Ban Ki Moon

Làm việc nhỏ bằng tình yêu lớn, thành công đang đến gần



Vượt lên trên cả gia cảnh khó khăn

Các bậc phụ huynh luôn động viên con cái học tập để “trở thành người có ích”. Ngoài ra, còn luôn cố gắng tạo môi trường tốt nhất để con cái chuyên tâm học tập. Bố mẹ Ki Moon cũng không ngoại lệ. Điều họ lo lắng không phải về ý thức học tập của Ki Moon bởi cậu vốn dĩ ham học mà là nghi ngại về hoàn cảnh gia đình có thể gây ảnh hưởng đến việc học của con. Lúc Ki Moon học tiểu học, kinh tế gia đình vẫn còn khá giả nên cậu có thể chuyên tâm học hành. Nhưng đến khi lên cấp hai, lúc cần phải tập trung hơn cho việc học, gia đình lại rơi vào cảnh khó khăn. Tuy nhiên, bố mẹ Ki Moon luôn tạo điều kiện để cậu không phải lo lắng mà chuyên tâm học hành. Vốn dĩ là con người nhân hậu và rộng rãi, bố Ki Moon thường xuyên mua rất nhiều sách vở tham khảo cho cậu, trong đó chủ yếu là các cuốn sách vốn rất đắt đỏ viết về các vĩ nhân trên thế giới. Nhờ vậy, lũ trẻ nhà ông luôn được thỏa thích đọc sách.

Sau khi nghỉ việc tại một công ty, ông bắt đầu tự kinh doanh theo đúng chuyên môn của mình. Thế nhưng, trong quá trình kinh doanh, một vài người hàng xóm thường lén lút xúc trộm gạo trong kho của ông. Nếu báo cảnh sát thì cũng có thể tìm bắt được thủ phạm nhưng ông lại không làm vậy. “Có ai muốn trở thành một kẻ trộm gạo không? Họ đói nên buộc lòng phải làm thế thôi.” Tuy rất sốt ruột nhưng lần nào ông cũng nhắm mắt làm ngơ. Biết ông là người nhân hậu, hàng xóm láng giềng, người nào gặp cảnh khó khăn thường hay sang vay gạo hay tiền và ông đều không nỡ chối từ. Và bấy giờ, gia đình ông vẫn tạm đủ miếng ăn.

Thế nhưng, một ngày nọ, ông Kim, bạn cũ của cha Ki Moon nhà ở làng bên tìm đến nhà cậu. Ông ta trình bày hoàn cảnh khó khăn không có nơi nương tựa, mong được nghỉ lại vài hôm và ông ta tá túc ở nhà cậu đến cả năm trời. Thế nhưng bố mẹ Ki Moon vẫn đối đãi với ông ta như khách quý.

Thế rồi một ngày, ông Kim đem lời ngon ngọt dụ dỗ bố Ki Moon cho vay tiền để “lên Seoul làm ăn.” Thấy hoàn cảnh bạn khó khăn, ông Ban đã gom toàn bộ tiền có trong nhà cho bạn vay. Đêm hôm đó, ông Kim đã lặng lẽ ôm số tiền có được bỏ trốn, bặt vô âm tín. Vẫn không nghĩ mình bị lừa, ông Ban lặn lội lên Seoul để tìm bạn nhưng sao có thể tìm đượccon người lừa đảo bất lương ấy. Năm đó, Ki Moon học lớp chín, thời gian chuyển cấp là thời điểm mà cậu phải tập trung hết tinh thần và sức lực cho việc học và cần được gia đình đầu tư về tiền bạc.

Bị người bạn mà mình hết lòng tin cậy lừa, bố Ki Moon trở nên suy sụp. Tuy nhiên, mẹ Ki Moon đã đứng ra chung vai gánh vác công việc lớn nhỏ, phụ chồng thu vén việc gia đình và nuôi các con ăn học, vì vậy Ki Moon và các anh em vẫn được đầy đủ đến trường.

Trước hoàn cảnh gia đình ngày một khó khăn, cậu con trai trưởng Ki Moon khó lòng tập trung vào việc học hành. Nhưng không vì vậy mà Ki Moon chểnh mảng việc học. Cậu luôn tâm niệm rằng “Bố mẹ mình đã quá vất vả rồi, mình phải biết chăm lo cho các em và giúp đỡ bố mẹ”. Cậu gọi các em lại và dặn dò:

“Kể từ hôm nay, anh em chúng mình sẽ phân công nhau dọn dẹp việc nhà đỡ mẹ nhé. Chúng ta sẽ oẳn tù tì, ai nhất sẽ dọn sân, nhì sẽ dọn sàn, bét thì dọn phòng khách nhé.”

“Được, được, mình thống nhất nhé!”

“Thích quá!”

Mấy đứa em tỏ ra thích thú. Hẳn là chúng thấy việc oẳn tù tì để phân công công việc thật thú vị và dù việc dọn dẹp chỗ nào cũng mệt như nhau nhưng đứa nào cũng cố gắng để không về bét. Thế nhưng, đứa em thua liền mấy ngày đâm ra chán nản nên bắt đầu giãy nảy. Thế là Ki Moon đành giả vờ ra tay chậm hơn để bị thua và dọn phòng khách đổi cho em. Thấy vậy, mấy đứa em ra chiều giễu cợt, “Anh cả chỉ học giỏi thôi, còn oẳn tù thì bét suốt.”

Anh em Ki Moon còn phải chẻ củi để đốt lò sưởi. Đây là công việc có vẻ đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng. Chẻ củi đủ dùng cho gia đình trong cả một mùa đông dài là một việc không nhẹ nhàng gì kể cả đối với người lớn. Sau mỗi lần chẻ củi, áo Ki Moon thường ướt đẫm mồ hôi. Chẻ hết đống củi thì hai lòng bàn tay đau rát và đỏ ửng. Còn da tay thì nứt toác hanh khô và gió lạnh.

