Những Bậc Thầy Thành Công

7 – Dùng thành công làm đòn bẩy để nâng cao thành công



Thất bại là cơ hội để bắt đầu lại một cách khôn ngoan .

HENRY FORD

Muốn đạt tới thành công chúng ta phải trải qua một chặng đường dài, song phút sung sướng khi chạm tới đích của thành công lại thường ngắn ngủi. Người ta chủ yếu tìm thấy niềm vui trên chặng đường đi tìm thành công đó. Ngay khi chúng ta đạt được một thành công, chúng ta lại bắt đầu tự hỏi: “Điều gì tiếp theo đây?”. Cảm giác trống rỗng thúc đẩy chúng ta phải tiếp tục hành trình và sẵn sàng cho những thử thách khó khăn hơn, vì thành công vẫn luôn chờ đợi ở phía trước miễn là ta tiếp tục bước tiếp. Chúng ta vừa trải qua một chặng đường, đã được trang bị thêm nhiều kinh nghiệm và lại chuẩn bị tiếp tục gặt hái những thành quả trên những chặng đường tiếp theo. Mỗi một thành quả sẽ trở thành một cái gì đó giúp ta với tới những nấc thang cao hơn. Và chúng ta có thể dùng nó làm đòn bẩy cho thành công của mình.

Nhiều thành công nhỏ có thể hợp lại tạo thành đòn bẩy cho một thành công lớn. Với mỗi kinh nghiệm, và kỹ năng mà chúng ta được học hỏi và tôi luyện, với mỗi kỹ thuật mới chúng ta được tiếp nhận, những thành quả mà chúng ta đạt được sẽ được nhân lên gấp bội. Những thành quả đó có thể là do công sức của chính bạn, hoặc của những người khác đóng góp vào nỗ lực chung của toàn đội. Những người làm việc độc lập theo đuổi mục tiêu mà người khác cho là quá đỗi tầm thường thì cuối cũng lại là những người tích luỹ được nhiều khả năng nhất. Tuy nhiên nếu họ hợp sức lại, thì hẳn lại một tập thể sẽ phát huy sức mạnh lớn hơn so với sức mạnh của từng cá nhân khi mọi người được khai thác triệt để tiềm năng.

Những nguồn lực mà chúng ta nhận thấy có khả năng làm đòn bẩy tốt nhất phụ thuộc vào những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chúng ta. Rất nhiều người được đào tạo chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể, một nghề nghiệp cụ thể, một ngành cụ thế. Luật sư tòa án, các chính trị gia, các phát ngôn viên phải học cách rèn luyện trau dồi những kỹ năng hùng biện nhằm tăng cường khả năng gây ảnh hưởng đến khán thính giả. Đây là một kỹ năng hết sức cần thiết có thể được khai thác trong nhiều nhiệm vụ khác nhau, thậm chí là cả trong các lĩnh vực khác nhau. điều này cũng đúng đối với các kỹ năng tiếp thị, quản lý và các kỹ năng lãnh đạo khác. Càng gặt hái được nhiều thành công thì chúng ta càng có nhiều kỹ năng để dễ dàng áp dụng cho những nấc thang thành công tiếp theo.

Đóng vai trò là đòn bẩy, thành công cũng có thể được chia sẻ với người khác. Chúng ta không chỉ dùng thành công để phục vụ cho những mục tiêu của chính mình mà còn dùng nó để giúp đỡ đối tác, bạn bè, đồng nghiệp, các thành viên trong gia đình, và thậm chí cả những người lạ (song xứng đáng với sự quan tâm của chúng ta) để giúp họ có thể đạt được mục tiêu. Thành công chứa đựng nhiều yếu tố giá trị và có thể chia sẻ được cho người khác như kinh nghiệm, kỹ năng, sự thông thái, sự hiểu biết, sự tự tin, lòng nhiệt tình, nhiệt huyết, tiền bạc, uy tín và đôi khi là cả sự nổi tiếng nữa. Những tài sản quý giá này có thể được sử dụng khi theo đuổi những mục tiêu khác nhau, trong đó có cả giúp đỡ những người khác đạt được mục tiêu. Tất cả những tài sản đó đều cần thiết nhằm xác định một mục tiêu xứng đáng và chuyển đà thành công sang một hướng mới

Mạng lưới xã hội là một hệ thống có tổ chức trong đó các thành viên giúp nhau thúc đẩy thành công và cùng chia sẻ lợi ích. Giúp đỡ người khác đạt được mục tiêu của họ không chỉ giúp tạo ra đòn bẫy cho thành công của cá nhân người đó và mang lại lợi ích cho những người khác mà còn hình thành một vòng tuần hoàn khép kín về lợi ích: cái gì đi rồi sẽ trở về. Mặc dù sự giúp đỡ đến từ thiện ý “cho mà không đòi hỏi phải được nhận lại”, song một hành động vị tha sẽ giúp tích luỹ vốn xã hội cho những mối quan hệ trong mạng lưới đó. Cuối cùng, những gì cho đi rồi sẽ được đền đáp.

Đòn bẩy cao nhất của thành công là lòng hảo tâm của những người mà thành quả của họ đã khiến họ trở nên giàu có và họ đang tìm cách để đền đáp lại những cá nhân trước kia đã từng giúp đỡ họ cũng như cộng đồng mà họ đã được nuôi dưỡng giáo dục để có được thành công. Những phần thưởng của họ không phải là tiền bạc hay sự nổi tiếng mà là sự thành công và sung túc của những người mà họ đã giúp đỡ cũng như thiện chí và sự tán thành của cộng đồng. Đây mới là thành công của cả một tầng bậc xã hội mới – đó là để lại danh tiếng trong xã hội.

Thành công là một khái niệm khó nắm bắt. Thành công có nhiều kiểu và đôi khi cũng được nguy trang rất khéo. Có những thứ mà chúng ta tưởng là sẻ rất cần thiết đế giúp ta đạt được thành công thì hoá ra lại chẳng có tác dụng gì Thành công có vẻ như không chỉ là tập hợp và tận dụng tối đa bất kì tài sản nào ta có được mà còn cần phải có những tố chất độc nhất của mỗi cá nhân. Ron và Joanna Stark, hai nhà văn kiêm những doanh nhân ở bang Arizona, là minh chứng cho quyền lực của người phụ nữ xuất chúng .

NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA TẦM NHÌN

RON VÀ JOANNA STARK

Ban đầu bạn sẽ không nhận thấy điều này vì khi Betty Clark Mong đi vào phòng, mọi ánh mắt đều hướng vào bà.

Bà nhỏ nhắn và duyên dáng với nụ cười mê hoặc pha chút tinh nghịch và đôi mắt lấp lánh. Mái tóc vàng hoe được cắt tỉa gọn gàng và gương mặt được trang điểm chuyên nghiệp, cực kỳ phù hợp với nước da trắng ngần của bà. Bộ trang phục như thể được thiết kế cho riêng dáng hình thon thả của bà. Bà là hiện thân của sự duyên dáng, vẻ đẹp và sự thành công.

Trông bà tự tin mà rất dễ gần, thông minh mà rất vui nhộn. Và đặc biệt là đôi mắt. Có điều gì đó ẩn chứa trong đôi mát sáng lấp lánh này. Và rồi bạn nhìn thấy điều đó. Bàn tay phải của bà cầm một chiếc gậy ba toong nhỏ màu trắng, chóp sơn màu đỏ, và bạn nhận ra: Betty bị mù.

Khi cô bé Betty được 15 tháng tuổi, bố mẹ có nhận ra rằng đứa con gái của mình bị chứng viêm khớp. Cô bé không thể tự đi cho đến khi 4 tuổi. Sau đó, chứng viêm khớp lan đến mắt và cô chỉ còn nhìn được khoảng 2%. Cô giải thích, “mặc dù không nhìn được nhưng tôi vẫn có một cảm giác nào đó với ánh sáng, tôi có thể đi theo những người mặc quần áo sáng màu, có thể đi vào phòng và tìm được ghế ngồi”.

Bố mẹ Betty rất yêu thương và quan tâm chăm sóc Betty suốt thời thơ ấu của cô, khuyến khích cô sống độc lập và dám đương đầu với mạo hiểm. Cô được giao những nhiệm vụ giống như đứa em trai lành lặn của cô, tức là trông nom quán xuyến xưởng sản xuất kinh doanh bánh kẹo đồ sộ của gia đình, làm việc trong nhà máy cũng như trong các đại lý bán lẻ.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, Betty tình nguyện làm việc ở căng tin Hollywood phục vụ quân lính nghỉ phép. Cô và máy người bạn thường rủ nhau đến khu Hollywood Palladium vào những buổi tối rỗi rãi. Ở đó, cô đã gặp Stuart Mong, một người lính trẻ đang chờ nhận lệnh. Hai người hẹn hò nhau cho đến khi anh phải ra đi. Sau đó họ hoàn toàn mất liên lạc và mỗi người tiếp tục cuộc sống của riêng mình.

Betty kết hôn với một người đàn ông khác vào năm 1945 và vẫn sống với gia đình của cô ở xưởng sản xuất bánh kẹo. Vào năm 1971, sau khi làm tình nguyện mấy năm, cô trở thành nhân viên chính thức của Phòng Quan hệ Công chúng thuộc Viện Nghiên cứu Chữ nổi cho Người mù Hoa Kỳ, Los Angeles. Diễn thuyết trước công chúng đã trở thành niềm đam mê của cô, và cô đã trở nên cô uy tín trong Viện đến nỗi hàng ngàn người đủ mọi lứa tuổi và trình độ đều muốn nghe được những bài thuyết trình đầy tính giáo dục và làm rung động lòng người của cô. Cô tạo điều kiện cho những cơ sở y tế, các doanh nghiệp, các công dân đô thị và các tổ chức xã hội tìm hiểu và có cái nhìn thấu đáo hơn về cuộc sống của những người mù, và cô cũng làm cố vấn cho các nhà văn, những nhà sản xuất, cùng như các diễn viên truyền hình và điện ảnh. Betty mang lại cảm hứng cho tất cả những người được nghe cô diễn thuyết. Cô được nhận vô vàn giải thưởng – từ giải Paul Harris của Viện Quốc tế Rotary đến Thư Khen ngợi Thành tích của Nhà Trắng.

Cuộc hôn nhân của Betty kết thúc sau 17 năm và cô lại bắt đầu hẹn hò với những người khác. Cô nhanh chóng nhận ra rằng trong trái tim mình vẫn còn một chỗ dành cho Stuart Mong, người lính tuyệt vời mà cô đã gặp ở Palladium rất nhiều năm trước đây. Một ý nghĩ nảy ra trong đầu, cô lấy cuốn sổ điện thoại từ hồi học đại học của chị cô trước đây. Chị cô đã nói rằng Stuart hiện giờ là giám đốc một bảo tàng nghệ thuật ở vịnh Green, Winconsin. Chị cô được biết thông tin này là do có lần chính Stuart đã gọi điện đến. Và những cuộc gọi điện thoại đường dài lãng mạn bắt đầu. Stuart đến Los Angeles, và hai người tổ chức lễ cưới ít tháng sau đó ở Ritz-Carlton, Rancho Mirage, bang California.

Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của Betty. Cô trở thành một nhà diễn thuyết thành công, có một công việc thành công và được mọi người kính trọng. Cô cũng đã kết hôn với người mà cô thực sự yêu thương trong cuộc đời mình. Và cuối cùng, trong cô loé lên một niềm hy vọng rằng có có thể nhìn lại. Những bác sĩ ở Viện mắt Doheny thông báo với cô rằng cô là một ứng viên hoàn hảo cho một cuộc phẫu thuật cấy màng sừng ở mắt.

Betty trải qua hai cuộc phẫu thuật thành công, và mắt cô đã hoàn toàn sáng trở lại. Stuart và Betty vui mừng khôn xiết. Khi Stuart lái xe đưa có trở về nhà từ bệnh viện, Betty đã thực sự sửng sốt trước vô vàn những màu sắc. Những chiếc ô tô thật là tươi sáng và bóng lộn!

