Nửa Kia Của Hitler

3.



Hitler không phải là một tên ma cà bông lão luyện. Thành Viên huyền bí, thành Viên trọng yếu, thành phố nơi một lớp lót áo hay một cái túi trong cũng chứa đựng bao điều bí mật, thành phố của những quảng trường nơi người ta có thể ngủ đến sáng mà không bị cảnh sát tống cổ, thành phố của những trại tế bần, hội cứu tế, của những điểm phát chẩn xúp, thành phố mà ngay cả những nơi ngóc ngách cũng có một cái cổng để khách bộ hành tránh gió lạnh, sân trường học có mái che, tuyết cũng không rơi xuống được, những lớp học vắng tanh vào ban đêm nhưng vẫn nồng nàn hơi thở của ban ngày, thành Viên nơi ẩn mình sau những hàng cột của tu viện vẫn có những bà xơ tốt bụng và dũng cảm, không sợ những kẻ lang thang đầu đường xó chợ, vị linh mục gặp ai cũng mời uống chén rượu lễ, thành phố nơi những người theo đảng Xã hội đầy tình thân hữu sẵn sàng trải thêm nệm rơm trong hầm nhà mình để giúp người, thànhViên quy tụ người tứ xứ nơi vô vàn ngôn ngữ va đập vào nhau, cùn mòn dần để rồi chỉ còn lại một thứ ngôn ngữ phổ quát: ngôn ngữ của cái đói và cơn buồn ngủ, thành Viên, thành phố của công nghiệp tái chế nơi rác thải của các ngành công nghiệp đang phát triển như vũ bão đổ dồn về, Hitler hoàn toàn không biết đến thành Viên ấy. Cái thành Viên duy nhất mà Hitler có trong đầu là thành phố của những mặt tiền, thành Viên vinh quang, hoành tráng, hoa lệ, thành Viên của đại lộ Ring(4) mới xây dựng với những lối đi dài cho khách bộ hành và xe ngựa, thành Viên với những bảo tàng thượng thặng, của những nhà hát với hàng cột lớn, thành Viên cho khách du lịch nước ngoài, cho những sinh viên đang còn sửng sốt, thành Viên trong bưu ảnh.

Hitler lang thang vô định suốt đêm. Với cậu con trai của một viên chức quèn, việc

đi bộ như thế này là cái cớ duy nhất để giải thích việc tại sao hắn lại ở trên phố vào giờ này. Hắn nhất quyết không chịu ngồi lại hoặc ngủ trên một băng ghế ngoài đường. Làm những việc ấy tức là hắn hạ mình thành một tên ma cà bông.

Một bình minh nhợt nhạt chầm chậm đến, báo hiệu rằng hắn có thể chấm dứt việc đi lang thang. Hắn dừng trước cửa ga phía Đông thành phố, mặt tái nhợt.

Hitler bước vào ga. Trong khung cảnh nhà ga, hắn không còn phải bận tâm tìm cớ giải thích cho cái túi to tướng trên vai.

Đến bồn rửa tay, hắn bắt đầu rửa ráy gần như toàn thân. Đó là một việc mạo hiểm, bất tiện. Nhiều khách đi tàu vội vã vẫn ném những cái nhìn khinh bỉ về phía hắn nhưng Hitler lại thấy được khó khăn cổ vũ: đấu tranh để thân thể thơm tho, sạch sẽ như vậy chứng tỏ hắn là người đàng hoàng. Khi kết thúc công việc đó và khi mùi thơm hương chanh của bánh xà phòng công cộng lấn át mùi khai của khí amoniac, hắn cảm thấy gần như tiếc nuối việc mình vừa làm.

Hitler quay lại ke ga, ngồi lên đống hành lý và đợi.

Người đi, người lại tấp nập, nào là hành khách, phu khuân vác, nhân viên soát vé, trưởng ga, người bán xúc xích, viên chức ngành đường sắt, tất cả quay mòng mòng quanh hắn. Hắn là trung tâm còn cả thế giới đang quay. Hắn là cái trục chính. Hắn là người duy nhất suy ngẫm về những điều chính yếu, hắn là người duy nhất nhét đầy đầu mình những suy tư liên quan đến toàn nhân loại: hắn nghĩ đến bức tranh của mình, bức tranh lớn nhất thế giới. Bức tranh mà hắn sắp vẽ và nó sẽ làm hắn nổi tiếng.

– Này anh bạn trẻ, anh có thể giúp ta một tay không?

Phải mất một lúc Hitler mới định thần lại được rồi quay về phía bà già vừa lên tiếng.

Mấy cái vali này nặng quá, ta không thể xách được. Mong cậu vui lòng xách

giúp.

Hitler không thể tin được: cái sinh vật đội mũ, che voan, đeo găng và sực nức hương hoa huệ đang đứng trước mắt hắn đã không ngần ngại cắt đứt dòng suy tưởng cao nhã của hắn. Lớn gan làm sao! Hay đúng hơn là, vô tâm làm sao!

Cậu không thể giúp ta sao? Bộ dạng cậu nom tử tế đến thế kia mà.

Đương nhiên tôi là người tử tế rồi, Hitler nghĩ bụng. Bà ta cho mình là một thằng nhóc tội nghiệp mười tám tuổi đang đợi tàu. Bà ta không ý thức được rằng bản thân đang nói chuyện với một thiên tài.

Hitler mỉm cười và trong nụ cười ấy có tất cả sự khoan dung của một vị thần đang hạ mình ngang với loài người để chán ngán nói với họ: “Không, ta không giận các ngươi vì lẽ lúc nào cũng tầm thường như thế, ta tha thứ cho các ngươi.”

Hắn khoác cái túi của mình trên lưng, nhấc hai cái vali và mang chúng đến chỗ bà già lắm lời người Hungari giờ đang lập bập cảm ơn.

Khi đã leo lên xe ngựa, bà già nắm tay Hitler lắc thật mạnh trước khi bảo người xà

ích đánh xe đi.

Hitler xòe tay ra: bà ta đã dúi vào tay hắn một tờ bạc.

“Ôi ngôi sao may mắn của ta! Hitler tự nghĩ. Ngôi sao ấy lại một lần nữa tỏa sáng. Chính ngôi sao ấy đã dắt ta đi suốt đêm đến cái ga này, đã khiến bà khách người nước ngoài này đến bắt chuyện và để tiền vào tay ta. Cảm ơn mẹ. Cảm ơn.”