Tuy vất vả là vậy, nhưng khi bắt tay vào làm những việc này, cậu cảm thấy rất vui vì bản thân đã giúp đỡ bố mẹ đượcphần nào thay vì chỉ như một tên mọt sách. Vì vậy, Ki Moon coi đây là dịp để cậu vận động sau giờ học. Nghe anh trai cả vui vẻ làm việc nhà và động viên các em: “Chúng ta tập thể dục nào”, lũ em càng thêm phấn khích thay vì chán ghét việc nhà.

Nhân nói đến vận động thể thao, cần nói thêm rằng Ki Moon quả thật không có chút năng khiếu nào trong lĩnh vực này. Cho đến tận bây giờ, ông cũng được biết đến là người không có thói quen tập thể dục, thi thoảng ông còn tự nhủ nhờ không phải dành thời gian chơi thể thao, nên ông có thể tập trung vào học hành và công việc. Tuy vậy, hẳn là vì nhà đông con trai nên “tinh thần thể thao” của anh em nhà Ki Moon cũng thể hiện đôi phần. Có lần, mấy anh em thống nhất với nhau cùng dựng xà kép ở sân nhà.

Không những thế, họ còn dùng vài chiếc bánh xe cũ và thanh xà ngang nhặt nhạnh được ở đâu đó hì hục đổ khuôn làm tạ. Sau đó, mấy anh em tranh nhau nâng tạ, trông đến buồn cười. Bình thường, chẳng ai đoái hoài đến quả tạ ngoài sân, nhưng nếu có ai ra nâng tạ, thì y như rằng mấy anh em lại tranh nhau xếp hàng chờ đến lượt. Anh em Ki Moon cũng không giỏi trò ném nhặt bóng và cũng không mấy quan tâm đến thể lực, nhưng họ ý thức được rằng phải có sức khỏe mới học tập tốt và phụ giúp bố mẹ việc nhà, nên dần quan tâm hơn đến việc nâng cao sức khoẻ.

Chính vì anh em biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau nên hoàn cảnh khó khăn của gia đình không quá quan trọng đối với họ. Đó là nhờ nỗ lực của Ki Moon. Vì vậy, bố mẹ luôn thầm tự hào về cậu con trai cả không những học hành giỏi giang mà còn biết quan tâm, lo lắng  chăm sóc cho các em.

Đứa trẻ học giỏi là con trai cả nhà họ Ban chuyên nuôi lợn đó sao?

Một ngày nọ, mẹ Ki Moon đã dùng tiền tích cóp được mua cho mỗi cậu con trai trong nhà một con lợn.

“Các con nuôi cho giỏi, nếu lợn đẻ con thì mẹ sẽ cho các con làm vốn, thế nên phải chăm chỉ nhé.”

Thời ấy, tại các vùng quê, nếu có tiền, người ta thường nuôi bò, lợn, hoặc mua đất làm ruộng, và mẹ Ki Moon đã dùng tiền để mua đủ số lợn cho các con. Mấy anh em háo hức chạy ra vườn nhặt nhạnh các thanh gỗ vuông hay chọn các khúc gỗ tròn nằm lăn lóc ở sân sau để làm chuồng lợn.

Việc làm chuồng thật vui nhưng nuôi lợn thì không hề đơn giản khiến cho mấy anh em nhà Ki Moon phải luôn chân luôn tay. Họ phải thường xuyên trải rơm khô trong chuồng để lợn luôn khô ráo. Họ còn thay phiên nhau đến các quán ăn trong làng hoặc sang các nhà hàng xóm để hỏi xin thức ăn thừa cho lợn. Họ cũng thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ. Nhờ có đàn lợn, anh em nhà Ki Moon càng thêm chăm chỉ. Họ lấy phân ủ làm phân bón. Phân lợn là một loại phân chuồng rất tốt. Chính vì điều này  các bác nông dân trong làng hay tìm đến anh em Ki Moon.

Các bác hàng xóm có thêm phân lợn để bón cho hoa màu nên càng thêm yêu quý anh em Ki Moon. Thấy Ki Moon luôn biết đỡ đần bố mẹ từ việc vặt trong nhà đến việc chăn nuôi mà không một lời than thở, bà con lối xóm không ít người hết sức ngạc nhiên khi nghe tin cậu được học bổng đi Mỹ. Họ luôn miệng hỏi, “Ai chứ? Cái cậu con cả nhà họ Ban chuyên nuôi lợn đó sao?” Nếu ở trường, Ki Moon là một học sinh có thành tích học tập xuất sắc, thì về nhà, cậu là con trai trưởng hiền lành, điềm đạm của nhà họ Ban.

Úi chà, cái thằng trông thế mà tài. Đã học giỏi mà lại còn siêng năng việc nhà, xem nó còn nuôi cả lợn kia kìa…”

Vì thế, không ít học sinh bị đem ra so sánh với Ki Moon. Hàng xóm láng giềng thường lấy Ki Moon ra làm gương cho con mình: “Sao con không làm gì ra hồn thế hả? Theo mà xách dép cho con trai nhà ông Ban vừa chăm chỉ việc nhà vừa học giỏi!”

Nhờ nuôi lợn và gom phân cho các bác hàng xóm nên anh em nhà Ki Moon thường được các bác cho lúa mạch hoặc khoai tây. Điều đó khiến lũ trẻ rất phấn khởi vì vừa giúp được bố mẹ, vừa làm được việc có ích cho mọi người. Đàn lợn của họ cũng lớn nhanh như thổi nhờ được chăm sóc tốt và chúng bắt đầu sinh sản. Khi bán lợn tăng thêm thu nhập cho gia đình, mấy anh em vui mừng khôn xiết  chúng đã giúp bố mẹ được phần nào.

