Phong thần diễn nghĩa
Hồi 57: Trụ Vương sai Tô Hộ phạt Tây Kỳ
Nói về Thiên sứ vâng chiếu mang cờ Mao bùa Việt sanh Ký châu. Nhưng đi một nửa đường thì trời tối nên ngủ tạm. Rạng ngày tiếp tục cho đến trưa thì đến Ký châu.
Quân sĩ trong thành thấy thiên sứ vội vào báo với Tô Hộ.
Tô Hộ vội ra nghênh tiếp rước vào thành lập bàn hương án lạy rồi mới đọc chiếu.
Trong chiếu đại khái viết:
“Trẫm nghe thiên tử ban búa Việt cờ Mao cho Nguyên Nhung binh phạt nơi nầy. Vậy phận làm tôi phải ráng lập công đánh đuổi xâm lược để giữ an cho dân chúng. Nay Cơ Phát làm phản, lại có Tử Nha làm quân sư giết hại binh triều, nên trẫm nhờ khanh thay mặt trẫm đem binh ra Tây Kỳ dẹp loạn và trị tội đứa phản thần. Khanh hãy ráng sức tiêu diệt bọn chúng để trừ mầm loạn lạc. Khi ban sư về triều, trẫm không hề tiếc rẻ một ước muốn của khanh. Vậy khanh bắt được chiếu chỉ nầy phải lập tức đem quân đi đừng để chậm trễ sẽ có hại. Nay chiếu chỉ.”
Tô Hộ đọc chiếu xong, lòng mừng khấp khởi vội quỳ xuống tạ ơn, rồi truyền quân dọn tiệc đãi thiên sứ và trao vàng bạc rồi tiễn về kinh.
Thiên sứ đi rồi, Tô Hộ đặt bàn hương án, quỳ lạy tạ ơn trời đất khấn:
– Nay tôi đã khỏi hàm oan, hết mang tội với thiên hạ.
Khấn xong, Tô Hộ lại truyền quân dọn tiệc tại hậu đường cùng vợ là Dương thị phu nhơn và con là Tô Toàn Trung ăn uống vui vầy.
Tô Hộ vừa uống rượu vừa nói với vợ con.
– Vợ chồng ta rủi sanh con Ðắt Kỷ, dâng đến Triều Ca không ngờ nó cãi lời chúng ta làm nhiều điều tội ác, khiến chư hầu trong thiên hạ oán than trách móc ta không ít. Nay thiên hạ chia ba, Võ vương là người nhân đức nên chư hầu theo rất đông chiếm hết hai phần đất. Vậy nhân cơ hội hôn quân sai ta chinh phạt Tây Kỳ chúng ta thâu góp bà con kéo qua đầu Châu để khỏi mang tiếng với thiên hạ. Sau đó hiệp lực với Võ vương đem quân về đánh Trụ cứu an dân chúng, như thế chúng ta chuộc được tội lỗi và cũng để rửa tiếng của dòng họ Tô chúng ta.
Dương phu nhơn nghe chồng nói, gật đầu lia lịa đáp:
– Tướng quân tính phải lắm. Hiệp với ý hai mẹ con tôi.
Rạng ngày chư tướng vào hầu Tô Hộ nói:
– Thiên tử giáng chiếu sai ta dẹp Tây Kỳ. Vậy các ngươi hãy điểm mươi vạn quân chuẩn bị sẵn sàng đặng lên đường.
Chư tướng vâng lệnh, điểm binh mã chỉnh tề. Tô Hộ sai Triệu Binh đi tiên phuông, Tô Toàn Trung đi hậu tập. Tôn Tử Võ đi hữu dực, Trần Quang đi Tả chi, Trịnh Luân tiếp ứng.
Tế cờ xong, Tô Hộ kéo binh nhắm Tây Kỳ thẳng đến.
Một ngày kia, quân vào báo:
– Thành Tây Kỳ đã ở trước mặt.
Tô Hộ truyền quân đóng trại.
Nói về Tử Nha đang thâu các biểu của chư hầu dâng xin Võ Vương phạt Trụ. Xảy nghe quân vào báo:
– Chư hầu Ký châu là Tô Hộ đem binh đi phạt Tây Kỳ.
Tử Nha hỏi Hoàng Phi Hổ:
– Ta nghe đồn Tô Hộ dụng binh như thần, chắc ngươi rõ chớ?