Hai vợ chồng quyết định cần phải ngắm nhìn tất cả những gì có thể. Họ thực hiện một chuyến du lịch châu Âu. Họ thăm các bảo tàng, các phòng trưng bày nghệ thuật, các di tích lịch sử. Điều khiến Betty tò mò nhất là những bức vẽ tuyệt đẹp do nhiều nghệ sĩ khác nhau thực hiện. Bà nhớ lại: “Tôi phát khóc khi được nhìn ngắm quá nhiều cái đẹp đến thế. Lúc đó tôi cảm thấy choáng ngợp, nhưng thực sự điều đó đã mang lại cho tôi niềm hạnh phúc”.

Khi quay trở về nhà, Stuart và Betty tổ chức ăn tối ở ngoài để kỷ niệm 9 tháng họ tái họp. Khi họ rời khỏi nhà hàng, Betty bị ngã xuống cầu thang và bị đập đầu. Những ngày sau đó, cô bắt đầu có vấn đề với đôi mắt. Các bác sĩ đã xác nhận nỗi lo sợ của cô. Võng mạc của cô bị bong ra, và mặc dù đã nỗ lực phẫu thuật, một lần nữa cô lại không thoát khỏi cảnh mù loà. Không thể giúp mắt sáng trở lại sau lần bị mù thứ hai.

Khi Betty kể đến phần này của câu chuyện, người nghe cảm thấy cực kỳ tuyệt vọng cho bà. Họ ôm đầu, xuôi vai, và những hàng lệ bắt đầu chảy trên má. Làm sao điều kinh khủng này lại có thể xảy ra với người phụ nữ tuyệt vời này? Làm sao một người có thể tồn tại khi bị mất ánh sáng, mà không phải mất lần đầu, mà là lần thứ hai?

Betty nói: “Lúc đó mẹ tôi phát bệnh vì tuyệt vọng. Tôi đã quá lo lắng cho bà đến nỗi tôi chẳng còn thời gian mà giày vò mình trong nuối tiếc hay đau khổ. Thực ra, tôi không hoàn toàn cảm thấy bị suy sụp, mặc dù tôi đã từng có lúc cảm thấy như vậy. Khi bi kịch xảy ra, bạn mới thực sư biết mình là con người như thế nào”.

“Tôi ước là tôi không bị mù, nhưng tôi đã gặp và có được những người bạn tri âm tri kỷ cũng là nhờ tôi bị mù. Tôi không có điều gì phải phàn nàn hay hối tiếc, tôi thực sự có một cuộc sống vô cùng tươi đẹp”. Bà thốt lên những lời đó với vẻ hết sức dễ dàng và mộc mạc đến nỗi mọi người không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tin bà. Sự cứng cỏi, tự tin và hài hước của bà khiến người ta không dám thương hại.

Sự tự tin của Betty xuất phát từ lí do là bà không bao giờ để sự mù loà làm hạn chế mình. Bà nói rằng khi bạn đánh mất một giác quan này, bạn có thể phát huy sức mạnh của những giác quan khác. Betty đã chứng tỏ là một nghệ nhân trong việc dệt bằng tay tất cả các loại vải: từ những tấm khăn trải bàn trong những buổi tiệc nghi lễ đến những bộ đầm dạ hội. Chiếc khăn choàng bà tự dệt bàng tay cho Nancy Reagan và lá cờ bà dệt cho Betty Ford được treo trong các phòng trưng bày quà tặng của Nhà Trắng. Betty còn là một đầu bếp thượng hạng, một ca sĩ tài năng và một bạn nhảy đáng được khao khát – tất cả những tài năng mà có lẽ bà chưa hẳn đã có nếu như bà có thể nhìn.

Betty và Stuart, vẫn tiếp tục dâng hiến cho cuộc đời niềm tin yêu lạc quan và cùng nhau tạo lập những chuyến phiêu lưu cho chính họ. Betty vẫn làm việc cho Viện nghiên cứu Chữ nổi, giờ ở Trung tâm Desert, Rancho Mirage, với nhiệm vụ chính là điều phối viên cho các chương trình cộng đồng.

“Cả cuộc đời tôi là một thành công”, bà tuyên bố. “Nhưng cái mà tôi gọi là thành công có lẽ không giống với quan niệm về thành công của bạn. Tôi tìm thấy thành công trong việc phát triển các mối quan hệ với tất cả mọi người. Và, mặc dù nghe có vẻ lạ, nhưng tôi cảm nhận được nhiệt huyết trong một căn phòng và kết giao với mọi người dựa trên cảm nhận đó. Trên đời này không gì quan trọng hơn những mối quan hệ giữa con người với con người. Xét về phương diện cá nhân, bị giới hạn về khả năng nhìn là một thách thức kéo dài suốt cuộc đời. Ngày hôm qua tôi biết tôi đã không làm được gì, nhưng ngày hôm nay, tôi may mắn có đặc ân được làm một điều gì đó để giúp đỡ người khác và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Có lẽ tôi cũng sẽ còn khả năng giúp đỡ mọi người vào cả ngày mai nữa. Và tôi cho đó là thành công”.

Nụ cười thường trực trên môi, vẻ đẹp không có tuổi, nhiệt huyết vô biên, bản chất nhân hậu và tinh thần lạc quan yêu đời vô hạn của bà đã chứng minh được rằng bà đích thực là người phụ nữ của thành công và có tầm nhìn không biên giới.

Thành công luôn đòi hỏi cần phải có sự đầu tư về thời gian, công sức, hoặc tiền bạc. Những đầu tư như nhau không có nghĩa là sẽ cho ra những kết quả giống nhau. Bạn thành công được đến mức độ nào phụ thuộc vào việc bạn đầu tư những nguồn lực của bạn khôn ngoan đến đâu và hiệu quả đến mức nào – và cả sự đầu tư của những người bạn của bạn nữa – nhằm góp phần đạt hiệu quả thành công lớn nhất. Câu chuyện, này là của hai tác giả ăn khách Mark Victor Hansen và Robert G. Atỉen.

ĐÒN BẨY CỦA THÀNH CÔNG

MARK VICTOR HANSEN VÀ ROBERT G. ALLEN

Tác dụng của đòn bẩy tương đương với tốc độ. Nếu bạn muốn có một cuộc sống thịnh vượng, sung túc, bạn cần có đòn bẩy. Thậm chí là rất nhiều. Có ba phần trong quá trinh sử dụng đòn bẩy. Phần đầu tiên là mục tiêu mà bạn mong muốn biến nó trở thành hiện thực (Ước mơ). Những nhà Triệu phú tiến bộ thường có những ước mơ đi trước cả xu thế của loài người, và những ước mơ đó làm tăng thêm giá trị. Bằng cách này, mỗi một đô la kiếm được là cả một sự “khai sáng”. Ngoài ra, quy luật vận động thường bao giờ cũng phát triển theo hướng tích cực và khi những đô la đã lên đến con số hàng triệu, thì cảm giác lâng lâng sẽ tràn ngập trong lòng những Triệu phú tiến bộ đó.

Phần thứ hai là điểm tựa cho đòn bẩy. Đó chính là bạn. Bạn là vật thể mấu chốt để cái đòn bẩy dựa vào. Nếu không có bạn, sẽ không có độ cao cho đòn bẩy, và vật thể sẽ không bao giờ dịch chuyển, dù cái đòn bẫy có dài đến đâu và lực bẩy có lớn đến đâu đi chăng nữa.

Phần thứ ba là bản thân cái đòn bẩy. Khi mục tiêu và điểm tựa đã được đặt đúng vị trí, thành công phụ thuộc vào độ dài và lực của đòn bẩy. Giả sử như cái đòn bẩy khỏe thì tất cả đều là nhờ độ dài của đòn bẩy đó. Đòn bẩy càng dài thì càng cần ít công để dịch chuyển vật thể. Một cái đòn bẩy dài sẽ giúp thực hiện công việc nhanh hơn và dễ dàng hơn so với một cái đòn bẩy ngắn.

Những Nhà triệu phú tiến bộ hiểu được rằng tốc độ đang là công cụ được ưa chuộng trong kinh doanh. Những Nhà triệu phú tiến bộ này biết cách tạo ra những cái đòn bẩy rất dài và khỏe.

Hãy cho tôi một cái đòn bẩy đủ dài và một điểm tựa, tôi sẽ nâng Trái đất lên .

ARCHIMEDES

Một ngôi sao điện ảnh làm một bộ phim. Chiếc đòn bẩy xuất hiện khi hàng ngàn bản được tung ra và bộ phim được chiếu trên khắp thế giới. Tiền vào như nước khi hàng triệu người đổ xô trả tiền để được xem phim.

Khi một cầu thủ bóng chày thi đấu, đòn bẩy xuất hiện nếu anh ta được mười ngàn người hâm mộ theo dõi ở sân vận động và trận đấu được tường thuật trực tiếp trên truyền hình trên khắp cả nước. Khoản lương khổng lồ vận động viên này được nhận là nhờ những lợi ích thu được từ làn sử dụng đòn bẩy này.

Mặt khác, những giáo viên, thường có 25 đến 40 sinh viên trong một lớp. Họ có rất ít đòn bẩy, vì thế lương của họ khá thấp. Cả cầu thủ bóng chày và người giáo viên đều giúp tăng thêm giá trị (với người giáo viên thường được coi là tăng thêm được nhiều giá trị hơn), tuy nhiên người cầu thủ lại có đòn bẩy lớn hơn và vì thế anh ta có quyền đòi hỏi nhiều hơn người giáo viên và lương cũng cao hơn.

Tất cả những khoản tiền khổng lồ này đều được tạo ra theo nguyên tắc chung của đòn bẩy. Ví dụ, cuốn sáchHạt giống Tâm hồn (Chicken Soup for the Soul) tập một đã giúp tăng thêm nhiều giá trị. Ngay khi quyển sách được viết xong, nhà xuất bản đã bán được hàng triệu bản. Và ngay khi tác giả trở nên nổi tiếng, ông đã có thể lấy cuốn sách của mình làm đòn bẩy để phát triển thương hiệu Chicken Soup bằng một loạt các quyển sách khác nữa, ví dụ như cuốn Hạt giống cho Tâm hồn Thanh thiếu niên (Chicken Soup for the Teenage Soul) cũng như các tác phẩm khác như Chicken Soup Calendars. Hàng chục triệu những cuốn sách như thế này vẫn đang được bán rất chạy. Đòn bẩy này không chỉ giúp tạo ra đồng tiền liên tục cho tác giả mà còn cho các nhà xuất bản, các cửa hàng sách và nhiều đơn vị liên quan khác nữa.

Cuốn sách Không có gì bị mất (Nothing Down) nhấn mạnh sức mạnh của đòn bẩy trong lĩnh vực bất động sản. Nếu bạn bỏ vốn 10 phần trăm vào một ngôi nhà trị giá 200 nghìn đô la và ngôi nhà đó sẽ tăng giá trị lên khoảng 5% trong vòng một năm thì tổng cộng tài sản đó sẽ tăng lên là 210 nghìn đô la. Bạn có được đòn bẫy không chỉ ở 20 nghìn đô la mà bạn bỏ vào mà còn ở phần còn lại 180 nghìn đô la mà bạn đã mượn. Khoản đầu tư 20 nghìn đô la đã giúp bạn kiếm được 10 nghìn đô la và một khoản lãi 50% trong số tiền của bạn.

Nếu bạn có khả năng mua bán bất động sản mà không cần trả tiền mặt và giá trị của khối bất động sản đó tăng lên thì tức là bạn đã tạo ra một khoản lãi dựa vào đồng vốn của một ai đó. Tất nhiên, nó bao hàm cả thời gian và nỗ lực nữa. Tuy vậy, có lãi mà không phải bỏ ra một xu đầu tư nào thì rõ ràng bạn đã có một khoản lãi vô hạn. Và đó chính là một đòn bẩy có sức mạnh vô hạn.

