là một đàn cá nhỏ tò mò ngắm nghía những bong bóng không khí chúng tôi thở ra. Cạnh chúng là một con cá vược lớn. Như một nhà sư phạm giàu kinh nghiệm con cá quan sát những trò đùa giỡn trong vườn trẻ. Hình như nó chép môi cười hồn hậu. Không động đậy một chiếc vây nào, con cá vược tiến dần đến đàn cá và bất thình lình lao bổ vào chúng. Những con cá nhỏ đạt về một phía. Bằng một cách nào đó con cá vược đoán được sự chuyển dịch của đàn cá con, nên đâm thẳng vào chúng, xuyên qua lũ cá, và không giảm tốc độ mất hút vào bóng tối. Những con cá nhỏ như không có chuyện gì xảy ra, lại quay về với trò chơi vừa bị gián đoạn. Cái chết bi thảm do con cá vược gây ra chẳng làm cho những con còn sống lo ngại. Ở đại dương cái chết thật tự nhiên đến mức những con vật còn sống cũng không hề để ý đến, hoặc vui sướng thấy rằng sự hy sinh là được trở thành miếng mồi.
– Tất cả đâu sẽ vào đó… Lao động chỉ vô ích, – tiếng nói không hài lòng của Côxchia vang lên bên tai. – Nào, đưa máy lại đây. Neo không một vết rạn, còn cáp thì có thể dùng được hai trăm năm nữa, tuy rằng loài thân mềm có khoan thủng lớp sơn bên ngoài ở một đôi chỗ. Ở đây có thể sai Pênhêlôpa làm, chứ chưa nói đến Diểm Lệ. Này, cho mình ngồi nhé.
Côxchia chiếm cả cái yên, còn tôi thì cậu ta cho ngồi bên cạnh, vẻ ban ơn. Cậu ta phân bua:
– Mình còn phải điều khiển mà. Còn cậu chỉ là trợ lý.
chiếc máy cắt bò từ từ dọc theo dây cáp lên phía trên. Dao cắt và bàn chải vang lên tiếng ồn đùng đục. Côxchia nói tiếp:
– Chúng mình giống như những người cưỡi ngựa rừng ấy, cậu nhớ không?
tất nhiên tôi nhớ. Chiếc “ Con ngựa rừng “ thật đúng nghĩa. Nó chạy và phi theo vòng tròn. Hễ ấn vào cái nút bên trái là nó hí lên và chí dừng lại bất thình lình khi cạn pin; và lúc đó thì kỵ sĩ “ bay “ xuống đất. Chuyện đó xảy ra luôn. Chiếc “ Con ngựa rừng “ mang yên từ tờ mờ sáng đèn tối. Trong khi đó dung lượng pin của nó lại không lớn lắm.
Tavi, Prôtây và Khôkhơ bơi đến. Tavi hỏi:
– Làm thế để làm gì?
Tôi đang định giải thích chúng tôi cọ dây cáp làm gì thì ngắt lời. Bởi vì. Tôi đã hiểu máy dò khuyết tật có thể xác định những chỗ hỏng rất tốt.
“ Dây cáp không có tảo và cua bám vào thì sẽ đẹp hơn “, – tôi gõ gõ lên lưng nó.
– Không, – Prôtây nói xen vào. – – – – – Đám tảo bám tròn trông như rắn biển.
– Con rắn chết, – Khôkhơ nói thêm.
Đenphin vây quanh chúng tôi mấy phút. Lúc đó máy chỉ tần số siêu âm trong mũ lặn của tôi luôn luôn thì thào bên tai câu chuyện giữa chúng với nhau.
Khi chúng bơi đi, Côxchia hỏi:
– Hay nhỉ, không biết chúng nói chuyện về cái gì? Chắc hẳn chúng không hết ngạc nhiên thấy chúng ta háo hức làm cái việc mà chúng cho là vô nghĩa. Trường hợp này thì mình không thể không đồng ý với chúng… – Côxchia chưa kịp nói hết câu thì máy chải bị ngừng vì vướng phải một chướng ngại. Chúng tôi lộn khỏi yên và tụt xuống đáy.
Khi ngoi lên chúng tôi tìm thấy một mảng cáp bị hỏng lớp sơn khá lớn và một vài sợi dọc của dây cáp bị đứt. Chúng tôi hàn mối đứt và phục hồi lớp sơn bọc mất gần một giờ.
Trong mũ lặn vang lên tiếng âm nhạc từ máy siêu âm. Tiếng âm nhạc đặc biệt lo lắng ở một nốt với những quãng dừng ngắn.
– Nhạc công đây! – Côxchia nói. – Giọng hát như của một con cá voi cỡ trung bình. Chắc là có cá nhà táng. Một sõ cá loại này thường lang thang quanh đảo để săn mực.
– Đenphin! – tôi phản đối.
– Không giống, không phải giọng như vậy…
Tôi cũng chẳng tranh cãi: Côxchia rất thính tai. Quả vậy ở cách chúng tôi khoảng mười lăm mét có một con cá kình cỡ trung bình đang lao đi. Đuổi theo nó là một đội hình khai triển của đenphin có trang bị lao điện.
Tavi bơi lại gần, trông nó có vẻ lo lắng. Nó dừng lại độ mươi giây thông báo cho chúng tôi biết sự việc xảy ra. Nó trình bày tỉ mỉ và nói rất nhanh bằng mã điện thoại với tốc độ hai mươi dấu một giây, sau đó bơi theo các bạn của mình.
– Hầu như hiểu, – Côxchia nói. – Kể ra nó có thể nói nhanh hơn được. Thề đấy! Trong lúc chúng mình mải mê cắt tảo và gây bao thảm hoạ cho các loài sinh vật ở đây, thì ở đó, – cậu ta giơ tay chỉ, – đội của Giéc Đen còn sống sót đang ra công cứu thoát chủ mình. Những tay cừ thật!
bất thình linh trong ông nghe vang lên tín hiệu:
“ Báo động! Tất cả phải ngoi lên mặt nước “
Lúc chúng tôi vừa bơi lên mặt nước và đang tháo những trang bị lặn ra thì ở bể thí nghiệm đại dương hầu hết mọi người trên đảo đã tập hợp. Thoạt đầu chúng tôi không hiểu nguyên nhân báo động. Những con cá kình vẫn tỏ vẻ thản nhiên đùa giỡn trong làn nước xanh. Nhìn kỹ tôi mới nhận ra chuyển động của chúng rất nhịp nhàng, tựa như đann tập dượt. Chúng bơi rất nhanh theo hình tròn, luôn luôn bám sát tường bể nước. Đi đầu là Giéc Đen, dáng điệu mạnh mẽ. Những vết thương khủng khiêp không còn dấu vết. Sau nó là cả một đội hình xếp theo hàng dọc. Giéc Đen rẽ ngoặt và dừng lại ở giữa bể. Những con cá kình còn lại lao nhanh, tăng tốc độ. Có lẽ theo lệnh của con đầu đàn một con cá kình bơi về cuối bể. Lao thẳng về phía lưới. Được độ trăm mét, con cá lặn xuống. Trông rõ cá thân hình con cá phủ một lớp bọt không khí trắng bạc theo đường cong “ parabôn “. Con cá kình cùng với làn nước bắn tung tóe và tiếng rít bay vọt lên khỏi mặt nước chừng mười lăm mét rồi lao xuống nước.
