Vị Giám Mục Nói Lắp

CHƯƠNG 14



Chánh án Knox nhìn George Shoemaker, phó Biện lý, rồi gật đầu nói:
– Ông có thể tiến hành với các lời khai của nhân chứng trong vụ xử sơ khởi chống Julia Brauner. Bên bào chữa đã đồng ý tiến hành vụ án và không xin triển hạn.
– Chúng tôi đã đồng ý. – Mason nói.
Phó Biện lý Shoemaker nói lớn:
– Xim mời Carl Smith.
Một người đàn ông mập và lùn trong bộ đồng phục tài xế tắc xi tiến lên bục nhân chứng giơ tay tuyên thệ.
– Có phải ông là Carl Smith và ngày mùng năm tháng này ông là một tài xế tắc xi, phải không?
– Vâng, phải.
– Òng có biết bị cáo Julia Brauner không?
Người tài xế tắc xi nhìn Julia Brauner đang ngồi im phía sau luật sư Perry Mason và nói:
– Vâng, có biết.
– Lần đầu tiên ông gặp bà ta là khi nào?
– Trong đêm mồng năm, khoảng một giờ sáng. Bà ta gọi điện thoại và tôi trả lời. Bà ta đưa cho tôi một bức thư gửi cho Renwold C. Brownley và bảo tôi đưa đến tận nhà cho ông Brownley. Tôi có nói đã quá khuya rồi, nhưng bà ta bảo không sao, ông Brownley sẽ rất vui mừng khi nhận bức thư đó.
– Còn gì nữa không?
– Bà ta chỉ nói với tôi có thế và tôi đem bức thư đi. Khi đến nhà Brownley, tôi nhấn chuông, một thanh niên ra mở cửa. Tôi đưa cho anh ta bưc thư. Anh ta nói sẽ đưa lại cho ông Brownley. Tôi có hỏi tên anh ta và anh ta nói…
– Khoan đã – Mason nói – Tôi phản đối về cuộc đối thoại giữa hai người này, vì đó chỉ là bằng chứng nghe nói. Đó không phải là lập luận hợp thức của vụ án.
– Phản đối được chấp thuận. – Chánh án Knox nói.
Shoemaker vẫn nở nụ cười trên môi và quay xuống phía khán giả nói:
– Nếu Philip Brownley có mặt trong phòng, xin vui lòng đứng lên.
Philip Brownley với khuôn mặt nhợt nhạt đứng dậy.
– Ông đã từng nhìn thấy người này bao giờ chưa? – Shoemaker hỏi người tài xế.
– Vâng, có. Anh ta là người thanh niên tôi đã đề cập đến.
– Thôi đủ rồi, không còn hỏi nữa. – Shoemaker nói
– Không có câu hỏi.
– Mời Philip Brownley lên bục nhân chứng. – Phó Biện lý Shoemaker nói.
Người thanh niên bước lên bục nhân chứng và tuyên thệ.
– Anh có quen với Carl Smith, người nhân chứng vừa rồi không?
– Vàng, có.
– Sáng ngày mồng năm anh có gặp anh ta không?
– Vâng, có.
– Ông ta có đưa gì cho anh không?
– Một bức thư gửi cho ông của tôi – Kenwold C. Brownley.
– Rồi anh làm gì với bức thư đó?
– Tôi đưa ngay cho ông tôi.
– Ông anh đã đi ngủ chưa?
– Ông tôi đang nằm trẽn giường đọc sách. Ông vẫn thường đọc sách tới khuya.
– Ông ta có mở bức thư trước mặt anh không?
– Vâng, có.
– Anh có xem thư không?
– Tôi không đọc, nhưng ông tôi có nói cho tôi biết nội dung.
– Ông của anh nói những gì?
Mason giơ tay phản đối:
– Thưa quý tòa, tôi phản đối vì lý do đó là bằng chứng nghe nói, vô thẩm quyền, không chính dáng và không cụ thể.
– Phản đối được chấp thuận. – Chánh án Knox nói.
Shoemaker nhíu mày hỏi:
– Thế ngay sau khi nhận được lá thư, ông anh đã làm gì hoặc nói gì?
– Tôi phản đối giống như trước. – Mason nói.
Chánh án Knox nói:
– Tôi sẽ không chấp nhận bất cứ lời khai nào về nội dung bức thư hoặc ai là người đã gửi bức thư đó. Nhưng tôi sẽ chấp thuận là phần lập luận hợp thức của vụ án, bất cứ lời khai nào nói về ý định sẽ làm gì và đi đâu của ông Brownley.