“Gia cảnh tuy có khó khăn, phải làm việc nhà vất vả nhưng không được vì thế mà chểnh mảng việc học hành”, Ki Moon thầm nghĩ. Thời buổi khó khăn nên nhiều đứa trẻ phải vừa đi học vừa làm việc nhà giúp bố mẹ. Và Ki Moon cũng luôn tự nhủ phải trở thành tấm gương để các em noi theo và không được phép để việc nhà ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Dù vậy, việc nhà cũng chiếm rất nhiều thời gian của cậu. Thêm vào đó, Ki Moon còn đảm nhiệm vai trò lớp trưởng nên quỹ thời gian của cậu dành cho việc học lại càng bị thu hẹp. Thế nhưng, Ki Moon luôn biết cách tận dụng tối đa thời gian rảnh rỗi của mình. Cậu rút ra kinh nghiệm nếu tận dụng tốt thời gian thì sẽ thu được hiệu quả to lớn. Cậu nghĩ, luôn tranh thủ thời gian nghỉ ngơi kết hợp ôn bài hay làm bài tập thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu bài học của ngày hôm đó.

Việc sử dụng hiệu quả thời gian không chỉ là việc sử dụng thời gian cho tốt” mà còn là “quản lý thời gian hiệu quả”. Điều này cũng có nghĩa là nỗ lực hết mình mọi lúc, mọi nơi.

“Từ bé, Ki Moon đã luôn là một đứa trẻ biết sắp xếp mọi việc hợp lý với sự nỗ lực hết mình.” Đó là nhận xét của những người thân về Ki Moon. Ngoài ra, khi làm điều gì, cậu cũng luôn thực hiện một cách liên tục và đều đặn. Ki Sang, em thứ của Ban Ki Moon cho biết: “Tôi không thua kém anh mình về trí thông minh, nhưng anh là một người rất chăm chỉ, anh có thể học ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào còn tôi thường mải chơi, và chỉ học khi bị bố mẹ quát mắng. Đã có lúc tôi tưởng cách học “tài tử” của mình hiệu quả hơn, nhưng giờ ngẫm lại, thì tôi nhận thấy mình thật sai lầm. Chẳng ai chiến thắng được người kiên trì, anh ạ.”

Các em của Ki Moon cũng phần nào học hỏi được đức tính này từ anh trai mình. Dù có lúc cái bóng của người anh quá lớn khiến các cậu thường bị hỏi rằng, “Cậu là em của Ban Ki Moon à?”. Mỗi lần như vậy, các em Ki Moon đều có phần ganh tị, nhưng cũng rất đỗi tự hào vì có một người anh giỏi giang đến vậy. Cũng có lúc, các em của Ki Moon ước rằng,phải chi anh trai mình cũng giỏi đánh lộn. Sau này, những người em của Ki Moon, nhờ chăm học và sống trung thực nên họ đều thực hiện được ước mơ của mình, trở thành giám đốc ngân hàng, giáo viên, hay dược sỹ,…

“Học Quan hệ quốc tế đương nhiên phải làm nhà ngoại giao”

Từ khi lên Seoul nhập học, Ki Moon rất thích thú với đời sống sinh viên xa nhà. Khi rời Choongjoo, nghĩ tới việc phải rời xa gia đình ở Choongjoo – nơi cậu đã gắn bó nhiều năm để sống một mình nơi đất khách, Ki Moon không khỏi bùi ngùi. Thế nhưng, khi dần thích nghi được với môi trường đại học và học hỏi thêm được nhiều điều mới mẻ, nỗi nhớ nhà dần nguôi ngoai. Hơn nữa, mối quan hệ tình cảm với You Soon Taek – người mà cậu cảm mến từ lâu – cũng được củng cố.

Khi nghe tin mình đỗ vào trường Đại học Seoul, Ki Moon thầm nghĩ “Không biết Soon Taek có kết quả thế nào? Bạn ấy rất yêu sách và muốn làm thủ thư. Mong là bạn ấy cũng học ở Seoul”. Mặt cậu đỏ bừng lúc nào không hay với suy nghĩ đó.

Ki Moon đã rất phấn khích khi hay tin You Soon Taek cũng đỗ ngành thư viện của Đại học Choongang. Cuối cùng, ước mơ Soon Taek cũng học đại học ở Seoul đã thành hiện thực. Ki Moon dự định sẽ sống tại nhà cậu ruột là giáo sư của Đại học Choongang.

“Thật tuyệt vời!”

Tình cảm học trò thuần khiết giữa Ki Moon và Soon Taek đã được mảnh đất Seoul ươm mầm nảy nở. Tuy không phải là người lãng mạn và hay thể hiện ra ngoài nhưng cậu luôn cho cô bạn thấy sự chân thành và nỗ lực của mình. Chính thái độ chân thành của Ki Moon khiến Soon Taek không thể không mở lòng đón nhận tình cảm của cậu.

Nhờ có Moon Young, người cùng đỗ vào Đại học Seoul và Soon Taek, nên Ki Moon không hề cảm thấy cô đơn ở thành phố náo nhiệt này. Tuy nhiên, nếu ở Choongjoo, Ki Moon là một học sinh vô cùng xuất sắc và được bạn bè ngưỡng mộ thì ở Seoul hoa lệ này, anh chỉ là một chàng thanh niên quê mùa đang theo học ngành quan hệ quốc tế.