Những con cá kình bơi theo vòng tròn. Giéc Đen đứng yên tại chỗ.
Tuyệt! – Côrinhtơn thán phục. Hoan hô! Sao mày không noi gương bạn này à? Vừa thấy tôi và Cỏxchia. Côrinhtcrn liến hỏi: – Các cậu không thấy tay sĩ quan tùy tùng của Giéc ở dưới đáy vũng biển chứ?
Có! Vừa mới thấy xong. Chúng mình cứ tưởng là tay tình báo, – Côxchia trả lời. Không. Đó là một con trong đội cận vệ của nó. Những con kia bây giờ cũng học nhảy. Đẹp mắt biết bao!
Anh chàng Nhicôlôxơ, người Hy Lạp, đứng gần Cỏrinhtcvn mệt mỏi nhận xét:
Mình thì mình chả biểu lộ được cái vẻ phấn khởi như thế này. Cậu không tưởng tượng nổi sự việc gì sẽ xảy ra. Nếu chúng thoát khỏi nơi đây. Vì chúng mà chúng mình đã gặp không ít điều khó chịu. Giờ đây cuộc sống của toàn đội đenphin đang bị đe dọa.
Ôi! Giá như sự việc đó xảy ra nhỉ. Mình sẽ ra cổng mà xem cảnh chiến đấu của đenphin với cá kình. Đenphin đã chuẩn bị. Mình thấy chúng được trang bị chu đáo. Tất cả cho trận đánh. Cồrinhtơn im lặng, lơ đãng nhìn mình, xoa xoa người rồi lao khỏi bể nước.
Nhicôlôxo lắc đầu phản đối, nói:
Một con người chín chắn, uyên bác dáng bác học. Thế mà… – Nhicôlôxo nhún vai, – chạy đi lấy máy quay phim. Hành vi của cậu ta đáng bị khiển trách nghiêm khắc.
Lại một con cá kình nữa nhảy dài. Còxchia hỏi:
Nó nhảy như vậy để làm gì? Không có lẽ để tập luyện? Nhưng tại sao Giéc lại cho phép con đầu tiên chạy trốn?
Paven Mêphôđiêvích trả lời cậu ta:
– Tôi nghĩ rằng nó cử con đó đi để tìm cá kình giúp đỡ, khi biết rằng phía ngoài không có bố phòng. Con cá trinh sát đã thoát. Đội trưởng đenphin vừa thông báo với tôi rằng không đuổi kịp nó. Chú ta còn phàn nàn là những lao điện cản trở việc chuyển động dưới nước sâu; vả lại những con cá kình vốn bơi nhanh hơn.
Côxchia hỏi:
– Tại sao chúng không cùng chạy trốn tất cả một loạt?
– Cậu hãy nhìn kỹ tấm lưới. Chỉ có thể vượt từng con một: toàn bộ động tác mất gần hai phút. Trong lúc đó có những đenphin bao vây cửa ra của vũng biển và như vậy cá kình sẽ bị nguy. Bây giờ thủ lĩnh quân sự của chúng đang tập trận. Xem ra nó đang tìm một phương án tối ưu để vượt chướng ngại mà ít tồn thời gian nhất. Con đầu như thế là thoát hả? Nó có thể tập hợp một lực lượng đáng kể rồi đổ vào vũng biển. Mưu toan anh hùng có thể phải chịu những tổn thất lớn. Thật ra mà nói, tôi cảm thấy hoài nghi sự đúng đắn trong mối quan hệ giữa chúng ta đối với những sinh vật có lý trí này. Căn cứ vào bản chất công việc thì chúng ta là những kẻ xâm lược. Xâm chiếm đất đai của chúng và bây giờ dùng sức mạnh ép chúng phải tiếp xúc với mình.
– thế còn các đenphin? – Côxchia hỏi. – nếu như chúng ta không tìm cách tiếp xúc với chúng, thi cho đến nay có lẽ chúng ta vẫn hình dung chúng chỉ là những động vật.
– Cậu nhầm. Đã hàng ngàn năm rồi những động vật cao đẳng dưới biển tìm cách tiếp xúc với chúng ta. Thỉnh thoảng ý nguyện của chúng đã đạt được, vì con người đã tìm gặp chúng. Sau đó vì nhiều nguyên nhân, tình bạn đó bị phá vỡ. Trong trí nhớ ngắn ngủi của tổ tiên chúng ta chỉ còn lại những thần thoại, cổ tích, truyện kể về tình bạn giữa người và đenphi.
Lúc này người máy khuân vác lôi một cuộn lưới thép nặng đặt cạnh cửa ra cửa bể thí nghiệm đại dương.
những cần câu loại nhẹ được đưa tới. Một người lái cẩu là Pêchia Xamôilốp còn người kia là Kỳ. Những chiếc cẩu đặt rải rác ở phía đối diện với cửa vào bể thí nghiệm đại dương. Người máy tở cuộn lưới thép, trải ra trên mặt kênh. Những người lái cấu nâng tấm lưới lơ lửng phía trên hàng rào. Còn phải đóng chặt nó vào các cọc kim loại.
Nào! Cóxehia nói. – Mình với cậu vốn là những anh thợ lắp ráp cừ, tuy rằng để khỏi phải làm công việc này thì mất gì mình cũng chịu… Nhìn kìa!
Những con cá kình như điên dại trong bể nước. Chúng nổi hẳn lên mặt nước, giương giương những chiếc vây khổng lồ của mình quyết chiến; trông những cái vây đó chả khác gì những cánh buồm xiên.
Côrinhtưn quay máy quay phim. Cậu ta đứng ở cửa chắn của bể thí nghiệm đại dương.
