Trên Chuyến Bay Đêm

CHƯƠNG 5



Bây giờ là lần đầu tiên trong đời, Nancy Lenehan tăng cân. Bà đúng thẳng người để soi gương trong căn phòng khách sạn Adelphi ở Liverpool, bên cạnh đống hành lý đợi chuyển đến tàu Orania, vẻ mặt hoảng hốt.
Bà ta không đẹp không xấu, nét mặt đều đặn – sống mũi thẳng, tóc đen và cứng, cằm phẳng phiu – và khi bà ăn mặc cẩn thận, trông bà hấp dẫn, mà việc ăn mặc cẩn thận là việc thường thấy nơi bà. Hôm nay bà mặc bộ áo quần hàng len thật nhẹ may ở nhà hàng Paquin, vải có màu đỏ tươi, chiếc áo lót bằng xoa màu xám. Chiếc áo vét bó sát eo theo kiểu thời trang, và chính cái áo quá bó sát vào người báo cho bà biết bà đã tăng cân. Khi cài áo, nút áo kéo khuy căng ra.
Việc này chỉ có một cách giải thích:
eo của chiếc áo vét nhỏ hơn eo của bà Lenehan.
Việc tăng cân của bà là vì những bữa ăn trưa và ăn tối ngon lành trong các nhà hàng ăn uống sang trọng ở Pans trong suốt tháng Tám vừa qua. Bà thở dài.
Chắc bà phải kiêng ăn trong chuyến trở về mới được Hy vọng khi trở về New York, bà sẽ lấy lại vóc dáng như trước.
Trước đây chưa bao giờ bà phảl kiêng ăn kiêng uống. Nghĩ đến chuyện kiêng ăn, bà thấy bực mình:
bà thích ăn ngon, nhưng không dám ăn nhiều, thật là chuyện không vui chút nào hết. Chắc đây là dấu hiệu cho thấy bà đã già.
Hiện bà đã 40 tuổi.
Bà thường đặt may đo áo quần cho mình. Nhờ thân hình mảnh khảnh nên bà mặc áo quần dễ đẹp. Bà ghét mặc kiểu áo phủ quá mông của thập kỷ 20, và bà thích kiểu áo dài thắt ở eo. Bà bỏ nhiều thì giờ và vàng bạc để mua sắm áo quần.
Thỉnh thoảng bà dùng cách ăn mặc hợp thời trang, lịch sự, dể gây ảnh hưởng trong nghề nghiệp, nhưng thực ra, bà chỉ là người thích ăn mặc đẹp đẽ.
Bố bà đã xây dựng một xưởng giày ở Brockton cạnh Boston bang Massachusetts, vào năm Nancy ra đời, năm 1899. Ông làm thêm mẫu giày hảo hạng của Luân Đôn, nhưng bán giá rẻ hơn; rồi ông bắt chước cách rao hàng của thiên hạ:
– “Quí vị có thấy khác nhau không”. Người ta đọc quảng cáo thấy một đôi giày ở Luân Đôn bán 29 đô la, còn một đôi giày sao chép của xưởng giày Black chỉ có 10 đô la. ông làm việc cật lực, công việc làm ăn phát đạt, rồi trong trận đại chiến, ông ký hợp đồng đóng giày cho quân đội, việc này đã tăng thu nhập cho gia đình rất nhiều.
Trong những năm của thập niên 20, ông mở thêm một loạt các cửa hàng bán giày, hầu hết ở vùng Nòuvene Angletaửe. Khi tình hình kinh tế suy thoái, ông cho giảm tỷ lệ sản xuất xuống còn năm phần trăm thôi, và bán giá đồng hạng chỉ có 6 đô la một đời, bất kỳ mẫu mã giày như thế nào. Sự mạnh dạn của ông đã đem lại kết quả tốt, cho nên trong khi mọi người bị phá sản thì xưởng giày Black của ông giàu lên.
Ông thường nói rằng, làm giày xấu giá nhân công cũng đắt như làm giày tốt, và thiên hạ làm việc cực nhọc không nên để cho họ đl giày xấu. Trong lúc người mua giày đóng đế bằng giấy bìa chỉ đi được trong vài ngày, thì nhà máy đóng giày Black sản xuất giày giá không đắt hơn mấy mà lại đi lâu. Bố bà rất hãnh diện về việc này, cũng như Nancy. Chất lượng giày của gia đình bà sản xuất đã minh chứng cho mọi người thấy qua ngôi nhà lộng lẫy của họ ở Black Bay, chiếc xe Packard có tài xế lái, những đêm dạ vũ, những áo quần đẹp đẽ và số gia nhân Đông Đức. Bà không phải như những tiểu thư con nhà giàu đã thừa hưởng gia tài với mặc cảm tội lỗi trong lòng.
Bà ước chi có thể nói rõ điều này cho em trai bà biết.
Peter đã 38 tuổi. Khi bố họ mất, cách đây năm năm, ông để lại tài sản trong công ty cho Peter và Nancy với tỷ lệ bằng nhau, mỗi người bốn mươi phần trăm. Em gái của ông, cô Tilly, được hưởng mười phần trăm, mười phần trăm còn lại dành cho Danny Riley, lão luật sư già bất lương.
Nancy thường cho rằng thế nào bà cũng nắm quyền điều khiển công ty khi bố bà mất. Nhưng ông lại thích để cho Peter điều hành. Phụ nữ điều hành công ty ít có hiệu quả hơn, nhưng việc này đã chứng minh ngược lại nhất là trong lĩnh vực áo quần.
Bố bà có người phụ tá, Nat Ridgeway, ông ta là người có năng lực, và mọi người đều biết ông ta rất muốn giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Giày Black.
Nhưng chức vụ này Peter cũng thích và anh ta là con trai. Nancy thường nghĩ mình là con cưng của bố. Nhưng nếu Peter không thừa hưởng quyền của cha, thì thế nào anh ta cũng thất bại nhục nhã. Nancy không muốn đẩy em trai vào con đường thất bại, nhưng bà đã chấp thuận để cho anh ta quyền điều khiển công ty. Hai chị em có đến 80 phần trăm cổ phần, cho nên khi họ nhất trí với nhau thì họ muốn làm gì cũng được.
Nat Ridgeway đã từ nhiệm và đến làm cho Tổng công ty Dệt ở New York.
Đây là sự mất mát cho công ty, đồng thìn cũng là sự mất mát cho Nancy. Ngay trước khi bố bà mất, bà và Nat bắt đầu cặp kè đi với nhau.
Chuyện này xảy ra đã năm năm rồi, từ ngày Sean chồng bà mất đi, thì Nat là người đàn ông đầu tiên bà bằng lòng đi chơi với ông ta chỉ vì bà bắt đầu ngán cuộc sống bù đầu công việc, và cũng có cảm tình với ông ta nữa. Họ thường đi ăn tối với. nhau, thỉnh thoảng cùng nhau đi xem hát và mỗi khi ông đưa bà về nhà, bà hôn ông rất tình tứ nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra họ không vượt qua được sự khó khăn, và khi Nat rời khỏi công ty Black thì mối tình giữa họ cũng chấm dứt., để Nancy ngầm ngùi thất vọng Kể từ đấy, Nat đã gây dựng cho mình một sự nghiệp vĩmg vàng ở Tổng công ty dệt, và bây giờ ông ta là chủ tịch công ty. Ông ta cũng đã lấy vợ, vợ ông ta là một cô gái tóc vàng xinh đẹp nhỏ hơn Nancy đến 10 tuổi.