Lúc nãy, khi đang ngồi trên đống hành lý của mình, hắn đã cảm nhận thấy điều ấy:

hắn vẫn là trung tâm của thế giới. Hắn đã không nằm mơ.

Hắn quay lại nhà ga để thực hành bài học mà số mệnh đã dạy hắn. Suốt cả ngày, hắn giúp hành khách trên ga vận chuyển hành lý. Những hành khách nữ đi một mình bước xuống từ khoang hạng nhất nghi ngại nhìn đám phu khuân vác người Thổ, quá ồn ào, nước da ngăm ngăm, suồng sã chào mời. Ngược lại, họ đồng ý nhận sự giúp đỡ của chàng thanh niên xanh rớt này – chắc hẳn là một anh lính đang kỳ nghỉ phép – và khi xong việc, họ tỏ ra hào phóng hơn là đối với phu khuân vác chuyên nghiệp. Tất nhiên không ai trong số họ trả công hậu hĩnh hơn bà già người Hungari nhưng chính vì thế mà số phận đã gửi bà ấy đến với Hitler đầu tiên, chính là để mở đường.

Buổi tối, Hitler, sau khi tích cóp được một số tiền kha khá trong túi, rời khỏi ga và nhìn thấy một tấm biển “có phòng cho thuê” ở số 22 phố Felber. Hắn bước vào, đặt tiền lên bàn. Người ta dẫn hắn đến phòng số 16.

Hắn ngả người trên giường, tay đặt lên ngực và thì thầm mỗi một câu “cảm ơn mẹ” trước khi chìm vào giấc ngủ.

***

Ngay trên quãng đường đi từ đầu thành phố đến cuối thành phố để đến nhà bác sĩ Freud lần thứ hai, Adolf H. đã gặp vận rủi. Mải suy nghĩ, hắn quên chuyển xe điện mấy lần và buộc phải đi ngược lại.

Tôi biết rằng cậu sẽ đến muộn, khi mở cửa bác sĩ Freud chỉ nói vậy để chấm dứt một tràng dài những câu xin lỗi của chàng thanh niên.

Adolf không nói thêm lời nào nữa, sung sướng vì thoát khỏi rắc rối dễ dàng đến như vậy. Hắn ngả người trên chiếc đi văng.

Freud nhìn đồng hồ và ngồi xuống.

Hôm nay, cậu muốn kể tôi nghe chuyện gì nào?

Dù rất muốn nhưng Adolf phải khó nhọc lắm mới tìm được một chuyện để nói. Đầu óc hắn giờ giống như một căn nhà trống rỗng, không có đồ đạc, không tranh ảnh với những bức tường thạch cao màu trắng như tuyết. Hắn lang thang trong đó mà không nhìn thấy gì đặc biệt, không nắm bắt được gì.

Nhiều lần, hắn muốn bắt đầu nói một câu gì đó, nhưng chỉ ấp úng được vài từ rồi im bặt, không thể nói thêm một lời nào, thậm chí hắn còn cảm thấy hoảng sợ.

Bác sĩ Freud vẫn kiên nhẫn và dường như không ngạc nhiên bởi sự im lặng dài dặc của Adolf.

Sau một khoảng im lặng khó chịu kéo dài vô tận, Adolf quay về phía Freud, nhìn thẳng vào mắt ông và nói rành rọt:

Cháu xin lỗi.

Không có gì nghiêm trọng cả. Điều này cũng vậy, tôi cũng đã liệu trước rồi. Adolf bắt đầu lờ mờ hiểu trò chơi của bác sĩ Freud. Ông này khẳng định rằng ông

ta đã tiên liệu trước mọi điều – việc hắn gặp rủi ro, quên chuyển xe, đến muộn, ấp úng không nói được nên lời – sau khi mọi việc đã xảy ra rồi mới nói. Thế thì dễ quá! Người ta sẽ không thể cãi lại được và nếu ngây thơ thì người ta thậm chí có thể sẽ ngưỡng mộ sự mẫn tiệp của ông ta. Ông ta muốn giả làm nhà thông thái mà không phải nhọc công.

Lần tới nếu dự đoán trước điều gì, thưa bác sĩ Freud, mong bác sĩ nói trước cho cháu để cháu có thể xác minh những dự đoán đó là đúng hay sai.

Vậy thì tôi dự đoán rằng hết buổi hôm nay cậu sẽ căm ghét tôi.

Điều đó thì có khó gì để dự đoán đâu. Lão đã chẳng làm đầu ta điên lên rồi hay sao.

Sau đó, khi nhận ra rằng thái độ của mình dẫu sao cũng đang chứng minh rằng ông ta có lý, Adolf H. ép mình phải dịu giọng.

Chúng ta tiếp tục chứ bác sĩ?

Cậu có thể kể cho tôi nghe một giấc mơ của cậu không?

Cháu đã nói rồi, cháu không bao giờ mơ cả!

Adolf nắm chặt tay lại rồi tự trách mình. Không được nổi nóng, không được cho lão ta thấy là lão ta có lý, không thể để cho lão thấy là lão đã nói đúng.

Cậu thôi không mơ từ bao giờ?

Cháu làm sao biết được điều ấy! Adolf rít qua kẽ răng.

Có chứ, cậu có biết điều ấy.

Tất nhiên là hắn biết điều ấy chứ nhưng đừng hòng hắn thú nhận với lão phán quan ngu ngốc này. Hắn không còn mơ nữa kể từ khi cha hắn chết. Nhưng điều ấy thì có can hệ gì? Và nhất là, nói điều ấy ra với một người lạ phỏng có ích gì?

Bác sĩ Freud nghiêng người về phía hắn và chậm rãi nói nhỏ:

Cậu không mơ, hay đúng hơn là cậu không còn nhớ những giấc mơ của mình nữa từ khi người ta báo với cậu là cha cậu đã chết.

Khốn nạn! Làm thế nào mà lão lại đoán ra được điều ấy? Nhất thiết không được nổi nóng! Không được nổinóng!

Và tôi thậm chí có thể nói với cậu là tại sao cậu không còn nhớ những giấc mơ của mình từ cái ngày đó nữa cơ, bác sĩ Freud tiếp tục.

Thế ư? Adolf nghiến răng nói, giọng cáu kỉnh đến mức chính hắn phải ngạc nhiên.

Đúng thế. Cậu có muốn tôi nói cho cậu tại sao không?

Vâng, bác sĩ cứ nói!

Cậu muốn tôi nói điều ấy ra? Cậu có thật sự muốn không?

Có chứ. Chắc chắn sẽ buồn cười lắm đấy.