Philip Brownley hạ thấp giọng, nói:
– Ông tôi nói rằng sẽ xuống bến cảng Los Angeles ngay lập tức để gập Julia Brauner. Tôi hiểu ý ông tôi muốn nói rằng sẽ gặp bà ta trên du thuyền của ông.
– Tôi đề nghị gạch bỏ phần gặp Julia Brauner – Mason nói – bởi vì nó không đáp ứng yêu cầu, đó chỉ là nghe nói, vô thẩm quyền không chính đáng và không cụ thể.
Chánh án Knox nói:
– Tôi sẽ quyết định sau. Bây giờ cứ để tiếp tục xem nó có nằm trong lập luận hợp thức hay khong.
– Theo tôi nghĩ nó không nằm trong lập luận hợp thức. – Mason nói.
– Tôi không nghĩ như vậy – Chánh án Knox nói – Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc ở bằng chứng. Sau khi các bằng chứng đã đầy đủ, ông có thể đề nghị lại nếu nó không nằm trong lập luận hợp thức.
– Ông của anh còn nói gì nữa không? – Shoemaker hỏi.
– Vâng, còn. Ông tôi nói cái bà phải gió đã giữ chiếc đồng hồ của con trai ông hàng bao nhiêu năm trời, đến bây giờ mới bằng lòng trả lại.
– Tôi đề nghị xóa bỏ lời khai đó – Mason nói – Đó không phải là một phần của lập luận hợp thức, đó là sự chủ tâm trình bày nội dung bức thư qua lời khai, do đó nó chỉ là bằng chứng nghe nói, không cụ thể.
– Đề nghị được chấp thuận – Chánh án Knox nói – Phần đó được gạch bỏ. Các lời khai đó không nằm trong lập luận hợp thức.
– Vậy tôi hỏi, ông anh đã làm gì? – Shoemaker hỏi.
– Ông tôi thay quần áo, lên xe và lái ra khỏi gara vào lúc khoảng hai giờ sáng.
– Anh có quen với Perry Mason, vị luật sư đại diện cho bị cáo không?
– Vâng, có.
– Anh có thấy ông ta hồi chiều tối ngày mùng bốn không?
– Vâng, có, lúc khoảng mười một giờ đêm, giữa mười một giờ và nửa đêm.
– Anh có nói chuyện với ông ta không?
– Vâng, có.
– Thế anh có bàn luận về di chúc của ông anh với ông ta không?
– Vâng, có.
– Và ông ta có nói với anh về câu chuyện giữa ông ta và ông anh không?
– Váng, có nói qua một ít.
– Thưa quý tòa, tôi phản đối – Mason nói – Vì câu hỏi nhằm mục đích chứng minh bằng cuộc nói chuyện đó, trong khi chưa chứng minh được các sự kiện kết thành tội phạm.
Shoemaker nói:
– Thưa quý tòa, hiện tại tôi không có ý định đi xa hơn nữa về cuộc đối thoại này. Nhưng sau đây, tôi có thể sẽ chứng minh một điều rằng, luật sư Perry Mason vào chiều tối ngày mùng bốn đã biết ý định của Renwold Brownley sẽ ký để thi hành các tài liệu vào sáng ngày mùng năm nhằm chuyển giao tài sản của ông ta cho người cháu gái tức là Janice Brownley. Từ đó ông Mason đã cho thân chủ ông biết tin tức đó, và vì vậy đã gây nên động lực giết người. Tuy nhiên hiện giờ tôi chưa có ý định trình bày điều đó. Ông có thể chất vấn nhân chứng này, Mason.
Mason hỏi:
– Có phải anh đã đợi tôi sau khi tôi từ giả ông của anh không?
– Vâng, phải.
– Anh đã chờ bao lâu?
– Khoảng vài phút.
– Có phải anh đã biết tôi rời phòng khi nào sau khi đã nói chuyện với ông anh và ra xe phải không?
– Vâng, tôi nghe thấy ông bước ra khỏi phòng.
– Và rồi anh ra ngoài nhà và đứng chờ tôi ở lối ra cổng phải không?
– Vâng, phải.
– Nhưng tại sao quần áo anh lại ướt đẫm – Mason hỏi – Lúc đó trời mưa, nhưng không đến nỗi trong có vài phút mà quần áo anh có thể ướt đến như thế được. Anh nghĩ sao về điều đó?
Philip cúi mặt im lăng.
– Hãy trả lời câu hỏi. – Chánh án Knox nói.
– Tôi cũng không hiểu nữa. – Philip trả lời.