Sức Mạnh Khủng Khiếp của Đòn Bẩy

Đòn bẫy là sức mạnh giúp điều khiển nhiều thứ mà không cần tốn nhiều công. Những cánh cửa lớn chỉ cản những bản lề nhỏ. Trong thế giới kinh doanh, có 5 kiểu đòn bẩy.

OPM (Other People’s Money) – Tiền Của Người Khác

Trong đầu tư bất động sản, chúng ta mua một khối tài sản với 10 phần trăm tiền mặt, nhưng ta quản lý 100% tài sản. Cách đầu tư cổ điển này được giới thiệu trong cuốn Không có gì bị mất (Nothing down) nhằm dạy cho chúng ta cách làm thế nào để đạt được đòn bẩy tối thượng: đó là mua được tài sản mà cần ít hoặc không cần tiền. Hàng ngàn người đã trở thành triệu phú nhờ cách này.

OPE (Other People’s Experience) – Kinh Nghiệm Của Người Khác

Sẽ phải mất thời gian dài để tự học, do đó bạn nên mượn hay học từ người khác. Cách tốt nhất để trở nên giàu có là tự mình tiếp xúc, học hỏi những người giàu. Biết tất cả những gì họ biết, gặp gỡ tất cả những người họ gặp và làm tất cả những gì họ làm, thậm chí phải làm tốt hơn. Nếu bạn không thể làm được điều này, hãy đọc sách của họ, nghe những cuốn băng của họ, xem những cuốn video của họ, thậm chí phỏng vấn họ nếu có thể và tham dự những buổi hội thảo chuyên đề mà họ tham gia. Một ý tưởng mà bạn học được có thể giúp bạn tiết kiệm được nổ lực làm việc trong 10 năm. Dùng đòn bẩy tức là phát huy tối đa những kết quả của bạn trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Vì thế, hãy tiếp thu những thông tin và sự hiểu biết mà những người đi trước đã tích luỹ suốt cả đời họ để làm vốn sống hữu ích cho mình – bằng những cuốn sách, cuốn băng, đĩa CD, video và các buổi hội thảo chuyên đề. Đó là cách rẻ tiền nhất và nhanh nhất để đạt được OPI.

OPI(Other People’s Ideas) – Ý Tưởng Của Người Khác

Khi Mark muốn trở thành một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp, anh đã tham dự hội nghị của Hiệp hội những Nhà diễn thuyết Quốc gia năm 1974. Cavett Robert, chủ tịch hội những người diễn thuyết, người đồng sáng lập ra hiệp hội đã có bài nói chuyện về cách thức tạo ra những cuốn sách đồng tác giả. Trong vòng một tháng, Mark đã lấy ý tưởng này và viết một cuốn sách với Keith DeGreen có tên gọi là Đứng dậy, Nói thẳng, và Chiến thắng (Stand up, Speak Out and Win). Họ tuyển 14 cộng tác viên và mỗi người đầu tư 2000 đô la cho 1000 quyển sách. Đó là vụ đầu tư làm ăn đầu tiên của Mark mà không cản bỏ ra một đồng xu nào. Anh đã tận dụng ý tưởng của một người khác để kiếm được 200 nghìn đô la trong năm đó (anh bán được 20 nghìn bản, mỗi bản giá 10 đô la). Mục tiêu của bạn cần phải được thực hiện với những người có thể chia sẻ với bạn những ý tưởng kiếm tiền ngoạn mục nhất.

OPT (Other People’s Work) – Thời Gian của Người Khác

Đôi khi trong những hoàn cảnh cụ thể, có những người sẽ tự nguyện dành thời gian cho bạn. Song phần lớn họ sẽ bán cho bạn thời gian, tài năng, sự liên hệ, các nguồn lực và sự hiểu biết của họ với giá cũng phải chăng. Hãy nhờ cậy đến những chuyên gia – những người xuất sắc và độc đáo trong việc sử dụng các khả năng của họ để đưa bạn vươn cao.

OPW – Công Việc Của Người Khác

Hầu hết mọi người đều muốn có một công việc. Họ muốn sự yên ổn hơn là có cơ hội. Hãy nhờ họ và giao phó cho họ làm những công việc mà bạn không muốn hoặc không thể làm. Hãy nâng giá trị của mình lên thông qua những người khác.

Những nhà triệu phú là những bậc thầy trong việc sử dụng 5 loại đòn bẩy này.

Theo Nhà triệu phú một phút (The One Minute Millionare) của Mark Victor Hansen và Robert G. Allen.

Những phẩm chất của một người lãnh đạo được hình thành từ cả khả năng bẩm sinh lẫn khả năng mà họ học được trong cuộc sống. Mọí nguyên tắc chung cho tất cả mọi thành công: muốn đạt được mục tiêu tương đối xa vời với bạn, bạn phải bắt đầu bằng cách thúc đẩy những năng lực tiềm ẩn trong chính con người bạn. Niri Patel, huấn luyện viên một mạng lưới ở Vương Quốc Anh, kể lại khả năng lãnh đạo đã giúp mang lại thành quả như thế nào .

LÃNH ĐẠO

NIRI PATEL

Nói về thành công tức là nói về việc làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Dù bạn muốn thành công trong công việc, trong làm ăn, tài chính, sức khỏe và thể chất, hay trong các mối quan hệ, thì bạn phải không ngừng hoàn thiện chính mình. Những sự tiến bộ này sẽ đến bằng cách tạo ra sự thay đổi.

Vào năm 1992, tôi cảm thấy rất bất mãn với cuộc đời mình. Tôi gặp vấn đề về sức khỏe và điều này đã khiến tôi trở thành kẻ vô dụng trong gần hai năm. Tôi buộc phải nghỉ làm ở một nơi có lương bổng hậu hĩnh. Sức khỏe tồi tệ, tài chính suy kiệt, và tôi là một kẻ thất nghiệp. Phải sống trong cảnh cực khổ, tôi không hiểu nổi tại sao tất cả những điều khủng khiếp này lại xảy đến với mình. Tại sao mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ như thế?

Một năm sau, khi tham dự một hội thảo chuyên đề về phát triển cá nhân, tôi đã nghe thấy những câu nói như thế này: “Để mọi thứ thay đổi, bạn phải thay đổi. Để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, bạn phải trở nên tốt đẹp hơn”.

Điều đó là dễ hiểu. Với cuộc sống bất hạnh như của tôi, tôi không thể mong chờ một điều gì tốt đẹp hơn nếu cứ ngồi ca cẩm than phiền mãi về hoàn cảnh cúa mình. Tôi cũng không thể làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn bằng cách ngồi trách móc người khác. Từ hôm đó tôi quyết định cần phải làm điều gì đó để thay đổi cuộc đời của tôi và chính tôi sẽ là người thay đổi chúng.

Nhưng tôi sẽ thay đổi bằng cách nào? Nắm được điều gì giúp tạo ra sự thay đổi là hết sức quan trọng. Tôi nhận ra rằng cái tạo ra sự thay đổi không phải là hành động, cũng không phải là sự kiên trì bền bỉ, sự kiên định, sự tận tâm hay sự trung thành. Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến sự thay đổi. Chúng cần thiết để làm xuất hiện sự thay đổi, song bản thân chúng không tự tạo ra sự thay đổi. Cái thực sự tạo ra sự thay đổi là thay đổi trong suy nghĩ. Khi điều kiện sống thay đổi, chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ của chính mình nhằm thích nghi hay vượt qua được sự thay đổi đó.

Đến hôm nay cuộc đời tôi đã hoàn toàn đổi thay. Tôi có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, và chúng tôi đang chờ đợi sự ra đời của đứa con đầu lòng. Công việc làm ăn của chúng tôi hết sức suôn sẻ và công ty cũng góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện cuộc sống của nhiều người khác. Chúng tôi còn được sống trong vòng tay yêu thương bè bạn. Chỉ trong một thập kỷ mà cuộc sống đã thay đổi biết bao!

Yếu tố giúp cuộc đời tôi chuyển hướng được như vậy là nhờ đã hiểu được rằng tạo ra sự thay đổi là phải dần dần từng bước trở thành người quản lý hay lãnh đạo. Những người lãnh đạo có mặt ở khắp nơi, trong chính phủ, trong doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo, các đội thể thao, và thậm chí là ở nhà. Trong một buổi nói chuyện gần đây, tôi đã đề cập đến một khán giả, người này vừa là một giáo viên ở trường mẫu giáo lại vừa là một bà nội trợ. Chị đã xin phép nghỉ làm dài hạn để chăm sóc cho đứa con gái 8 tháng tuổi của chị. Tôi đã nói những người phụ nữ như thế này là những người quản lý quan trọng nhất trong khán phòng bởi vì họ cần phải là người quản lý những đứa trẻ xung quanh họ. Xét cho cùng, nếu họ không là những tấm gương tôi cho con trẻ noi theo thì còn ai vào đây nữa? Tôi tiếp tục chia sẻ một số quan điểm cá nhân của tôi với khán giả về cách quản lý. lãnh đạo, chủ yếu bằng cách đặt câu hỏi. Tôi muốn chia sẻ với bạn những điều này và hy vọng rằng bạn cũng sẽ thấy chúng có ích.

Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là việc nghiên cứu không ngừng để tìm ra cách tạo ra một tương lai mới. Các nhà lãnh đạo là những người gây được tầm ảnh hưởng lớn. Suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của họ đều có ảnh hưởng đến những người xung quanh và từ đó sẽ giúp tạo ra sự thay đổi. Các nhà lãnh đạo tuyển dụng tập hợp các nhân viên và làm cho họ tin rằng họ không chỉ còn là những chân sai vặt tầm thường cho cấp trên nữa. Tướng Norman Schwarzkopt định nghĩa người lãnh đạo phải là người “làm cho người khác sẵn lòng làm hơn những gì bình thường họ có thể làm”.

Những phẩm chất cần có ở một người lãnh đạo?

Bốn phẩm chất mà một nhà lãnh đạo cần phải có bao gồm:

1. Tầm nhìn. Nhà lãnh đạo phải là người biết nhìn xa trông rộng.

2. Sẵn sàng. Nhà lãnh đạo phải là người có thể đảm bảo mục tiêu đề ra sẽ phải đạt được. Những nhà lãnh đạo xuất sắc cũng quan tâm đặc biệt đến những điều diễn ra xung quanh họ.

3. Chuẩn mực. Nhà lãnh đạo phải là người đặt ra những tiêu chuẩn yêu cầu cao hơn những người khác. Họ không chấp nhận những tiêu chuẩn mà người khác thấy là đã đủ lắm rồi.

4. Có chiến lược. Nhà lãnh đạo phải là người có những kĩ năng và chiến lược mà người khác cần phải có nhưng không có được.

Tôi sẽ bắt đầu như thế nào nếu tôi muốn trở thành một nhà lãnh đạo?

Hãy bắt đầu bằng cách lãnh đạo chính bạn. Hãy tạo những thay đổi cần thiết trong chính cuộc đời bạn để giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn. Ngoài ra, có 3 mức độ lãnh đạo:

Lãnh đạo ở mức 1. Lãnh đạo người khác. Ngay khi bạn có thể lãnh đạo được chính mình thì đó là lúc bạn có thể lãnh đạo được người khác, ở mức độ này, người lãnh đạo có những người tuân theo. Những người này khác hẳn với đám đông a dua. Đám đông a dua chỉ là những kẻ loi choi chuyên nịnh bợ vuốt ve cái gọi là bản ngã của người lãnh đạo. Những người tuân theo thì ngược lại, họ mang theo thông điệp của người lãnh đạo.

Lãnh đạo ở mức 2. Lãnh đạo những người lãnh. đạo ở mức độ này, bạn có thể xác định được những người quản lộ nào thuộc nhóm những người tuân theo tin cậy của bạn, và những người nào không nằm trong số nhóm đó. Điều này sẽ góp phần làm tăng sức ảnh hưởng của bạn bởi vì bạn có thể tiếp cận được với nhiều người nhờ sự giúp đỡ của những người lãnh đạo cấp dưới của bạn.