Adolf cảm thấy ngày càng ngạc nhiên vì cách trả lời cộc cằn của mình. Nhưng hắn không kiềm chế nổi. Hắn muốn đái vào mặt ông ta.

Tôi không nghĩ là cậu sẽ “buồn cười” như cậu đã nói đâu. Ngược lại, tôi nghĩ là cậu sẽ bị… sốc đấy.

Sốc ấy ạ? Cháu bị sốc? Thật nực cười. Chẳng gì có thể làm cháu sốc được!

đâu ra cái giọng như vậy nhỉ? Sao mình lại có cái giọng the thé như thế này nhỉ? Bình tĩnh nào, Adolf! Bình tĩnh nào!

– Không gì có thể làm cậu sốc được, trừ một người đàn bà khỏa thân.

Trúng phóc! Hẳn rồi, người đàn ông này ghét ta! Lão không muốn chữa trị mà muốn hủy hoại ta!

– Một người đàn bà khỏa thân, đúng vậy. Nhưng đó là cái mà cháu đã nói với bác sĩ, thế còn sau đó thì sao? Thưa bác sĩ Biết tuốt, vì bác sĩ là người tinh anh đến vậy, hãy nói xem tại sao từ khi cha cháu mất, cháu không mơ nữa.

– Bởi vì từ khi còn bé, cậu đã nhiều lần mơ được giết chết ông ấy. Khi người ta báo tin là cha cậu đã chết, cậu tự buộc tội mình vì đã mơ đến điều ấy. Cảm giác ấy lớn đến mức từ đó trở đi, để chống lại những xung năng sát nhân của mình cũng như cảm giác tội lỗi, cậu tự cấm mình không được tiếp cận một cách có ý thức với những giấc mơ của mình.

Adolf điên lên. Hắn cần phải đập một cái gì đó. Hắn nhảy về phía cuối đi văng và tìm cái gì đó để đập vỡ.

Freud lo lắng đưa mắt về phía chồng sách vở. Adolf không ngần ngại gì nữa, hắn nhảy xổ vào đống sách vở và đạp liên hồi lên đó.

Freud rên lên.

– Đừng… đừng…

Freud càng rên rỉ, Adolf càng nện mạnh cứ như thể tiếng kêu của ông bác sĩ là tiếng rên xiết của đống sách vở dưới chân hắn.

Adolf dần lấy lại được bình tĩnh, tuy tóc tai rũ rượi và thở hổn hển. Hắn quay lại phía ông bác sĩ còn ông này thì mỉm cười.

– Cậu thấy dễ chịu hơn chưa?

Thật không thể tin được! Lão ta nhã nhặn nói với mình như thể chưa có chuyện gì xảy ra!

– Tôi đã để sẵn chồng sách ấy cho cậu. Tôi đã làm đúng. Nếu không cậu có thể vớ lấy một vật gì đó quý giá trong phòng rồi. Trong phòng này không thiếu gì đồ quý giá cả.

Như một người thợ săn nhìn bộ chiến lợi phẩm của mình, Freud thỏa mãn lướt mắt

trên những bức tượngcổ, tượng Ai Cập, tượng đảo Crète, đảo Cyclade, tượng thành Athens, tượng Hy-La bày la liệt trên tủ và bàn trong phòng. Adolf tự nhủ sẽ lao vào bộ sưu tập này nhưng đã quá muộn, cơn thịnh nộ đã qua đi. Hắn không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc đó, hắn thấy mình đã hết tức giận.

Freud đến gần hắn.

Chàng trai ạ, đừng tự buộc tội mình nữa. Tất cả các bé trai đều có lúc quá yêu mẹ mình và mong cha mình biến đi. Tôi gọi đó là phức cảm Œdipe. Chúng ta ai cũng phải trải qua điều đó. Chỉ một số ít các ông bố có khả năng giải quyết sự căng thẳng này một cách hài hòa, những người khác thì không. Cha cậu thì…

Ông im ngay đi! Tôi không muốn ông nói thêm gì nữa! Tôi không muốn đến đây nữa.

Đương nhiên rồi.

Tôi nói rồi đấy. Đó không phải là nói suông đâu: tôi sẽ không bao giờ đặt chân đến đây nữa!

Tôi nghe rõ cả. Nhưng sao cậu lại phải gào lên như thế nhỉ? Cậu muốn tạo ấn tượng gì nào? Người bị ngất không phải là tôi mà là cậu. Cậu có quay lại hay không, điều ấy chẳng liên quan gì đến tôi cả. Trái lại, cậu đã…

Adolf vùi đầu vào hai tay. Hắn không thể chịu đựng được cái lô gích quỷ quái của ông bác sĩ này.

Freud đặt tay lên vai hắn. Hai người giật nảy mình khi tay chạm vào vai nhưng bác sĩ Freud vẫn không thu tay lại. Một hơi nóng xoa dịu và thân thiện đang dần được hình thành giữa bàn tay và bờ vai. Dần dần, hơi nóng ấy lan sang cả hai con người.

Freud cất lời, giọng trầm hơn, êm ái hơn, một giọng nói khác với âm sắc thường thấy của một người lùn muốn bù đắp thiếu hụt chiều cao của mình và chế ngự người khác.

Cậu Adolf thân mến, chúng ta hãy đánh cược. Nếu sau buổi hôm nay mà cậu không mơ thì cậu sẽ không bao giờ quay lại đây. Ngược lại, nếu cậu bắt đầu mơ trở lại đúng như tôi dự đoán thì hãy hứa với tôi là cậu sẽ quay lại. Đồng ý chứ?

Adolf cảm thấy mệt đến mức để chấm dứt sự căng thẳng này, hắn sẵn sàng đồng ý với đề nghị của ông bác sĩ. Ra khỏi đây thôi! Đi ra nhanh thôi! Và không bao giờ quay trở lại đây nữa!

Đồng ý.

Hứa danh dự chứ? Cậu sẽ quay lại nếu cậu mơ chứ?

Hứa danh dự.

Bác sĩ Freud hài lòng và ung dung đến ngồi sau cái bàn giấy của mình, lúi húi ghi chép vài dòng.

Adolf đi về phía cửa, lấy áo măng tô rồi ra khỏi nhà.

Khi Adolf đi đến bậu cửa, Freud gọi hắn đứng lại.

Thế còn thỏa thuận trước kia của chúng ta?

À, cái biển hiệu của ông…

Adolf lại đặt áo xuống và so vai lại. Chẳng làm khác được. Không thoát được việc này. Quân tử nhất ngôn. Ngay cả khi đó là lời hứa với một tên vô lại.

