Chúng tôi xuất phát từ Côlômbô trên chiếc tàu “ Con mực “, một chiếc tàu quân sự kiểu cổ được trang bị lại để cho đội tuần tiểu. Hẹp, dài có những đường viền đẹp, chiếc tàu gợi ta liên tưởng tới một giống vật dưới biển đã thích ứng với quá trình tiến triển lâu dài trong nước. “ Con mực “ rẽ làn nước biển xanh xẫm không khó khăn gì. Những con đenphin bơi lội hai bên tàu. Chúng vượt xa tàu một cách dễ dàng rồi lộn lại đằng sau biểu diễn các tiết mục xiếc, hoặc bơi lượn, tắm trong làn nước sủi bọt cạnh mũi tàu.
Tôi và Côxchia vào buồng lái. Nơi dây còn giữ lại cả những thiết bị để nã pháo và tấn công bằng thủy lôi từ thời chiếc “ Con mực “ còn là tàu chiến, tuy thủy lôi và các khí tài khác đã được tháo rỡ đi và đưa vào lò đúc từ lâu. Trong tất cả các vũ khí khủng khiếp đó chỉ còn lại một khẩu pháo trên mũi tàu. Chiếc tàu điều khiển bằng bánh lái.
Mặc dù đặt vào đó một bộ phận tự động cũng không khó gì cả.
Đứng bên tay lái là một anh bạn cùng lứa tuổi với chúng tôi, anh sinh viên Học viện hàng hải. Trên khuôn mặt rám nắng giễu cợt của anh ta, tôi lấy làm lạ là không thấy một mảy may bực dọc vì đã tiêu phí thì giờ vàng ngọc một cách vô ích. Trái lại, anh ta hình như rất hài lòng đã tham dự vào cái cơ cấu không hoàn chỉnh đó. Anh ta mặc một chiếc quần trắng rộng ống, chiếc sơ mi đồng màu, cổ áo màu xanh sẫm; chụp lên mái tóc cháy nắng là chiếc bêrê màu đỏ. quần áo kể ra thì thiếu trang nhã, nhưng lại hợp với anh chàng này.
Côxchia vỗ vai anh ta, nói:
– Cậu ăn mặc hay nhỉ! Hệt như lính thủy từ thời xưa! Mình thích cái kiểu này.
Người lái không tự ái:
– Chẳng làm thế nào được, – anh ta nói, – ở biển có qui luật của biển. Lúc đầu mình cũng không thích bộ quần áo cổ hủ này, nhưng sau quen dần rôi lại cho là thuận tiện nữa chứ. – Anh ta hốt hoảng bảo Côxchia: – Cậu đừng mó tay vào, không cậu lại làm nổi lên một hồi tín hiệu “ tấn công “ hay “ rút lui “ bây giờ. Mình đã hình dung được lúc đó cậu sẽ ăn nói với thuyền trưởng thế nào rồi đây.
– Đừng lo. Mình đi loại tàu này không phải lần đầu tiên đâu.
– Tôi rất hài lòng gặp được bạn đồng nghiệp trên tàu của chúng tôi.
– Mình cũng không kém phần hân hạnh. Tên mình là Cônxtantin.
– Mình là Anđơrây. Thì ra cậu đến trại cá voi hả?
– Đúng, anh bạn ạ! “ Học hành khó nhai lắm! “ – ông cha ta đã từng nói vậy. Tôi và Ivan cứ là bơi đến “ phao “.
– Thôi đừng có làm mất hứng! Năm ngoái mình cũng đã đi vắt sữa cá voi. Dạo ấy rất vui.
– Cậu cũng là nhà sinh vật học như chúng mình à?
– Chứ sao.
– thế cậu làm thế nào mà rơi vào cái tàu “ bảo tàng “ này?
– Theo tiếng gọi của lương tâm. Bao giờ mình cũng muốn làm một việc gì cho ra việc. Từ nhỏ mình đã mơ ước…
– thế còn món sinh vật?
