Những Bậc Thầy Thành Công

6 – Sử dụng các nguồn lực xã hội



Mọi người đều nghĩ họ sẽ thay đổi thế giới nhưng không một ai nghĩ sẽ thay đổi bản thân mình.

LEO TOLSTOY

Một doanh nghiệp phát triển dựa trên những mối quan hệ mà doanh nghiệp đó xây dựng và duy trì được với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, người cố vấn và những người khác. Để thành công bền vững, doanh nghiệp phải giữ được khách hàng, khiến họ phải quay lại mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của mình. Khách hàng sẽ tiếp tục giao dịch với bạn nếu họ tin tưởng rằng bạn luôn mang lại cho họ những giá trị tuyệt vời.

Điều này cũng tương tự như các mối quan hệ cá nhân. Mỗi người phải mang lại lợi ích cho người kia, nếu không “keo dính giá trị” sẽ không còn có thể liên kết họ với nhau nữa. Dù là mối quan hệ trong gia đình, trong công ty, trong một tổ chức cộng đồng hay mối quan hệ trong nhóm hợp tác, nếu chất kết dính không phải là cũng có lợi thì mối quan hệ sẽ chấm dứt.

Thời của những doanh nghiệp đơn độc chống chọi để đạt được mục tiêu riêng biệt, dũng cảm chống lại những thử thách để tồn tại đã qua rồi. Cuộc sống và thương mại trong xã hội hiện đại đã trở nên quá phức tạp. Người tiên phong đơn độc không thể nắm bắt kịp tất cả những thông tin đang bùng nổ trên Internet và trong hàng nghìn cuốn sách được xuất bản mỗi ngày; cũng không thể hiểu hết mọi yếu tố và đảm nhận hết những nhiệm vụ cần thiết dẫn tới thành công. Thành công chỉ đến khi làm việc theo nhóm. Không ai có thể lên đỉnh cao một mình – không một chủ tịch hội đồng quản trị, không một ngôi sao thể thao, và cũng không một nhà lãnh đạo thế giới nào có thể làm được điều đó. Sự liên kết và liên doanh giờ đây không phải để tăng thêm quyền lực mà là để tồn tại. Thậm chí các công ty lớn cùng có rất ít khả năng hoạt động một mình trong thời đại thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Bắt đầu một mối quan hệ mới hay tập hợp một nhóm thành công tức là tạo cho người khác những lý do chính đáng để tham gia. Tiền có thể đẩy nhanh quá trình nhưng để các mối quan hệ tồn tại thì cần nhiều hơn thế. Nhận thức được rằng chúng ta có thể chia sẻ, hưởng lợi từ sức mạnh và nguồn lực của nhau chính là điều đã khiến chúng la xích lại gần nhau. Điều làm cho chúng ta hợp tác với nhau lâu dài chính là chúng ta đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ hai bèn cùng có lợi. Khi chúng ta leo lên nấc thang dần tới thành công, tăng thêm kỹ năng, sự hiểu biết và sự sáng suốt, tuân theo quy luật của sẻ chia là một việc làm sáng suốt. Trên những nấc thang dẫn tới thành công, đừng dẫm đạp lên những người ở dưới mình và cũng đừng kéo những người ở trên mình xuống.

Có rất nhiều ví dụ về các mối quan hệ cũng có 10 có liên quan tới nhiều hơn hai cá nhân. Trong mạng lưới doanh nghiệp, các thành viên sẽ tiếp cận được thông tin, kiến thức, các mối liên hệ và các nguồn lực của các thành viên khác trong nhóm. Những nhóm như vậy hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thông tin và sức mạnh tập thể thông qua làm việc theo nhóm.

Hoạt động tích cực trong một mạng lưới làm việc như vậy cũng giống như gửi tiết kiệm ở ngân hàng: bạn càng gửi nhiều tiền, bạn càng có nhiều tiền để rút những khi cần đến. Khái niệm này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn coi nguồn lực xã hội là tiền. Bằng cách gửi tiền vào tài khoản – tức thông tin, các ý kiến chuyên môn, dịch vụ xã hội – bạn xây dựng nên nguồn lực xã hội của bản thân mình. Đó là một cách để bạn tiếp thị chính minh: bạn là sản phẩm và bạn giúp đỡ những người khác bằng cách cung cấp sản phẩm đó.

Cuối cùng, bạn sẽ thu lợi được gì từ các nguồn lực xã hội bạn tích luỹ được? Đầu tiên, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân việc giúp đỡ người khác đạt được mục tiêu của họ cùng là một việc đem lại lợi ích. Thứ hai, khi bạn đặt mối quan hệ trên nền tảng cùng có lợi, các nguồn lực xã hội đang tăng trưởng của bạn sẽ thu hút những người khác và họ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Khi cuộc sống không phải là vì tiền hay danh vọng mà đơn giản chỉ là sống qua ngày, lúc đó vốn xã hội có thể làm nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Người Mỹ đã đầu tư một lượng đáng kể vốn xã hội vào Philippin. Sau khi Nhật áp đảo quân Đồng Minh năm 1942, các lợi ích từ nguồn lực đó đã giúp rất nhiều tù binh chiến tranh vượt qua thử thách và sống sót bằng những cách- đáng kính ngạc. Brian Alcorn, một chuyên gia về phát triển mạng lưới tại Tây Virgina, kể lại câu chuyện về sự sống sót khác thường của cha ông.

LIÊN KẾT ĐỂ SỐNG SÓT

-BRIAN ALCORN

5 giờ sáng. Bạn thức dậy, da tấy đỏ sau một đêm bị muỗi đốt. Cái nóng của buổi bình minh chỉ chờ được bung ra khi mặt trời lên. Bạn giành giật quyền được tắm vào buổi sáng với khoảng 75 người khác và xếp hàng để ăn sáng. Hương vị của giăm bông và trứng xâm chiếm tâm trí bạn nhưng chúng lập tức tan biến khi bạn nhìn vào bát cháo loãng cầm trên tay. Thật quái quỉ, dù thế nào thì trước kia khi còn ở nhà bạn cùng chẳng bao giờ thích trứng và giăm bông cả.

Bây giờ thì bạn đang phải xếp hàng. Tất cả mọi người đều có mặt. Đêm qua không một ai trốn thoát. Bạn vẫn chưa tỉnh hẳn nhưng bạn thấy đôi chân đang đưa mình về phía trước, từng bước, từng bước trên một lối đi bẩn thỉu.

Những tên linh canh có lẽ cũng chẳng tỉnh táo hơn gì bạn nhưng chúng có súng. Bạn vẫn tiếp tục đi. Cách bạn một quãng có một con đường dẫn đến cửa hàng hoa quả. Một phụ nữ Tây Ban Nha, chủ cửa hàng hoa quả nhìn đoàn người đi qua và cười. Những tên lính gác không hề để ý. Trước cửa hàng của người phụ nữ ngày hôm đó có một tấm biển nhỏ. Trên tám biển là dòng chữ: “CHÚNG TÔI”.

Bạn tiếp tục lê bước. Rất nhiều người dân địa phương đứng ở bên đường, Nhưng lính gác không chú ý gì tới họ. Bạn trông thấy một người phụ nữ khác kín đáo cầm một tấm biển nhỏ ở cách bạn khoảng 15m. Tấm biển đó viết: “CHIẾN THẮNG”.

Đi thêm một đoạn nữa bạn lại thấy một người phụ nữ khác cầm một tấm biển với dòng chữ: “VÀO”.

Nếu hôm đó là ngày đầu tiên bạn có mặt tại vùng đất nóng bỏng này, rất có thể bạn sẽ nghĩ mình đang bị mất trí. Hoặc nếu không bạn cũng sẽ thắc mắc những người dân ở đây nói tiếng gì vì bạn sẵn sàng thề rằng những từ mà bạn nhìn thấy trên suốt con đường bùn lầy này chính là tiếng Anh. Hoặc bạn có thể đơn giản phớt lờ những tấm biển đó và cứ tiếp tục đi qua mà thôi.

Nhưng đó không phải là ngày đầu tiên của bạn. Tên bạn là Ed Alcorn và bạn không hề mất trí. Bạn tới đây, tới Philippin vào ngày 14 tháng 2 năm 1940 – ngày lễ tình yêu – với tư cách là người đại diện của chính phủ Mỹ. Chú Sam[13] phong bạn là Hạ sĩ quan Ed Alcorn và chỉ định bạn làm trung đội trưởng Trung đoàn Pháo Binh 60, Khẩu đội pháo M của quân đội Mỹ. Năm 1941, đội quân xâm lăng của Nhật Bản tấn công quân đội Mỹ tại khu vực Philippin. Đó là một câu chuyện dài và phức tạp nhưng chung quy là bạn và hàng trăm đồng đội khác bị bắt và phải miễn cưỡng tập hợp lại thành một nhóm lao động phục vụ cho một hoàng đế ở nơi xa xôi.

Bạn đến đây như thế nào không còn là vấn đề nữa. Chỉ biết rằng bạn đang phải đi trên một con đường để bắt đầu một ngày làm việc mới, mệt nhọc đến gãy cả lưng – xây dựng một sân bay với cuốc chim và xẻng.

Tiếp tục đi, bạn lại thấy một người phụ nữ khác với một tấm biển nhỏ có dòng chữ: “BUỔI TRƯA”.

Trên chặng đường đi làm và trở về hàng ngày dài dằng dặc, thật là không khôn ngoan nếu reo lên: “Hura, Hura!”. Vì vậy, bạn đành kìm nén ham muốn được chào mừng những tin tức tốt lành, chỉ lặng lẽ để cho những đoạn tin đó loé sáng. “Chúng tôi chiến thắng vào buổi trưa”. – thông tin này làm tinh thần bạn tràn trề như một cốc đầy kem dâu, thứ kem mà bạn yêu thích.

Bạn phải thực hiện hành trinh này sáu ngày một tuần trong gần 3 năm (trước khi bạn bị chuyển tới một trại lao động tại Nhật Bản để phục vụ trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh). Bạn phải chứng kiến cảnh một vài bạn tù ngã xuống vì thiếu thức ăn, vì bệnh tật

1 Chú Sam: Chính phủ Hoa Kỳ.

hoặc do đã hoàn toàn kiệt sức trên mặt đất bị cái nóng thiêu đốt. Không có điện, nước sạch thì khan hiếm và so với việc phải ngủ ngoài trời thì một cái hầm vẫn còn là sang trọng.

Bạn và những người bạn tù đã quá đói nên tất cả những cuộc trò chuyện giữa bạn và họ chi xoay quanh vấn đề thức ăn. Câu chuyện có thể bắt đầu về cặp giò của Betty Grable nhưng chắc chắn sẽ kết thúc với câu chuyện về cái bánh của Betty Crocker.

Không một ngày nào bạn được ăn bánh bích qui. Thậm chỉ có ngày bạn còn chẳng nhìn thấy biển báo nào. Nhưng bạn vẫn phải đi. Thậm chí vào cái ngày bạn nhìn thấy người phụ nữ cầm những tấm biển thông báo lời hứa của tướng Douglas MacArthur “Tôi sẽ quay lại”, bạn cũng thật sự không biết phải hy vọng vào điều gì. Chiến tranh có thể kết thúc ngay lập tức hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm.

Nhưng có một điều rất rõ ràng đó là bạn biết rằng các thông tin từ thế giới bên ngoài đang giúp bạn và những người đàn ông này đặt kế hoạch để sống sót và mong chờ ngày được giải cứu. Bạn phát hiện ra rằng những người phụ nữ bên đường – mối liên hệ giữa bạn với thực tại – là một phần của một mạng lưới. Người phụ nữ Tây Ban Nha tại cửa hàng bán hoa quả kết hôn với trưởng nhóm tù, người từng là một sĩ quan hải quân Mỹ trước khi quân Nhật chiếm đóng. Người phụ nữ này làm việc trong một mạng lưới. Người phụ nữ khác bạn nhìn thấy dưới đường chính là họ hàng của cô ấy.

Là người chỉ huy thứ hai, bạn tìm cách để chuyển các tin tức tình báo ra khỏi trại tù thông qua mạng lưới của những con người dũng cảm này. Bạn tách một mẩu gỗ nhỏ ở giữa, khoét một lô đủ để chứa một mẩu giấy. Hàng ngày, bạn và những người bạn tù viết những thông tin về bọn cai tù và những thông tin khác lên một mảnh giấy, nhét nó vào cái khe trên khúc gỗ đó và dùng bùn để bít khe hở. Cuối ngày, bạn lặng lẽ đánh rơi khúc gỗ để ban đêm nó có thể tới được với những người dân địa phương.

Trước chiến tranh, người sĩ quan kể trên đã thuê một cậu bé địa phương 16 tuổi để giúp vợ mình làm việc nhà. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu bé đã là một phần của mạng lưới. Cậu có nhiệm vụ mỗi tối phải đi nhặt khúc gỗ mà bạn đã bỏ lại, lấy mảnh giấy đi và thay vào đó là một tin nhắn do người vợ của người trưởng nhóm tù viết. Sau đó, cậu bé để khúc gỗ lại để hôm sau bạn có thể lấy được. Qua người vợ của người trưởng nhóm tù, bạn và những người tù khác có thể biết được thông tin về các trận thắng của hải quân, hoạt động của quân du kích tại địa phương và những cuộc đàm phán quốc tế về việc lấy lại Philippin.

Đôi khi trong khúc gỗ còn có cả tiền. Bạn và những tù nhân khác dùng nó để trao đổi với lính Nhật, ví dụ như để đổi lấy đường ngựa {gọi như vậy vì đường này vốn chỉ được dùng để cho ngựa kéo ăn chứ không phải cho người). Cậu bé cũng thường xuyên để lại thức ăn trong khúc gỗ.

Nhiều tháng trôi qua, bạn vẫn tiếp tục đi, vẫn tiếp tục đọc, tiếp tục viết. Bất chấp những nghịch cảnh gây chán nản, bạn không bao giờ cảm thấy rằng mình sắp chết. Bạn tin rằng mình sẽ sống sót.

Rồi một ngày bạn mở khúc gỗ và nhận thấy rằng nó hoàn toàn trống không. Không có tin nhắn! Bạn tự hỏi chuyện gì đã xảy ra. Mạng lưới này là chìa khoá để giúp bạn và những tù nhân khác sống sót. Những người bạn địa phương và bạn đã trở nên gắn bó với nhau: vận mệnh của họ là vận mệnh của bạn và ngược lại. Bạn và họ cùng chia sẻ khả năng thành công và hậu quả của thất bại.

