Nghệ Thuật Giao Tiếp Ứng Xử
CHƯƠNG II KHỞI ĐẦU GIAO TIẾP
Trước khi giao tiếp với người khác, đầu tiên phải xây dựng một nền tảng vững chắc. Nền tảng muốn nói ở đây tất nhiên là chỉ bản thân con người bạn.
Ở gần bên bạn nhất, khó ý thức được sự tồn tại của nó nhất, chính là cái tôi của bạn. Nếu không có cách nào để khống chế bản thân mình bằng lý tính, thì cũng sẽ không tỏ ra có tác dụng gì đối với người khác cả.
Nếu có thể khống chế bản thân mình một cách dễ dàng, thoải mái thì bạn có thể tận hưởng được thú vui trong công việc và trong cuộc đời, và cũng nhất định sẽ đầy tự tin trong quan hệ giao tiếp.
I- KÍCH THÍCH TINH THẦN BẰNG PHƯƠNG THỨC TỰ HỎI ĐÁP
Phương thức duy trì trạng thái cân bằng tâm lý
Khi con người tiếp xúc với nhau, cái được chú ý đến đầu tiên là nét mặt của người khác.
Một khi gặp một bộ mặt thâm trầm, thì đến cả âm thanh cũng theo đó mà yếu đi. Cho rằng mình khá cô độc, mà suốt ngày ủ ê, né tránh gặp gỡ bạn bè, cuối cùng biến thành cảm giác toàn bộ con người mình bơ vơ, lẻ loi. Nếu gặp phải loại người này, chắc chắn sẽ làm cho người ta cảm thấy không thích.
Chí ít, trước khi gặp gỡ với người khác, cần phải chiến đấu với bản thân mình. Trên thực tế, phải tự ám thị bản thân rằng mình là người cô độc, đó là việc cá nhân của mình, vì khi chúng ta sinh ra và chết đi cũng đều là những con người cô đơn. Thế nhưng nếu bạn đối đãi với những người xung quanh bằng tâm tình và thái độ như vậy thì sẽ đem lại bầu không khí chẳng vui vẻ gì.
Chúng ta phải suy xét cẩn thận xem nên xử lý như thế nào với cái tâm trạng buồn vui trong lĩnh vực tình cảm. Tôi cho rằng người đàn ông trong đời chỉ một lần có cơ hội tức giận thực sự hoặc thực sự khóc trong lòng là đủ, cần luôn tự mình mách bảo mình như vậy. Và cần nhủ với mình rằng tức giận thực sự nó như thế nào, hàng ngày gặp các kiểu dao động tình cảm khác nhau, tâm trạng của bạn mới dễ dàng ổn định được. Bình thường việc nhỏ nhặt cũng lãng phí sức lực, đến khi gặp việc quan trọng sẽ bị yếu đi sức mạnh trong xử lý. Nếu bình thường tinh thần luôn ở trạng thái không ổn định, thì khi gặp chuyện cấp bách sẽ không thể nào tự chủ được, cho dù lòng nhiệt tình có cao đến đâu.
Do đó, để tránh xảy ra tình trạng trên, trong cuộc sống bạn phải vận dụng khéo léo chiến thuật sống, đấu tranh với tình cảm, đó là về phương thức sống. Gọi là chiến thuật sống, chính là chỉ trong con người bạn cần tạo nên một cái tôi khác để làm vũ khí khắc phục sự cô đơn và chán ghét bản thân. Và khi ở trong lòng có hai cái tôi bổ trợ cho nhau, như vậy sẽ làm cho người ta cảm thấy rằng mình được sống thêm một cuộc đời nữa.
Thông qua đối thoại với cái tôi kia của bạn, hãy khéo léo dẫn dắt lập trường của hai bên và duy trì trạng thái tâm lý hài hoà. “Ồ, anh bạn! anh sao vậy? Tại sao buồn rầu thế, sao lại nghĩ không ra vậy? Anh không thấy xấu hổ ư?”. Luôn luôn dựa vào tâm tình lúc bình thường của mình để thay đổi cuộc đối thoại của bản thân.
Sáng sớm tỉnh dậy, nhiều người có thói quen đối thoại với cái tôi của mình trong gương. Có thể dùng phương pháp này làm công cụ gột rửa tâm tình mình trước khi gặp gỡ với mọi người. Trước hết hãy giải quyết những việc không có liên quan gì với đối phương ở trong lòng mình, một khi đã bước ra cửa, lập tức phải có thái độ tự tin, đàng hoàng bước tới nơi hẹn.
