Những Bậc Thầy Thành Công
3 – Tính kiên trì và làm việc có kế hoạch
Không có bí mật nào để thành công. Thành công là kết quả của quá trình chuẩn bị, làm việc chăm chỉ và rút kinh nghiệm từ những thất bại.
COLIN POWEL
Trong hầu hết các câu chuyện về sự thành công, tính kiên trì là một chủ đề thường gặp. Những người đạt được những gì họ mong muốn thường là những người kiên định khi theo đuổi mục tiêu, họ không chấp nhận để khó khăn cản bước trên con đường của mình. Lòng quyết tâm bền bỉ là nền tảng của sự thành công. Đây là lý do tại sao ai càng chăm chỉ làm việc thì dường như càng gặp nhiều may mắn.
Nhưng chỉ có tính kiên trì thôi không chắc chắn sẽ đạt được thành công. Theo đuổi mục tiêu thành công cũng đòi hỏi phải làm việc theo một hệ thống hay là phải có kế hoạch. Đó còn hơn là theo đuổi mục tiêu khi mọi người không nghĩ đến nó nữa; đó chính là kiên trì một cách có mục đích.
Thành công thường là kết quả của việc áp dụng khác thường những kiến thức thông thường. Khi bạn nghe những người thành công nói về “bí quyết” thành công của họ, bạn hiếm khi nhận ra có một bí quyết thực sự nào. Những gì bạn nghe là sự kiên định vững vàng với những hệ thống hoặc ứng dụng mà họ tin tưởng và theo đuổi tới cùng bằng lòng quyết tâm mạnh mẽ – một sự tập trung đặc biệt vào một số thứ mà những người ít thành công hơn đơn giản là đã hoàn toàn bỏ qua, không chú trọng. Những người thành công thường tập trung vào mục tiêu và không quản ngại làm việc để đạt được mục tiêu đó. Trong thể thao, người ta gọi là mắt không rời bóng.
Thậm chí khi những ý tưởng dễ hiểu thì nhiều người thường không thực hiện được bởi vì họ thường nghĩ việc thực hiện là quá khó. Sau khi tác giả Ivan Misner trình bày bài diễn văn ở Thuỵ Điển, một lúc sau một khán giả đã tiếp cận ông và nói: “Mọi thứ ngài nói rất có ý nghĩa. Trong đó có nhiều điều mà tôi thấy rất cần phải thực hiện, nhưng tôi chưa bao giờ thực hiện vì thấy chúng quá đơn giản. Tôi nghĩ để thực hiện phải cần rất nhiều thứ. Vì thế, tôi đã lãng phí thời gian qúy báu để tìm kiếm những bí quyết”. Sau đó cô ấy nói thêm: “Tôi không hiểu tại sao con người, trong đó có cả tôi, thường biến những chuyện đơn giản thành phức tạp”.
Người ta thường nói rằng thành công đến từ chữ “có thể” và thất bại đến từ chữ “không thể”. Bạn hầu như biết những chủ nhân của phương pháp “vâng, nhưng”, những người thầy những thứ quá dễ nhưng lại làm cho chúng phức tạp lên. Họ tìm thấy một kiểu mẫu thành công, sau đó họ sử dụng thời gian của mình gạt bỏ nó bởi vì họ thấy “nó quá đơn giản” hoặc bởi vì “chúng ta khác”. Họ lý luận rằng “có thể họ đã làm việc trong hoàn cảnh đó nhưng hoàn cảnh này (hoặc sản phẩm, dịch vụ, hoạt động kinh doanh, ngành nghề, thành phố, bang, nước) thì khác”. Đấy chính là cách họ tránh làm những việc mà họ không muốn; với một số người lý do để không thực hiện tốt hơn là những kết quả mà họ bào chữa thanh minh trước: nó sẽ thất bại.
Con đường đi tới thành công có những đoạn đường vòng để tránh thất bại. Gần như mọi cá nhân thành công đã ít nhất một lần gặp thất bại, và thường thường là nhiều lần. Tuy nhiên, những thất bại đó lại dẫn tới thành công. Những bậc thầy thành công là những người đã rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, nhưng họ biết rút ra bài học từ những sai lầm để tránh không lập lại chúng. Và họ tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình. Họ đã thành công bởi vì họ xem mỗi lỗi lầm là một cơ hội để học hỏi – không phải là một lý do để bỏ cuộc. Họ đã thành công bởi vì đó là điều quan trọng nhất.
Thành công đến với những người không chỉ có niềm đam mê và tầm nhìn rộng mà còn có tính kiên trì và một sự tận tâm thực hiện những nguyên tắc cơ bản; và những người không ngừng làm việc và học hỏi cho đến khi họ thực hiện chúng hoàn hảo. Cuối cũng, thành công không phải có bí quyết về tri thức hay điều gì khác biệt. Mọi người đều biết mục đích là gì và làm sao để đạt được nó. Đó là tri thức phổ biến, và nó đã có từ rất lâu, rất lâu. Thành công có lẽ là biết những điều này và có ý chí để theo đuổi chúng. Thành công là áp dụng một cách khác thường những tri thức thông thường.
Làm chủ một kỹ năng mới hay học hỏi một khái niệm mới có thể mất một thời gian. Chúng ta phạm sai lầm, vấp ngã một vài lần, tiếp tục vụng về, lóng ngóng. Nhưng ý tưởng vẫn phải được tiếp tục từ những sai lầm của chúng ta, chúng ta học hỏi từ đó, rồi áp dụng những bài học để tiến lên phía trước, và có thể tốt hơn Harvey Mackay để dạy chúng ta về thành công trong kinh doanh? Đã từng là một cầu thủ tennis số một, Harvey Mackay là một trong những người Mỹ diễn thuyết về kinh doanh giải trí được nhiều người ưa chuộng nhất.
THÀNH CÔNG “KIÊN TRÌ” HƠN THẤT BẠI
HARVEY MACKAY
Mọi người rất hay hỏi tôi nghĩ gì về bí quyết của thành công. Có rất nhiều thứ, nhưng đứng đầu danh sách của tôi là hai niềm tin:
1. Bạn cần phải là một người khao khát đấu tranh.
2. Người khao khát đấu tranh đó không bao giờ bỏ cuộc.
Qua nhiều năm tháng tôi hiểu được rằng thành công phần lớn đeo đuổi người ở lại khi mà những người khác đã bỏ đi.
Khi bạn nghiên cứu những người thực sự thành công, bạn sẽ thấy rằng họ từng mắc phải nhiều lỗi lầm, nhưng khi bị gục ngã thì họ gắng gượng dậy… và dậy… và dậy. Giống như chú thỏ Bunny trong quảng cáo pin Energiner tiếp tục đi… và đi… và đi.
Abraham Lincoln thất bại trong kinh doanh, thua cuộc trong nhiều cuộc bầu cử, bị người tình bỏ rơi và đã từng bị suy nhược thần kinh. Nhưng ông không bao giờ bỏ cuộc. Ông vẫn tiếp tục cố gắng và đối với rất nhiều người, ông là vị tổng thống vĩ đại nhất. Chúng ta hãy xem thêm một số ví dụ sau:
– Cuốn sách về trẻ em đầu tiên của tiến sỹ Seuss đã bị 23 nhà xuất bản từ chối.
– Michael Jordan đã từng bị loại khỏi đội tuyển bóng rổ của trường trung học.
– Henry Ford đã thất bại và bị phá sản năm lần trước khi đạt được thành công cuối cùng.
Franklin D.Roosevelt đã bị quật ngã bởi bệnh nhiễm khuẩn làm viêm tuỷ sống dẫn đến bại liệt, nhưng ông không bao giờ chịu bỏ cuộc.
– Helen Keller, một người hoàn toàn điếc và mù, đã tốt nghiệp với lời khen ngợi của trường Đại học Radcliffe, và bà đã trở thành một nhà văn, một giảng viên nổi tiếng.
– Adam Clark đã phải nỗ lực 40 năm để viết lời chú giải Kinh Thánh (the Holy Scripture).
– Edward Gibbon đã mất 26 năm khó nhọc để hoàn thành cuốn Lịch sử của sự suy tàn và sụp đổ của Đế Chế La Mã Cổ Đại (History of the Decline and Fall of the Roman Empire).
