Người Mặt Nạ Đen Ở Nước An Giép

NHỮNG NGƯỜI THỢ LÀM BÁNH KIÊM NGHỆ SĨ TUNG HỨNG



(Xê-va gửi Số Không)

Số Không ơi! Cậu thấy thế nào, mình tường thuật nghe có được không? Tất nhiên anh chàng tường thuật ở đài phát thanh còn nói hay hơn nữa cơ. Còn mình thì cũng chỉ tàm tạm thôi.

Nhưng trong thư này mình sẽ kể những chuyện xảy ra tiếp theo sau bằng lời lẽ của chính mình nhé:

Đài phát thanh báo tin: “Tiết mục tiếp theo của chương trình biểu diễn là: những người thợ làm bánh vui nhộn. Một trò tung hứng cao cấp! Nhân và chia các lũy thừa”.

Ba chữ c chạy ra sân cỏ. Chữ nào cũng đội mũ “đầu bếp” trắng bong, tay cầm một chiếc gậy, trên đầu gậy cắm những cái vòng tựa như những cái vòng chồng tháp của trẻ con chơi. Có điều là những cái vòng này không nhỏ dần từ dưới lên trên và đủ thứ màu như đồ chơi trẻ con mà đều bằng nhau và có màu vàng óng như những cái bánh nướng.

Quả thật đó là những cái bánh nướng bằng bột anh túc! Một bác thợ có hai chiếc, một bác có ba chiếc. Bác thứ ba thì chẳng có chiếc bánh nào trên đầu gậy cả.

Âm nhạc bắt đầu nổi lên.

Bác thợ thứ nhất rút cái bánh trên cùng ra và tung lên thật là khéo, cái bánh liệng trong không khí thành một cung cong và rơi tọt vào đầu gậy của bác thứ ba. Tiếp theo cái thứ nhất, cái bánh thứ hai cũng bay vút lên và rơi trúng đầu gậy đó. Bác thợ bánh thứ hai cũng làm như vậy. Thế là rốt cục ở đầu gậy của bác thứ ba có năm cái bánh mà đầu gậy của hai bác thợ kia thì chẳng còn một cái bánh nào cả.

Sau đó các nghệ sĩ tung hứng xếp hàng theo cách khác. Lần này, đầu gậy của bác thứ nhất có ba cái bánh, bác thứ hai có sáu cái bánh, bác thứ ba không có cái nào. Nhạc lại nổi lên, và các vòng lại bay vun vút. Trên đầu gậy của bác thứ ba bây giờ có chín cái bánh, mà hai bác kia thì hết bánh.

  • Tài thật, – chữ D nói. – Không cái bánh nào trệch ra ngoài cả.
  • Tài quá đi rồi. Nhưng sao lại là nhân lũy thừa? – Mình hỏi. – Mình không hiểu ra sao cả.
  • Thế mà mình hiểu đấy, – Ta-nhi-a khoe. – Khi nhân các lũy thừa thì phải cộng các số mũ lại:

c3.c6 = c3+6 = c9

  • Đúng lắm! – Chữ D – xác nhận. Số bánh trên đầu gậy biểu thị số mũ của lũy thừa.
  • Cứ cho là như thế đi, nhưng mình vẫn chưa hiểu, – mình phàn nàn.

Chữ D liền nói:

  • Bạn cứ nhìn xuống sân là khắc hiểu thôi.

Mình đưa mắt nhìn xuống sân có thì thấy hai chữ c (một chữ mang ba cái bánh ở đầu gậy, và chữ kia mang sáu cái bánh) đứng cạnh nhau, và giữa họ xuất hiện dấu nhân là một cái chấm. Ngay lúc ấy thấy chín chữ c chạy ra. Mỗi chữ mang một gậy trên đầu có một cái bánh. Ba chữ đứng thay vào chỗ chữ c có ba cái bánh, và sáu chữ đứng thay vào chỗ chữ c có sáu cái bánh. Lúc ấy bác thợ bánh mang cái gậy không có bánh đứng tách riêng ra bằng một dấu đẳng thức và lẽo đẽo đi theo những bác thợ khác. Hai bác thợ bánh ra sân lúc đầu bèn giao hết bánh của họ cho bác thứ ba này, và bây giờ ta có:

Lần này quả thực mọi chuyện đã rõ ràng, c lũy thừa ba nhân với c lũy thừa sáu cũng chẳng khác nào c nhân với c chín lần cả thảy, hay c lũy thừa chín.