Hoàng Phi Hổ thưa:
– Tô Hộ tánh khí ngay thẳng, can trường. Tuy làm Quốc Trượng nhưng lúc nào ông cũng giận vua Trụ cả. Lúc tôi còn ở Triều Ca, Tô Hộ có viết thơ nói với tôi là muốn qua đầu Tây Kỳ cho đỡ nhọc. Nay Tô Hộ vâng chiếu chỉ đến đây chắc là không có ý chinh phạt mà chắc là đầu Châu đó.
Tử Nha nghe nói thở phào mừng rỡ.
Mãi đến ba ngày sau không thấy Tô Hộ đem quân đến khiên chiến, Hoàng Phi Hổ nói với Tử Nha:
– Ðã mấy ngày rồi không thấy Tô Hộ đem quân khiêu chiến tôi muốn đem binh đến dò tin tức xem sao.
Tử Nha không từ chối.
Hoàng Phi Hổ liền điểm binh, cỡi thần ngưu đến trước trại Tô Hộ kêu lớn:
– Mời Tô hầu ra nói chuyện.
Quân vào báo, Tô Hộ sai Triệu Binh ra trận.
Triệu Binh vâng lịnh cầm kích lên ngựa phát pháo kéo binh ra.
Vừa ra khỏi thành Triệu Binh đã trông thấy Hoàng Phi Hổ, nổi giận giục ngựa đến mắng:
– Phản tặc Hoàng Phi Hổ! Hưởng ân vua không lo báo đáp lại làm phản qua đầu Châu gây nhiều cảnh chết chóc, thế mà không biết xấu hổ còn vác mặt ra đây sao? Nay ta vâng thánh chỉ đến bắt ngươi đem về nạp. Vậy sao chưa xuống ngựa nạp mình còn chần chờ gì nữa!
Dứt lời, vung kích đánh nhàu.
Hoàng Phi Hổ đưa thương đánh vẹt qua một bên rồi nói:
– Hãy mau về mời chủ tướng ra để ta có chút việc muốn hỏi. Ngươi đừng dùng sức uổng công rồi ân hận không kịp.
Triệu Binh nổi giận mắng:
– Ta vâng thánh chỉ đem binh bắt ngươi, chớ không phải đem binh đến đây để phân bày phải trái, hãy mau nạp mình đây.
Nói vừa dứt lời, Triệu Binh vung kích đâm nhầu tới.
Hoàng Phi Hổ không cầm lòng được, nổi giận mắng:
– Ðồ thất phu! Dám vô lễ với ta như vậy sao?
Nói rồi vung thương đánh với Triệu Binh đến hai mươi hiệp.
Triệu Binh đã thở khì, vung kích đâm loạn xạ.
Hoàng Phi Hổ thuận tay bắt sống Triệu Binh trên ngựa quăng xuống sai quân trói lại đem về thành.
Hoàng Phi Hổ thắng trận về ra mắt, Tử Nha hỏi:
– Tướng quân ra trận thắng bại thế nào?
Hoàng Phi Hổ thưa:
– Tôi đã bắt sống được Triệu Binh đem về còn đứng chờ ngoài dinh.
Tử Nha truyền dẫn vào.
Triệu Binh vào trước tướng chẳng chịu quỳ.
Tử Nha hỏi:
– Ðã bị bắt sao còn cứng cổ?
Triệu Binh nói:
– Ta vâng thánh chỉ, phật Tây Kỳ, rủi bị bắt, các ngươi mượn chém giết thì cứ làm, đừng nói nhiều chuyện vô ích.
Tử Nha truyền đem giam vào ngục chờ sáng mai sẽ xử phân.
Còn Tô Hộ nghe quân vào báo Triệu Binh bị Hoàng Phi Hổ bắt, không nói một lời, ngồi cúi đầu làm thinh.
Trịnh Luân thấy vậy bước đến thưa:
– Hoàng Phi Hổ đáng tội lắm, xin chủ tướng sáng mai cho tôi xuất trận bắt nó đem về Triều Ca tri tội.
Tô Hộ chỉ gật đầu không nói, rồi đứng lên bước vào trướng phủ.
Sáng hôm sau, Trịnh Luân cỡi thú mắt lửa, tròng vàng, tay xách cây Gián mã xử đến trước thành khiêu chiến.
Quân vào báo, Tử Nha sai Hoàng Phi Hổ xuất trận.