Nhưng may mắn thay, tại đây, Ki Moon đã kết bạn được với An Cheong Si đến từ Kim Chun, một anh chàng với vẻ ngoài vụng về, luống cuống và khá “nhà quê ra phố” giống như mình. Đều có xuất phát điểm từ tỉnh lẻ nên cả hai bạn rất hợp nhau. Họ đã trở thành đôi bạn thân thiết ưa lui tới thư viện. Đa phần các sinh viên mới nhập học thường trễ nải việc học hành với suy nghĩ “xả hơi” sau thời trung học phổ thông học hành cật lực, vào đại học là để thể hiện sự trưởng thành của bản thân. Vì vậy, khá nhiều sinh viên lơ là, xem nhẹ việc học. Nhưng An Cheong Si và Ban Ki Moon đều có chung niềm đam mê học hỏi, họ thường xuyên chia sẻ những câu chuyện về những cuốn sách mới hay bài học thường ngày thay vì huênh hoang thể hiện bản thân như nhiều bạn khác.

Một ngày nọ, Cheong Si hỏi Ki Moon.

“Sau này cậu muốn làm gì?”

“Học ngành ngoại giao thì đương nhiên làm nhà ngoại giao rồi chứ còn làm gì nữa.”

Ki Moon tự tin trả lời. Cậu thể hiện sự quả quyết và niềm tin về ước mơ của mình.

Hoá ra cậu đã suy nghĩ chắc chắn như vậy. Ban đầu khi mới nhập học, mình cũng nghĩ như vậy, nhưng bây giờ mình lại thấy phân vân. Nghề ngoại giao này chưa có gì chắc chắn cả, nghe thì có vẻ hoa mỹ đấy nhưng đó chẳng phải là nghề “nay đây mai đó” suốt hay sao? Mình thích đọc sách hơn là đi nước này nước kia cậu ạ.”

“Nếu vậy thì cậu có khả năng trở thành học giả rồi. Mình cũng nghĩ nghề đó hợp với cậu đấy. Dù sao đi nữa, mình mongước muốn của chúng ta sẽ trở thành hiện thực.”

Và đúng như câu chuyện chia sẻ giữa hai người bạn, nhiều năm sau, Ban Ki Moon trở thành nhà ngoại giao, còn An Cheong Si đã trở thành giáo sư ngành chính trị của Đại học Seoul trong khi Her Moon Young là một trong những kỹ sư hàng đầu trong ngành chế tạo ô tô của Hàn Quốc.

Anh gia sư trẻ nổi tiếng dạy hay

Vào đại học Ban Ki Moon được thỏa chí tìm hiểu những điều mình thích và gặp gỡ những bạn bè mình yêu mến. Ngoài việc học hành, gánh nặng học phí, thêm vào đó là chi phí sinh hoạt đắt đỏ đối với một sinh viên tỉnh lẻ lên Seoul khiến Ki Moon có suy nghĩ rằng, không thể dựa dẫm mãi vào bố mẹ. Cậu bắt đầu tìm việc dạy kèm theo lời khuyên của các giáo sư và các anh chị khóa trước. Vào thời bấy giờ, gia sư phải đến ở nhà học sinh để tiện cho việc dạy. Ngoài giờ học ở trường, gia sư phải dành thời gian để dạy kèm khi học sinh có nhu cầu. Thêm vào đó, gia sư khi ấy thường cùng sinh hoạt với mọi người trong gia đình học sinh. Đang lo nghĩ vấn đề sinh hoạt phí, Ban Ki Moon đã nắm bắt cơ hội này để tiết kiệm tiền, đỡ đần bố mẹ. Cậu luôn nghĩ: “Mình phải tận dụng thời gian cho hiệu quả hơn. Nếu không phải bây giờ thì còn lúc nào hợp lý hơn để nỗ lực kia chứ?” Và cậu bắt đầu công việc gia sư.

Ban Ki Moon là một gia sư “có tiếng” đối với các bậc phụ huynh. Vừa là sinh viên trường Seoul danh giá, tính cách ônhòa lại thêm sự nhiệt tình giảng dạy nên cậu là tấm gương sáng cho nhiều học trò lúc đó. Ki Moon cũng từng dạy kèm cho con của nghị sỹ Đảng Cộng Hoà, Shin Young Nam. Ngài Shin hết sức quý mến cậu và thường đùa sau này sẽ mai mối cho Ki Moon. Rõ ràng đi đến đâu Ki Moon cũng được mọi người quý mến. Không chỉ nghị sỹ Shin mà các bậc phụ huynh ở các gia đình Ki Moon đến dạy kèm đều không tiếc lời khen tặng, thậm chí, nhiều chủ doanh nghiệp đã ướm hỏi,muốn mời Ki Moon về làm việc cho họ sau khi tốt nghiệp.

Ki Moon luôn nhận được những lời khen ngợi kiểu như, “Chắc thầy cũng biết là con chúng tôi học không được tốt, bảo mãi cháu cũng không nghe. Thế mà nhờ thầy dạy bảo nên cháu nó tiến bộ thấy rõ,” mỗi lần như vậy, cậu đều ngượng đếnđỏ bừng mặt. Ki Moon thường kể câu chuyện đi Mỹ của cậu để làm liều thuốc đặc trị cho những học sinh không thích học hành.

“Chang Soo này, nếu không thích cái gì đó thì cũng đừng ép mình quá. Để thầy kể em nghe chuyện thầy được đi Mỹ nhé? Em thích ô tô đúng không? Trong chuyến đi Mỹ thầy nhận thấy ở đó ô tô là loại phương tiện phổ biến, và người dân Mỹai cũng gắn bó với chiếc ô tô. Em nghĩ sao nếu sau này được đến quốc gia này thăm thú và học hỏi về ngành công nghiệp ô tô của họ? Thầy còn có một trải nghiệm rất thú vị khác nữa. Em đã từng nghe nói về Tổng thống Kennedy rồi chứ? Thầy đã được gặp mặt ông ấy. Ôi, đến tận bây giờ nghĩ lại chuyện thầy đã cố gắng để được bắt tay ngài mà thầy vẫn còn thấy xấu hổ.”