Sau đó chuyển sang tiết mục chia các lũy thừa, người ta đẩy một chiếc xe cút kít hai tầng ra sân. Một nghệ sĩ tung hứng tay cầm chiếc gậy có ba cái bánh nhảy phốc lên tầng trên, đó là tử số. Một nghệ sĩ khác mang hai cái bánh nhảy lên tầng dưới, đó là mẫu số. Bỗng các bác chữ c bắt đầu rút bánh ra ăn: tử số ăn một cái, mẫu số cũng ăn một cái. Tử số ăn thêm cái nữa, mẫu số cũng ăn thêm cái nữa. Khi bác chữ c mẫu số ăn hết số bánh của mình thì bác ta biến mất. Trên sàn xe chỉ còn độc một cái gậy của bác ta thôi.

Nhưng bác c tử số thì vẫn còn một cái bánh lắc lư ở đầu gậy và bác ta vẫn bình thản đứng sàn xe.

Ô-lếch nói ngay:

  • Mình hiểu rồi. Phép chia là phép tính ngược với phép nhân.

Nghĩa là phải đem các số mũ trừ cho nhau chứ không cộng.

  • Đúng! – Ta-nhi-a tán thành. – Đem ba cái bánh trừ đi hai cái. Ở mẫu số còn lại cái gậy tức là số một đấy. Và ở tử số còn lại c với một cái bánh tức là c lũy thừa một.

Mình sực nhớ ra:

  • Lũy thừa một thì người ta không viết. Thành ra chỉ là c thôi.


Chữ D giải thích:

  • Thế là các bạn được số thương của hai lũy thừa. Bây giờ các bạn thử xem chia c lũy thừa hai cho c lũy thừa ba sẽ ra sao nhé.

Lần này ở tầng trên của xe là c tử số với hai cái bánh và ở tầng dưới là c mẫu số với ba cái bánh ở đầu gậy. Họ lại bắt đầu ăn bánh. Nhưng bây giờ chữ c tử số hết bánh trước. Bác ta biến mất và để lại cái gậy ở sân trên. Còn chữ c mẫu số thì còn lại một cái bánh trên đầu gậy và vẫn đứng trơ trơ ở tầng dưới.

Chữ D nói:

  • Các bạn xem, số thương bằng một chia cho c hay bằng một phần c như người ta thường nói.

Ô-lếch nói xen vào:

  • Cho phép tôi trừ hai số mũ nhé. Như vậy sẽ được:


Ta-nhi-a hốt hoảng:

  • Chết! Số mũ âm à?

  • Đúng thế! – chữ D ủng hộ Ô-lếch. – Một trên c và c lũy thừa âm một cũng giống

Thành ra nếu nâng một số nguyên lên lũy thừa âm thì nó biến thành một phân số:


,v.v….

Cậu rõ chưa hả Số Không? À, cậu còn nhớ chứ, dạo nọ cậu cứ muốn biết tại sao con mã lực kế của cậu không chịu vọt lên khỏi số một? Bây giờ thì thắc mắc của cậu được giải đáp đấy. Lũy thừa âm hai của năm cũng chẳng khác nào lũy thừa dương hai của một phần năm.


Không thể nào khác được. Chẳng là đối với các số âm thì mọi cái đều trái ngược mà lị! Và con số được nâng lên lũy thừa càng lớn thì phân số càng nhỏ, cho nên một nghìn nâng lên lũy thừa âm ba sẽ bằng một phần tỉ:


Mình buột miệng thốt lên:Ta quay lại chuyện đang kể nhé. Bây giờ mỗi bác chữ c ở tử số và mẫu số đều có ba cái bánh. Họ ăn hết bánh cùng một lúc và biến mất. Trên sàn xe còn trơ lại hai cái gậy của họ.