Hoàng Phi Hổ tuân lệnh dẫn binh đi.
Ra khỏi thành thì Hoàng Phi Hổ thấy một tướng mặt bầm đỏ như trái táo, cỡi con thú mắt đỏ như lửa, nên hỏi lớn:
– Ngươi là ai đó?
Trịnh Luân nói:
– Ta là Trịnh Luân, bộ hạ của Tô Hộ. Còn ngươi có phải là phản tặc Hoàng Phi Hổ đó không? Sao chưa xuống ngựa chịu tội còn đừng đó?
Hoàng Phi Hổ nói:
– Trịnh Luân! Ngươi hãy mau về mời chủ tướng ra đây nói chuyện cùng ta. Ngươi đừng ỷ sức mà mang họa như Triệu Binh đó.
– Trịnh Luân nổi giận, xông vào đánh nhầu Hoàng Phi Hổ liền thương lên đỡ và trả lại.
Hai bên đánh được hai mươi hiệp.
Trịnh Luân giơ Gián mã xử lên, tức thì ba đạo quân ồ ạc xông vào vây Hoàng Phi Hổ. Tiếp theo Trịnh Luân gầm lên một tiếng hai đạo hào quang từ trong lỗ mũi bay ra, làm cho Hoàng Phi Hổ mê man bất tĩnh té nhào khỏi lưng Thần Ngưu, bị quân Thương bắt trói.
Ðến khi tỉnh lại thấy mình bị trói than:
– Trận này ta bị bắt chẳng khác nào một giấc chiêm bao. Ta không phục ngươi tí nào cả.
Trình Luân không thèm nghe, gióng trống thu quân về trại, đoạn xách Hoàng Phi Hổ đến trước mặt Tô Hộ thưa:
– Tôi đã bắt sống được Hoàng Phi Hổ rồi. Chẳng hay chủ tướng dạy lẽ nào?
Tô Hộ truyền đỡ Hoàng Phi Hổ đứng đậy.
Hoàng Phi Hổ nói:
– Nay tôi rủi bị phép tà bắt về đây, xin liều mình để đền ơn tri ngộ.
Tô Hộ mặt lạnh như tiền, nói:
– Tội ngươi đáng chém, nhưng ta chờ dẹp Tây Kỳ xong sẽ giải về Triều Ca trị tội.
Nói rồi truyền quân đem giam Hoàng Phi Hổ vào ngục.
Còn đám tàn quân của Hoàng Phi Hổ chạy về báo với Tử Nha về việc Hoàng Phi Hổ bị bắt.
Tử Nha kinh hãi hỏi:
– Vì cớ gì Hoàng Phi Hổ bị bắt?
Quân sĩ thưa:
– Trịnh Luân là bộ tướng của Tô Hộ, đánh với Hoàng Phi Hổ được hai mươi hiệp thì Trịnh Luân hét lên một tiếng, hai đạo hào quang từ trong lỗ mũi bay ra làm cho Hoàng Phi Hổ té nhào xuống Thần Ngưu, bị binh Thương bắt trói dẫn về dinh.
Tử Nha nghe xong, buồn bã than:
– Cũng là phép tà đạo nữa!
Hoàng Thiên Hóa nghe tin cha bị bắt, giận tức vô cùng, nhưng ngặt vì trời tối không biết tính sao đành ôm hận trở về dinh.
Rạng ngày, Hoàng Thiên Hóa xin ra trận nghe ngóng tin tức của cha.
Tử Nha ưng thuận.
Hoàng Thiên Hóa đem binh đến dinh Thương khiêu chiến.
Quân vào báo, Tô Hộ hỏi các tướng:
– Ai muốn ra trận nầy?
Trịnh Luân bước ra xin xuất binh.
Tô Hộ gật đầu, Trịnh Luân liền kéo binh ra khỏi thành.
Hoànng Thiên Hóa đứng trước cửa trại, bỗng thấy một tướng xông ra, liền nạt lớn:
– Ngươi có phải là Trịnh Luân hôm qua bắt Hoàng Phi Hổ đó không?
Trịnh Luân đáp:
– Phải. Nhưng còn ngươi là ai đó?
Hoàng Thiên Hóa không thèm trả lời, giục kỳ lân tới đánh nhầu.
