Người Mặt Nạ Đen Ở Nước An Giép

VƯỜN HOA TRUNG TÂM “KHOA HỌC VÀ NGHỈ NGƠI”



(Xê-va gửi Số Không)

Xin chào ngài Giáo sư!

Chắc cậu cũng quen với chuyện Người Mặt Nạ Đen vẫn bặt tin rồi nhỉ. Nhưng bù lại, mình có nhiều chuyện lạ khác, cậu tha hồ mà thích nhé.

Mãi đến hôm nay mình vẫn chưa hiểu nổi cái nước An-giép này là thế nào nữa! Cái xứ này thật là muôn hình muôn vẻ. Khi thì bước vào một thành phố lớn rất hiện đại, khi lại gặp một thành phố nhỏ phương Đông thời cổ với những phố xá hẹp… Ở đấy đừng nói gì hai xe ca, chỉ hai con lừa thôi cũng không tránh nhau nổi. Thành phố nhỏ ấy tên là Khi-va.

Xưa kia, đây là một kinh đô. Bởi vì hơn một nghìn năm về trước, người sáng lập nên nước An-giép là Mô-ha-mét Íp-nơ Mu- xa An Khơ-va-rê-đơ-mi đã từng sống ở đây. Cậu đừng thấy cái tên dài dằng dặc mà đâm hoảng. Cũng dễ hiểu thôi, Íp-nơ Mu-xa có nghĩa là con trai của Mu-xa, tựa như tên đệm của người Nga ấy mà. An Khơ-va-rê-đơ-mi nghĩa là ở Khô-rê-đơ-mơ. Khô-rê-đơ- mơ là một quốc gia cổ, ở đó có thành phố Khi-va mà mình vừa nói ở trên. Tóm lại, ông ta là Mô-ha-mét con trai Mu-xa người xứ Khô-rê-đơ-mơ.

Ừ, về Mô-ha-mét thì bọn mình đã hiểu rõ rồi. Nhưng còn An- giép là gì? Nghe nói, đấy là một từ A-rập, có nghĩa là khôi phục lại. Cứ cho là như thế đi. Nhưng khôi phục lại cái gì mới được chứ? Bà mẹ Số Hai đã giải đáp thắc mắc của mình bằng câu phương ngôn mà bà ưa thích: “Rau quả có vụ chứ”. Và bà nói rõ rằng chính từ “An-giép” đã được người ta lấy để đặt tên cho một môn khoa học mà ngày nay trường nào cũng dạy cả: môn an- giép tức là đại số học. Gớm! Lại môn học ở trường! Đã tưởng được nghỉ ngơi! Chẳng trốn đâu cho thoát được khoa học. Ngay cái vườn hoa mà bà mẹ Số Hai dẫn bọn mình đến cũng được đặt tên là Vườn hoa Trung tâm Khoa học và Nghỉ ngơi. Mình phát chán lên được. Nhưng sau mới thấy cái vườn hoa này cũng không đến nỗi tồi. Ở đâu có nhiều trò chơi hấp dẫn lắm, đi một lần cũng không sao xem hết được.

Vườn hoa đông nghịt những người. Ngoài người tí hon ra còn có cả những chữ cái đi dạo chơi. Bọn mình cứ gặp họ luôn. Có những chữ bọn mình đã biết, nhưng cũng có những chữ hoàn toàn chưa biết mặt. Bà mẹ Số Hai gặp ai cũng chào hỏi niềm nở và gọi rõ tên từng người.

“Chào bác Pi! Bác Ô-mê-ga thân mến, bác có khỏe không? A, chú bé Ép-xi-lon nhỏ nhoi, lâu lắm ta không gặp chú đấy”

Bọn mình muốn tìm hiểu kỹ hơn các chữ cái, nhưng bà mẹ Số Hai hình như cố ý cứ kề cà trò chuyện mãi với một bà Xích-ma béo trục béo tròn. Bỗng bọn mình trông thấy một tòa nhà có biển đề: “Nhà tra cứu tự động”. Nơi bọn mình sẽ được giải đáp hết mọi thắc mắc đây rồi!

Bọn mình theo những bậc thềm rộng bước vào một gian phòng lớn, sáng sủa. Ở đây chỗ nào cũng thấy đặt những tấm bảng làm bằng chất dẻo. Mỗi bảng có một mi-crô và một loa phóng thanh. Cứ đến chỗ mi-crô nêu lên câu hỏi là sẽ được trả lời ngay. Ở nước An-giép cũng giống như ở nước Tí hon các cậu, chẳng có điều gì phải bí mật, giấu giếm cả. Ai cũng có thể nghe máy tự động trả lời người bên cạnh.

Đứng cạnh bọn mình là một chữ i bé nhỏ, vẻ kì dị, che một cái dù xinh xinh màu đỏ. Bọn mình nghe thấy cô bé buồn rầu hỏi máy:

  • Xin hỏi: liệu tôi có tìm được một chỗ sống ở đây không? Máy tự động suy nghĩ giây lát, rồi trả lời:
  • Có. Đơn vị Ảo cũng có nơi dùng đấy.

Đơn vị Ảo thở phào một cái nhẹ nhõm rồi vụt chạy biến. Cậu có hiểu ra sao không, hả Giáo sư? Đơn vị âm hãy còn chưa đủ hay sao mà lại còn thêm Đơn vị Ảo nữa chứ!