– Vậy tôi xin hỏi – Mason nói – Có phải anh đứng ngoài trời mưa một lúc khá lâu trước khi gặp tôi phải không? Có phải anh đã đứng bên ngoài cửa sổ và nghe lén câu chuyện giữa ông anh và tôi phải không?
Philip Brownley do dự:
– Vâng – Philip trả lời – Tôi đứng ngoài cửa sổ để nghe câu chuyện bên trong, nhưng không nghe được hết.
– Như vậy anh đã được biết quyết định của ông anh thi hành vào sáng hôm sau phải không? – Mason nói – Cái quyết định mà không thể thay đổi được về việc nhường lại tài sản cho cô cháu gái Janice Brownley hiện đang sống trong nhà với ông ta phải không?
– Vâng, phải. – Philip Brownley chậm rãi trả lời.
– Và như vậy – Mason nói tiếp – sự kiện đó có thể là động lực khiến anh phải giết ông của anh. Nói một cách khác, anh có lợi nếu ông của anh chết trước khi các tài liệu đó được thi hành vì anh sẽ được thừa hưởng một nửa nếu Janice Brownley đúng là cháu gái thực. Còn nếu có thể chứng minh được rằng cô cháu gái là giả mạo thì anh sẽ được hưởng toàn bộ gia tài. Có phải vậy không?
Shoemaker đứng bật dậy:
– Thưa quý tòa, tôi phản đối. Câu hỏi là tranh luận, vô thẩm quyền, không chính đáng và không cụ thể. Nó đưa tới kết luận cho bị cáo về một vấn đề luật pháp.
Mason nói:
– Tôi chỉ hỏi câu hỏi để chứng tỏ sự né tránh của nhân chứng.
– Theo tôi nghĩ – Chánh án Knox nói – câu hỏi đó là tranh luận và đưa đến kết luận. Nếu luật sư muốn chứng tỏ sự né tránh của bị cáo thì cứ việc hỏi nhân chứng đã nghe được những gì, còn phần kết luận đúng sai của nó hãy để tòa quyết định.
Mason nhún vai nói:
– Tôi không còn hỏi nhân chứng này nữa.
Shoemaker quay đầu tham khảo với các phụ tá xem có nên chất vấn lại nhân chứng này nữa hay không, sau đó lắc đầu nói:
– Xin mời nhân chứng xuống. Mời Gordon Bixler.
Gordon Bixler là một người có khuôn mặt xương xẩu trạc tuổi bốn lăm, mặc bộ đồ xám tiến lên bục nhân chứng và khai rằmg ông ta là một thủy thủ, chủ nhân chiếc du thuyền Resolute. Trong đêm xảy ra án mạng, ông ta ở trên du thuyền của ông ta khởi hành đi Catalina. Nhưng vì mưa quá lớn nên ông ta phải quay đầu lại và đã gọi điện thoại về nhà cho người giúp việc ở nhà đem xe đến đón. Sau đó ông ta chuẩn bị tàu để sẵn sàng cho lần đi sắp tôi. Sau hơn một tiêng đồng hồ, người giúp việc cua ông ta vẫn chưa thấy tới, rồi bất chợt ông ta nghe thấy tiếng xe hơi ngoài đường bên cạnh Câu lạc bộ, ông bước ra để xem có phải xe của ông đã tới không. Ông ta bước thẳng về chiếc xe chiếu đèn pha đang từ từ tiến về phía Câu lạc bộ. Chiếc xe chạy rất chậm, bất chợt có một người đàn bà mặc áo mưa trắng từ bên đường bước ra, chiếc xe dừng lại, người đàn bà bước vội lên tấm bửng để chân trên xe và
nói vài lời với tài xế, rồi bước xuống, và chiếc xe tiếp tục chạy thẳng về phía trước. Khi tới gần nhân chứng, tưởng rằng chiếc xe ở nhà bị hư và người giúp việc đã đi nhờ xe của ai đó đến đón.
Do đó nhân chứng tiếp tục đi tới chiếc xe đó và bất chợt thấy trên xe lóe lên những chớp sáng kế tiếp là tiếng súng nổ, có lẽ là năm tiếng nổ, nhưng cũng có thể là sáu, và nhân chứng thấy người đàn bà mặc chiếc áo mưa trắng đứng trên bửng để chân nhảy xuống đường rồi chạy vào bóng tối. Lúc đó một chiếc xe Chevrolet đậu ở con đường cắt ngang đó nổ máy và phóng vọt đi. Nhân chứng đã vội lại chiếc xe. Xác một người đàn ông nằm nghiên bên cửa xe bên trái, cánh tay trái và đầu thò ra ngoài. Máu chảy từ vết thương đọng lại trên bửng để chân. Nạn nhân là Renwold C. Brownley đã chết. Nhân chứng đã từng gặp nạn nhân nhiều lần nên không thể lầm lẫn được.