– Ernest Hemingway đã chỉnh sửa tác phẩm Ông Già và Biển Cả (The Old Man and the Sea) đến 80 lần trước khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản.
– Noah Webster đã mất 36 năm để soạn thảo cuốn Từ Điển Webster (Webster’s Dictionary).
– Trường Đại học của Bern đã không chấp thuận luận văn tiến sỹ của Albert Einstein vì cho rằng luận văn đó không thiết thực.
– Johnny Unitas đã bị Pittsburgh Steelers loại khỏi đội nhưng anh vẫn nuôi dưỡng giấc mơ của mình bằng cách làm nghề xây dựng và chơi bóng đá nghiệp dư đồng thời vẫn giữ liên lạc với các thành viên của đội NFL. Baltimore Colts cuối cùng đã hồi âm, và anh trở thành một trong những tiền vệ bóng đá xuất sắc nhất.
– Richard Hooker đã viết tiểu thuyết chiến tranh hài MASH trong bảy năm nhưng sau đó bị 21 nhà xuất bản từ chối.
– Để có được thành công, trong năm năm Charles Goodyear đã phải tiêu đến đồng đô la cuối cùng làm những thí nghiệm nghiên cứu phát triển áo phao bơi bằng cao su.
Tôi yêu thích câu chuyện về người huấn luyện viên bóng rổ trường trung học, ông đã cố gắng thúc đẩy những cầu thủ giữ gìn phong độ trong suốt mùa giải cam go. Giữa mùa giải, ông đã đứng trước đội và nói: “Michael Jordan đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”, toàn đội đáp lại: “Chưa!” ông nói to: “Anh em nhà Wright thì thế nào? Họ đã bao giờ bỏ cuộc chưa?” “Chưa!”, toàn đội lại nói lớn. “Muhammad Ali đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”, một lần nữa đội lại nói to: “Chưa!” “Elmer McAlister đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”
Yên tĩnh một lúc lâu, cuối cùng, một cầu thủ đã bạo dạn lên tiếng: “Ai là Elmer McAllister? Chúng tôi chưa từng nghe đến ông ấy”. Ngài huấn luyện viên trả lời ngay: “Tất nhiên là các bạn chưa bao giờ nghe đến ông ấy – ông ấy đã bỏ cuộc!”.
Các bạn có thể thấy, điều quan trọng là đừng bao giờ bỏ cuộc. Tôi biết một vận động viên đua ngựa trẻ tuổi đã thất bại tại cuộc đua đầu tiên của mình, cuộc đua lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ mười, lần thứ 20 sau đó là lần thứ 200 và 250. Cuối cùng, Eddie Arcaro có được chiến thắng ở vòng đua và trở thành một trong những vận động viên xuất sắc nhất của thời đại.
Even Babe Ruth được các nhà sử học về thể thao đánh giá là cầu thủ bóng chày xuất sắc nhất mọi thời đại nhưng ông cũng từng thất bại rất nhiều lần. ông đã thua 1330 lần.
Winston Churchill, vốn là một người chưa bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đời nhiều thất bại của mình, ông đã đọc bài diễn văn ngắn nhất và hào hùng nhất chưa từng có trong lễ trao giải. Mặc dù ông đã mất ba năm mới qua được chương trình lớp tám vì gặp rắc rối với môn ngữ pháp tiếng Anh, nhưng sau này Churchill đã được vào thẳng trường Đại học Oxford, Khi ông tiến lên bục cùng với điếu xì gà thương hiệu của mình, cây gậy ba-toong, cái mũ trên chóp đầu, ông kêu lên: “Đừng bao giờ từ bỏ!” Sau đó, ông ấy ngồi xuống.
Trích từ cuốn Pushing the Envelope của Harvey Mackay
Con cháu dòng giống quý tộc và dân hippy thập niên 1960 thường xem thường phương pháp thành công mà những thế hệ khôn ngoan hơn biết đến vốn đơn giản là “say mê làm việc’’. Nhưng chúng ta cũng đã từng quên rằng những công nhân chăm chỉ ngay từ lúc khởi đầu thấp kém đã có thể đạt được những kết quả phi thường? Ivan Misner đã làm việc để đưa công ty marketing độc quyền của ông từ con số không trở thành một tổ chức lớn hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐẶC QUYỀN
Tiến sỹ IVAN MISNER
Mọi người đều mong muốn đạt được thành công. Chúng ta có thể mong muốn thành công ở những hình thức khác nhau, nhưng tôi chưa bao giờ gặp một người không muốn đạt được thành công với một điều gì đó quan trọng. Điều này là tốt. Tôi tin rằng mọi người đều có quyền theo đuổi mục đích thành công.
Nhưng bản thân thành công không phải là một quyền.
Thành công thường được quyết định bởi sự chăm chỉ lao động và những quyết định lựa chọn của chúng ta. Tôi biết nhiều người đã lao động rất chăm chỉ nhưng lại có những lựa chọn sai lầm. Thật kinh ngạc là có rất nhiều người trong số họ nghĩ rằng họ xứng đáng được thành công hơn bởi vì họ cảm thấy mình đã làm việc rất nhiều vì nó. Và ngược lại, tôi cũng không biết những người thành công nhờ lựa chọn chính xác nhưng lại không làm việc chăm chỉ.
Lao động siêng năng chỉ là một yếu tố của thành công. Nhưng yếu tố quan trọng thứ hai là đưa ra những quyết định lựa chọn đúng đắn. Để đạt được thành công, cần có được cả hai yếu tố này.
Tôi biết một người thường xuyên than phiền về “xui xẻo” của cô ấy. cô không hài lòng về nhiều nghề mà cô đã từng làm trong nhiều năm, và cuộc sống riêng tư của cô lâm vào tình trạng rối ren; cô đã gần 30 tuổi nhưng vẫn chưa hoàn thành chương trình đại học, và liên tục gặp rắc rối về tiền bạc. Trong những lúc khó khăn, cô thường đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho người khác. Tuy nhiên, sự thật rõ ràng là mặc dù cô đã làm việc rất chăm chỉ, nhưng cô vẫn có những lựa chọn sai lầm. Hôm nay cô phàn nàn vẻ tiền bạc, và ngày tiếp theo cô mua sắm hết sức phung phí. Tuần tiếp theo, cô phàn nàn về việc không thể kiếm được việc làm tốt trong khi vẫn đi làm trễ một giờ đồng hồ với những lý do cá nhân (những lý do xảy ra rất đều đặn).
Thỉnh thoảng, cô ấy nói với tôi về những vấn đề của cô, và tôi đã nói rằng có có những quyết định lựa chọn sai lầm khiến cô gập ngay những vấn đề rắc rối. Lần đó cô chỉ thừa nhận một cách xã giao nhưng thực sự là cô chưa bao giờ làm chủ được vấn đề về những lựa chọn của cô. Một lần cô kêu ca: “Tại sao lại là tôi? Tại sao lại là tôi? Tôi mong muốn tốt hơn!”. Tôi thường không đưa ra ý kiến gì với câu hỏi này, những gì tôi muốn nói với cô ấy là: “Mọi người cũng giống như cô ấy “mong muốn tốt hơn” trong một số hoàn cảnh của cô. Hãy vượt qua hoàn cảnh ấy, đừng ngồi phàn nàn, mà cần bắt đầu làm một điều gì đó mình mong muốn. Làm việc chăm chỉ và có những lựa chọn đúng đắn!”
Tôi đã làm việc với hàng ngàn người đạt được thành công trong cuộc đời họ. Những điểm chung mà tôi thấy ở họ đó là những người thành công có kế hoạch cho công việc của họ và họ thực hiện công việc đó theo kế hoạch. Họ suy nghĩ từ những lựa chọn của mình để đưa ra những quyết định tốt nhất mà họ có thể cùng với những thông tin mà họ nắm được, sau đó họ làm việc chăm chỉ để thực hiện những lựa chọn của mình.