Thế ông muốn cái biển hiệu như thế nào? Hắn hỏi giọng rầu rĩ.

Cậu không phiền nếu chúng ta thay đổi mục tiêu chứ?

Adolf nhún vai:

– Không hề gì nếu nó là việc liên quan đến vẽ vời.

Khuôn mặt nghiêm khắc của ông bác sĩ trở nên rạng rỡ. Ông ta có vẻ thực sự hài lòng.

– Rất tốt. Vậy thì mời cậu đi theo tôi. Tôi đã chuẩn bị tất cả.

Adolf theo chân bác sĩ Freud đi qua một cái hành lang. Ông bác sĩ mở cánh cửa ngách.

Đây là cái toa lét cho bệnh nhân của tôi. Nó đang cần được quét một lớp sơn mới kỹ càng.

Adolf bàng hoàng nhìn bức tường mốc meo và đống chổi, hộp sơn màu lục nhạt đặt trên sàn nhà. Hắn phẫn nộ đến mức không nói được lời nào.

Freud mỉm cười rồi biến mất về phía phòng khám.

Tôi đã chẳng nói là cuối buổi hôm nay cậu sẽ rất giận tôi mà.

***

– Cứ gọi tôi là Wetti, bà Hôrl nói.

Hitler nhìn bà chủ quán trọ với vẻ kính trọng.

Bà Hôrl – ấy chết, phải gọi là Wetti chứ – lấn át tất cả những ai nói chuyện với mình, thậm chí cả khi nghiêng người rót cà phê cho người ta hay khi ngồi lọt trong chiếc ghế chao của mình, phì phèo một điếu xì gà loại nhẹ. Đó là một người đàn bà vạm vỡ, ngồn ngộn, cặp eo hoành tráng, đôi mông căng mẩy, trong bộ váy trơn sổ ra một thân hình thoát ra ngoài ý muốn của khổ chủ. Bất kể việc đã búi tóc thật chặt, đeo hàng tá vòng cổ chưa đến tuổi để đeo, để những dải đăng ten kệch cỡm, rởm đời lòi ra

cổ tay và nịt ngực, Wetti, với dáng vẻ mỡ màng, vẫn khiến cánh đàn ông không dứt mắt ra được. Những lọn tóc hung thòi ra khỏi tấm lưới bọc tóc bay bay trong gió, cặp đùi đồ sộ rung lên sau mỗi bướcchân, dáng đi đu đưa của Wetti không khỏi làm người ta mường tượng ra những đêm ái ân nóng bỏng. Giống như nhiều người đàn bà quá khổ, thân hình và tính tình Wetti chẳng hề tương thích với nhau. Thân hình thể hiện một phần của chính bản thân thị, cái phần mà thái độ xã hội của thị khước từ. Wetti ăn nói cộc lốc, như một mụ kế toán hà tiện và hay bắt bẻ. Thị ăn mặc như một bà chủ nhưng lại uốn éo như một mỹ nữ trong cung cấm.

Tôi đánh giá cao những ai là nghệ sĩ. Tôi rất vui vì anh đến ở nhà tôi, anh Dolferl ạ. Cho phép tôi gọi anh là Dolferl được không, anh Adolf thân mến?

– Đương nhiên… đương nhiên rồi, Wetti.

Wetti lộ vẻ hài lòng. Thị đã quen với việc chỉ huy mọi việc trong nhà: dọn dẹp, giờ giấc, nết ăn nết uống – “trong nhà tôi không chứa đàn bà và cả mấy đám vợ chồng gì đó nữa” – ngay cả việc gần gũi thân mật quá cũng không được. Thị có thể tỏ ra xa lạ, thậm chí lạnh nhạt với một vài người thuê trọ, ngay cả khi họ đã trọ trong nhà nhiều năm, hoặc rất nồng nhiệt với một số người và chàng thanh niên Hitler ở trong số đó.

Cách cư xử thiên lệch như vậy làm cánh đàn ông trong nhà trọ ghen tị. Gần như Wetti đã nói với họ rằng: “Mấy cha đã già rồi còn anh ta thì trẻ, tôi thấy anh ta hơn đứt đám các người rồi.” Do vậy, họ tỏ ra cộc cằn với Hitler. Hễ có dịp là họ cố tình để cửa đập vào mặt hắn hoặc xô đẩy hắn trong cầu thang. Trong khi đó, Hitler không hay biết gì về điều này, cũng như không cảm nhận được tình cảm đặc biệt mà bà Hôrl – ấy chết, phải gọi là Wetti chứ – dành cho mình. Hắn bị người đàn bà độc đoán và cư xử như một bà mẹ này làm cho khiếp đảm đến mức ngay một cử chỉ thân mật của Wetti với hắn cũng giống như một mệnh lệnh.

Hitler càng tỏ ra nhũn nhặn hơn nữa – đồng nghĩa với “hấp dẫn” hơn – với Wetti vì hắn đã nói dối và vì bà chủ nhà tốt với hắn là do lời nói dối này. Sáng nào hắn cũng giả bộ đi đến trường Mỹ thuật. Hơn một lần, khi đang chờ khách ở sân ga, hắn tưởng là Wetti đến khi nhìn thấy dáng vẻ đồ sộ của một bà người Ba Lan giàu có hoặc một nữ bá tước Nga. Hắn học cách giữ bình tĩnh và không còn sợ việc bất thình lình gặp bà chủ nhà ghê gớm này nữa, bởi vốn ham chuộng việc theo dõi mọi chuyện trong nhà và chỉ dám tranh thủ chạy ào đi chợ buổi sáng khi có thể, Wetti không bao giờ cho phép mình đi đâu rời xa cái nhà trọ số 22 phố Felber, nên không bao giờ đi đến tận ga cả.

Trong thời gian rảnh rỗi giữa hai chuyến tàu quan trọng, Hitler thường lui tới quán cà phê Kubata nơi khách hàng có thể đọc miễn phí báo công. Trường học chính trị của Hitler là đây. Thường ngày hắn chỉ ngó ngàng đến sách truyện, tiểu thuyết phiêu lưu, sách về opera hay các tuyển tập của Nietzsche hoặc Schopenhauer, vậy mà giờ đây lại chăm chú theo dõi sách báo thời sự, ép mình phải hiểu ý nghĩa tên của các đảng phái, biết tên các vị lãnh đạo, các vấn đề dân chủ. Hắn nghiên cứu tất cả với một sự đam mê như nhau, cảm giác đang trở thành một người đàn ông thực thụ.