Sau tất cả, bạn có thể bỏ qua những tín hiệu của họ. Tệ hơn nữa, bạn có thể không tin họ. Nhưng bạn đã lựa chọn không chỉ đánh giá cao những tin nhắn của họ mà còn đáp lại họ, xác nhận mối liên hệ với họ.

Cho đến tận khi chiến tranh kết thúc, bạn mới biết rằng kẻ thù đã bắt được cậu bé. Chúng tra tấn, hỏi cung, kết tội cậu bé vì cậu đã giúp đỡ những người tù. Và cũng đến tận khi chiến tranh kết thúc bạn mới biết rằng cậu bé không hề khai một lời để bảo vệ bạn và những tù nhân khác.

Màn đêm buông xuống, bạn và những người tù nghỉ ngơi trên những tấm thảm rơm, dạ dày trống rỗng như dạ dày của những con muỗi.

Tất cả những gì bạn biết lúc này là mạng lưới của bạn – những người bạn của họ và sự hy sinh thầm lặng của họ – đang giúp bạn và hàng trăm người khác sống sót và dám hy vọng.

Nghiện ngập khiến người ta trở nên đơn độc và bị cách ly khỏi cuộc sống xã hội Cộng đồng có trách nhiệm động viên và giúp đỡ những người đó hoà nhập trong cuộc sống. Nếu được giúp đỡ, họ sẽ trở nên gắn bó với bạn bè, những người xung quanh cũng như với cộng đồng hơn cả trước đây và đóng góp thêm vốn sống xã hội của mình cho những người đi sau. Tom Plemming là một tư vấn viên về marketing và huấn luyện kinh doanh ở Florida.

HỢP TÁC CHỨ KHÔNG PHẢI CẠNH TRANH

TOM FLEMMING

Không có ai đơn độc trên đời này.

JOHN DONNE

Bill Frederick là một người may mắn. Cậu sinh ra trong một gia đình yên ấm, được chăm lo để có thể phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ cũng như đời sống tinh thần. Frederick có vẻ hơi nhút nhát và khiêm tốn, song cũng thông minh và là một vận động viên rất cừ. Tất cả những người từng gặp Frederick đều nhất trí đó là một cậu bé tuyệt vời và có cuộc sống thật hạnh phúc. Song cuộc sống may mắn đó của cậu bắt đầu thay đổi.

Ở trường học, Frederick làm quen với rượu. Cũng như những học sinh khác, cậu uống để giao tiếp, song hình như với cậu, rượu còn có ý nghĩa khác hơn một chút. Cậu như bị ma quỷ sai khiến, không thể kiểm soát được lượng rượu mình uống. Một khi đã uống, cậu cảm thấy khó có thể dừng lại.

Khi rượu ăn sâu trong cuộc sống của Frederick, cậu trở nên cứng đầu và ngang bướng. Cậu mô tả mình giống nhân vật John Wayne trong phim: hung tợn và thích ở một mình. Tâm trí của cậu như bị bao phủ bởi đám mây do rượu tạo ra. Frederick chưa bao giờ nghĩ mình cần phải nhờ ai đó giúp đỡ. Đó là một sai lầm không thể tệ hại hơn. Do ngày càng lạm dụng rượu, cuộc đời Frederick bắt đầu trượt dốc. Cậu bị mất việc làm, bạn gái bỏ rơi, gia đình xa lánh. Rất nhanh chóng cậu hoàn toàn mất khả năng điều khiển cuộc sống của mình.

Cuộc sống càng trượt dốc thì Frederick càng lún sâu vào rượu để giải sầu. Mỗi ngày cậu uống hơn một lít rượu vodka. Sức khỏe Frederick bắt đầu có vấn đề: cậu phát hiện mình có nguy cơ mác bệnh viêm gan do uống quá nhiều rượu. Cậu buộc phải ở chung với một người khác trong một căn hộ phòng đôi của mình ở Nam Boston. Và từ khi hết tiền, Frederick thậm chí không mua nổi chiếc giường để ngủ. Suốt mùa hè nóng nực, cậu phải ngủ trên hai chiếc túi to đùng nhét toàn quần áo mùa đông của mình còn đến mùa đông lạnh lẽo thì lại phải ngủ trên 2 cái túi nhét toàn quần áo mùa hè. Trong những phút tỉnh táo ít ỏi, Frederick nhận thấy minh đang sống cuộc sống như ở địa ngục. Và cuối cùng cậu thấy rằng mình chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là tỉnh ngộ hoặc chết.

May mắn cho Frederick, điều duy nhất có thể cứu cậu thoát ra khỏi cảnh ngộ này chính là thứ mà cậu đã bỏ quên. Cậu vẫn mơ ước có một cuộc sống bình thường như bao người, được sống trong tình yêu, có những người bạn tốt và được gia đình yêu thương. Cậu mong mỏi đến tuyệt vọng rằng cậu có thể khiến Ann, cô bạn gái của cậu, quay lại. Niềm khát khao đó là động lực giúp cậu tìm thấy ánh sáng để thoát khỏi cuộc đời tối tăm này.

Nhưng không có con đường nào trải hoa hồng cả. Mỗi ngày Frederick phải gồng mình đấu tranh kịch liệt để vượt qua tiếng gọi gào xé của rượu, song cậu vẫn rất quyết tâm cai rượu, mỗi ngày giảm một chút, vào một thời điểm cụ thể.

Quá mệt mỏi với hình ảnh John Wayne, Frederick bắt đầu tìm đến sự giúp đỡ và không thể ngờ rằng mọi người lại có thể nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ cậu đến như vậy. Cậu tìm được một chương trình với những thành viên có thể hỗ trợ, chia sẻ và giúp cậu tháo gỡ các vấn đề cũng như sẵn sàng giúp cậu cai nghiện. Frederick bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của mình và cuối cùng, dần dần cậu bắt đầu lấy lại cuộc sống mà mình từng mơ ước.

Nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong tổ, Frederick được giới thiệu làm người chở hàng phân phối cho một cơ sở chuyên cung cấp các mặt hàng y tế. Cậu đã không tái nghiện và ít lâu sau được chuyển vào bán trong cửa hàng. Frederick là một nhân viên có năng lực và một lần ý tưởng mà cậu đề xuất đã giúp công ty thu được khoản lợi nhuận 250 nghìn đô la. Nhưng khi cậu yêu cầu tăng lương thì sếp cậu trả lời: “Tôi thấy chưa sẵn sàng tăng lương cho cậu”. Điều này khiến cho cậu trăn trở và quyết tâm từ giờ sẽ không bao giờ để ai có quyền cân đo giá trị của mình nữa. Frederick quyết định mở công ty riêng.

Càng ngày cậu càng thấy tự tin hơn và càng quyết tâm tìm lại cuộc sống của minh. Frederick khai trương công ty cung cấp thiết bị y tế Allcare – một công ty mang đến niềm hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân và người già với các thiết bị đáp ứng chất lượng cuộc sống ngày càng cao của xã hội. Vốn không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này, thời gian đầu kinh doanh, Frederick phải đối mặt với vô vàn khó khăn thử thách. Một trong những nguyên tắc sống mà Frederick thực sự tâm đắc là. Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, không có cái gọi là cạnh tranh mà chỉ có những cơ hội để cùng nhau hợp tác. Cậu bắt đầu nhờ cậy gia đình, những mối quan hệ kinh doanh mới và những người bạn đến từ câu lạc bộ trợ giúp những người cai nghiện. Cậu tin tưởng họ và nhờ họ giúp đỡ chia sẻ cả về vật chất lẫn tinh thần. Không ngạc nhiên, sự tin tưởng và chân thành của Frederick đối với mọi người bắt đầu giúp cậu gặt hái thành công.

Một hôm, Frederick nhận được điện thoại từ một khách hàng tiềm năng đang muốn tìm mua một sản phẩm. Vị khách này giải thích rằng nhà phân phối quốc gia đã ngừng hợp đồng với ông và ông đang tìm kiếm một nhà cung cấp thay thế. Frederick có nguồn hàng này và rất vui sướng khi được bắt tay cộng tác với vị khách mới của mình. Nhưng Frederick cũng nhanh chóng nhận ra một cơ hội khác nữa và quyết tâm đi đến cùng. Cậu gọi điện đến giám đốc chi nhánh của nhà phân phối quốc gia đó, “đối thủ cạnh tranh” của công ty cậu, và nói rằng công ty cậu sẽ giúp đỡ những khách hàng không còn mua dòng sản phẩm do bên công ty đó cung cấp nữa. VỊ giám đốc chi nhánh nhận thấy đây là cơ hội lớn để công ty thể hiện thiện chí đối với khách hàng của công ty mình, vì thế ông ta đã gửi cho Frederick danh sách những khách hàng có hợp đồng bị gián đoạn.

Vụ hợp tác làm ăn này làm tăng thêm 76 % doanh thu của Allcare trong một tháng so với tổng doanh thu của cả bốn tháng trước đây cộng lại. Hãng phân phối quốc gia này cũng coi công ty của Frederick là một trong những công ty vận chuyển của hãng và giảm chi phí vận chuyển cho công ty Allcare xuống 35% trong khi Frederick và người cộng sự không phải mất thời gian lái xe đi phân phối hàng nữa. Bằng cách đặt niềm tin, sống hoà đồng và hợp tác với mọi người thay vì cạnh tranh và sống cô lập, Frederick đã tăng doanh thu lên 1000% trong 2 năm. Với Frederick, “thành công là vứt bỏ các thái độ của John Wayne”. Anh đề cao sự hợp tác không chỉ trong kinh doanh mà còn trong cuộc sống. Frederick đã cưới Ann được 10 năm và có 2 đứa con trai. Anh đã đạt được giấc mơ của đời mình. Frederick chăm lo cho gia đình, hài lòng với thắng lợi to lớn của công ty và sống giản dị với những người bạn. Quan điểm sống hợp tác của Frederick tiếp tục giúp anh gặt hái thành công, tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Cách đây ít lâu, nhà phân phối quốc gia đã gọi cho anh và nói rằng công ty đã cắt hợp đồng với 4 mối hàng và hỏi liệu công ty của Frederick có muốn tiếp nhận những mối hàng đó không. Công ty và cuộc sống của anh tiếp tục thăng hoa. Bill Frederick một lần nữa lại là người may mắn.

Thật đáng ngạc nhiên khi một sự đầu tư nhỏ về công sức và nỗ lực lại có thể giúp tăng vốn sống xã hội của bạn nhanh đến thế, kể cả khi mục tiêu đơn giản đề ra ban đầu không đạt được. Bất kì nhà đầu tư nào cũng sẽ nói với bạn rằng bạn luôn phải trung thành với kế hoạch đầu tư của mình, trước khi có thể nhìn thấy kết quả. Và sau đó bạn sẽ thấy đôi khi kết quả còn hơn cả những gì bạn mong đợi. Linda Macedonia đã kiên định theo đuổi sự nghiệp kinh doanh của mình cho đến khi tiếng tăm của cô cũng như hình ảnh của công ty lan rộng ở khắp vùng Đông Bắc. Rachelle Dronne Coury, một cây bút tự do dành nhiều mối quan tâm đến vấn đề sức khỏe tim mạch, đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi thực hiện bài viết này.

SỰ VĨ ĐẠI BẮT NGUỒN TỪ NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ

LINDA MACEDONIO VÀ RACHELLE DIONNE COURY

Đôi khi những điều vĩ đại lại có sự khởi đầu hết sức giản dị. Jason Feid là một giáo viên thể dục của trường phổ thông North Attleboro ở Bắc Attleboro, bang

Massachusetts. Năm 1999, một cơ hội đã đến với anh ta: thực hiện một hoạt động gây quỹ cho một tổ chức để đổi lại sẽ được sắm thiết bị thể dục cho học sinh phổ thông. “Vòng nhảy cho trái tim” là chương trình gây quỹ bóng chuyền được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tài trợ. Với mỗi đồng đô la mà nhà trường gây quỹ được, tổ chức sẽ cấp cho các trường đã tham gia các chứng nhận để có thể sắm thêm thiết bị thể dục cho học sinh. Đối với Feid, đây là một chương trình mang lại lợi ích cho cả hai bên. Bọn trẻ thì được dùng các thiết bị mới và được tham gia vào một chương trình cộng đồng tăng cường sức khỏe trái tim và thể chất. Đồng thời, tiền thu được cho Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thông qua chương trình Vòng nhảy cho trái tim sẽ được sử dụng để hỗ trợ các chương trinh giáo dục và nghiên cứu các bệnh về tim và chứng đột qụy – những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, và các bệnh tật khác.

Feid mời đồng nghiệp của mình là Johh Dempsey giúp anh tổ chức sự kiện này. Trong năm đầu tiên, với sự tham gia của 30 đứa trẻ, họ đã gây quỹ được 630 đô la. Nhưng rất tiếc số tiền đó chưa đủ để được cấp chứng nhận mua sắm thiết bị tập thể dục. Chán nản, Feid cảm thấy anh đã làm học sinh của mình cũng như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thất vọng.

Năm sau, thêm một lần nữa Feid được mời tài trợ và tổ chức cho chương trình. Anh không thể hiểu nổi tại sao người ta vẫn muốn anh tiếp tục đảm nhận, song từ sâu thẳm trái tim, anh biết rằng lần này mình có thể làm tốt hơn. Được sự động viên của hiệp hội, anh quyết định thử sức. Anh lập một kế hoạch mới và tuyển 160 học sinh vào tham gia chương trình. Lần này, họ đã gây được số tiền quỹ lên tới 2.732 đô la, số tiền nhiều hơn hẳn so với lần trước! Đến năm thứ 3, sự tận tâm của Feid và Dempsey đã thực sự được đền đáp. Chương trình của họ đã thu hút được 353 tình nguyện viên, và gây được số tiền quỹ là 16.811 đô la cho Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Năm 2002 trở thành năm đáng nhớ. Với kiến thức và kinh nghiệm thu được trong suốt 3 năm làm việc cho chương trình Vòng nhảy cho trái tim, hai giáo viên cùng hội đồng giáo viên đầy nhiệt tình của trường phổ thông North Attleboro đã tập hợp lại với nhau và làm nên một kỳ tích lớn. Với sự giúp đỡ của 522 học sinh, các bậc phụ huynh và sự góp mặt của cả cộng đồng, họ đã trở thành nhà gây quỹ số một của chương trình Vòng nhảy cho trái tim trong cả nước với số tiền 30.722 đô la.