Hai bên đánh được mười hiệp Trịnh Luân nhằm thể đánh không lại đưa Gián mã xử lên ngoát một cái tức thì ba đạo binh phép áp đến, tiếp theo Trịnh Luân thét lên mốt tiếng, hai đạo hào quang sáng ngời bay ra làm cho Hoàng Thiên Hóa xây xẩm mặt mày, té nhào xuống đất bị quân Thương trói lại dẫn về trại.
Trịnh Luân bắt được Hoàng Thiên Hóa liền dẫn đến trước trại rồi vào thưa với Tô Hộ rõ. Vừa thắng trận và bắt thêm được một tướng.
Tô Hộ truyền dẫn vào xem, rồi truyền đem giam vào ngục.
Hoàng Thiên Hóa vừa bước vào ngục thì thấy Hoàng Phi Hổ ngồi co ro, nói lớn:
– Cha ơi! Chúng mình bị bắt bởi tà thuật, con không phục tí nào cả.
Hoàng Phi Hổ nói:
– Tuy vậy mặc lòng, chúng ta đã mang ơn vua cũng nên liều mình báo quốc.
Tử Nha hay tin Hoàng Thiên Hóa cũng bị bắt nữa thì thất kinh than:
– Hoàng tướng quân bảo là Tô Hộ có ý đầu Châu, nhưng đến hôm nay, hai cha con bị Tô Hộ bắt hết. Thật tội nghiệp.
Ngày hôm sau, Trịnh Luân ỷ mình bắt được hai tướng nên ra binh rất sớm, đến trước thành khiêu chiến.
Quân vào báo lại, Tử Nha hỏi:
– Có tướng nào dám ra quân chăng?
Thổ Hành Tôn nói:
– Ðệ tử về Châu chưa lập được công lao nào, xin cho đệ tử ra trận một phen.
Tử Nha chịu cho đi.
Ðặng Thiền Ngọc lại thưa:
– Xin Thừa Tướng cho cha con tôi đi theo lược trận.
Tử Nha nói:
– Nếu vậy càng tốt.
Còn Trịnh Luân nghe trong thành phát một tiếng pháo, thấy một nàng dắt hai lông trĩ ra khỏi thành, đẹp như tiên nga.
Có bài thơ rằng:
Nàng ấy dung nhan rất mặn mà
Xưa kia từng trấn ải Nam Sang,
Nay về Tây Thổ đầu minh chúa
Hay tặng anh hùng đá Ngũ Quang.
Trịnh Luân thấy nữ chúa cỡi ngựa đi tới, còn Thổ Hành Tôn thì không thấy đâu cả. Vì Ðặng Thiền Ngọc thì cao lại cỡi ngựa, còn Thổ Hành Tôn đã thấp lại đi chân. Ðến khi Thổ Hành Tôn xông tới trước, Trịnh Luân cũng không ngờ, cứ nhìn vào cửa thành chờ tướng xuất trận.
Thổ Hành Tôn biết ý, kêu lớn:
– Thằng thất phu! Ngươi ngóng chờ ai đó?
Trịnh Luân nhìn xuống chân ngựa, thấy một thằng lùn cầm gậy sắt, cười ngất nói:
– Ngươi là thằng lùn đến đây làm chi?
Thổ Hành Tôn nói:
– Ta vâng lệnh Khương Thừa Tướng ra bắt ngươi đây.
Trịnh Luân vừa cười vừa nói:
– Ngươi làm cái quái gì mà bắt ta được? Hãy để nữ tướng kia đến giao đấu với ta.
Thổ Hành Tôn bị mắng nổi giận hét lớn:
– Thất phu! Dám nói nhức ta như thế.
Hét rồi đâm một gậy vào chân con thú của Trịnh Luân cỡi.
Trịnh Luân đưa Gián mã xử ra đỡ, nhưng ngồi trên cao, đỡ đánh hụt chạt còn Thổ Hành Tôn cứ nhảy vòng quanh đập vào đùi Trịnh Luân bôm bốp.
Trịnh Luân rán chịu được ít hiệp, mệt quá, mồ hôi toát ra như tắm, liền ngoát đoàn quân ô Nha tới.
Thổ Hành Tôn nghe Trịnh Luân gầm một tiếng, hai luồng khói trong lỗ mũi Trịnh Luân xịt ra, tức thì Thổ Hành Tôn hồn xiêu phách lạc bị quân ô nha bắt trói.
Khi Thổ Hành Tôn tỉnh lại thấy mình bị trói, le lưỡi than:
– Lạ thật!