– Ai dám phủ nhận giá trị của cái khoa học bổ ích ấy. ở đây có điều hơi khác.
– Lãng mạn ghê, hả?
– Quá đi chứ! Cuộc đấu tranh thường xuyên ở đây đã lôi cuốn mình. Sự may rủi thì người máy điều khiển chưa thể loại trừ được hết. Vẫn còn lại những ngọn gió mát lạnh, những cơn bão, những làn gió nhiệt đới và đôi khi có thể gặp cả các trận xoáy lốc nhỏ mang tính chất địa phương. Tất cả những cái đó đõi với người anh em chúng ta sẽ còn tồn tại, khi mặt trời còn chiếu sáng và trái đất nhỏ bé của chúng ta còn quay. – Anh ta quay bánh lái, nheo mắt nhìn mật biển xanh lóa mắt, tiếp tục. – tất nhiên đâu chỉ vì sự thích thú được tròng trành trên sóng ở các biên độ khác nhau mà mình đổi trường. Nghiên cứu sinh vật học, tất nhiên mình không bỏ. Bởi vì mình đang nghiên cứu động vật biển cao đẳng và động vật sống ở dưới lớp nước sâu. Mơ ước của mình là bắt cho được con rắn biển khổng lồ.
– Có lẽ nào vẫn chưa bắt được? Mình đã được xem phim và đã trông thấy con rắn của cậu.
– Bạn thân mến ơi! Bạn chỉ thấy con rắn con may lắm dài chừng hai chục mét, còn con rắn lớn ấy, à, phải bốn chục mét!..
Chỉ có một người trên hành tinh bằng cặp mắt của mình đã nhìn thấy con rắn vĩ đại. Đấy là vận động viên bơi lội nổi tiếng Ônôê Itimura.
– Hiện các anh đang săn đuổi con rắn của các anh đấy à? – tôi hỏi.
– Không, giản đơn hơn. Bọn mình đang tìm con Giéc Đen. Với lối tìm quá dễ dãi và các phương tiện như của chúng mình thì phải mất hàng năm.
tiếp đó, cậu ta kể cho chúng tôi nghe về một con cá kình kỳ lạ, thủ lĩnh của một đàn cướp biển. Đội đenphin dẫn tàu “ Con mực “ theo dấu vết chúng.
– Bây giờ chúng mình đang một lần nữa thử bắt nó, – người lái tàu nói tiếp, – nhưng khó mà bắt nổi. Nó học được cả cách lẩn tránh khi bị theo dõi từ trên không. Thật khó mà phân biệt được nó với các con cá kình “ hiền lành “ mà chúng mình thường gặp. Nhiều cá kình và đenphin được cử đến đàm phán với nó, nhưng tất cả đều không trở về. Nó đã giết chúng.
– thế ra các anh giữ kẽ với nó à? – Côxchia thốt lên.
– Bọn mình thực hiện qui trình. Cậu cũng biết rằng các giống sinh vật cao đẳng ở biển có qui luật bảo vệ chúng. Theo ý kiến của ủy ban nghiên cứu về biển thì bọn mình vẫn chưa áp dụng đầy đủ mọi biện pháp giáo dục. Ngoài ra hôm qua nó lại vừa giết mất một con cá voi. Và trong tuần trước nó đã xộc vào khu nuôi cá, không hiểu nó đã làm cái quái gì mà để biết được là trường lực ở một vùng bị yếu đi. Khu chăn nuôi mất hẳn.
Côxchia hói:
– Và các cậu lại đi khuyên bảo nó đừng làm cái việc thô bạo ấy nữa à?
– Lần này thì được phép dùng thuốc mê, – cậu ta tỏ vẻ sợ hãi: Thuyền trưởng đây rồi! Chạy đi! Các cậu ơi! Vào cửa bên trái!