Trái lại, Peter không thành công. Thực vậy, anh ta không có khả năng làm chủ tịch. Từ ngày anh đảm nhiệm chức vụ đến nay đã năm năm, công việc làm ăn tiếp tục thua lỗ. Các cửa hàng không mang lại gì hết, lợi tức chỉ đủ bù chi phí. Peter đã mở một cửa hàng sàng trọng trên đại lộ Năm ở New York, anh bán áo quần phụ nữ loại đắt tiền; anh đầu tư công sức và thì giờ vào đây rất nhiều, nhưng vẫn thua lỗ.
Chỉ có nhà máy do Nancy điều khiển làm ăn phát đạt .Đến giữa thập niên 30, khi nước Mỹ thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế, bà bèn cho sản xuất loại dép phụ nữ bán với giá rẻ và mẫu mã rất bình dân. Bà tin rằng đối với giày dép phụ nữ, nếu hàng sản xuất nhẹ nhàng, có màu sắc đẹp và rẻ tiền thì thế nào cũng bán rất.
chạy.
Bà nghĩ bà có thể tăng số bán lên gấp đôi, và nhà máy gia tăng:
sản xuất.
Nhưng lợi nhuận của nhà máy chỉ đủ đem sang bù vào số tiền thua lỗ của Peter, vì anh ta không làm cho công ty phát triển lên được.
Cho nên chỉ còn một giải pháp bán dãy cửa hàng đi có lẽ bán cho người đang quản lý, để có được số tiền, mặt. số tiền bán này đem dùng vào việc hiện đại hóa nhà máy, trang bị cho nhà máy bằng hệ thống sản xuất theo dây chuyền, hệ thống mà các nhà máy sản xuất giày hiện đại đang dùng. Peter phải giao cho bà quyền điều khiển và anh ta chỉ điều khiển cửa hàng ở New York thời, nhưng phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt khi chi tiêu tiền của cửa hàng. Bà muốn cứ để cho anh ta nhận chức chủ tịch công ty và có quyền ưu tiên dành cho anh, nhưng anh phải từ bỏ hết quyền năng mà anh hiện có.
Bà đã đưa ý kiến này vào trong tờ trình đặc biệt nới về vai trò của Peter. Anh hứa sẽ suy nghĩ về vấn đề này. Nancy nhẹ nhàng nói với Peter rằng anh không thể để cho công ty tiếp tục xuống dốc, và nếu anh không bằng lòng kế hoạch của bà, buộc lòng bà phải đưa vấn đề này ra trước hội đồng quản trị – như thế có nghĩa là anh sẽ bị truất quyền và bà làm chủ tịch công ty. Bà rất hy vọng anh ta sẽ thông cảm. Nếu anh ta ương ngạnh không chịu chấp nhận, bà sẽ nêu rõ việc làm ăn thất bại tồi tệ của anh, và như thế tình ruột thịt sẽ tan vỡ, không bao giờ hàn gắn lại được. Mãi cho đến bây giờ anh ta vẫn chưa có phản ứng gì. Anh ta có vẻ bình tĩnh, trầm ngâm, và hòa nhã với bà. Hai chị em thỏa thuận cùng đi Pans, Peter thì để mua các mẫu mã áo quần tân thời cho cửa hàng của mình, còn Nancy thì đi xem hàng hóa vừa kiểm tra việc chi tiêu cửa em. Nancy rất thích châu Âu, nhất là Pans, và bà rất mong đến Luân Đôn nhưng khi đến đây thì chiến tranh bùng nổ.
Họ quyết định quay về Hoa Kỳ ngay tức khắc, nhưng mọi người đều cùng làm như thế, dĩ nhiên, nên họ rất khó khăn trong việc tìm ra phương tiện để về, Cuốl cùng Nancy mua được vé tàu thủy, tàu sẽ khởi hành ở Liverpool. Sau một chuyến đi dài bằng tàu hỏa và bằng phà, họ đến được cảng vào hôm qua và hôm nay họ sẽ lên tàu.
Việc chuẩn bị chiến tranh ở Anh đã làm cho bà sốt một Chiều hôm qua một nhân viên trong khách sạn đến phòng bà để thiết lập trên cửa sổ một hệ thống màn che ánh sáng. Tối đến, tất cả các cửa sổ phải tuyệt đối tối để tư trên không, máy bay không thấy được thành phố. Người ta dán băng vải vào kính để phòng khi bị dội bom, kính vỡ sẽ không văng xa có thể gây thương tích cho người.
Người ta chất những bao cát trước khách sạn, và phía sau khách sạn có hầm trú ẩn.
Điều bà sợ nhất là Hoa Kỳ tham gia chiến tranh, vì như thế hai cậu con trai của bà, Liam và Hugh, sẽ bị động viên. Bà nhớ khi Hitler lên nắm quyền, bố bà nói rằng người Đức Quốc xã ngăn cấm nước Đức trở thành Cộng sản; và đấy là quyết định sau cùng của Hitler. Bà có quá nhiều việc phải làm, không cần phải bận tâm đến châu Âu. Bà không quan tâm đến nền chỉnh trị quốc tế, không quan tâm đến cán cân quyền lực, cũng không quan tâm đến việc lớn mạnh của chủ nghĩa phát xít:
những diều viển vông xa vời như thế hoàn toàn vô nghĩa so với đời sống của các con bà. Người Ba Lan, người Áo, người Do thái và người Slavơ phải tự lo cho mình. Công việc của bà là lo cho Liam và Hugh.
Thực ra các cậu con trai của bà không cần bà lo lắng. Nancy lấy chồng sớm và bà có con liền, nên hai con của bà bây giờ đã trưởng thành. Liam đã có vợ, hiện ở tại Houston, còn Hugh vừa học hết năm cuối cùng ở yale. Hugh không học hết mình, và bà kinh ngạc khi biết cậu ta đã mua chiếc xe thể thao, nhưng cậu đã qua tuổi nghe lời khuyên của mẹ.
Bà nghĩ, chiến tranh sẽ làm cho công việc làm ăn phát đạt, và thế nào cũng có sự bùng nổ kinh tế ở nước Mỹ. Cho dù Hoa Kỳ có tham chiến hay không, thì quân đội cũng phải phát triển, và như thế sẽ có sự gia tăng về đơn đặt hàng của chính phủ – thêm nguyên do để nhà máy hiện đại hóa.
