Nghệ Thuật Giao Tiếp Ứng Xử
CHƯƠNG VIII NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM TRONG GIAO TIẾP
Trong quan hệ giao tiếp, có sự phân biệt rạch ròi giữa cái nên làm và cái không nên làm.
Nếu như bạn không nắm vững nổi việc gì có thể làm việc gì không thể làm, thì sẽ bị người khác gắn lên tấm biển “chẳng hiểu nhân tình thế thái”, bị bạn bè, họ hàng thân thích, hàng xòm láng giềng, cấp trên nhìn bằng con mắt ghẻ lạnh.
Vì vậy, để không bị coi là như thế, cần luôn chú ý tới nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp. Không nên chỉ nghĩ tới mình, cần xem xét vấn đề từ giác độ lập trường của đối phương, điều này hết sức quan trọng.
1. CHỈ CÓ VƯỢT QUA SUY NGHĨ ĐƯỢC – MẤT MỚI CÓ THỂ LIÊN KẾT “DUYÊN PHẬN”
Không thể nào tính được nguồn tài nguyên nội tâm
Kết bạn thật là dễ, nhưng để hình thành nên nguồn tài nguyên nhân lực đáng tin cậy thì không đơn giản. Bất luận thế nào trong việc kết bạn cũng không được so bì được thua, lợi hại trước mắt, chỉ có mối quan hệ lâu dài, tích luỹ tình bạn mới có thể mang lại những người bạn đáng tin cậy.
Cho dù hiện tại đối phương không có quan hệ gì lắm với công việc của bạn, nếu hai bên đều có ý duy trì quan hệ thì sẽ làm nảy sinh mối duyên phận, cuối cùng nó sẽ giúp ích cho sự nghiệp công tác của bạn.
Nếu như xí nghiệp chỉ suy xét lợi ích, mà không quản lý, vận hành bằng “nhân tính” thì chỉ có thể làm nổi bật quan hệ cạnh tranh giữa xí nghiệp vậy, nếu quan hệ với nhau qua bộ áo giả tạo bề ngoài thì dường như chẳng phải là quan hệ của một con người. Vì vậy, một khi “cuộc giao dịch của xí nghiệp” dừng, kiểu quan hệ giao tiếp đó cũng sẽ dừng và cắt đứt. Thế nhưng, nếu nhận được tấm thẻ giao tiếp sau khi hai bên quan hệ thật lòng, nhận được lời đánh giá “Nếu người đó làm thì có thể tin tưởng” của người khác, thì bất kể nội dung công việc là gì, cũng đều có thể tiếp tục tiến lên được.
Trong các xí nghiệp, gần đây đã dần dần đặt tình người lên hàng đầu, trong quan hệ giao tiếp nếu quá chú trọng tính hợp lý thì sẽ không được mọi người đồng tình. Trên thực tế, kết quả của việc theo đuổi sự hợp lý thường luôn luôn tạo ra hiện tượng bất hợp lý. Đặc biệt là trong các trường hợp của quan hệ giao tiếp, tính hợp lý có thể tạo nên sự bạc bẽo về tình cảm, giữa người với người nảy sinh cảm giác xa lạ, e rằng sẽ làm cho mối giao lưu về mặt tâm hồn, tình cảm trở nên nhạt nhẽo.
Chúng ta thường hay gặp phải trường hợp như sau, gặp phải một người theo chủ nghĩa hợp lý, người đó đem tinh thần này áp dụng vào quan hệ giao tiếp, cuối cùng bị người khác nhận định là quá nhấn mạnh bản thân, gây cho người khác ấn tượng không tốt sau khi chia tay. Nếu đối với việc của bản thân mà theo đuổi sự hợp lý thì được, nhưng nếu ứng dụng vào quan hệ với đối phương thì không thích hợp lắm.
Song chúng ta chẳng phải là những cỗ máy không thể tính toán tường tận nguồn năng lượng trong tim, nhưng cũng tuyệt đối không thể coi thường. Thường xuyên đốt cháy và trao đổi nguồn năng lượng trong tim giữa đôi bên là cách làm hợp lý hơn cả.