Nhân chứng nói thêm rằng sau đó ông ta thấy run sợ và mất tinh thần, chạy không định hướng dưới trời mưa cho đến khi gặp một chiéc xe lạ mà sau này ông ta mới biết người lái chiếc xe đó là Harry Coulter, một thám tử tư. Nhân chứng lên xe cùng với viên thám tử. Họ đã tìm kiếm chiếc xe của Brownley nhưng không thấy đâu. Họ liền điện thoại cho cảnh sát tới để tìm kiếm tiếp. Và nhân chứng xác định thời điểm xảy ra nổ súng là hai giờ bốn lăm sáng và gọi điện thoại cho cảng sát lúc ba giờ mười hoặc mười lăm.
Shoemaker mời Mason chất vấn nhân chứng:
– Có phải ông run sợ lắm không? – Mason hỏi.
– Vâng đúng như vậy. Quá bất ngờ và xảy ra quá nhanh khiến tôi không biết phải làm gì.
– Thế tại sao ông không nhảy lên xe của ông Brownley lái xe đưa ông ta tới bệnh viện gần nhất?
– Tôi không nghĩ ra điều đó. Khi tôi thấy xác người nằm vật bên cạnh cửa xe, đầu và cánh tay thò ra ngoài, tôi nhận ra ngay đó là Renwold Brownley và biết ông ta bị bắn chết, thế là tôi mất hết tinh thần.
– Ông đã mất hết tinh thần ngay từ trước khi ông nhận ra Brownley phải không? Sự kiện nhìn thấy người đàn bà mặc áo mưa trắng đã kê súng sát mục tiêu và bắn nhiều phát vào tài xế chiếc xe đó đã làm ông sợ hãi phải không?
– Vâng, đúng vậy.
Mason hỏi tiếp:
– Có phải lúc đó trời đang mưa?
– Vâng.
– Mưa lớn à?
– Lúc đó mưa đã bớt nặng hạt. Có một lúc ngưng nhưng sau đó mưa lại.
– Chỗ đó gần Câu lạc bộ du thuyền mà ông là hội viên phải không?
– Vâng, phải.
– Không có đèn đường?
– Vâng, không có.
– Không có trăng?
– Vâng, không có trăng.
– Sao trên trời có sáng không?
– Không… Tôi hiểu ý ông muốn nói gì, ông Mason. Tôi thấy có dù ánh sáng để nhìn được những gì mà tôi đã khai.
– Nguồn sáng đó từ đâu tới?
– Trên nóc cổng Câu lạc bộ có một cây cột, trên đó có các đèn rọi chiếu sáng khu cột tàu và bãi đậu xe.
– Thế khoảng cách bao xa từ cột đèn này đến nơi xảy ra án mạng?
– Có lẽ khoảng hơn một trăm thước.
– Như vậy đoạn đường này rất sáng?
– Không tôi không nói như vậy.
– Nhưng nó được chiếu sáng phải không?
– Trên đường có một ít ánh sáng.
– Có đủ để ông phân biệt rõ các vật không?
– Ông Mason – Nhân chứng Bixler nói với cung cách đề phòng không để mình rơi vào bẫy – Người đàn bà này mặc chiếc áo mưa trắng nên rất dễ nhận ra khi bà ta bước từ trong bóng tối ra. Mặc dù ngoài đường trời tối, nhưng khi người đàn bà đứng trên bửng để chân trên xe thì tôi thấy vẫn có đủ ánh sáng để có thể thấy được hình dáng bà ta một cách rõ rệt, mặc dù tôi không có thể thấy được đặc điểm nhận dạng về con người của bà ta.
– Có phải sự nhận dạng của ông chỉ tùy thuộc vào yếu tố bà ta đã mặc chiếc áo mưa trắng phải không? – Mason hỏi.
– Vâng, phải.
– Làm sao ông biết nó màu trắng?
– Tôi có thể nhìn thấy rõ nó màu trắng.
– Có thể màu hồng lợt không? – Mason hỏi.
– Không.
– Có thể màu xanh lạt không?
– Không.
Mason bất chợt đưa ngón tay trỏ lên để thu hút sự chú ý của nhân chứng và hỏi:
– Có thể nào nó màu vàng nhạt không?