Nhưng khi bà nghĩ đến chuyện các con bà có thể bị gọi vào quân đội, bà thấy tất cả đều không . có gì quan trọng nữa, vì con bà sẽ đi chiến đấu tại một chiến trường xa xôi, và có thể chết ở đấy. Người phu mang hành lý bước vào, cắt đứt dòng suy nghĩ vẫn vơ của bà. Bà hỏi anh ta để biết Peter đã cho người mang hành lý đi chưa. Bằng giọng địa phương nặng trịch khiến bà phải hết sức cố gắng mới hiểu, anh ta nói rằng em trai bà đã cho mang hành lý xuống thu từ tối hôm qua.
Muốn biết chắc Peter đã đi chưa, bà đến gõ cửa phòng của anh ta. Người đàn bà giúp việc mở cửa, và cũng với giọng địa phương khó nghe, chị cho biết Peter đã rời khách sạn từ đêm qua.
Nancy quá sửng sốt. Đêm qua bà ăn tối trong phòng để ngủ cho sớm, và Peter cũng nói anh sẽ làm như bà. Nếu anh ta đổi ý, thì đêm qua anh ta ở đâu Bà đi xuống tiến sảnh để điện thoại, nhưng bà không biết gọi ai. Cả bà và Peter đều không quen biết ai ở Anh hết. Liverpod nằm đối diện với Dubl1n.
Phải chăng Peter sang Ailen để thăm gốc gác của gia đình Black Từ đầu, hai chị em đã có ý định ấy. Nhưng Peter cho rằng, nếu đi thì anh ta sẽ không về kịp để lên tàu.
Bỗng bà nảy ra trong óc một ý, bà yêu cầu cô phụ trách điện thoại gọi số điện thoại của cô Til1y ở Hoa Kỳ. Điện thoại từ châu Âu sang Mỹ là một việc rất phiêu lưu. Đường dây thường bận và người ta phải đợi, có thể đợi thật lâu mà cũng có thể trong vài phút. Đường dây lại thường bị nhiễu, người nói phải la lên đầu giây bên kia mới nghe.
Ơ Boston giờ này chắc chưa được 7 giờ sáng, nhưng cô Til1y chắc đã dậy rồi. Như bao nhiêu người có tuổi, bà ngủ ít và dậy sớm. Bà rất tỉnh ngủ.
Vì trời còn sáng sớm nên công việc kinh doanh buôn. bán ở Hoa Kỳ chưa bắt đầu cho nên chỉ khoảng 5 phút sau, chuông vang lên trong buồng. điện thoại.
Nancy nhấc ống nghe và nghe tiếng nói quen thuộc vang lên. trong máy. Bà mường tượng cô Tllly đang mặc áo ngủ bằng xoa, mang giày vải lót lông thú, bước nhanh trên sàn nhà bếp bóng loáng để đến nhấc máy điện thoại màu ở tiền sảnh.
– Alô?
– Cô Tiny hả, Nancy đây.
– Lạy Chúa, cháu khỏe không đấy?
– Rất khỏe. Chiến tranh bùng nổ rồi, nhưng người ta chưa bắt đầu bắn nhau, ít ra chưa ở Anh. Cô có tin tức gì về mấy thằng con của cháu không?
– Cả hai đều mạnh khỏe. Cô vừa nhận tấm bưu ảnh của Liam:
nó ở Palm Beach và nó nói Jacqueline có nước da rám nắng rất đẹp, chưa bao giờ đẹp như thế Hugh có chở cô đi một vòng trên chiếc xe mới của nó, chiếe xe rất đẹp.
– Nó lái có nhanh không?
– Cô thấy nó lái cẩn thận lắm, nó từ chối không uống rượu, nó nói rằng uống rượu thì không được lái xe.
– Cháu thấy yên tâm rồi.
– Chúc cháu sinh nhật vui vẻ! Cháu làm gì bên Anh thế?
– Cháu đang ở tại Liverpool, chuẩn bị đáp tàu về Hoa Kỳ, nhưng cháu không thấy Peter đâu hết. Không biết cô có tin tức gì về cậu ấy không?
– Có cháu à! Nó đã triệu tập Hội đồng quản trị họp vào ngày mốt vào đầu giờ.
Nancy sững sờ.
– Cô nói họp vào sáng thứ sáu à?
– Phải, cháu à, thứ sáu, tức là ngày mốt, – cô Til1y trả lời với giọng hơi gay gắt. Giọng cô như muốn nói:
tao chưa già đến độ lẩm cẩm không như ngày tháng trong tuần.
Nancy chẳng hiểu ất giáp gì hết. Tại sao triệu tập Hội đồng quản trị khi không có bà mà cũng không có Peter. Hai người còn lại trong ban quản trị là Tilly và Danny Riley, họ không đủ tư cách để quyết định công việc.
– Có lẽ có một âm mưu gì rồi đây. Phải chăng peter có ý đồ gì đen tối?
– Buổi họp vào ngày mốt sẽ bàn về chuyện gì, thưa cô?
– Để cô đọc lệnh họ cho cháu nghe, – Tilly đọc to:
“Biểu quyết việc bán công ty giày Black cho Tổng công ty dệt với những điều kiện đã được chủ tịch công ty thương lượng”.
– Lạy Chúa lòng lành! – Nancy nghẹn ngào. Bà cảm thấy bủn rủn. Cả người như muốn xỉu. Peter bán công ty sau lưng bài. Cố hết sức giữ bình tĩnh, bà nói, giọng run run:
– Cô làm ơn đọc lại lệnh họp.
– Làm sao Peter làm được chuyện này nhỉ? Anh ta thương lượng khi nào?
Chắc anh ta đã làm việc này từ khi bà đưa cho anh ta tường trình bí mật của mình.
Anh ta đã làm ra vẻ suy nghĩ về những lời đề nghị của bà, nhưng thực ra anh ta đã. lén âm mưu sắp đặt việc này sau lưng bà.
Bà thường nghĩ Peter là con người yếu đuối, nhưng bà không ngờ anh ta đã hành động phản bội như thế này.
– Nancy, cháu còn ở đấy chứ?
Bà nuốt nước bọt, đáp:
– Vâng, còn. Nhưng cháu quá sửng sốt. Peter không nói gì với cháu về chuyện này hết.
– Thế sao? Làm thế là sai rồi.
– Rõ ràng cậu ta muốn thông qua việc này trong lúc cháu vắng mặt … nhưng chắc cậu ta không về kịp để dự phiên họp được. Hôm nay chúng cháu mời lên tàu thủy chúng cháu không về nhà được trước 5 ngày.
– Thế nhưng, bà nghĩ, Peter đã biến mất rồi.
– Không có máy bay à?
– Chiếc clipper – Nancy bỗng nhớ ra. Bà đã đọc trong báo. Người ta có thể vượt Đại Tây dương trong một ngày.
– Đúng rồi, chiếc Clipper. – Til1y đáp. – Danny Riley đã nói Peter sẽ về bằng chiếc Clipper, nó sẽ có mặt ở đây đúng vào giờ họp hội đồng quản trị.
Nancy nghĩ đến chuyện Peter đã nói láo. với bà, ta đi với bà đến Liverpool để cho bà tin rằng anh ta sẽ đi tàu thủy. Chắc anh ta đã ra đi ngay sau khi hai chị em chia tay ở trên hành lang khách sạn, và đi suốt đêm để đến Southampton đúng giờ. Và có thể nói rằng trong lúc hai người nói chuyện, ăn trưa, ăn tối với nhau ở Pans, thì anh ta đã lừa gạt bà rồi.