Là giám đốc điều hành của một công ty quốc tế, tôi biết rằng những lựa chọn của tôi có thế ảnh hưởng đến hàng trăm nhân viên, những cổ đông của công ty. và những người cộng tác, cũng như mười ngàn khách hàng trên khắp thế giới. Những năm trước, khi tôi đang nói chuyện với một người bạn về một vài quyết định khó khăn mà tôi phải đưa ra và mối quan tâm của tôi về các quyết định này. Anh bạn đã cho tôi một vài lời khuyên rất hữu ích: “Không phải mỗi quyết định bạn đưa ra đều là một quyết định đúng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có những quyết định tốt hơn – và khi bạn đưa ra một quyết định tồi tệ, hãy giảm thiểu tối đa tác động của nó trong thời gian nhanh nhất”.
Ồ! Đây là một lời khuyên tuyệt vời. Lời khuyên ấy đề cập thẳng thắn về lao động chăm chỉ và có những sự lựa chọn tốt. Không phải tất cả những lựa chọn của bạn đều đạt tiêu chuẩn, mà chỉ đủ để đem lại cho bạn những kết quả bạn mong muốn. Một số bài học lớn nhất của tôi về kinh doanh không phải đến từ những thành công mà đến từ những thất bại – và cả hai trường hợp đều không đem lại nhiều may mắn nhưng chúng cho tôi những lựa chọn hay niềm say mê.
Không lâu sau, khi tôi nói chuyện với một người quen về công việc phát triển kinh doanh của mình và một số mục tiêu cá nhân khác mà gần đây tôi đã đạt được. Anh ấy đã nói: “Anh bạn, anh thật may mắn! Điều đó thật là tuyệt vời”.
“Vâng, tôi là người may mắn,” tôi đáp lại anh ta. Hãy để tôi nói với anh về bí quyết may mắn của tôi. Đầu tiên, tôi học ở trường đại học mười năm. Suốt thời gian đó tôi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình, và trong 20 năm tiếp theo tôi đã làm việc hàng giờ đồng hồ dài đằng đẳng. Tôi đã thế chấp căn nhà của tôi hai lần để kinh doanh và viết sáu cuốn sách. Và nếu bạn cũng nỗ lực như tôi thì bất kể bạn làm gì bạn cũng sẽ cảm thấy may mắn như tôi”.
Anh ấy cười lớn và nói rằng: “Thế ư! Tôi hiểu rồi!”.
Anh ấy đã thực sự hiểu chưa? Tôi không nghĩ vậy bởi vì anh ấy chưa thay đổi những hành vi của mình hay bắt đầu có những sự lựa chọn khác.
Gần như trong suốt 30 năm làm việc chăm chỉ, tôi không cảm thấy mình may mắn hay có được thành công đến một cách lạ thường. Phải mất nhiều thời gian, nỗ lực và có những lựa chọn nghiêm túc trước khi tôi cảm thấy một chút thành công. Vấn đề là nhiều người muốn đi từ điểm A tới điểm Z và bỏ qua tất cả những thử thách ở giữa. Họ làm việc chăm chỉ bởi vì họ “mong muốn” thành công.
Thành công không phải là một đặc quyền. Nó cùng không phải là một yêu sách mà chúng ta phải có. Đúng vậy, người ta có quyền theo đuổi thành công, điều đó cũng thật tốt. Thành công hầu như không dễ gì tự có, không thể nắm ngay được chỉ vì bạn có quyền. Nếu như thành công dễ dàng thì mọi người đều thành công theo cách mà người ấy nghĩ và mong muốn.
Tôi đang cố gắng để truyền những kinh nghiệm này cho đứa con trai chín tuổi của tôi bằng cách dạy cho nó về “câu thần chú để thành công”. Vào một ngày tôi hỏi nó: “Con của cha, bí mật của thành công là gì?”
Nó nói với một giọng ề à đều đều của một đứa trẻ: “Bí mật của thành công mà không phải làm việc chăm chỉ và có những lựa chọn sáng suốt thì vẫn còn là một bí mật, Cha ơi, con có thể ra ngoài chơi bây giờ không?”
Được thôi, có thể chín tuổi vẫn còn quá bé để bắt đầu đào tạo.
Nhưng có thể không.
Mọi người đều biết về điều này và cũng không ai thích; Luyện tập sẽ làm nên sự hoàn hảo. Bất kỳ cố gắng nỗ lực nào để luyện tập những nguyên tắc cơ bản theo phương pháp đúng đắn và tận tâm là rất cần thiết để đạt được bất kỳ giá trị qúy báu nào mà người ta gọi là thành công. Sự hăng hái nhiệt tình dẫn chúng ta đi, nhưng lòng tận tụy chuẩn bị cho cá nhân mỗi chúng ta thành công, chỉ với những người mong muốn chiến thắng. Luật sư Vince Lombardi con hiểu về thành công một cách rõ ràng, ông là tác giả cuốn Hợp tác trong các nhóm làm việc: Những khái niệm trong kinh doanh thế kỷ XXI (Coaching for Teamwork: Winning Concepts Jor Business in the 21st Century) và đồng thời là con trai của một trong những vị huấn luyện viên xuất sắc nhất mọi thời đại.
LÀM GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH SỐ MỘT
VINCE LOMBARDI CON
Cha tôi từng nói: “Một người thành công phải luôn là chính mình. Để trở nên thành công, con phải trung thực với chính mình’’.
Con người có thể luôn luôn phát hiện chính xác về tính không trung thực, sự gian trá, tính tự phụ và không chân thật. Bạn không thể học đòi những tính ấy. Khi đối mặt với cuộc khủng hoảng, nhà lành đạo phải tìm kiếm những nguồn lực để vượt qua thử thách. Thực hiện điều này rất khó nếu bạn không biết những sức mạnh tiềm năng của bạn. Bởi vậy việc bạn xác định được những nguyên tắc của mình là vô cùng quan trọng, bạn là ai, bạn ủng hộ cái gì, và những điểm mạnh cũng như điểm yếu của bạn là gì – nói cách khác đó là việc tự nhận thức bản thân.
Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải phát hiện và làm theo đúng con người mình. Bạn không thể là Vince Lombardi, cũng không thể cố gắng trở thành giống ông ấy được. Bạn nên là chính bạn.
Như cha tôi đã từng nói: “Suốt những năm làm huấn luyện viên, cha chưa bao giờ sử dụng lối chơi của ai đó mà lại thành công”.
Sự tận tâm tuyệt đối
Tôi đã nói rằng chất lượng cuộc sống của mỗi con người là một thước đo đầy đủ về lòng tận tâm của người đó để đạt được sự xuất sắc và chiến thắng – cả trong bóng đá, trong kinh doanh, trong chính trị hay là chính phủ.
Liên quan chặt chẽ đến thói quen được thoả mãn là thói quen của lòng tận tâm tuyệt đối. Sự khác biệt thực sự là vấn đề đánh bóng. Lòng hy sinh gợi lên ý thức về
việc bạn đang đam mê cái gì, còn lòng tận tâm tuyệt đối làm cho bạn bỏ qua mọi thứ đế tập trung vào nhiệm vụ trực tiếp. Lòng tận tâm tuyệt đối có nghĩa là không có sự lười nhác, nhàn rỗi, đứng ngoài, dễ dàng bỏ qua cơ hội hay điện thoại báo ốm.
Sự cần thiết của lòng tận tâm là hành động đưa ra quyết định. Nguồn gốc Latin của từ “quyết định” (decision) có nghĩa là cắt bỏ, như một đường rạch trong giải phẫu. Khi bạn tận tâm với cái gì thì có nghĩa bạn đang cắt bỏ đi những khả năng, những lựa chọn khác. Cũng có nghĩa là bạn bỏ đi tất cả các lý do, sự viện cớ.
Huấn luyện viên Lombardi mong đợi 100% nỗ lực, 100% thời gian. Không có lý do, không có sự hợp lý hoá. Ông thú nhận rằng rất khó xác định 100% nỗ lực theo một tuyên bố đơn giản: “Nó là tất cả những gì nó có. Không có gì còn lại”, ông ấy nói trong một niềm tin chắc rằng khi ông nhìn thấy sự nỗ lực thì ông biết đó là loại nào. Khi đến Vịnh Green, Wiscosin, ông cảm thấy có lẽ một nửa số những người chơi đã bỏ ra 100% thời gian. Ông nói với họ rằng để giành giải vô địch tất cả họ phải bỏ ra 100%, 100% thời gian.