Lãnh đạo ở mức 3. Nhà lãnh đạo của những nhà lãnh đạo đi lãnh đạo người khác! Nghe thi có vẻ phức tạp, song thực ra cũng rất đơn giản. Những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất sẽ dần có cách để công việc của họ luôn luôn được tiếp nối ngay cả khi họ chuyển việc làm hoặc thậm chí đã chết họ tin vào sự nối tiếp.

Vậy làm thế nào để người lãnh đạo có thể làm cho những nhân viên của họ, những người vốn quen bám vào thực tế cũ kỹ, chấp nhận một viễn cảnh mới, một thực tế mới?

Có ba cách sau đây người lãnh đạo có thể áp dụng:

1. Cho mọi người tham gia vào các hoạt động ở mức độ rộng hơn. Các nhà lãnh đạo hãy tạo cơ hội để mọi người có thể vượt ra ngoài những hoàn cảnh sống bình thường của họ và hướng tới những chân trời mới, tầm nhìn mới. Các nhân viên cần được giúp đỡ để họ có thể nhìn thấy một tương lai đầy hấp dẫn đang chờ họ ở phía trước. Thứ mà mọi người thiếu thường không phải là nguồn lực sẵn có của họ mà là khả năng phát huy nguồn lực đó! Đó là cách làm thế nào để một người giáo viên có thể hỗ trợ một đứa trẻ tự ti và khiến nó trở thành một học sinh xuất sắc trong trường học và thành công trong cả cuộc sống sau này. Đó là cách làm thế nào mà Mahatma Gandhi có thể giúp được người Ấn Độ giành được độc lập từ nước Anh và đó là cách làm thế nào mà Martin Luther King Jr. khích lệ được tinh thần của rất nhiều người với giấc mơ của ông.

2. Bày tỏ nguyện vọng và động cơ giúp đỡ. Mục đích của một người sẽ quyết định khả năng gây ảnh hường tích cực đến người khác của họ. Nếu bạn coi trọng bản thân hơn việc giúp đỡ và đóng góp thì bạn sẽ thất bại. Điều này dẫn đến sự thất bại. Mặt khác, nếu mọi người cảm thấy bạn thực sự ở đó vì họ, thì họ sẽ không chỉ lắng nghe bạn mà còn hành động để đáp lại sự lãnh đạo của bạn. Đó là lý do vì sao Mẹ Teresa được rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến để chia sẻ với bà những công việc giúp đỡ người vô gia cư và nghèo túng ở Calcutta.

3. Giúp mọi người hiếu về những quy luật của cuộc sống. Chỉ có một thứ chắc chắn trong cuộc sống. Nếu mọi thứ không thay đổi thì người ta cũng không cần đến những nhà lãnh đạo, mà chỉ cần những người quản lý! Những nhà lãnh đạo có khả năng tiên đoán được sự thay đổi và hiểu rằng thời gian hợp lý nhất để giải quyết một vấn đề là khi nó chưa xảy ra. Winston Churchill đã cảnh báo những nguy hiểm mà châu Âu sắp sửa phải đối mặt rất lâu trước khi thế giới thấy sự thật đó hiện ra trước mắt họ.

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, dù là lãnh đạo chính mình hay lãnh đạo người khác, cách tốt nhất là cần phải tự hoàn thiện chính bản thân mình. Tôi thường nghe thấy câu nói này: “Nếu chúng ta luôn chỉ làm những gì chúng ta đã làm, thì chúng ta luôn chỉ nhận những gì chúng ta đã được nhận”. Chỉ bằng sự thay đổi, ta mới có được thành công đích thực.

Thành công tự bản thân nó là một công cụ đòn bẩy. Bằng cách đạt được những mục tiêu đầy tham vọng, bạn sẽ thu hút được sự chủ ý của người khác, những người đang ao ước thành công của bạn và tán dương khả năng lãnh đạo của bạn. Đáng lưu ý nhất là những người biết tận dụng những thành quả của họ để gọt giũa lại nghề nghiệp của mình theo cách có lợi nhất Connie Hinton, một chuyên gia marketing ở Sealle và là người hâm mộ cuồng nhiệt giải đua xe NASCAR, đã viết về một nhà vô địch đua ô tô và những cống hiến anh để lại cho môn thể thao.

THÀNH CÔNG LÀ NGƯỜI LÁI CHIẾC Ô TÔ TỐC ĐỘ CAO MÀU ĐEN HAY ĐÔI KHI LÀ NHỮNG GÃ TỐT BỤNG KHÔNG MẶC ĐỒ TRẮNG

CONNIE HINTON

Chặng đua cuối cùng của giải Nascar Daytona 500, tháng 2 năm 2001. Michael Waltrtp và Dale Earnhardt con đang dẫn đầu đoàn đua, Michael ở vị trí thứ nhất còn Dale bám sát ở vị trí thứ hai. Dale Earnhardt cha (được mệnh danh là Kẻ hăm dọa với lối đua xe hết sức ngang tàng) đang bám đuổi ngay sau hai xe kia, bỏ lại đằng sau hàng loạt các xe đua khác đang nỗ lực theo sát. Với tốc độ gần 170m/h, Earnhardt cha lách xe khéo léo vượt lên trước những ô tô dẫn đường và vượt qua hai tay đua trẻ kia khi họ đang sắp sửa chạm đường đích.

Khi vòng đua đến chặng cuối cùng, một trong số những ô tô đang cố vươn lên đã đâm vào xe của Dale cha làm cho anh ta bị mất lái ngay khi Waltrip và Dale con chạm vạch đích trong tiếng hò reo của đám đông. Tuy vậy tiếng hò reo chúc mừng nhanh chóng tắt lịm. Mọi người đều nhận ra chiếc ô tô màu đen mang số 3, của Dale cha đã đâm sầm vào tường và người ta không thấy bất kì cử động nào của người lái xe ngồi trong đó. Các tay đua khác và những người hâm mộ nín thở chờ đợi. Kẻ hăm dọa bước ra khỏi ô tô như những lần tai nạn trước. Nhưng lần này không có kết thúc có hậu ở Daytona cho người đàn ông trong chiếc xe màu đen. Đường đua vốn chứng kiến những thành công đỉnh cao cũng như một vài thất bại của anh giờ đã là đường đua cuối cùng của Dale Lớn.

Những cống hiến mà Dale mang lại cho môn thể thao này cùng với thảm kịch mà anh gặp phải chắc sẽ còn làm nhiều người nhớ mãi. Dale Earnhardt cha là niềm cảm hứng cho các tay đua khác cũng như hàng triệu người hâm mộ. Anh đã dạy cho họ biết thế nào là ý nghĩa thực sự của thành công. Với nghề nghiệp vinh quang của mình, anh tin vào 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Earnhardt không ngại nói ra những tiến bộ của anh trong môn thế thao mà anh yêu thích. Nỗi lo lắng lớn nhất của anh là làm sao lái xe an toàn, đặc biệt là khi vào những khúc đua cuối, tốc độ tăng lên và sự cạnh tranh giữa các tay đua cũng trở nên quyết liệt. Anh đã chứng kiến quá nhiều những người bạn cũng như những đồng nghiệp của mình thiệt mạng hoặc bị chấn thương nghiêm trọng từ các đường đua. Trên đường đua, tốc độ ô tô rất lớn (gần 200 dặm một giờ) và các ô tô rất dễ bị va chạm với nhau đến nỗi chỉ một lỗi nhỏ của một tay đua có thể dẫn đến những cú va quệt khủng khiếp giữa các xe. Anh có rất nhiều người hâm mộ. Các phỏng viên đổ xô vây bám quanh anh để phỏng vấn tại đường đua siêu tốc Daytona hay Talladega. Anh luôn luôn tận dụng những cơ hội được phỏng vấn để bày tỏ nỗi quan ngại của mình. Bằng cách này. Earnhardt đã thực sự giúp cho đường đua trở nên an toàn hơn.

Thứ hai, Earnhardt hiểu được rằng mỗi thành công nhỏ đạt được trong từng chặng đua sẽ giúp anh dần tới mục tiêu cao nhất là giành chức vô địch. Các tay đua sẽ được thưởng điểm nếu họ giành chiến thắng trong các vòng đua hàng tuần và những điểm này sẽ được cộng vào bảng thành tích của mỗi tay đua trong suốt mùa giải. Anh hiểu rằng mình không thể đạt được chức vô địch nếu không ghi từ chặng đua đầu tiên, kể cả khi anh phải bò vào chiếc xe ô tô của mình do các chấn thương từ những vụ va quệt trước. Ngoài ra, các tay đua nhanh nhất, dẫn đầu đoàn đua hoặc dẫn đầu nửa vòng đua cũng sẽ được thường điểm. Ở giải NASCAR, trong nhiều năm, thông thường, người đoạt chức vô địch có điểm tổng cao hơn người về thứ hai khoảng dưới 10 điểm. Là nhà vô địch NASCAR đến 7 lần. Dale Earnhardt hiểu rất rõ rằng chỉ bằng cách tích luỹ những thành công nhỏ mỗi ngày mới có thể giúp tạo nên thắng lợi cuối cùng.

Nguyên tắc thứ ba của Earnhardt là tập trung vào nhiệm vụ trước mắt. Anh nhận ra rằng nếu không toàn tâm toàn ý tập trung vào việc thực hiện mục tiêu trước mắt thì mục tiêu lâu dài là chức vô địch sẽ nằm ngoài tầm tay. Tháng 8 năm 1996, anh đạt vị trí dẫn đầu trong giải đua Watkins Glen, New York, chỉ một tuần sau vụ va quệt làm gãy xương ức và xương cổ. Khi giải thích về khả năng vượt qua nỗi đau thể xác, anh nói “Khi bạn tập trung làm một việc gì, bạn sẽ thấy mình chẳng để ý gì đến những cơn đau”. Việc hướng tới một mục tiêu ngắn hạn đã giúp Eamhardt liên tục nắm giữ vị trí nhà vô địch hết giải này đến giải khác.

Nguyên tắc thứ tư của Earnhardt là khuếch trương danh tiếng của mình cả trong lẫn ngoài đường đua. Đua xe là một môn thế thao xa xỉ, và cần phải có một khoản tài trợ lớn đề có thể duy trì được một chiếc xe đua có tính cạnh tranh cao. Trên đường đua, Earnhardt được mệnh danh là Kẻ hăm dọa, song trong cuộc sống thường nhật, anh lại là một người rất rụt rè. Tuy vậy, anh vẫn hiểu tầm quan trọng của việc tạo dựng hình ảnh bản thân khi đại diện những nhà tài trợ của anh, giao lưu với những người hâm mộ. Anh quyết định thử sức ở cả những lĩnh vực không chuyên để khẳng định bản thân hơn nữa. Trong khi các tay đua NASCAR khác đang phải vất vả tìm nhà tài trợ, thì nỗ lực của Earnhardt trong lĩnh vực tiếp thị, cùng với thành tích đua xe đáng nể của anh và sự gắn bó mật thiết của anh với người hâm mộ đã giúp anh duy trì được mối quan hệ lâu dài với tập đoàn GM Goodwrench.

Nguyên tắc cuối cùng của anh là làm việc vì tương lai của nghề nghiệp mà anh đã chọn. Thông qua Công ty Dale Eamdardt Inc., anh đã huấn luyện và truyền đạt kỉnh nghiệm cho những tay đua trẻ mới vào nghề để họ có thể trở thành những quán quân trong các giải đua xe. Thậm chí ngay trong phút cuối cùng của cuộc đời, Earhardt vẫn “hỗ trợ” để hai “học trò” của minh là Michael Waltrip và Dale con về đích đầu tiên. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Steve Park, một tay đua và là thành viên của đội Earnhardt nói: “Anh đã dạy cho chúng tôi tất cả những gì để có thể trở thành nhà vô địch”. Qua sự tin tưởng và giúp đỡ của anh đối với những tay đua trẻ, Earnhardt đảm bảo một sự tiếp nối thành công đối với môn thể thao mà anh đam mê.