Một hôm, trên sân ga, một người đàn ông tóc vàng, lịch lãm, hào hoa, cầm một chiếc tẩu hút bằng ngà bóng bẩy, khoác một chiếc áo măng tô astrakan bó, vừa bóng vừa óng ánh như lụa, bước xuống tàu và vứt một tờ tạp chí đi. Không chủ đích nhưng ông này đã ném trượt thùng rác và tờ tạp chí rơi xuống chân Hitler.

Hitler ngồi vào một góc và lật giở tờ báo mà hắn chưa bao giờ nhìn thấy trên các giá để báo của quán Kubata nhưng có ở cửa hàng tạp hóa 18 phố Felber. Những người mua báo này thường là những người đàn ông tương đối lịch lãm và ăn mặc sang trọng. Đó là tờ Ostara và trong đó có một biểu tượng lạ kỳ mà Hitler chưa bao giờ gặp nhưng

có vẻ thực sự có một giá trị thẩm mỹ: một dấu thập ngoặc vươn cánh sang hai bên. Đọc báo, hắn mới biết đó là svastika, chữ vạn, ngày xưa là biểu tượng mặt trời của người Hindu. Chủ bút, một ông Lanz von Liebenfels nào đó, coi chữ thập nhiều góc này là biểu tượng của người anh hùng Giéc-manh.

Hitler bị những trang báo Ostara hút hồn. Hắn ngạc nhiên tiếp xúc với một tư tưởng mới: Lanz vonLiebenfels khẳng định sự siêu việt của chủng Aryen Đức so với tất cả các dòng chủng khác. Dựa vào khảo cổ học, ông ta giải thích rằng, một chủng siêu việt, tóc vàng, tràn xuống từ phía Bắc Âu đã xây dựng những công trình kiến trúc đầu tiên của nhân loại, những khu mộ đá và những công trình bằng đá khổng lồ khác, vừa là những “bến”, dấu vết và những điểm mốc đánh dấu những nơi họ đi qua, vừa là những bàn thờ thần mặt trời. Giống người tóc vàng siêu việt với nền văn minh phát triển rất cao đó, giống người theo cổ giáo đã truyền bá tín ngưỡng thờ Odin đó, giống người đã được Wagner lập lại hệ thống các thần và các vị anh hùng trong các vở opera trác tuyệt của mình, về sau đã để cho những chủng khác, tóc nâu, thấp hèn nhưng lại đông đảo và bất chấp thủ đoạn, xâm chiếm lãnh thổ, tước mất vị trívà đẩy châu Âu vào tình trạng suy đồi như hiện nay. Lanz von Liebenfels kêu gọi dòng chủng siêu việt hãy thức tỉnh để chiếm lại thế thượng phong, chống lại những chủng tộc khác và không ngần ngại hủy diệt chúng. Ông ta đã đưa ra chi tiết một chương trình y tế và chính trị chưa từng có trước đó: chủng tóc vàng cần bắt chủng tóc nâu phải triệt sản, cả đàn ông và đàn bà, để tuyệt diệt chủng này sau hai thế hệ; trong lúc chờ đợi, cần phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp: tại Đức và Áo, cần phải lưu đày tất cả những người đã thoái hóa, những người bị bệnh không chữa được và những nhóm chủng tộc không thuần khiết. Như vậy, trước khi toàn thế giới được gột rửa, không gian Giéc-manh sẽ được tẩy uế. Theo Lanz von Liebenfels, chủng cần được loại bỏ đầu tiên là dân Do Thái mà ông ta miêu tả như nhữngcon chuột nhơ nhớp, hôi thối, lần mò khắp nơi qua các cửa cống, hỗ trợ nhau, ngấm ngầm điều khiển ngành tài chính, công nghiệp và mại dâm, theo ông ta, đó thực sự là những sinh vật nửa thú nửa người gây ra tất cả những gì xấu xa trên thế gian, khác với người Bắc Âu đầy lòng kiêu hãnh, không tấn công những chủng khác, dân Do Thái không ngần ngại tổ chức việc buôn bán người da trắng. Để tôn vinh chủng tóc vàng, anh hùng, sáng tạo, để ca ngợi màu mắt xanh lơ, những cặp mắt duy nhất xứng đáng chiêm ngắm vũ trụ, Lanz von Liebenfels đã lập ra một dòng tu mới lấy tên là hiệp hội Đền Thánh Mới và tổ chức nhiều buổi nói chuyện và lễ tế trong lâu đài cổ Werfenstein của ông ta nằm bên bờ sông Danube.

Hitler nghiến ngấu đọc tờ tạp chí quên cả thời gian. Tim hắn đập thình thịch, miệng khô đi, mắt lồi ra nuốt chửng từng mẩu chữ trong bài báo. Chưa bao giờ các tờ báo lớn của Viên vốn chống Đức, thân Pháp đăng tải quan điểm như thế này. Ngay cả trong tờ Dân báo Đức, cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Cơ đốc giáo có xu hướng

bài Do Thái ra mặt, hắn cũng không gặp một quan điểm cực đoan được hệ thống hóa như thế này, cũng không có việc lập ra một chương trình xử lý vấn đề một cách lý tính và triệt để dựa trên sự ưu việt của một chủng tộc so với mọi chủng tộc khác. Hắn chợt cảm thấy chóng mặt. Có cái gì đó kích động từ Lanz von Liebenfels đã truyền sang hắn như một cơn sốt lây nhiễm.

Điên tiết, hắn gấp tờ tạp chí lại và nhìn giá bán được in cạnh dấu thập ngoặc.

Mười lăm heller cho một điều nhảm nhí như thế này ư!? Chẳng những không đáng giá ngần ấy mà lẽ ra nó còn phải bị cấm bán mới phải! Trò khốn nạn!

Bức bối trước chừng ấy điều ngu xuẩn, choáng váng trước thứ chủ nghĩa chủng tộc hoang tưởng khoác một hình thức sử quan, khá khoa học và lập luận rất có phương pháp của nhà tư tưởng này, hắn ném tờ tạp chí vào thùng rác.

Đây, chỗ của mày đây, đồ giẻ rách!