2. THÂN CẬN CŨNG CẦN TUÂN THỦ LỄ TIẾT
Phá bỏ lễ tiết là điều cấm kỵ trong quan hệ giao tiếp
Cho dù bạn thân thiết đến mấy, một khi đã có ý kiến hay cách nhìn khác nhau về sự vật, thì trái tim hai người sẽ nhanh chóng tách rời nhau ra, đây cũng là một lẽ thường tình. Dù là bạn và đối phương có quan hệ thân mật thì cũng nên giữ lễ tiết, đó là nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong quan hệ giao tiếp.
Lấy ví dụ xung quanh chúng ta, khi hẹn hò nhau có người tới muộn, người đến muộn trong lòng sẽ cho rằng chúng ta là chỗ thâm giao, đến chậm một chút cũng chẳng sao, và cho rằng hành động đến chậm của mình thành một hành động bình thường. Bằng tấm lá chắn tình bạn, họ khéo léo ẩn nấp với chủ nghĩa bản vị mà mình là trung tâm.
Song, cho dù bạn có là người ôn hoà đôn hậu đến mấy, có luôn không bày tỏ thái độ không vui đi chăng nữa, thì hành động đó cũng quyết chẳng thể nào xoả bỏ nổi sự không vui trong lòng bạn. Nếu như chỉ có không vui thì còn được, nhưng nếu việc đó diễn ra thường xuyên cuối cùng sẽ bị người khác cho rằng bạn thiếu tôn trọng trong người khác, từ đó nảy sinh cảm giác bất tín nhiệm, thậm chí còn không thể thừa nhận các sở trường, ưu điểm khác, cuối cùng sẽ mất dần cảm tình với bạn.
Với quan hệ thân thiết, trong ý thức hai bên đều cho rằng rất hiểu đối phương, tưởng tượng ra rằng đối phương và mình cần phải có ý nghĩ giống nhau. Vả lại, bất kể mình nói những gì, đối phương cũng cần phải hiểu tất cả, ở đây bạn đã phạm phải một sai lầm lớn.
Cũng như bộ mặt con người, mỗi người một khác, vì thế suy nghĩ và phương thức hành động cũng có những điểm khác, đây là hiện tượng tự nhiên. Quả thực, ở một lúc nào đó, một nơi nào đó có thể có được tiếp điểm chung, nhưng xét về nhân sinh quan và quan niệm xử thế của mỗi người khác nhau là điều dễ hiểu vì nó chịu ảnh hưởng của sự giáo dục và môi trường trưởng thành của người đó.
Nếu luôn quên mất và vô tình vớii tâm tình của đối phương, chỉ nghĩ tới sự thuận tiện của bản thân, trạng thái này kéo dài lâu chắc chắn sẽ làm cho tình cảm giữa đôi bên xuất hiện rạn nứt.
Đôi bên thân thiết lại càng cần có sự thông cảm. Quan hệ với những người biết lặng lẽ quan tâm đối phương mới là quan hệ thân thiết thật sự.
3. BIẾT NÓI XẤU CŨNG LÀ MỘT TÀI NĂNG
Chú ý nguyên tắc nói xấu
Tôi cho rằng nói xấu có lẽ cũng là một loại năng khiếu. Giới công chức sau khi đi làm về, đa phần đều la cà ở quán rượu hoặc quán bia, vừa uống rượu vừa nói xấu cấp trên hoặc đồng nghiệp, nét mặt của họ lúc này có lẽ ai ai cũng đều rạng ngời cả.
“Anh có thấy như vậy không?”, khi bị hỏi như vậy liền cất tiếng phụ hoạ, đồng thời cũng bình luận, bỗng chốc sẽ làm bầu không khí nơi đó trở nên sôi nổi, chắc chắn ai cũng từng trải qua điều này. Trong quan hệ giao tiếp, nói xấu người khác đôi khi quả thực là một thú vui. Nhưng, cho dù như vậy, nếu vừa gặp nhau là liền nói xấu người khác, thì sẽ bị người khác cho rằng “lại tới rồi đó”, rồi cảm thấy chán ngán khó chịu, từ đó cố gắng không tiếp cận bạn.