Cô Tilly hỏi:
– Tại sao cháu không cùng đi chiếc Clipper?
– Đã trễ quá chưa nhỉ Hẳn là Peter đã trừ tính sao cho khi bà biết anh ta ở đâu, thì bà không còn có đủ thì giờ đuổi kịp anh nữa. Nhưng biết đâu.
– Cháu sẽ cố thử, – bỗng Nancy đáp với giọng quả quyết Chào cô. – Nói xong, bà móc máy.
Bà suy nghĩ một lát. Hôm nay chiếc Clipper sẽ rời Southanlpton để đến New York vào ngày mai, như thế là Peter sẽ có mặt ở Boston để họp vào thứ sáu.
Lòng buồn rầu, bà đến bàn tiếp tân hỏi người trực nhật chiếc Clipper sẽ cất cánh ở Southampton lúc mấy giờ?.
– Bà đi không kịp đâu, thưa bà, – anh ta đáp.
– Anh vui lòng xem lại thời biểu xem sao? – Bà nói, cố giữ bình tĩnh.
Anh ta lấy tờ giấy thông báo giờ tàu bay đi và đến, mở ra xem rồi đáp:
– Máy bay cất cánh lúc 2 giờ.
Bà xem đồng hồ, đúng 12 giờ trưa.
– Bà không thể đến Southampton đúng giờ được đâu – người trực nhật nói. – Cho dù bà đi máy bay tư nhân.
– Không có máy bay à? – Bà khăng khăng hỏi.
Mặt người nhân viên tỏ vẻ kiên nhẫn, sự kiên nhẫn của nhân viên khách sạn chiều chuộng khách nước ngoài ngốc nghếch. Anh ta đáp:
– Có một bãi đáp máy bay cách đây khoảng 15 cây số Thường khi, người ta có thể tìm gặp ở đấy người phi công sẵn sàng chở khách đến bất kỳ nơi đâu để lấy tiền. Nhưng phải đến tận bãi đáp, tìm gặp phi công, thỏa thuận lộ trình, đáp xuống gần Southampton, rồi phải đi từ bãi đáp đến bến tàu. Chắc bà không thể đi được trong vòng 2 giờ.
Bà bỏ đi, lòng thất vọng ghê gớm.
Từ lâu bà đã có kinh nghiệm rằng sự tức giận chẳng ích gì cho công việc.
Khi gặp chuyện xấu thì nên tìm cách để lật ngược tình hình. Bà tự nhủ:
mình không thể về Boston được thì mình có thể từ đây ngăn cản việc bán công ty cũng được.
Bà quay lại buồng điện thoại. Bây giờ ở Boston mới quá 7 giờ. Thế nào luật sư của bà, ông Patrick Machride, cũng có mặt ở nhà. Bà nói số cần gọi cho tổng đài viên điện thoại.
Mac là người mà em bà lo ngại. Khi Sean chết, Mac đứng ra lo liệu hết mọi việc:
kiểm tra, chôn cất, di chúc và tài chánh riêng của Nancy. Ông ta đối xử với các con bà rết tuyệt, dẫn chúng đi xem bóng đá, đến dự các buổi trình diễn của chúng tổ chức ở trường, rồi khuyên chúng nên chọn trường đại học nào và chọn nghề gì. Khi có dịp, ông ta chuyện trò thân mật với các cậu về việc đời Khi bố Nancy mất, ông khuyên bà không nên để cho Peter làm chủ tịch Công ty. Bà không chịu nghe và bây giờ bà mới thấy Mac nói đúng. Bà biết ông ta đem lòng yêu thương bà, nhưng tình yêu này không đi đến đâu được:
Mac là người theo Thiên chúa giáo ngoan đạo, rất trung thành với người vợ nhỏ nhắn tròn trịa, không có sắc đẹp. Nancy thương mến ông ta nhưng ông ta không phải loại người làm cho bà yêu say đắm:
ông ta dịu dàng, tròn trịa, cử chỉ khoan thai, cái đầu hơi hói, mà bà thì chỉ thích những người mạnh mẽ, nhiều tóc – những người như Nat Ridgeway. Chính anh chàng này đã âm mưu với Peter, muốn nắm quyền kiểm soát công ty Giày Black.
Mặc dù bà không gặp Nat, nhưng bà biết ông ta có đến Pans để thu thập mẫu hàng may mặc. Peter và ông ta chắc đã lợi dụng cơ hội này để bàn chuyện lập kế hoạch phản bội bà.
Khi bà nghĩ đến chuyện họ âm mưu lừa gạt mình, bà rất giận. Điện thoại reo, bà nhấc máy, may là đường dây không bận.
Mac trả lời điện thoại, miệng ngồm ngoàm thức ăn chắc ông ta đang ăn sáng.
– Hứ?
– Mac đấy à, Nancy đây.
Ông ta vội nuốt nhanh rồi đáp:
– Thật ơn Chúa, bà đã gọi về! Tôi tìm bà mãi ở châu Âu Peter muốn …
– Tôi biết rồi, tôi nghe nói, – bà cắt ngang lời ông ta. – Điều kiện thỏa thuận như thế nào?
– Cứ một cổ phần của Tổng công ty Dệt ăn 5 cổ phần của công ty Black, mỗi cổ phần của công ty Dệt là hơn 2700 tiền mặt.
– Lạy Chúa, như thế chẳng khác nào quà tặng.
– Tính cả lợi túc của phần bà, giá này không thấp quá – Nhưng tài sản của chúng tôi giá trị nhiều hơn thế!
– Ấy! Tôi không có ý chống lại bà dâu, – ông ta cãi lại – Xin lỗi, Mac, tôi quá tức.
– Tôi hiểu. .
Bà nghe có tiếng con nít gây gổ nhau lần đâu đấy Ông ta có 5 đứa con, toàn con gái. Bà còn nghe có tiếng rađiô, và tiếng nước sôi kêu phì phì.
Một lát sau, ông ta nới tiếp:
– Tôi đồng ý đề nghị đưa ra là quá thấp. Đề nghị phản ảnh mức thu hiện thời của công ty, đúng thế, nhưng người ta không nghĩ đến giá trà của tài sản và tiềm năng của nó.
– Tôi cũng nghĩ thế.
– Chuyện chưa hết đâu.
– Còn gì nữa?
– Peter sẽ tiếp tục điều khiển công ty Black trong thời gian 5 năm sau khi nằm dưới quyền kiểm soát của bên kia:
Nhưng không dành gì cho bà hết.
Nancy nhắm mắt lại. Đây là đòn ác độc nhất. Bà cảm thấy buồn nôn.
– Cái thàng Peter lười biếng, vô tích sự, kẻ đã được bà che chở bao bọc, sẽ ngồi yên vị trí; còn bà, người gây dựng duy trì công ty, thì sẽ phải ra đi, – Tại sao em trai tôi lại làm như thế với tôi?