Cho đến giờ, hoạt động này vẫn được tổ chức hết sức rầm rộ. Họ đã thiết lập mục tiêu cho năm 2003 là 40.000 đô la. Song đúng ra họ phải đặt mục tiêu cao hơn nữa. Vào ngày 16 tháng 4 năm 2003, với số học sinh được ghi nhận là 793 em, chiếm 3/4 tổng số học sinh của trường, đã cùng với Feid và khoa gây được tổng số quỹ là 58.709,24 đô la.

Chắc hẳn phải có bí quyết gì đó cho thành công vô cùng ấn tượng này. Vậy, đâu là nhân tố chính để tạo nên sự thành công cho một chương trình cộng đồng? Theo Feid, đó chính là nhờ mối quan hệ. Anh giải thích “Sự kiện này mỗi năm thêm lớn mạnh. Do đó, mối quan hệ giữa các giáo viên, giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với nhau ngày càng được thắt chặt”. “Bọn trẻ thì thấy chương trình này rất vui vẻ, thú vị nên chúng bảo nhau và sau đó cùng đăng ký tham gia tiếp. Còn học sinh và các giáo viên có dịp được giao lưu cùng nhau trong một không khí vui nhộn, thoải mái, không như trong lớp học. Hiểu biết về nhau giúp mọi người gần gũi nhau hơn và từ đó có những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Mà quan hệ tốt đẹp sẽ khiến người ta sống có tình nghĩa với nhau hơn”. Và tình nghĩa sẽ giúp tăng thêm số tiền quyên góp. Khi được hỏi về kế hoạch của mình trong năm 2004, Feid nói “kế hoạch trong năm tới sẽ là tổ chức một hội chợ có các hoạt động thể chất và thu hút thêm sự tham gia của các doanh nhân trong khu vực. Mục tiêu gây quỹ lần này sẽ là 100.000 đô la.

Ai cũng dễ dàng tin tưởng rằng Feid sẽ lại tiếp tục thành công trong lần gây quỹ cho Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tới. Song sự thực không chỉ có thế. Anh cảm thấy tiền bạc dù nhiều cũng vẫn chỉ như lớp kem tráng trên miếng bánh ngọt mà thôi. Thành công lớn nhất mà chương trình mang lại đó là anh có thêm nhiều thời gian để hiểu hơn về những cô cậu học trò của mình; quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng được thắt chặt hơn, và chương trình đã góp phần nâng cao mức độ nhận thức của cộng đồng về hai căn bệnh nguy hiểm chết người là bệnh tim và đột qụy.

Qua những nỗ lực cho hoạt động gây quỹ và với những thành công đạt được mỗi năm, Feid trở thành một tấm gương, một hình mẫu tiêu biểu cho nhiều người. Anh được các trường khác mời đến chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của anh khi thực hiện chương trình Vòng nhảy cho trái tim. Họ học tập, noi gương anh nhằm đạt được những thành công tương tự. Feid nhận được điện thoại từ khắp nơi trong cả nước. Họ gọi để nhờ anh giúp đỡ hoặc mời anh tham gia phát biểu trong các tổ chức, các câu lạc bộ khác nhau. Gần đây, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đề nghị anh làm cộng tác viên cho chương trình Vòng nhảy cho trái tim ở vùng New England. Anh nói: “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể đạt được thành công đến thế”. Anh cũng chưa bao giờ mơ tưởng mình và cộng sự của anh, John Dempsy, lại có ngày được mời đến Nhà Trắng nhân dịp Triển lãm Sức khỏe Quốc gia. Feid và Dempsey đã mang đến Nhà Trắng một chiếc áo phông có chữ ký của toàn thể học sinh trường phổ thông North Attleboro đề tặng Tổng thống Bush và phu nhân. Đích thân phu nhân Tổng thống đã nhận món quà.

Năm 2003, một số giám đốc vùng của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ từ New England đã đến thăm trường North Attleboro để tham dự chương trình do anh tổ chức. Rõ ràng thành công của Feid đã thực sự thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Anh nói các trường khác cũng có thể đạt được mức độ thành công như vậy nếu họ sử dụng phương pháp mà anh đã tạo dựng.

Sự nổi tiếng của Feid trên cả nước đã làm thay đổi quan niệm của anh về những thứ có thể đạt được song không làm thay đổi quan niệm sống của chính anh. Anh cho rằng công việc mà anh làm chỉ đơn thuần là công việc của một nhà giáo dục: dạy bảo và làm một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Được làm việc với học sinh thực sự là niềm hạnh phúc của Feid và dạy học là điều mà anh khao khát ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mục đích sống của anh chỉ đơn giản là biết mình muốn gì, theo đuổi nó đến cùng với niềm say mê và không bao giờ chịu lùi bước.

Đó cũng là những điều Feid muốn gửi gắm đến học trò của anh. Với mong muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, Jason Feid đã đạt được nhiều thành công hơn thế. Công việc của anh với tư cách là nhà giáo dục giờ đây không chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học. Anh giáo dục mọi người trên khắp cả nước thông qua Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và giúp mọi người có khả năng giúp đỡ được cả những người khác. Anh đã dạy học sinh hiểu rằng tất cả mọi người đều có khả năng đóng góp sức mình cho cộng đồng và có thể tạo ảnh hưởng tích cực đến những người khác bằng lòng nhiệt tình và sự kiên trì của mình bất kể họ thuộc lứa tuổi nào. Anh đã tạo động lực để đưa nhà trường và cộng đồng đến gần nhau hơn.

Feid là người đi đầu và là một người thành công. Khi được hỏi một “bậc thầy của thành công” sẽ có ý nghĩa thế nào vời anh, anh trả lời “bậc thầy của thành công là người có khả năng tạo ra thành công trong bất cứ lĩnh vực nào bạn tham gia vào. Đó có thể là việc nuôi dạy con cái, làm công tác tình nguyện hay nghề nghiệp của bạn. Tôi cảm thấy nếu tôi muốn làm một điều gì đó, tôi sẽ chú tâm làm, và sẽ thực hiện bằng được!”. Đây cũng là một bài học đáng giá của một người thầy giáo xuất sắc.

Đôi khi các công ty thường hay quên mất điều này: lòng trung thành giống như con đường hai chiều, trên đó, sự tin tưởng có thể chạy theo hai hướng. Điều này có thể sẽ là tài sản quan trọng và lâu bền nhất của bạn. Khi những người khác muốn hủy hoại bạn bằng cách bất ngờ chơi xấu thì đó là lúc bạn cần đến sự giúp đỡ từ những người mà bạn đã xây dựng được sự tin tưởng ở họ nhờ lòng trung thành và chữ tin của minh. Công ty của Terry Mis/edi, Công ty TNHH Simply Success ở Mconsin, chuyên về tổ chức quan hệ công chúng và dịch vụ tiếp thị cho các doanh nghiệp khác.

BÙNG NỔ

TERRY MISFELDT

Các công ty đang tiến hành cải tổ, hãy cẩn thận: bạn đối xử với nhân viên của mình như thế nào thì họ sẽ đối xử lại với bạn như vậy.

Khi Công ty báo hiểm Lincoln National sa thải Ron Weyers và Wally Hilliard, hành động này của công ty ngay lập tức đã biến hai người quản lý nhân sự xuất sắc nhất của họ trở thành các đối thủ cạnh tranh.

Cuối cùng, ai đã tạo ra sự cạnh tranh này? Chính là một công ty mới do 2 kẻ bị sa thải gây dựng: Weyers và Hilliard.

Hai người này đã khỏi đầu công việc kinh doanh của mình ngay tại tầng hầm của nhà Weyers. Công ty đầu tiên của họ – Công ty Bảo hiểm Sức khỏe Người lao động Green Bay – tỏ ra làm ăn rất có hiệu quả nên họ bán nó vào năm 1982 cho quỹ Fireman. Giá bán hết sức lời: 10 triệu đô la. Cả Weyers và Hilliard vẫn ở lại tiếp tục điều hành công ty này.

Một kết quả không đến nỗi tồi cho hai người đàn ông khởi nghiệp ở một tầng hầm. Họ hi vọng trong 5 năm tới Công ty Bảo hiểm Sức khỏe Người lao động của quỹ Fireman sẽ còn được giá hơn với mức khoảng 215 triệu. Weyers đùa: “Chúng tôi không hiểu biết nhiều lắm về việc bán một công ty”.

Người mua là Công ty Bảo hiểm Quốc gia Lincohn. Một lần nữa hai bên đều nắm cương vị quản lý. Đến khi hãng Lincoln tiếp nhận công ty mới thì thoả thuận phi cạnh tranh vẫn còn hiệu lực trong 9 tháng nữa, song ông chủ mới này khước từ điều khoản phí cạnh tranh.

Cuộc họp dự kiến diễn ra tại trụ sở toà nhà Fort Wayne của Công ty Lincoln, bang Indiana, do đó Weyers và Hilliard có thể cập nhật thêm một số thông tin về tình hình làm ăn của hãng Lincoln. Hai người đáp máy bay đến Fort Wayne đúng vào lúc có nhiều sự việc thú vị xảy ra.

Theo như Weyers nói thì anh và Hilliard đã bị công ty đuổi việc và bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn chứ không phải như người ta vẫn tưởng là ông Chủ tịch Công ty Lincoln bay về Green Bay để thông báo cho các nhân viên rằng ông ta đã “chấp nhận đơn xin nghỉ việc” của Weyers và Hilliard. Sự thực là 2 kẻ bị đuổi việc lúc đó đã vô cùng bàng hoàng và phẫn nộ khi bị ép phải về Wisconsin.

Một trò lừa bịp tiểu nhân. Họ đã bị gạt ra ngoài.

“Bị sa thải là điều tuyệt vời nhất xảy ra với chúng tôi”, Weyers, một cậu bé nông dân từng tham gia quân đội năm 18 tuổi, làm nghề bán hàng rồi chuyển sang nghề giặt là thuê sau đó làm việc ở công ty bảo hiểm sức khỏe nói. ‘Tôi đã tính đến chuyện nghỉ việc nhưng Wally nói anh ta muốn thử sức thêm một lần nữa. vả lại tôi cũng không bị sa thải rồi nghỉ hưu”.

Một lần nữa họ lại như những người trẻ tuổi. Rõ ràng là họ chưa sẵn sàng cho việc nghỉ hưu – Weyers lúc đó 48 tuổi còn Hilliard thì 46. Ở tuổi này họ vẫn muốn chứng minh một điều gi đó.

Hai người động viên nhau, cùng rũ sạch mọi ưu phiền và vạch ra một chiến lược làm ăn mới: thành lập công ty bảo hiểm sức khỏe lấy tên là Bảo hiểm Y tế Mỹ.

Rất nhiều nhân viên trung thành của Weyers và Hilliard ở Công ty Lincoln, bao gồm cả các khách hàng, đều không tán thành cách xử sự của công ty khi sa thải Weyers và Hilliard. Vì thế, chỉ trong vài tháng, gần 170 nhân viên cũ trong số 200 nhân viên của họ đã chuyển sang làm cho Bảo hiểm Y tế Mỹ, trong đó có 10 trong số 13 giám đốc bán hàng khu vực.

“Chúng tôi chọn lọc ra những đại diện ưu tú nhất mà chúng tôi muốn”, Weyers nói, “Các nhân viên được hưởng những quyền lợi mà họ đã có ở công ty Lincoln và họ được tạo điều kiện để phát triển thâm niên trong nghề. Ngoài ra, chúng tôi còn thiết lập một chương trình chia lợi tức có lợi cho họ. Những nhân viên đến với chúng tôi đều là của Thượng đế gửi đến!”.

Công ty Bảo hiểm Y tế Mỹ làm ăn rất suôn sẻ. Lực lượng bán hàng vẫn được sắp xếp như trước. Các hệ thống bán hàng cũng tương tự song đã được cải tiến nhiều.

Wayers tin rằng việc họ bị sa thải đem lại một lợi ích lớn. Đó là nó giúp cho công ty Bảo hiểm Y tế Mỹ giữ mối liên hệ được với các khách hàng và các đại lý để nhằm tìm hiểu họ thực sự muốn gì. “Nó giúp cho chúng tôi tìm hiểu được nhu cầu của dân chúng”, Weyers nói.

“Bạn cần phải biết khách hàng của bạn muốn gì”, Weyers nhấn mạnh “cho dù khách hàng đó là một nhân viên bảo hiểm độc lập, người muốn nói chuyện với bạn ngay cả khi bạn là chủ tịch công ty, hay khách hàng đó là người đưa ra những thắc mắc đòi hỏi về số tiền bảo hiểm”. Phương pháp của Weyers là quản lý phải giám sát tận nơi, phương pháp được anh thực hiện rất lâu trước khi MBWA trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Anh tự tay giải quyết các vụ đòi tiền bảo hiểm của khách hàng, ký kết hợp đồng bảo hiểm và tự làm tất cả những việc mà anh yêu cầu người khác phải làm. Chính vì vậy, anh học được cách lắng nghe những gì khách hàng nói và biết được những gi nhân viên cần.

Weyners nói tiếp: “Một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng là có được một người cộng sự như Wally”. “Người quản lý thực sự cần những người có thể nói chuyện ngang cơ với mình, thậm chí quản lý có thể giỏi hơn mình vì đôi khi bạn mê mải một ý tưởng nào đó của bạn mà quên không nhìn những hạn chế của nó, và đó là lúc cần đến những người xung quanh đủ tỉnh táo để nhận thấy những mặt thiếu sót của vấn đề”

“Và nhớ là bạn cũng phải đối xử tốt với khách hàng nữa, bởi vì nếu bạn để mất họ thì bạn sẽ phải chi phí rất nhiều để có thể tìm được những khách hàng mới”.