– Sao mà dại dột thế! – Nhieôlôxơ cằn nhằn. – Nhỡ ngã xuống dưới ấy thì…
Chúng tôi không nghe thấy tiếng Côrinhtơn trả lời, vì phải trèo lên lưới.
Kỳ đưa cho tôi chiếc búa từ lực ở đầu cần cẩu đằng kia, tôi bắt tay ngay vào công việc. Khẽ gõ búa vào lưới, nó đã gắn chặt vào cọc. Ở phía dưới vọng lên tiếng sóng vỗ và tiếng thở hậm hực của những con cá kình bị kích động. Chúng lại bơi thành vòng tròn; Giéc vẫn ở giữa, nó vật vã hết bên nọ sang bên kia trừng trừng nhìn. Tôi có cảm giác như nó đang nhìn tôi. Cái nhìn của nó chả hứa hẹn điều gì tốt lành. Tôi bám chặt vào lưới và kiểm tra xem dây đã an toàn có chắc chắn hay không.
– Ivơ! Giữ cho chặt nhé! – Côxchia nhắc. – có thể chúng bắt đầu ngay bây giờ đấy. Nhìn kìa! Con đầu đang lấy đà! Cậu đã bám chặt vào lưới chưa?.. Móc chặt dây da an toàn vào.
Tôi thì móc chặt dây da an toàn vào lưới rồi, nhưng chính Côxchia lại quên. Tấm lưới bị cong, võng ra do khối nặng khổng lồ ba tấn đập vào. Tôi bị hất ra, treo lơ lửng trên đầu dây. Côxchia cậy sức ở đôi tay mình, liền bị hất vào bể thí nghiệm đại dương. Tôi chỉ kịp nhìn thấy cậu ta khéo giữ cân bằng trong không khí và vạch một đường cong lao xuống nước ngay trước mũi con cá kình đang lao như vũ bão vào tấm lưới. Con cá kình chồm lên phía trên cậu ta và tôi thấy cậu ta lặn sâu xuống nước. Tôi lại bị lúc lắc mạnh hơn. Có lẽ trọng lượng của con cá kình mới còn nặng hơn. Hết lần lao này đền lần lao khác, tôi mất hút Côxchia. Tôi bị lật hết phía này đến phía khác trên dây da. Từ những vị trí khác nhau tôi được thấy những bức ảnh rời rạc như trong những cuốn phim cũ: những người trên đảo chạy đi chạy lại trên bờ, những tấm thân lấp lánh của cá kình bay lên khỏi mặt nước, môi chúng mím chặt, mắt đầy vẻ hung tợn. Côrinhtơn cầm máy quay phim ngồi trên cần cẩu. Làm thế nào cậu ta lọt được vào đây lúc này?
Những con cá kình ráng sức đâm thủng phần lưới bên trên. Có điều chúng hơi chậm đi một chút, nên chúng tôi kịp hàn chắc một vài đoạn lưới vào cọc. Giờ đây bức tường lò so ấy hắt những con cá kinh bật ngược trở lại bể thí nghiệm đại dương. Tôi tối tăm mặt mũi khi tấm lưới bị nén với một sức mạnh như máy phóng đá thời La Mã làm cho tôi bật ra khỏi lưới. Dù sao tôi vẫn không quên Côxchia và cố kêu lên cho trên bờ mau mau ném xuống bế thí nghiệm đại dương những ống thuốc mê. Về sau mọi người nói rằng chẳng ai nghe thấy tiếng tôi: tất cả đều bận với những con cá kình và việc cứu bạn tôi. Còn tôi thì theo lời họ nói lúc ấy chịu đựng rất khá, ngay trong giây phút đó tôi vẫn không rời tay búa từ lực.
Bên dưới họ biết cần phải làm gì và chẳng mấy chốc tôi đã treo mình trên tấm lưới êm lặng như một quả xoài chín. Tôi nghe thấy đâu đó phía trên đầu mình có tiếng của Côrinhtcm:
– Khá lắm, bây giờ cậu có thể tụt xuống được rồi đây!
Cậu ta nói với cái giọng như thể tôi tự mình treo lơ lửng trên đầu dây da để đóng phim cho cậu ta quay. Bản thân Côrinhtơn thì cậu ta thu xếp rất thuận tiện: ngồi trong một tấm lưới treo ở đầu cần cẩu. Cậu ta cười và nháy tôi, tay vỗ vỗ vào máy quay phim:
– Thật tuyệt! – cậu ta vừa giơ ngón tay cái vừa nói.
Tôi đưa mắt nhìn bể thí nghiệm đại dương. Những cá kình lãnh đạm bơi trên mặt nước, hay đứng chúc mũi vào tường. Không hiểu sao tôi lại tìm Côxchia giữa bọn chúng mặc dù có thể cậu ta đã bị chúng nuốt chửng từ lâu, hay nếu có chuyện lạ thì bây giờ đã ở trên bờ. Nhưng ngay ở đây tôi cũng không thấy. Mọi người thản nhiên tản ra mọi nơi làm việc làm tôi ngạc nhiên. Diện mạo Côrinhtơn, như tôi hình dung, thật đầy vẻ thỏa mãn. Pêchia hạ cậu ta xuống bến và cậu ta cười khà khà, vỗ vai Nhicôlôxơ đang buồn bã. Trong trạng thái thần kinh bực dọc ấy, tôi nghe thấy tiếng Côxchia.
Thế nào, cậu thế nào? – cậu ta vừa hỏi vừa leo lên phía bên kia của tấm lưới. Cậu ta làm như không phải cậu ta mà là tôi vừa mới được cứu thoát khỏi những hàm răng giận dữ của bọn cá kình.
– Có hơi bị lắc. Còn cậu?
– Đánh mất chiếc búa. Chỉ còn cái của cậu. Đóng xong bên ấy, cậu sang bên mình nhé.
Côxchia huýt sáo, ngồi ngay trên bậc cuối cùng của chiếc thang hẹp và cậu ta lại quên
không cái dây da an toàn. Trong cái âm điệu mộc mạc cảm thấy một niềm hân hoan, đó là tiếng rung rấy vui mừng của cuộc sống. Tôi thích thú lắng nghe và thấy mất hết mệt nhọc. Côxchia không thể giữ lâu những cảm xúc đang tràn ngập trong lòng. Cậu ta leo sang chỗ tôi, lấy chiếc búa từ lực của tôi, kết thúc nốt công việc và liến thoắng nói:
– Mình cảm thấy cậu lo lắng cho mình và mọi người cũng vậy, tuy rằng bản thân mình không hề mạo hiểm chút nào. Cá kình không để ý đến mình. Tất nhiên là đừng có rơi vào đường bơi của chúng. Và mình đã làm như vậy. Ngay lúc ở trên không, mình đã nhận ra tình huống.