Bọn trẻ luôn chăm chú lắng nghe câu chuyện của Ki Moon và không biết tự lúc nào ánh mắt chúng trở nên lấp lánh. Dù là sinh viên trường Seoul danh tiếng nhưng Ki Moon không hề huênh hoang, không bao giờ tỏ ra coi thường hoặc lớn tiếng quát nạt khi học trò học chưa được tốt, hoặc chậm hiểu. Bằng sự từ tốn, điềm đạm, Ki Moon luôn nói rằng “Các em hãy nghĩ rằng học giỏi cũng rất tốt, nhưng tìm thấy niềm vui trong học tập mới là điều tuyệt vời nhất.” Chính vì thế, không học trò nào không bị thuyết phục bởi lời nói ý nghĩa của thầy gia sư.

“Gia đình thầy không có đủ điều kiện cho một chuyến đi Mỹ tự túc, nhưng nếu các em nhận được học bổng từ chương trình VISTA, thì ước mơ được đi Mỹ sẽ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, để nhận được học bổng, các em phải chăm học tiếng Anh. Nếu quyết tâm và kiên trì, chắc chắn các em sẽ làm được như thầy đã từng làm.”

Nghe xong câu chuyện của thầy, lũ học trò, đứa nào cũng mong muốn học thật tốt để được như thầy. Tuy chưa có ước mơ nào cụ thể, nhưng chúng tin rằng nếu học giỏi như thầy Ki Moon, thì một ngày nào đó, ước mơ tự nhiên sẽ trở thành hiện thực.

Ban Ki Moon vốn có kinh nghiệm kèm cặp các em học nên cậu có nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Ngoài ra, nếu như học trò nào chậm tiếp thu, Ki Moon chủ động thay đổi phương pháp và kiên trì giảng giải nhiều lần. Cậu cảm thấy vô cùng vui sướng khi thành tích của học trò mình có nhiều tiến bộ. Nhưng điều đáng mừng hơn là các em đã tìm được mục tiêu và phấn đấu vì sự nghiệp học hành của bản thân.

Không phải ngẫu nhiên mà các học trò được Ki Moon dạy kèm đều có sự tiến bộ vượt bậc. Đó là nhờ bí quyết giảng dạy đặc biệt.

Bí quyết học giỏi: Kỹ năng ghi chép hoàn hảo

Bí quyết đặc biệt của Ban Ki Moon chính là “kỹ năng ghi chép”. Cậu đã tận tình hướng dẫn cho học trò của mình các kỹ năng ghi chép mà bản thân đã tự đúc kết trong quá trình học tập.

Ki Moon cũng ngày càng nổi bật trong khoa Quan hệ quốc tế của trường Đại học Seoul – nơi hội đủ các anh tài ưu tú. Đặc biệt, trước mỗi kỳ thi, các sinh viên cùng khóa đều tụ tập với Ki Moon để tham khảo sổ ghi chép lại bài giảng của cậu. Bởi lẽ, từ thời trung học cậu đã được đặt biệt danh “Vua ghi chép”.

Tuy thông minh nhưng Ki Moon không quá chủ quan mà luôn ghi chép cẩn thận và tự mình biên soạn lại bài giảng trên lớp theo cách hiểu của mình để dùng khi cần.

Việc ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận là một trong những ví dụ điển hình cho đức tính cần cù, chăm chỉ và lòng nhiệt huyết của Ban Ki Moon. Cậu cho rằng nếu thụ động chép bài thì sức tập trung sẽ thuyên giảm, có khả năng bỏ qua một số nội dung quan trọng. Vì thế, về điểm chép bài cẩn thận thì không ai có thể theo kịp Ki Moon. Nhờ vào cuốn vở được biên soạn chính xác, khoa học nên Ki Moon luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi. Ngoại trừ môn thể dục, các môn học khác của Ki Moon đều đạt điểm A và kết quả đó giúp cậu trở thành sinh viên xuất sắc của Đại học Seoul. Nếu môn thể dục mà thi lý thuyết thì hẳn là Ki Moon cũng luôn đạt điểm A. Nhờ vào thành tích học tập tốt, cậu được tham gia chương trình “Đối thoại cùng các sinh viên tốt nghiệp thủ khoa” do đài truyền hình KBS thực hiện.

Trước hình ảnh cậu sinh viên Ban Ki Moon luôn cần mẫn ghi chép và biên soạn bài giảng một cách tỉ mỉ như thế, các giáo sư của khoa Quan hệ quốc tế cũng công nhận “Ở Ki Moon có sẵn tư chất quan trọng của một nhà ngoại giao. Năng lực ghi chép và biên soạn lại của em ấy thật đáng tuyên dương.”

Để trở thành nhà ngoại giao giỏi, kỹ năng ghi chép đóng vai trò quan trọng. Bởi chỉ cần lưu lại sai lệch một lời nói cũng đủ làm thay đổi lợi ích của một quốc gia nhưng trái lại một lời nói chuẩn xác cũng đủ làm nên một thỏa hiệp. Vì vậy, nhà ngoại giao phải ghi chép chính xác mọi từ ngữ. Máy ghi âm MP3 vốn phổ biến ngày nay cũng là công cụ cơ bản để ghi chép lại nội dung của mọi cuộc hội nghị hay đàm phán quốc tế nhưng nói như thế không có nghĩa là bỏ qua vai trò của các nhân viên tốc ký. Nếu theo dõi các chương trình thời sự, chúng ta sẽ thấy xuất hiện một nhân vật ghi chép ở góc riêng trong khi các nguyên thủ hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các quốc gia đang hội đàm. Họ là những nhân viên hỗ trợ việc ghi chép hay còn được gọi là “Note Taker”.