Còn Ðặng Thiền Ngọc thấy chồng bị bắt vội giục ngựa đến hét lớn:
– Thất phu chớ cậy tài bắt tướng.
Nói rồi chém một gươm.
Trịnh Luân né tránh.
Ðặng Thiền Ngọc đuổi theo. Mặc dầu vậy, Ðặng Thiền Ngọc cũng lấy đá Ngũ quang ném vào mặt Trịnh Luân ré một tiếng sống mũi sưng vù vội giục thú chạy về dinh, ôm đầu không dám ngó lại.
Bấy giờ quân của Trịnh Luân đã dẫn Hành Tôn đến trước trại.
Trịnh Luân vào trướng trình chuyện.
Tô Hộ trông thấy sống mũi sưng vù hỏi:
– Hôm nay tướng quân thất quân sao?
Trịnh Luân thưa:
– Tôi bắt được một thằng lùn, nhưng lại bị nữ tướng ném cục đá vào mắt, đau quá nên phải chạy về.
Tô Hộ hỏi:
– Trịnh Luân, cái thằng lùn ở đâu?
Trịnh Luân truyền quân dẫn Thổ Hành Tôn vào giao cho Tô Hộ phân xử.
Tô Hộ trông thấy Thổ Hành Tôn cười ngất ngoài dinh chém quách.
Thổ Hành Tôn nói:
– Chém ta mất công để ta đi về cũng được.
Tô Hộ cười lớn:
– Thằng khùng! Ai cho mấy về mà mày nói thế.
Thổ Hành Tôn nói:
– (bị mất câu này)
Quân sĩ cười rộ dẫn Thổ Hành Tôn ra ngoài, vừa mới rút dao thì Thổ Hành Tôn đã chun xuống đất.
Quân sĩ thất kinh vào thưa với Tô Hộ:
– Chúng tôi vừa chém nó thì nó nhào xuống đất một cái, rồi không thấy đâu nữa.
Tô Hộ khen:
– Bên Tây Kỳ nhiều tướng lạ tài phép như vậy hèn chi binh Thương đánh hoài không thắng.
Trịnh Luân thấy Tô Hộ khen tướng địch nổi giận lấy thuốc thoa mặt cho lành vết thương để rạng ngày ra trận báo cừu.
Hôm sau Trịnh Luân khiêu chiến, gọi cho được nữ tướng giao phong, quân vào báo lại, Thiền Ngọc xin kéo quân ra thành.
Tử Nha nói:
– Không nên đâu! Hôm nay nó cố báo cừu, chúng ta không nên chọc giận nó làm gì.
Na Tra nói:
– Ðệ tử xin lãnh binh ra thành cho.
Nói rồi cầm giáo lên xe, phát pháo khai thành ra trước mặt Trịnh Luân hỏi:
– Ngươi phải là Trịnh Luân không?
Trịnh Luân gật đầu:
– Ngươi đã biết tên la còn dám ra đây chịu chết?
Na Tra cầm giao đâm liền.
Trịnh Luân trổ tài cự chiến. Ðánh được ít hiệp Trịnh Luân tính ra tay trước, liên ngoắt ba ngàn binh phép ùa tới.
Na Tra thấy binh ô Nha người nào cũng cầm câu móc và dây dài, lòng kinh hải. Xảy nghe Trịnh Luân gầm một tràng, hai luồng khói trắng từ trong mũi bay ra. Song Na Tra không phải là thai phàm, nên không bị mê man.
Trịnh Luân thấy Na Tra không té, thất kinh nghĩ thầm:
– Thầy ta truyền phép nầy mầu nhiệm lắm, sao ngày nay lại chẳng linh. Liền gầm lên một tiếng thứ hai nữa, vẫn không hiệu nghiệm.
Trong lòng hoảng hốt, Trịnh Luân gầm lên tiếng thứ ba.
Na Tra cười ngất hỏi:
– Ngươi mắc chứng bịnh gì mà rên hoài vậy?
Trịnh Luân nổi giận hỗn chiến một hồi.
Na Tra lấy Càng Khôn Quyện quăng ra, trúng nhằm vai Trịnh Luân quá nặng, làm cho Trịnh Luân gãy xương đứt gân, gần té xuống đất, vội bỏ chạy về dinh.
Tra Tra kéo quân vào thành, thưa hết mọi điều.
Tử Nha mừng nếu vậy thì không có gì đáng lo.