Tất nhiên, không nói xấu người khác là tốt nhất. Nhưng điều đó lại rất khó thực hiện, đây là bị kịch của loài người, song hay cất tiếng phụ hoạ một cách vô trách nhiệm, nói xấu những người bạn hoặc người quen chung thì sẽ xuất hiện cảm giác tẻ nhạt. Bất luận thế nào, tối thiểu cũng cần định ra cho mình một nguyên tắc nói xấu để hạn chế bản thân.
Trước tiên cần nhận thức rõ, nói xấu người khác là bản năng của loài người, là một sự thực không thể nào tránh khỏi, nhưng khi nói xấu người khác, cần lấy tình bạn với đối phương làm cơ sở để quyết định nội dung nói xấu. Như vậy, cho dù lời nói xấu có lọt tai đối phương, đối phương cũng sẽ hiểu được tâm ý của bạn mà không lấy làm phật ý.
Đạt tới mức này, thì nghĩa là khi đối diện với người đó cũng sẽ có thể nói ra những lời nói xấu tương tự. Nếu như chỉ nói sau lưng người khác thì sẽ bị cho rằng bạn có ác ý. Đầu tiên bạn phải hiểu rằng liệu đối phương bị bạn công kích có nhã ý tiếp nhận phê bình hay không. Nếu bạn không rõ liệu người đó có độ lượng như vậy hay không thì không nên nói xấu.
Những lời nói xấu có hàm chứa tình bạn nói ra còn khó hơn cả những lời tán tụng, vì vậy những người không có tài nói xấu thì tốt nhất là đứng một bên mỉm cười lắng nghe là hơn. Còn nếu có thể làm được thì bạn sẽ có sức hấp dẫn vô cùng.
4. UỐNG THOẢI MÁI
Phương pháp đúng đắn của uống rượu là không được được có mục đích gì khác ngoài uống rượu, hoàn toàn là uống rượu vì uống rượu, uống một cách thoải mái. Vốn dĩ uống rượu chẳng phải là muốn đem lại cho mỗi người thêm phiền phức, mà là uống rượu vì sự khoái lạc của bản thân. Thế nhưng giới công nhân viên chức đều có những mục đích khác nữa. Để chúc mừng công việc thuận lợi, thậm chí thất bại cũng phải uống một chén. Có thì đâu đâu cũng có, chẳng thiếu chi dịp để uống cả. Cứ như thế, họ lợi dụng rượu để làm chất “dầu nhờn bôi trơn” trong quan hệ giao tiếp.
Nhưng vấn đề là ở chỗ, dùng rượu như thế nào để quan hệ với người khác? Khi tiếp xúc với người khác có thể ngầm phân cấp qua khả năng và cách uống rượu của đối phương. ở đây xin giới thiệu một ví dụ tư cách hội viên “Nhà hàng cua” đầu tiên là “phải là người biết uống rượu mà không biết uống rượu”, có quan hệ sâu rộng và đồng thời lấy đó làm mục tiêu tụ họp.
Phân chia đẳng cấp theo tửu lượng thì khá đơn giản nhưng muốn phân biệt “khả năng uống rượu” rõ ràng thì hơi khó. Khó có thể thấy rõ được là liệu người đó có thể trở thành một người quản lý công ty hay chỉ là một anh nhân viên quèn, xin tham khảo các loại hình dưới đây để lần lượt phán đoán.
– Loại suốt đời làm nhân viên
Loại vừa mới uống đã bị kích động, tới đâu cũng quấy rối người khác. Mượn đủ lý do để đưa ra sự quấy rối, hoặc sau khi uống say, trong lòng vui vẻ chẳng phân biệt gì, đòi bắt tay với từng người lạ một, sẽ bị người khác cho là nông nổi, gây nhiều phiền phức cho người khác.
– Loại trung gian
Bản thân không muốn say mà lại mong người khác đều uống say. Như thế không chỉ không tốt về mặt tinh thần, cứ cho là không hại đến sức khoẻ của bản thân, song lại khiến người khác không cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc.