Đúng như đánh giá của các giáo sư, sau khi trở thành nhà ngoại giao, những bản ghi chép lại nội dung cuộc họp của Ban Ki Moon đều hoàn hảo đến mức không cần chỉnh sửa. Ông đã phát huy được năng lực ghi chép của mình lên một tầm cao mới, giúp chuyển tải nội dung đầy đủ như một chiếc máy thu âm trong các sự kiện mang tính nhạy cảm. Năng lực này được đánh giá là thuộc hàng xuất sắc nhất trong lịch sử Bộ Ngoại giao Hàn Quốc. Năng lực ghi chép đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp Ban Ki Moon trở thành một nhà ngoại giao ưu tú.

Không chỉ trong các cuộc hội họp mà thường ngày, Ban Ki Moon cũng luôn mang theo bút và sổ tay ghi chép. Mỗi khi tiếp cận thông tin, cậu có thói quen ghi chép và trình bày vấn đề dưới dạng gạch đầu dòng. Năng lực ghi chép của Ki Moon không chỉ phát huy tác dụng trong công việc mà cả trong cuộc sống thường nhật. Thậm chí nếu có ai đó kể một câu chuyện cười, cậu cũng thường yên lặng lắng nghe nhưng sau đó lại âm thầm ghi chép lại.

Qua năng lực ghi chép của nhà ngoại giao vĩ đại Ban Ki Moon, chúng ta biết được rằng bên trong những điều tưởng chừng như nhỏ bé, tầm thường ấy tồn tại một nguồn năng lượng cho sự thành công lớn. Nếu kiên trì làm những việc nhỏ bằng tình yêu lớn, chúng ta đang đến gần với ngưỡng cửa thành công.

Anh binh nhì Ban Ki Moon làm giáo viên dạy kèm tiếng Anh cho Đại tướng

Cuối năm thứ hai đại học, Ban Ki Moon lên đường nhập ngũ. Đây là việc mà từ lâu anh đã lên kế hoạch. Đó cũng là năm em trai kế của Ki Moon vào đại học nên việc trang trải học phí cho cả hai anh em ở trường đại học là một gánh nặng đối với gia đình bởi số tiền kiếm được từ việc dạy kèm của Ki Moon chỉ đủ trang trải sinh hoạt cho một người. Thời bấy giờ, nhiều thanh niên phải chọn con đường nhập ngũ do hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Thường thì, ai cũng mong có điều kiện hoàn thành chương trình học trước khi nhập ngũ, nhưng riêng với Ban Ki Moon, anh không nghĩ vậy. Anh cho rằng mình cần biết khắc phục hoàn cảnh và nỗ lực hết mình.

Ban Ki Moon cùng một người bạn trong quân đội.

Ban Ki Moon được chọn làm giáo viên tiếng Anh cho Đại tướng.

Trong quân ngũ, Ban Ki Moon cũng vẫn là “anh Binh nhì ham học”. Giữa một rừng quân nhân, không có lý do nào để anh sinh viên Đại học Seoul Ban Ki Moon trở nên nổi bật được. Khi biết được năng lực vượt trội của Ki Moon, viên Hạ sỹ quan cấp cao đã báo cáo với Đại tướng Jang Chang Kook, người nắm giữ vị trí Tổng Tham mưu trưởng lúc đó, về khả năng tiếng Anh tuyệt vời của Ki Moon. “Thưa Đại tướng, có một sinh viên ưu tú của trường Đại học Seoul mới vừa nhập ngũ.” Đại tướng Jang liền cho gọi Binh nhì Ban Ki Moon đến gặp.

“Binh nhì Ban, cậu rất giỏi tiếng Anh phải không?”

Trước mắt Đại tướng Jang khi ấy là một anh Binh nhì trông có vẻ ngơ ngác, không đúng tác phong quân đội trong bộ quân phục thùng thình.

“Thưa Đại tướng, không phải ạ. Tôi vẫn đang trong quá trình học tập ạ.”

Câu trả lời khiêm tốn đúng chất Ban Ki Moon dù được thể hiện với giọng điệu nghiêm túc, đậm chất quân đội. Đó là lý do khiến cho những ai có ý trêu chọc cậu không còn cảm thấy hứng thú nữa.

“Được, vậy cậu có muốn tiếp tục được học tập trong quân ngũ không?”

“Thưa Đại tướng, tôi xin tuân lệnh.”

Và rồi, Ki Moon đã được yêu cầu làm giáo viên tiếng Anh cho Đại tướng Jang. Nhờ khả năng vượt trội của bản thân, cậu đã không phải trải qua thời gian khổ luyện vất vả, thay vào đó đã nhận được nhiệm vụ tương đối an nhàn.

Qua việc này, Ban Ki Moon thầm nghĩ “Nếu có năng lực đặc biệt thì đi đâu cũng được ưu ái. Thời cấp ba được phép đểtóc dài, còn giờ được phép dạy tiếng Anh cho Đại tướng. Quả là tuyệt vời!”

Thời điểm Ban Ki Moon xuất ngũ cũng là khi chế độ thi công chức trong ngành ngoại vụ được áp dụng. Trở lại trường vào năm 1968, trong hai năm cuối đại học, Ban Ki Moon đã cố công chuẩn bị cho kỳ thi này một cách nghiêm túc. Anh tìm đến các anh chị khoá trên từng đỗ các kỳ thi trước để xin lời khuyên và dành nhiều thời gian hơn trong thư viện. Ngày nay, cuộc thi này được cho là một trong những kỳ thi cạnh tranh nhất. Vào thời bấy giờ, dù là thời điểm khó khăn nhưng tính cạnh tranh không vì thế mà bớt gay gắt. Ki Moon đã dồn hết sức mình cho việc học để không phải hối tiếc.

Cuối cùng, với nỗ lực của mình, Ki Moon đã tốt nghiệp đại học năm 1970 và cùng năm đó, anh đỗ á khoa kỳ thứ ba trongđợt thi tuyển công chức ngành ngoại vụ. Cánh cửa bước vào lĩnh vực ngoại giao bắt đầu mở ra trước mắt chàng thanh niên xuất thân từ vùng quê Choongjoo này.