2- THỂ HIỆN MẶT MẠNH CỦA MÌNH TRƯỚC ĐỐI PHƯƠNG
Tạo lòng tự tin của mình bằng nguyên tắc tác chiến giành lấy vị trí số một.
Nếu như trên thế giới có người nào đó không có một khuyết điểm nào thì chắc chắn sẽ bị coi là người ngoài hành tinh. Con người ta thà rằng có một số khuyết điểm nhất định nào đó thì còn làm cho mọi người cảm thấy có một chút con người. Có thể sống phóng khoáng tự tại, khuyết điểm của mình đối phương cũng không để ý tới, loại người này đa phần đều có thể giành được hảo cảm của người khác, sống một cuộc đời hạnh phúc, vui vẻ. Những người này khá giỏi trong việc giấu giếm những khuyết điểm của mình chăng?
Quả thực, những khuyết điểm đó trở thành thói quen, cho rằng bạn có muốn sửa đi chăng nữa, thì cũng không phải là chuyện dễ dàng gì. Hơn nữa, quá để ý đến những khuyết điểm của mình sẽ có thể nảy sinh nhiều cảm giác tự ti không cần thiết. Cũng vì vậy mà làm cho mình trở nên rụt rè, nhụt chí, từ đó bắt đầu ẩn náu mình, như vậy cứ liên tục lặp đi lặp lại một cách không tốt đẹp gì.
Vì vậy, phương pháp để cắt dứt vòng tuần hoàn tồi tệ này chính là một mặt không nên chú ý tới những khuyết điểm mà mình không thể sửa chữa được, mặt khác lại càng phải tích cực thể hiện những ưu điểm của bản thân ra. trên thực tế, trong bất cứ trường hợp nào, nếu chỉ muốn che đậy những khuyết điểm của mình thì sẽ dễ dàng bị đối phương phát giác cũng làm nổi bật thêm những khuyết điểm của mình.
Thể hiện những ưu điểm của bạn, làm cho đối phương chú ý, từ đó tỏ ra quan tâm tới bạn, như vậy đối phương sẽ không để ý tới những khuyết điểm của bạn nữa. Như vậy, đối với bạn mà nói, vì là thể hiện những mặt mạnh của mình, nên nhất định cũng sẽ tỏ ra vui vẻ, còn hãy coi những khuyết điểm của mình như những việc không vui vẻ gì, hoàn toàn quẳng nó vào một xó.
Nguyên tắc tác chiến giành lấy vị trí số một cũng vô tình che kín đi những khuyết điểm của mình. Nếu có thể giành được chức vô địch trên đấu trường thì tất nhiên là càng tốt. Thành tích tiêu thụ đứng đầu, thao tác máy vi tính đứng đầu… bất kể việc gì nếu có thể giành vị trí đứng đầu đều là việc đáng mừng, do vậy phải cố gắng rèn luyện để mình đứng đầu về một mặt nào đó.
Bất luận bạn đứng đầu về việc gì cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn.
3- CAO THỦ GIAO TIẾP CÓ THỂ KẾT THÚC NÓI CHUYỆN VÀO LÚC THÍCH HỢP
Dù là trong nói chuyện cũng có thể vận dụng giác quan thứ 6
Nói chuyện là mặt đối thoại mặt giữa hai người. Một nguyên tắc đơn giản như vậy, nhưng nhiều người đã vô tình quên mất.
Cho dù là hai người ngồi nói chuyện cùng một hàng, nhưng khi trao đổi cần hướng mặt mình sang phía đối phương để nói. Nếu bạn có thói quen cúi thấp đầu, nói nhỏ, thì cuộc trao đổi giữa bạn và người khác rất có thể dẫn tới kết cục là không thể tiến hành thuận lợi. Đó là do tư thế nói chuyện không tốt của bạn gây ra, đồng thời nếu thời gian kết thúc cuộc nói chuyện không được chọn lựa kỹ, cũng có thể mang lại kết quả nói chuyện không tốt.
Một trong những điều cơ bản nhất khi nói chuyện với người khác chính là phán đoán thời cơ phù hợp để kết thúc. Nếu chỉ là cuộc hội đàm ngắn ngủi khoảng 10 phút, thì cần tuân thủ nghi lễ của 10 phút. Nếu không quy ước về thời gian, thì phải quan sát thái độ của đối phương, mà còn cần nắm bắt được ánh mắt của đối phương, cảm nhận nhanh, phát giác nhanh xem vẻ mặt của đối phương có vẻ gì là sốt ruột hay không, dáng người có bình tĩnh hay không, nếu có gì không ổn thì cần tìm cách kết thúc cuộc nói chuyện ngay.