  • Đúng là trò ảo thuật! Chữ D khiêm tốn nói:
  • Có gì đâu! Chẳng qua đây là phép chia hai lũy thừa cùng bậc và có cơ số giống Kết quả là được một chia cho một.
  • Hay là cũng bằng một, – Ta-nhi-a bổ
  • Dĩ nhiên rồi! – Mình chêm vào. – Cậu tưởng là phát minh chắc! Số nào chia cho chính nó mà chẳng bằng một. Hai mươi chia cho hai mươi bằng một, ba mươi chia cho ba mươi bằng một, c lũy thừa ba chia cho c lũy thừa ba cũng bằng một. Có gì đáng nói cơ chứ.

  • Cậu tưởng thế đấy à? – Ô-lếch bác ý kiến của mình. – Theo tớ thì có điều đáng nói đấy.
  • Vì sao?
  • Vì bây giờ mình mới rõ tại sao lũy thừa bậc không của bất kì số nào cũng đều bằng một cả.
  • Thật không? Sao cậu biết?

  • Đơn giản thôi: c3 : c3 = 1, nhưng c3 : c3 = c3-3 = c0Thành thử c0 = 1

Gớm, cái anh chàng Ô-lếch này thánh thật! Giá cậu ta nghĩ ra điều này sớm hơn một chút thì mình đã không đến nỗi ngượng mặt ở bên cạnh cái lực kế bữa nó. Nhưng thôi, bây giờ đâu phải là lúc hối tiếc nữa. Vả lại thư mình viết cũng quá dài rồi. Cậu chịu khó đọc nhé. Chỉ còn một ít nữa thôi.

Xong tiết mục trên, các bác thợ bánh kiêm nghệ sĩ tung hứng rút lui. Rồi… những ai bước ra sân cậu có biết không? Nhất định cậu không tài nào đoán được đâu… Đó là… những Người Mặt Nạ Đen Trước đây mình cứ tưởng chỉ có một Người Mặt Nạ Đen. Hóa ra có cả một đội quân Mặt Nạ Đen, ít nhất cũng trên một trăm người. Đúng lúc ấy có cái gì nhọn nhọn đâm vào người mình. À! Lá bùa trong túi mình vừa tỉnh dậy. Thú thật là mình đã quên khuấy mất nó từ bao giờ rồi. Chắc nó muốn ra hiệu cho mình biết là Người Mặt Nạ Đen của bọn mình cũng có mặt ở đây? Nhưng làm sao tìm cho ra hắn? Bởi vì những Người Mặt Nạ Đen giống nhau như những giọt nước, hay nói đúng hơn, như những giọt mực. Giá có Pôn-sích ở đây thì hay biết mấy. Nhưng, khỉ quá, nó lại biến đâu rồi?

Mình vừa thoáng nghĩ như thế thì bỗng có một vật gì trắng như bông, xù lông lao vút vào đám đông. Khán giả ngoảnh nhìn cả về phía ấy. Trong chớp mắt Pôn-sích đã xông vào dám diễn viên đang nhốn nháo. Bỗng có một tài tử cắm cổ bỏ chạy. Pôn- sích rượt theo ngay.

  • Bắt lấy hắn! Bắt lấy hắn! – Mình hét lên rồi lao ra đuổi. Ta- nhi-a và Ô-lếch cũng chạy

Có chuyện gì xảy ra thế? Mọi người hoảng sợ đứng phắt dậy và xô nhau chạy ra cổng. Không biết bọn mình sẽ xoay xở ra sao nếu như không có cái vỏ đậu. nó toài ra khỏi túi mình, bay là là phía trước dẫn đường cho bọn mình. Thành ra may quá, chỉ một lát sau bọn mình đã tới một cái ngách để thoát ra phố một cách thoải mái.

Mình muốn cất vỏ đậu vào túi, nhưng nó vẫn cứ bay, bay mãi cho đến lúc bọn mình tới một căn nhà lộng lẫy.

Pôn-sích đã ngồi chồm hỗm ngay trước chiếc cửa lớn lắp kính của tòa nhà từ lúc nào, nó thở hồng hộc và nhìn bọn mình bằng cặp mắt ướt như hối lỗi. Và ở phía trên lấp lánh một cái biển lớn hình tam giác đề mấy chữ “Úm ba la”. Cậu có thấy xúc động không?

Xê-va.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.