Người Mặt Nạ Đen Ở Nước An Giép
GẦN ĐẾN ĐÍCH RỒI
(Ô-lếch gửi số Không)
Thế là bọn mình sắp đến đích rồi, Số Không ạ.
Chị chữ F lại dẫn bọn mình đến cái chỗ bữa trước có một tòa lâu đài vừa mọc lên rồi lại đổ sụp ngay. Cậu nhớ tòa lâu đài ấy làm bọn mình thích thú như thế nào chứ?
Chị chữ F nói:
- Bây giờ đến lúc các bạn lập được phương trình rồi đây. Các bạn hãy tìm gặp bất kì Người lập phương trình nào cũng được. Người nào cũng có thể dạy các bạn một điều mới mẻ. Ở đây người ta lập phương trình cho mọi hoàn cảnh, mọi hoạt động trong cuộc sống.
Thôi thì đủ thứ! Ngày nay không có phương trình thì chẳng làm ăn gì được hết. Định xây một cái cầu ư? – Phải lập phương trình; muốn phóng một con tàu vũ trụ ư? – Phải lập phương trình. Muốn xây dựng lò phản ứng hạt nhân hay muốn khoan đất tìm dầu, và thậm chí muốn đóng một đôi giầy, đều cần lập phương trình trước đã, rồi giải phương trình, sau đó mới bắt tay vào thực hiện. Có như thế mới chính xác.
Bọn mình được dịp quan sát nhiều Người Lập phương trình làm việc. Thuật lại hết mọi chuyện thì một núi giấy cũng không đủ. Cho nên, mình chỉ kể cho cậu nghe một vài chuyện thôi. Lần đầu tiên như thế cũng là đủ rồi.
Trên công trường này, ngoài những Người Lập phương trình ra, còn có nhiều cậu tập sự. Đại loại như bọn mình. Bọn họ vừa mới học thôi cho nên cũng bí luôn. Nhưng những người lập phương trình không nổi nóng mà kiên nhẫn giảng giải những chỗ sai cho họ hiểu.
Một cậu tập sự phải xây một bức tường gạch. Cậu ta cứ xếp được vài hàng lại phá đi xây lại. Bọn mình nghe thấy cậu ta nói một mình:
- Thế này thì đến một chục năm cũng không xong! Tính với toán gì!
- Cậu làm gì đấy? – Ta-nhi-a lại gần, hỏi.
- À, mình xây tường, – cậu ta thở dài. – Nhưng chưa đi đến đâu cả…
- Chắc là tại cậu không có xi-măng. – Xê-va đoán.
- Không, cần gì đến xi-măng.
Nói xong, cậu ta đưa cho bọn mình xem một mảnh giấy ghi đầu bài toán: “Xây một bức tường cao năm hàng gạch sao cho mỗi hàng trên ít hơn hàng dưới hai viên gạch. Cả thảy phải dùng 145 viên gạch”.
- Chẳng lẽ khó đến thế cơ ư? – Bọn mình sửng sốt.
- Chứ còn gì nữa! Vì ở đây không nói rõ phải xếp bao nhiêu viên gạch ở hàng thứ nhất. Mà không nói rõ cái đó thì mình chịu. Mình đã xếp thử 30 viên. Như thế thì hàng thứ hai 28 viên, hàng thứ ba 26 viên, hàng thư tư 24 viên và hàng thứ năm 22 viên. Hóa ra còn thừa 15 viên. Mình lại thử xếp hàng thứ nhất 35 viên, hàng thứ hai 33 viên v… nhưng đến hàng thứ năm thì thiếu.
Xê-va bèn đề nghị:
- Để mình làm thử xem sao!
Cậu ta xếp hàng thứ nhất 34 viên, hàng thứ hai 32 viên v.v…
Đến hàng thứ năm lại vẫn thiếu.
- Chịu thôi, không sao đoán được!
- Nhưng có cần phải đoán đâu. – Có tiếng ai là lạ nói xen vào.
Đấy là một Người Lập phương trình, một chữ T vừa đến gần bọn mình. Chào hỏi nhau xong, chữ T nói tiếp:
- Lập phương trình tốt hơn là đoán. Ta coi số viên gạch ở hàng thứ nhất là ẩn số và kí hiệu bằng chữ x. Như vậy số gạch ở hàng thứ hai sẽ là bao nhiêu nếu hàng thứ hai ít hơn hàng thứ nhất hai viên?
- Dĩ nhiên là x – 2, – Ta-nhi-a đáp.
- Đúng. Vậy hàng tiếp sau sẽ có x – 4 viên, rồi đến x – 6 viên và cuối cùng hàng thứ năm có x – 8 viên. Như thế cả thảy là bao nhiêu viên?