Tất cả hành khách đang đứng, ngồi dưới vòm che trên cầu tàu ngắm nhìn mặt biển phẳng lặng và những con đenphin. Ngoài tôi với Côxchia và viện sĩ ra còn có một nhóm bác học thuộc các ngành chuyên môn khác nhau cũng đi đến đảo nghiên cứu biển; nhà thực vật học Côkixi Môkimôtô cũng đến đây.
Paven Mêphôđiêvích bước qua chân những người nửa nằm nửa ngồi trong các ghế bành dài đang vừa cười vừa nhìn ra xung quanh. Hẳn là ngày hôm nay với cuộc hành quân xuất sắc giải vây cho các đenphin đã làm ông hài lòng.
Bể nuôi cá ở Côlômbô nối với biển bằng một con kênh dài. Một năm trước đây – người ta đã nhử những con đenphin cả tin bơi qua kênh vào bể nuôi cá rồi ngăn lại bằng một tấm lưới. Thực ra, theo hình dung của con người thì bể nuôi cá có đủ mọi tiện nghi cho các sinh vật khác nhau sống ở đó: nước lưu thông, giầu thức ăn và tương đối rộng rãi. Nhưng dù sao thì các sinh vật cao đẳng vẫn thấy tù túng. Chúng có phản kháng, nhưng các nhà thực vật không thấy sự phản kháng đó, nói đúng hơn là không hiểu, bởi vì không tìm được cách tiếp xúc với chúng.
Côkixi Môkimôtô, thư ký khoa học của vườn thực vật, bị viện sĩ Pôlicácpõp tấn công trấn át ngay một cách ác liệt. Người Nhật chỉ còn biết áp tay vào ngực hạ giọng xin lỗi. Ông ta vừa gượng cười, vừa tỏ ra đau khổ vì sự việc đã xảy ra. Cuối cùng ông thốt lên:
– Xin lỗi… Chúng tôi tưởng rằng mình không làm phiền đến tự do của chúng. Chúng tôi muốn làm tất cả sao cho sinh hoạt của chúng được thoải mái hơn. Chúng có thể tuỳ ý nghe hoặc không nghe thứ âm nhạc dành riêng cho chúng. Xin lỗi, tôi không nhớ tên nhà soạn nhạc. Đáng tiếc là chúng tôi không có những phương tiện làm cho việc tiếp xúc được dễ chịu hơn.
Câu chuyện diễn ra trong khu nhà kính dùng làm nơi thí nghiệm cho thư ký khoa học.
– Không có những phương tiện tiếp xúc! – viện sĩ hét lên và nhấc ở trên sân để máy móc một chiếc hộp nhỏ màu vàng.
– Kiểu mới nhất “ LK-8006 “! Tạm thời mới sản xuất được một ngàn chiếc; vậy mà không hiểu sao một chiếc đã được gửi đến đây. Tôi nghĩ rằng hẳn các ngài phải hiểu rõ mọi khả năng của phát minh này chứ!?
– Ồ, vâng – vâng…
– Xin phép cho tôi được hoài nghi điều này. Và nếu tôi không đúng thì xin thứ lỗi. Nhưng dù sao cũng không thừa khi nhắc lại rằng nhờ cái máy “ LK-8006 “ – thật là một cái tên lẩm cẩm – chúng ta có thể nói chuyện với người trên sao Hỏa, nếu như họ có sống ở đó; chúng ta có thể trao đổi tin tức với tất cả những khách lạ sống ở bất kỳ nơi nào, miễn là họ có cầu tạo gốc cácbon, Florua, xilic hay một cái gốc nào đó có trời biết được là thuộc loại nào. Tôi hi vọng sẽ không làm mệt óc ngài vì những câu chuyện dài dòng văn tự về cái chân lý mà ngay học sinh sơ cấp cũng đã biết.