– Tôi rất thất vọng, Nancy à.
– Cám ơn.
– Tôi không bao giờ tin tưởng Peter hết.
– Bố tôi đã gây dựng cơ đồ này, – bà nói lớn – không thể để cho Peter phá hủy đi được.
– Bà muốn tôi phải làm gì?
– Ông không ngăn cản hắn lại được à?
– Nếu bà về kịp tham dự buổi họp, tôi tin chắc bà sẽ thuyết phục được bà cô của bà và ông Dauny Riley từ chối lời đề nghị ….
– Tôi không làm sao về kịp. Ông không thuyết phục họ được sao?
– Có thể được nhưng chẳng ích lợi gì:
Peter có cổ phần nhiều hơn. Hai người ấy chỉ có mỗi người 10 phần trăm, còn anh ta có đến 40.
– Ông không biểu quyết thay tôi được à?
– Tôi không có giấy ủy. quyền.
– Tôi biểu quyết qua điện thoại được không?
– Ý kiến rất hay … Nhưng tôi nghĩ còn tùy thuộc vào hội đồng quản trị, và Peter sẽ dùng đa số để bác bỏ.
Hai người im lặng để suy nghĩ tìm ra phương kế.
Bỗng bà nhớ đến thái độ hòa nhã của ông ta, bà hỏi:
– Gia đình ông bình an chứ?
– Chưa ai rửa ráy, chưa mặc áo quần và không nghe lời. Betty có thai.
Bỗng Nancy quên hết buồn phiền. Bà kêu lên:
– Không đùa đấy chứ? – Bà nghĩ họ thường không muốn có nhiều con. Đứa út đã 5 tưởi rồi. – Nghỉ lâu rồi mà có còn lại sao?
– Chắc là vì hoàn cảnh cần phải có thêm.
Naney bật cười – Chúc mừng ông!
– Cám ơn. Nhưng bà xã tôi hơi … quá tải.
– Thế sao?
– Cám ơn. Chị ấy trẻ hơn tôi mà.
– Nhưng sáu đứa con, thế là nhiều quá.
– Ông có thể lo chu toàn mà.
– Đúng. Bà không thể đi chiếc máy bay ấy được sao?
Nancy thở dài.
– Tôi đang ở Liverpool, cách xa Southampton đến 300 cây số, mà máy bay thì sẽ cất cánh trong vòng chưa đầy hai giờ nữa. Không thể nào đi được.
– Liverpool à? Không xa Ailen.
– Đừng khuyên tôi đi du lịch nữa ông ơi.
– Chiếc. Clipper sẽ tạm dừng ở Ailen mà!
Bỗng Nancy cảm thấy hồi hộp. Bà hỏi:
– Ông chắc không đấy?
– Tôi đọc trên báo như thế.
Thế là tình hình thay đổi rồi, bà tự nhủ, lòng lại cảm thấy hy vọng. Có thể bà đi phi cơ được lắm chứ Bà hỏi tiếp:
– Máy bay tạm dừng ở đâu … ở Dublin à?
– Không chỗ nào đấy ở bờ phía tây, tôi –không nhớ tên. Nhưng bà có thể đến kịp để đáp phi cơ.
– Để tôi hỏi xem và sẽ gọi cho ông sau. Tạm biệt.
– Này, Nancy!
– cái gì?
– Chúc sinh nhật vui vẻ.
Bà nhìn bức tường, nhoẻn miệng cười.
– Mac, anh thật tuyệt.
– Chúc may mắn.
Chào anh. – Bà móc điện thoại, quay lại bàn tiếp tân. Người nhân viên trực cười với bà, nụ cười chiếu cố. Bà cố làm ngơ tỏ thái độ khiếm nhã của anh ta; căng quá sẽ làm cho anh ta bớt hợp tác. Bà bèn lấy giọng hòa nhã nói với anh ta:
– Theo chỗ tôi biết thì. chiếo Chpper sẽ tạm dùng ở Ailen. . .
Đúng thế thưa bà, dừng ở. Foynes, trong cửa sông Shannon. – Bà muốn hỏi:
Thế thì sao hồi nãy anh không nói, thằng khờ phách lối kia. Nhưng bà chỉ cười và nói:
– Nghỉ ở đấy lúc mấy giờ?
Anh ta lấy bảng thông báo giờ lên xem và đáp:
– Máy bay sẽ đáp xuống lúc 3 giờ 30 và cất cánh lại lúc 4 giờ 30.
– Tôi có thể đến đấy kịp không?
Nụ cười rộng lượng biến mất trên môi, anh ta nhìn bà với ánh mắt khiển trách, rồi nói:
– Tôi nghĩ là không kịp đâu. Muốn đến đấy bà phải đi trên chiếc máy bay nhỏ hai giờ. Nếu tìm ra được phi công, bà mới có thể đến đấy kịp.
Sự căng thẳng gia tăng thêm. Bà thấy tình thế có vẻ thực hiện được.
– Ông vui lòng gọi cho tôi chiếc tắc xi để đưa tôi ra bãi đáp phi cơ, được không?
Anh ta búng ngón tay, gọi người nhân viên khách sạn.
– Gọi tắc xi cho bà! – Anh ta quay qua Nancy.
– Còn hành lý của bà? – Hành lý đã được mang xuống để ở tiền sảnh. – Bà không thể chất hành lý này trong một chiếc máy bay nhỏ được đâu.
– Ông cho chuyển giúp đến tàu thủy được không?
– Được. . .
– Ông gửi tiền giúp tôi nhanh lên.
– Có liền.
Nancy mở vali lấy ra cái túi xách du lịch nhỏ.
Túi xách đựng các thứ dùng trang điểm, áo quần để thay lúc đi đường. Bà mở vali lấy ra cái áo tay cụt bằng xoa màu xanh nước biển để dùng vào sáng mai, cái áo ngủ và áo khoác ngoài để ngủ. Bà đã mang sẵn trên tay chiếc măng tô ca sơ mia xám mà bà định mặc khi lên boong tàu cho khỏi lạnh. Bây giờ bà mang theo luôn. Có thể dùng mặc cho ấm khi ngồi trên máy bay. Bà đóng vali lại.
– Thưa bà Lenehan, phiếu tính tiền của bà đây.
Bà viết ngân phiếu rồi biếu anh ta ít tiền boa.
– Xin cám ơn, thưa bà Lenehan. Tắc xi đang đợi bà. – Bà bước nhanh ra ngoài, leo lên chiếc tắc xi kiểu Anh nhỏ nhắn. Người nhân viên khách sạn mang túi xách ra để bên cạnh bà trên xe, rồi dặn dò người tài xế.
Nancy nói thêm:
– Và xin anh lái nhanh cho.
Chiếc tắc xi chạy qua trung tâm thành phố với tốc độ rì rì thật chán. Bà nóng lòng, dí đầu mũi giày da hoẵng xuống thảm lót xe. Xe chạy chậm là vì có nhiều người đang sơn những vạch trắng ở giữa đường, trên lề đường và quanh các gốc cây. Bà tự hỏi không biết họ sơn như thế để làm gì, rồi bà đoán có lẽ họ ve những đường trắng ấy là để giúp những người lái xe hơi trong đêm tối.