Nhân chứng do dự một chút rồi nói:
– Không. Nó không phải màu vàng nhạt.
– Thế ông có nghĩ rằng ngay cả khi trời sáng cũng khó phân biệt màu trắng với màu vàng nhạt không?
– Nhưng tôi biết tôi có thể nhận ra được. Đây đúng là chiếc áo mưa màu trắng.
– Được rồi – Mason nói và rút trong túi ra một miếng bìa và hỏi – Nó màu trăng hay màu vàng?
– Màu trắng.
Mason rút trong túi ra một miếng bìa khác màu thật trắng và để hai miếng bìa bên cạnh nhau. Tiếng cười khúc khích nổi lên trong phòng xử.
Bixler vội vàng nói:
– Tôi lầm, ông Mason. Miếng bìa trước hơi vàng. Tôi thấy nó trắng bởi vì ông cầm nó ngay trước người ông với bộ quần áo màu sậm. Bây giờ để hai
miếng gần nhau tôi có thể thấy sự khác biệt giữa hai màu.
Mason hỏi tiếp:
– Như vậy nếu có một miếng bìa màu trắng đặt bên cạnh chiếc áo mưa của bà ta thì ông có thể phân biệt được chứ gì?
– Vâng. Nhưng tôi vẫn nghĩ chiếc áo mưa bà ta mặc là màu trắng.
– Có thể nào nó màu vàng nhạt không? – Mason hỏi lại và dang hai tay cầm hai miếng bìa đó.
Bixler quay sang nhìn vị phó Biện lý, trong khi khán giả trong phòng nhìn nhân chứng với con mắt thiếu thiện cảm, Bixler thấy mình phải đầu hàng.
– Vâng chiếc áo mưa đó có thể màu vàng nhạt. – Nhân chứng nói.
Mason nhìn thẳng vào khuôn mặt đang hoang mang của nhân chứng và hỏi:
– Làm sao ông biết Brownley đã chết?
– Tôi nhìn thấy và hiểu như vậy.
– Ông có chắc chắn không?
– Tôi chắc chắn.
– Nhưng khi đó ông đang run sợ phải không?
– Vâng, phải.
– Và ông không bắt mạch ông ta?
– Tôi không.
– Có phải ông chỉ thấy mặt ông ta do ánh sáng trên bảng đồng hồ của chiếc xe hơi phải không?
– Vâng, phải.
– Ông chưa bao giờ học về y khoa phải không?
– Vâng, phải.
– Trong cuộc đời ông, có bao nhiêu lần ông nhìn thấy nguời chết? Tôi muốn hỏi trước khi họ được tẩm liệm và bỏ vào quan tài?
Nhân chứng do dự rồi nói:
– Bốn lần.
– Có ai trong những người này bị chết vì bạo lực không?
– Không có ai.
– Như vậy đây là lần đầu tiên ông đã gặp một người bị bắn phải không?
– Vâng, phải.
– Vậy mà ông đã khai dưới sự tuyên thệ là ông ta đã chết, khi mà ông không khám nghiệm?
– Nhưng nếu ông ta không chết thì cũng hấp hối. Máu chảy ra từ các vết thương rất nhiều.
– À ra vậy – Mason nói – Như vậy có thể ông ta chỉ mới hấp hối chứ chưa chết phải không?
– Vâng, có lẽ như vậy.
– Thế ông có biết có những trường hợp nạn nhân đã hồi phục và sống sót sau khi bị bắn trọng thương tưởng như chết rồi không?
– Có, tôi có nghe những trường hợp như vậy.
– Bây giờ ông có muốn xác định rằng nạn nhân chỉ hấp hối thôi, không?
– Vâng, tôi nghĩ rằng ông ta hấp hối.
– Ông có bao giờ nghĩ rằng một vị bác sĩ chỉ nhìn qua nạn nhân dưới ánh sáng nhạt của bảng đồng hồ xe rồi quay mặt đi và bảo rằng nạn nhân đã chết hoặc hấp hối, rồi bỏ mặc như vậy không?
– Không, tôi không nghĩ như vậy.
– Thôi đủ rồi. – Mason nói.
– Không có chất vấn lại. – Shoemaker nói.
Chánh án Knox nói:
– Yêu cầu gọi nhân chứng kế tiếp.
Shoemaker gọi tiếp các sĩ quan cảnh sát đã nghe điện thoại gọi từ bến cảng. Họ khai về cuộc tìm kiếm cjiếc xe bị nạn, khám phá ra các vết máu trên mặt đường và theo dõi các vết máu này đến tận cầu tàu. Họ đã cho trục chiếc xe lên khỏi mặt nước và chiếc xe đó là của Renwold C. Brownley.
