Người Mặt Nạ Đen Ở Nước An Giép

KHÁM PHÁ ĐƯỢC BÍ MẬT RỒI!



(Ta-nhi-a gửi Số Không)

Điều ước ao của chúng ta đã được thực hiện rồi, Số Không ơi! Bọn mình vào vườn hoa, đến ngồi ở một cái ghế đá và lần đầu tiên trong đời đã tự mình lập được phương trình.

Dĩ nhiên chẳng phải dễ dàng gì. Nghĩ nát óc đấy. Thoạt tiên phải đọc đi đọc lại thật kĩ đầu bài toán của vỏ quả đậu. Nhắc lại đầu bài cho cậu nghe cũng chẳng hại gì:

“Thoạt tiên Số Không ăn một phần ba số hạt của tôi, rồi nó lấy thêm hai hoặc bốn hạt nữa, sau đó tôi bị mất một nửa số hạt còn lại, nhưng Số Không trả lại tôi một nửa số hạt nó vừa lấy, sau đó tôi lại cho đi hai hạt, còn một hạt cuối cùng bị gió thổi bay mất. Hỏi tôi có bao nhiêu hạt? Vỏ quả đậu”.

Mới đầu, bọn mình tưởng bài toán khó lắm, chẳng tài nào giải ra được nhưng đã có Ô-lếch! Không ngại! Ô-lếch làm cho bọn mình yên tâm và có thêm can đảm. Cứ chăm chú xem xét là sẽ ra tất.

Ô-lếch bảo:

  • Ta hãy lập luận cái đã. Trước hết phải xem trong bài toán này ẩn số là gì.
  • Là số hạt trong vỏ quả đậu chứ còn gì nữa.
  • Đúng. Thế thì ta kí hiệu số hạt đậu là

Ô-lếch lấy giấy bút ra định ghi. Nhưng Xê-va đã cắt ngay. Cậu ấy tự nhiên hét ầm lên:

  • Trông kìa! Trông kìa!

Đến là khó chịu với anh chàng này! Chuyên môn nhìn ngang nhìn ngửa. Mình quay lại định chỉnh cho cậu ta một trận. Nhưng mình bủn rủn cả chân tay: Pôn-sích trắng như bông đang cặp kè với một người đeo mặt nạ đường hoàng đi tới xem ra có vẻ thân mật lắm. Không ai dám bảo mới gần đây thôi họ còn có quan hệ căng thẳng với nhau.

Chữ x lại gần và rụt rè nghiêng người chào bọn mình. Anh ta mới lịch thiệp và hòa nhã làm sao! Đến nỗi Xê-va đâm nghi: nhỡ ra không phải anh ta là người bọn ta đang tìm thì sao?

Nhưng đúng là chữ x của bọn mình, chữ x trong phương trình của bọn mình ấy mà. Anh ta đứng yên, chờ bọn mình giải bùa cho. Bọn mình vội bắt tay ngay vào công việc.

Bọn mình kí hiệu số hạt đậu là x. Số Không ăn mất một phần ba số hạt đó, tức là . Rồi nó lại lấy thêm mấy hạt nữa: hoặc là hai, hoặc là bốn hạt.

  • Ta cứ cho là Số Không lấy thêm hai hạt đi, – Xê-va nói.
  • Thế nhỡ nó lấy bốn hạt thì sao?
  • Thì giải một lần nữa chứ
  • Nhưng như thế lại có hai đáp số, – mình bác ý kiến đó. – Không được!

Ô-lếch lại phải hòa giải:

  • Việc gì phải tranh cãi? Tốt nhất là ta hãy nhớ lại xem trong những trường hợp như thế này thì ở An-giép người ta xử sự như thế nào. Ta thử kí hiệu số hạt đậu mà Số Không lấy thêm là a xem sao.
  • Ý kiến hay tuyệt! Vì một chữ có thể hiểu ngầm là bất kì số nào cũng được, dù là hai hay là bốn đều được cả.