Đối với nhân viên cũng vậy. Chính vì thế mà Công ty Bảo hiểm Y tế Mỹ quyết định cho các nhân viên của mình được hưởng chế độ chăm sóc trong ngày, được nghỉ ngơi ở phòng thư giãn sức khỏe ngay trong văn phòng và được tham gia các khóa huấn luyện với các buổi hội thảo bàn về kỹ năng lắng nghe, quản lý thời gian và các kỹ năng hữu ích khác ngoài kiến thức vẻ loại hàng bảo hiểm sức khỏe.

Tất cả những chiến lược đề cao con người của Weyers và Hilliard đã giúp cho công ty tăng số nhân viên lên 2000 người vào năm 1994. Cũng trong năm này, tạp chí Inc. xếp công ty ở vị trí 21 trong Danh sách công Ly phát triển nhanh nhất của Mỹ.

Weyers tin rằng một doanh nhân đích thực phải là người coi nhu cầu của minh chính là cơ hội và sau đó phải thoả mãn được chính nhu cầu đó. Từ chỗ chập chững những bước đi đầu tiên thực hiện từng điều khoản hợp đồng với khách hàng tại căn phòng tầng hầm của Weyers cho đến lúc xây dựng công ty thành một tập đoàn bảo hiểm lớn mạnh, Weyers và Hilliard đã gặt hái được thành công bằng cách lắng nghe mọi người và đối xử với mọi người theo cách mà họ cũng muốn được đối xử như thế. Đó là bài học mà bất kì công ty nào cũng cần học tập, đặc biệt là những công ty chỉ muốn mua những tấm vé một chiều cho một vài nhân viên của mình.

Trong Thuyết hỗn mang, một lượng rất nhỏ được tác động vào có thể lại ra những kết quả khổng lồ và không thể ngờ tới: từ một cánh bướm rơi có thể dẫn đến một cơn bão ở Đài Loan. Nhưng bạn có sẵn sàng thu hoạch những điều kỳ diệu từ những cơn gió lạ mang đến cơ hội đó không nếu bạn dám bước ra khỏi vỏ ốc trú ngụ yên ổn của bạn, để thử sức một cái gì mới lạ và chờ đợi những cơ hội không báo trước? Mary Jo Sherwood, 25 tuổi, một nhà tư vấn tiếp thị thành công tin rằng có thể biến những những cơ hội nhỏ thành cơ hội lớn. Không hài lòng với những thành công đã đạt được trong suốt 24 năm qua như: hôn nhân, nuôi dạy những đứa con, có còn là thành viên trong các ban giám đốc của nhiều công ty trên khắp miền Tây nước Mỹ – sẵn sàng biến những mối quan hệ bình thường thành những lợi thế vô cùng to lớn.

THÀNH CÔNG ĐẾN BỞI VÌ…

MARY JO SHERWOOD

Một trong những cuốn truyện gối đầu giường mà tôi yêu thích nhất hồi còn bé là cuốn Bởi vì chú sâu nhỏ đã bay đến vùng đất Ka-choo! (Because a Little Bug Went Ka-choo!) của Rosetta stone. Đoạn điệp khúc rất quen thuộc, giai điệu dễ nghe dễ nhớ, những bức hình rất ngộ nghĩnh và lời thoại là những câu được chú sâu nhắc đi nhắc lại. Những cánh cửa đã mở ra, cơ hội nảy nở, và thế giới thay đổi chỉ bởi những thứ tưởng chửng như vô nghĩa như cú hắt hơi của chú sâu nhỏ trong truyện. Câu chuyện tổng kết lại hành trình phiêu lưu của chú sâu với nội dung “và mọi thứ mới chỉ bắt đầu, hành trinh của chú sâu vẫn còn tiếp tục”.

Giờ đây, với tư cách là chủ một doanh nghiệp thành đạt với 4 năm kinh nghiệm quản lý một mạng lưới kinh doanh, tôi biết chắc đó là sự thật. Những cánh cửa đã mở, cơ hội ngày càng nhiều và thế giới của tôi thay đổi, chỉ bởi vì như vậy.

Khi mới bắt đầu đi làm, tôi làm việc cho một công ty Fortune 500, có một sự kiện đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Ông chủ muốn tạo mối quan hệ với những khách hàng quan trọng ở một khoá học chơi gôn. Tôi vốn không chơi gôn. Mà tôi cũng chưa bao giờ quan tâm đến bộ môn này. Nhưng sếp của tôi đã rất thuyết phục, ông nhấn mạnh với tôi rằng đó sẽ là một cơ hội tốt để tôi thăng tiến trong sự nghiệp. Ông còn khuyến khích tôi thêm bằng một câu: “Công ty chúng ta không tổ chức họp nhân viên vào thứ 6 về các khoá chơi gôn chỉ vì cô không chơi gôn đấy”.

Ông gợi ý với tôi nên liên hệ với tổ chức chơi gôn mới được thành lập chuyên phục vụ những người phụ nữ thành đạt. ông nói họ đang tổ chức một vài khoá chơi gôn trong vài tuần và ông cam đoan là họ sẽ giúp tôi. Tôi nói tôi sẽ thử và lúc đó ông tỏ ra rất phấn khởi. Tôi cũng nhận thấy rõ là, sếp của mình đang thực sự mong muốn có buổi họp vào ngày thứ 6 tại buổi tập.

Khóa chơi gôn do Hiệp hội Chơi Gôn của các nữ quản trị (EWG) điều hành, chương trình dự kiến sẽ bắt đầu một khoá mới ở khu vực của chúng tôi. Cùng với 22 phụ nữ thành đạt khác, tôi đã tham dự buổi họp đầu tiên, và rất nhanh chóng tôi có mặt trong số các thành viên của ban giám đốc mới này. Tôi chẳng biết tí gì về gôn, nhưng tôi tình nguyện tham gia điều hành các sự kiện vì tôi quan tâm đến các hoạt động của tổ chức này.

Hai tháng sau, trước khi tôi được biết ông chủ tịch hội đồng đã từ chức thì tôi đã được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Chơi Gôn của các nữ quản trị bang Minnesota. Tôi chưa từng tham gia bất kì một trận chơi gôn nào song thông qua những mối quan hệ của tôi ở công ty, chúng tôi đã nhờ đài báo đưa tin rộng rãi về một tổ chức chơi gôn mới được thành lập, không chỉ trong phạm vi khu vực mà còn trên toàn quốc trên kênh ESPN. Kết quả là, từ 22 thành viên ban đầu đã tăng lên 300 người ngay trong năm đầu tiên!

Sau vài năm, tôi đã học được cách chơi gôn. Tôi quyết tâm mở công ty riêng. Một trong những chiến lược kinh doanh của tôi là sẽ sử dụng mạng lưới các doanh nghiệp đối tác làm nền tảng cho các hoạt động tiếp thị của công ty. Vào một buổi chiều, khi chơi gôn với một phụ nữ của EWG, tôi nói rằng tôi đang tìm cách để mở rộng quan hệ với các đối tác kinh doanh khác. Người phụ nữ này, thành viên của tổ chức mạng lưới doanh nghiệp, đã mời tôi đến tham dự buổi họp được tổ chức hàng tuần với tư cách là khách mời của bà. Tôi đã không chỉ tham gia vào tập đoàn Mạng lưới Kinh doanh Quốc tế, nơi sự nghiệp của tôi bắt đầu thăng hoa, mà tôi còn trở thành chủ tịch của BNI và trở thành giám đốc BNI ở Minnesota.

Mọi thứ đến với tôi chỉ nhờ hai chữ “Bởi Vì”. Ai đó đã gợi ý với tôi rằng tôi nên thoát ra khỏi các vỏ ốc yên ổn dễ chịu của mình và tập chơi gôn đi! Bài học cho sự thành công của tôi là một hành động hay một quyết định trong quá khứ thường sẽ giúp mở cánh cửa cho tương lai vào những giờ phút mà bạn không ngờ nhất – nhưng tất nhiên, bạn sẽ phải chuẩn bị cho hành trình vào một thế giới vẫn còn xa lạ với bạn.

Cả bạn nữa, bạn cũng có thể tìm thấy thành công, nếu như bạn sẵn sàng làm những thứ chỉ vì nó đến với bạn.

Chúng ta thường hay tự thuyết phục mình rằng thành công của những người bình thường chủ yếu là do vô tình họ may mắn xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ. Đúng như nhà văn, nghệ sĩ nhà làm phim vĩ đại của Pháp nói.’ “Chủng ta phải tin vào sự may mắn. Nếu không thì làm sao ta có thể giải thích được sự thành công của những kẻ mà ta không ưa?” Nhưng hãy để chúng tôi dẫn thêm một câu nói nữa của Ralph Waldo Emerson: “May mắn là tên gọi khác của sự theo đuổi mục đích”. Susan De Loren, chủ đại diện thương mại cho BNI ở Oklahoma Da San Antonio bang Texas, và cũng là một trong những nhà hoạt động kinh doanh thành công nhất thế giới.

COLLEEN BARRETT: HÃY GIÚP ĐỠ MỌI NGƯỜI

SUSAN DELOREN

Phòng làm việc của Colleen Barrett có đủ các loại đổ chơi. Thú nhồi bông được xếp trên giá ngay đằng sau cái bàn làm việc ngổn ngang của bà. Đồ chơi và các trò chơi đầy trên cái bàn to ở góc phòng, một cái bàn uống cà phê đặt trước bộ ghế sofa. Và, tất nhiên, có cả những chiếc máy bay nữa: những mô hình máy bay phản lực của Hãng hàng không Southwest được tô màu chi chít, treo trên các dây điện nhỏ trên trần nhà, quay nhè nhẹ mỗi khi điều hoà nhiệt độ phả ra không khí. Thêm nữa là các hình trái tim đủ loại, từ trái tim làm bằng giấy cho đến những loại bằng thuỷ tinh hay những chiếc bằng sứ mua từ Đức được đặt ở khắp nơi. Đó là phòng làm việc của Colleen Barrett, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành chính của Hãng hàng không Southwest – hãng hàng không LUV.

Người phụ nữ ngồi sau chiếc bàn làm việc luôn nở nụ cười thường trực trên môi. Với cặp kính tròn khung kim loại và mái tóc màu xám dài ngang eo thường được túm gọn đằng sau, Barrett, hay Colleen – tên mọi người ở công ty thường gọi – mang dáng vẻ của một người thân thiện, gần gũi, háo hức kéo bạn vào tìm hiểu nét văn hoá các thành viên trong công ty Southwest: làm việc chăm chỉ, vui nhộn, thích tham gia vào các chuyến du lịch tự khám phá. Bà là người gây dựng và là người đứng đầu công ty.

Hành trình tự đi khám phá của Colleen Barrett bắt đầu cách đây 35 năm, khởi đầu từ thị trấn Vermont xinh đẹp của vùng Bellow Falls cho đến khi trở thành nhà lãnh đạo của Hãng hàng không thành công nhất và lợi nhuận cao nhất nước Mỹ. Luôn ghi nhớ lời khuyên của người mẹ là sẽ không công bằng và chính xác khi đánh giá người khác nếu không được ở trong hoàn cảnh tương tự, Barrett luôn thấu hiểu, công nhận và tin tưởng rằng tất cả mọi người đều xứng đáng với những cơ hội đến với họ và nhận ra được tiềm năng để thành công. Bà đã xây dựng được nét văn hoá của công ty để tạo cơ hội cho các nhân viên. Bà có được đội ngũ nhân viên hết mực trung thành tận tụy với niềm tin rằng họ sẽ chỉ đạt được điều minh muốn khi giúp đỡ và chia sẻ với người khác.

Barrett luôn biết rằng, muốn thành công thì phải chuẩn bị tinh thần nắm bắt cơ hội ngay khi cơ hội đến. Bà đã sống với niềm tin rằng bất kì ai làm việc chăm chỉ để có được thành công thì một ngày nào đó cơ hội để tạo ra thành công sẽ tự xuất hiện. Trong kỳ nghỉ hè của năm học cuối cấp ở trường phổ thông, biết mình không đủ tiền để học đại học nên Colleen đã dành năm cuối đăng ký học một loạt các khoá học về kinh doanh – học gõ máy tính, học tốc ký, kế toán và một số khoá học liên quan nhằm chuẩn bị cho việc kiếm kế sinh nhai sau khi ra trường.

Ngay khi chuẩn bị xong, cô đã chớp ngay được cơ hội khi cánh cửa mở ra vào năm 1965. Nhanh chóng kết hôn sau khi tốt nghiệp cấp 3, Barrett chuyển đến sống vời người chồng của mình ở San Antonio, Texas nơi chồng cô bắt đầu tham gia các khoá huấn luyện cơ bản ở Lực lượng Quân chủng không quân Lackland, trong khi đó cô vẫn đang lang thang khắp nơi để tìm việc làm. Cô đã vô cùng chán nản và tuyệt vọng đến nỗi khi vào một văn phòng luật sư ở trung tâm kinh doanh của thành phố, cô quyết tâm phải xin bằng được công việc làm thư ký cho dù phải quỳ gối cầu xin. Văn phòng đó không cần thư ký, nhưng cô không ra về mà cứ kiên nhẫn chờ đợi. Cuối cùng cô cũng được nhận vào làm việc cho một trong những luật sư của hãng là Herb Kelleher.

Kelleher không có thư ký và cũng không nghĩ là mình cần. Nhưng khi Barrett nhìn thấy một đống giấy tờ hỗn độn vương vãi khắp nơi, cái thì ở dưới sàn, cái thì rơi khỏi giá sách, cái thì bị thò ra khỏi tủ thì cô biết ngay mình phải làm gì. Cô đọc tất cả các loại giấy tờ, sắp xếp lại thành từng phần có hệ thống và kẹp vào thành từng hồ sơ riêng. Mất mấy tuần cô mới làm xong công việc bề bộn của mình. Trong thời gian đó, Kelleher đang đi nghỉ dưỡng. Khi quay về, ông nhận thấy Colleen Barrett có đầy đủ những phẩm chất mà ông cần, rất phù hợp với phong cách làm việc bề bộn và bận rộn của ông: cô có kỹ năng sắp xếp hệ thống, có khả năng chú ý đến các tiểu tiết và rất ngăn nắp cẩn thận.