- Là tổng của các số trên. – Xê-va khẽ nhắc: x + (x – 2) + (x – 4) + (x – 6) + (x – 8)
- Đúng. Mà theo đầu bài, thì số gạch tổng cộng là một trăm bốn mươi nhăm. Cho nên ta sẽ có.
x + (x – 2) + (x – 4) + (x – 6) + (x – 8) = 145
- Bây giờ thì đơn giản quá rồi, – Xê-va khoát tay, ra vẻ coi thường. – Chỉ việc hô “An-giép! An-mu-ca-ba-la!”. Một phút thôi là xong!
- Chưa xong, chưa xong! – Người Lập phương trình bác ý kiến đó. – Bạn quên chưa ước lược các số hạng đồng dạng trong vế trái của phương trình.
Ước lược các số hạng đồng dạng xong thì được: 5x – 20 = 145
- Bây giờ đúng là có thể bắt tay vào khôi phục đấy.
Số âm hai mươi được chuyển sang vế phải và đổi dấu. Được 5x
= 165 và x = 33. Mình quên không kể với cậu rằng bọn mình không dùng giấy bút để lập và giải phương trình đâu: đã có những người tí hon chữ và số giúp bọn mình. Giải xong phương trình là chữ x được giải bùa ngay lập tức. Nó vẫy cái mặt nạ chào bọn mình rồi chạy biến đi. Bọn mình thử lại đáp số và xây thử bức tường thì thấy đúng thật:
33 + 31 + 29 + 27 + 25 = 145
Sau đó bọn mình gặp lại anh chàng tí hon bữa trước định đào móng nhà. Anh ta đứng cạnh một Người Lập phương trình và đang cùng người đó cắm cúi giải bài toán này. Bọn mình lại gần để giúp họ. Phương trình này xem chừng phức tạp hơn phương trình trước một chút.
Người Lập phương trình nói:
- Như vậy là anh có ba máy xúc. Máy thứ nhất đào trong bốn giờ thì xong, máy thứ hai đào xong trong ba giờ, máy thứ ba đào xong trong mười hai giờ. Chắc cái này cũng là loại máy yếu. Anh muốn cả ba máy cùng đào một lúc. Dĩ nhiên phải nhanh hơn. Nhưng bao lâu thì xong? Ta sẽ lập phương trình. Đặt cái gì là x bây giờ nhỉ?
Mình bèn đề nghị:
- Đặt thời gian mà cả ba máy xúc cùng làm sẽ đào xong móng nhà là
- Đúng. Cứ nói tiếp đi!
Khỉ quá! Mình cứ ấp a ấp úng.
- Thôi được! – Người Lập phương trình nói. – Phải giúp cậu thôi. Ta hãy xét xem trong một giờ mỗi máy xúc đào được một phần bao nhiêu móng nhà. Muốn thế, ta qui ước thể tích của toàn bộ móng nhà là một đơn vị.
- Thế thì suy ra được cái gì? – Xê-va hỏi.
- Suy ra được rằng máy xúc thứ nhất trong một giờ đào được một phần tư móng, máy thứ hai đào được một phần ba móng, máy thứ ba đào được một phần mười hai móng nhà.
- Đúng rồi! – Người Lập phương trình mừng rỡ. – Vậy cả ba máy cùng làm việc trong một giờ sẽ đào được bao nhiêu phần móng nhà?
Xê-va trả lời ngay:
- Đào được móng nhà.
- Giỏi lắm! Thế trong x giờ thì sao?
- Sẽ đào được x lần nhiều hơn, – Ta-nhi-a trả lời. – Và đó cũng chính là toàn bộ cái móng nhà mà ta đã qui ước có thể tích bằng một đơn vị.
Thế là bọn mình được phương trình:
Giải phương trình này thì dễ quá rồi.
Vậy x bằng mười hai phần tám hay
Thành thử cả ba máy xúc cùng làm việc trong một giờ rưỡi sẽ đào xong móng nhà.
Nói ra thì bảo là tự mãn, chứ mình cảm thấy rất khoái chí khi chữ x bỏ được chiếc mặt nạ ra và cảm ơn bọn mình rối rít.
Anh chàng tí hon ba chân bốn cẳng chạy một mạch về chỗ các máy xúc của mình, và Người Lập phương trình lại ra cho bọn mình một bài toán nữa, cũng giống như bài trước, nhưng… Nhưng thế nào thì lát nữa cậu sẽ rõ.
Người Lập phương trình nói:
- Chẳng giấu gì các bạn, tôi đã chán ngấy những bài toán như thế này rồi. Cứ phải lập đi lập lại phương trình luôn luôn. Đâu mà chẳng có việc xây dựng, đâu mà chẳng có việc đào móng. Đã đến lúc phải tìm ra một lời giải chung cho tất cả các bài toán tương tự như thế. Vì dù sao thì chúng ta cũng đang sống ở nước An-giép…
- Cho nên chúng ta phải đơn giản hóa và khái quát hóa, – Xê-va tiếp lời.
- Đúng quá rồi! Vậy các bạn có muốn cùng tôi tìm ra lời giải chung ấy hay không?