Tôi muốn có một cầu thủ với 50% khả năng và 100% lòng khao khát bởi vì cầu thủ với 100% lòng khao khát sẽ chơi mỗi ngày, bởi vậy bạn có thể lập nên một phương án hệ thống phù hợp cho anh ta có thể thực hiện, cầu thủ khác – cầu thủ với 100% khả năng và 50% lòng khao khát – có thể làm hỏng cả hệ thống vì có thể một ngày anh ta sẽ tới đó chỉ để lượn lờ xung quanh.
Sự mãnh liệt, mục tiêu duy nhất, lòng tận tâm tuyệt đối: đó là những phẩm chất mà tôi tin rằng hầu hết những người thành công đều có. Và không ai làm việc chăm chỉ hơn, không ai muốn chiến thắng để đạt được thành công hơn cha tôi đã từng.
Trích từ cuốn Làm gì để trở thành số một (What It Takes To Be Number One) của Vince Lombardi con.
Nghiên cứu cẩn thận của chính một thương nhân thành đạt hay vận động viên sáng giá, cho chúng ta thấy những phẩm chất quan trọng: làm việc chăm chỉ, tài khéo léo, tính, kiên trì, nghị lực – và biết tiến, lùi đúng lúc. Đó là những con người ngoan cường, những người kiên quyết giữ vững những nguyên tắc, phương pháp và niềm tin của họ khi làm việc gì cho đến khi họ đạt được. Sheili Howlett. một thương nhân thành đạt đã tự xây dựng các hoạt động nhượng quyền kinh doanh của cô xuyên suốt khu vực Dallas-Fori Worth và xa hơn nữa.
TAY KHÔNG Ở RÌA THỊ TRẤN
-SHELLI HOWLETT-
Đó là năm 1979; từ sân bay quốc tế Tehran; một thương nhân người Iran, Nosat Bakhshian, đang đứng
cùng vợ và hai con, chuẩn bị đáp chuyến bay tới Mỹ. Ngày đó Chính phủ đã áp đặt luật chiến tranh lên tất cả các thành phố của nhà nước vùng vịnh Pecxich này và sau khi đến sân bay vào buổi sáng ngày 16 tháng Giêng, Nosrat biết rằng Shah Reza Pahlavi đã bỏ trốn và đất nước sẽ chìm sâu trong cuộc cách mạng Hồi giáo.
Tin tức đã xác nhận quyết định mà Bakhshian – một người Do Thái ủng hộ nền quân chủ đưa ra và ông chuẩn bị hành động. Nếu ông ở lại thì ông và gia đình trẻ sẽ chịu rủi ro cao nhất của tình trạng phân biệt đối xử và trong tình huống xấu nhất có thể bị giết bởi đám đông hỗn độn. Mặc dù vậy, rời xa Iran là một cuộc ly biệt đau đớn.
Mười tám năm trước, ông đã khởi nghiệp với một công ty in nhỏ và mặc dù trải qua nhiều thất bại nhưng ông đã xây dựng một doanh nghiệp gồm 40 nhân viên – khá lớn so với Iran thời đó – và nắm giữ tài sản trị giá vài triệu đô la. Ông lái một chiếc xe Mercedes, sống phong lưu, nếu không nói là thừa thãi, trong một ngôi nhà riêng với diện tích hàng nghìn mét vuông và sở hữu doanh nghiệp với nhóm khách hàng là các công ty đa quốc gia vững mạnh.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Bakhshian đã đạt được thành công, bởi vì bản thân ông có được nhiều phẩm chất tốt. Ông làm việc 80h một tuần tại cơ sở kinh doanh in. Chỉ gần đây ông mới bắt đầu làm việc ít đi và định về hưu khi ông và vợ đã có được số tài sản đảm bảo.
Ông có tài xoay xở đặc biệt, bắt đầu hoạt động kinh doanh vào năm 1961 khi thiết bị in và nguồn hàng cung cấp ở Iran hiếm đến mức thỉnh thoảng ông phải tiết kiệm nguồn hàng mới có được chúng, ông là người kiên trì, vượt qua được sự phá sản của những đối tác đầu tiên của ông, những người đã khiến ông phải khởi đầu với một gánh nặng nợ nần và lãi suất từ 15 đến 20%.
Bakhshian đã tóm tắt quan điểm của ông đối với ba người con trai: “Nếu như cha bỏ mặc các con ở rìa thành phố mà không có giấy tờ hay tiền bạc, trong sáu tháng các con sẽ phải kiếm được việc làm và sở hữu một số tài sản”. Đó là một tiêu chuẩn mà ông đã phấn đấu và thực hiện để sống theo tiêu chuẩn đó.
Lúc này, ông cần chuẩn bị tất cả những phẩm chất đó, và nhiều hơn nữa, khi ông đã từ bỏ sự kinh doanh phát đạt, cuộc sống phong lưu, và tất cả ngoại trừ một phần nhỏ tài sản cá nhân trong một chuyến bay liều lĩnh để cứu mạng sống của gia đình ông. Cuộc cách mạng mà ông e sợ đã diễn ra, theo sau đó là sự thành lập chính phủ của những người theo đạo Hồi chính thống cực đoan có thể khiến những người như ông không thể sống ở Iran được. Khi ông lên chiếc máy bay để đến Sân bay John F. Kenedy tại New York, đó là lần cuối cũng ông nhìn thấy Iran, ông đã bỏ đi để lại đằng sau sự phong lưu, thanh thế, và sự bảo đảm mà ông đã dùng cả cuộc đời mình để dựng nên cũng như là nền văn hoá mà ông từng gắn bó.
Nhưng Bakhshian có một lòng dũng cảm và sức mạnh mà ông tạo dựng được trong quãng đời trước đây để vượt qua những mất mát này. Trước đỏ khá lâu, ông đã định cư ở vùng Dallas – Fort Worth và bắt đầu lập công ty mới, Sixb Labels, nó đã phát triển và trở thành một doanh nghiệp vững mạnh.
Những phẩm chất khác của Bakhshian, cũng có lẽ là nét tiêu biểu giúp ông giữ vị trí chủ chốt tại Texas, ông có khả năng tiếp xúc với người khác để hiểu được nhu cầu của họ và chú tâm vào điều đó mà không đòi hỏi phải biết ông có lợi gì ở đó không. Khả năng ngôn ngữ đã giúp ông rất nhiều trong việc này. ông nói tiếng Ba tư và tiếng Pháp trôi chảy, học tiếng Anh và tiếng Nga rất nhanh. Ở Iran khả năng đó đã giúp ông giành được những hợp đồng in có lợi với những công ty đa quốc gia như AT&T.
Bakhshian nhanh chóng hiểu được rằng ông nên tiếp cận với hoạt động kinh doanh ở Mỹ theo cách riêng nếu ông thực sự muốn thành công như khi còn ở Iran, ông là một trong ít nhà in thương mại kỹ thuật tiên tiến còn ở đây một trong hàng ngàn đối thủ cạnh tranh có cơ sở vật chất đầy đủ để vật lộn trên thương trường. Nếu không có tài xoay xở để mua một số lượng lớn thiết bị tinh vi, ông sẽ không thể bắt kịp xu hướng chủ đạo của ngành in thương mại vốn đã duy trì cuộc sống của ông ở Iran. Những người con trai lớn của ông là Fan và Farzin đã giành được những tấm bằng về kỹ thuật in ấn của Học Viện Kỹ Thuật Rochester ở Rochester, New York. Còn con trai nhỏ của Bakhshian, là Bobby và các thành viên khác của gia đình cũng đến Mỹ đã giúp ông phát triển kế hoạch chuyên về in ấn nhãn mác, một lĩnh vực ít cạnh tranh nhưng đòi hỏi chuyên môn về kỹ thuật cao.
Bakhshian đã luôn luôn làm việc chăm chỉ và dù bất kì điều gì xảy ra, ông vẫn luôn lạc quan. Chỉ vài năm sau khi họ thành lập Sixb Labek với một máy in đơn, ông tuyên bố đã đến lúc phải mua một máy khác.