Cả hai người nhận ra họ có cùng quan điểm về công việc. Họ đều tin rằng thành công xuất phát từ sự hoàn thiện lý tưởng và tinh thần giúp đỡ người khác, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu của bạn trong cuộc sống là hãy giúp người khác đạt được mục tiêu của họ. Họ cũng hiểu rằng phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, tôn trọng và đối xử với mọi người công bằng sẽ giúp mang lại thành công cho tất cả. Vào năm 1966, khi Kelleher và những cộng sự của ông phác hoạ ý tưởng xây dựng sân bay Texas để phục vụ nhu cầu của 3 thành phố chính trong bang thì một cánh cửa cơ hội khác đã mở ra với Barrett.

Trong những năm sau đó, Kelleher phải liên tục xuất hiện trước toà để chống chọi với những kẻ muốn phá hoại kế hoạch xây dựng sân bay, trong khi đó Barrett ở trong phòng làm việc và sắp xếp đâu ra đấy các hồ sơ, giấy tờ, các tài liệu kế hoạch. Kelleher tin tưởng cô hoàn toàn. Do họ cùng chia sẻ quan điểm về triết lý sống – bao gồm cả quan điểm cho rằng công việc mang lại niềm vui lớn – Colleen đã trở thành một tài sản vô giá của một tổ chức bắt đầu gây tiếng tăm. Colleen trở thành thành viên chính thức của gia đình Southwest.

Từ “gia đình” ở Công ty Southwest có ý nghĩa thực sự nghiêm túc và luôn được coi là phương châm cho mọi hoạt động kinh doanh ở đây. Ngay từ thời gian đầu công ty mới thành lập, Barrett đã rất hăng hái đề cao ý niệm về gia đình Southwest. Tất cả mọi người ở Hãng hàng không đều tổ chức chúc mừng những thành công mà các thành viên trong hãng đạt được. Bà tin rằng trách nhiệm cao cả nhất của bà là thể hiện được sự tận tâm của công ty đối với các nhân viên của mình – giống như những thành viên trong một gia đình.

Colleen Barrett luôn chú trọng xây dựng công ty hàng không Southwest trên cơ sở các quyền ưu tiên. Theo thứ tự quan trọng thì trước hết là các nhân viên của công ty, sau là các khách hàng, và cuối cùng là các cổ đông. Những ưu tiên này thực sự tỏ ra hiệu quả. Hãng hàng không khởi đầu từ năm 1971, trừ 2 năm đầu công ty phải đôn đáo tìm đặt mua máy bay và thuê nhân công, còn lại trong 30 năm kế đó, Hãng Hàng không Southwest đã thu về lợi nhuận cao và có tỉ lệ thay đổi nhân viên thấp nhất trong ngành công nghiệp này. Các giải thưởng, các buổi tổng động viên, các buổi lễ trao thưởng đánh giá thành tích của nhân viên được tổ chức liên tục trong văn phòng của Barrett với không khí sôi động như một ngày lễ hội. Bà nói: “Tôi không thể đếm được hết số lượng các ngày lễ mà chúng tôi tổ chức hàng năm. Các gia đình tổ chức ăn uống để chúc mừng cho thành công của các thành viên trong gia đình họ. Còn chúng tôi cũng có những bữa tiệc để cổ vũ tinh thần làm việc của các thành viên trong gia đình Southwest bằng cách chúc mừng những thành công của mọi người và đặt ra các mục tiêu tiếp theo”.

Barrett tin rằng lắng nghe mong muốn, nguyện vọng của nhân viên và cho họ biết các phòng ban của công ty làm việc như thế nào, công ty kiếm lợi nhuận ra sao, làm thế nào để tuân thủ các nguyên tắc mà công ty đề ra, thực sự là những yếu tố cực kỳ quan trọng để các nhân viên có thể đóng góp vào sự lớn mạnh và thành công của công ty. Bà cũng cho rằng, động lực quan trọng nhất ở nơi làm việc chính là tạo điều kiện để các nhân viên có thể tự do bày tỏ các quan điểm của mình nhằm giải quyết các vấn đề của công ty. “Các nhân viên sẽ có thêm động lực nếu như bạn cho họ thấy rằng bạn tin tưởng họ”, bà thường hay nhấn mạnh như vậy.

Bà phản đối quan điểm cho rằng công ty muốn phát triển thì mọi quyết định phải do ban điều hành cấp cao nhất đề ra. Barrett luôn tin rằng các công nhân viên của mình có những cách thức sáng tạo để thực hiện tốt công việc của mình hơn bất kì sáng kiến của hội đồng quản trị nào. “Hợp tác thực sự là việc cần thiết”. Bà nói: “Những người ở đầu chiến tuyến là những người phải đối mặt với những thách thức hàng ngày. Họ là những người phù hợp nhất mà ta có thể hợp tác để giải quyết các khó khăn”.

Colleen Barrett đã trở thành nữ tướng được “thần dân” trong “vương quốc” hùng mạnh thực sự yêu mến bằng những việc làm của mình: phát triển các hội đồng nhân viên chuyên phụ trách giải quyết các vấn đề khó khăn (các nhân viên thường thất vọng vì thời gian được bổ nhiệm cho một hội đồng chỉ kéo dài trong 2 năm). Ngoài ra bà còn cho thành lập các đội chuyên tổ chức các chương trình lễ hội, từ cấp khen thưởng phòng ban cho đến những buổi tiệc tùng đình đám của cả công ty. Thêm nữa, mỗi nhân viên còn được hỗ trợ một bản kế hoạch thông minh để giúp họ đạt được các mục tiêu nghề nghiệp lẫn cá nhân.

“Tất cả đều bắt nguồn từ sự mong mỏi được giúp đỡ mọi người”, bà nhấn mạnh. “Tôn trọng mọi người, tin tưởng vào khả năng của họ, tạo điều kiện tối đa để họ có thể vượt qua chính mình là một yếu tố quan trọng. Hiếm khi, rất hiếm khi các nhân viên làm chúng ta thất vọng. Nếu các nhân viên hiểu rằng thành công của công ty gắn liền với thành công của chính bản thân họ, và mọi người đều liên hệ mật thiết với nhau trong một tập thể gắn kết thì chiến thắng thực sự thuộc về tất cả chúng ta.

Bà kết luận “Câu chuyện về Hãng Southwest là câu chuyện về những nhân viên của chúng tôi – thành công lớn nhất mà công ty chúng tôi đạt được đến ngày hôm nay là thái độ làm việc tận tâm của nhân viên khi phục vụ khách hàng, tình đồng nghiệp và hết lòng cống hiến cho sự phát triển của công ty”.

Trên tất cả, Colleen Barrett tin vào sức mạnh tình yêu hay “tình iu”[14] như cách đánh vần hài hước của các nhân viên ở Công ty Southwest. Hãng hàng không Southwest là mái nhà được vun đắp bởi tình yêu thương và tất cả những hình trái tim được trang trí trong phòng làm việc của vị chủ tịch này đã thể hiện triết lý sống đó của bà.

Trong cuốn Động lực (The Driving Force), cuốn sách có phần trích ngay dưới đây, Peter Schutz kể cho chúng ta nghe về bí mật của người lãnh đạo mà ông đã được học trong những năm đầu tiên ông chập chững vào đời, đó là: thành công của một công ty không phải được thể hiện qua các sản phẩm, các dịch vụ, các nhà máy hay các văn phòng mà là ở nguồn nhân lực. Nguồn lực xã hội không phải là một tập chi phiếu trong ngân hàng mà nó là kiến thức, sự thông thái và là thiện chí trong suy nghĩ của mỗi người. Peter Schutz là cựu giám đốc điều hành cấp cao của hãng Porsche và giờ đây đang quản lý một công ty của riêng mình, tập đoàn Harris và Schutz. Ông nói chuyện về quản lý và tiếp thị với các khán giả là những doanh nhân trên khắp thế giới.

THEO ĐUỔI SỰ ƯU TÚ

PETER W. SCHUTZ

Một doanh nghiệp lấy sự ưu tú làm nền tảng cho sự phát triển sẽ chỉ coi thành công là một trong số các mục tiêu cần đạt tới. Nhiều người dễ dàng kết luận rằng sự ưu tú và thành công là một, song thực tế không phải như vậy.

Thành công trong kinh doanh thường được đo bằng những thành công về mặt vật chất, tiền bạc, tài sản. Các tiêu chuẩn thay đổi thường xuyên và thường được dùng để cân đo với thành công của những người khác. Những người quá chú trọng thành công thường lúc nào cũng canh cánh gánh nặng buộc phải thành công trong mọi việc, do đó những kết quả mà họ thu được thường chỉ mang tính ngắn hạn. Tuýp người kiểu này coi giá cổ phiếu hàng ngày và hoạt động kinh doanh trong những quý gần nhất là những mục tiêu quan trọng được đặt lên hàng đầu.

Những giám đốc chú trọng thành công, đặc biệt là thành công có tính ngắn hạn, thường không có khả năng kích thích động lực thực sự – niềm say mê của mọi người – những điều giúp mang lại thành quả tuyệt diệu. Những người quản lý kém kiên nhẫn và cứng nhắc này chỉ tính đến tương lai ngắn hạn.

Như vậy, có thể nói thành công đến nhanh song sẽ chỉ thoáng qua và không lâu bền.

Những người quản lý chú trọng thành công luôn muốn được mọi người biết đến là người chiến thắng. Đôi khi, họ tìm mọi cách để được nổi tiếng. Họ phải chịu sức ép trước những thành công ngắn hạn. Trong mắt nhiều người, phải chịu áp lực như vậy là hết sức mệt mỏi và thậm chí có thể phải đánh đổi cả sức khỏe, để rồi sau đó họ không tìm thấy hạnh phúc hay sự thoả mãn mà mình vẫn chờ đợi.

Chỉ có sự ưu tú là tồn tại lâu dài và đáng tin cậy.

Sự ưu tú phụ thuộc rất nhiều vào người quản lý. Những nhà lãnh đạo theo đuổi sự toàn diện về năng lực thường có xu hướng kiên nhẫn bởi vì họ tập trung vào những mục tiêu có tính lâu dài bền vững. Họ lãnh đạo với niềm tin tưởng thầm lặng bởi họ biết rằng họ sẽ chiến thắng xét theo mục tiêu lâu dài. Niềm tin này có được một phần là do họ coi trọng quan điểm của chính họ về bản thân hơn là quan điểm của người khác về bản thân họ. Sự kiêu hãnh này đôi khi sẽ khiến người khác cảm thấy khó hiểu.

Những thành công có tính chất ngắn hạn không làm cho những nhà lãnh đạo kiểu này quan tâm. Những kết quả thấp kém trong báo cáo một ngày không khiến cho họ vui mừng hay thất vọng, tức bực hay quát tháo om sòm. Họ không để tâm đến một vài dấu hiệu chững lại hay thụt lùi của công ty mà thay vào đó tập trung vào việc tìm ra bài học. Họ biết rằng tập trung vào sự ưu tú sẽ thúc đẩy động lực của doanh nghiệp và mang lại những kết quả tích cực, lâu dài.

Những nhà quản lý tập trung vào thành công thường rất hiếu chiến và ưa cạnh tranh đến nỗi họ rất sợ thành công của người khác, thậm chí là của chính những thành viên trong công ty họ. Có lẽ họ thực sự ghen tị với sự ưu tú đích thực.

Ngược lại, một giám đốc quan tâm đến sự ưu tú sẽ cảm thấy vui mừng trước sự ưu tú của người khác, ông ta không những không sợ bị vượt trội mà còn nỗ lực bồi dưỡng nhân tài để họ trở nên ưu tú hơn nữa.

Nỗi ám ảnh tìm kiếm thành công thiêu đốt người lãnh đạo.

Còn sự ưu tú sẽ giúp hình thành nên một nhà quản lý đích thực.

Những thảm hoạ xảy ra trong kinh doanh thường là do doanh nghiệp đi lầm lối. Sự khác nhau giữa sự ưu tú và thành công không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy. Một doanh nghiệp chỉ chú trọng vào thành công mà không có sự ưu tú và đạo đức thì sẽ làm mồi cho các thảm hoạ.

Ở hãng Porsche, trên tất cả, chúng tôi theo đuổi sự ưu tú. Khi tôi nhắc nhở đội đua rằng chúng tôi sẽ không bao giờ tham gia một cuộc đua nếu không quyết tâm giành chiến thắng, điều đó có nghĩa là tôi đang kêu gọi họ phải tìm kiếm sự ưu tú. Còn nếu tôi nói “chúng ta sẽ không bao giờ thua cuộc”, thi điều đó có nghĩa là ta đang đi theo hướng theo đuổi thành công hơn là theo đuổi sự ưu tú. Chúng ta có thể thắng ở cuộc đua đầu tiên, nhưng đó chỉ là sự theo đuổi thành công một cách thiển cận. Sự ưu tú là mục tiêu mấu chốt mà các nhà lãnh đạo, những người thực sự mong muốn tạo ra và duy trì động lực.

Không bao giờ bỏ cuộc trong cuộc thi

Năm 1984, tại giải đua xe Le Mans, chiếc Porsche 956 số 1 của Jacky Ickx đang bổ nhào ở cuối đường Mulsane – chặng đua cuối cùng trước khi về đích. Al Holbert, lái chiếc xe Porsche số 3, vượt qua xe Ickx để dẫn đầu đoàn đua. Holbert và Hurley Haywood dẫn đầu đoàn đua từ điểm đó mà không gặp chướng ngại gì. Đến nửa đêm, khi Holbert mở tốc độ tối đa trên đường đua Mulsane thì cánh cửa bên phải của chiếc xe 956 đột nhiên bật tung. Cửa bị bật tung gây ra tiếng ồn khủng khiếp và còn hút hết khí mát từ bộ tản nhiệt. Động cơ quá nóng, cánh cửa cần phải được gắn lại.

Anh phi chiếc xe vào gầm bảo dưỡng trên đường đua. Cánh cửa xe bị hư hỏng tệ hại đã được các nhân viên nhanh chóng gài bulông lại và cài chặt. Holbert tức tốc quay trở lại đường đua và nhanh chóng đuổi kịp các xe khác. Tuy vậy, các cánh cửa trong ô tô không được gắn quá chặt vì chúng cần được mở ra trong trường hợp khẩn cấp. Vì thế các nhân viên chỉ gắn nhẹ cửa vào xe của Holbert.

Cửa xe được gắn lại với cái bản lề sơ cua. Vì thế rất nhanh sau đó, cánh cửa lại bị bật tung và bay ra ngoài với tốc độ khủng khiếp trên đường đua Mulsane. Nó bị bắn ra bìa rừng với tốc độ hơn 200 dặm/giờ. Theo như tôi được biết, chẳng ai tìm lại được cánh cửa đó cả.

