Sống 365 Ngày Một Năm

• CHÚ THÍCH •



[1] Các nhà bác học đã thí nghiệm về loại chuột bạch: đời sống trung bình của loài đó là 600 ngày, nếu thỉnh thoảng bắt chúng nhịn ăn thì chúng có thể sống được 1400 ngày; đời sống của loài dơi có thể dài gấp đôi (từ 7 đến 14 năm) nếu đừng cho chúng ăn nhiều quá. Theo bác sĩ Pierre Vachet – Sách đã dẫn.

[2] Danh từ này hơi mới, chỉ thấy ghi trong phần Phụ (Supplément) của bộ Larousse du XXe siècle in năm 1959. «Psychosomatique» gốc ở tiếng Hi Lạp «poukhé» nghĩa là linh hồn và «sôma» nghĩa là thân thể.

[3] Tôi nhớ cách đây mươi năm, ở miền Chợ Mới hay Mỹ Luông (Long Xuyên) một ông đạo nổi tiếng trị bệnh rất tài. Người ta đồn rằng ai đau, tới ông, khấn vái rồi ông cho uống nước lạnh, thì bất cứ bệnh gì, cùng khỏi hoặc bớt. Ở khắp nơi người ta ùn ùn tới, ghe, thuyền đậu chật bến; nhiều ông bạn tôi ở Sài Gòn cũng tò mò xuống coi tận mắt phép màu đó. Nhưng chỉ một tháng sau, người ta quên bẵng ông đi, vì phép màu của ông đã hết nghiệm.

Ở Nam Việt này, – mà có lẽ ở Bắc, ở Trung, ở nhiều nước khác cũng như vậy nữa – những chuyện đó thường xảy ra: cứ lâu lâu có lại một ông đạo xuất hiện trị bệnh cho bá tánh bằng bùa phép hay nước lạnh. Điều đó không có gì là huyền bí cả. Lòng tin thuốc, tin ông thầy vẫn là một phương thuốc để trị những bệnh do xúc động. Bùa phép hay nước lã chỉ là những phương tiện gây lòng tin mà thôi. Phương tiện càng có vẻ lạ lùng, giản dị bao nhiêu thì càng dễ gây lòng tin của hạng người chất phác bấy nhiêu. Nhưng khi lòng tin giảm đi thì tự nhiên phương tiện cũng hết công hiệu. Những thuốc để trị ngọn những bệnh do xúc động, có ảnh hưởng phần nào tới cơ thể hơn nước lã hoặc bùa, phép – nhưng phần lớn cũng không trị được bệnh.

[4] Tôi nhớ trong một tác phẩm (hình như cuốn Le Zéro et l’Infini) A. Koertler kể chuyện rằng để tra khảo tội nhân, một vài xứ dùng phương pháp này: bắt tội nhân ngồi yên, không thể nhúc nhích được, rồi cho nước rót đều đều từng giọt lên đầu họ, suốt ngày đêm, thì tinh thần dù mạnh đến đâu, tội nhân chịu cũng không nổi, phải nhận thú hết, cả những điều mà họ không làm. Phương pháp đó cũng giống phương pháp giật điện con cừu.

[5] How to live 365 days a year, trang 33.

[6] Một điều đáng mừng là trong mấy năm gần đây các nhà bào chế phương Tây và một số bác sĩ ở Việt Nam nữa đã biết nhắc nhỡ bệnh nhân rằng bệnh loét bao tử thường do xúc động gây ra. (Cước chú khi in – 1968.)
[7] Frank G. Slaughter – Votre corps et votre esprit – Presses de la Cité – Paris.

[8] Đông y nói cần có sự quân bình âm và dương, danh từ tuy khác, mà ý nghĩa là một.

[9] Tức Omar Khayyam, thi sĩ Ba Tư ở thế kỉ XI, tác giả tập thơ Bobaiyat (Tuyết cú) có giọng lãng mạn, khoáng đạt. Ông cũng là một nhà toán học, thiên văn học có danh của thời cổ.

«Ai ơi tận hưởng thú trần,

Trước khi xuống hố trở thành đất đen. Đất đen vùi lấp đất đen,

[10] Nghiên cứu y học về phương diện xã hội, áp dụng nó vào đời sống xã hội.

[11] Một số trí thức Âu Mỹ cũng không biết thưởng cái đẹp trong văn chương nữa. Đọc các tân tiểu thuyết (nouveau roman) của Pháp ta không còn thấy một đoạn tả cảnh, tả tình nào đẹp như trong các tiểu thuyết của thời trước (Maupassant, Zola, Tolstoi, A. France…). Người viết truyện cũng như người đọc đều chán thứ văn chương du dương, bóng bảy, cho nó là rườm, là không hợp thời mà chỉ thích thứ văn trong các biên bản, thực khách quan, không có chút mơ tưởng, không có chút đẽo gọt. Nhưng hiện nay mới có khoảng 5 phần 100 độc giả Âu Mỹ là ưa cái «tân kì» đó thôi.

[12] Như cuốn Pour connaître la pensée de Freud của Edgar Pesch. Bordas.

[13] Một số y sĩ, giáo sư và sinh viên họp ở Paris – do hội UNESCO tổ chức năm 1960 – đã đưa ra những đề nghị này:

— Đổi lối dạy, cho trường học khỏi còn như một trại lính, một nhà khám.

— Mỗi lớp dạy nhiều lắm là 25 trò thôi.

— Các nhà giáo phái hiểu biết khoa tâm lí, và môn sư phạm phải áp dụng những

phát minh mới mẻ nhất về tâm lí.

[14] Những thuật đó cũng có cái lợi là làm cho ta quên những lo âu, nên đôi khi cũng có kết quả, tùy người.

[15] Còn rất nhiều thứ thuốc khác chúng tôi không thể kể hết ra đây được. Có những thứ thuốc bổ như calcium (chất vôi), sinh tố B6 giúp ta dễ ngủ, nhưng công hiệu không mạnh.

Những chất passiflore, marrube, valériane có tính cách an thần, ít hại, cũng thường được dùng.

[16] Trong thế chiến vừa rồi, người Nga còn dùng phương pháp này nữa: Mỗi ngày cho bệnh nhân uống ba lần một thứ thuốc an thần đủ cho ngủ, rồi đúng lúc bệnh nhân thiêm thiếp thì bật một ngọn đèn xanh dương lên, để tạo nên một sự liên lạc giữa sự bật đèn và sự buồn ngủ. Lần lần người ta thay thứ thuốc an thần bằng một thứ thuốc khác cũng giống như thuốc đó nhưng là thuốc giả, không có tính cách làm cho ngủ; khi bật đèn xanh bệnh nhân cũng lại ngủ được. Ít lâu sau, có thể bỏ thuốc giả đi, và bệnh nhân khỏi hẳn, chỉ cần bật ngọn đèn xanh lên là ngủ được.

Theo chúng tôi, chính phương pháp đó mới thực là áp dụng đúng thuyết của Pavlov, nhưng bất tiện là trị lấy không được; còn phương pháp Scandel không đúng hẳn mà cũng không công hiệu mau bằng.

[17] Xin coi thêm cuốn Thời mới dạy con theo lối mới của tác giả. Cuốn này dùng nhiều tài liệu trong cuốn Comment soigner et éduquer son enfant của Bác sĩ Benjamin Spock, một cuốn bán đã cả chục triệu bản ở khắp thế giới (Nhà xuất bản Thanh Tân).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.