Đúng như cảm nhận của anh, kết quả đánh giá trong quá trình đào tạo ban đầu ở Bộ Ngoại giao rất quan trọng bởi để được chọn làm việc hoặc công tác tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, mỗi nhân viên phải nỗ lực hết mình với kết quả làm việc vượt trội. Và Ban Ki Moon – anh chàng đã từng “ấm ức” vì chỉ đứng thứ nhì kỳ thi tuyển công chức ngành ngoại vụ – đã luôn đã tích cực hoàn thành mọi công việc được giao và kết thúc quá trình đào tạo với thành tích cao nhất.

Tình yêu giản dị và thanh cao

Một năm sau khi được nhận vào làm việc tại Bộ Ngoại giao, vào năm 1971, Ban Ki Moon đã tổ chức đám cưới với You Soon Taek. Đó là vì anh luôn cảm thấy áy náy khi để Soon Taek chờ đợi quá lâu, và cô cũng luôn là bạn đồng hành tích cực bên anh trong suốt quá trình luyện thi công chức. Sau khi xuất ngũ, Ban Ki Moon đã ngỏ lời cầu hôn với You Soon Taek. Bố mẹ You Soon Taek rất lo ngại về việc cô con gái mãi vẫn chưa tính chuyện lập gia đình. Thời bấy giờ, các côgái thường kết hôn khá sớm, chủ yếu là ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Nhưng You Soon Taek vẫn một lòng chờ đợi, còn Ban Ki Moon thì vẫn đang cố gắng cho kỳ thi tuyển công chức. Họ đã đính ước và luôn một lòng tin tưởng nhau.

“Em sẽ đợi nên anh cũng đừng lo lắng gì, cứ nỗ lực hết mình nhé.”

Hiểu lòng bố mẹ nhưng Soon Taek vẫn cố gắng chịu đựng và kiên trì chờ đợi Ki Moon. Vừa làm thủ thư trong thư viện thành phố, cô vừa hỗ trợ Ki Moon để anh chuyên tâm học hành.

Ban Ki Moon cùng bạn gái You Soon Taek trong lễ tốt nghiệp Đại học Seoul. 

You Soon Taek đã âm thầm chờ đợi Ban Ki Moon đến khi anh hoàn thành kỳ thi tuyển công chức ngành ngoại vụ.

Khi được cả hai thông báo việc kết hôn, gia đình hai bên đều vô cùng ngạc nhiên. Bố mẹ Soon Taek tuy biết Ki Moon là “thần đồng Choongjoo” nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng anh là con rể tương lai trong nhà. Gia đình Ban Ki Moon cũng vậy. Khi còn học cùng phổ thông với Ki Moon, thi thoảng Soon Taek có cùng các bạn đến nhà chơi, ông bà luôn thầm nghĩ “Con bé này xinh xắn mà ngoan quá!” nhưng không hề biết chuyện hai con kết bạn với nhau.

Nghĩ lại, bố mẹ Ki Moon mới sực nhớ ra rằng, năm thứ ba đại học sau khi Ki Moon xuất ngũ, ông bà có mua một ít cây tử thảo6 để con trai bồi bổ sức khỏe chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới và có nhắn Ki Moon về.

“Này con, loại tử thảo to như thế này chẳng khác gì nấm linh chi đâu con ạ. Bố mẹ tìm mãi mới mua được, ở nhà vài bữa, bố mẹ sẽ sắc cho con uống.”

Nhưng thuốc còn khá nhiều mà Ki Moon phải lên trường học tiếp. Mẹ Ki Moon bối rối chưa biết phải làm sao.

Ban Ki Moon và You Soon Taek bắt đầu cuộc sống hôn nhân tại một phòng trọ ở khu Heukseokdong. You Soon Taek là một phụ nữ kiệm lời, hiểu biết và tôn trọng Ki Moon.

“Thế thì mẹ gói lại cho con đi. Con mang lên Seoul tự sắc lấy.”

“Con làm sao mà biết sắc thuốc chứ?”

“Con biết mà mẹ. Mẹ cứ yên tâm.”

Trong lòng hồ nghi nhưng bà đã chiều theo ý cậu. Thế là Ki Moon mang thuốc lên Seoul, và người sắc thuốc cho anh lúc đó chính là You Soon Taek. You Soon Taek là một cô gái xinh xắn và có công việc ổn định, rất xứng là vị hôn thê lý tưởng của Ban Ki Moon và ngược lại anh cũng vậy. Tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế của Đại học Seoul với tiền đồ xán lạn như một nhà ngoại giao tương lai, Ban Ki Moon được không ít người ngỏ ý mai mối với con gái các chủ doanh nghiệp hay con nhà quan chức danh giá nhưng anh vẫn lặng lẽ dành tình yêu cao quý, thuần khiết cho Soon Taek.

Khi chuẩn bị sắm sửa vật dụng cho cuộc sống gia đình, You Soon Taek đã hỏi Ki Moon, “Anh có cần gì không?”

“Chăn và bô vệ sinh thôi em.”

Vào thời bấy giờ, bô vệ sinh là lễ vật thiết yếu mà cô dâu phải chuẩn bị cho gia đình mới. Bởi thời đó thường không có nhà vệ sinh riêng trong nhà, nên chiếc bô là một vật dụng rất quan trọng. Hai vợ chồng son thuê một phòng trọ với giá 150.000 won ở khu Heukseokdong và bắt đầu cuộc sống hôn nhân chỉ với một tấm chăn mới, một chiếc bô vệ sinh và một tủ sắt dùng để đựng quần áo.