– Cậu nhảy rất hay.
– thế à? Đẹp hả?
– rất đẹp. Tuyệt.
– Nhảy mới chỉ là một phần. Cái chính là xử lý ở dưới nước. Cậu đoán xem mình leo lên bờ ở chổ nào?
– Kia kìa. Cầu thang.
– Mình biết mà! Đúng ra mình phải bơi đến tường, ngang qua “ cái vòng nguy hiểm “ – đường bơi của cá kình. Nhưng mình sợ rằng lúc đó cậu sẽ phải làm việc một mình. Mình lặn ngay xuống đáy, quay ngoắt một trăm tám mươi độ, bơi đến lưới và theo đó… – cậu ta cười khà khà.
Tôi cũng phá lên cười như vừa thoáng nghe được một câu chuyện hóm hỉnh.
Khi chúng tôi hàn xong lưới, tụt xuống bờ, Côxchia đưa mắt nhìn những con cá kình kiệt sức và nói:
– Dù sao chúng ta cũng đã đối xử không tốt với chúng. Không ai cho phép chúng ta làm như vậy.
buổi chiều chúng tôi lại lặn xuống dưới đáy hòn đảo và lại ngồi trên “ máy cắt “ trượt theo dây cáp gần một tiếng đồng hồ. Sau đó, chúng tôi làm việc ở phòng thí nghiệm khoảng hai giờ. Tối đến chúng tôi cùng bơi quanh đảo với đenphin khá lâu. Côxchia và Prôtây luôn luôn bơi ở xa tôi, trao đổi với nhau điều gì đó. Khi chúng tôi ra về Côxchia buồn rầu nói:
– Lạ thật. Prôtây có những quan điểm phản động. Nó nói rằng những kẻ “ giết người “ ở trong vũng kín thoải mái hơn ở đại dương. Prôtây thích dùng những câu cách ngôn.
– Cậu nói về những con cá kình ấy à?
– ừ. Mình đã tìm hiểu được quan điểm của nó về tự do, về quyền của một kẻ áp bức kẻ khác. Và cậu thấy đấy nó cũng như nhiều người như chúng ta còn chưa có thể hiểu được rằng…
-… Thà bị ăn thịt, còn hơn làm giống ăn thịt mà bị mất khả năng ấy.
– Sao hôm nay các bạn sắc sảo thế!
Côxchia im lặng bơi hồi lâu không nắm lấy vây Prôtây, mặc dù lúc nào Prôtây cũng đề nghị hổ trợ; nó không hiểu tại sao bất thình lình Côxchia lại từ chối sự phục vụ bạn bè của nó và lại còn có vẻ khó chịu nữa. Những đenphin không bao giờ cãi nhau và luôn luôn tôn trọng lý lẽ của người khác. Trong đầu Prôtây không thể ngờ được rằng Côxchia giận nó vì giữa họ có những quan điểm khác nhau đối với cá kình.
Tôi đặt tay lên lưng đenphin bảo chúng đừng hấp tấp, và đừng để mất hút Côxchia: cậu ta là một tay bơi cừ, nhưng chúng tôi đã bơi xa đảo đên bôn dặm và trên đường bơi đã thấy những con sứa độc. Những con sứa đỏ có, tím có chẳng khác nào những ngọn đèn do một họa sĩ tài năng vẽ ra.
Chúng tôi cứ thong thả bơi. Côxchia bơi trước, chúng tôi theo sau cách khoảng một trăm mét. Prôtây và Tavi không chịu nổi cái nhịp độ bơi chậm như rùa này nên đã bơi “ dích dắc “ chệch khỏi đường bơi. Tất nhiên tôi muốn nói đến rùa ở trên cạn, chứ rùa biển đang mải săn mồi ở dưới sâu thì khó mà trông theo nó được.
Tôi giải thích cho Prôtây và Tavi về tâm trạng của Côxchia:
– Cậu ta không được vui. Con người thường hay như vậy khi gặp điều gì không vừa ý, khi anh muốn một đằng, sự việc lại diễn ra một nẻo.
– Không hiểu, – Prôtây nói. – Côxchia có những điều khó chịu. Cái đó chỉ xảy ra khi nào bốn bể đều có nguy hiểm: dưới là vực thẳm, xung quanh là những kẻ giết người, phía trên là sấm sét.
– đêm tối và dông bão hả? – tôi hỏi.
– có thể là cả ban ngày. Khi mọi người chờ đợi một điều gì không may.
– Nhưng có cái gì không may đâu?
– Bây giờ chưa có. Nhưng nếu cái điều Côxchia suy nghĩ xảy ra thì có thể đó là điều không may. Anh ấy đang suy nghĩ về điều đó.
– Côxchia ấy à?
– Đúng, Côxchia.
Tôi không hiểu gì cả. Điều gì không may có thể xảy ra với Côxchia? Lẽ nào cậu ta sẽ rơi vào đám sứa. Bị rát một chút có sao, – gần đây chúng tôi đã tiêm phòng ngừa độc tố của những động vật này. Và như vậy thì hậu quả nặng nề sẽ không xảy ra.
– Thôi, tốt nhất ta hãy đuổi kịp Côxchia, – tôi đề nghị. – Cậu ta tính thất thường lắm.
Côxchia cười nhận lỗi:
– nếu cứ bơi một mình thế này độ nửa giờ nữa thì mình đến phải thổi phao cấp cứu mãt. Mình thật là sai, nhưng vì nhận thấy sai nên lại càng khó chịu hơn. Prôtây, xin lỗi bạn, mình đã thô lỗ như cá nhồng, hay đại hải miên ấy. Cho mình tựa vào cái lưng hùng mạnh của bạn nào… Thế. Hôm nay mình rất mệt. Mình có cảm giác như chả làm được gì cả.
– Thế là thế nào? – tôi bắt đầu kể ra những việc hôm nay chúng tôi đã làm.
– Vớ vẩn. Thần kinh căng thẳng quá. Có lẽ chúng ta bị choáng do bức xạ mặt trời. Có thể cũng do tác động của cái vì sao không trông thấy đây.