Được mẹ dạy phải tôn trọng người khác, Hitler đã học cách khinh bỉ những người bài Do Thái. Chính hắn đã chẳng quý mến bác sĩ Bloch, bác sĩ của gia đình hắn, người đã giúp đỡ mẹ hắn nhiều biết bao khi bà bị ốm hay sao? Hắn chưa bao giờ đánh giá người khác qua việc họ có phải là người Do Thái hay không; hơn nữa hắn cũng chẳng phân biệt được là người Do Thái khác gì với người hắn thường gặp. Khi đọc tờ Ostara, hắn không chỉ khơi lại lòng khinh bỉ thừa hưởng từ gia đình đối với thói phân biệt chủng tộc, mà còn cảm thấy phẫn nộ. Hắn cảm thấy bản thân mình là đối tượng bị những tư tưởng bạo lực của Liebenfels tấn công: người tóc vàng thì siêu việt hơn người tóc nâu! Thế có nghĩa là hắn phải bị thắt ống dẫn tinh và đi đày ở một nơi nào đó… Một sự rồ dại hết sức nguy hiểm!

Căng thẳng, tức tối, không đủ tươi cười để gây lòng tin nơi những bà khách hàng xinh đẹp, Hitler quyết định không làm việc nữa và trở về nhà trọ số 22 phố Felber.

Ồ Dolferl, anh đã về rồi đấy! Bà chủ quán trọ đang nằm ngủ gà ngủ gật trên ghế dài thốt lên, ngại ngùng. Thị sửa vội cái búi tóc phía trên thân hình buông thả của mình, một thân hình gợi dục hơn nhiều so với thị tưởng.

Vâng, thầy giáo dạy vẽ chân dung bị ốm. Tôi về làm việc trong phòng.

Thầy giáo dạy chân dung? Đương nhiên rồi, anh được học những thứ tuyệt vời thật đấy.

Hitler khiêm tốn hạ mắt xuống.

Anh có muốn uống một cốc trà với tôi không?

Vâng, bà Hôrl à… ấy quên… Wetti.

Wetti cười sung sướng tiếp nhận cố gắng của Hitler, như cô giáo khen học sinh ngoan.

Họ đi về phía phòng riêng của Wetti nơi khách hàng không bao giờ được lui tới. Wetti chuyển động với một vẻ chậm rãi duyên dáng của những người khổng lồ

trong cái phòng khách tiểu tư sản này; khi cúi người lấy cái khay, thị để lộ bộ ngực

thây lẩy bên trong áo lót; Wetti ngồi xuống chiếc ghế có tết hoa, cong người, chìa mông trong một tư thế đầy khêu gợi mà thị nghĩ là đứng đắn rồi đưa chén lên miệng hít căng cánh mũi như thể sắp nuốt một miếng ngon.

Dolferl thân mến, anh có biết tôi muốn xem tranh của anh đến phát điên không? Hitler đỏ dừ mặt.

Vâng… để một dịp nào đó, có lẽ vậy. Hiện tại tôi không hài lòng với mình lắm.

Anh thật quá khiêm tốn, Wetti vừa nói vừa cụp hàng mi dài xuống trong tư thế của một người đàn bà đang ưng thuận.

Không. Không. Không phải là khiêm tốn mà là tỉnh táo.

Thế còn tốt hơn, Wetti thốt lên theo cách mà thị nghĩ là quý phái nhưng nó lại làm người ta nghĩ đến một tiếng rên khi ân ái nhiều hơn.

Wetti chống khuỷu tay lên bàn, nghiêng về phía Hitler, bộ ngực căng phồng suýt làm tung cả chiếc áo lót.

Tôi rất muốn một lúc nào đấy được ngồi mẫu cho anh vẽ.

Chuyện hoàn toàn trong sáng ấy mà, tất nhiên rồi. Tôi sẽ ngồi mẫu để anh vẽ chân dung. Như thế, anh có thể tập luyện…
Wetti vân vê một lọn tóc xõa ra, mắt sáng lên: dường như thị đang ngất ngây bởi ý nghĩ đang đến trong đầu.

Anh nghĩ sao?

Nhưng Hitler đang khiếp hãi không còn đủ sức trả lời.

Hắn vừa nhìn thấy trên cái bàn để đồ khâu của Wetti một chồng dày tạp chí Ostara.

***

Adolf đang bất động, ngồi xếp bằng trên giường, đầu chúi xuống đất, mắt lim dim, nhả từng cuộn khói đầy phòng khi ngoài phố có ai đó gọi tên hắn.

– Adolf! Adolf! Nhanh lên! Lại đây!

Hắn nghiêng người qua cửa sổ và nhìn thấy bác sĩ Bloch – vô cùng hỉ hả, bận lễ phục, áo choàng dài,smoking và mũ cao – đang nghiêng người ra khỏi xe ngựa để gọi hắn, giọng vui vẻ.

Chỉ một tích tắc sau, Adolf chạy xuống gặp bác sĩ Bloch. Hắn choàng trên người một chiếc áo choàng dài đã sờn, cầm đôi găng của cha để lại trong một tay và tay kia là một chiếc can có cái đầu núm hình quả táo gọt vát mép.

Chiếc xe ngựa đi xuyên qua màn đêm. Mặt bác sĩ Bloch ánh lên nhiều màu kỳ dị: đôi má quá hồng, quầng mắt quá đen và bóng. Nếu Adolf không biết ông bác sĩ từ trước thì hắn dám cả quyết rằng ông ta đã hóa trang. Bác sĩ Bloch uống sâm banh hết ly này đến ly khác; ông mời chàng thanh niên uống và anh chàng cũng không ngần ngại nốc không từ một ly nào.

Họ vừa đi vừa nghêu ngao hát cho đến một khu phố xa thành Viên nơi Adolf chưa

từng đặt chân đến. Chiếc xe ngựa dừng lại bên một con kênh giống như ở Venice, cửa các ngôi nhà quanh đó đều quay ra phía kênh.

Bác sĩ Bloch đưa hắn lên một chiếc thuyền cong kiểu gondole(5). Nhẹ nhàng lướt trên mặt nước đen, đặc và yên ả, chiếc thuyền đưa họ qua nhiều con phố kỳ dị, qua một cung điện sáng bừng nơi cất lên tiếng thì thầm lơi lả của những bài hát chèo thuyền xứ Venice.

Chiếc thuyền cập bến dưới chân một biệt thự nghỉ mát. Từng tràng cười vang ra từ những cánh cửa sổ. Mặt nước dập dờn ánh sao.