Một cánh cửa mới lại được lắp vào. Lần này, người ta vặn chặt cánh cửa. Nó được lắp hơi mở, độ khoảng 3cm đủ để có thể tiếp xúc với bộ tản nhiệt phía bên phải của động cơ. (Mỗi bên động cơ có một bộ tản nhiệt riêng).

Holbert bỏ xa Ickx và dẫn đầu đoàn đua. Tuy nhiên, ngay sau đó anh bắt đầu bị mất khoảng cách an toàn với Ickx. Chiếc 956 của Holbert rõ ràng là đang mất công suất và chạy chậm lại. Hết vòng này sang vòng khác, dần dần Ickx sắp đuổi kịp Holbert. Khi chỉ còn 2 vòng nửa, Ickx đã nhìn thấy xe của Holbert phía trước và dần vượt lên. Holbert bị tụt lại đằng sau vì động cơ quá nóng và bị trục trặc.

Sau cùng, động cơ của Holbert yếu dần và tắt hẳn.

Holbert tháo khớp li hợp của ô tô ra để phát huy tối đa tốc độ càng nhanh càng tốt, cho về số thấp và gài lại khớp. Điều này sẽ làm cho động cơ được thoáng hơn và máy có thêm một chút công suất để chạy. Với khói đen sì xả ra từ ống xả đằng sau, cuối cùng, anh về đích trước Ickx.

Holbert đã trở thành nhà vô địch của cuộc đua chỉ trong gang tấc là do nỗ lực đáng kinh ngạc của anh trong những phút cuối cùng quyết tâm nỗ lực sửa chữa để chiếc xe chạy.

Hành động không bao giờ chịu khuất phục này của Holbert tiêu biểu cho phong cách của Porsche.

Luôn kiên định dù thành công hay khi hoạn nạn

Đua xe là một môn thể thao nguy hiểm. Chúng tôi đã có những kỷ niệm rất buồn.

Một trong những ngôi sao sáng giá nhất, trẻ tuổi nhất trong số những tay đua thập kỷ 1980 là Stefan Bellof. Anh ta là nhà vô địch trong các cuộc đua ô tô công thức I, giải đua ô tô chuyên nghiệp nhất. Bellof là tay đua ô tô rất cừ, như bất kì các tay đua nào của chúng tôi.

Bellof thường lái xe cho đội của công ty Porsche. Ở Spa, Bỉ, anh ta lái một chiếc xe Porsche của riêng mình. Ickx lái một chiếc thế hệ 956 của đội Porsche. Ickx, nhà cựu vô địch, và Bellof, con hổ dũng mãnh mới nổi của làng đua xe, họ thực sự là hai đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Đường đua ở Spa là một trong những đường đua rất được ưa chuộng. Đường đua nằm dọc trên những vùng đồi thoai thoải của miền bắc nước Bỉ. Ickx vốn là người Bỉ nên đường đua là của anh. Chính điều này làm cho cuộc cạnh tranh giữa 2 đối thủ càng trở nên gay cấn hơn bao giờ hết.

Cuối đường đua thẳng tắp, qua một vài trạm tiếp tế cho xe đua là một đường cua tương đối nguy hiểm với những vách núi dốc đứng. Đường cua đó rất nổi tiếng và được gọi là đoạn Aux Rouge (Khúc cua Đỏ). Ở khúc cua này, hai xe không thể đi cạnh nhau. Ickx và Bellof phóng xe hết tốc lực bám đuổi sát nhau qua các trạm tiếp tế và chuẩn bị đến khúc cua Aux Rouge. Một trong hai người sẽ phải nhường đường. Bellof cố gắng ép xe để trấn áp Ickx, song Ickx cũng không vừa. Cuối cùng cả hai xe cùng ép sát nhau lao vào khúc cua Aux Rouge.

Cả hai đều bị mất lái. Xe của Ickx lao bổ xuống sườn đồi qua đường cua còn Bellof đâm vào thanh chắn bê tông với một tốc độ khủng khiếp. Chiếc xe Porsche 956 của anh chỉ còn sót lại một vài mảnh vụn. Bellof Stefan của chúng tôi đã chết trong vụ tai nạn khủng khiếp đó.

Theo tôi được biết, sau vụ tai nạn đó Ickx cũng không bao giờ có thể tham gia vào bất kì cuộc đua nào nữa. Ngày hôm đó, ở Bỉ chúng tôi đã mất cả Bellof và Ickx.

Hai vụ tai nạn chết người của hai tay đua đã gây ảnh hưởng lớn đến các chương trình đua xe của Porsche. Rolf Stommelin cũng chết trong một vụ đụng xe kinh hoàng ở Minnesota năm 1983. Xe Porsche 953 mà anh lái đã đâm vào một chiếc xe khác và làm mất tấm điều chỉnh độ ngẩng của xe. Bị mất lái với tốc độ 200 dặm một giờ. Stommelin lao vào thanh chắn bê tông với lực đâm kinh hoàng.

Bộ quần áo bảo hiểm mà anh mặc không bị ảnh hưởng gì. Anh cũng không hề bị xây xát gì, tất cả các dây thắt lưng đều vẫn ở nguyên vị trí như ban đầu và không hề suy chuyển. Tất cả các thiết bị bảo vệ an toàn đều hoạt động bình thường, nhưng Stommelin thì lại chết!

Hoá ra việc phải giảm tốc độ quá đột ngột để tránh cú va chạm khủng khiếp kia đã khiến trái tim anh như bay ra khỏi lồng ngực. Anh bị vỡ động mạch chủ và chết ngay tại chỗ.

Helmut Bott, giám đốc công nghệ của Porsche kêu lên: “Thế là quá rồi!”, ông bắt đầu tiến hành nghiên cứu các công nghệ nhằm giúp các xe đua có thể nhanh chóng giảm tốc độ tối đa để hạn chế độ va khủng khiếp của nó vào thanh rào chắn kiên cố.

Khoảng 7 chiếc xe của Porsche được thử nghiệm lái xe vào một thanh chắn bê tông với những vật liệu nguyên liệu hấp thụ năng lượng được đặt trước tấm bê tông:

– Các chồng gồm 5 lốp cao su xếp với nhau thành một chồng.

– Các chồng gồm 5 lốp cao su nhét đầy túi cát.

– Các chồng gồm 5 lốp cao su được nhét đầy xốp đệm nhựa.

Lượng năng lượng mà các nguyên liệu hấp thụ được đóng vai trò hết sức quan trọng. Các lốp xe chứa đầy xốp đã phát huy tác dụng tốt đến nỗi Porsche khẳng định: “Chúng ta sẽ không để tái diễn tình trạng các tay đua phải chịu rủi ro trong các cuộc đua khi những thanh chắn kiên cố không có các thiết bị hấp thụ năng lượng”.

Vụ tai nạn NASCAR gây ra cái chết của Dale Earnhardt cũng là do thanh chắn bê tông không được bảo vệ.

Kiềm chế tốc độ của người lái, tăng thêm các vùng đệm hấp thụ năng lượng trong các bộ phận của xe ô tô cũng như lắp đặt thêm một số bộ phận khác để giúp người lái xe không bị văng ra ngoài trong trường hợp bị va đập là hết sức cần thiết, nhưng trong trường họp xe giảm tốc độ quá gấp, vượt quá một con số cụ thể thì bản thân cơ thể con người sẽ không thể chịu nổi. Khi đó không một thiết bị bảo vệ nào có thể giúp ích được cho họ.

Các buổi thử nghiệm chuyên sâu (và cũng phức tạp hơn) tiến hành ở trường đại học Nebraska đã xác nhận bài học của Porsche cách đây gần 20 năm. Những phép đo đạc điện tử hiện đại đã cung cấp những dữ liệu đáng tin cậy về khả năng hoạt động của các vật liệu có khả năng hấp thụ năng lượng và giúp ô tô giảm tốc độ an toàn.

Năm 2002, trong cuộc đua ô tô Indianapolis 500, các vật liệu hấp thụ năng lượng đã được lắp đặt ở các vị trí then chốt của hàng rào chắn trên đường đua. Rất nhiều đường đua đã lắp đặt thêm các cửa sập bằng cát và các phương tiện khác để làm tăng khả năng sống sót cho các tay đua trong trường hợp gặp tai nạn.

Tôi tin tưởng rằng tuy các tay đua luôn phải đối mặt với tốc độ cao song các cuộc đua ôtô ngày nay an toàn hơn trước một phần nhờ các biện pháp an toàn mà Porsche đã khởi đầu vào giữa những năm 1980. Sự mất mát 2 tay đua kiệt xuất thực sự là thất bại lớn nhất của chúng tôi, ít nhất là đối với tôi. Tuy vậy, chúng tôi cũng đã thu được rất nhiều thành quả. Thành công cao nhất mà Porsche đạt được cho đến nay trong các cuộc đua xe ô tô thể thao những năm 1980 là giải Le Mans năm 1983. Năm ấy, tấm áp phích quảng cáo của chúng tôi đã nói lên tất cả:

CUỘC ĐUA Ô TÔ LE MANS 1983: SỰ HOÀN HẢO KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Về nhất:   Porsche

Về nhì:     Porsche

Về ba:      Porsche

Về thứ 4:  Porsche

Về thứ 5:  Porsche

Về thứ 6:  Porsche

Về thứ 7:  Porsche

Về thứ 8:  Porsche

Về thứ 9:  BMW – Sauber

Về thứ 10: Porsche

Theo Động lực: Những thắng lợi phi thường của những người bình thường (The driving force: Extraordinary results with ordinary people), của Peter W. Schutz.

Một điều rất nên làm là học cách lắng nghe những người thành công – những người mà thành quả lao động và cống hiến của họ đã được ghi nhận và khen thưởng. Tên của họ cũng giống như tên của chúng ta, chỉ trừ có một điều đó là rất nhiều người biết tới thành tích của họ. Chỉ có một số ít người sử dụng những thành quả của họ để đối mặt với những thử thách họ gặp phải khi giúp đỡ những người khác thành công. Bill Byrd tư vấn việc thiết lập hệ thống mạng lưới cho các chủ doanh nghiệp và đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm những tấm gương nổi bật về khả năng làm chủ mạng lưới công việc.

TỪ SỰ THÀNH CÔNG ĐẾN TẦM QUAN TRỌNG

BILL BYRD

Nido Qubein đến Mỹ năm 17 tuổi. Lúc đó trong túi cậu có vỏn vẹn 50 đô la, không quen biết ai, không biết cả tiếng Anh.

Còn ngày nay, cậu bé đó là một triệu triệu phú, là giám đốc điều hành của một hãng tư vấn quốc tế, là chủ tịch của Công ty Great Harvest Bread (có 175 cửa hàng ở 34 bang), là giám đốc của 15 tổ chức trong đó có một viện tài chính Fortune 500 với tài sản 75 tỷ đô la, và là chủ nhân của vô số giải thưởng danh giá, bao gồm Huy chương Danh dự Ellis Island.

Là tác giả của rất nhiều cuốn sách, Qubein, người được nhận giải thưởng quốc tế Toastmaster International Golden Gavel (Giải Búa Vàng dành cho những người hùng biện xuất sắc) và được mời tham gia làm thành viên của Hội trường các Diễn giả Nổi tiếng để thực hiện các bài nói chuyện và các buổi tư vấn. Lý lịch của ông và những thành công mà ông gặt hái được khó có thể nói đầy đủ trong một chương. Nhưng dù sao đi nữa, bạn cũng hiểu được những điểm chính.

Chúng tôi hỏi về thành công của ông. Ông trả lời: “Tôi tin rằng bạn là người thành công khi bạn có một cái gì đáng để làm, có ai đó để yêu thương và có một ý nghĩa quan trọng nhất định nào đó trong mắt người khác”.

Ông không tin nhiều vào thành công như ông tin vào sự tồn tại có ý nghĩa, ông cho rằng khi một người nào đó trở nên có ý nghĩa trong cuộc sống của người khác thì có nghĩa là thành công đã ở ngay sau lưng họ. Ông tin rằng mặc dù có rất nhiều người thành công trên thế giới này – và rằng thành công tất nhiên là một điều đáng ngưỡng mộ – song quan trọng hơn cả là trở thành một người có ý nghĩa đối với cuộc đời của một ai đó.

Qubein đưa ra một vài nguyên tắc đơn giản để đạt được thành công nhờ sự tồn tại có ý nghĩa của mình.

Nguyên tắc 1: Gây ảnh hưởng đến người khác

Sự thật thì khô khan, cảm xúc mới có khả năng chi phối”, ông giải thích. “Trong thế giới ngày nay, bạn không thể chỉ đơn giản là người tạo ra thông tin mà còn phải là người trao đổi và xử lý các thông tin đó. Để thực sự thiết lập được mối liên hệ với mọi người, bạn phải tạo ra một môi trường trong đó mọi người có thể tiếp xúc với bạn ở một mức độ sâu sắc hơn”.

Nguyên tắc 2: Đánh giá đúng giá trị của bạn

“Trong thương trường của cuộc đời,” Qubein nói, “người bán có thể đặt giá, nhưng người mua luôn luôn là người xác định giá trị”. Những người thành công thể hiện giá trị của mình thông qua địa vị của họ. Bạn có thể xác định vị thế của mình bằng nhiều cách, nhưng phương pháp quan trọng nhất là xây dựng niềm tin. Khi khách hàng tin tưởng bạn, họ sẽ nói cho những người khác là bạn có vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc sống của họ.

Nguyên tác 3: Hiểu các quy luật kinh tế

“Nếu chúng ta không chịu tìm hiểu các qui luật hoạt động kinh tế thì còn lâu ta mới có thể kiểm soát được nó. Ông nhận thấy cứ sáu hộ gia đình Mỹ thì có một hộ bị vỡ nợ và 80% có giá trị tài sản dưới 75 nghìn đô la. Những người nhập cư có cơ hội trở thành triệu phú cao hơn gấp 4 lần so với những người Mỹ bản địa. Vì sao? Bởi vì không giống những người bản địa, những người nhập cư khẳng định đó là nơi tạo ra cơ hội. Họ hoàn toàn tin tưởng. Niềm tin dẫn đến hành động, và hành động dẫn đến kết quả.