– Loại lãnh tụ
Uống rượu với thái độ thẳng thắn, cùng với việc điều chỉnh tốc độ uống của mỗi người, cũng chú ý giữ sự bình đẳng với đối phương. Như vậy thì sau khi tỉnh rượu hai bên sẽ không cảm thấy gượng gạo. Tránh để sau khi uống rượu gặp nhau gãi đầu nói “Tôi uống nhiều quá!”.
Biết tạo bí quyết lấy rượu để quan hệ, thì rượu sẽ chẳng khi nào làm cho bạn say được.
5. TẠI SAO HỨA NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN HỨA
Tốt nhất đừng nên hứa gì cả
Trí tuệ loài người giúp cho người ta suy xét những điều sâu xa. Về hành động hứa hẹn, có câu danh ngôn giáo huấn như sau: “Đừng vội hứa hẹn, cần thận trọng suy xét xem rốt cục mình có thực sự thực hiện được hay không”. Giữ lời hứa khó đến mức nào thì chỉ những người đã trải qua rồi mới có thể biết rõ được.
Người nào có thể thực hiện lời hứa thì mới có thể trở thành cao thủ trong giao tiếp được, điều này thì chẳng cần phải nói thêm. Người giữ lời hứa sẽ được đối phương tín nhiệm, đây là bí quyết quan trọng nhất trong quan hệ giao tiếp. Có thể giữ lời hứa hay không đã trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng để nhận định giá trị của con người.
Thế nhưng, giữ lời hứa, tốt nhất là đừng hứa hẹn gì cả, nhưng trong cuộc sống hiện thực, thì điều đó chẳng thể nào thực sự thực hiện nổi. Vì vậy, nếu bản thân trước đó không nghĩ ra một đối sách để ứng phó với lời hứa hẹn và cam kết, thì sẽ để lại sự hối hận “Hỏng rồi! không nên hứa việc này”. Những người nhẹ dạ hứa hẹn không chỉ tự trói buộc mình, mà còn làm cho tâm trạng mình trở nên nặng nề. Loại người này vốn chính là “hy vọng được đối phương thích”, hoặc “muốn làm một người tốt”, hay muốn làm cho đối phương vui lòng mà đưa ra những lời hứa hẹn vô dụng. Tôi cho rằng, nhịp điệu sống mỗi ngày đã khá căng rồi, đừng sơ ý đưa ra các lời hứa, lại càng không nên tạo nên lời hứa hẹn với vẻ bề ngoài hào nhoáng.
Đặc biệt là gần đây xuất hiện xu thế một số người ép người khác chấp nhận những lời cam kết hoặc hứa hẹn khó có thể làm được, điều này tuyệt đối không thể miễn cưỡng. Từ chối thẳng là một cách. Cùng thái độ lãnh đạm “Tôi cố thử xem” để trả lời cũng có thể thoát khỏi sự hối hận đau khổ.
Làm như vậy có thể nói ra phương pháp khôn khéo, vừa không cam kết cũng không hứa hẹn, nhưng lại phải nhớ lấy việc được nhờ vả, cố gắng làm tốt trong phạm vi khả năng của mình. Đối phương đột nhiên nhận được hảo ý của bạn về việc không mong đợi gì, anh ta sẽ càng vui vẻ bội phần.
6. “MỘT CÂU NÓI” CÓ THỂ ĐÃ LÀM TỔN THƯƠNG ĐỐI PHƯƠNG
Đừng động tới những chuyện thầm kín của đối phương
Nếu sau khi tốt nghiệp, bước ra khỏi cổng trường hoà nhập trở thành một thành viên xã hội, mà bạn vẫn như thời sinh viên, làm nhiều chuyện như dưới đây, thì sẽ trở thành một vấn đề lớn.
Chẳng hạn, khi tán gẫu với bạn bè, do đôi bên thân quen, nên yên tâm trêu trọc đối phương với dụng ý những người xung quanh cảm thấy vui vẻ. Tuy bạn làm thế không có ác ý gì, nhưng từ nay trở đi, một câu nói mang hàm ý trêu chọc, hoặc là thích nổi trội, để làm cho bầu không khí thêm sôi động, thì cần phải cân nhắc và tiết chế hơn.