Bác sĩ Bloch cầm tay Adolf dẫn vào nhà. Họ đi vào một cái sảnh ốp đá cẩm thạch với những cầu thang lớn dẫn lên phía trên. Ở thềm nghỉ đầu tiên, một đám đàn bà trang sức bằng những bộ lông chim sặc sỡ ùa về phía họ, ríu rít, vồ vập nói bằng một thứ tiếng mà Adolf không hiểu. Bác sĩ Bloch để các cô gái mặc sức sờ mó, ve vuốt họ, miệng mỉm cười và không quan tâm đến các cô gái hơn đám vật nuôi trong nhà khi chúng làm như vậy. Các cô gái bóp tay, bóp đùi, ôm ngang eo Adolf và làm cho hắn khó chịu nhưng hắn quyết định cư xử giống ông bác sĩ.

thềm nghỉ thứ hai, đám đàn bà đột nhiên dạt cả ra. Bác sĩ Bloch đưa Adolf vào trong một căn phòng nơi có nhiều người đàn bà mặc áo ngủ hoặc áo váy mỏng đang say mê ngồi thêu, đan hoặc may.

Một trong số họ đặt tay lên ngực mà kêu lên: – Ông Hitler đấy ư!

Hết thảy những người phụ nữ ở đó đều hét lên. Cái tên Hitler nhảy từ cái đầu tóc uốn thành lọn sang cái đầu tóc xoăn. Họ lấy tay che mặt như thể sợ hắn sẽ tát họ…

Bác sĩ Bloch tìm cách lập lại trật tự.

– Không. Đây không phải là ông Hitler mà là con trai ông ấy.

Chính vào lúc này, Adolf cảm thấy đau nhói ở bụng dưới. Cái đau làm hắn phải gập cả người lại. Có lẽ một người đàn bà nào đó đã đánh lén hắn một cái. Adolf đổxuống.

Khi hắn gượng đứng lên được thì tất cả những người đàn bà dáng điệu hoảng sợ lúc nãy đã biến mất. Bác sĩ Bloch nhìn hắn trìu mến như một người cha và nói lại với hắn:

– Tôi khẳng định là cháu không bị làm sao cả. Cháu hoàn toàn bình thường. Cháu không có quyền buộcmình phải chịu những nỗi đau kiểu như vậy.

– Nhưng cháu khẳng định là chính các cô ấy đã…

– Không, không, không, không…

– Một trong số họ đã đánh cháu, chắc chắn là như vậy.

– Không, không, tôi ở ngay cạnh cháu và chẳng hề nhìn thấy gì.

Adolf không biết phải nói thế nào nữa, huống chi, trên thực tế, hắn chẳng cảm thấy đau nhói nữa. Thậm chí hắn không biết liệu cơn đau ấy có thực sự xảy ra hay

không…

– Theo tôi nào.

Bác sĩ Bloch cầm tay Adolf dẫn vào một khu khác của dinh thự. Sau khi leo lên nhiều tầng, đi qua nhiều phòng khác nhau, họ đến một căn phòng khách của phụ nữ nơi chỉ thắp một ngọn nến duy nhất.

Một người đàn bà đang ngủ, nằm dài lả lơi trên chiếc ghế nệm dài, trên người chỉ khoác hờ một tấm áo choàng bằng lụa màu đỏ.

Adolf bị hớp hồn bởi làn da trắng ngà đang phập phồng vừa như một bề mặt vừa như một lời mời gọi của sâu thẳm, mịn màng và mềm mại, gọi mời người ta ve vuốt và nắn bóp, bởi tấm thân khiến người ta phải khao khát được ôm vào lòng dù rằng vẻ đẹp của nó cũng đồng thời khơi dậy niềm kính sợ.

Bác sĩ Bloch tiến lại gần người đàn bà đang ngủ, quỳ trước nàng và bắt Adolf cũng phải làm như thế.

– Nhìn đi và tập làm quen với việc này đi.

Trong những phút đầu tiên, Adolf chỉ dám liếc nhìn vụng trộm, e rằng sự chú ý của mình nếu quá dai dẳng sẽ kéo người đàn bà khỏi giấc nồng như bị một ngón tay hừng hực bất thần đâm vào da thịt.

Bác sĩ Bloch nghiêng người về phía người đàn bà và chầm chậm kéo bỏ chiếc áo choàng lụa.

Người đàn bà nay đã khỏa thân, mời gọi, lả lơi, vô thức, không ý tứ gì, cách hắn chỉ cách vài xăng ti mét. Adolf thấy người rạo rực.

Bác sĩ Bloch cầm tay Adolf và kéo hắn lại gần người đàn bà. Thoạt đầu, Adolf cưỡng lại, hoảng sợ, e ngại một điều gì đó…

Tuy nhiên, cương quyết và khéo léo, bác sĩ Bloch tiếp tục giữ nguyên sức ép, đưa bàn tay Adolf đến với bộ ngực yên bình của nàng và áp lòng bàn tay hắn lên đó…

Khi tiếp xúc với tấm thân mềm mại và ấm nóng ấy, Adolf thấy một cảm giác choáng ngợp đến với mình…

… và tỉnh dậy.

Phải mất nhiều phút hắn mới định thần được và hiểu rằng hắn đang nằm trên cái giường thuê của bà Zakreys, chấp nhận rằng cái cảnh sung sướng mà hắn vừa trải qua là một giấc mơ và rằng bác sĩ Bloch không hề đến đón hắn tối nay và hắn chưa thực sự chạm vào vưu vật ngọc ngà ấy.

Hắn đổi tư thế nằm, vùi đầu trong gối và dùng trí nhớ để trải qua và thưởng thức một lần nữa cảnh tuyệt vời ấy cho đến sáng.

Sung sướng, Adolf chạy đến trường với cảm giác mình đã là một con người khác. Ngay cả khi đó là chỉ là ảo mộng, hắn đã trải qua cua học vỡ lòng về tình dục đêmqua.

Đến cổng trường, hắn dừng lại, bần thần cả người.

“Nếu đúng như tôi dự đoán, cậu lại bắt đầu mơ thì hãy hứa với tôi là cậu sẽ quay lại.”

Một cơn rùng mình khó chịu chạy suốt sống lưng hắn. Lão bác sĩ quỷ quái đã nói: hắn sẽ mơ lại. Như vậy, hắn có được giây phút tuyệt diệu đêm qua là nhờ vào cái con người thấp bé mà hắn ghét cay ghét đắng, người đã bắt hắn quét sơn lại nhà vệ sinh của lão!

Adolf đến lớp giờ hình học, điên người và muốn đập ai đó cho hả giận. Tất cả những hiệu ứng tốt đẹp của giấc mơ đêm qua đã tiêu tan. Hắn học mà trong lòng bực bội không yên.

Giờ nghỉ giải lao, hắn giật nảy mình khi nghe một trong những người bạn nhắc đến tên của ông bác sĩ.