“Tại sao vậy?” Farzin hỏi và chỉ ra rằng máy in của họ mới chỉ hoạt động hết 40% công suất.
Nosrat Bakhshian giải thích: “Khi con đang xây dựng một hoạt động kinh doanh và có một số khách hàng, nếu như máy in bị hỏng, con sẽ mất những khách hàng ấy”. Với máy in thứ hai, thậm chí vẫn chưa sử dụng đến, nhưng họ đã có thể đưa ra thời hạn và thực hiện những cam kết trong trường hợp gặp phải vấn đề trục trặc về máy móc.
“Đừng lo lắng,” ông nói tiếp, “Công việc kinh doanh sẽ phát triển. Nhưng con phải chuẩn bị cho nó”. Sau đây ông tiến hành đặt hàng mua máy in thứ hai là loại máy mới nhất, tiên tiến nhất, công nghệ tốt nhất. Chẳng bao lâu sau, niềm lạc quan của ông đã được chứng minh là đúng với rất nhiều đơn đặt hàng đủ để làm cho hai máy in luôn luôn làm việc với công suất cao.
Sự khôn ngoan và hào phóng của Bakhshian đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều người. Và tất nhiên, gia đình của ông chịu ảnh hưởng lớn nhất. Farzin, Fan và Bobby đã thể chế hóa những khuynh hướng của cha họ bằng việc cơ cấu lại mạng lưới cho mọi người trong ngành in và các ngành có liên quan. Họ thường xuyên họp với các nhà in, các nhà thiết kế và các chuyên gia khác để giúp họ chỉnh các mẫu vẽ mã màu. Những cuộc họp giữa các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau đã làm cho những người tham dự có hệ thống mạng lưới và có nhiều quan điểm hơn là chỉ một lời rao bán hàng từ một công ty tài trợ. Cũng giống như cha mình, họ xúc tiến phát triển công nghiệp in chứ không là chỉ tìm kiếm lợi ích cá nhân.
Để thể hiện lòng kính trọng mà những người con trai dành cho cha sau khi Bakhshian qua đời đột ngột vào năm 1991 ở tuổi 68, không ai trong những người con ấy đảm nhận quyền chủ tịch mà ông bỏ trống. “Danh thiếp của tôi vẫn còn đề “Phó Chủ Tịch”’ Fari nói vậy. Farzin đảm nhiệm chức danh Quản lý Bán hàng, và Bobby là Giám đốc Marketing. Tất cả họ đều bộc lộ những đặc điểm tiêu biểu mà Bakhshian đã mong muốn truyền lại cho hậu duệ, trong đó gồm có khuynh hướng của ông, lòng cảm thông của ông, khả năng giao tiếp, và đặc biệt tài xoay xở của ông.
Một điều mà họ không giống ông là họ không phải bắt đầu từ tay trắng, bên rìa thị trấn. Nosrat Bakhshian đã trải qua hoàn cảnh đó thay cho các con ông.
Chỉ làm việc chăm chỉ thì không đủ để giành được lợi thế. Chúng ta phải tận dụng khả năng bẩm sinh của chúng ta – một bộ não tốt, có lẽ là khả năng của một thể chất đặc biệt – cùng với sự cần cù, nhanh trí và sự ý tứ. Nhìn chung một người có thể kết hợp sáng tạo những tài sản ấy thì không chỉ đạt được thành công cá nhân hơn thế còn có thể góp phần giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Bill Auxier – biết một người đàn ông như thế, đó chinh là ông nội ông. Được truyền cảm hứng bởi chính những thành tích của ông Earl, Bill, một thương nhân thành đạt và là người đàn ông của gia đình ở Michigan, là giám đốc marketing cho một công ty dụng cụ phẫu thuật và đồng sở hữu một công ty biển hiệu với vợ ông, bà Elise. Khi được hỏi về “thành công rực rỡ” của mình, ông bộc bạch: Thành công rực rỡ của tôi là cùng với người vợ và đồng thời là đối tác lâu bền của tôi, Elise, nuôi nấng hai con tôi”.
ÔNG EARL CỦA TÔI
-BILL AUXIER-
Một số người sinh ra để trở nên nổi tiếng. Những người khác sinh ra để đứng sau giúp đỡ những người nổi tiếng ấy, họ làm việc không kém phần chăm chỉ nhưng chấp nhận danh vọng ở phía hậu trường, ông tôi là một trong những người không nổi tiếng ấy. Thậm chí có thể hầu như mọi người không biết đến sự tồn tại của ông, nhưng thế giới sẽ không còn là thế giới như hiện nay nếu không có ông.
Earl Bartholomew chào đời vào ngày đầu tiên của thế kỷ mới: ngày mồng một tháng một năm 1901. Bố mẹ ông có một cửa hàng thức ăn cho súc vật ở miền Oklahoma xa xôi, và mỗi ngày trôi qua đối với họ là một cuộc vật lộn để kiếm đủ tiền chi tiêu. Earl và hai người anh em ruột đã cố hết sức để giúp đỡ gia đình, và từ những ngày đầu ấy,
Earl đã bộc lộ tài năng của một người thợ thủ công, ông rất giỏi lắp ghép đồ vật và thường tự làm những đồ đạc trong nhà. ông lấp đầy những khoảng trống trải trong ngôi nhà bằng các vật dụng như những cái ghế, cái bàn và cả một cái sô-pha.
Thực sự với Earl, cuộc sống khó khăn mà ông đã trải qua trong thời niên thiếu không hạn chế mà ngược lại dường như đã tạo ra sự khôn ngoan. Cuộc sống ấy tiếp thêm cho ông lòng quyết tâm thoát khỏi cảnh đói nghèo mà gia đình ông từng phải nếm trải. Con đường chạy trốn nghèo đói ấy của ông gắn liên với sự chăm chỉ làm việc, lòng tự trọng, ham hiểu biết, và trí thông minh.
Earl đã từng vinh dự được chọn là đại diện của lớp để đọc bài diễn văn tốt nghiệp trường trung học. ông đăng ký vào trường đại học Oklahoma, tại đây sự chăm chỉ học tập và lòng quyết tâm vươn tới thành công của ông đã được đền bù xứng đáng. Đặc biệt, ông học toán rất giỏi, có lẽ là quá giỏi. Vào cuối học kỳ, một trong những thầy giáo dạy ông đã thú nhận một thủ thuật mà ông từng sử dụng. Có vài lần vì cảm thấy chưa chuẩn bị tốt để trả lời những câu hỏi hăng hái của Earl, thầy giáo đã giả vờ “quên” mang cặp tài liệu, ông nhờ Earl về nhà ông để lấy nó. Và khi Earl quay lại thì giờ học đã trôi qua.
Earl tốt nghiệp bằng danh dự và giành được ba bằng: cử nhân nghệ thuật, cử nhân khoa học và thạc sỹ khoa học. Ông đã nắm bắt ngay cơ hội giảng dạy môn nhiệt động lực học tại trường đại học Harvard. Cùng với người vợ mới cưới Juanita, Earl đã khăn gói chuyển đến Boston.
Hồi tưởng lại, Earl nói rằng ông đã có những kỷ niệm sâu sắc nhất khi làm việc tại trường Harvard. Tại đó, ông đã tích luỹ được nền tảng vững chắc của một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhiệt động lực học. Tuy nhiên, sự nghiệp của Earl tại trường Harvard chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Ngành công nghiệp vẫy gọi và Earl không thể cưỡng lại được.
Năm 1926, Earl trở thành một thành viên không thể thiếu trong nhóm nghiên cứu tại tập đoàn dầu lửa Ethyl Gasoline Corporation. Nhiệm vụ của Earl có thể được tóm tắt trên một tấm bảng trong một lần trưng bày tại tiền sảnh của phòng thí nghiệm Detroit: “Những vấn đề về động cơ, nhiên liệu và chất bôi trơn là không thể tách rời”.
Khi Chiến Tranh Thế Giới thứ II xảy ra, trách nhiệm của Earl lại càng cao. Với vai trò lãnh đạo phòng thí nghiệm, ông đã giành phần lớn thời gian để phát triển các sản phẩm phục vụ chiến tranh. Có nhiều dự án của ông được giữ tối mật; một trong những dự án đó được đánh giá quan trọng đến mức mà những ứng dụng đặc quyền chế tạo vẫn nằm trong màn bí mật cho đến khi cuộc chiến tranh kết thúc.