– có thể lắm. Bọn mình và cậu, chúng ta cùng cấu tạo từ một vật chất như là…
-… Mọi cơ thể ổn định khác. Xin cảm ơn. Hôm nay mình cảm thấy thật đặc biệt
chẳng giống cái gì cả. Có thể đó là do bức xạ của vì sao không trông thấy.
Khi làn sóng lan rộng của đại dương nâng chúng tôi lên đến đỉnh thì chúng tôi cũng nhìn thấy những cánh quạt gió im lìm trên mặt nước, cây cối trong vườn; tháp đèn biển lẫn vào đám mây đục nóng nực chiều hôm; riêng có chiếc đĩa quay màu vàng trên đỉnh ngọn đèn là loé sáng mỗi khi bắt ánh nắng mặt trời.
Tavi và Prôtây bơi khá chậm. Chúng nhận thấy Côxchia tuy có tươi tắn lên, nhưng vẫn chưa hồi sức. Tựa nhẹ vào lưng Prôtây, cậu ta nói:
– Khi bơi một mình và lúc bắt đầu hơi mệt thì mình này ra một ý nghĩ đến hay, – cậu ta im lặng mỉm cười hất mái tóc về phía sau và tiếp tục: – Ý nghĩ về ý nghĩa của tình bạn giữa con người và các đại diện thuộc các giống khác. Con người đã chết nếu không có sự giúp đỡ của họ. Và không phải lúc nào con người cũng là kẻ khởi xướng. Chúng mình không biết rằng chó, ngựa, bò, lạc đà và mèo đã là những bạn đường, những bạn bè tin cậy của con người như thế nào. Ta đã rõ đenphin luôn luôn tìm cách tiếp xúc trước tiên với người và trong buổi bình minh của lịch sử chúng đã tìm thấy những con người có trái tim cởi mở và tâm hồn tế nhị. Lúc đó con người gần với thiên nhiên hơn, coi mình là anh em của mọi sinh vật. Nhiều thế hệ của con người đã tìm ra sợi chỉ mỏng manh gắn bó họ với những sinh vật khác. Về sau này lại xảy ra tai họa: chiến tranh, dịch tễ, động đất, bão táp đã cuôn mất những xóm làng trên bờ biển, những vì sao Cực Mới bùng cháy, sao sa, thiếu gì chuyện xảy ra trong toàn bộ lịch sử – và sợi dây bạn bè của con người với những anh em cùng dòng máu bị đứt đoạn…
Những đenphin kéo chúng tôi sang phải báo cho biết ở phía trước, dưới những độ sâu khác nhau có rất nhiều sứa chặn đường – đây là loại sứa độc ngay cả với đenphin.
– Cậu thấy không? – Côxchia tiếp tục. – Chúng ta sẽ ra sao, nếu bây giờ thiếu họ. Còn họ dẫu có thiếu chúng ta thì cũng chả sao.
Tôi đã quen với cái kiểu cách thay đổi ý nghĩ đột ngột của bạn mình. Mọi cái cậu ta vừa nói chả có gì mới mẻ, nhưng theo giọng nói và sự xúc động thầm kín của cậu ta, tôi cảm thấy cậu ta muốn thổ lộ điều gì đó quan trọng, nên chăm chú lắng nghe mà không cắt lời. Hơn thế nữa câu chuyện còn làm át đi quãng đường đơn điệu khi quay về đảo.
Côxchia mỉa mai nhìn tôi hói một cách bóng bẩy:
– Cứ theo cái diện mạo và cái nụ cười của cậu có vẻ coi thường, mình nhận thấy cậu cho rằng mọi cái đều rõ làm gì mà phải triết lý dông dài.
– Đúng…
– Cậu có thể không trả lời. Cái vẻ hân hoan ngớ ngẫn của cậu cũng đã nói lên đầy đủ. Hãy chịu khó một chút, mọi cái sẽ rõ như sau một trận mưa xuân. Tình bạn nảy nở giữa con người và các giống khác ở trình độ tri thức thấp hơn bị gián đoạn, đúng hơn, là tiêu diệt không phải chỉ vì trận Đại hồng thủy. Do ích kỷ, tự con người đã phá hoại giày xéo lên tình bạn. Những nhà triết học, thấy cúng, bác học và ngay cả những nhà thơ cũng biện hộ cho những hành vi xấu xa của những người tương tự như mình và tìm mọi cách để cao những tính chất đặc biệt của con người. Con người – vinh dự của thiên nhiên. Tất cả vì con người. Mọi cái đều cho phép con người. Mọi tạo vật cần phải phục vụ con người, cho con người thịt, da, lông, len của mình.
-… Sữa nữa.
– Đừng ngắt lời. Sữa – sản phẩm để trao đổi. Và bây siờ cái chính là con người rất có lỗi đối với những anh em cùng dòng máu với mình. Con người bao giờ cũng hiểu điều đó, hay ít ra thì cũng có nhiều người hiểu điều đó. Ngay từ trong những thế kỷ dã man con người đã cố hiểu và lôi cuốn những sinh vật khác đến gần mình. Mình muốn nói rằng một trong những mục đích chính trong sự tồn tại của chúng ta là chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Thông nhất mọi sự sống có lý trí. Đừng có cười.
– Muối làm cay mắt qua.
– Mình biết cái muối đỏ!.. Cậu thì bao giờ cũng ngắt lời mình! lần này thì dừng có hòng. Mình nói hết rồi đấy. Chúng mình sống trong thời đại sung sướng. Nhiều thành kiến đã quên đi. Bây giờ là kỷ nguyên liên minh sự sống! chẳng phải là kỷ nguyên của vũ trụ, của khoa học mà là liên minh của sự sống. Những nhà phỏng sinh học đã có nhiều thành tựu trong việc sử dụng những mô hình có sẵn do thiên nhiên tạo ra hàng tỉ năm. Những đenphin đã cho chúng ta bao nhiêu! Và đã nhận được của chúng ta bao nhiêu! Giờ thì đến lượt con mực, con bạch tuộc với khả năng hình tượng đặc biệt về cái thế giới của mình. Bây giờ là công việc thứ hai!
Chúng ta đã thu được khá nhiều và bao giờ cũng vậy, như những sinh viên thường nói, là sống trong thời kỳ may mắn, chúng ta quên mất sự khiếm khuyết trong trí tuệ chúng ta. Điều đạt được đã trở thành mẫu mực và đóng chắc như đá tảng. Thật khó mà tiến lên được với cái khối đá tảng nặng nề này. Thầy giáo của chúng ta nói rằng phát minh ra những qui luật là một việc làm khó vô cùng. Nhưng việc khắc phục, tìm ra những sai sót của những qui luật đó và phủ định chúng còn khó khăn gấp bội. Thôi, mình nói hết rồi đầy. Bơi về đến nơi rồi còn gì. Tiến lên! Prôtây! Đuổi vượt lên đi!