Khi ra ngoại ô xe chạy nhanh hơn và khi vào vùng quê xe mời phóng nhanh được. Ra đến đây, bà không thấy có dấu hiệu gì chuẩn bị chiến tranh hết.
Người Đức sẽ không dội bom ở vùng quê, nếu không có lý do. Bà xem đồng hồ mãi. Đã 12 giờ 30. Giả sử bà tìm được máy bay và phi công, yêu cầu được chở bà đi sau khi đã ngã giá, công việc nếu, diễn ra nhanh chóng, thì chắc máy bay sẽ cất cánh lúc 1 giờ. Người nhân viên khách sạn nói máy bay sẽ bay trong.
vòng 2 giờ Bà sẽ hạ cánh lúc 3 giờ. Sau dó, đương nhiên bà sẽ tìm cách để đi từ bãi đậu máy bay đến Foynes.
Nhưng chắc đường sẽ không xa. Có xe hơi chở bà đến tận bến tàu không. Mà lo nghĩ nhiều làm chi, vô ích.
Rồi bà lo chiếc Clipper đã đủ người rồi. Tất cả tàu bè đều đủ người hết.
Bà cố xua đuổi ý nghĩ ấy ra khỏi tâm trí. Bà định hỏi tài xế đường còn bao xa, thì bỗng bà thở phào nhẹ nhõm khi người tài xế quẹo xe, chạy vào một cánh đồng. Khi chiếc xe chạy gập ghềnh trên cỏ, Nancy thấy hiện ra trước mắt một nhà kho. Những chiếc máy bay nhỏ có màu sắc rực rỡ đậu trên bãi cỏ trông như bộ sưu tập bướm trên tấm vải nhưng. Không thiếu máy bay, bà vui mừng nghĩ thế. Nhưng bà phải có phi công, và có vẻ như không có bóng dáng phi công nào quanh đấy hết.
Tài xế đưa bà đến tận cánh cửa lớn của nhà kho.
– Anh vui lòng đợi tôi một lát, – bà nói rồi nhảy xuống xe. Bà không muốn bị kẹt lại ở đây:
Bà đi nhanh vào trong nhà kho. Bên trong có ba chiếc máy bay, nhưng không có người. Bà quay ra lại ngoài trời nắng. Chắc phải có ai chứ, nếu không thì cửa kho đã đóng rồi, bà thầy có ba người đàn ông đang đứng quanh một chiếc máy bay. Chiếc máy bay thật đẹp Màu vàng nghệ, hai bánh xe nhỏ màu vàng tươi, chiếc máy bay khiến Nancy nhớ đến những chiếc xe trẻ con chơi.
Máy bay có hai bánh, các cánh nối với nhau bằng những thanh ngang, một động cơ duy nhất gắn ở trên mũi máy bay. Vì thế mà cái chong chóng phải chĩa lên trời, nên trông nó giống như con chó con năn nỉ xin người ta dẫn nó _ đi chơi.
Người ta đang đổ nhiên liệu vào máy bay. Một người mặc quần áo có dây dai màu xanh lấm dây vết dầu, đội mũ liêu trai đang ngồi tót trên đầu chiếc thang, chăm chú đổ xăng từ trong thùng vào chỗ phình ra trên cánh máy bay nằm phía trên chỗ ngồi ở phía truớc.
Bên cạnh đấy, một người đàn ông to cao, đẹp, tuổi cỡ tuổi Nancy, đầu đội mủ phi công, mặc áo khoác bằng da. Ông ta đang nói chuyện với một ông mặc bộ com lê bằng vải tuýt.
Nancy đằng hắng giọng và nói:
– Xin lỗi quí vị. – Hai người đàn ông quay mặt nhìn bà, nhưng người lớn nhất vẫn tiếp tục nói, không quan tâm chú ý đến bà. Tình hình có vẻ không ra chi, Nancy nới:
– Tôi xin lỗi làm phiền quí ông. Tôi muốn thuê một chiếc máy bay.
Người đàn ông to con ngừng nói chuyện một giây để trả lời bà:
– Tôi không thể giúp bà được – Tôi có việc khẩn cấp. – Nancy năn nỉ nói.
– Bà xem tôi là đồ lái tắc xi sao? – Ông ta lại quay sang trả lời bà.
Nancy nổi giận, bà đáp lại:
– Tại sao cục cằn thế?
Ông ta ngạc nhiên, nhìn bà, và bà nhìn thấy cặp lông mày đen của ông ta có hình dấu mũ. ông ta bèn dịu dàng nói:
– Tôi không muốn cục cằn, nhưng máy bay của tôi không cho thuê và tôi cũng không làm thuê.
Bà thất vọng, nói tiếp:
– Xin ông đùng giận, đây là chuyện tiền bạc sòng phẳng, tôi sẽ trả với giá …
Lần này ông ta nổi giận, mặt ông đanh lại, ông quay người sang phía khác.
Nancy nhận thấy dưới chiếc áo khoác bằng da là bộ com lê màu xám đậm có sọc màu nhạt hơn, ông ta đi đôi giày đen đóng tại Oxford chính hiệu, chứ không phải loại sao chép rẻ tiền như hãng của Nancy chế tạo. Ông ta đúng là một doanh gia giàu có, lái máy bay riêng để giải trí – Vậy không có ai cho thuê máy bay hết à? -Bà hỏi.
Người thợ máy ngẩng mặt lên khỏi thùng đựng xăng, lắc đầu nói:
– Hôm nay không có ai hết.
Người đàn ông mặc áo khoác nói với người kia:
– Tôi không làm công việc gì để phải mật tiền hết. ông hãy nói với Seward rằng số tiền người ta trả cho ông ấy chỉ là giá bình thường thôi.
– Tiếc thật, – người mặc bộ comlê tuýt đáp lại, – đây là bảng giá anh ta đã bàn bạc rồi.
– Tôi biết. Ông nói với ông ta lần sau chúng ta sẽ thương thảo một giá cao hơn. À Như thế chắc anh ta không bằng lòng đâu.
– Vậy thì thôi, anh ta cứ làm một mình đi.
Nancy muốn hét lên vì thất vọng. Bà thấy tức tối khi đứng trước một chiếc máy bay tốt đẹp, có phi công, và bà đã nói hết lời mà vẫn không làm cho ông ta xiêu lòng. Gần như muốn khóc, bà ta buột miệng nói lớn:
– Tôi phải đi đến Foynes mới được Người đàn ông cao lớn quay lại, ông ta hỏi:
– Bà nói bà đến Foynes à?
– Phải.
– Tại sao?
– Bà đã làm cho ông ta chịu nói chuyện rồi đấy.
Bà đáp:
– Tôi đến cho kịp để đáp chiếc Clipper của hãng Pan American.
– Thật là lạ Chính tôi cũng thế.
Bà bắt đầu hy vọng trở lại. Bà thốt lên:
– Ôi lạy Chúa. Ông đi đến Foynes à?