Còn Tô Hộ thấy Trịnh Luân bại trận liên tiếp, thương tích rất nặng, ngồi đứng không yên, liền mượn cớ ấy mà an ủi:
– Trịnh tướng quân ơi! Nay lòng trời đã vậy, chừng ta cưỡng lại cũng chẳng ích gì. Khi trước chư hầu đều theo Châu đánh Trụ. Bởi Văn Thái Sư gieo nhiều ơn nghĩa, nên không ai nở động binh. Nay Thái Sư đã từ trần. Hôn quân càng dâm bạo, chúng ta có đem thân bỏ nơi ch:ến trường cũng chẳng được tiếng trung quân ái quốc. Thật là đau lòng. Ðời xưa, con trai vua Nghiêu là Ðơn Châu vì tâm tánh không hiền, nên lúc vua Nghiêu băng hà, thiên hạ không theo Ðợn Châu mà theo vua Thuấn. Ðến đời con vua Thuấn là Khương Quân, cũng ít đức, nên lúc vua Thuận băng hà, thiên hạ không theo Khương Quân và theo vua Hạ Võ. Nay thiên hạ loạn ly, máy tạo chuyển vật giang sơn sẽ về người có đức. Tướng quân bị thương là trời ra điềm cho chúng ta đó, chúng ta nên thuận trời về với Châu, phạt người vô đạo.
Trịnh Luân giả làm mặt giận nói lớn:
– Quân hầu nói sai rồi! Quân hầu là quốc thích, lẽ nào đem mệnh ví với các trận mà đầu Châu. Hễ nước còn thì quốc thích còn, nước mất thì quốc thích mất. Quân hầu mang ơn Trụ vương rất lớn, chánh cung hưởng lộc thiên tử rất nhiều, lẽ nào thấy giặc mạnh mà đầu hàng, thấy nước yếu mà bỏ vua. Tôi không muốn quân hầu mang tiếng bất nghĩa, nên đem xương thịt trả ơn vua, phơi thây đền nợ nước. Mất thân tôi chẳng tiếc, chỉ sợ ô danh mà thôi.
Tô Hộ nói:
– Tướng quân nói cũng phải. Song lời xưa có câu: Chim khôn chọn cây mà đổ, tôi hiền tìm chúa thành mà thờ. Ông Y Doản bỏ Kiệt đầu Thành Thang vẫn không mất tiếng tốt. Hoàng Phi Hổ cũng là quốc thích, lại làm đến vì Vương, song thấy hôn quân lỗi đạo đành bõ Trụ đầu Châu. Ðặng Cửu Công có trí, biết cơ trời thay đổi, không đem thân làm trâu ngựa cho kẻ bạo tàn chúng ta nếu cố chấp tức thì đến lúc ăn năn không kịp.
Trịnh Luân nói:
– Tuy quân hầu có ý đầu Châu, nhưng tôi lại không thích phò giặc. Vậy xin cứ cho tôi ra trận chừng nào tôi chết, quân hầu bỏ Trụ đầu Châu cũng chẳng muộn.
Tô Hộ vào phòng ngẩm nghĩ suốt buổi, rồi truyền Tô Toàn Trung dọn tiệc rượu. Qua canh hai, đợi các tướng ngủ hết, Tô Hộ sai Tô Toàn Trung mở trói cho cha con Hoàng Phi Hổ thỉnh ra trước trướng và tạ lỗi rằng:
– Tôi đã có lòng đầu Châu từ lâu, song chưa tiện dịp.
Hoàng Phi Hổ đáp lễ và nói:.
– Tôi nhờ đức tái sanh, cũng như ơn cứu tử. Khi trước tôi nghe quân hầu nói về Châu nên lòng cảm mến, mới xin ra trận để cùng quân hầu đàm đạo, chẳng ngờ bị Trịnh Luân không chịu về mời quân hầu, lỗi dùng tà thuật mà bắt. Nay quân hầu đã cởi mở lòng thành, dẫu việc khó khăn đến đâu chúng tôi cũng giúp được.
Tô Hộ nói:
– Lòng tôi muốn phò Châu đã lâu, song không gặp dịp. Nay nhân vâng sắc chỉ đi chinh phạt quyết thừa cơ quy thuận Tây Kỳ mặc dầu Trịnh Luân vẫn khăng khăng không chịu, tôi đã khuyên Trịnh Luân hết lời, nhưng không kết quả. Tôi chẳng biết tính sao phải dọn một tiệc riêng để đãi đại vương và công tử, một là tạ lỗi hai là thố lộ tâm tình.