Do vậy; cần phải khéo léo vận dụng giác quan thứ 6 của mình. Chỉ cần chú tâm quan sát thái độ của đối phương, thì giác quan thứ 6 tự nhiên có thể dần dần được vun đắp nên. Khi nhìn đối phương nói, ánh mắt nên đặt ở đâu thì tốt? nhiều người thường cảm thấy lúng túng về vấn đề này. nếu bạn dán chặt mắt vào mắt của đối phương, thì ánh mắt sẽ có cảm giác ngượng nghịu không tự nhiên, cuộc đối thoại giữa hai bên khó có thể tiếp tục được.
Bản thân tôi thường đem ánh mắt của mình đặt vào vùng mũi của đối phương. Khi tôi im lặng nhìn chăm chú, đối phương liền nghi nghờ rằng phải chăng trên sống mũi mình có vật gì? Hay có cái trứng cá mới mọc, do vậy cảm thấy bất ổn, điều này là vì đối phương ý thức được rằng ánh mắt tôi đang đặt trên sống mũi anh ta. Do đó, khi nói chuyện với người khác, tốt nhất mắt thỉnh thoảng truyền đi một thông tin rằng “Tôi đang rửa tai cung kính nghe đây”. Dựa vào tín hiệu phát đi đó để nhận định phản ứng của đối phương trong giây lát, từ đó phán đoán xem có nên tiếp tục nói chuyện hay không.
Ánh mắt đối phương ngời sáng, toàn bộ khuôn mặt toát ra đầy sinh khí, điều này chứng tỏ cuộc đối thoại đang đi đúng quỹ đạo, tín hiệu đèn xanh cho biết có thể tiếp tục tiến hành. Nhưng nếu đôi mắt của đối phương không có chút sinh khí nào như là mắt cá ươn vậy, hoặc mắt cứ nhìn tận đẩu tận đâu, lúc này là lúc đèn đỏ bật sáng, cần lập tức xem đồng hồ và nói “Tôi còn có một cuộc hẹn nữa…”, giả bộ có việc đứng dậy cáo từ, hoặc chuyển sang một chủ đề nói chuyện khác.
Kiểu giác quan thứ 6 này, chỉ cần đứng trên lập trường của đối phương, nghĩ nhiều tới đối phương thì có thể dần dần bồi dưỡng cho mình khả năng này.
4- THÁI ĐỘ TỰ NHIÊN LÀ BÍ QUYẾT HAY NHẤT TRONG GIAO TIẾP
Loại bỏ chướng ngại trong lòng
Giao tiếp với người khác, nếu có thể tiếp xúc bằng nét mặt vốn có, thái độ tự nhiên thì đã đạt tới ranh giới để trở thành một cao thủ trong giao tiếp rồi. Bình thường người ta hay giao tiếp với người khác bằng một tư thế cao hơn hẳn, do đó thường xảy ra tình trạng quan hệ miễn cưỡng. Vì vậy, giao tiếp với người khác bằng thái độ tự nhiên không giả tạo mới là điều tốt nhất.
Thái độ chân thật, cộng thêm việc linh hoạt trong quan hệ giao tiếp, tiếp xúc với người khác bằng khuôn mặt và thái độ tự nhiên như thế rất có thể đem lại bầu không khí hài hoà, từ đó xâm nhập thuận lợi vào trái tim của đối phương.
Một trường hợp có thể hay gặp phải là khi gặp gỡ với những người cao tuổi hoặc người có địa vị cao, thường có thể do quá để ý tới lập trường hoặc địa vị của đối phương mà làm cho chính mình quá căng thẳng, trở nên cứng nhắc, thiếu tự nhiên. Đối phương khó khăn lắm mới giành ra chút thời gian bận rộn đến gặp gỡ bạn, mà bạn thì lại bị quá căng thẳng, cuối cùng chỉ nói được vài chủ đề có tính nguyên tắc mà thôi, như vậy chẳng quá đáng tiếc ư.
Chẳng hạn, trong khoảnh khắc bạn gọi đối phương là “thầy giáo”, thì bạn đã biến thành vị trí một học sinh có thể nghe giảng. Đối phương bị người khác gọi là thầy giáo, lúc này nhất định cho rằng nếu không nói những lời của người thầy, thì không xứng với việc được gọi là thầy, do đó tự nhiên sẽ ra vẻ thầy giáo, nói toàn những lời giáo huấn. Một khi đã như vậy, thì bạn chỉ có thể đành nghe ý kiến đơn phương của đối phương với thái độ của một học sinh, chứ không có cơ hội để nói ra lời nói thật của mình, từ đầu đến cuối chỉ có thể nói những chủ đề cứng nhắc.