Bọn mình quyết định sẽ không để tai nghe những chuyện tào lao nữa, mà bắt tay ngay vào việc chính. Ô-lếch đến gần một cái mi-crô và nêu câu hỏi:

  • Xin hỏi: làm thế nào khám phá được bí mật của Người Mặt Nạ Đen?
  • Không có gì đơn giản hơn! – máy tự động trả lời, – Muốn thế phải giải một phương trình.
  • Phương trình nào cơ?
  • Phương trình mà các bạn tự lập ra ấy.
  • Nhưng lập như thế nào mới được chứ?
  • Hãy đọc bức thư trong vỏ quả đậu
  • Nhưng làm thế nào dịch được mật mã?
  • Đến quán cà phê “Úm ba la”.
  • Làm thế nào đến được đấy?
  • Muốn đến đấy phải tìm hiểu phong tục tập quán ở nước chúng tôi.

Mình buột miệng nói:

  • Chúng tôi tìm hiểu rồi.

Thế là máy tự động nổi nóng luôn:

  • Cậu thiếu niên kia ơi, ngay đến các quy tắc vận hành trên đường một ray, cậu cũng học chưa hết đâu!

Mình phát cáu:

  • Ai bảo bác thế? Chúng tôi đã biết cộng, trừ các số dương và số âm rồi đấy thôi.
  • Thế còn nhân? Còn chia? Còn phân số? Còn số ảo? Còn…

Máy tự động tuôn ra hàng lô danh từ mà bọn mình chưa từng nghe thấy bao giờ. Bọn mình quay ra hỏi nhau. Máy tự động càng tức sôi lên:

  • Thấy chưa? Ngay đến những điều thông thường nhất các cậu cũng còn chưa hiểu cơ mà. Thôi, chẳng nói chuyện đứng đắn với nhau được đâu!

Rồi máy im bặt. Bọn mình nêu câu hỏi nào máy cũng bỏ ngoài tai. Nhưng cuối cùng Ta-nhi-a cũng làm cho máy phải mủi lòng. Bọn con gái vẫn giỏi về mặt ấy mà. Cô nàng nói:

  • Bác máy tự động phúc đức ơi, bác đừng bực mình với chúng tôi. Chúng tôi ngốc nghếch chẳng biết gì đâu. Bác giúp chúng tôi đi!

Máy tự động ầm ừ do dự, rồi làu nhàu:

  • Thôi được. Đến chỗ cái khay kia lấy một đồng xu rồi bỏ vào cái khe ở phía dưới loa phóng thanh ấy.

Ổn rồi! Bọn mình đã sắp biết được bí mật của vỏ quả đậu xanh rồi!

Mình xúc động quá đến nỗi không làm sao bỏ được đồng xu vào khe hở nữa. Nhưng chỉ phí công vô ích thôi. Từ cái khe rộng ở bảng thấy hai tấm thiếp rơi ra. Trên thiếp in ảnh các chữ cái mà khi nãy bọn mình đã gặp ở ngoài vườn hoa. Mỗi ảnh in hai chữ, một chữ hoa và một chữ thường. Bên dưới đề tên chữ ấy. Hệt như là bức ảnh chụp học sinh lớp bọn mình hàng năm ấy.


Ô-lếch bèn nói:Mình bực tức đến phát khóc. Nhưng máy tự động (không hiểu sao bác ấy tinh thế, cái gì bác ấy cũng thấy) càu nhàu bảo rằng lần đầu tiên như thế là đủ lắm rồi, và chừng nào bọn mình chưa thuộc hết mặt chữ, tên chữ thì đừng có hỏi gì máy cả.

  • Thưa bác máy tự động đáng kính, chúng tôi sẵn lòng học mọi thứ, bao nhiêu cũng được. Nhưng xin bác hãy giảng cho chúng tôi được biết các chữ này là gì đã.
  • Ừ thì cứ hỏi, – máy tự động trở nên dễ tính, – ta không bao giờ từ chối chuyện đó cả. Trên tấm thiếp thứ nhất in ảnh các cư dân chính của nước An-giép, gồm hai mươi sáu chữ cái La-tinh. Vần chữ cái này được dùng ở nhiều nước. Xưa kia nó được công nhận ở Cổ La mã, và cho đến nay nhiều nước vẫn đang dùng. Nhưng còn những chữ in trên tấm thiếp thứ hai thì các bạn khó mà biết được. Đó là hai mươi bốn chữ cái đại diện cho vần chữ cái Hi Lạp. Ở An-giép cũng ít dùng thôi, nhưng các bạn cũng nên biết.


Vừa lúc ấy thì bà mẹ Số Hai đến. Bọn mình chia tay máy tự động và trở về con đường một ray để nắm vững lần cuối cùng cho xong các quy tắc vận hành rối rắm và phức tạp của nó.Bọn mình ngắm nghía hai tấm ảnh. Những chữ cái La-tinh thì không sao. nhưng những chữ Hi Lạp thì bọn mình không khoái lắm. Chúng uốn éo đến khiếp. Ví dụ như chữ kxi, trông chẳng khác gì con rắn!

Trước khi đi mình đã kịp bỏ một đồng xu vào khe và xoay thêm được hai tấm ảnh nữa. Mình gửi cho cậu làm tài liệu lên lớp lần sau.

Còn bây giờ thì kxi-pxi nhé! Thôi chào cậu. Xê-va


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.