Bất kể là ai, mỗi người đều có tâm lý tự phụ, nếu một khi đã trở thành mục tiêu của sự công kích, thì chẳng phải một cái cười là có thể giải quyết vấn đề.
Ở học sinh, mọi người đa phần đều thông cảm với những anh chàng có tính hài hước nếu ai có bị trêu chọc cũng sẽ cho rằng “gặp phải thằng nhóc này thật hết cách”, chỉ còn cách chịu đựng cho qua. Nhưng sau khi trở thành viên chức, thì cần ý thức hơn, bởi lời nói đó có thể sẽ lưu lại trong lòng đối phương. Lúc đó chẳng phải cười là có thể giải quyết được, nó có thể bị hiểu nhầm, làm cho đối phương vì thế mà tức giận.
Vì vậy, là một viên chức cần có khả năng phân biệt được sự tốt xấu của những câu mình nói, nếu không e rằng sẽ trở thành “người bị ghét”. Trên thực tế, mong muốn mang lại bầu không khí vui vẻ nên nói vài câu mình tự cho là hài hước cũng có thể sẽ động chạm tới một ai đó, làm người này lập tức biến sắc mặt, không khí lúc đó nhanh chóng trở nên gượng gạo mất vui.
Trước khi nói hoặc hành động, phải tự khống chế và suy xét thận trọng, điểm này cần phải nhớ kỹ.
Giao thiệp với người khác đều là rất tế nhị. Ai cũng đều có lòng tự ti và ưu điểm của riêng mình. Nếu bạn xâm nhập vào thánh địa của người khác, thì bất cứ ai cũng sẽ bị tổn thương. Vì vậy tốt nhất đừng có động tới những chuyện thầm kín của đối phương.
7. CẦN HẾT SỨC TRÁNH CHỦ ĐỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ
Đừng xâm phạm tới chủ nghĩa và tín điều của người khác
Tiếp xúc, trao đổi ý kiến với người khác, có thể sẽ đem lại sự thú vị. Tuy nhiên cần lưu ý tránh bàn tới mấy vấn đề, nhất là những chuyện có liên quan tới tôn giáo và chính trị.
Nói chung, những người quan tâm nhiều tới tôn giáo đều có quan điểm riêng của mình, họ nắm bắt, nhìn nhận vạn vật trên thế gian qua quan điểm này. Quan điểm riêng này ít nhiều đều có ảnh hưởng tới các mối quan hệ, giao tiếp.
Nếu ngay trong buổi gặp mặt đầu tiên đã bàn tới chủ đề có tính tôn giáo thì sẽ có thể rất có ý nghĩa. Nhưng trong các cuộc nói chuyện thường ngày, thỉnh thoảng lại xen vào chủ đề tôn giáo, thì đa phần sẽ làm người ta cụt hứng, từ đó có tình cảm ngược lại.
Lấy tôi làm ví dụ, hễ khi đề cập tới chủ đề tôn giáo là tôi liền nhanh chóng xa rời chủ đề, nói sang chuyện khác, hoặc chuẩn bị trốn lánh cuộc nói chuyện này. Sở dĩ tôi chọn cách này là vì thời trẻ, tôi đã vấp phải một cú cay đắng rồi.
Thời sinh viên, tôi đã từng gặp gỡ với một sinh viên bí thư của sứ quán ấn Độ. Không biết vì động cơ gì mà nói tới chủ đề về mặt tôn giáo, tôi trình bày với đối phương rằng mình không có trình độ về tôn giáo lắm, nên không chú ý nhiều tới vấn đề tôn giáo.
Thế nhưng, do ngôn ngữ không thể nào biểu đạt một cách thích hợp, cuối cùng làm cho đối phương hiểu nhầm rằng “Tôi không tin thần thánh”. Vị tín đồ ấn Độ giáo nhiệt tâm này lập tức chất vấn tôi rằng tại sao tôi không tin thần thánh, đồng thời bỏ ra rất nhiều thời gian để diễn giải về tín ngưỡng của mình với tôi. Tôi đành phải rửa tai nghe, trong lòng cảm thấy đầy xấu hổ. Đối phương hiểu nhầm tôi là “người vô thần”.