Bọn mình gật đầu tán thành. Người Lập phương trình bắt đầu lập luận:
- Vì máy xúc có nhiều loại, công suất khác nhau, cho nên ta giả sử máy xúc thứ nhất đào xong móng trong a giờ, máy xúc thứ hai đào xong trong b giờ, máy xúc thứ ba đào xong trong c giờ. Hỏi cả ba máy cùng đào móng thì bao lâu sẽ xong?
Mình nói:
- Theo ý tôi thì cách giải cũng giống như trong bài toán trước, có điều là bài toán kia có con số cụ thể, còn bây giờ thì biểu diễn bằng chữ. Ta lại đặt số giờ cần thiết để làm xong công việc là x và toàn bộ khối lượng công việc là một đơn vị.
- Được, cứ thế mà làm, – Người Lập phương trình tỏ ý tán thành.
Đến lượt Ta-nhi-a lập luận:
- Rõ ràng từ trong một giờ, máy thứ nhất hoàn thành được khối lượng công việc. Đọc là một phần a công việc, phải không ạ?
- Đúng, đúng!
- Thế thì trong một giờ máy xúc thứ hai hoàn thành được một phần b: công việc, máy thứ ba hoàn thành được một phần c: công việc. Và cả ba máy cùng làm việc trong một giờ sẽ đào được một phần công việc bằng tổng của các phân số trên.
Bây giờ lập phương trình chẳng khó khăn gì nữa, vì trong x giờ cả ba máy xúc sẽ đào được x lần nhiều hơn.
- Thế là các bạn đã lập được phương trình rồi đấy. – Người Lập phương trình
- Bây giờ còn phải ước lược số hạng đồng dạng nữa chứ, – Xê-va nói. Chắc hẳn cậu ta còn nhớ chuyện bị “hố” mới đây của mình.
- Không cần, – Người Lập phương trình không đồng ý. – Trong phương trình này tôi không thấy có số hạng nào đồng dạng với nhau cả. Chỉ cần cộng ba phân số trong dấu ngoặc là được. Muốn thế ta phải qui đồng mẫu số và thêm những số nhân phụ vào mỗi phân số.
- Cái ấy thì chúng tôi biết rồi, – Ta-nhi-a xen vào và viết luôn
- Gớm, sao mà hệ số của x cồng kềnh thế! Có người dẫn dường như thế thì cũng đến phát sợ.
Người Lập phương trình hỏi:
- Muốn tìm x, còn phải làm gì nữa?
- Phải chia vế phải của phương trình, tức là số một, cho hệ số kia, – Ta-nhi-a trả lời.
Cái này thì cô ta thạo lắm:
Chữ x đến gần Ta-nhi-a, cúi chào cô bé và vẫy cái mặt nạ thay cho mũ. Cứ y như chàng Đác-ta-nhan trong tiểu thuyết Ba người lính ngự lâm của A-léc-xăng Đuy-ma ấy thôi!
- Thế là các bạn có một phương trình thích hợp với ba máy xúc bất kì rồi đấy. – Người Lập phương trình nói thêm – Có lẽ các bạn cũng muốn thử lại xem có đúng không chứ?
Thật là gãi đúng chỗ ngứa của Xê-va. Cậu ta liền thay a, b, c bằng các số trong bài toán trước là 4, 3, 12
- Đơn giản hóa và khái quát hóa! Đơn giản hóa và khái quát hóa! – Xê-va vừa tấm tắc khen vừa vỗ bình bịch vào bụng, cứ như là vừa được chén một món gì ngon lắm vậy.
Cậu ta lại tiếp tục nghĩ ra những con số khác. Mỗi lần tính xong cậu ta lại lẩm nhẩm nhắc lại câu nói trên và lại vỗ bình bịch vào bụng. Cậu ấy quên khuấy mất rằng liệu bây giờ đã đến lúc nghiên cứu bài toán của vỏ quả đậu và thử tự mình lập phương trình hay chưa? Phải hỏi ý kiến lá bùa đã. Ít lâu nay nó cứ nằm im thin thít trong túi, chẳng cựa quậy và lên tiếng gì hết. Rõ ràng là nó thấy chưa đến lúc phải can thiệp. Mình rút lá bùa ra và gí sát vào mũi Xê-va. Vừa trông thấy cái vỏ đậu, Xê-va đã giật nảy mình và vỗ đồm độp vào trán. Và mấy phút sau bọn mình đã chễm chệ ngồi trên chiếc ghế đá trong Vườn hoa Khoa học và Nghỉ ngơi.
Chuyện tạm ngừng ở đây. Chịu khó chờ thư sau, Số Không nhé! Truyện dài đăng báo người ta vẫn thường làm như thế. Đến chỗ nào hay nhất thì người ta cắt và viết: “Muốn biết chuyện xảy ra thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ”.
Ô-lếch.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.