Ô-lếch nói tiếp:

  • Vậy Số Không lấy tất cả hạt đậu. Ta làm tiếp nhé.

Trong lá bùa có nói: “Tôi bị mất một nửa số hạt còn lại”.

  • Số Không lấy đi rồi thì còn lại bao nhiêu hạt nhỉ? – Xê-va hỏi.
  • Nếu tổng số hạt đậu là x thì còn lại hạt, – mình trả lời
  • Hay là hạt, – Xê-va tinh gọn hơn.
  • Nhưng vỏ đậu lại mất tiếp một nửa số hạt còn lại, Ô-lếch lập luận, – tức là mất:

    Đến lúc        này         vỏ        đậu         mất         cả        thảy:

 hạt đậu

 

  • Các cậu xem này, – Xê-va nhận xét, – Số Không trả lại một nửa số hạt nó vừa lấy. Như thế có nghĩa là nó trả lại một hạt hoặc hai hạt.
  • Và nếu nó lấy a hạt thì nó đã trả lại  hạt, – Ô-lếch lập luận.

Mình bèn nói luôn

  • Vậy bây giờ số hạt bị mất bớt đi được :
  • Và sau rốt, vỏ đậu lại cho đi hai hạt, còn lại một hạt cuối cùng bị gió thổi bay mất. Thế là mất thêm 3 hạt nữa, – Xê-va nhẩm.

Bọn mình bèn viết lại toàn bộ số hạt mà vỏ đậu bị mất từ đầu đến cuối:


Xê-va thở dài:

  • Những cái ấy đều hay cả, nhưng mình vẫn chưa thấy phương trình đâu hết.
  • Sao? – Ô-lếch ngạc nhiên. – Chẳng là gió thổi bay mất hạt đậu cuối cùng mà lị. Cho nên những điều chúng ta vừa viết ra chính là toàn bộ số hạt trong vỏ quả đậu chứ gì.

Xê-va mừng quýnh:

  • A-ha! Số hạt ấy ta vừa kí hiệu là x đấy. Ô-lếch bèn kết luận:
  • Thành ra ta có

 

Và thế là đã lập xong phương trình! Bọn mình nhìn nhau và mỉm cười một cách ngượng nghịu. Bỗng Xê-va cất cao giọng vịt đực ngân nga: “Chỉ còn một chuyện cuối cùng. Biên niên pho sử nên công hoàn toàn”. Đúng là thằng rồ!

Bất giác bọn mình hốt hoảng ngước nhìn lên: có chuyện gì thế? Thì ra tứ phía đều có những cặp mắt cảm thông đang chăm chú theo dõi bọn mình. Chao ôi! Toàn là những người quen thuộc ở đây cả. Kia là bà mẹ Số Hai và hai cô bé sinh đôi của bà đang mỉm cười âu yếm. Đây là anh chữ D nghiêm nghị. Rồi cả chị chữ F dẫn đường cho bọn mình gần đây, cả nhà ảo thuật, ông cụ Trưởng phòng cân đo, Người Lập phương trình và ông cửa hàng trưởng quán cà phê “Úm ba la” nữa đều có mặt ở đây cả. Thậm chí cô bé Đơn vị Ảo khiêm tốn cũng tạm rời cái đu quay đến đây.

  • Có chuyện gì thế? – Xê-va lo lắng hỏi.
  • Các cháu đừng sửng sốt, – bà mẹ Số Hai đáp. – Ngay từ những ngày đầu tiên các cháu đến thăm nước An-giép này, chúng tôi đã dõi theo các cháu từng bước chân… Chúng tôi mong mỏi các cháu sẽ yêu quí đất nước chúng tôi, và những ngày sống ở đây sẽ làm cho các cháu trở nên khỏe mạnh hơn và giàu có hơn!

Ô-lếch xúc động nói:

  • Xin cảm ơn các bác và các bạn! Nếu không có các bác và các bạn thì không bao giờ chúng tôi có thể lập được phương trình, không bao giờ chúng tôi khám phá được bí mật của Người Mặt Nạ Đen.