Nếu không tin thần linh, nhất định phải có căn cứ lý luận, phải nói rõ quan điểm và kiến giải của mình ra, nếu không đưa ra được ví dụ thực tế chứng minh thì chỉ làm cho người khác phát bực mà thôi.
Lúc đó tôi chỉ muốn đào lỗ mà chui xuống đất, bài học này đã làm tôi sau đó phải thề rằng cần thận trọng hơn nữa khi nói tới chủ đề tôn giáo này.
8. CẦN BỎ THỜI GIAN LỰA CHỌN BẠN CHƠI
Quan sát bằng con mắt nhiệt thành và bình thản
Đa số mọi người thường phán đoán, đánh giá đối phương qua vẻ bề ngoài. Tuy dựa vào bề ngoài có thể có được một vài linh cảm nào đó, nhưng quá coi trọng vẻ bề ngoài, bạn sẽ mất đi nhiều dịp may quan hệ tốt đẹp. Vì thế sử dụng bộ lọc thời gian để quan sát là một thủ tục vô cùng quan trọng trong quá trình quan hệ với mọi người.
Từ khi gặp gỡ cho tới bắt đầu quan hệ, rồi đến trở thành bạn tốt sống chết có nhau thì cần phải trải qua một thời gian tương đối dài, trong đó có mấy điểm mấu chốt là phải có bộ lọc kiểm nghiệm xác nhận quan hệ đôi bên. Cũng tức là sử dụng bộ lọc thời gian để quan sát mọi người, nhằm nhận định xem có cần quan hệ sâu với người đó hay không, hay là xa lánh một cách tự nhiên.
Tạo lập cuộc sống bản thân, nghênh đón tương lai về phía mình. Việc nắm bắt hiện tại ngày hôm nay không phải là sự tích luỹ quá khứ, mà là để quyết định ngày mai và tương lai.
Tuy bản thân cho rằng “quan hệ lâu dài với người này, một khi nảy sinh vấn đề, có lẽ anh ta sẽ giúp mình một tay”. Nhưng chưa biết chừng, trong lòng đối phương bạn đã sớm bị sàng lọc, lột tẩy đi giá trị vốn có. Lúc này trong lòng bạn đừng vương vấn làm gì, xét về bề ngoài, vẫn cứ quan hệ với đối phương bằng thái độ trước đây, dùng thời gian để sàng lọc, nhìn nhận đối phương – như thế là được rồi.
Những người qua được sự sàng lọc, không đắm chìm vào vinh quang của quá khứ, tạo cho nhau sự kích thích, cùng nhau tiến lên, trở thành bạn bè tốt nhất và lại hãy để bảng chỉ dẫn đường mà thời gian đã hình thành dẫn dắt mình tiến lên.
Ở đây cần đặc biệt chú ý, không thể chỉ vì một chút nóng lòng nhất thời mà vội kết luận, quan hệ với đối phương chưa lâu mà đã cho rằng đối phương chỉ có thể mà thôi, tin rằng bất cứ ai cũng từng trải qua điều này. Nhưng mỗi một người đều có ưu điểm riêng của mình, vì thế phải cố gắng phát hiện ra những mặt mạnh của đối phương.
Có thái độ nhiệt tình nhìn nhận mặt mạnh của người khác, mặt khác cũng tránh để tình cảm nhất thời làm lu mờ ưu điểm của đối phương dẫn đến không thể quan sát kỹ lưỡng anh ta, lúc đó cần bình tĩnh để đưa ra lời đánh giá và lựa chọn tốt nhất.
9. TỰ THỔI PHỒNG MÌNH RỐT CỤC SẼ BỊ NGƯỜI KHÁC NHẬN RA
Lưu ý quan hệ hai bên có sự “chênh lệch”
Nếu như bạn tuyên truyền bản thân bằng cách tự thổi phồng mình, thì sẽ tạo ra quanh mình một ảo ảnh, gây nên một hố ngăn cách. Đối với người muốn nhân cơ hội này vơ vét chút tiền, thì anh ta sẽ nhân đó hành động, làm bạn lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, tuy là mình tự đem lại, song cũng phải chịu một đòn chí mạng.