Bernstein và Neumann, hai sinh viên ưu tú nhất trong trường đang nói chuyện về ông bác sĩ này.

Đó là thiên tài lỗi lạc nhất của thời đại chúng ta, Bernstein khẳng định. Nhờ ông ta, nhân loại sẽ có thể hiểu được chính mình và chữa trị được cho mình.

Có thể là như vậy nhưng tôi không tin rằng những hiểu biết về vô thức sẽ giúp các họa sĩ làm việc tốt hơn, Neumann đáp. Ngược lại, nó có nguy cơ tiêu diệt họ. Người nghệ sĩ được tạo nên từ những xung đột tâm lý, chính cái đó đã đem lại cảm hứng và năng lượng sáng tác cho người nghệ sĩ. Tôi tha thiết với cái xung đột tâm lý đó trong tôi và không muốn do hiểu rõ hơn về chính mình mà tôi phải thay đổi. Việc tôi hạnh phúc hay không, không quan trọng, tôi thích chịu đau khổ và tiếp tục vẽ. Hơn thế nữa, tôi hạnh phúc khi vẽ.

Nhưng, Bernstein nói tiếp, không ai bảo rằng sử dụng phân tâm học sẽ làm cậu không vẽ tiếp được nữa. Sigmund Freud điều trị con người chứ không phải điều trị nghệ sĩ.

Làm thế nào cậu phân tách được con người ra khỏi nghệ sĩ? Neumann bất bình nói. Sigmund Freud đang chơi với lửa, ông ta còn thiếu thời gian để lùi lại mà ngẫm nghĩ kỹ hơn.

Không hề. Sigmund Freud đã viết về nghệ thuật và…

Adolf choáng váng. Cái làm hắn bàng hoàng nhất là hai người bạn nói đến cái tên “Sigmund Freud” tự nhiên như thể nói về Richard Wagner hay Jérôme Bosch. Bác sĩ Freud ở 18 phố Berg nổi tiếng đến thế sao? Adolf chỉ coi ông ta là một ông lang vườn trong khi hình như ông ta đã đưa ra những luận thuyết làm giới trí thức trẻ phải say mê. Adolf thấy rõ điều đó qua sự tôn trọng đến mức sợ hãi của những người bạn khác đang theo dõi cuộc tranh cãi giữa Bernstein và Neumann, và hắn không phải là người duy nhất không biết đến vai trò trọng yếu của Sigmund Freud, và không biết đến cả tên đầy đủ của ông ta nữa.

Hắn không hiểu hết nội dung chính của cuộc tranh luận nhưng hắn nhận ra những

từ mà mình nghe thấy khi bác sĩ Bloch thảo luận với Freud: xung năng, chứng loạn thần kinh, vô thức, kiểm duyệt…

Khi vào lớp, hắn lại gần Bernstein ngập ngừng hỏi:

Cái ông Sigmund Freud mà cậu nói lúc nãy, có phải phòng khám của ông ấy ở số 18 phố Berg không?

Đúng rồi! Bernstein kêu lên. Và tôi mơ một ngày nào đó được gặp ông ấy! Ngay khi tôi có tiền!… Nhưng sao? Cậu biết ông ấy ư?

Ừ! Adolf vẻ hơi tự mãn nói, đó là một người bạn của gia đình tôi.

Khi trả lời như vậy, Adolf chỉ nghĩ để làm sáng tỏ câu nói chứ không nhằm gây ra một phản ứng mạnh đến vậy ở Bernstein. Cậu thanh niên này không hề rời khỏi Adolf cho đến tối và cuối cùng cũng quan tâm đến Adolf, thể hiện tình cảm với Adolf và đề nghị với hắn cả nghìn việc để đổi lại mỗi việc là được gặp người bạn này của gia đình Adolf.

Adolf lại một lần nữa choáng váng.

Như vậy, ông bác sĩ này có lẽ không phải là tay lang băm như hắn nghĩ? Những dấu hiệu đều có lợi cho ông ta: sự tôn trọng cao độ của bác sĩ Bloch, ảnh hưởng trong giới trí thức mà dường như ông ta đang có, sự nhã nhặn mà Bernstein dành cho Adolf từ khi cậu ta biết rằng Adolf có quen biết Freud và sau đó nhất là giấc mơ đêm qua; giấc mơ mà hắn vẫn còn nhớ lại được, giấc mơ đầu tiên kể từ nhiều năm nay…

“Nếu đúng như tôi dự đoán, cậu lại bắt đầu mơ thì hãy hứa với tôi là cậu sẽ quay lại.“

Câu nói của ông bác sĩ cứ ám ảnh, quay cuồng, ngày càng mạnh, ngày càng rõ trong trí nhớ hắn và làm hắn hối hận vì đã cư xử không phải.

Hắn quyết định sẽ trở lại nhà ông bác sĩ vào ngày mai. Hắn sẽ giữ lời.

Adolf hài lòng ngủ thiếp đi khi đang tự khen ngợi sự trung thực của chính mình. Hắn còn tự khen mình để không thú nhận rằng giờ đây, hắn đến nhà ông bác sĩ nổi tiếng nọ còn là vì đua đòi.

Ngày hôm sau, mọi việc diễn ra không như dự kiến. Bác sĩ Freud tỏ ra rất lạnh nhạt như thể ông ta bị tiếng chuông cửa vui vẻ của Adolf làm phiền và bất chấp việc Adolf tỏ ra nhiệt tình khi nói với ông ta rằng mình đã nằm mơ, ông ta chỉ hẹn Adolf mười ngày nữa hãy tới.

“Ông ta không còn ưa mình nữa,” Adolf nghĩ bụng khi rời phòng mạch. Thực ra, ông ta đã bao giờ ưa hắn chưa nhỉ?

Mười ngày sau, một Adolf dễ bảo và đầy thiện ý đến phòng mạch của bác sĩ Freud để kể lại giấc mơ củamình.

– Mọi việc đều ổn chàng trai ạ, tôi nghĩ là mình đã biết cậu bị làm sao.

Sigmund đứng dậy, tươi cười và thoải mái hơn bao giờ hết. Ông bật lửa châm xì gà và khoan khoái rít.

Tôi biết tại sao cậu không thể nhìn một người đàn bà trần truồng mà không ngất đi. Và tôi thậm chí có thể nói với cậu một tin tốt lành hơn: chỉ chốc nữa thôi, sau khi tôi giải thích xong, cậu sẽ khỏi bệnh.

***


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.