Hoàng Phi Hổ nói:
– Nếu quân hầu muốn đầu Châu thì phải lo liệu cho sớm, còn Trịnh Luân nghịch mạng, phải dùng kế trừ.
Tô Hộ đãi ba tuần rượu, rồi đứng dậy nói:
– Xin đại vương chịu phiền đi ngõ sau về thưa lại với Thừa Tướng là lòng tôi đã biết quy thuận.
Nói rồi đưa cha con Hoàng Phi Hổ ra khỏi dinh.
Cha con Hoàng Phi Hổ về đến thành đã hết canh ba.
Quân canh tuy biết tiếng Hoàng Phi Hổ nhưng không dám mở cửa phải vào báo với Tử Nha.
Tử Nha truyền lệnh cho Hoàng Phi Hổ vào ra mắt, và hỏi:
– Tướng quân đã bị bắt sao trốn khỏi về đây?
Hoàng Phi Hổ bày tỏ mọi việc và nói:
– Bởi Trịnh Luân nghịch với quân hầu nên chưa thu xếp được. Ðợi ít bữa sẽ có tin sau.
Tử Nha nghe nói mừng rỡ vô cùng.
Trong lúc đó hai cha con Tô Hộ bàn tính với nhau để tìm kế đầu Châu.
Tô Hộ hỏi con:
– Nay Trịnh Luân không thuận biết tính làm sao?
Tô Toàn Trung thưa:
– Thừa dịp Trịnh Luân còn đang bịnh, gởi thơ bảo Tử Nha đem quân đến cướp trại bắt sống Trịnh Luân thế nào Trịnh Luân cũng phải chịu chết. Nếu để lâu Tử Nha sinh nghi thì khó lòng lắm.
Tô Hộ nói:
– Kế ấy rất hay, song Trịnh Luân là người nghĩa, chúng ta đối xử như vậy sao phải.
Tô Toàn Trung nói:
– Miễn đừng giết chết Trịnh Luân thì thôi.
Tô Hộ theo kế hoạch trù tính đêm sau sẽ tin cho Tử Nha biết.
Có bài thơ rằng:
Tô hầu có ý muốn về Châu
Ngặt gã Trịnh Luân chả chịu đầu
Cũng bởi Tử Nha còn hoạn nạn
Khiến nên tà mị đến nơi chầu.
Nói về Trịnh Luân bị Na Tra đánh sưng vai, tuy có thoa thuốc nhưng vẫn chưa lành, ngày đêm rên siết, ăn ngủ không yên, lại nghe chủ tướng có ý đầu Châu, còn mình bị thương không ra trận được.
Rạng ngày, Tô Hộ sửa soạn viết thư để tôi bắn vào thành Tây Kỳ. Hẹn giờ Tử Nha đem binh cướp trại.
Xảy nghe quân báo:
– Có ông đạo sĩ mặt xanh, ba con mắt, mặc đại hồng bào, xin vào ra mắt lão gia
Tô Hộ không biết phép cung kính các đạo sĩ, nên nói:
– Truyền cho vào trại.
Ðạo sĩ không nghe thỉnh, lòng bất mản muốn trở về song sợ mất lòng Thân Công Báo, nghĩ thầm:
– Thì cứ vào dinh xem thử thế nào rồi sẽ liệu.
Bèn vuốt giận bước vào ra mắt.
Tô Hộ thấy đạo sĩ đi đến, không rõ việc gì liền hỏi:
– Ðạo nhân đến đây có việc gì chỉ dạy?
Ðạo sĩ nói đến đây giúp lão tướng quân đánh Tây Kỳ, bạt hết phản tặc giải về cho thiên tử.
Tô Hộ hỏi:
– Ðạo sĩ là ai? Từ đâu đến?
Ðạo sĩ nói:
– Tôi ở Hải đảo đến đây, xin nghe bài thơ này:
Nước yến bay ngang chẳng đụng thuyền
Châu lưu thiên hạ viếng thần tiên
Xuất hồn khỏi xác người không thấy
Cởi gió nương mây phép rất thiêng:
Bờ cỏi Cửu Long danh trọng vọng
Học trò Triệt giáo tiếng lưu truyền
Nghe tên Lữ Nhạc đều kinh hải
Bốn biển nào ai dám chẳng kiêng.