Tập đoàn Ethyl Corporation, thời ấy được biết đến là nơi sản xuất ra chì tetraethyl, là chất phụ gia nhiên liệu làm tăng loại octane của nhiên liệu hàng không và cải thiện động cơ. Trong suốt cuộc chiến, nhu cầu về chì tetraethyl đã vượt quá lượng cung ứng. Bắt buộc phải có chế độ phân phối, và nhiên liệu dành cho không quân được ưu tiên cao nhất. Thậm chí nhiên liệu của hàng không Mỹ có loại octane chỉ cao hơn rất ít so với của Đức nhưng điều này tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Yếu tố này cho phép phi công chiến đấu của Hoa Kỳ vượt trội hơn hẳn của Đức trong các cuộc không chiến và giành quyển kiểm soát không phận toàn châu Âu.
Trên một mặt trận khác, Tướng George Patton đã gặp rắc rối với những động cơ Diesel của xe tăng khi chiến đấu với lực lượng của Đại nguyên soái Erwin Rommel trên những sa mạc Bắc Phi: sau khi tắt, động cơ không thể khởi động lại được nữa. Patton đã đến thăm quan phòng thí nghiệm của Earl tại Detroi để tìm kiếm một giải pháp. Đối với Earl, đây chỉ là một thử thách đơn giản. Chỉ điều chỉnh một số vấn đề, ông đã lập nên công thức cho loại nhiên liệu mới cho phép máy không bị hư hỏng và chịu được khí hậu khắc nghiệt của sa mạc Bắc Phi. Cải tiến này đã giúp cho quân Đồng Minh thắng thế tại Bắc Phi và thậm chí trên tất cả chiến trận tiến đến Berlin.
Earl Bartholomew rất được kính trọng trong giới chuyên môn và được nhận giải thưởng Harry L. Homing Memorial Award của Hội Kỹ Sư Tự Động nhờ những thành tựu ông đã đạt được trong suốt cuộc đời. Những sáng tạo của ông đã đem lại cho ông một số bằng sáng chế, và ngày nay đối với các đồng nghiệp, tên của ông đồng nghĩa với sự ưu tú. Mặc dù hầu hết mọi người không biết đến ông, và những công lao mà ông đã đóng góp để giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh không được quốc gia thừa nhận như những thành tích của những người khác. Nhưng những điều đó không làm Ông Earl của tôi bận lòng. Đơn giản ông chỉ làm công việc của mình.
Nguyên nhân nào đã làm cho ông thành công đến vậy? Làm sao mà ông đạt tới, với xuất phát điểm rất thấp, lại đóng một vai trò quan trọng đến vậy trong việc giúp nước nhà chiến thắng trong cuộc chiến tranh? Ước muốn tìm hiểu, chăm chỉ làm việc, cầu tiến, tự trọng, chuyên tâm vào một mục đích, suy nghĩ sáng tạo, tính kỷ luật cao trong công việc và trí thông minh là tất cả nguyên nhân. Earl sử dụng bộ não của mình như người thợ mộc sử dụng búa để lắp ghép những bộ phận của một cấu trúc chưa được khai phá.
Hơn ai hết, Earl biết kiên nhẫn khi những người khác đã bỏ cuộc. Dù cho có một hợp chất cuối cùng được tìm thấy trong chiếc cốc thí nghiệm trong suốt thí nghiệm hóa học, việc thiết lập công thức nhiên liệu hàng không chỉ với một lượng octane cao hơn không đáng kể, hay suy nghĩ để tìm tòi lời giải làm sao dầu diesel không làm hỏng động cơ xe tăng, thì Earl Bartholomew hiểu rằng thành công đều đến từ lòng kiên nhẫn đặc biệt đó.
Làm thế nào để bạn có thể mở rộng gấp hai lần hoạt động kinh doanh của mình hai tôn chỉ trong sáu năm? Đầu tiên, hãy đánh giá vị trí hiện tại đánh giá khả năng cạnh tranh và suy nghĩ sáng tạo. Quá trình mới này sẽ hé mở một con đường mới để phát triển. Tiếp theo, hãy làm việc hết sức mình trong nhiều giờ liền để thực hiện quan điểm mới ấy. Mike Garrison và Ricliard Osmann đã phát hiện ra rằng thành công ở rất gần – ngay xung quanh bạn. Mike, là đối tác và là đồng sáng lập viên tại Học Viện Refferal đang giảng dạy cho những thương nhân làm thế nào để thành công. Rkilarcl chủ tịch tập đoàn Prouanedge Inc, một công ty xử lý ứng dụng kỹ thuật, đã giành, được thành công khi ông đang trong khóa đào tạo tiến sỹ.
TẦM NHÌN XA: CON ĐƯỜNG TAUBMAN ĐẾN VỚI THÀNH CÔNG
MIKE GARRISON VÀ RICHARD OSMANN, ED.D
Tính cách của cậu bé Nicholas Taubman đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi chứng kiến cha mình giúp đỡ 500 người Do Thái trốn thoát quân Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ II bằng cách nhận họ là họ hàng. Hoặc có thể tính cách ấy chịu ảnh hưởng bởi tấm gương đầy lòng vị tha của người mẹ khi đưa lại cho cha chiếc nhẫn cưới để bán đi lấy tiền trang trải cho ba cửa hãng phụ từng xe hơi đang trong tình trạng ngày càng yếu kém.
Taubman thành công với tư cách một cá nhân và không cần bàn cãi điều gì đã làm ông trở thành người nhanh chóng tiếp quản hoạt động kinh doanh phụ tùng xe hơi của cha, rồi biến nó thành hoạt động kinh doanh bán lẻ khổng lồ với doanh số 2,5 tỷ đô la một năm, với 32.000 nhân viên và hơn 2.400 cửa hàng trên 38 bang. Con người khiêm nhường của Taubman biết rõ sự khác nhau giữa một Giám đốc điều hành danh tiếng với một nhà lãnh đạo kinh doanh tài ba. Ông luôn luôn nỗ lực làm việc, sống tự trọng, tránh xa sự chú ý của công chúng trong khi ông phục vụ công ty của ông, cộng đồng của ông và chăm sóc gia đình ông.
Nick Taubman, con trai của hai vợ chồng người Do Thái: Grace và Arthur Taubman đã tạo dựng được hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn quốc chỉ bắt đầu từ một nhóm cửa hàng nhỏ của cha cùng với một giới hạn không nhỏ về lối sống khiêm nhường, sự thận trọng và làm việc đúng nguyên tắc đến mức khó tin. Mặc dù hiện nay đã về hưu nhưng trước đó Taubman đã làm việc từ sáu đến bảy ngày mỗi tuần trong hơn 30 năm ông điều hành công ty từ sau khi cha ông về hưu.
Với một cường độ kế hoạch làm việc như thế, Taubman là một người làm việc điên cuồng hay là có tự chủ? Hầu như không phải thế. Bạn bè và những cộng sự của ông gọi ông là “khiêm nhường” và “xuất thân tầm thường” đồng thời gọi là “hội tụ” và “có tài xoay xở”. Họ cũng thường gọi ông là “Ngài Taubman” không chỉ vì lòng ngưỡng mộ những thành tích xuất sắc ông đã đạt được mà còn bởi vì ông thể hiện sự kính trọng của mình với những nhân viên làm việc trong “gia đình” Phụ Tùng Xe Hơi Cải Tiến (Advance Auto Parts).
Taubman có đức tính khiêm nhường và sự hiểu biết sáng suốt khi đi tìm sự thành công chính ngay xung quanh mình cùng với những nhà lãnh đạo am hiểu và chuyên nghiệp, ông đã làm cho công ty có được nhóm nhân tài để vận hành theo đường lối của ông. ông luôn hiểu rằng có nhiều người đã góp phần làm cho tương lai của công ty tốt hơn. Tuy nhiên, ông rất ít khi công bố rõ ràng là làm sao để chọn đúng người và cho họ làm đúng công việc của mình.