– Đúng thế. – ông ta có vẻ đau khổ. – Tôi đuổi theo cô vợ tôi.
Nói gì mà tức cười thế không biết, bà nghĩ, thật không hợp với thái độ hùng hổ của ông ta mới rồi tí nào:
một người có khả năng thú nhận một việc động trời như thế này quả là người hoặc rất yếu đuối, hoặc rất tự tin. Bà nhìn chiếc máy bay. Máy bay có hai chỗ ngồi, một trước một sau.
Máy bay của ông có hai chỗ ngồi phải không?
– Bà hỏi, giọng run run.
Ông ta nhìn bà từ đầu đến chân. Ông đáp:
– Phải, có hai chỗ.
– Tôi van ông, xin ông cho tôi đi với.
Ông ta ngần ngừ một lát rồi nhún vai.
– Tại sao không?
Bà gần như ngất xỉu vì mừng rỡ.
– Ôi thật ơn Chúa. Tôi hết sức cám ơn ông.
– Vui mừng được biết bà. – ông đưa bàn tay to tướng ra cho bà bắt. – Tôi là Mervyn Lovesey.
Bà bắt tay ông ta.
– Tôi là Nancy Lenchan, – bà đáp. – Tôi hết sức sung sướng được gặp ông.
Cuối cùng, Eđie nhận ra anh cần phải nói chuyện với ai đấy.
Với người mà anh hoàn toàn tin cậy, người có thể giữ được tuyệt đối chuyện bí mật này.
Người duy nhất mà anh có thể thảo luận được những việc như việc này thì chỉ có Carol-Ann mà thôi.
Nàng mới là người đáng tin cậy. Thậm chí anh cũng không thể thảo luận với bố anh về việc này:
anh không muốn thổ lộ sự yếu đuối của mình cho bố thấy.
Vậy bây giờ anh có thể tâm sự với ai đây.
Anh nghĩ đến Baker, Cơ trưởng máy bay. Martin Baker là loại phi công thương mến hành khách:
Ông ta đẹp mã, hàm vuông, về tự tin. Eđdie nể trọng ông và thương mến ông. Nhưng ông ta là người yêu quí máy bay, trong sinh mạng của khách và rất nguyên tắc. Thế nào ông ta cũng đem chuyện này báo cho cảnh sát biết. Không nên nói với ông ta làm gì.
Người khác là ai nhỉ?
Phải, Steve Appleby.
Steve là con trai một tiểu phu ở Oregon, anh ta to con, thịt rắn chắc như gỗ gia đình anh theo Thiên Chúa giáo, nghèo như ông Jób vậy. Hai người quen biết nhau khi họ mới bước chân vào trường Annapolis. Họ trở thành bạn bè ngay từ ngày đầu gặp nhau trong phòng ăn tập thể, căn phòng rộng sơn màu trắng. Hôm ấy, trong lúc mọi người chê bai món ra gu đỡ ẹc, thì Eđie đã rửa xong dĩa ăn của mình. Ngẫng mặt lên nhìn, anh thấy một sinh viên sĩ quan khác cũng nghèo, có vẻ thỏa mãn thức ăn đó là Steveà Bốn mắt gặp nhau, thông cảm nhau sâu sắc.
Hai người chơi với nhau thân thiết suốt thời gian học ở trường, rồi sau đó gặp lại nhau ở Pearl Harbor. Khi Steve cưới Nella, Eđdie làm phụ rể, hai người cùng phục vụ tại một nhiệm sở. Steve vẩn ở trong hải quân, tại căn cứ hải quân Portsmouth, bang New Hampshin. Bây giờ thì hai người không gặp nhau luôn, nhưng chuyện này không quan trọng, vì tình bạn của họ đã sống mãi với thời gian, dù không gặp nhau. HH không viết thư cho nhau, vì chẳng có gì quan trọng để viết. Thỉnh thoảng họ gặp nhau ở New York, cùng đi ăn với nhau, hay là đi xem đá bóng, và họ cảm thấy gần gũi như mới gặp nhau hôm qua. Eđie nên tâm sự với Steve.
Rồi bỗng Steve trở thành người xoay xở rất tài. Một giấy phép đi nghỉ cuối tuần, một chai rượu ngon, hai vé ngồi xem trận đấu quan trọng, anh kiếm được hết trong khi những người khác bó tay.
Eđie phai tiếp xúc với Steve mới được. Anh chạy vào khách sạn Anh đến phòng điện thoại, đưa số của căn cứ hải quân cho người phụ trách điện thoại, rồi anh lên phòng mình. Khi cô phụ trách điện thoại nối được đường dây, cô ta sẽ báo cho anh biết. – Anh cởi áo quần lao động ra, không dám mở nước tắm, vì anh sợ đang tắm thì điện thoại ở dưới reo. Cho nên anh đành rửa tay rửa mặt trong bồn rửa, rồi mặc cái sơ mi trắng sạch và chiếc quần của bộ đồng phục.
Công việc này làm cho anh bình tĩnh lại đôi chút. Anh không biết Steve sẽ nói gì, nhưng chắc anh sẽ thấy dễ chịu khi có người san sẻ khó khăn với anh.
Anh đang thắt cà vạt thì người phụ trách điện thoại đến gõ cửa. Anh chạy xuống thang lầu, nhấc ống nói lên nghe. Đường dây liên lạc được với tổng đài viên của căn cứ.
– Cô làm ơn cho tôi gặp Steve Appleby được không?
– Trung úy Appleby đang bận, không thể nối đường đây đến ông ta được, – cô tổng đài viên đáp. Eđie cảm thấy tim mình thắt lại. Cô ta nói thêm:
– Tôi chuyển tin lại cho ông ấy được không?
Eđie rất thất vọng. Anh biết Steve không làm sao cứu Carol-Ann được nhưng có thể có một ý gì đấy nảy sinh khi họ nói chuyện.
– Thưa cô, chuyện này khẩn cấp lắm. Ông ấy ở đâu?
– Tôi xin phép hỏi ông là ai được không, thưa ông?
– Tôi là Eđie Deakin Cô phụ trách điện thoại liền bỏ giọng quan trọng, vui vẻ,nói.
– Ô, chào Eđie! ông là phụ rể cho ông ấy phải không. Tôi là Laura Gros chúng ta gặp nhau rồi mà. Rồi cô ta nói tiếp bằng dọng bao che:
– ông ta vắng mặt không chính thức. Đêm qua, ông ra ngoài căn cứ.
Eđie cố nén tiếng càu nhàu. Steve chọn đúng lúc đấy chứ.
– Theo cô thì khi nào mới gặp lại anh ta?
– Đúng ra là ông ấy phải có mặt trước bình minh, nhưng chua thấy ổng đến.
Vậy là không những Steve vắng mặt mà thôi, anh ta lại còn có nguy cơ gặp chuyện không hay nữa.
Cô nhân viên tổng đài nói tiếp.
– Tôi có thể chuyển đường dây đến cho Nella, chị ấy hiện trong phòng đánh máy.
– Tốt, cám ơn. – Dĩ nhiên anh không thể tâm sự với Nella, nhưng có thể chị ta biết Steve hiện ở đâu.