Nhìn lại những bước tiếp cận của anh, có thể hiểu được vì sao Dale Earnhardt lại có thể gặt hái được thành công lớn đến thế và làm tăng thêm danh tiếng cho giải NASCAR. Những quan điểm của anh mang tính toàn cầu, vì thế bất kể nghề nghiệp của bạn là gì, 5 nguyên tắc của Earnhardt đều có thể có ích cho thành công của bạn:

1. Làm việc để nâng cao chuyên môn của mình.

2. Mỗi ngày làm một việc nhỏ để tích luỹ thành công.

3. Tập trung vào nhiệm vụ đặt trước mắt.

4. Tiếp thị hình ảnh hay công việc của bạn ngay cả khi đó không phải là lĩnh vực sở trường.

5. Chuẩn bị một sự tiếp nối trong công việc hay cuộc sống.

Dale Earnhardt đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong giới đua xe. Anh gây ảnh hường sâu sắc đến những đồng nghiệp của anh cũng như các thế hệ người hâm mộ. Sự cống hiến tận tụy và tấm gương của anh đã góp phần chứng minh rằng đôi khi những gã tốt bụng không mặc đồ trắng – họ lái một chiếc xe ô tô màu đen, và với tốc độ đáng nể.

Chỉ sau vài thập kỷ nhân loại bước vào cuộc cách mạng thông tin, chúng ta đã nhận ra ngay những cách thức mới nhằm nâng cao sức mạnh, của công nghệ thông tin và máy tính. Một trường hợp đáng lưu ý, đó là mối liên quan giữa phương tiện truyền thông, liên lạc khẩn cấp, giao thông công cộng và công nghệ Internet với những mối lo ngại nảy sinh trong cộng đồng. Brian Roach, một thành viên thuộc Hội Evolve được coi là một chuyên gia về ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong cộng đồng.

GẶT HÁI THÀNH CÔNG NHỜ CỘNG ĐỒNG AM HIỂU CÔNG NGHỆ

BRIAN ROACH

Thành công đôi khi đến từ những nguồn lực mà ta không mong đợi. Khi chúng ta theo đuổi thành công trên phương diện cá nhân, gia đình hay công việc, chúng ta có thể hưởng lợi ích từ cộng đồng.

Cộng đồng cung cấp các hệ thống trợ giúp – ví dụ như trao quyền thực thi pháp luật – giúp chúng ta dựa vào đó để đảm bảo sự tồn tại và an toàn. Những thành công hay thất bại của một người nào đó thường chỉ có sức ảnh hưởng nhỏ, chủ yếu đến cá nhân người đó, hoặc cùng lắm là đến các thành viên trong gia đình họ hay một bộ phận những người có mối liên hệ xung quanh. Nhưng thành công hay thất bại của cả cộng đồng sẽ có sức ảnh hưởng đến hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người.

Các cộng đồng đang ngày càng tăng cường tận dụng thành tựu công nghệ để gặt hái nhiều thành công hơn. Trong khi mỗi chúng ta chia sẻ với nhau những thành công hay một thất bại của cộng đồng, hãy lựa chọn ra một nhóm xã hội để chứng minh luận điểm trên: Việc một cộng đồng sử dụng thành công công nghệ có thể giúp tạo ra sự khác biệt giữa sống và chết khi có thảm hoạ xảy ra.

Đây là câu chuyện của một người cha – một người thành công trên tất cả các phương diện, từng sống ở gần thị trấn lớn khi có một sự cố xảy ra vào năm 1870. Một hôm ông trở về nhà và thấy vợ mình đang hoảng loạn, nước mắt đầm đìa nói rằng đứa con gái của họ bị mất tích. Thực ra, bà lo lắng vì bà đã thấy hai người đàn ông cưỡi ngựa đi lòng vòng ở xung quanh khu vực thị trấn và bà e chính bọn họ đã bắt cóc con gái mình. Người chồng nghe vậy vội chạy bổ đi tìm ông quận trưởng, ông quận trưởng tỏ ra rất thông cảm và nói có thể điều động ngay lực lượng cảnh sát, nhưng sẽ mất khoảng mấy tiếng để có thể bắt đầu công việc tìm kiếm.

Năm 1925, một người cha nhận được một cuộc gọi ở văn phòng. Nhân viên điều hành tổng đài nối máy cho ông với người vợ đang hết sức hoảng loạn. Bà nói một người đàn ông đã bắt cóc con gái họ ở ngay hành lang trước nhà và lôi nó vào trong một chiếc xe mui kín màu đen. Bà vừa gọi cho cảnh sát. Và người nhân viên nhận điện thoại nói anh ta sẽ thông báo cho dân cư khu vực quanh đó đặc điểm nhận dạng chiếc xe. Người bố hy vọng nhân viên đó sẽ gặp may mắn và tìm được ra con bé, song ông biết mọi việc sẽ rất khó khăn. Vào những năm 1920, hầu hết các ô tô mui kín đều được sơn màu đen. Và đến khi thông báo được phát đến tất cả các khu vực xung quanh thì hẳn đã là quá muộn để cứu cô bé.

Đến năm 1996. Một bé gái 9 tuổi xinh xắn tên là Amber Hagerman bị bắt cóc trong khi đang đạp xe trên đường Arlington, bang Texas. Cuối cùng người ta cùng tìm được cô bé, nhưng trong tình trạng bị giết thê thảm. Nhiều người dân quá bức xúc đã đến các trạm phát thanh trong khu vực và yêu cầu rằng trước tình hình trẻ em bị bắt cóc ngày càng gia tăng, các trạm phát thanh cần phải phát sóng rộng rãi những bản tin đặc biệt về các vụ bắt cóc này. Hiệp hội các nhà Quản lý đài phát thanh Dallas-Fort Worth đã quyết định thành lập các cơ quan hành pháp ở khu vực địa phương để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đầu tiên nhằm giúp tìm ra những đứa trẻ bị mất tích.

Được đặt theo tên một bé gái bị giết, hệ thống cảnh báo AMBER: “Mất tích trẻ em Mỹ: Truyền tin khẩn cấp cung cấp các thông tin kịp thời cho các gia đình khi con em họ bị mất tích cũng như cho cộng đồng quan tâm. Theo Toà án Mỹ, 74 % số trẻ em bị bắt cóc và xác của chúng được tìm thấy là những đứa trẻ chỉ mới bị giết trong vòng 3 giờ tính từ lúc chúng bắt đầu mất tích. Hệ thống cảnh báo AMBER có khả năng thông báo đến cộng đồng chỉ vài phút sau khi có một đứa trẻ bị bắt cóc. Giờ đây, cộng đồng đã có một phương tiện hỗ trợ đắc lực hơn cả lực lượng cảnh sát, tốt hơn điện thoại, và nếu xét về mặt tiến bộ công nghệ thì thậm chí còn tốt hơn cả Radio.

Tháng 7 năm 2002, một người đàn ông đến gần một cô bé 5 tuổi tên là Samantha Runnion khi em đang ngồi chơi với một người bạn ở gần nhà tại quận Cam, California. Người đàn ông hỏi: “Cháu có nhìn thấy con chó nhỏ của chú đâu không?”. Gã không đợi câu trả lời mà đột nhiên tóm lấy Samathan, kéo em vào trong xe ô tô trong khi em cố giãy giụa và la hét. Sau đó, chiếc xe hoà vào dòng xe cộ trên đường phố.

Hệ thống AMBER ngay tức khắc phát tin lên sóng radio và ti vi. Đây là một trong 3 trường hợp bang California sử dụng phiên bản của hệ thống trong thời kỳ kiểm định trước khi đưa ra sử dụng trên toàn bang. Ngoài việc thông báo, California còn sử dụng các tín hiệu điện tử dọc các đại lộ trong bang để đưa ra các thông tin mô tả đặc điểm của các loại xe và những trường họp nghi vấn.

Cuộc săn lùng thủ phạm của vụ bắt cóc đã thể hiện sự thay đổi lớn của người dân California trong việc đoàn kết lại thành một cộng đồng và dùng công nghệ để cùng nhau tìm ra kẻ tội phạm. Do phần lớn những người lái xe đều nghe bản tin từ máy radio trong khi đang lái xe và những bảng thông tin điện tử được đặt ở khắp nơi trên các đường cao tốc của vùng miền Nam bang California nên mọi người đều hi vọng sẽ có ai đó nhìn thấy đứa trẻ, kẻ bắt cóc và phương tiện đi lại của chúng, hoặc nhìn thấy một cái gi đó có thể giúp ích cho cảnh sát tìm ra bé Samantha.

Cuộc đấu tranh trở nên khó khăn hơn khi sau đó 24 giờ các nhà điều tra thông báo họ phát hiện ra xác một đứa trẻ ở gần Hạt có ngoại hình khá giống Samantha. Hôm sau mọi người đến nơi để xác thực.

Hệ thống cảnh báo AMBER vẫn chưa phát huy được tác dụng của nó. Hệ thống này cần kết nối được các cuộc gọi của người dân với hàng trăm chỉ dẫn. thông báo cho cảnh sát. Chỉ trong vài ngày, chính quyền đã bắt được một kẻ tình nghi và các quan chức đã khen ngợi hệ thống này vì đã phát huy tính hiệu quả.

Hệ thống AMBER đã giúp ngăn chặn được hai tình huống xấu nhất suýt nữa đã xảy đến với hai đứa trẻ khác trong thời kỳ thử nghiệm chương trình ở California. Ở trường hợp thứ nhất, đứa bé đã được cứu sống an toàn ở Mexico. Trường hợp thứ hai xảy đến với hai cô bé ở nam California bị một kẻ vừa mãn hạn tù vì tội hiếp dâm bắt cóc. Chiếc xe mà tên tội phạm lái chỉ sau vài giờ đã bị cảnh sát phát hiện, các nhà điều tra cuối cũng cũng giải cứu được hai cô bé.

Bang Caliomia đã mở rộng chương trinh Báo động AMBER từ giai đoạn thử nghiệm sang giai đoạn đưa vào sử dụng trên khắp bang. Tháng 10 năm 2002, luật sư trưởng Hội đồng Tuần tra Đường Cao tốc California D.o. Spike Helmick, ông Bill Lockyer và chủ tịch Hiệp hội Truyền phát thanh California, ông stan statham công bố những thông tin chi tiết về tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống AMBER để giúp các cộng đồng khác có thể tự mình thiết lập và tiến hành các chương trình Báo động AMBER trong khu vực của họ.

Công nghệ vẫn đang trên con đường phát triển, đổi mới, và giúp con người đạt được những điều kỳ diệu. Công nghệ giúp đưa mọi thứ đi xa hơn. nhanh hơn, giúp liên lạc thuận tiện hiệu quả hơn, góp phần tạo ra những thay đổi và bước nhảy vọt trong cách con người giải quyết các vấn đề xã hội. Cách ứng dụng công nghệ một cách đơn giản nhưng hiệu quả trong hệ thống cảnh báo AMBER đã giúp cộng đồng đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn, cùng cảnh giác để bảo vệ con em họ không lập lại số phận đáng thương như Amber Hagerman và Samantha Runnion. Và ngay cả khi điều tồi tệ nhất xảy ra, tập thể công lý này ít nhất vẫn có thể giúp truy bắt được kẻ tội phạm để chúng không thể làm hại thêm những đứa trẻ khác.

Đối với những người đang học hỏi để đạt được thành công, có thể thấy rằng việc cộng đồng sử dụng công nghệ (trong đó hệ thống Cảnh báo AMBER là một minh chứng) đã cho ta một bài học đáng giá. Khi chúng ta xem xét những viên gạch để xây dựng nên thành công – “Lòng nhiệt tình? Xem lại. Tầm nhìn? Xem lại. Hệ thống? Xem lại. Mục tiêu rõ ràng? Xem lại” – chúng ta nên áp dụng những công nghệ tốt nhất có thể, và sau đó phải phát huy tối đa công nghệ đó với tất cả những giá trị của nó.