Lên đến bờ, cậu ta hỏii:
– Hình như cậu vẫn chưa hiểu mẫu chuyện rời rạc của mình?
– Không. Sao cậu lại nghĩ vậy? Có rất nhiều điều lý thú.
– Mình không quan tâm đến văn vẻ. Tốt nhất bây giờ cậu hãy nói: cậu có đồng ý giúp mình một tay không? Mình cần có cậu.
Ồ, tất nhiên rối! – tôi mừng rỡ trả lời. Bởi vì dã lâu rồi chưa một ai trong chúng tôi nói đến cái câu có hiệu lực đó.
Thế thì chúng ta hãy đi ăn tối cái đã. Chúng ta cần phải dự trữ nhiều năng lượng. Cần phải cố gắng một chút.
Cậu ta dẫn tôi đi một vòng quanh bể thí nghiệm đại dương. Những con cá kình nằm lừ đừ trong làn nước xanh, chẳng thèm để ý đến lù cá ngừ bơi qua trước mũi.
Thấy không? Côxehia hỏi. Mình chỉ nghĩ về việc này. Về quyền lực của một loài này áp bức loài khác. Cứ ứ đây chúng sẽ chết mất, chi nay mai thôi. Chết tất cả. Chúng có thể bị vỡ tim. Cậu xem kìa!
Quả vậy, dưới đáy nước một xác cá kình ngửa bụng trắng bệch.
Thấy tôi hau háu chọn món ăn trong tủ lạnh, Còxehia bảáo:
Mình đề nghị chúng ta chỉ uống một cốc sữa Machinđa và một cốc nước quả nào đó… Chúng ta còn phải lặn xuống nước…
Tôi uống cốc sữa nóng đặc như uông thuốc cho xong chuyện rồi khoan khoái nốc cạn một cốc nước dứa.
Về phương diện nhiệt lượng. Các món này cùng không kém… Cỏxchia lên tiếng. Nhưng bắt đầu gặp cái nhìn của tôi, cậu ta nói: Cậu nghĩ rằng mình không muốn ăn hay sao. Mình sẳn sàng gậm cả da cá mập. Nào ta đi. Chúng mình sẽ về ngay và lúc đó… Phì! khó uống quá! Nhưng nước quả thì tuyệt.
Khi gần mười tuổi, chúng tôi thề sẽ luôn luôn giúp đỡ nhau. Không hề ai có một chút xíu thắc mắc. Chỉ cần nói: “ Mình cần có cậu “, tức khắc câu nói có hiệu lực đó sẽ làm cho một người trong chúng tôi phải phục tùng người kia. Và kể cũng lạ: chưa bao giờ cái mệnh lệnh có tính chất yếu cấu đó lại là điều bất ngờ. Có lẽ chúng tôi đã học được cách đọc ý nghĩ của nhau, đoán được nguyện vọng của nhau. Hễ Côxchia đến tìm tôi vào dịp hè, là tôi đã hình dung ra ngay những nét chung của cuộc hành trình, mục đích chuyên đi của chúng tôi, vì trước đó vài ngày anh bạn chất phác của tôi với sự tập trung bất thường của mình đã làm cho tôi phải cánh giác và chờ đợi “ một cú bất ngờ “.
Bây giờ, đoán ra cái ý muốn gàn dở của cậu ta, tôi bỗng nhiên thấy lo ngại, khi hình dung những hậu quả có thể đến.
Tôi hỏi:
– Cậu nghĩ đã chín chưa?
– Đã.
– Cậu tin chắc rằng chúng sẽ lặng lẽ bơi ra khỏi vũng biển.
– Như Machinđa và các cô bạn của nó sau khi vắt sữa.
– Cậu kịp bàn bạc với chúng lúc nào vậy?
– Đừng có mỉa. Mình đã tính toán kỹ. Prôtây đứng đầu đội phóng lao. Chúng sẽ chặn lối ra vũng biển. Những con cá kình còn đang chịu tác động của thuốc mê. Cậu thấy đấy chúng hoàn toàn bất động.
– Cậu nghĩ rằng Giéc sẽ lặng lẽ chạy khỏi đảo?
– Đúng. Cũng như con chạy đầu tiên. Chúng đã tính toán kỹ hành trình. Mình tin chắc. Tất cả sẽ tốt! – cậu ta ngừng lời, giọng thiếu tin tưởng.
Chúng tôi im lặng đi vài bước. Hoàng hôn ngắn ngủi đã tắt. Những đĩa mặt trăng nhân tạo đã sáng lên. Trong tiếng ồn ào của sóng có xen lẫn một âm thanh trong vắt như tiếng reo của những chiếc chuông nhỏ trên cây thông đầu năm. Gần đây chúng tôi mới nhận được vài trăm ca sĩ ve sầu do các nhà chọn giống Nhật Bản gửi đến. Những con ve này có giọng hát dịu dàng và giàu âm điệu. Thật khó mà hình dung rằng tổ tiên của các loài tốt giọng này lại là loài sâu bọ mắt tròn mà trước đây vẫn hành hạ lỗ tai người ta bằng những buổi hòa nhạc điếc tai. Tuy vậy vẫn có một số người ưa thích cái âm hưởng kim loại của chúng…
Tôi hỏi:
– Còn Hội đồng đảo? Liệu Hội đồng đảo sẽ nghĩ sao?
– Cậu biết không, mình đã thảo luận với Ninxen.
– thế nào?
Côxchia dừng lại.
– Ivơ này, mình giải phóng cho cậu khỏi lời thề đó. Có thể cậu đúng. Chúc cậu ngủ ngon. – Cậu ta quay ngoắt lại và chạy đến vũng biến…
Tôi có thể làm gì khác ngoài cái việc chạy theo hút cậu ta. Vừa chạy tôi vừa buồn rầu suy nghĩ: bây giờ lại phải đeo mặt nạ, lấy lade, nhảy xuống vũng biển mở cửa cho cá kình. Thế rồi sau đó tôi sẽ phải đứng trước cặp mắt của các ủy viên Hội đồng đảo, những người kết án tôi. Sáng mai chắc chắc họ sẽ đuối chúng tôi khỏi đáo. Chưa hết thực tập, bỏ dở công việc, chúng tôi bị điều động đến nơi mới và lại phải đứng trước Hội đồng, bây giờ thì là Hội đồng trường đại học. Các thầy giáo từ các lục địa sẽ được gọi về… Họ sẽ nghĩ sao khi công việc thí nghiệm của họ bị bỏ dở vì hai sinh viên đa tình vô kỷ luật.