Chữ x đang đứng nấp một bên bèn khẽ giật tay áo Ô-lếch.

  • Anh đừng quên rằng bí mật chưa khám phá xong đâu, – anh ta vừa thì thào vừa chỉ vào cái mặt nạ của mình.

Ừ nhỉ! Lập xong phương trình, bọn mình sướng quá quên béng mất là còn phải giải phương trình nữa.

  • Bây giờ thì dễ như trở bàn tay, – Xê-va khoát – Trước hết hãy mở dấu ngoặc đã.

Bọn mình mở dấu ngoặc, được:

  • Các số hạng đồng dạng trong vế phải, ước lược! – mình ra lệnh.

Các số hạng đồng dạng được ước lược. Thế là hiện ra phương trình:

  • Tuyệt chưa, chẳng còn a nào nữa! Chúng đi đâu hết thế nhỉ? Ô-lếch nhìn Xê-va tỏ vẻ không vừa ý:
  • Phải chịu khó suy nghĩ chứ! Ta có một a mang dấu dương và hai nửa a mang dấu âm. Nhưng hai nửa a chẳng qua là một a. Một a dương và một a âm phải triệt tiêu Hiểu chưa? Ta tiếp tục làm thôi. Bây giờ phải làm gì nào?

Mắt Xê-va sáng lên:

  • Để mình nói, được không? An-giép! An-mu-ca-ba-Ia!

Bọn mình chuyển ẩn số cùng với hệ số của nó từ vế phải sang vế trái và đổi dấu đi được:


Hay


Mình nói ngay:

  • Thành ra x gấp ba lần

Ô-lếch bèn trịnh trọng tuyên bố:

  • Tức là x bằng chín! x = 9

Vừa dứt lời thì chiếc Mặt Nạ Đen đã rơi tuột xuống đất.

  • Hoan hô!!! – Bọn mình hét vang lên.

    Hoan hô! Hoan hô! – Dân chúng nước An-giép cũng vỗ tay cổ vũ.

Trong lúc bọn mình đang giải phương trình thì họ đứng yên, cứ như là không có mặt họ ở đấy. Nhưng bây giờ họ cười nói ran ran. Nhất là chữ x. Anh ta ôm chầm lấy bọn mình, siết chặt đến nỗi suýt nữa thì bọn mình nghẹt thở, rồi anh ta khoa chân múa tay nhảy một điệu múa rất lạ.

Nhưng có lẽ vui hơn cả là Pôn-sích. Nó thôi không múa nữa, và cứ hết chạy từ chỗ Xê-va đến chỗ Ô-lếch lại chạy từ chỗ Ô-lếch đến chỗ mình. Nó nhảy cẫng lên đến tận mặt bọn mình để nhìn chằm chằm vào mắt từng người và thè lưỡi ra liếm vào mũi từng người một.


Duy chỉ có một nhân vật trong đoàn thám hiểm của mình là cứ lặng lẽ như không, đến nỗi suýt nữa bị bọn mình quên khuấy mất. Đó là cái vỏ quả đậu.

Tuy vậy, bọn mình cũng vẫn nhớ đến nó. Xê-va thò tay vào túi, rút nó ra. Và bọn mình hết sức ngạc nhiên khi thấy vỏ đậu nãy giờ không lép kẹp nữa mà lại có đầy đủ hạt ở bên trong. Trên mặt vỏ quả đậu bóng láng thấy nổi hẳn lên chín hạt đậu nối tiếp nhau nằm gọn lỏn trong đó.

Thật là một ngày tuyệt diệu! Mình có thể viết hàng chục bức thư kể về ngày vui này. Nhưng cần gì phải làm thế nhỉ? Nay mai bọn mình sẽ trở về nước Tí Hon và sẽ kể hết mọi chuyện cho cậu nghe cơ mà.

Ta-nhi-a.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.