Do đó, nếu gọi đối phương là “ngài X”, thêm cách gọi trân trọng vào trước tên của đối phương, như vậy sẽ không quá để ý tới sự khác nhau giữa hai bên về địa vị, phẩm hàm, mà sẽ đơn thuần chỉ coi đối phương như một người bình thường để đàm thoại cùng anh ta, với thái độ như vậy thì sẽ có thể tiến hành cuộc nói chuyện thuận lợi. Khi nói chuyện với những người thích được người khác dùng địa vị, phẩm hàm để xưng hô với mình, nếu họ không tự loại bỏ chướng ngại về tâm lý, thì chỉ có thể nhận được mối quan hệ giữ khoảng cách nhất định.
Khi đối thoại, đối phương nghe với thái độ tự nhiên, bên phát ngôn nhất định cũng sẽ nói năng lưu loát. Khi vui vẻ lắng nghe với thái độ hồ hởi, không phải chuẩn bị trước thái độ khi gặp gỡ, cần tỏ ra tâm tình của mình một cách chân thành cho đối phương biết, đối phương mới có thể nói chuyện thoải mái, cởi mở với bạn. Nếu bạn sợ đối phương coi thường hoặc sợ bị lường gạt, đã có sự chuẩn bị tâm lý trước khi gặp gỡ, đối phương cũng sẽ phát giác ra tâm trạng của bạn, chắc chắn sẽ không cởi mở ruột gan nói chuyện thật lòng với bạn.
Nếu như đối phương đã có sự vũ trang về mặt tâm lý trước đó, thì bạn khó có thể biết được tâm lý thực sự của anh ta. Do đó bản thân bạn dù sao cũng không nên tạo ra chướng ngại về mặt ý thức. Bất kể trong trường hợp nào cũng nên cốá gắng ứng phó với người khác bằng thái độ tự nhiên.
5- THÓI QUEN NHƯỜNG NHỊN ĐỐI PHƯƠNG CỰC KỲ QUAN TRỌNG
Tinh thần phục vụ nhiệt tình có lợi cho việc tiến cử bản thân
Bất kể đưa ra hành động nhỏ nào, các bậc cao thủ giao tiếp cũng đã gắn thêm phần giá trị kèm theo, tức là sự nhường nhịn cho đối phương được lợi trước, dùng thái độ này để đối xử với người mà mình qua lại. Trước khi nghĩ tới mình có thể nhận được bao nhiêu lợi ích, trước tiên hãy nghĩ xem đối phương có thể nhận được những lợi ích gì, từ đó hình thành nên thói quen suy nghĩ như vậy.
Quả thực, ngày nay ý thức quyền lợi cá nhân rất cao hầu như tất cả mọi người đều có nhu cầu thâu tóm toàn bộ lợi lộc nhằm thoả mãn ham muốn cá nhân, một người thường có xu hướng không làm việc gì không có lợi đối với bản thân, xu thế này hiện nay rất thịnh hành.
Mưu cầu lợi ích bản thân không phải là việc xấu, song quá chú tâm vào lợi ích riêng thì sẽ nhất định dẫn tới thất bại trong quan hệ giao tiếp. Lẽ ra, chỉ cần hiểu là ai cũng có lòng vị kỷ bẩm sinh, song hãy thử biến cho cách nghĩ này nhỏ bớt một chút, nếu chịu nắm muộn một chút cơ hội được lợi ích của mình, thì có thể nảy sinh tâm lý nhường nhịn để đối phương được lợi trước.
Nói một cách đơn giản, chính là để mình được lợi mà nhường cho đối phương được lợi trước. Nếu mưu cầu lợi ích cho người khác trước, thì lợi ích đó chắc chắn sẽ trở lại với mình. Cách suy nghĩ “trước là nghĩa, sau là lợi” này là cách nghĩ chung của các bậc cao thủ giao tiếp. Khi làm bất cứ việc gì, trước tiên hãy thực hiện nghĩa vụ cần phải làm của mình đã và làm tới cùng, tin rằng cái lợi sau đó chắc chắn sẽ theo đến.
Vì vậy, nếu muốn trở thành một cao thủ giao tiếp, trước hết phải hiểu rõ đại nghĩa, cần làm cho đối phương bất cứ việc gì mình có thể bằng một tinh thần phục vụ tới cùng, còn về thù lao đãi ngộ sau này hãy xem đối phương tỏ ra thế nào với thái độ rõ ràng, thẳng thắn.