Nguyên tắc 4: Đạt được một cuộc sống cân bằng

Mọi người có thể quá mải miết với “thành công” mà quên mất các khía cạnh khác để cuộc sống được cân bằng, hài hoà. Qubein phản đối việc mọi người lao đầu vào thành công. Có một cuộc sống cân bằng trong công việc, quan hệ gia đình và bạn bè sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình nhanh chóng hơn. Ông nói có rất nhiều người thành đạt trên thế giới này, nhưng phần lớn trong số họ lại là những người mà theo ông được biết là kém hạnh phúc nhất. Tạo ra một cuộc sống cân bằng giữa công việc và cuộc sống có nghĩa là biết xác định thời điểm nào nên tập trung cho lĩnh vực nào.

Cuộc sống cân bằng còn có nghĩa là “cho”. “Các bạn đừng nghĩ “cho là trả lại”, ông nói thêm. “Chỉ đơn giản là chúng ta cho. Cho mà khỏng đòi hỏi điều kiện gì”. Ông dẫn câu nói của William Barclay, nhà thần học người Scotland để chứng minh cho quan điểm của mình “Luôn luôn cho mà không nhớ, luôn luôn nhận mà không quên”.

Qubein là giám đốc Mạng lưới Kinh doanh Quốc tế (BNI) và thấy phương châm “cho là nhận” thực sự đúc kết được quan điểm sống của ông. Ông cảm thấy việc giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong nhiều năm đã giúp ông đạt được thành công cho chính mình, ông lần lượt giúp đỡ hết người này đến người khác, đặc biệt là các bạn trẻ, giúp họ trải qua những chặng đường đầy ý nghĩa để đạt thành công vững chắc. Quỹ Qubein của ông trao học bổng hàng năm cho 45 thanh niên xứng đáng và cho đến nay, quỹ đã trao tổng cộng hơn 500 học bổng với tổng giá trị lên tới hơn 2 triệu đô la.

Qubein hiểu rằng để theo đuổi một cuộc sống thành đạt, một cuộc sống có ý nghĩa thì cần phải có những thay đổi. Và đối với nhiều người, không dễ để có sự thay đổi. Ông nói người duy nhất trên thế giới muốn được thay đổi nhanh chóng là những em bé sơ sinh đang mặc phải tã ướt. Còn phần lớn những người còn lại trong chúng ta đều cố chịu đựng nỗi đau cho đến khi cảm nhận rằng thà đau đớn một lần để thay đổi còn hơn phải chịu đựng những nỗi đau dai dẳng kéo dài.

Qubein kêu gọi những người thanh niên ham muốn thành công phải đầu tư vào chính họ và làm việc chăm chỉ để trở nên có giá trị trong mắt người khác. Qubein cũng nhắc nhở rằng, mọi người thường không nghĩ gì khác ngoài việc chi tiêu ăn uống chơi bời trong một đêm với bạn bè của họ, nhưng chính những người đó lại coi thường việc chi tiêu đầu tư cho sự phát triển và hoàn thiện cá nhân mình.

Có thể loại bỏ ngay những sai lầm này bằng cách quyết tâm theo đuổi năng lực toàn diện. Theo Aristotle: “Năng lực toàn diện không phải là một hành động, nó là một thói quen”.

Từ lúc còn là một cậu bé bỡ ngỡ đặt chân đến nước Mỹ, khởi nghiệp với một công việc hèn mọn, Nido Qubein đã học, sống, và đúc rút ra những quy tắc cho thành công của ông. ông đã chứng minh được rằng trong suốt cuộc đời theo đuổi năng lực toàn diện và sự tồn tại có ý nghĩa của mình trong xã hội, rất nhiều điều tuyệt diệu đã xảy ra.

Tiếng tăm hay uy tín của bạn có thể giúp bạn rất nhiều. trong việc liên kết thành công của bạn với những người khác. Bản thân danh tiếng là một tài sản có thể chuyển giao. Bất cứ ai ngưỡng mộ những người thành sẽ nhận được từ những người đó động lực để phấn đấu. Do đó, những hiệu ứng của thành công còn nhân lên gấp đôi. Karla Kay Lenkiewicz đã khởi đầu sự nghiệp thành đạt của cô khi còn là một sinh viên và bây giờ cô đang đi dạy những người khác.

MARY KAY: NÂNG CAO NĂNG LỰC NGƯỜI KHÁC

KARLA KAY LENKIEWICZ

Có lẽ đó là lần thứ 100 trong tuần, tôi buộc vội dây giày và lao ra cửa chạy đến thùng thư. Cảm giác của tôi lúc đó y như cảm giác của một đứa trẻ chờ đợi sốt ruột ông già Noel mang quà đến vì nó là một đứa bé ngoan trong suốt cả một năm. Tôi lần mở thùng thư với nỗi lo sợ phấp phỏng rằng một lần nữa, sẽ chẳng có gi ở bên trong thùng cả. Tôi lẩm bẩm hy vọng: có đi nào, có đi nào, làm ơn có đi nào! Tôi sửng sốt và sau đó là cảm giác lâng lâng khi thấy ở trong thùng có một gói hàng nhỏ màu trắng. Trong khi mày mò tìm cách để mở gói hàng, tôi cố gắng kìm nén sự tò mò của mình. Sao họ lại bọc kỹ gói hàng thế nhỉ? Tôi quyết định xé toạc tờ giấy bọc trong cùng và hít một hơi thật sâu. Đó chính là điều mà tôi mong đợi từ lâu. Tôi mở tấm thiệp và đọc:

Xin chúc mừng những thành công của bạn Với tư cách là nhà tư những Ngôi sao! Bạn đã đạt được ước mơ của mình do đó chúng tôi xin tặng bạn chiếc cài áo nhân kỷ niệm lần thứ 40 – một biểu tượng đẹp của hình ảnh phụ nữ giúp đỡ những phụ nữ khác. Hãy cài nó ở nơi gần trái tim nhất để luôn nhắc nhở rằng bạn đã tiếp nối tinh thần Mary Kay bằng việc cổ vũ cho cái đẹp và làm giàu cho những cuộc đời!

* * *

Chắc chẳng bao giờ tôi biết được mình đã ngồi như vậy trong bao lâu với tấm thiệp nhỏ bé trên tay mà thậm chí không nhìn vào món quà. Tâm trí tôi quay về với một trong những kỷ niệm mà tôi không thể nào quên.

Đó là năm 1981, lúc đó tôi đặt mục tiêu là phải trở thành giám đốc bán hàng cho hãng mỹ phẩm Mary Kay. Ngày đó, trước khi một người bắt đầu quá trình rèn luyện chuyên môn cho vị trí cần tuyển, người này cần phải tham gia một khóa huấn luyện dài 2 tuần tại Dallas. Đó là điều tôi đã mong đợi từ lâu vì tôi biết rằng Maiy Kay sẽ trực tiếp dạy khoá học này và tôi có cơ hội một lần trong đời được học chủ nhân của hãng mỹ phẩm thành công này. Tôi cảm thấy vô cùng phấn khích. Tuy vậy, tôi vẫn che giấu được tâm trạng bồn chồn hồi hộp của mình cho đến khi bạn tôi và cô giáo Norma McKinney thông báo tôi không những được Mary Kay trực tiếp đào tạo mà còn được bà mời đến nhà và có cơ hội để được nói chuyện trực tiếp. Tôi hỏi: “Ý cô là một buổi nói chuyện giữa hai người với nhau à?”

“Đúng rồi”, cô trả lời. “Và em sẽ ăn bánh do bà ấy nướng và được chụp ảnh với bà ấy nữa”.

Lạy Chúa! Thế giới sẽ thế nào nếu tôi được nói chuyện với người phụ nữ huyền thoại đó, biểu tượng của phái nữ thời ấy? Tôi mất ăn, mất ngủ và không thể nghĩ đến bắt cứ chuyện gi khác. Cuối cùng, tôi đã đưa ra được một quyết định sáng suốt nhất cuộc đời mình. Tôi quyết định là mình sẽ giả vờ là một nhà báo ghi chép trong khi chúng tôi nói chuyện với nhau và sẽ chuẩn bị trước để phỏng vấn bà. Tôi biết là tôi sẽ rất run nên chắc là tôi sẽ lại để vụt mất cơ hội thôi. Thay vì nghĩ câu hỏi để hỏi và ghi nhớ, tôi ghi hết ra giấy cho chắc. Nỗi lo lắng hồi hộp vẫn không giảm song nhờ có sự chuẩn bị tốt nên sự căng thẳng đã “nằm ngoan một chỗ”, như Mary Kay vẫn thường nói.

Như đã định, tôi ngồi ở hàng ghế đầu tiên trong suốt giờ học Mary Kay dạy. Tôi không ngồi ở hàng ghế trước, tôi ngồi ở rìa ghế. Nhìn lại phần tài liệu tôi viết sẵn ở nhà để chuẩn bị đặt câu hỏi cho bà, tôi nhớ là có ai đó đã từng nói với tôi rằng những thành công của chúng ta (hay sự thất bại) luôn tỉ lệ thuận với những kỹ năng mà chúng ta có. Biết rằng Mary Kay là người có sức thu hút mạnh với người khác, tôi muốn biết liệu bà có mẹo gì để giúp tôi có thể rèn giũa các kỹ năng của con người không.

“Chắc chắn rồi”, bà trả lời, nắm chặt tay tôi và nhìn xoáy sâu vào mắt tôi (bà đã từng nói với chúng tôi rằng đó là một cách thôi miên nhẹ). Chỉ cần tỏ ra là với bất kỳ ai bạn gặp gỡ, bạn đều khiến họ “Cảm Thấy Mình Quan Trọng”.

Thường thì mọi người ai cũng cần một người nào đó lắng nghe họ nỏi. Thể hiện cho người khác thấy bạn thực sự chú tâm đến điều họ nói mà không nghĩ lan man đi đâu đó hoặc không nhìn qua vai của anh ta /cô ta và để ý một chuyện khác thực sự là cả một nghệ thuật. Thực ra đó không phải là bí mật, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng có rất ít người hiểu về tầm quan trọng của sự lắng nghe.

Tôi lại hỏi liệu bà có nghĩ rằng đó là một điều hợp lý khi bà được người khác quá trọng vọng như vậy, không chỉ trong công ty của bà mà còn trong giới kinh doanh trên khắp thế giới. Bà cười, sau đó trả lời với giọng nói hết sức từ tốn: “Ừm, tôi nghĩ chắc là bởi vì tôi chưa bao giờ nhờ ai đó làm một việc mà bản thân tôi chưa tự mình làm hay không sẵn lòng làm. Tôi nghe nói là chỉ có 3 cách để lãnh đạo được người khác: hãy là tấm gương, tấm gương, và tấm gương. Thật là một triết lý sống tuyệt vời”.

Tôi gật đầu đồng ý. Không phải vì tôi cũng sống theo triết lý đó mà bởi vì lúc đó bà cứ gật đầu liên tục và tôi không thể không gật đầu theo. Tôi bị mê hoặc bởi sự chân thành và duyên dáng của bà.

Bà tiếp tục, một cách đầy sâu sắc: “Người ta sẽ noi gương, Karla ạ, khi người ta được chỉ bảo. Tôi có thể hy vọng là bạn sẽ lãnh đạo được những người nhân viên của bạn như thế chứ?”

“Vâng, thưa bà Mary Kay, tất nhiên là tôi có thể!”, tôi đã hứa mà không mất giây nào đắn đo suy nghĩ. Sau đó, tôi lại nói thêm, nói rất khẽ, một lần nữa lại không suy nghĩ gì, “Nhưng…”. Thật ngạc nhiên là tôi nói nhỏ thế mà bà vẫn nghe thấy.

“ Nhưng sao?”, bà hỏi. Tôi xin thề với các bạn là lúc đó cặp lông mày của bà phải nhướn lên đến thêm mấy centimet. Tôi bắt đầu hiểu vì sao mọi người thường nói bà là tổng hòa của sự dịu dàng và sắt đá.

Sự thật là lúc đó tôi rất sợ. Trước khi tôi có thể kiểm soát được chính mình, tôi đã nói với bà là tôi cảm thấy hoảng sợ như thế nào và tôi hỏi liệu bà có lời khuyên nào cho một kẻ như tôi không. Nỗi hoảng sợ đó đến từ đâu trong cái thế giới này? Đột nhiên các câu hỏi mà tôi chuẩn bị sẵn cứ biến đi đâu hết. Những từ buột ra khỏi mồm tôi như thể chúng có cuộc sống của riêng chúng, trán tôi đổ mồ hôi và trái tim tôi đập nhanh gấp hai lần.

Tôi cảm thấy bàn tay bà áp chặt vào tay tôi khi bà giải thích rằng “nỗi sợ có thể trú ngụ ở những nơi mà ta chưa rõ mình muốn gì”. Bà khuyên tôi nên tạm gác những suy nghĩ của mình qua một bên và nỗ lực giúp đỡ những người khác. “Hãy đặt ra mục tiêu cho bạn, và khi bạn giúp người khác thực hiện được mục tiêu của họ, bạn sẽ thấy là bạn cùng đạt được mục tiêu của mình. Tôi biết bạn có thể làm được”.

Lúc đó tôi đã nghĩ là bà dạy tôi cách làm việc trong ngành mỹ phẩm. Song thực ra bà đã dạy nhiều hơn thế. Đó là lời khuyên mà cả cuộc đời tôi phải mang theo, và đã giúp tôi hiểu ra được nhiều vấn đề. Bà cho tôi thấy sự khác biệt giữa con người và đồ vật. Bà hướng dẫn tôi cách để trở thành một người vợ tốt, người mẹ tốt, người bạn, người công dân tốt. Bà chỉ cho tôi thấy những giá trị đã, đang và sẽ tiếp tục nhào nặn và định hình cá nhân tôi. Mặc dù bà chưa bao giờ công nhận, song thực sự bà là người đã góp phần tạo nên tôi ngày hôm nay. Nhờ có bà mà tôi giờ đây luôn khẳng định “tôi có thể làm được” và cũng nhờ bà mà tôi không bao giờ chịu lùi bước. Ảnh hưởng của bà đã giúp tôi thực sự phát triển thành một người khác hẳn, hoàn thiện hơn nhiều.