Cho dù người ta vẫn đang tiếp tục tranh cãi về những điều xung quanh vũ trụ, xem ra thời đại vũ trụ vẫn chưa thực sự đến và đạt những thành tựu ngoài trái đất cũng như những hi sinh của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật và thiên văn học trong suốt hơn một thập kỷ qua hẳn sẽ tạo lập bước khởi đầu cho những cuộc phiêu lưu mới của con người. Thành công sẽ được đo bằng mức độ phổ biến của du lịch trong không gian Buzz Aldrrin, một trong hai người đầu tiên đã có cơ hội được đặt chân và đi trên Mặt trăng, nói về tương lai rộng mở của ngành du lịch hàng không với Elizabeth Misner, một cây bút chuyên viết về kinh doanh ở Los Angeles.

HẸN GẶP BẠN TRONG KHÔNG GIAN

BUZZ ALDRIN VÀ ELIZABETH MISNER

Những hình ảnh của ngày hôm đó lúc nào cũng như cháy rực trong tâm trí tôi: cảnh hiu quạnh trên bề mặt của Mặt trăng, và nhìn từ đây Trái đất như bông hoa của vũ trụ, trôi lơ lửng phía chân trời. Đó là những hình ảnh rất rõ ràng, sắc nét, và rộng mênh mông không biên giới. Ta không thể diễn tả được hết vẻ đẹp đó trong bất kỳ bộ phim nào.

Mọi người thường hỏi tôi cảm giác như thế nào khi “ở ngoài Trái đất”, hay đi bộ trên Mặt trăng. Câu trả lời của tôi là, bất kì ai có cơ hội được lên Mặt trăng thì chắc chắn đó sẽ là kỷ niệm sâu sắc nhất mà họ trải qua trong đời.

Thực ra, đó là một lần trải nghiệm kỳ thú vòng quanh trái đất trong 90 phút mà tôi lấy làm ngạc nhiên là chỉ có rất ít người được thưởng thức. Tôi thấy điều này thật là sai lầm. Tại sao mọi người lại không có được cơ hội đó? Tôi không muốn dùng thành quả trong chuyến du hành vào không gian để chứng minh cho thành công của mình. Tôi chỉ muốn dùng lần trải nghiệm kỳ thú nhất trong cuộc đời tôi để nó trở thành điểm xuất phát cho thành công của những người khác trong ngành công nghiệp không gian này.

Suy nghĩ này xuất hiện trong đầu tôi lần đầu tiên cách đây 10 năm, một ý tưởng đã được hình thành và tôi quyết tâm biến ý tưởng đó thành hiện thực. Sẽ phải mất một quá trình để tiếp thị, nhưng tôi biết sẽ có hàng nghìn người sẵn sàng muốn chi ra một số tiền trong tài sản của họ cho một cuộc hành trình bay vào không gian chỉ duy nhất một lần trong đời như thế này. Tôi muốn là thành viên trong một tổ chức có thể biến ý tưởng này thành sự thực.

Trước tiên, chúng tôi cần phải khích lệ mọi người. Cách đây không lâu, tôi thành lập tổ chức phi chính phủ có tên là ShareSpace để giúp những người bình thường có thêm sự quan tâm và gắn bó hơn với không gian và du lịch không gian.

ShareSpace mở chương trình xổ số để trao cơ hội cho những ai chiến thắng sẽ được vào thăm các trạm không gian, chứng kiến cảnh tượng phóng tàu con thoi, được trải nghiệm trạng thái bay lơ lửng không trọng lượng và sau đó là, theo như lời hi vọng, họ sẽ được bay vòng quanh quỹ đạo Trái đất.

Tôi mong muốn mọi người sẽ quan tâm đến điều này và nhận ra được rằng du lịch vũ trụ không chỉ là giấc mơ của một số người mà là cơ hội của tất cả chúng ta – một sự trải nghiệm không chỉ dành cho những người giàu mà cho cả những người có chút may mắn! Với sự sáng tạo và trí tưởng tượng, chúng ta có thể thấy giấc mơ này là hoàn toàn có thật.

Thám hiểm không gian tốn khá nhiều chi phí, vì thế chúng tôi cần phải mở ra những ý tưởng mới để làm cho hành trình trở nên dễ dàng hơn. Hãy tưởng tượng mỗi khi bạn đi máy bay qua một nước hay qua một vùng biển mà vất bỏ chiếc vỏ của máy bay. Đó cũng là cách chúng tôi định làm để đến được mặt trăng. Chúng tôi bay trong một tên lửa có chân cầm và hạ cánh vào trong một chiếc tàu con thoi có kích thước không lớn hơn một chiếc Volkswagen.

Đó là lý do vì sao giờ đây tôi đang làm việc với những người khác để thiết kế và tiến hành cái tôi gọi là tên lửa Starbooster. Đó là những bệ phóng tên lửa có khả năng tái sử dụng, làm nhiệm vụ đốt nhiên liệu và được thiết kế với cánh ở hai bên để chúng có thể bay về Trái đất. Tên lửa Starbooster thậm chí có thể được cải tiến để thay thế tàu con thoi của NASA. Nếu tôi không phải là thành viên của trạm Apollo, thì hẳn tôi đã không thể có được năng lực cùng như sự tin tưởng cần thiết để thúc đẩy sự thành công của ngành du lịch không gian vũ trụ trong tầm với của chúng tôi.

Đó không phải là một câu chuyện khoa học viễn tưởng. Sẽ có một ngày con người sống và làm việc trong vũ trụ. Vấn đề chỉ còn là thời gian.

Khi những thế hệ tương lai nhìn lại kỉ nguyên của chúng ta, họ sẽ nghĩ chúng ta đã thất bại trong việc nắm bắt ý nghĩa của tương lai hay họ sẽ cảm ơn chúng ta về cách chúng ta vươn tới tương lai và giúp biến giấc mơ thành hiện thực? Với những thành quả mà ngành công nghiệp vũ trụ đạt được, trẻ em của thiên niên kỷ mới sẽ có khả năng bay đến được các hành tinh và Mặt trăng của chúng, và sau đó là vươn tới những vì sao.

Lần sau khi bạn đứng ngắm Mặt trăng, hãy tưởng tượng thời khắc bạn ở trên bề mặt Mặt trăng và chia sẻ cảm xúc như trong mơ của bạn với tôi và những người khác nữa cũng đang đứng ở trên đó. Chỉ đến khi làm được như vậy chúng tôi mới coi thành công của mình là thực sự có ý nghĩa!

Trong cuộc sống, những người biết đi lên từ hoàn cảnh khó khăn thường khiến cho người khác rất cảm phục. Tự mình vươn lên, tự khám phá và quyết tâm theo đuổi hoài bão, mục tiêu của mình, ý chí kiên cường vượt qua những trở ngại thách thức có thể đóng vai trò là đòn bẩy nhằm đạt được những mục tiêu không vụ lợi trong cuộc sống. Ron Ham là một nhà tư vấn tiếp thị và là một thương gia ở Scotland, người chuyên giúp đỡ những chủ doanh nghiệp khác mở rộng kiến thức xã hội của họ cũng như các vấn đề mấu chốt. Vợ của Ron, Sue, sẽ tiếp nhận công việc kinh doanh của ông.

BILLY CASPER: HÃY CHƠI TRÒ CHƠI CỦA CHÍNH BẠN

RON VÀ SUE HAIN

Quả bóng chơi gôn bị bật nảy qua đồng. Cậu bé 4 tuổi rưỡi Billy Casper, đứng chân đất trên bãi cỏ xanh trải những hòn sỏi, nhìn quả bóng theo hướng một trong ba cái lỗ mà bố cậu và cậu đã đào một cách thô sơ ở nông trang mà họ đang sinh sống, vùng New Mexico. Cậu nắm chặt chiếc gậy đánh gôn cỡ của người lởn mà bố cậu cho, những con bò đang rống lên như thể chúng đang muốn là những khán giả đứng ở ngoài sân cỏ để xem và cổ vũ. Cậu bé lại chỉnh quả bóng một lần nữa và hướng mắt tới những cái lỗ đánh gôn được đào một cách sơ sài.

Mặc dù những cái lỗ họ đào để chơi gôn hết sức sơ sài – một cách thể hiện cuộc sống nghèo khổ cơ cực của những người nông dân chân lấm tay bùn, song họ vẫn mỉm cười khi thấy đứa con tài năng đi chân đất của mình đang đẩy bóng vào hết lỗ này đến lỗ khác. Họ không ngăn cản trò chơi yêu thích của Bỉlly, vì thế cậu bé vẫn tiếp tục đam mê trò chơi của mình ngay cả sau khi gia đình cậu chuyển đến vùng San Diego vài năm sau đó để tìm việc làm. Ở đó có những đồng cỏ thực sự để chơi gôn, và cậu bé vẫn tiếp tục chơi trò chơi này.

Khi Billy bắt đầu cao hơn chiếc gậy đánh gôn thì bố mẹ cậu ly thân. Khi cậu bước vào tuổi dậy thì, bố mẹ cậu ly dị và bỏ đi. Casper bị bỏ mặc và để kiếm miếng cơm, suốt những năm học trung học, cậu phải đi làm người nhặt bóng cho những người chơi gôn.

Gia đình tan vỡ khiến cuộc đời cậu trở nên đáng buồn, song trường phổ thông đã trao cho Casper hai món quà giúp cuộc đời cậu rẽ sang một hướng tốt đẹp hơn. Cậu gặp gỡ và hẹn hò với một cô bạn mà sau này chính là vợ cậu và một người bạn tri âm tri kỉ, Shirley, cũng có hoàn cảnh gia đình giống cậu. Và lúc đó Casper nhận thấy mình có thể làm giàu với môn thể thao này.

Sự nghiệp của anh trên thảm cỏ xanh bắt đầu khi anh được nhận học bổng cho môn gôn ở trường Đại học Notre Dame. Tuy nhiên cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên đã làm gián đoạn các kế hoạch của Casper, vì anh bị gọi đi lính phục vụ lực lượng hải quân trong 4 năm.

Casper được trợ cấp thêm trong khoản lương lính hải quân còm cõi của anh nhờ việc dạy các sỹ quan chơi gôn và làm nhiệm vụ quản lý khu vực chơi gôn trong vùng. Anh và Shirley sau đó cưới nhau và sinh đứa con đầu lòng tên là Linda.

Sau thời gian phục vụ trong Hải quân, Billy tham gia tranh giải vô địch gôn hạng thấp nhất ở miền nam California. Anh và Shirley nhanh chóng nhận ra rằng anh nên tham gia giải thi đấu gôn quốc gia với tư cách là một người chơi gôn chuyên nghiệp. Là một vận động viên chuyên nghiệp, anh sẽ không phải trả phí dùng sân chơi – một lợi ích không nhỏ cho một gia đình bé nhỏ đang muốn tìm kiếm cơ hội vươn lên.

Được hai doanh nhân trong vùng tài trợ, nhà Casper được chuyển đến một khu nhà mới. Chặng dừng đầu tiên: Portland, Oregon, nơi sự xuất hiện của Casper với tư cách là một tay chơi gôn chuyên nghiệp giúp anh kiếm được 33,33 đô la.

Casper và gia đình của anh tiếp tục tạo thêm tiếng tăm ở khu vực quanh họ đang sống trong một vài năm tiếp theo. Họ đã có cuộc sống rất vui vẻ và chuẩn bị cho giải vô địch sắp sửa diễn ra. Anh không bao giờ quên rằng môn chơi gôn là nguồn sống của cả gia đình anh.

Trong khi những đối thủ của anh phần lớn là những kẻ kênh kiệu khoa trương, Casper vẫn nghiêm khắc tập luyện và xem xét chính bản thân mình. Anh kết họp tài năng sẵn có của mình với sự luyện tập cao độ “phải luôn nghĩ đến giải đấu này” – ngày nay phương pháp đó được biết đến với tên gọi hình ảnh hoá.