Giá trị thu được của kiểu phục vụ có suy nghĩ này có thể là “bảng đánh giá quan hệ” hoặc một dạng “danh sách tín nhiệm” ẩn giấu trong lòng đối phương. Kiểu giá trị này rất quí giá, không thể đem tiền bạc ra thay thế được.
Bất luận thế nào, bạn thay đổi thành lối nghĩ “trước là nghĩa, sau là lợi”, tự nhiên hành động của bạn sẽ thay đổi. Hãy vứt bỏ lối suy nghĩ hi sinh người khác để mưu cầu lợi ích của mình, như thế sẽ sản sinh ra một cái tôi hoàn toàn mới.
Mưu cầu lợi ích cho đối phương với thái độ mưu cầu lợi ích cho mình, và làm thực sự với thái độ hăng say nhiệt tình, cống hiến toàn bộ tri thức và trí tuệ mà mình có được, như vậy có thể hình thành nên sự tái sản xuất trí tuệ, kết quả của nó chắc chắn có lợi đối với bản thân. Nếu bạn có thể có được cách nghĩ đó thì bạn sẽ không cho là đáng tiếc. Phải mang tinh thần phục vụ nhiệt tình này mới có thể đạt tới mục đích tiến cử bản thân một cách hữu hiệu được.
6- CỐ GẮNG ĐỂ CHO HOÀN THIỆN
Không thể suy xét quan hệ giao tiếp bằng lợi và hại.
Giao thiệp với người khác bằng thái độ tính toán chi li thì quan hệ giao tiếp không thể duy trì thuận lợi được. Đi lại với người khác, quá so đo được – mất, làm cho người khác 5 phần, nếu người khác không làm cho bạn 6 phần trở nên thì bạn cho rằng không sòng phẳng, lối suy nghĩ quá so đo, tính toán đó dễ làm cho đối phương phản ứng.
Bản thân tôi cho rằng, tuy coi đối phương như một “người” để quan hệ, song đối xử với đối phương bằng thái độ không vui vẻ, thì đối phương sẽ cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương nghiêm trọng.
Cái gọi là CHO và NHẬN, con người ta ai cũng bị lôi cuốn bởi lối nói mỹ miều này, do vậy làm bất cứ việc gì cũng vạch rõ lập trường quan điểm cho và nhận, quên mất rằng sự phức tạp và dao động của lòng người cũng mang lại không ít ảnh hưởng trong quan hệ giao tiếp.
Lấy một ví dụ có thật, khi mấy người bạn cùng làm một việc gì đó, lúc đầu theo thoả thuận ăn chia công bằng thì tiến hành được bước đầu tiên một cách thuận lợi. Nhưng quan hệ hợp tác hai bên thường có thể dần dần xấu đi, quan hệ hài hoà bình đẳng giữa các bên cuối cùng có thể bị tan vỡ. Chủ yếu là ý thức về quyền lợi và phương thức suy xét của các bên khác nhau, bất kể công việc sau này tiến hành thuận lợi hay thất bại, trong quãng thời gian này dễ xảy ra nhiều tranh chấp nhỏ. Mối quan hệ giao tiếp được hình thành từ sự tính toán lợi hại rất dễ đổ vỡ, không thể chịu đựng được sóng gió, thử thách.
Qua kinh nghiệm, các bậc giao tiếp cao thủ hiểu được rằng lúc bình thường cần luôn luôn chia sẻ cho đối phương sức mạnh của mình trong phạm vi khả năng cho phép. Bất kể chuyện gì, chỉ cần có lợi cho đối phương thì gắng làm hết mình, sau này tất sẽ nhận được niềm vui được cho trước. Những người có khả năng hiểu được rằng cho hạnh phúc hơn là nhận thì mới có thể làm cái hành vi cho một cách thành tâm được. Do đó, phải hoàn toàn không có ý nghĩ sẽ nhận được sự báo đáp của đối phương, mà phải làm bằng lòng tốt thuần tuý.
Trên thực tế, những người luôn muốn giành lấy phần tốt của người khác trong bất cứ việc gì thì quan hệ giao tiếp với người khác sẽ quyết chẳng thể dài lâu được. Cho dù đối phương là người có tâm địa tốt, nhưng nếu luôn phải chịu nỗi đau của sự tính toán, thì cũng sẽ không còn muốn bị tranh giành mất lợi ích như vậy.