Chiếc xe đã được gài ở số một. Ga tay đã được kéo ra ở vị trí xe chạy với số một là 12,8 dặm một giờ, sau khi đã làm trắc nghiệm. Họ đã tìm thấy khẩu súng ngắn tự động hiệu Colt cỡ 32 nằm trên sàn xe. Họ đã thu hồi được vài chiếc vỏ đạn và cũng thu hồi được hai đầu đạn nằm trong ghế xe hơi. Một đầu đạn đã bắn hụt và đầu đạn kia đã xuyên qua người nạn nhân.
Tới đây, chánh án Knox tuyên bố đã đến giờ nghỉ và tòa sẽ họp lại vào lúc hai giờ trưa.
Mason, Della Street và Paul Drake tới ăn trưa tại nhà hàng trên đường North Broadway, ở đó họ đã đặt sẵn một phòng ăn riêng.
– Việc anh tiến triển đến đâu rồi? – Mason hỏi.
– Có phải anh định đặt vấn đề về “yếu tố kết thành tội phạm” không? – Drake hỏi.
– Đúng vậy. Thoạt đầu tôi hy vọng là có thể tấn công về mặt đó, nhưng lại e ngại không dám chắc chắn về lời khai của Bixler. Tôi chỉ sợ ông ta một mực khẳng định là nạn nhân đã chết rồi. Còn bây giờ, tôi nghĩ rằng tôi có thể giải quyết được vụ án này.
Drake gật đầu đồng ý:
– Anh đã làm một cuộc chất vấn rất tinh tế. Bixler đã hoang mang lo sợ, khiến Shoemaker không dám chất vấn ông ta một lần nữa.
– Những điều anh làm vừa rồi có giá trị cao trong việc bào chữa không? – Della Street hỏi.
Mason nói:
– Câu hỏi thật độc đáo, vì sự bào chữa phải dùng tới kỹ năng hợp thức mà luật pháp cho phép. Thiên hạ đổ xô vào bằng chứng cơ hội, nhưng rồi sự kiện xảy ra sau đó là nạn nhân đã không bị giết chết mà vẫn còn sống trơ trơ ra đấy. Chính vì vậy mà luật pháp đã đề phòng những trường hợp như vậy. Do đó “yếu tố kết thành tội phạm” có nghĩa là yếu tố chính của bên Công tố.
Để chứng tỏ là một “yếu tố kết thành tội phạm” trong một tội phạm sát nhân, Công tố phải chứng minh nguyên nhân của sự chết mà bị cáo là phương tiện gây nên sự chết đó. Hiện giờ Công tố đang gặp phải trở ngại trong vấn đề “yếu tố kết thành tội phạm”. Họ vẫn không thể chứng minh được sự chết, và nếu họ không cẩn thận, tôi có thể quật ngược lại họ.
– Thế anh lập luận thế nào? – Della Street hỏi.
– Đó là một vụ án ấm ớ – Mason nói – Một người đàn bà có thể là bất cứ ai, đã bắn ông già rồi tẩu thoát. Bằng chứng cho thấy bà ta đã tẩu thoát trên chiếc xe của bà ta. Rồi một người nào đó đã lái chiếc xe của Brownley cho phóng xuống nước. Người lái chiếc xe đó không thể là người đã bắn ông ta bởi vì nhân chứng của Công tố đã nhìn thấy người đàn bà thủ phạm đã lên xe tẩu thoát khỏi hiện trường. Và cũng không thể bảo rằng bà ta đã âm mưu gài người lại, với mục đích chỉ để lái chiếc xe cho phóng xuống nước sau khi bà ta đã bắn chết ông già.
Chỉ có một lời giải thích là Brownley đã bị thương nặng bất tỉnh lúc Bixler nhìn thấy ông ta gục trên xe, và khi Bixler đi khỏi thì Brownley đã hồi tỉnh và cố lái xe đi. Nhưng do không đủ sức và thiếu tỉnh trí nên đã để xe phóng ra khỏi cầu tàu.
Drake gật đầu.
Mason nói tiếp:
– Và bây giờ, nếu người ta tìm thấy xác của Brownley và thấy ông ta chết vì ngộp nước thì đó lại là một vấn đề khác, dù cho vết thương sau khi bị bắn có thể làm cho ông ta sẽ chết sau đó ít lâu. Sự kiện ông ta chết vì ngộp nước thay vì chết vì vết đạn sẽ khiến Công tố không thể kết tội Julia Brauner giết người được, bởi vì vết đạn bắn không thực sự gây nên sự chết. Đó chính là yếu tố hợp lý nhưng cần phải được xem xót kỹ lưỡng để đi đến quyết định.