Trong lúc chờ nối đường dây, anh nhớ đến Nella chị ta là người nồng nhiệt, mặt tròn vạnh, tóc dài uốn cong lên.
Cuối cùng anh nghe giọng cảa Nella cất lên:
A lô – Nella, Eđie Deakin đây.
– Xin chào Eđie, anh ở đâu đấy?
– Tôi đang gọi từ nước Anh. Nella, Steve ở đâu?
– Anh gọi từ nước Anh à? Xa nhỉ Steve, ờ không liên lạc được. – Chị ta có vẻ bồn chồn khi hỏi tiếp:
– Có chuyện gì không ổn hay sao?
– Phải. Chị biết khi nào thì Steue về không?
– Trong sáng nay, có lẽ một hay hai giờ nữa anh ấy sẽ có mặt ở đây. Eđie anh có vẻ bị dao động. Có chuyện gì thế? Anh gặp chuyện khó xử phải không?
– Nếu Steve về trong khoảng thời gian ấy, làm ơn nói anh ấy gọi đến đây cho tôi nhé.
Anh đọc số điện thoại ở Langdawn Lawn cho chị ta.
Chị lặp lại:
– Eđie, anh không nói cho tôi nghe được có chuyện gì xay ra à?
– Tôi không nói được. Chỉ nhờ chị nói anh ấy gọi cho tôi thôi. Tôi còn ở đây thêm một giờ nữa. Sau đó, tôi phải lên máy bay. Hôm nay chúng tồi bay về New York.
– Tùy anh, – Nella đáp, giọng miễn cưỡng – Carol-Ann có khỏe không?
– Tôi phải đi có việc bây giờ, – anh đáp. – Chào Nella. – Anh móc máy không đợi chị trả lời. Anh nhận ra mình mất lịch sự, nhưng anh quá bối rối không lưu tâm đến điều đó được.
Không biết làm gì, anh lên lầu, về phòng. Anh để cửa phòng mở rộng để có thể nghe được tiếng chuông điện thoại dưới sảnh reo, anh đến ngồi ở mép giường.
Từ bé đến giờ, bây giờ là lần đầu tiên anh cảm thấy muốn khóc. Anh ôm đầu, nói nhỏ với mình:
– Ta phải làm gì nhỉ? Anh nhớ lại vụ bắt cóc cậu con trai của Lindberg cách đây bảy năm, khi ấy anh đang phục vụ ở Annapolis. Đứa bé bị giết chết. Anh cầu nguyện:
“Ôi lạy Chúa, xin Ngài cho Carol-Ann bình an vô sự”.
Thời gian gần đây, anh thường không cầu nguyện. Cầu nguyện chẳng giúp gì được cho mẹ anh. Tốt hơn hết là nên tự mình giúp mình. Anh lắc đầu. Bây giờ không phải lúc trở về với tôn giáo. Cần suy nghĩ phai làm gì.
Nhũng kẻ bắt cóc Carol-Ann muốn Eđie phải đi trên chiếc thủy phi cơ. Ít ra đây là điều rõ ràng. Có lẽ anh không nên lên phi cơ, nhưng như thế thì anh sẽ không gặp Tom Luther, và sẽ không biết chúng đòi hỏi cái gì Có lẽ anh nên phá hỏng kế hoạch của chúng, nhưng sợ anh không có cơ may làm chủ được tình hình.
Anh đứng đậy, mở chiếc va li nhỏ ra. Anh cứ nghĩ đến Carol-Ann, nhưng tay anh tự nhiên sắp xếp các thứ cần dùng:
dao cạo, pijama, áo quần.
Khi anh ngồi xuống lại, chuông điện thoại reo. Ba chân bốn cẳng anh chạy ra hành lang, xuống cầu thang, nhưng đã có người trả lời điện thoại nói.
Khi đi qua tiền sảnh, anh nghe ông chả khách sạn nói:
Mồng 4 tháng 10 à? Để tôi xem thử chúng tôi còn phòng trống không đã.
Bực mình, anh quay bước đi lui. Anh nghĩ là Steve chắc không thể làm gì được. Không ai có thể làm gì được Có kẻ đã bắt cóc Carol-Ann, và Eđie phải thực hiện những gì bọn chúng ra lệnh, có thể anh mới tìm ra được nàng. Không ai có thể giải quyết được khó khăn anh đang gặp phải.
Lòng nặng trĩu, anh nhớ lại cảnh hai vợ chồng cãi nhau trước khi anh ra đi Không bao giờ anh tha thứ cho mình được. Anh thề là anh sẽ không bao giờ gây gổ với vợ nữa, chỉ mong sao anh tìm được nàng bình an vô sự. Có tiếng gõ cửa, Mickey bước vào, anh ta mặc đồng phục bay, xách va li trên tay. Anh ta hăng hái hỏi Eđie:
– Chuẩn bị đi rồi chứ?
Eđie hốt hoảng.
– Chưa đến giờ mà!
– Đến rồi!
– Mẹ kiếp …
– Có chuyện gì xay ra à? Anh thích ở đây luôn sao? Anh muốn ở lại để đánh bọn Đức phải không?
Eđie muốn ở lại vài phút nữa để đợi tin Steve.
Anh đáp:
– Anh đi trước đi, tôi sẽ theo kịp anh sau.
Mickey hơi phật ý. Anh ta nhún vai, nói:
– Hẹn lát nữa gặp nhau, – nói xong, anh ta đi ra.
Steve Appleby, ở đâu nhỉ?
Eđie ngồi xuống lại, nhìn đăm đăm bức tranh treo trên tường suốt 15 phút tiếp theo.
Cuối cùng anh xách va li đi xuống cầu thang, nhìn cái điện thoại tiên sanh như con rắn rung chuông chuẩn bị cắn. anh dừng lại trong tiên sanh, chuông reo.
Cơ trưởng Baker đi xuống, ông nhìn Eđie, ngạc nhiên.
– Anh trễ rồi! – ông nói. – Anh nên đi tac xi với tôi – Cơ trưởng có quyền ưu tiên đi tac xi đến tàu.
– Tôi đợi cuộc điện thoại, – Eđie trả lời Ve mặt ông Cơ trưởng tỏ ra bất bình.
– Thôi, anh không thể đợi thêm nữa được đâu. Đi cho rồi!
Eđie không nhúc nhích một lát. Rồi anh nghĩ. làm thế là ngốc. Chắc Steve không gọi rồi, và anh phải lên máy bay nếu anh muốn làm cái gì. Anh buộc lòng phải xách va li và đi ra cửa.
Chiếc tắc xi đợi sẵn, hai người lên xe.
Eđie cam thấy mình có lỗi với thường cấp, anh nói:
– Xin ông tha lỗi. Tôi đang đợi cuốc điện thoại gọi từ Mỹ.
Ông Cơ trưởng mỉm cười khoan dung, vui vẻ đáp:
– Được rồi, ngày mai là anh có mặt đấy rồi.
– Đúng thế -Eđie đáp, vẻ buồn rầu.
Anh lại thấy mình cô đơn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.