Nếu luôn không ngừng cho đối phương, tin rằng những người bình thường, một khi đã nhận được lòng tốt của bạn, quyết sẽ không làm như không biết, mà nhất định sẽ báo đáp và hỗ trợ thích đáng cho bạn trong phạm vi khả năng của mình. Giao thiệp với những người có lòng dạ như vậy, thì tiếp xúc về mặt tâm linh chắc chắn sẽ rất thú vị. Cùng với sự tăng lên của số lần qua lại, mối quan hệ đôi bên nhất định sẽ càng gắn bó.
7- XẤU HỔ LÀ TỰ TỎ RA MÌNH LÀ ANH KHÓA HỎNG THI
Ý thức bản thân dù sao cũng không nên quá mạnh
Nhiều người bình thường, muốn làm cho người khác để ý tới mình hơn, thường nảy sinh những cảm giác sai vô nghĩa, cho rằng nếu đến đâu cũng tán thưởng mình lên thì sẽ bị người khác cho rằng mình là một người kỳ quái. Những người có kiểu e dè như vậy phần lớn là những người có cá tính hướng nội và xấu hổ khi nói về mình.
Thế nhưng, những người có lối nghĩ như vậy trên thực tế lại là loại người ích kỷ. Khi làm bất cứ việc gì cũng chỉ để ý tới quan điểm của người khác, tự đáy lòng ẩn giấu một tâm lý tự cao tự đại và hư vinh, do đó suy xét tất cả hành vi của mình bằng thái độ tự thổi phồng lên.
Những người chỉ nghĩ “mọi người nghĩ về mình như thế nào” hoàn toàn bị cảm giác tự phụ, cho rằng mình là trung tâm chi phối. Nếu như vậy thì sẽ không thể có thái độ tích cực để người khác hiểu mình, mà chỉ nảy sinh tâm lý ỷ lại đợi người khác đến làm cho mình một điều gì đó.
Trong thế giới ngày nay, ai ai cũng bận rộn tíu tít với sự nghiệp của mình, trừ phi có việc gì đó liên quan tới mình hoặc mình thấy hứng thú, nếu không sẽ không tìm kiếm thông tin một cách chủ động. Hoàn toàn đối phó bằng thái độ bị động đối với những việc mà mình không quan tâm.
Do vậy, khi muốn có cơ hội gặp gỡ với người mà mình muốn quan hệ gần gũi hơn, mình cần phải lợi dụng một số phương pháp nào đó, cố gắng để đối phương cảm thấy hứng thú về bạn.
Đặc biệt là gần đây, những người hay xấu hổ không thích nói chuyện dễ bị người khác hiểu lầm, “Anh chàng không biết trong bụng lại có những ý định gì đây?”. Vả lại loại người này không dễ bị coi là những người bạn vì mình, khi giao thiệp với loại người này, nhiều người luôn giữ một khoảng cách nhất định.
Từ tình trạng đó có thể thấy, sợ bản thân bị tổn thương mà dẫn tới ý thức bản thân quá mạnh, tạo nên cảnh co đầu rụt cổ, như vậy càng không thể nhận được sự ủng hộ và thông cảm của những người tốt. Không cố gắng để người khác hiểu bạn, chỉ tự huyễn hoặc mình, cho rằng mình có tài, nhất định sẽ có một tương lai xán lạn, nếu chỉ dựa vào sức của mình, bên mình không có những người thông cảm và hỗ trợ thì sẽ vĩnh viễn không thể đạt được mục tiêu.
Đừng dựa vào sự phê phán của bản thân trước mắt để áp đặt cho mình, cho dù có phải mất nhiều thời gian đi nữa, cũng cần cố gắng tăng thêm nhiều bạn, càng cần mạnh dạn và thẳng thắn bộc lộ hết mình.
8- NẾU GẶP CHƯỚNG NGẠI THÌ VÒNG QUA MÀ ĐI
Khi còn trẻ thì đừng tạo nên “thiên kiến”
Có một số người, chẳng một ai có thể lại gần họ được, khi tiếp xúc với loại người này, thường làm cho người ta thấp thỏm không yên. Nếu đã có định kiến trước rồi thì sẽ cho rằng loại người này khó ứng phó, như vậy sẽ hình thành sự bế tắc trong lòng. Khi gặp gỡ đối phương nhất định sẽ cảm thấy không hợp. Có thể thấy được tình trạng khốn quẫn mất lòng tự tin đó ở những người luôn luôn lo sợ bị thất bại.
Thế nhưng, những người thành công sẽ biết biến những trở ngại, mặt trái thành kết quả tốt qua các hành động tích cực của mình, tạo ra phương thức vòng qua mà đi nhằm vượt qua trở ngại tâm lý gây khó khăn cho mình.