Mục tiêu của anh hết sức giản dị: giành chiến thắng để có một số tiền đủ duy trì cuộc sống gia đình. Anh tập trung vào một loạt các mục tiêu nhằm giúp anh dần đạt được những thành công lớn hơn. Đầu tiên là giải vô địch đầu tiên PGA của anh, sau đó sẽ là giải Mỹ mở rộng. Casper hiểu rằng anh đã phải trải qua từng bài kiểm tra nhỏ một trước khi đến những bài kiểm tra tiếp theo với mức độ khó hơn.

Lần lượt, anh đều đạt được những mục tiêu mà mình đề ra. Chiến thắng đầu tiên của anh là ở giải Labatt mở rộng năm 1958, lúc đó anh đã hoàn thành mục tiêu thứ 57 của mình trong tổng số 58 mục tiêu anh đề ra. Và sau đó là chiến thắng ở giải Mỹ mở rộng năm 1959.

Đột nhiên, anh gặp phải một vấn đề mà anh không ngờ tới. Đó là anh đã hoàn thành tất cả các mục tiêu mình đã liệt kê ra. Anh “đã thành công”, còn giờ thì sao?

Casper đã học được một bài học vô cùng giá trị: tình thế nguy hiểm nhất bạn gặp phải trong cuộc đời là khi bạn hoàn thành được mục tiêu của mình. Cần phải đánh giá lại bản thân và đề ra mục tiêu tiếp theo cho mình.

Mục tiêu tiếp theo của anh trở thành chiếc Chén Thánh: chiến thắng tại giải vô địch Golf Master ở Augusta, Georgia. Anh và Shirley lúc đó cũng muốn có thêm một đứa con nữa, lúc đó Linda đã có 2 em trai là Billy Jr. và Bobby.

Tham vọng thành công trong cả hai việc khó khăn hơn hai người tưởng.

Năm 1963, Casper bị trật cơ bàn tay trong trận đấu ác liệt với Jack Nicklaus. Các chuyên gia nói họ thực sự bó tay. Và vì các tổn thương về tim, anh và Shirley không thể có con thêm được nữa.

Họ đối mặt với sự thất bại này bằng cách cùng chia sẻ sự quan tâm đến gia đình và thể hiện niềm tin sâu sắc vào tôn giáo. Nhà Casper đã nhận nuôi 6 đứa con, tất cả đều là những trẻ em nghèo túng.

Họ cũng học được một bài học cho thành công khác: đừng bao giờ đốt cháy những cây cầu của bạn, bởi vì bạn sẽ không biết bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ đâu. Một trong những đứa trẻ họ nhận nuôi hay chơi gôn với một người biết nắn xương. Người này đồng ý giúp chữa trị bàn tay cho Casper.

Casper đã phải trải qua một cuộc điều trị dài và đau đớn với rất nhiều bài luyện tập rèn luyện sức cơ tay. Cuối cùng, anh đã kịp trở lại tham gia giải vô địch.

Số phận như thể muốn nói với anh “Không nhanh như thế đâu”. Ngay khi anh bắt đầu hồi phục phong độ và lấy

lại tự tin, anh lại phải chịu thêm một chấn thương nữa về cơ, lần này là ở lưng, và lại phải chịu đựng những cơn đau đớn không kể xiết.

Cuối cùng, sau một thời gian, anh cũng hồi phục cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai. Casper nhanh chóng quay lại thi đấu và trở thành nhà vô địch Ryder Cup ở Scotland sau 3 vòng đấu. Và, như thể được thưởng vì những nỗ lực, lòng kiên trì và thái độ sống tích cực của mình, anh và Shirley có thêm hai đứa con nữa.

Casper đã thể hiện được sự khiêm tốn cũng như tinh thần quyết tâm thi đấu thành công ở giải Mỹ mở rộng vào tháng 6 năm 1966, một năm sau khi anh hồi phục những chấn thương ở lưng. Phải thi đấu với Arnold Palmer để đoạt vị trí quán quân ở vòng đấu cuối cùng – với rất nhiều fan ủng hộ “Arnie’s Army” – người anh hùng của họ – Casper đặt cho mình một mục tiêu hết sức khiêm tốn: tỏ ra không quá khiêm tốn. Anh cảm thấy, dùng đúng từ của anh là, “một gã bị đánh bại một cách tuyệt vọng”.

Đó là một trận thi đấu giúp anh trở thành huyền thoại. Anh đánh nhẹ quả bóng qua lỗ thứ 13, sau đó quả bóng lăn nhẹ đến. gần vị trí của Palmer ở lỗ thứ 15. Bất chợt, nó lại lăn xuống vị trí thứ ba. Khi Casper đứng ở vị trí thứ 16, lúc đó anh dám chắc mình có thể thắng. Chất Adrenaline trong anh tăng mạnh làm anh vô cùng phấn chấn, anh có cảm giác vô cùng hồi hộp không thể tin nổi, anh nghe thấy tiếng nói nhỏ trong đầu đang thúc giục anh, ‘Tiếp đi, tiếp đi nào! Đây không phải lúc để hèn nhát!”. Anh đi lùi lại phía sau quả bóng để chỉnh lại trọng tâm. Anh nói với mình “Hãy cứ chơi như mọi khi, hãy chơi trò chơi của chính mình”. Anh chỉnh bóng và sau đó hất nhẹ làm nó lăn xuống đường bóng.

Cú đánh của Palmer làm bóng lao vào một cành cây và lăn xuống đường bóng 18 mét khiến cho anh thực sự gặp rắc rối. Casper dễ dàng gạt hai đường bóng cách anh 4 mét và sau đó chậm rãi cho bóng lăn vào đúng lỗ gôn. Palmer không thể nào lấy lại được phong độ từ cú đánh gôn của Casper, và Casper càng ngày càng đến gần với chức vô địch hơn và trúng được 18 quả vào 16 gôn trong ngày hôm sau. Tổng cộng anh đạt được số điểm 69 so với Palmer là 73.

Đến lượt sân thứ 18, anh đã giành được vinh quang, Casper đã có thể giơ tay vẫy chào trong tiếng hò reo của mọi người. Anh đã có thể hét lên ‘Ta là kẻ mạnh nhất!”. Tuy nhiên thay vì làm những điều đó, anh chỉ lao tới bắt tay từng người một, và anh đến ôm người đối thủ tài ba không kém mình, nói rất nhẹ nhàng ‘Tôi rất tiếc, Arnold!”

Casper lại tiếp tục thành công trong giải Golf Master ở Augusta năm 1970. Anh đã giành được vinh quang ấy với niềm tin vào “cảm giác bên trong” của anh và bằng cách bám vào trò chơi quen thuộc của mình.

Bên cạnh những giá trị gia đình, lòng khiêm tốn, và niềm tin không lay chuyển vào sức mạnh của sự suy nghĩ tích cực mà anh chia sẻ với Shirley, Casper đã có được một “bí quyết thành công” khác – đó là chế độ ăn uống khác thường của anh. Anh duy trì một chế độ ăn cực kỳ nghiêm ngặt, anh chỉ ăn thịt trâu, vì vậy mà mọi người thường gọi anh với biệt danh là Bill Trâu.

Trong sự nghiệp huy hoàng của mình, Casper tổng cộng đã giành được 60 chức vô địch chuyên nghiệp, 51 giải trong số đó là giải PGA. Anh được bình chọn là Vận động viên PGA của năm trong hai năm 1966 và 1970. Anh cũng 8 lần được chọn làm thành viên trong Đội Ryder Cup của Mỹ và được làm đội trưởng trong năm 1979. Anh đã 5 lần đoạt cúp Vardon – chiếc cúp trao hàng năm cho những người chơi gôn chuyên nghiệp giành chiến thắng ở giải PGA với tỉ số thấp nhất. Casper được mời tham dự Hội Những người chơi gôn nổi tiếng thế giới vào năm 1978 và Hội những người chơi gôn nổi tiếng PGA vào năm 1982. Anh được phong 9 danh hiệu trong giải PGA siêu hạng.

Casper tin rằng tài năng không đến với anh một cách vô tình mà là nhờ vào mọi người. Những thành quả mà anh đạt được trong thể thao đã tạo ra và liên hệ được với cái anh gọi là “một gia đình nhiều thế hệ đáng kinh ngạc” trên khắp thế giới, từ các tổng thống và giới quý tộc đến những đứa trẻ của những gia đình nghèo khổ nhất. Tạp chí Golfweek đã công nhận anh là “Người Cha của Năm” trong năm 1996. Năm 2001, anh trở thành người Mỹ duy nhất vinh dự được hoàng gia Ma-rốc trao tước hiệu hiệp sỹ nhân kỷ niệm 30 năm tình bạn giữa anh và vua Hussan.

Luôn luôn nhớ về khởi nguồn giản dị của mình, đứa trẻ từng chạy chân đất khắp đồng cỏ để đưa hết quả bóng này đến quả bóng khác vào những cái lỗ nhỏ mà người bố đào cho đã quyết định thành lập Trại hè chơi gôn dành cho Thiếu nhi mà sau này được biết đến là giải Billy’Kids. Và thông qua Quỹ dành cho Người trẻ tuổi của Billy

Casper, anh và Shirley đã quyên được hàng triệu đô la cho những trẻ em nghèo, bị ốm đau hoặc có hoàn cảnh khó khăn trên khắp thế giới.

Sau khi tham gia vào tất cả các giải đấu với đủ loại địa hình trong suốt năm thập kỷ với tư cách là một tay chơi chuyên nghiệp, Casper quyết định dùng kinh nghiệm của mình để tư vấn các công ty phát triển và quản lí các khóa học về chơi gôn. ông đóng vai trò cố vấn cao cấp của Công ty Billy Casper Golf. Như lời công ty giải thích, “Sự ảnh hưởng của ông đến việc quản lý các cơ sở hạ tầng của BCG cũng đồng hành với cách mà ông điều khiển chính mình – quan tâm đến tất cả – tất cả vì sự quan tâm”.

Sự quan tâm của Billy Casper có thể thấy rõ trong cuộc sống của ông với Shirley. Sự theo đuổi môn gôn suốt cả cuộc đời của ông thực sự là một phần của giấc mơ mà gia đình ông nguyện cùng chia sẻ với ông ngay từ đầu. Họ tìm thấy ở nhau tình yêu thương, sự yên ổn và cùng hỗ trợ nhau đạt được một cuộc sống cân bằng kỳ diệu.

Chăm sóc gia đình không làm mất thời gian của Casper mà thậm chí nó còn giúp xác định Casper là ai. Người đàn ông này được vợ và các con ở bên và động viên, thành công không phải là khái niệm mơ hồ trừu tượng, cũng không phải là nhu cầu phải cân bằng cuộc sống gia đình và công việc. Billy và Shirley đều nhận thấy rằng sự theo đuổi nghiệp chơi gôn của ông sẽ giúp thúc đẩy, và đồng thời là được thúc đẩy bởi cuộc sống gia đình hạnh phúc của ông.

Còn trở thành một phương tiện thành công mà ông và Shirley cần, trong khi các giá trị gia đình mà họ khao khát lớn dần lên thông qua những mục tiêu được chia sẻ. Những thành quả cũng như số tiền hàng triệu đô la có được trong các giải vô địch có lẽ đối với nhiều người là quá thành công, nhưng nếu không có ngọn lửa mà hai người chia sẻ cho nhau, và cả ánh sáng trong mát bọn trẻ nhà họ, trong những đứa con nuôi, những đứa cháu… thì những chiếc cúp danh giá đó hẳn sẽ rất nguội lạnh.

Sự bất hạnh có thể ập đến với những người có quyền lực và thành đạt cũng nhanh không kém so với những người bình thường và vô danh. Sự nổi tiếng của những con người tài năng này đôi khi cũng khiến cho họ, những người mà công việc của họ là sản phẩm của sự hâm mộ trong công chúng, phải tìm cách để đòi lại một số may mắn. Gillian Lawson và chồng đã phát triển và làm chủ một trong những hãng tiếp thị phát triển nhanh nhất ở nước Mỹ, và bà cũng là người rất tích cực tham gia gây quỹ từ thiện ở London.