Hy vọng tất cả mọi người đều thừa nhận bạn, lối suy nghĩ này không biết sẽ đem lại cho bạn bao nhiêu điều phiền muộn trong cuộc sống của bạn.
Chẳng hạn, lấy một ví dụ là ông K, thuộc tầng lớp trung lưu. Có lẽ trong tiềm thức của mình, ông K tự cho rằng mình chẳng có mấy giá trị lớn, và cũng chẳng có mấy giá trị gì. Thế là ông ra sức thổi phồng mình. Trong bất cứ cuộc nói chuyện nào, ông K nhất định phải nêu ra một, hai cái tên nổi tiếng. Có lẽ là để người khác cho rằng mình cũng là một nhân vật không tầm thường.
Ông K tuy làm vậy, nhưng hình tượng thực chất của ông, thì những người một khi tiếp xúc với ông đều nhận biết được. Trong một thời gian ông K được đánh giá cao bởi khả năng hành động với tinh thần nhiệt tình, nhưng những người này dần dần cảm thấy chán ngán về việc ông K chẳng lúc nào, chẳng ở đâu là không tìm cách rêu rao, khuếch trương bản thân.
Ông K không hiểu được rằng “con người chán ghét bị người khác đối xử khác biệt, nhưng lại thích được người khác phân biệt đẳng cấp”, kiểu tâm lý này là định luật bất biến trong quan hệ giao tiếp. Đối xử ngang bằng với tất cả mọi người, thoạt nhìn thì rất công bằng, nhưng trong quan hệ giao tiếp thì sẽ bị coi là nhận được sự đối đãi cực kỳ không công bằng.
Đối với những đối tượng nhất định, nếu “có ý thức” quan hệ với anh ta thì có lẽ thái độ và cách làm trong giao tiếp sẽ khác với những người khác, đây cũng là tâm lý thường thấy của con người. Ông K không hiểu được điều này mà lại đi ngược lại với tâm lý của người khác vì thế tạo nên hiệu quả trái ngược lại. Những cao thủ trong giao tiếp, cho dù bản thân không đề cao, nhưng những người để ý tới chắc chắn sẽ hiểu ra.
10. CÁCH CHƠI “VỪA CHƠI VỪA HỌC”
Học quan hệ tương quan giữa làm việc và chơi
Sử dụng linh hoạt thời gian nhàn rỗi để mình vui chơi thoải mái, trong quan hệ giao tiếp hiện đại, khả năng này sẽ đem lại những hiệu quả không ngờ.
Những người chỉ chú tâm vào công việc sẽ được cho là rất chăm chỉ, nhưng sẽ để lại cho người khác một ấn tượng thiếu cân bằng về con người. Những người không có “cảm giác chơi bời” khi bị kích động hoặc gặp phải cú sốc nào đó trong công việc sẽ dễ chán nản do thiếu “bộ giảm sóc” chịu chấn động. Sau này tuy vẫn là một viên chức cần mẫn, song nếu một khi đã rời cương vị công tác thì sẽ chẳng còn lại một chút gì, việc đối đầu với tương lai sẽ trở nên rất khó khăn.
Cũng như con lắc đồng hồ vậy, dao động cân bằng như vậy mới có thể tạo ra những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của đời người.
Có một phương pháp sống của một vị nghệ sĩ hát bè người Nhật rất đáng để tham khảo. Sinh thời ông được coi là người có khả năng đặc biệt, ông biểu diễn rất cuốn hút. Theo ghi chép để lại, cuộc sống của ông đầy sóng gió, đầy kích thích, uống rượu, đánh bạc, mua sắm, ba món này của ông thật làm cho người ta khiếp sợ.
Nhưng cả đời ông không quên nghề hát bè của mình và đồng thời luôn không ngừng học hỏi. Ngay cả khi bị thầy đuổi ra khỏi lớp, không biết khi nào mới có thể trở lại, ông cũng chưa từng lơ là nghề nghiệp của mình. Qua thái độ và phương pháp sống của ông, giới viên chức ngày nay có thể học được không ít kinh nghiệm quý báu.