Nghĩ tới đối phương là người khó ứng phó, do đó trong lòng sinh ra sợ sệt, suy xét kỹ nguyên do, phần lớn các trường hợp đều là do bản thân mình gây ra. Kinh nghiệm sống ít, họ cho rằng loại người đó khó quan hệ, có thể nói là đã mắc một tật xấu xa xỉ.
Nếu bạn định sửa chữa tật này, trước tiên hãy thăm dò nội tâm của mình, tiếp tục tìm hiểu đối phương bằng trái tim chân thực, xác định xem có đúng là đối phương thực sự khó quan hệ hay không.
Nếu khi bạn gặp gỡ đối phương và cảm thấy mình không bằng đối phương, từ đó mà cho rằng đối phương khó ứng phó, như vậy là hoàn toàn đã rõ, tất cả là do cảm giác tự ti của bạn quá lớn. Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần thẳng thắn thừa nhận lập trường quan điểm của mình, hiểu được rằng quả thực mình không bằng người khác, sau đó vòng qua mà đi, như thế nhất định sẽ thuận buồm xuôi gió. Lúc đó cần có lối nghĩ đầy chí khí là “bây giờ không bằng anh, nhưng không phải là cả đời không bằng anh”.
Còn nữa, về cơ bản, quan niệm giá trị và lối xử thế của đối phương nhất định sẽ có sự khác biệt so với lối nghĩ của bạn, nếu vì thế mà cho rằng đối phương khó quan hệ hay khó ứng phó, hầu như toàn đánh giá người khác bằng thước đo của mình, thì sẽ nảy sinh “thiên kiến” đối với đối phương.
Sau khi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm xã hội hoặc đến một độ tuổi nào đó, mới đánh giá đối phương thì cách này chẳng có gì đáng bàn. Nếu khi bạn còn trẻ, suy xét vẫn chưa phải là chu toàn mà đã nhìn nhận người khác bằng sự đánh giá chủ quan của mình, thì đó sẽ là một tổn thất lớn của bản thân bạn. Khi bạn chưa hoàn toàn hiểu nhân cách, con người của đối phương mà đã vội đưa ra lời đánh giá thì sẽ gây nên nhiều kết quả xấu, bạn hãy sớm nhận ra sự thực không thể chối cãi này.
Vì sức cuốn hút và thế mạnh hiện thời của bạn vẫn chưa đủ, nên việc cần làm trước mắt của bạn chính là cần cố gắng tăng cường sức hút và ưu điểm của bản thân.
9- TIẾP TỤC GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ
Tìm kiếm cá tính bản thân là điều vô cùng quan trọng
Gọi là giao tiếp, chính là sự đi lại, tiếp xúc giữa cá tính với cá tính. Vì vậy, nếu bản thân bạn có cá tính hấp dẫn người khác tự nhiên thì đó rõ ràng là một ưu thế tuyệt vời rồi.
Những người biết được rằng cá tính của bạn có sức lôi cuốn nhất định sẽ truyền tin này cho những người khác. Kết quả của việc đó là sẽ tạo nên một vòng tuần hoàn tốt đẹp nhất. Bạn có nhiều bè bạn, nhờ những người bạn này truyền miệng nhau sẽ càng mở rộng thêm quan hệ giao tiếp của bạn. Như vậy, rốt cuộc phải làm sao để bồi dưỡng cái cá tính đặc biệt của bản thân đây?
Bất kể là ai cũng đều có một số cá tính tốt nào đó, nhưng một số người lại không thấy được, vì thế nên làm mọi cách để thể hiện những ưu điểm của mình. Thế nhưng những người cẩn thận nhất định sẽ khám phá ra chân tướng, lớp mạ vàng trên con người bạn cũng sẽ lập tức bị lột bỏ.
Thực ra, nếu bản thân bạn có thể tìm ra được cá tính thực sự của mình thì đương nhiên đó là điều tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tiếp tục tìm kiếm những đặc điểm khác nữa của mình và thêm vào đó phương pháp bồi dưỡng để biến nó thành đặc tính riêng của bạn.