Della Street ưu tư nhìn tách cà phê và nói:
– Anh, trong tất cả vụ án trước, anh đã bào chữa cho các thân chủ vô tội. Anh đã giải quyết vụ án một cách tinh tế bằng cách chứng minh được Công tố đã lầm lẫn. Do đó, dân chúng đã đứng về phía anh. Bây giờ anh đã có một chút tiếng tăm cả về tính cách luật sư lẫn tính cách thám tử. Nhưng giờ phút này anh phải dùng tới thủ đoạn của các luật sư tầm thường thì thiên hạ sẽ không còn đứng về phía anh nữa. Nếu anh sử dụng tài năng tiểu xảo của mình để giải cứu cho một người đàn bà có tội, thì thiên hạ sẽ nghĩ rằng anh đã nhúng tay vào vụ giết người đó và họ sẽ không còn kính trọng anh nữa.
Mason chậm rãi nói:
– Della, trong các vụ án khác, ít nhiều tôi cũng ở ngoài vòng liên hệ. Nhưng vụ án này, tôi đã bị lôi cuốn vào quá sâu. Họ dự trù sẽ đưa Peter Sacks ra làm nhân chứng, và anh ta sẽ khai Julia Brauner yêu cầu anh ta giết Brownley và đưa chiếc chìa khóa phòng cho anh ta, và rồi anh ta khai tiếp rằng tôi đã gài bẫy anh ta để giựt lại chiếc chìa khóa đó. Lúc đó, câu chuyên sẽ hết sức rắc rối và khó khăn cho tôi. Chiếc chìa khóa đó, bản thản của nó không có gì là quan trọng, nhưng một khi tôi đã giựt lấy nó thì tự nhiên nó trở thành một bằng chứng quan trọng trong vụ án. Dù cho Biện lý có bỏ qua thì hội đồng tòa án vẫn đặt vấn dề.
– Vậy có thể nào anh ngăn cản Peter Sacks, không để anh ta lên bục nhân chứng bằng cách tấn công họ bởi “yếu tố kết thành tội phạm” không? – Paul Drake hỏi.
– Đó chính là điểm lập luận chủ yếu của tôi – Mason nói – Nếu tôi thắng họ trong “yếu tố kết thành tội phạm” thì tôi có thể tạm thời lôi được Julia Brauner ra khỏi vụ án, và họ sẽ phải đình chỉ việc truy tố và chờ cho đến khi họ tìm thấy xác của Brownley. Lúc đó, Peter Sacks sẽ không có cơ hội để ra làm nhân chứng và như vậy chiếc chìa khóa không còn là yếu tố quan trọng nữa.
Khi họ tìm thấy xác chết, tôi hy vọng có thể chứng minh được ông ta đã chết vì ngộp nước. Như vậy nếu Biện lý mà còn tiến hành truy tố tôi thì việc đó sẽ bị coi như hình thức trả thù. Vì thế tôi phải thắng họ trên “yếu tố kết thành tội phạm” và kế tiếp tôi phải tìm thêm các chi tiết khác củng cố cho lập luận của tôi về vụ án.
Paul Drake nói:
– Tôi đã cho nhân viên hoạt động ráo riết, nhưng vẫn chưa tìm thêm được điều gì có giá trị. Tôi đã cho theo dõi lần tìm đầu mối Mallory từ lúc ông ta rời thương thuyền Monterey ở San Francisco cho đến khi ông ta tới Los Angeles. Ông ta đã ở khách sạn Palace Hotel ở San Francisco và đi thẳng từ tàu tới khách sạn. Theo nhân viên của khách sạn cho biết, ông Giám mục lúc tới khách sạn và lúc rời khách sạn chỉ là một người duy nhất.
Mason nói:
– Ông Giám mục đó là mấu chốt của toàn thể vụ án. Tại sao ông ta lại đến gặp tôi? Tại sao ông ta lại biến mất? Nếu ông ta là Giám mục thực tại sao ông ta lại phải cải trang? Nếu ông ta là một kẻ mạo danh, tại sao ông ta lại biến mất một cách rất đặc biệt… và để giấy lại cho tôi bảo rằng ông ta phải ra đi vì một nhiệm vụ bí mật, và yêu cầu tôi tiếp tục giải quyết vụ đó.