Vốn dĩ là người kiệm lời, nên You Soon Taek luôn tôn trọng và làm theo lời của Ban Ki Moon không phải vì Ki Moon là người gia trưởng mà vợ chồng họ luôn thuận hòa theo đúng truyền thống “phu xướng phụ tuỳ”.

Về sau, bà You Soon Taek khi đã trở thành phu nhân của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vẫn là một phụ nữ khiêm tốn và“luôn lạ lẫm khi đến với những nơi ồn ào, xa hoa.” Tuy nhiên, hơn ai hết, bà đã có những hành động tích cực đúng với cương vị của một Đệ nhất phu nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn với một cơ quan ngôn luận, bà đã chia sẻ:

“Lần đầu tôi cùng ông nhà đi công tác nước ngoài, ban tổ chức đã sắp xếp lịch trình tham quan những nơi như viện bảo tàng hay các trung tâm mua sắm. Nhưng tôi nghĩ vẫn có rất nhiều người còn khó khăn đang sinh sống tại đây nên tôi đã đề nghị thêm vào lịch trình các chuyến tham quan các trung tâm bảo trợ phụ nữ, bệnh viện hoặc trại trẻ mồ côi được Liên Hợp Quốc hỗ trợ. Bởi tôi cho rằng sự có mặt của chúng tôi sẽ ít nhiều giúp khích lệ tinh thần đối với những con ngườikém may mắn này.”

Bà You Soon Taek luôn hoạt động tích cực trong các lĩnh vực liên quan đến phụ nữ hoặc các căn bệnh nan y. Bà đặc biệtdành nhiều sự quan tâm cho những trẻ em mắc chứng tự kỷ.

Đến Ấn Độ vì chi phí sinh hoạt thấp

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo của Bộ Ngoại giao, Ban Ki Moon đã đăng ký chọn Ấn Độ làm nơi làm việc ở nước ngoài.

Giống như ngày nay, vào những năm 1970 khi Ban Ki Moon bắt đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao, thì mọi vấn đề liên quan đến Mỹ đều được Bộ Ngoại giao ưu tiên hàng đầu. Bởi lúc đó, cuộc xung đột giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đang ở vào giai đoạn căng thẳng nên Hàn Quốc rất cần sự hậu thuẫn của Mỹ trong cả lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế. Vì vậy, dù vất vả nhưng trụ sở Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tại Mỹ là nơi làm việc ở nước ngoài được kỳ vọng nhất của các nhân viên trong Bộ này.

Do Ki Moon đã hoàn thành xuất sắc khoá đào tạo của Bộ Ngoại giao với thành tích cao nhất nên ai cũng chắc chắn như đinh đóng cột rằng anh sẽ đăng ký và được điều sang Mỹ công tác. Dù rất muốn được đến Mỹ, nhưng là con trưởng trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Ki Moon nghĩ rằng với mức sinh hoạt phí đắt đỏ tại Mỹ, anh sẽ khó lòng phụ giúpđược bố mẹ và các em.

Vì vậy, Ki Moon đã chọn Ấn Độ sau khi tìm hiểu về quốc gia nói tiếng Anh với mức sinh hoạt phí rất rẻ. Anh mong muốn dành dụm tiền để mua tặng bố mẹ anh ở Choongjoo một căn nhà nhỏ bởi lúc đó, ông bà vẫn đang phải sống trong căn nhà thuê dài hạn. Anh đã chọn đi Ấn Độ chỉ vì lý do đó.

Ngay khi Ban Ki Moon nhận quyết định công tác, cả Bộ Ngoại giao đã xì xào bàn tán. Ngày nay, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ là quốc gia đang phát triển đầy tiềm năng được cả thế giới quan tâm, nhưng ngày đó, Ấn Độ chỉ là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu vậy mà lại thu hút được sự chú ý của nhân viên mới của Bộ với thành tích đào tạo cao nhất khiến ai cũng thắc mắc. Việc này khiến thanh tra Bộ phải cho gọi Ban Ki Moon đến để rõ ngọn ngành. Mọi người thậm chí còn đồn thổi rằng liệu Ban Ki Moon có bị chèn ép trong quyết định đề cử công tác nước ngoài hay không.

“Chẳng phải anh đạt kết quả đào tạo cao nhất hay sao? Có phải anh đăng ký đi Mỹ nhưng lại bị cử sang Ấn Độ không?”

“Thưa không. Đó là nguyện vọng của tôi. Tôi rất cảm ơn nếu Bộ chấp nhận đề xuất của tôi.”

Vì hoàn cảnh gia đình mà Ki Moon phải khép lại nguyện vọng đi Mỹ và quyết định đăng ký đi Ấn Độ, nhưng anh không lấy làm buồn lòng mà vui vẻ đón nhận. “Sau này nhất định mình sẽ có cơ hội đi Mỹ. Chỉ cần nỗ lực hết mình, chắc chắn cơ hội đó sẽ đến.” Anh thầm nghĩ.

Trong mắt mọi người, Ban Ki Moon là “một người luôn nỗ lực không ngừng nghỉ”. Thái độ sống đó của anh được hun đúc từ hoàn cảnh gian khó. Anh đã học hỏi được rất nhiều điều từ thời niên thiếu vừa học vừa phụ giúp bố mẹ việc nhà, thậm chí còn nuôi lợn để tăng gia.

Thế nhưng, Ban Ki Moon hiểu rằng anh cần chăm chỉ để có tiền đóng học phí và trang trải sinh hoạt, anh phải làm mọi việc, và có như vậy, anh mới có thể tiếp tục việc học. Nhờ đó, anh nhận ra rằng, trong cuộc sống, không ai được phépxem nhẹ bất cứ việc gì. Thái độ, quan điểm sống đó đã đồng hành cùng anh trong suốt những năm tháng trưởng thành và cả đến khi đã trở thành Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và sau này là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.