Tầm nhìn chiến lược và những kinh nghiệm được đúc kết đã cho phép ông đưa công ty bám sát thực tế thị trường, ông nhanh chóng nhận ra rằng công ty có thể phát triển lớn mạnh hơn nữa bằng cách phân loại những thị trường khách hàng cụ thể hơn.
Cơ hội may mắn xuất hiện khi ông đến thăm một trong những cửa hàng của công ty, sau này được biết đến là Những Cửa Hàng Cải Tiến (Advance Stores), tại Bắc Carolina vào những năm đầu thập kỷ 1970. Thương nhân bán lẻ khu vực này dường như đang tận hưởng sự nhàn hạ, họ đã từng mở rộng phạm vi các loại sản phẩm một cách bừa bãi trong nhiều năm, sắp xếp hàng hoá để bán mà không phân biệt những sản phẩm gia dụng và phụ tùng xe hơi. Taubman đã nhận ra rằng: “Mọi cái tôi nhìn thấy ở đó đều có thể dễ dàng mua được ở những nơi khác vời nhiều loại dịch vụ hơn, chủng loại đa dạng hơn, và rẻ hơn.
Nếu Những Cửa Hàng Cải Tiến (Advance Stores) tiếp tục cung cấp một ít thứ này, một ít thứ kia thì nó trở thành một loại cửa hàng bách hóa khác. Taubman thấy rằng sự cạnh tranh giữa những cửa hàng như những chiếc hộp lớn “bán tất cả mọi thứ” sẽ là một cuộc cá cược kém lợi nhuận. Bó buộc trong hình thức bán lẻ theo kiểu hầm hào chiến tranh, không phải là ý tưởng của ông trong thời điểm này.
Bởi vậy, ông đã thuyết phục công ty của mình thoát khỏi lối mòn và chuyển hướng theo cách có nhiều lợi nhuận hơn. Thay đổi tên Những Cửa Hàng Cải Tiến (Advance Stores) thành tên Phụ Tùng Xe Hơi Cải Tiến (Advance Auto Parts), Taubman và nhóm của ông đã hướng trọng tâm tập trung vào sản phẩm như máy la-de và nhanh chóng chuyển đổi để thống trị các loại sản phẩm phụ tùng xe hơi sau khi đưa ra thị trường. Đây thực sự là một cuộc đổi mới: trọng tâm mới, những của hàng mới, chiến lược mới. Tất cả những điều đó có nghĩa là có những nhà cung cấp mới và những sản phẩm mới cho đội ngũ bán hàng học hỏi.
Taubman tin vào tầm nhìn xa của mình, hình dung một hoạt động kinh doanh phân chia nhỏ thị trường linh hoạt không chỉ cung cấp phụ tùng xe hơi nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh của ông, mà còn giao những phụ tùng xe hơi tới các cửa hàng sửa chữa – một hình thức đổi mới không phổ biến trong ngành vào thời điểm đó. “Tôi đã quyết định… rằng chúng tôi sẽ là một công ty lớn”.
Taubman và tập thể công ty Phụ Tùng Xe Hơi Cải Tiến (Advance Auto Parts) đã tận tụy nghiên cứu quá trình chuyển đổi cho đến khi nó có kết quả. ông thừa nhận: “Đã có nhiều thất bại hơn là thành công”.
Taubman luôn dám chấp nhận rủi ro. Bằng cách đứng sang một bên quan sát những thành công kinh doanh đã có, ông có thể đưa ra những quyết định cứng rắn nhưng cần thiết đối với sự phát triển của công ty.
Một trong những quyết định cứng rắn ấy là quyết định cổ phần hóa Công ty Phụ Tùng Xe Hơi Cải Tiến (Advance Auto Parts). Taubman nhận thấy rằng cổ phần hóa giúp công ty thu hút thêm nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, những người có khả năng định hướng cho tương lai công ty. Ông đã nói trong một cuộc phỏng vấn với báo Washington Post năm 1985 là: “Đối với một công ty tư nhân, vị chủ tịch phải chịu trách nhiệm trước Chúa và những chủ nợ”.
Ông truyền đạt quan điểm cho những ủy viên ban quản trị cao nhất – và các nhà đầu tư – và quan điểm của ông đã được bàn luận bởi vậy mọi người đều nhất trí gắng sức và hành động theo cùng một hướng. Kết quả không nằm ngoài mong đợi tuyệt vời: cứ ba năm công ty phát triển quy mô gấp hai lần tính từ cuối thập niên 1980 tới giữa thập niên 1990.
Nhưng Taubman vẫn không hề thay đổi phong cách sống của mình, và ông cũng không sốt sắng hưởng thụ sự yêu quý của công chúng, ông vẫn là nhà lãnh đạo kinh doanh tư nhân không màng danh tiếng, một người tránh xa những quảng cáo rầm rộ thiên về lợi nhuận.
Taubman luôn lấy mình làm gương, ngay cả khi ông chuẩn bị về hưu, ông vẫn là tấm gương về văn hóa của sự kính trọng lẫn nhau, sự chăm chỉ làm việc, và tập trung vào chiến lược đã đề ra, điều này cho phép duy trì công ty luôn có lợi nhuận sau khi ông ra đi. Tầm nhìn rộng của
Ông vẫn như là một biểu hiện sinh động về sự lãnh đạo thành công của ông tại Công ty Phụ Tùng Xe Hơi Cải Tiến (Advance Auto Parts).
Để đạt được những kết quả tốt và cuối cùng là chiến thắng thì thiết yếu phải có sự nỗ lực và có phương pháp. Theo đuổi một phương pháp có nghĩa là học tập và phát triển những kỹ năng liên quan đến các yếu tố cơ bản của phương pháp đó: luyện tập nhiều lần những gam nhạc để chơi piano, tập thể dục và rèn luyện cơ thể để chơi bóng đá, mài sắc những kỹ năng của toàn mạng lưới để xây dựng một hoạt động kinh doanh. Những kết quả của bạn bè xứng đáng với thời gian và công sức mà bạn đã bỏ ra để nắm bắt những phương pháp được lựa chọn. Tác giả juan Misner đã viết rất chân tình: Bí mật của thành công sẽ vẫn là bí mật nếu thiếu vắng dù chỉ một chút cần cù”.
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA THÀNH CÔNG
Tiến sỹ IVAN MISNER
Nhiều năm trước, tôi đã học một bài học quan trọng về nguyên tắc cơ bản của thành công khi đang tham gia chơi bóng tại trường trung học ở miền Nam California. Chúng tôi lập một đội chơi khá tốt vào năm học thứ ba. Hầu hết thành viên đội bóng là học sinh năm thứ ba, vì vậy năm sau đó đội toàn những học sinh năm cuối, và chúng tôi khá kỳ vọng về mùa giải. Dường như chúng tôi đã quá tự tin khi bước vào năm học cuối cùng.
Khi mùa giải bắt đầu, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các đội bóng đều phải trải qua quy định khắc nghiệt là “Tuần tập dượt”. Trong suốt “Tuần tập dượt”, đội bóng sẽ không làm gì ngoài việc rèn luyện cũng như những bài luyện tập điều kiện: những bài luyện tập cùng loại, chạy nước rút để luyện hơi (bạn biết đấy, bạn có thể chạy nhanh như chạy nước rút với khoảng cách rất ngắn), đấm bao cát, túm và chặn những hình nộm, chạy tại chỗ và đánh vào mặt đất theo mệnh lệnh, chạy nước rút nhanh hơn, chạy lên và chạy xuống những bậc thang của sân vận động, đánh xe trượt tuyết (trong khi các huấn luyện viên thì la hét) – và tôi đã đề cập đến chạy nước rút chưa nhỉ? Rất nhiều và rất nhiều lần chạy nước rút! Chúng tôi đã luyện tập quá nhiều nhưng chúng tôi lại chưa nhìn thấy một quả bóng nào (ngoại trừ những quả bóng được ném sau mông những cầu thủ chậm hơn).