Lữ Nhạc ngâm xong bài thơ nói tiếp:
– Tôi ở Cửu Long đảo, núi Thanh Danh, họ Lữ tên Nhạc. Bởi vì Thân Công Báo cầu khẩn nên đến đây trợ chiến với tướng quân, sao tướng quân có ý nghi ngờ như vậy?
Tô Hộ nghe nói bồi hồi.
Lữ Nhạc chẳng khiêm nhường liền ngồi xuống.
Xảy nghe bên trại có tiếng rên, Lữ Nhạc hỏi:
– Ai rên vậy?
Tô Hộ nghĩ thầm:
– Ðể bảo Trịnh Luân đem vết thương ra đây cho đạo sĩ này thấy mà chứng kiến, không dám phách lối nữa.
Nghĩ rồi đáp:
– Người này là đại tướng Trịnh Luân, bị tướng Tây Kỳ đả thương, đau đớn như vậy.
Lữ Nhạc nói:
– Bảo người ấy ra đây cho tôi xem thử.
Quân sĩ đỡ Trịnh Luân ra trước. Lữ Nhạc xem vết thương rồi cười lớn nói:
– Ấy là dấu Càn Khôn Quyện, để ta cho một viên thuốc thì lành liền, không hề gì cả.
Nói rồi lấy bầu thuốc trong túi da beo, đem một viên tán nhỏ hòa với nước đắp vào chỗ vết thương, giây lát Trịnh Luân lành như cũ.
Trịnh Luân mừng quá đến tạ ơn Lữ Nhạc, xin được thu nhận mình làm đồ đệ.
Lữ Nhạc nói:
– Ngươi đã kêu ta bằng thầy thì ta giúp cho ngươi thắng trận.
Tô Hộ nghe nói than:
– Ta sắp đặt mưu kế vừa xong thì có đạo sĩ ở đâu đến phá đám.
Còn Trịnh Luân thấy Lữ Nhạc không bàn đến việc ra quân, liền thưa:
– Sư phụ đã đến giúp Thương, xin cho phép đệ tử ra đánh với Tử Nha một trận.
Lữ Nhạc nói:
– Ta có bốn tên đồ đệ cũng sắp tới nơi. Ðợi chúng nó đến thì giúp ngươi lấy được Tây Kỳ không khó nhọc.
Cách vài ngày sau, có bốn đạo sĩ đến trước cửa dinh hỏi thăm:
– Chẳng hay thầy tôi là Lữ đạo trưởng có mặt trong dinh không? Xin vào thưa giùm một chút.
Quân sĩ vào báo.
Lữ Nhạc nói:
– Ðó là bốn tên học trò của ta, Trịnh Luân hãy ra thỉnh vào.
Trịnh Luân vâng lịnh ra trước cửa dinh thấy một người mặt đen, một người mặt đỏ, một người mặt trắng, một người mặt vàng mình cao mười sáu thước, người mặt nào thì bận áo màu nấy, bốn sắc khác nhau.
Trịnh Luân bái và nói:
– Thầy cho mời bốn sư huynh vào trại.
Bốn đạo sĩ theo vào làm lễ rồi đứng hầu hai bên.
Lữ Nhạc nói:
– Vì cớ sao mà các ngươi đến trễ như vậy?
Người mặt xanh thưa:
– Tôi nán lại luyện phép cho xong nên trễ mất mấy ngày.
Lữ Nhạc nói:
– Trịnh Luân mới thọ giáo, từ nay cùng sư môn với các người.
Bốn đạo sĩ vội chào hỏi.
Trịnh Luân thưa:
– Xin bốn vị sư huynh cho tôi biết danh hiệu.
Lữ Nhạc chỉ từng người nói: Âu Thiên Lân, Châu Tín và Dương Văn Huy.
Trịnh Luân mừng rỡ mở tiệc đãi đằng.
Các vị đạo sĩ chuyện trò đến canh ba mới đi nghỉ.
Hôm sau Tô Hộ ra khách, thấy có bốn đạo sĩ thì lòng không vui.
Lữ Nhạc nói với bốn người học trò:
– Bữa nay các ngươi luân phiên nhau đi khiêu chiến Tây Kỳ.
Châu Tín thưa:
– Ðệ tử xin xuất trận trước.
Lữ Nhạc gật đầu Châu Tín tuân lệnh ra khỏi dinh.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.