Tóm lại, bà đã thử thách tôi, khiến tôi sống thoát ra khỏi “cái tôi” như bà đã từng làm. Dù câu hỏi của tôi có là gì chăng nữa, bà cũng biết đưa “những người khác” vào thành trọng tâm của câu trả lời. Mỹ phẩm luôn là phương tiện để bà có thể tiếp cận tới mọi vấn đề khác của cuộc sống và thay đổi cuộc sống. Mặc dù bà đã ra đi vào Ngày lễ Tạ ơn năm 2002 nhưng huyền thoại mà bà để lại là bất diệt và sẽ còn sống mãi đến ngày hôm nay. Đó mới là phong cách của một bậc thầy. Và đó chính là vẻ đẹp của Mary Kay.

* * *

Tôi đặt mẩu giấy xuống và lấy chiếc ghim cài áo ra khỏi hộp. Đó là một bông hồng màu bạc rất dễ thương với một trái tim bằng vàng ở giữa. Giống như Maiy Kay, bông hồng nở rộ. Tôi gắn nó ở gần trái tim để luôn tưởng nhớ đến bà.

Con người thích thay đổi để mọi thứ tốt đẹp hơn. Họ được trời phú cho cả tính tò mò lẫn lý trí và sử dụng những công cụ nhận thức về thế giới và tìm ra cách để thay đổi nó. Bất kì điều gì khiến bạn hứng thú đều có thể giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực đó, và mức độ quan tâm – niềm say mê sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt. Tony Aiessandra đã trở thành một nhà tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực bán hàng, tiếp thị và tạo lập các mối quan hệ.

BẠN THỰC SỰ QUAN TÂM TỚI ĐIỀU GÌ?

TONY ALESSANDRA, PH.D

Bạn say mê cái gì? Bạn thực sự quan tâm sâu sắc đến điều gì? Dù cho đối tượng mà bạn say mê là gì đi chăng nữa – dù cho nó giúp thế giới thoát khỏi đói nghèo hay giúp đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho những con vật bị lạc đường – thì bạn sẽ không bao giờ gây ảnh hưởng được đến những người khác khiến họ thay đổi quan điểm hay hành động nếu như bạn không có sự quyết tâm mạnh mẽ đối với niềm say mê đó.

Bạn có cách nhìn thế nào đối với niềm say mê đó? Ừm, chắc là mỗi người sẽ một cách khác nhau. Nhưng đối với những người bắt đầu từ con số 0 thì đều phải có một mẫu số chung đó để xác định sự cách biệt.

Có một khoảng cách giữa hai khái niệm “đó là cái gì” và “đó có thể là cái gì”. Mức độ chênh lệch giữa hai điều này tuỳ thuộc vào tầm nhìn của mỗi người. Khả năng nhìn thấy những thiếu sót trong các tình huống xảy ra vã hành động để đối phó kịp thòi với tình huống là một trong những kỹ năng giúp phân biệt được một nhà lãnh đạo tài ba hay chỉ là một giám đốc hay một người quản lý. Có thể nói, người giám đốc sẽ làm cho xe buýt chạy đúng giờ. Nhưng một nhà lãnh đạo tầm cỡ sẽ nhìn ra được nhu cầu mở mang thêm các tuyến đường mới cho xe buýt – hoặc thậm chí là cả một hệ thống giao thông mới.

Hãy xem xét trường hợp của Bill W. và tiến sỹ Bob. Họ khởi nghiệp từ những năm 1950 tại một thị trấn nhỏ rèn sắt thép ở vùng MidWest với cuộc sống cực nhọc. Họ nảy ra một ý tưởng, thành lập hội Alcoholics Anonymous. Một chương trình với 12 bước hết sức đơn giản, với chủ trương “tình yêu và dịch vụ” – đó là một tầm nhìn đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.

Hay trường hợp của Carl stotz, một người không có một xu dính túi ở Williamsport, Pennsylvania, một tay hâm mộ bóng chày. Trong suốt thời kỳ Khủng hoảng Kinh tế, anh ta chơi bóng chày với hai đứa cháu. Giống như nhà sử học Garry Wills thuật lại trong cuốn sách Certain Trumpets của ông, Stotz thắc mắc không hiểu tại sao bọn trẻ con lại phải sử dụng những cái găng tay to đùng như vậy, và lại dùng những cây gậy để đánh vào gôn quá to so với chúng, và lại còn có một đứa đứng bình luận trực tiếp như thể được phát sóng trên truyền hình vậy.

Thế là anh bắt đầu hành động với cách nhìn nhận của mình. Anh rút thăm và quyết định kích thước cho sân chơi vừa với trẻ con. Anh hỏi ý kiến lũ trẻ chơi bóng chày, những người đàn ông làm huấn luyện viên và cả trọng tài nữa. Anh đã tới 56 công ty trước khi anh tìm được một người sẵn sàng chi ra 30 đô la để thành lập một đội bóng chày nhí vào năm 1938.

Sau đó, anh đã thuyết phục rất nhiều người viết bài cho các báo thể thao địa phương để đưa tin các trận đấu đầu tiên. Anh cũng nhờ rất nhiều bạn bè, họ hàng và những người tình nguyện vốn là bạn bè của anh dựng chỗ ngồi cho cổ động viên và thêu tên các đội lên những bộ quần áo đồng phục cho các cầu thủ, và thực hiện hàng tá các nhiệm vụ khác. Anh đề ra những luật lệ sao cho có thể thu hút được tất cả các cậu bé tham gia, nghĩa là thà có 4 cầu thủ ngồi ở hàng ghế dự bị còn hơn là vẫn sót một thằng bé ngồi ở hàng ghế dành cho cổ động viên.

Ý tưởng đơn giản của Carl stotz giờ đây đã trở thành – chắc bạn đã đoán ra – giải Liên đoàn Bóng chày Thiếu nhi, một chương trình thi đấu thể thao có sức hút với mọi người hơn bất cứ thứ gì. Bóng chày từ một môn thể thao được trẻ con yêu thích từ thế kỷ 19 nay đã trở thành môn thể thao phổ biến với hầu hết mọi người dân Mỹ.

Vốn là một người mộc mạc, Stotz bắt đầu bị lãng quên khi giải Liên đoàn Bóng chày Thiếu nhi trở thành một món kinh doanh làm ăn lớn, và khi thể thao bắt đầu trở thành môn giải trí áp lực cao. Nhưng cả đến lúc ra đi vào năm 1992, ông vẫn có thể tự hào rằng chính tầm nhìn của mình – cùng với công sức và tinh thần làm việc chăm chi – đã giúp tạo ra một trò giải trí hấp dẫn và tạo điều kiện cho hàng triệu bạn trẻ thể hiện cái tôi của mình.

Các bước để có được tầm nhìn

Tôi nghĩ có 3 bước để đạt được tầm nhìn – yếu tố giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Điều đầu tiên là thời khắc quyết định. Đó là khi, nói như thành ngữ là chờ đến khi “đèn bật sáng”. Một điều gì đó loé lên trong đầu bạn. Bạn nhận ra rằng bạn đang có một ý tưởng rất tuyệt vời.

Điều này có thể xảy ra khi bạn đang vật lộn với công việc bận rộn ở cơ quan, nhưng thông thường là khi bạn một mình. “Nếu chúng ta muốn tồn tại, chúng ta buộc phải có ý tưởng, có tầm nhìn và lòng can đảm”, nhà sử học Arthur M. Schlesinger Jr. đã viết như vậy trong cuốn The Decline of Heroes (Sự sụp đổ của những anh hùng). “Những ý tưởng hiếm khi xuất hiện trong các buổi họp hội đồng. Tất cả các vấn đề về tư duy và đạo đức chỉ thực sự làm việc khi chúng ta đối mặt với chính mình, và ngồi một mình trong căn phòng của chính chúng ta”.

Ví dụ như, cách đây khoảng 15 năm, điều đó đã xảy ra với Robert L. Johnson, một doanh nhân người da đen, làm việc với Hiệp hội Truyền hình Cáp Quốc gia, hướng tới đối tượng khách hàng người da đen. Sau này ông nói, “Tôi đã trông đợi như vậy”, ‘Tại sao khách hàng không phải là tôi?”

Một hiệp hội đã mô tả Johnson như sau: “Anh thuộc kiểu người có khả năng thiết lập được tầm nhìn hay ý tưởng cho mục đích mà anh muốn đạt được, và khi đã có nó, anh sẽ rất hào hứng thuyết phục những doanh nhân khác ủng hộ anh”. Tập đoàn Giải trí cho Người da đen của Johnson (BET Holding Inc.) đang hướng tới những người tiêu đùng Mỹ gốc Phi giống như những gì Hãng Walt Disney đã làm, và cho đến nay BET đã thu hút được 40 triệu hộ gia đinh. Đồng thời, hãng Johnson cũng đang chuyển giao thương hiệu BET cho các tạp chí, các đài phát thanh, các hãng sản xuất phim, các nhà kinh doanh hàng điện tử, và các mối quan tâm khác. Với mục tiêu trở thành cầu nối duy nhất cho những nhà quảng cáo muốn tiếp cận khách hàng người da đen, BET tuyển dụng 450 người và đạt doanh thu bán hàng hàng năm là 115 triệu đô la – tất cả bắt đầu từ ý tưởng của Robert Johnson rằng cần phải đáp ứng nhu cầu thiết lập các kênh chương trình dành cho người da đen và từ câu hỏi “Tại sao không phải là tôi’’ của ông.

Phải đáp ứng được các nhu cầu đang nảy sinh

Không phải ý tưởng nào của bạn cũng đều vĩ đại. Song ngay từ đầu ý tường đó phải làm bạn thấy hứng thú. Nhưng để đảm bảo ý tưởng mang tính “tầm nhìn cao”, nó phải chứa đựng những giá trị nhất định và có nhiều người cần và quan tâm đến nó.

Hãy nhớ rằng, quyền lực phần lớn có được là do sự kết hợp giữa người lãnh đạo và sự lãnh đạo. Do đó bạn phải có một chút may mắn nếu bạn chỉ có một giải pháp cho một vấn đề. Xe ô tô Edsel; một loại Cocacola “mới” hay quyết tâm chuyển tất cả hệ đo lường của nước Mỹ sang hệ mét. Đây là những ý tưởng mà nhiều người nghĩ đến, song chúng là những ý tưởng không đáp ứng nhu cầu của số đông.

Do đó, nếu như bạn cường điệu hoá nhu cầu, hay cố gắng tạo ra một cái dỏm, thì bạn sẽ đánh mất uy tín. Cái cần ở đây là phải nghiên cứu thực sự để đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang đáp ứng một nhu cầu thực sự đang tồn tại, chứ không phải là một cái đã được sản xuất hay những cái chỉ xuất hiện trong đầu bạn.

Ví dụ như khoảnh khắc quyết định của Molly Wetzel xuất hiện khi bà phải đối mặt với một núi công việc và có quá nhiều lo lắng. Là một nhà tư vấn kinh doanh và một người mẹ sống độc thân ở Berkeley, California, bà chứng kiến cảnh người hàng xóm tầng lớp trung lưu của mình trở nên suy đồi mà không giúp được gì. Một ngôi nhà gần đó được cho thuê song người chủ lại vắng mặt nên ngôi nhà trở thành ổ mại dâm, buôn bán thuốc phiện và các tội phạm khác. Đứa con gái đang tuổi vị thành niên của bà không thể xuống đường mà không bị gạ gẫm bán dâm, và người con trai của bà đã từng bị chĩa súng vào người và bị cướp 75 xu. Wetzel nói: “Đó thực sự là một cơn ác mộng”.

Trong 18 tháng, bà và những người hàng xóm cầu cứu cảnh sát và các chính trị gia địa phương song không có ích gì. Sau đó bà có đọc một mẩu báo về quyết định của một toà án ở California rằng các toà án quy mô nhỏ có thể là phương án thích hợp để giải quyết các tranh chấp bao gồm các vấn đề xã hội. Đó chính là thời khắc quyết định của bà. Bà biết nhu cầu đó. biết rất rõ. Và giờ đây bà đã biết câu trả lời.

Mặc dù bà không có chút hiểu biết gì về luật, song bà nhanh chóng huy động được 18 người hàng xóm, tuổi từ 3 đến 65, cùng với họ kiện những người vắng mặt có tài sản trong vùng đã phá huỷ quan hệ hàng xóm. Họ đã thắng kiện. Wetzel và những người hàng xóm mỗi người được bồi thường 2.000 đô la và trong vòng hai tuần những người chủ tài sản đó đã đuổi những kẻ buôn bán ma tuý ra khỏi nhà họ. Giờ đây quan hệ hàng xóm đã được cải thiện trông thấy và chương trình “Đường phố văn minh!”, một tổ chức phi chính phủ được Wetzel thành lập nhằm giúp đã các khu phố khác đấu tranh chống lại các tội ác bằng cách thiết lập các toà án nhỏ hoặc bằng cách đe dọa tiến hành tố tụng.

“Từ sau khi chúng tôi thắng kiện, điện thoại của tôi không lúc nào ngừng reo”, Wetzel nói. Giờ đây chương trinh “Đường phố văn minh!” đã có 23 dự án từ California đến Massachusetts, và những hành động của họ đã giúp dẹp bỏ được 485 các điểm công cộng phức tạp, như những nhà trú ngụ của bọn nghiện hút, các quầy rượu, và các khách sạn bên đường – những nơi tiềm ẩn nhiều loại tội phạm.

Nỗ lực của Wetzel đã được trường quản lý Kennedy của đại học Harvard khen ngợi. Nhưng bên cạnh những con số thống kê và danh tiếng thì chiến thảng thực sự, theo như Wetzel nói, chính là những người hàng xóm đã hiểu thêm về. Và bài học lớn nhất cho tất cả đó là, bà nói, bọn trẻ học được cách cha mẹ chúng giải quyết vấn đề mà không cần dùng đến bạo lực.

Mặc dù không có chức danh ấn tượng hay sự ủng hộ của một tổ chức lớn, Molly Wetzel tin tưởng mạnh mẽ rằng những gì bà cống hiến đã góp phần giải thích thế nào là đáp ứng được nhu cầu, và sẵn sàng làm việc chăm chỉ để phát triển ý tưởng đó.

Theo Sức thu hút của người lãnh đạo (Charisma) của Tony Alessandra.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.