– Ồ, không! Thậm chí rất lý thú là khác, mặc dù…
– Mặc dù có lẽ ngài đã biết rõ? Thôi, để khỏi phí thì giờ quý báu, chúng ta cùng đi thả ngay những tù nhân bất hạnh đó ra. Nhân tiện tôi sẽ hướng dẫn ngài sử dụng máy “ LK-8006 “, một sáng chẽ nổi tiếng, lại mang cái tên lẩm cẩm…
Viện sĩ rảo bước đền bể nuôi cá. Chúng tôi và Môkimôtô vội vã theo ông.
Thư ký khoa học nói nhỏ với tôi:
– Một trí tuệ độc đáo! Cách nói chuyện của ông ta gây một ấn tượng khá mạnh mẽ…
Côxchia và Vêra vùng vẫy dưới nước giữa bầy đenphin. Bất thình lình, Vêra leo lên lưng một con đenphin bóng nhoáng vừa cười vừa cưỡi nó đi lượn vòng.
– Tệ quá! – viện sĩ kêu lên. – Các anh, các chị biến chúng thành trò giải trí à! Phải chấm dứt ngay cái lối nhạo báng ấy đi! – Ông ta thả ngay máy dò âm dưới nước xuống nước và nói điều gì đó. Ngay lập tức bầy đenphìn lao đến chỗ ông.
Vêra bay vụt xuống nước, vừa cười sặc sụa vừa phân trần gì đó với Côxchia.
lần đầu tiên tôi được nghe nói chuyện trực tiếp giữa người và đenphin không phải qua màn ảnh truyền hình.
Viện sĩ nói theo kiểu cách của lối thông tin cũ kỹ trước kia:
– Chào các bạn, các anh em biển cả!
Đenphin trả lời cùng một kiểu:
– Chúng tôi xin chào mừng các bạn, những người anh em của mặt đất.
– Chúng tôi đến xin lỗi các bạn vì đã cản trở các bạn tự do bơi lội, mặc dù chúng tôi không có ý định xấu.
– Chúng tôi rất khó chịu phải sống trong cái vùng nhỏ bé này, nhưng chúng tôi chưa hề có ý nghĩ xấu về các bạn.
– Bây giờ chúng tôi sẽ nâng tấm lưới chắn cửa ra biển, các bạn có thể bơi theo hướng nào tuỳ thích. Về phần mình, tôi đề nghị các bạn cùng tham gia một cuộc du lịch xuống phía tây nam, tới một trong những hòn đảo trôi. Ở đó có nhiều anh em biển sống và lao động cùng với chúng tôi vì lợi ích chung. Các bạn có đồng ý không?
– Chúng tôi đồng ý.
Paven Mêphôđiêvích báo trước chỗ hẹn gặp. Đó là ở cửa thông ra biển…
Môkimôtô áp tay lên ngực cúi người chào từ biệt, không nói nửa lời. Và sự lặng lẽ nhận lỗi đó đã làm động lòng viện sĩ.
– Hãy tha thứ cho tôi, một ông già thô lỗ, – ông ta bất ngờ vỗ vào lưng Môkimôtô. – Bạn đồng nghiệp này, ngài có thể đi cùng chúng tôi đến hòn đảo đó không? Tôi biết rằng ngài rất bận, ít thì giờ rỗi, nhưng dù sao tôi cũng mong mỏi ngài hạ cố…
Môkimôtô ngắm nhìn phòng thí nghiệm xanh của mình, nở một nụ cười và đưa tay ra.
Và thế là chúng tôi cùng rập rờn trên làn sóng lăn tăn của Ấn Độ Dương. Làn gió ngược đã thổi bạt cái nóng nực nhiệt đới.
Paven Mêphôđiêvích đứng cạnh chiếc ghế bành mà Môkimôtô đang ngả lưng, lim dim mắt.
– Hi vọng rằng ngài không quá phiền lòng vì tôi, bạn đồng nghiệp thân mến.
– Ồ, ồ – ngài Pôlicácpốp! Tôi thực cảm ơn ngài! Đã lâu rồi tôi không được tham dự một chuyến đi xa thú vị như thế này. Tôi yêu biển cả xiết bao! Cha ông tôi là ngư dân ở Kiôtô. Và trên huy hiệu của thành phố có những con đenphin vàng.