Chẳng hạn, mấy năm gần đây có trào lưu sử dụng thời gian rỗi trong công việc, nhưng về mặt thái độ thì lại coi trọng thời gian rảnh rỗi hơn cả công việc của mình, như vậy thì sẽ rơi vào tình trạng đầu đuôi đảo lộn hết thảy. Cậu học sinh mải chơi ngày nào cuối cùng được coi là nghệ sĩ, tất nhiên việc ông rất chuyên tâm với nghề mới là nguyên nhân chủ yếu nhất.
Những người biết chơi bời cũng là những người biết phấn đấu đưa bản thân tiến lên. Những nhà kinh doanh tài năng hay những nhân vật nghệ sĩ tài năng, cho dù công việc có bận tới đâu, cũng có thể sử dụng thời gian để vui chơi hết mình, cũng chính là lợi dụng vui chơi để hoàn toàn giải phóng bản thân, thoát khỏi những đau khổ và căng thẳng phải nhẫn chịu lâu dài, qua hành động vui chơi sẽ có thể mở ra quan hệ giao tiếp, làm phong phú thêm bản thân mình.
11. CÓ CÁI NHÌN “GẶP GỠ VÀ CHIA TAY” HOÀN CHỈNH
Trong quan hệ giao tiếp cũng cần có “bước tiếp nối”
Nếu có thể làm cho đối phương nói ra từ trong lòng “chúng ta nhất định phải gặp lại nhau”, thì cần bày tỏ phương pháp gặp gỡ, điều này là đúng đắn nhất. Nếu đối phương không cảm nhận hết thú vui của sự gặp gỡ, thì đừng khinh suất nói ra những lời như vậy.
Bất kể là nội dung cuộc nói chuyện thú vị, hay thái độ nghe của bạn rất thành thực, đối phương mới có cảm tình với bạn. Bất luận thế nào, nếu bạn không làm rung động trái tim đối phương, thì người khác sẽ không muốn gặp lại bạn một lần nữa làm gì. Khi gặp gỡ với mọi người thường xuất hiện tình trạng như vậy.
Vậy thì, rốt cục là do nguyên nhân nào tạo nên sự khác biệt này? Do nhiều nhân tố phức tạp có liên quan tới đối phương như nhân phẩm, thời gian và địa điểm, thời cơ…, vì thế không thể kết luận qua loa, đại khái, chí ít cũng phải chú ý mấy điểm sau:
Cũng như một bài văn hay vậy, đều có những “bước tiếp nối” rõ ràng, một cuộc gặp gỡ cũng cần sự chuẩn bị chu đáo. Trước hết cần suy xét xem phải vận dụng phương thức đối thoại nào mới để lại cho đối phương ấn tượng tốt đẹp. Như thế sẽ làm cho đối phương cảm thấy bạn có phẩm chất khiêm nhường và tính cách thẳng thắn, đồng thời vui vẻ gặp gỡ, nói chuyện với bạn.
Trong giao tiếp hiện đại, tránh cách nói năng huyên thuyên, điều này làm cho người ta khó chịu. Tuyết đối không nên như vậy! Đối với những lời nói ban đầu, cần nắm lấy cái khái quát nhất, trước khi đạt tới mục đích, thì không đưa ra sự miêu tả chi tiết nào.
Khi gặp gỡ, cần nhằm đúng vào tiêu điểm của việc mà đối phương hỏi để trả lời, nói năng rõ ràng và giản dị sẽ có sức hấp dẫn. Vả lại, nhân lúc chia tay, nói những lời từ biệt càng cần vui vẻ, ví dụ hãy nói lớn “Nhờ có anh nên tôi có được những giờ phút vui vẻ, càng cảm ơn anh vì anh đã bớt chút thời gian để gặp tôi”. Lúc này nếu bắt tay tạm biệt đối phương, phải nắm thật chặt tay đối phương để tỏ thái độ vui
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.