Sau khi bạn đã bước đầu hiểu được cuộc đời, bất kể là trong lòng bạn hay con mắt của người thứ ba, thường có một hai việc đáng ca ngợi hoặc đánh giá. Thích trẻ con, thích quan tâm đến người khác, hiểu biết rộng, viết văn hay chụp ảnh giỏi, biết biện luận, có khả năng hành động… bất cứ cái gì cũng được, chỉ cần là những mặt mạnh mà bản thân bạn ý thức được, đều có thể trở thành đặc tính của riêng bạn. Để duy trì sức cuốn hút mãi không thôi, thì khi bạn gặp gỡ với người khác, nhất định phải gây cho đối phương một sự kích thích nào đó, để đối phương giữ được cảm giác mới mẻ đối với bạn mà không nảy sinh cảm giác nhàm chán. Vì vậy, bạn cần toàn tâm toàn ý tìm cho mình một phương thức sống và tiếp tục từ từ đương đầu với những vấn đề mới.
Đặc biệt, những người xung quanh bạn sẽ có lòng mong muốn theo đuổi mãnh liệt những cái bạn không có, do đó bạn phải thể hiện rõ phương thức sống của bạn, điều này cực kỳ quan trọng. Như thế, đối phương sẽ cảm thấy hứng thú với những đặc tính của bạn mà càng muốn tìm hiểu bạn kỹ hơn. Lúc đó anh ta sẽ hoàn toàn bị sức lôi cuốn của bạn hấp dẫn.
10- CẦN CÓ CÁI TỰ GIÁC CỦA NGƯỜI KINH DOANH CUỘC ĐỜI
Ba nguyên tắc cơ bản mà một thành viên xã hội cần có đầy đủ
Mỗi một người đều là nhà kinh doanh của CÔNG TY CUỘC ĐỜI mình, có trách nhiệm tuyệt đối đối với việc kinh doanh cuộc đời của mình.
Những người thiếu nguyên tắc chiến thuật sinh tồn, không xử lý phương thức sống của mình bằng thái độ triết học thì tất sẽ bị sa thải ra khỏi tập đoàn kinh doanh với cái tên là cuộc đời.
Chữ “kinh” trong từ “kinh doanh”, vốn là từ nghĩa kinh vĩ diễn ra, có nghĩa là các sợi tơ nằm dọc. Các sợi tơ nằm dọc lúc này được lý giải là triết học, tư duy, tầm nhìn xa, khá dễ hiểu. Cũng chính là nói, những người không có năng lực sợi dọc sẽ không có tư cách trở thành nhà kinh doanh.
Trên thực tế, những người không quản lý phương thức sống của bản thân bằng thái độ triết học thì sẽ là người thiếu phương hướng và cũng không có lòng tự tin đối với cuộc sống của mình.
Đối với thái độ sống cơ bản, có nhiều cách nắm bắt, chí ít cũng có thể làm cho bản thân không tạo nên tình cảm nào không tự nhiên khi tiếp xúc với nội tâm của đối phương, mà có một thái độ và hành động trung thực với chính mình.
Trong thực tế, xét từ một quan điểm nhất định, quan hệ giao tiếp sẽ không thể trở thành quan hệ giao tiếp không hoà hợp nếu hai bên đều tuân thủ nguyên tắc cơ bản làm người. Bất cứ bên nào thiếu sự nhận thức cơ bản này cũng sẽ gây nên sự cọ sát, đây cũng là tình trạng phổ biến trong xã hội loài người.
Vì vậy, là một thành viên của xã hội, đều cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản “triết học”, tốt nhất hãy đưa ra nhiều hành động. Nói một cách cụ thể, trong giao tiếp đương nhiên phải tuân thủ hẹn ước với người khác, tuân thủ phép tắc lễ nghi… Cần chủ động tìm hiểu trước những tiền đề của nó, nếu không tìm hiểu được những thứ đó, thì cho dù là giao tiếp, cũng quyết không thể tạo nên quan hệ hợp tác tín nhiệm lẫn nhau được.
Hơn nữa, nguyên tắc cơ bản của quan hệ giao tiếp ở đây cũng là thái độ chính mà về cơ bản làm người cần có, lý trí hành động đầy sức cuốn hút này sẽ được đối phương cho rằng bạn có giá trị giao tiếp. Nguyên tắc cơ bản đầu tiên là “cần triệt để sống cuộc sống thích hợp với mình”. Cảm giác khẩn trương của việc sống một cuộc sống phù hợp với mình sẽ tạo nên sức hấp dẫn làm người, từ đó đánh vào trái tim đối phương. Nguyên tắc thứ hai là “suy xét, tính toán trên lập trường của đối phương”. Nguyên tắc thứ ba là “tích cực sáng tạo cái đặc sắc của bản thân”.
Bồi dưỡng ba nguyên tắc cơ bản này, dùng để chứng minh ý nghĩa tồn tại của bản thân, chắc chắn đây là thủ tục nhất thiết, cần ghi nhớ trong lòng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.