Tuy nghĩ vậy, nhưng tôi lại cảm thấy dù sao Côxchia đúng. Đó là cái đúng của một chân lý cao cả; chân lý đó luôn luôn khác với mọi định luật và qui luật được đặt ra để rồi cuối cùng nó sẽ được thừa nhận và tự bản thân nó sẽ trở thành qui luật.
Phòng thí nghiêm đặt trên bờ bể thí nghiệm đại dương đã bừng sáng lên như chiếc đèn pha khổng lồ do Nhật Bản chế ra. Những nhà kiến trúc sao chép nó giống hệt chiếc đèn chiếu thời cổ. Côxchia đã ở dưới chân “ đèn chiếu “. Cậu ta nhìn Paven Mêphôđiêvích bằng cặp mắt vui vẻ. Thầy giáo đang ngồi trong chiếc ghế bành cạnh máy dò, âm dưới nước. Từ trong máy phát ra những âm thanh nghe ken két.
– Và anh cũng đến đây? – thầy giáo hỏi. – Nào, ngồi xuống đây và hãy chú ý nghe. Không phải ai cũng được nghe thấy đâu. – Giọng của ông thật trang trọng không ăn khớp với các tiếng kêu ken két, bỗng dưng chuyển sang tiếng hét the thé.
Côxchia vẻ hồ nghi nghiêm nghị hỏi:
– cái gì đây ạ? Đây có phải là buổi hòa nhạc hay cuộc họp bàn của Giéc với tùy tòng của nó?
– Thú vị không?
– Thật khủng khiếp.
Paven Mêphôđiêvích giảm độ âm thanh.
– Kể ra chưa quen tai thì nghe có phần nặng nề. Đây là một dạng tác động cảm xúc chưa thật thông thường lắm. Hơn nữa còn phải tính đến việc máy móc chưa hoàn chỉnh, truyền đạt tiếng nói các động vật cao đẳng chưa hay. Giá chúng ta có thể bắt được siêu âm, hay có thể hiểu tiếng nói của chúng thì ấn tượng còn mạnh mẽ hơn. Bây giờ chúng ta chỉ có thể hiểu đại thể toàn bộ tấn bi kịch diễn ra ở đây! – Paven Mêphôđièvích đứng dậy hất tay chỉ bức tường phía dưới: – Có một con nào đó, có thể là Giéc của các anh đang hát bài ca cuối cùng trước khi chết.
– Có lần chúng đã hát bài này, – Côxchia nói. – Em đã đưa thầy băng ghi. Thầy có nhớ cái lần Giéc muốn húc vào tàu không. Lần ấy là vào cuộc dượt đuổi.
– Đừng lầm hai khái niệm khác nhau. Lần ấy là bài ca “ quyết tử “ – một bài ca chiến đấu buộc kẻ thù phải chết. Còn lần này bài hát khác hẳn – bài hát giã từ cuộc sống, khi không còn lối thoát. Những chủ nhân đại dương không thể bằng lòng với sự tù túng, dù chỉ tạm thời. Việc cải tạo các cá kình sống ở Thái Bình Dương gây cho chúng một ấn tượng nặng nề. Những đồng loại chia sẽ kinh nghiệm với chúng, giảng giải cho chúng việc chung sống hòa bình và hợp tác bè bạn với các động vật cao đẳng cư trú phần lớn ở trên cạn là có lợi như thế nào. Nhưng những cá kình của chúng ta hoàn toàn chối từ mọi lời giao ước. Thật là một dân tộc kiêu hãnh!
tiếng ken két khẽ vang lên ở máy dò âm dưới nước bắt đầu đứt đoạn. Paven Mêphô-điêvích tăng núm khuyếch đại âm lượng. “ đèn chiếu “ lay động vì những tiếng gào thét đau đớn bỗng ngừng rung.
Côxchia nhìn Paven Mêphôđiêvích thầm thì lên án:
– thế là hết! Giéc đã chết!.. Không, em không thể tha thứ cho mình đã để nó chết.
– Và cho cả tôi hả? – thầy giáp hỏi: – Anh đã báo trước cho tôi và toàn thể Hội đồng đảo phải không?
– Vâng!
– Anh đúng. Hoàn toàn đúng. Không bao giờ có thể tha thứ cho một sự bất công đối với bất kỳ một sinh vật nào, dù ở bậc thang thấp nhất của sự sống…
– Thầy tự mâu thuẫn với mình! – Cặp mắt Côxchia long lanh. – Đó là…
-… Sự lừa dối và đê tiện! – thầy giáo nói thêm và cười. – Nhưng tôi đã thuyết phục được Hội đồng đảo, nhận phần nào trách nhiệm về mình và sẽ cứu Giéc của các anh.
– Nhưng nó đã…
– Còn sống! Các bạn anh đã ném thêm thuốc xuống cái vũng ấy. Chế phẩm đặc biệt để ức chế những hành động xâm lược của cá voi. Còn đây cũng là một trong những người chế ngự cái tính hung bạo của tù nhân.
Pêchia Xamôilốp đứng trước cửa mỉm cười.
Cậu ta bật hết tất cả các đèn chiếu trên thành bể thí nghiệm đại dương. Bể thí nghiệm biến thành một chiếc cốc trong suốt. Những con cá kình ngái ngủ chuyển động trên mặt nước. Vài con trong bọn nằm ở dưới đáy không có chút dấu hiệu nào là còn sống.
Pêchianói:
– Bây giờ chúng ta đưa chúng lên và mang tới đáy vũng biển. Sau đó cậu Kỳ sẽ đưa tàu “ cấp cứu “ đến và chúng ta dẫn chúng ra biển.
Côxchia nói:
– Trong lúc chúng ta ăn tối thì có bốn con chết.
– Sáu con, – Pêchia sửa lại. – Hai con nữa nằm ở góc đằng xa. Một tiếng rưỡi nữa chúng sẽ chết hết.
Côxchia hỏi:
– Cậu có nghe thấy bài hát trước lúc chết của chúng không?
– ừ. Bỏ ngoài tai. Mình với Kỳ không có thì giờ. Giéc Đen kia kìa! Xin chào!