Đúng ra thì có rất nhiều cách giả vờ mất tích để khỏi phải nhọc sức như vậy. Cái vụ án thổ tả này làm tôi điên đầu, bởi vì tôi không nắm được một điểm tựa nào hết. Tôi đang phải bò trên một bức vách trơn tuột. Và thêm câu hỏi nữa là tại sao Julia Brauner lại hành động như vậy? Tại sao bà ta lại không chịu nói với tôi? Liệu bà ta có biết rằng làm như vậy có nghĩa là tự treo cổ mình không? Và làm như vậy là đã đẩy tôi vào tình trạng cực kỳ khó khăn không?
– Có thể bà ta không nói vì bà ta là kẻ phạm tội. – Della Street nói.
– Tôi không tin rằng bà ta phạm tội – Mason nói – Lập luận của Công tố nghe có vẻ không hợp lý cho lắm. Tôi nghĩ rằng, có thể bà ta đã che chở cho một ai đó và bà ta là người vô tội.
– Thôi dẹp chuyện đó đi, Perry – Paul Drake nói – Làm sao người ta có thể gài bẫy bà ta được? Chính bà ta đã viết thư cho Brownley. Khi tìm thấy xác chết, người ta sẽ tìm ra bức thư đó trong túi ông ta, và người ta sẽ thấy chữ viết của bà ta. Khi đó bà ta sẽ lãnh đủ. Bà ta đã đánh lừa ông già xuống bến cảng và không còn nghi ngờ gì về điều này nữa. Bà ta muốn giết ông già bởi vì sự nghiệp của con gái bà và cũng vì bà ta căm giận ông già. Làm sao có thể có người ăn cắp khẩu súng mà bà ta không biết, và rồi đi đến điểm mà bà ta đã hẹn với Brownley, rồi mặc cùng một thứ quần áo và lái cùng một thứ xe? Anh cũng nên nhớ rằng Julia Brauner chỉ viết lá thư đó sau khi chính anh đã cho bà ta biết về tình hình sẽ xảy ra. Do đó bà ta đã thực hiện kế hoạch đánh lừa Brownley xuống khu bến cảng sau khi anh đã cho hay tin tức đó. Vậy thì nếu có ai đó muốn gài bẫy bà ta, bắt buộc phải khởi sự từ sau lúc bà ta viết lá thư đó, và điều này không thể xảy ra được.
Mason nhìn đồng hồ hói:
– Thôi được, chúng ta phải trở lại tòa để xem những gì tiếp tục xảy ra. Đường còn dài, chúng ta chưa thể thất bại được.
– Theo tôi nghĩ – Drake nói – nếu Peter Sacks lên bục nhân chứng khai rằng chính anh đã gài bẫy anh ta để lấy chiếc chìa khóa, thì dù sau đó câu chuyện có xảy ra thế nào đi nữa, thì anh sẽ mất hết cảm tình của công chúng. Vì vậy anh phải ngăn cản không cho Peter Sacks kể lại câu chuyện đó bằng cách tấn công họ bởi “yếu tố kết thành tội phạm” hoặc bất cứ cách thức nào khác.
Mason nhún vai.
Della Street nói:
– Anh, hãy đưa tôi lên bục nhân chứng và kể lại câu chuyện của tôi. Anh cứ việc đưa tôi ra ngay sau khi Sacks đã kể câu chuyện của anh ta. Tôi sẽ hạ anh ta. Tôi sẽ kể lại sự việc anh ta định giết tôi và như vậy thiên hạ sẽ làm thịt anh ta. Và nếu Shoemaker có ý định tấn công tôi khi chất vấn, tôi sẽ cho ông ta biết tay.
Mason gật đầu nói:
– Được lắm, tôi biết tôi có thể trông cậy ở cô.
Khi họ bước ra khỏi tiệm ăn, Paul Drake nói nhỏ với Mason:
– Anh không nên để Della làm việc đó. Vì nếu làm như vậy có vẻ như cả hai xếp đặt âm mưu gài bẫy Sacks, và Delta đã dụ anh ta tới phòng. Câu chuyện nghe có vẻ như một âm mưu xấu xa và sẽ làm Della kẹt trong một tình trạng không đẹp đẽ gì trước công chúng.
Mason hạ thấp giọng nói với. Paul Drake:
– Điều đó anh khỏi lo. Tôi sẽ không bao giờ đưa Della trước bục nhân chứng. Nhưng đừng để cô ta biết.
Della Street nói:
– Hai người chụm đầu vào nhau nói gì vậy? Chắc lại có âm mưu gì phải không? Mau lên, không bị trễ phiên tòa bây giờ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.