– Tôi biết. Có nhiều truyện thần thoại về cái nguyên do này. Nhưng đáng tin hơn cả là câu chuyện về những con đenphin đã cứu một trong những người sáng lập ra thành phố. Có lẽ là tổ tiên của ngài chăng?
– Đáng tiếc là trong gia tộc tôi không có những câu chuyện lãng mạn như vậy.
Họ im lặng. tiếp đó Môkimôtô nói:
– Một sự yên tĩnh phi thường chế ngự tâm hồn khi mà ta cảm thấy cái đẹp của thế giới và sự thống nhất những ngọn nguồn của cuộc sống.
– Tôi đồng ý với ngài. Và chỉ có thể thêm rằng những ý nghĩ này thường nãy sinh ra không phải trong lúc bay trên tên lửa, cũng không phải trên những chiếc tàu nhanh, hoặc những xe lội nước khó chịu, mà ở đó chúng ta phải ngồi trong chiếc vỏ kín, bị phóng đi từ đại lục này sang đại lục khác với một tốc độ cực lớn, mà là lúc chúng ta đi theo con đường cổ xưa; có thể đưa tay ra là chạm tới đại dương, lục địa và núi đồi.
– Đó là ưu việt của các phương tiện giao thông lịch sử, – Môkimôtô cười. – Đáng tiếc là hiện nay ít dùng đến chúng! Ngay cả chúng ta, những người hiến thân cho công cuộc nghiên cứu thiên nhiên cũng ưa thích những phương tiện chạy nhanh. Kể ra thì như vậy là được lợi về tốc độ đấy, nhưng đôi khi cũng không nhất thiết, chúng ta mất đi cái chính là cảm giác thấy được sự vĩ đại của hành tinh chúng ta.
– Nhưng tôi chẳng có gì phàn nàn cá, – viện sĩ vươn vai. – Phần lớn thời gian tôi chỉ phải ở đây, – ông khoát rộng tay, – trong cái nôi của sự sống này. ở đây mỗi tốc độ quá lớn không thể có và không cần thiết…
Côxchia đến gần và kéo tay tôi ra tận thành cầu treo trên mặt nước.
– thế nào, cậu ngồi hóng chuyện các ông già đấy à? – cậu ta nói. – Bây giờ đang nói về những thành phố ngầm dưới nước đấy… Đúng như vậy. Kia kìa, cái người đeo kính xanh kia đã sống nửa năm ở “ xóm những con bạch tuộc “ trên bãi san hô đấy. Bây giờ anh ta đang chuẩn bị báo cáo trong một khoảng dài ba trăm dặm. Tốt hơn cả là chúng mình xuống dưới kia nói chuyện với đenphin bằng máy dò âm dưới nước đặt trên boong tàu.
Vừa rủ tôi xuống cầu tàu, cậu ta vừa nói:
– Mình càng ngày càng hay để ý đến ông thầy của chúng ta. Một nhân vật lý thú, sâu sắc và bí ẩn. Cậu không nghĩ rằng ông cụ giống một người máy sinh vật ư? Mình lúc nào cũng nghĩ đến điều đó. Vêra cũng có ý kiến như vậy. Cậu đừng cười, cô ấy có thính giác tốt lắm, cô ấy đã nghe thầy trong người ông cụ có tiếng đập của một cái máy chưa được hiệu chỉnh hoàn toàn, tựa như máy của những “ đầu bếp “ cổ xưa. Lẽ dĩ nhiên là máy này hoàn chỉnh hơn nhiều. thế cậu không thấy gì à?
Tôi không trả lời Côxchia, mặc dầu tôi nhớ rất rõ là tôi đã để ý đến những nhịp đập khàn khàn trong người viện sĩ bí ẩn, khi tôi đứng cạnh ông, ở thư viện tàu “ Hải âu “.