Trong làn nước xanh màu ngọc bích lãnh tụ của cá kình nom còn tươi tắn. Nó bơi từ từ chạm phải má tường ráp liền quay đi giương chiếc vây lưng cao thước rưỡi lên khỏi mặt nước.
Pêchia giải thích:
– chế phấm mới tác động khá độc đáo đến tâm lý. Các cậu thấy chứ? Đụng phải đàn cá ngừ ngái ngủ, nó khinh bỉ bơi tránh. Thậm chí nó không thèm nhìn đến chúng. Chế phẩm tạo ra một cảm giác no nê, có khi nó còn gây nên cảm giác khó chịu đối với thức ăn và ức chế trung tâm thù địch. Lần đầu tiên trong đời giờ đây Giéc có một tâm trạng hiền hậu một cách suy tư. Nó bơi mãi trong làn nước xanh tưởng đâu rằng sẽ mãi mãi ở trong tình trạng thoát tục như thế này.
Paven Mêphôđiêvích đến. Côxchia hói ông:
– Thưa thầy, hay là ta thử cải huấn chúng bằng cách giữ chúng lâu hơn trong trạng thái hôn mê như thế này?
– Carơđasép, nhà sáng chế ra thứ thuốc mê viết rằng tình trạng tương tự chỉ có thể có ở những cơ thể trẻ. Những thói quen thường bảo thủ. Tôi cũng muốn biết cái anh chàng có đuôi ấy bây giờ đang nghĩ gì. Ồ, tất nhiên nó không say sưa mơ mộng, ừ, tất nhiên anh ta đang phân tích những nguyên nhân thất bại của những ngày gần đây và tìm mọi cách để rời bỏ cái “ thiên đường “ xanh này.
Tàu “ cấp cứu “ – một chiếc tàu to có khoang chở cá voi tiến dần đến gần lưới. Một đội đenphin mang lao đi hộ tống. Mọi người, trừ Côxchia, đều tiến ra cửa. Bất thình lình sau lưng chúng tôi nghe thấy tiếng vỗ nước. Anh bạn tôi nhảy xuống nước bơi thẳng đến chỗ Giéc. Paven Mêphôđiêvích kêu lên như gào và ra hiệu ngăn chúng tôi lại. Quả thật gọi Côxchia quay lại là điều vô ích. Chúng tôi mà làm ồn, có thể gây ra phản ứng khó lường trước của cá kình.
– Thằng điên! – Pêchia Xamôilốp khẽ nói.
– Mình còn phải chờ lâu không? – Kỳ thét lên trong máy phóng thanh. Các cậu hãy mở.. – Nhưng cậu ta trông thấy Côxchia và thế là không nói được hết câu.
Côxchia bơi đến với Giéc, chạm vào sườn nó. Giéc không để ý đến thái độ suồng sã đó.
– Quay lại! – Pêchia không nén nổi.
– Im! – Paven Mêphôđiêvích giơ ngón tay ra hiệu không nên ồn ào. – Anh chàng điên rồ sẽ quay về ngay bây giờ, lúc đó chúng ta sẽ cho một trận.
Nhưng anh chàng điên rồ ấy không nghĩ đến chuyện quay lại. Anh ta nằm trên lưng Giéc; sau đó lại còn đứng dậy túm lấy vây lưng Giéc. Giéc khẽ rùng mình, nhưng vẫn ở yên một chỗ.
Côxchia bắt đầu vội vàng lắp ráp một cái gì đó vào vây lưng Giéc.
Paven Mêphôđiêvích lẩm bẩm:
– Ồ! Nghĩ ra cái trò ấy! Kể cũng không đến nổi dở.
Toàn thân Giéc rung rung, đến nổi dâng lên những làn sóng nhỏ hai bên sườn nó. Tiếp theo tiếng “ à “ của chúng tôi, Côxchia tung vọt lên đến bốn mét, vạch một đường cong thật đẹp lao xuống nước. Ngoi lên, cậu ta bơi trườn kiểu trải tuyệt đẹp. Giéc như đã dùng đến hơi sức cuối cùng và vẫn ở nguyên chỗ cũ.
Thầy giáo càu nhàu, mắt vẫn không rời Côxchia.
– Anh chàng này cưỡi cá voi chưa nổi đã đòi cưỡi cá kình! – Ông kêu lên: – Bơi sang phải, đến gần tường rồi.
Mãi đến bốn giờ sáng chúng tôi mới đưa được những con cá kình cuối cùng ra cách đảo bốn chục dặm thả chúng ra và quay về nhà. Tàu “ cấp cứu “ chạy ì ạch, máy định vị bị hỏng, mà đường đi của tàu phải ngang qua bãi chăn cá voi. Cá voi đang ngủ. Những tấm thân khổng lồ lấp loáng của chúng luôn luôn lọt vào chùm tia sáng của đèn chiếu. Cá voi tỉnh giấc vì luồng ánh sáng rực rỡ, cuống quít giương to cặp mắt ti hí và cố quay đuôi về phía chúng tôi. Chúng ngái ngủ đến mức quay chậm chạp, không con nào quay đủ một trăm tám mươi độ, khi chiếc tàu bơi qua rồi lũ cá voi thở dài nặng nề xong lại đắm mình vào giấc ngủ vừa bị phá.
Ai nấy đều mệt mỏi. Pêchia Xamôilôp ngủ ghé vào chiếc đi-văng hẹp. Côxchia mơ mơ màng màng trong chiếc ghế trực, cạnh cậu Kỳ vừa ngâm nga vừa lái tàu. Để rút ngắn thời gian tôi nói chuyện với Tavi qua máy dò âm dưới nước. Tavi bơi ở đâu đó, cạnh mạn tàu. Tavi nói rằng không một ai trong số bạn bè của nó ủng hộ việc giải phóng những kẻ sát nhân “. Tôi định giải thích cho nó lý do việc làm nhân đạo, cao cả của chúng tôi.
– Loài triđacằng có da đá mới có thể thế.
Nói như thế nó muốn tôi hiểu rằng chỉ có loài thân mềm khổng lồ này có lớp giáp xác kiên cố hiếm có và con người bơi trong những chiếc “vỏ sắt “ mới có thể cho phép mình làm những điều dại dột như vậy.
Tôi thiu thiu ngủ và ngã nhào khỏi ghế lúc nào không hay. Cả anh chàng lái tàu cũng ngủ thành thử chúng tôi đâm phải một con cá voi, mặc dù đã có những lời dặn trước của các đenphin.