MÓN QUÀ CỦA JOSÉ CARRERAS

GILLIAN LAWSON

José Carreras, nghệ sĩ có giọng nam cao hết sức truyền cảm nổi tiếng trên khắp thế giới, khi đang trên trong đỉnh cao sự nghiệp âm nhạc trong gần hai thập kỷ thì vào tháng 7 năm 1987 bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Năng khiếu bẩm sinh cộng với lòng kiên trì luyện tập hăng say, chăm chỉ đã đưa ông đến với sân khấu opera ngay từ tuổi 11 với những vai diễn chính trong các nhà hát trên khắp thế giới. Nhưng trong 11 tháng gần đây, Carreras đang phải chịu đựng nỗi đau thể xác tột cùng, kiệt sức và tuyệt vọng với hai lần điều trị bằng hoá trị liệu, và lần hút tuỷ xương để kháng khuẩn và tiêm lại, sau đó lại là những lần điều trị bằng phóng xạ và hóa học với những tác dụng phụ rất khó chịu và đau đớn.

Tiếp đó là một cuộc cấy ghép phẫu thuật – đó là khi cơ thể ông hoàn toàn không còn hệ miễn dịch – một sự chờ đợi thấp thỏm trong lo lắng để xem liệu có thành công không. Chỉ sau một vài tuần cấy ghép, tuỷ xương mới ngừng hoạt động, cũng ngừng sản sinh các tế bào máu, và ông cảm giác như, ông viết trong tự truyện “sắp rơi xuống địa ngục”. Nhưng ông là một trong những bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm một loại thuốc mới có thể giúp kích thích tuỷ xương hoạt động trở lại và thực hiện dần dần quá trình hồi phục.

Trong bài trả lời phỏng vấn cho cuốn sách này vào tháng 6 năm 2003 ở London, Carreras đã bộc bạch hết sức thẳng thắn về việc làm cách nào ông tìm được động lực cho mình và sức mạnh để có thể vượt qua thời điểm đầy thử thách và khó khăn đó.

Lúc chữa trị, trong lòng ông cảm thấy rất yên tâm vì ông biết mạng sống của ông nằm trong tay đội ngũ các chuyên gia phẫu thuật đầy kinh nghiệm, ông nói những chuyên gia đó am hiểu lĩnh vực của họ và họ biết những gì cần phải làm. Tuy vậy, trên trận chiến tình cảm, ông cần một nơi để nương tựa. Ông thật may mắn vì đã có gia đình làm chỗ dựa cho ông. Là một ca sĩ nổi tiếng thế giới, ông cũng có rất nhiều người hâm mộ quan tâm đến sức khỏe của ông, những người đó là minh chứng của tinh thần đoàn kết, tình cảm và lòng hào hiệp từ khắp nơi trên thế giới. Họ cũng giúp ông có thêm nguồn sức mạnh, niềm tin tưởng.

Nhưng phần lớn tất cả chúng ta, khi đau ốm hoặc khi phải đối mặt với thử thách trong cuộc sống, không thể dựa vào nguồn động viên của những người hâm mộ. Ông đã từng làm được điều gì mà không cần đến sự ủng hộ của những người hâm mộ chưa?

Carreras công nhận rằng nguồn động viên thực sự và tấm lòng mà ông thực sự cần đến là từ những người thân yêu. “Ngay từ thời khắc đầu tiên”, ông nói, “các bác sĩ nói về phần trăm, về khả năng qua khỏi được căn bệnh này. Dù là phương pháp điều trị này hay khác, bằng hóa trị liệu hay bằng phóng xạ, cấy ghép tuỷ xương có thể được thực hiện bằng cách này hay cách khác. Nhưng khi nói về phần trăm thành công, tôi nghĩ cơ hội của tôi chỉ là một phần triệu, đó là cơ hội của tôi và tôi sẽ đấu tranh cho điều đó và tôi tin rằng tôi có thể làm được. Tuy nhiên, sự quyết tâm này có được là nhờ sự giúp đỡ mà tôi nhận được từ những người khác. Nếu như bảo tôi phải tự mình quyết tâm, tôi không chắc liệu tôi có thể làm được hay không”.

Tuy nhiên, có những thời điểm mọi chuyện trở nên vô cùng tồi tệ, ngay cả khi phải đối mặt với bệnh tật hoặc một vài khủng hoảng trầm trọng, khi suy nghĩ của bạn hoàn toàn bị che phủ bởi bóng đêm và không còn một tia hi vọng nào thì vào những lúc đó, sự động viên của người thân vẫn là chưa đủ. “Sự giúp đỡ của người khác là cực kỳ cần thiết, nhưng nó cũng chỉ đến được một ngưỡng nào đó”, Carreras nói. “Nói theo cách của người Tây Ban Nha thì chính bạn phải bước ra để đương đầu với những chú bò tót thôi”.

Quan niệm của Carreras về việc phải dám đương đầu với khó khăn thử thách bao hàm cả ý nghĩa đối mặt với những thách thức nội tâm. Ông đi bộ chậm rãi trong phòng tắm, tháo tất cả những loại dây loằng ngoằng đang gắn vào người ông từ đủ các loại máy móc, và nhìn vào gương. Có lẽ trông không được đẹp cho lắm, giống như cảm giác của hầu hết mọi người khi ngắm mình trong gương vào mỗi buổi sáng thức dậy. Nhưng Carreras lại nhìn sâu vào đôi mắt đang được phản chiếu trong gương và hiểu đó là cái gì. Các bác sĩ đang làm tất cả những gì có thể, nhưng bản thân ông cũng cần phải có trách nhiệm với những phần điều trị mà ông có thể điều khiển, đó là phần mà mỗi chúng ta, dù khó khăn đến mấy, đều có thể điều khiển. Cái phần đó chính là ở trong lòng chúng ta. Rất nhiều người trong chúng ta thích đối mặt với những thử thách bên ngoài hơn là thích nhìn sâu vào chính mình, để nhìn thẳng và đối diện với sự thật đang diễn ra và xác định trách nhiệm của mình cho những suy nghĩ ấy.

Ông nhớ lại, “Tôi nhìn vào gương và nói, nào José, đừng có ngu ngốc như thế. Hãy chiến đấu. Hãy chiến đấu đến khả năng cuối cùng, và ngay cả nếu khả năng đó không có tác dụng, thì sau đó sẽ ra sao? Ôi sẽ thật là tồi tệ chăng?”. Ông đã được sống một cuộc sống tươi đẹp trong suốt 40 năm, có một gia đình yêu thương và sẽ chết trước khi có thể nhìn thấy con cái mình trưởng thành. Lúc đó, ông hiểu rằng không có lý do gì để ngừng đấu tranh tư tưởng.

Đối với một người đàn ông coi âm nhạc là một phần thiết yếu của cuộc đời thì tình trạng “cảm thấy khá hơn” là chưa đủ. Carreras còn cần phải hát nữa. Trong buổi hoà nhạc đầu tiên của ông sau khi phục hồi, ông hát trước 150 nghìn khán giả tại quê nhà ở Barcelona, chính xác là đúng một năm sau ngày ông được chẩn đoán mắc bệnh. Như ông nói, lúc đó ông phải thu hết can đảm. ‘Tôi tin tưởng vào giọng của mình, nhưng tôi không biết liệu tôi có đủ sức khỏe thể chất, tinh thần để đứng trước khán giả và hát lại không. Mười một tháng ở trong bệnh viện ảnh hưởng đến thể chất cũng như tinh thần của bạn. Nhưng tôi có ham muốn tột bậc là trở lại với niềm đam mê cháy bỏng, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi”.

“Đó là một khoảnh khắc xúc động. Tôi nhớ là khi bước lên sân khấu, tôi đã dừng lại và nghĩ: ‘Mình không thể làm được, mình đang quá xúc động. Tôi bắt đầu nghi ngờ chính bản thân mình. Tôi tự nói với mình: ‘Ôi, tất cả mọi người đều ở đây, mình hi vọng là mình có thể cho họ một chút thời gian của mình’. Lúc đó tôi cảm thấy mình không thể nói lưu loát được nữa. Buổi hoà nhạc đó là một trong những đêm đặc biệt nhất, không chỉ đặc biệt với sự nghiệp của tôi mà còn đối với cuộc đời tôi. Ngày hôm đó tôi đã biết là tôi có thể làm được, làm được nhiều hơn thế, chứ không chỉ có mỗi việc đi bộ ra ngoài bệnh viện”.

Buổi hoà nhạc ngày hôm đó đã giúp ông tìm lại được sức mạnh để đối mặt với bệnh tật. Carreras nói: “Có lẽ là trong vô thức, tôi biết mình cần phải làm gì khi ở trên sân khấu và đối mặt với khán giả. Nhưng sống 11 tháng trong bệnh viện khiến cho cái phần nghệ sĩ trong tôi biến đi đâu mất. Khi bạn phải đối mặt với tình huống như thế này, bạn chỉ còn là một con người trống rỗng, cái lối tính cách bị lột sạch, chỉ tồn tại với đúng nghĩa là một con người sinh vật thôi”.

Đi lên sân khấu và nhìn vào những gương mặt háo hức trông đợi của người hâm mộ, tuy vậy, sự trông đợi ấy của khán giả có vẻ chỉ liên quan nghề nghiệp và sự thành công của ông. Trong khi đó, bệnh tật của ông lại là một thử thách nội tại, điều đó giải thích vì sao nhân tố quần chúng chỉ đóng một phần nhỏ. Thứ mà có lẽ ông vẫn có được là sự tận tâm, lòng kiên trì, và tinh thần chịu trách nhiệm cá nhân, luyện tập miệt mài, để sau nhiều năm có thể biến một năng khiếu thiên bẩm thành một nghệ sĩ tầm cỡ thế giới. Và dường như những phẩm chất này đã giúp ông vượt qua được những ảnh hưởng về mặt tâm lý khi ông phải chiến đấu chống chọi với bệnh bạch cầu.

Thậm chí ngay cả khi ông hồi phục và trở về cuộc sống và công việc của mình, ông thấy cuộc sống của mình không chỉ đơn giản là quay lại tiếp tục hát nữa. “Khi tôi ở bệnh viện tại Barcelona và nói chuyện với các y tá, tôi đã nói với họ rằng ngay khi tôi xuất viện, tôi sẽ đi hát cho tất cả mọi người. Nhưng giờ đây khi giờ phút đó đã đến thì tôi lại thấy vẫn chưa đủ,” ông bộc bạch”.

Với sự giúp đỡ từ các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp, ông thành lập Quỹ Bạch Cầu Quốc tế José Carreras ở Barcelona. Giờ đây quỹ đã có các chi nhánh ở Mỹ, Thuỵ Sĩ và Đức. Quỹ này hỗ trợ các nghiên cứu y tế bằng cách trao học bổng cho những nhà nghiên cứu có triển vọng từ khắp nơi trên thế giới; quản lí mạng lưới hiến tuỷ, tìm kiếm những người hợp tuỷ để cấy ghép khi cần, hỗ trợ các nghiên cứu và trang thiết bị y tế cho các viện quốc tế hàng đầu và các bệnh viện ở Đông Âu, giúp đỡ các bệnh nhân bạch tạng và gia đình họ, chủ yếu bằng việc hỗ trợ chế độ ăn nghỉ cho các gia đình ở gần các trung tâm cấy ghép để họ có thể qua lại dễ dàng với người thân của mình trong suốt quá trình điều trị lâu dài. Nguồn tiền cho các hoạt động này chủ yếu là từ các buổi hoà nhạc từ thiện của Carreras. Những buổi hoà nhạc đó đều thu hút được nguồn tài trợ rất lớn từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm.

Hẳn ít người trên hành tinh này có được một giọng hát tuyệt vời như Carreras. Những ai cũng có thể noi gương sự tận tụy và lòng quyết tâm – điều đã giúp ông thành công trong sự nghiệp và luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Và mọi người đều có thể học cách mà ông đã chia sẻ với cộng đồng sự may mắn được hồi phục sức khỏe. Họ là những người đã tạo điều kiện để ông có thể thăng hoa trong nghề nghiệp và khỏe mạnh như xưa.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.