Chúng tôi biết đội của mình là một đội bóng tốt, và chúng tôi cảm thấy không cần phải thực hiện tất cả những việc vô nghĩa này. Chúng tôi muốn chơi bóng chứ không phải là chạy xung quanh cánh đồng, đánh vào những cái túi và chạy nước rút. Bởi vậy chúng tôi tiến hành một cuộc nổi loạn nhỏ. Sau khi kết thúc một buổi luyện tập chúng tôi đến bên Huấn Luyện Viên và nói với ông ấy rằng, “Chúng em không muốn chạy nước rút luyện hơi thêm một chút nào nữa. Chúng em muốn chơi bóng!”
Tôi không biết là bạn có biết những vị huấn luyện viên bóng đá tại trường trung học không, nhưng tôi thú nhận rằng tôi không tin họ là những người thể hiện đầy đủ tiềm năng nhất mà bạn sẽ gặp. Hầu hết họ không thực sự hiểu được mặt nhạy cảm, và theo kinh nghiệm của tôi, họ sẽ phản ứng không tốt khi phải đối đầu với các cầu thủ của họ. Nhìn chung họ có hai câu trả lời cho bất cứ thứ gì mà họ không thích. Câu trả lời thứ nhất là: “Không!”. Câu trả lời thứ hai là: “Cậu không hiểu chỗ nào trong câu trả lời ‘Không’”.
Hãy tưởng tượng chúng tôi ngạc nhiên thế nào khi ông ấy nói: “Được, tôi sẽ có một thỏa thuận với các em. Nếu các em ở đây một giờ sáng mai để đi một chuyến xe buýt, tôi sẽ để cho các em ngừng chương trình luyện tập điều kiện nếu các em muốn”.
Chúng tôi chỉ mất hai giây để nói: “Đi xe buýt và không phải chạy nước rút chứ? Chúng tôi sẽ ở đó, thưa Huấn Luyện Viên!”
Sáng hôm sau, Huấn Luyện Viên xuất hiện với một chiếc xe buýt lớn màu vàng và chở 40 người chúng tôi ra ngoài một vùng chưa được biết đến – nơi mà hóa ra là trường Đại học bang Cal, Fullerton. Lúc bấy giờ mới chỉ là giữa thập niên 1970, và chúng tôi biết rằng sân vận động Fullerton là một trong những sân luyện tập của đội Los Angeles Rams. Khi chúng tôi nhận ra mình đang tới thăm một nơi luyện tập của Rams, chúng tôi đã bị bất ngờ!
Không còn nghi ngờ gì nữa, nơi chúng tôi đến chính là Sân vận động Rams. Tuy nhiên, chúng tôi đã sớm nhận ra rằng nơi luyện tập đang đóng cửa. Không ai được phép vào sân vận động ngoại trừ các cầu thủ, huấn luyện viên, – không có nhà báo, không có khán giả, và dĩ nhiên không có những cậu bé gây mất trật tự của một đội bóng trường trung học. Hàng rào được che bởi những mắt lưới màu xanh lá cây, và có nhân viên an ninh ở tất cả các cổng.
Thầy Huấn Luyện Viên đi bộ tới và nói điều gì đó với một người bảo vệ. Người bảo vệ đó đã gọi một trong những vị trợ lý trọng tài, và thầy Huấn Luyện Viên nói chuyện với ông ấy một vài phút. Sau đó ông ấy quay lại và kêu lên với chúng tôi: “Nào, các chàng trai, chúng ta vào trong thôi!”
Khi đã vào sân vận động, chúng tôi cảm thấy nể sợ và choáng ngợp. Mặc dù, nó cùng một kích cỡ với sân sau nhà chúng tôi nhưng khiến cho người ta cảm giác nó thật khổng lồ. Và như thế chưa đủ, các cầu thủ của Đội Rams bắt đầu ra sân.
Nếu bạn chưa từng tiếp xúc trực tiếp với những cầu thủ chuyên nghiệp và cụ thể từng người thì hãy để tôi tả cho bạn. Đó là những người đàn ông thật to lớn! Khi họ bận bộ quần áo và đồ luyện tập, trông họ thật khổng lồ. Chúng ta hãy xem nếu tôi có thể đưa cho bạn một phối cảnh: tưởng tượng một toa xe lửa đang đội mũ. Những gã có một mắt ở giữa đầu và tóc ở trên răng. Họ thật kinh khủng nếu đứng ngay cạnh.
Chúng tôi đã xem những người anh hùng bước vào sân. Số 74, thủ lĩnh của Feasom Foursome, Merlin Olsen. Đây là Hall-of-Famer Jack Youngblood tương lai, và đằng kia là All-Pro Isiah Robertson. Chúng tôi còn là những cậu bé muốn được mọi người biết đến mình. Họ là thần tượng của chúng tôi. Chúng tôi xem họ tập luyện một cách kính nể vì họ di chuyển chậm trên cỏ, và hai giờ tiếp theo họ chạy nước rút!
Vâng, đúng vậy – chạy nước rút. Họ ở ngoài đó để đối phó với những hình nộm, đấm những cái túi, chạy tại chỗ, đánh những xe trượt tuyết – và tôi đã đề cập đến chạy nước rút chưa nhỉ? Rất nhiều và rất nhiều chạy nước rút để luyện hơi!
Chứng kiến những cảnh này, chúng tối hết sức kinh ngạc thấy rằng không chỉ họ cùng thực hiện những bài tập điều kiện như chúng tôi, mà họ thực hiện những bài tập ấy theo mệnh lệnh một cách chính xác! Hoá ra là vị trợ lý trọng tài của đội Rams đã từng là bạn cùng phòng với một trong những vị huấn luyện viên của chúng tôi và đã đưa cho ông cuốn sách hướng dẫn huấn luyện của đội Rams. Trong hai tiếng đồng hồ chúng tôi quan sát huấn luyện viên tập luyện với đội Rams cùng chương trình mà chúng tôi đã luyện tập.
Khi buổi luyện tập đã kết thúc, huấn luyện viên dẫn chúng tôi đến chỗ đỗ xe và nói: “Này những chàng trai, chúng ta sẽ quay trở lại trường bây giờ. Trên đường đi, tôi muốn các em nghĩ về những gì mà chúng ta đã chứng kiến ở đây hôm nay. Tôi không muốn nghe những cậu bé nói luyên thuyên. Tôi muốn những chàng trai thực sự suy nghĩ về những điều mà mình đã nhìn thấy. Khi chúng ta về nhà, tôi sẽ nói chuyện với các em, và sau đó các em có thể quyết định các em muốn làm gì”.
Bây giờ, tôi không biết các bạn đã bao giờ ở trên một xe buýt của trường cùng với 40 cậu bé chơi bóng bầu dục chưa, nhưng hãy để tôi nói với các bạn, thật không dễ chịu một chút nào, cứ như một cái chợ vỡ. Nhưng lúc này lại khác; tôi chưa bao giờ, hoặc tính đến lúc ấy, nhìn thấy một đội bóng yên tĩnh lâu đến vậy. Trong suốt chặng đường 45 phút trở lại trường, chúng tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc suy nghĩ về những gì chúng tôi chứng kiến.
“Khi chúng tôi về đến nơi, huấn luyện viên đề nghị chúng tôi xuống xe buýt và đứng trong một hình bán nguyệt lớn trong chỗ đỗ xe. Không ai nói gì. ông ấy nhìn chúng tôi. Một lúc sau ông nói:
Các chàng trai, không sao cả nếu các em nói về bóng bầu dục Pop Warner, bóng trường trung học, bóng trường đại học, bóng chuyên nghiệp, hay cuộc sống. Nếu các em không học cách thực hiện những nguyên tắc cơ bản, các em sẽ chẳng bao giờ trở thành vô địch trong hay ngoài sân cỏ. Khi ra trường và lên đại học, các em phải học những nguyên tắc cơ bản và luyện tập thì các em mới thành công trong con đường học tập tiếp theo. Khi các em đã có công việc và sự nghiệp, các em sẽ thấy rằng có những nguyên tắc cơ bản mà các em phải học để trở thành một nhà vô địch trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Chỉ những em hăng hái phát huy điều kiện thể lực và trí lực cần cho việc thực hiện những nguyên tác cơ bản. thì mới thành công trong môn bóng bầu dục hoặc trong cuộc sống. Đó là con đường các em phải lựa chọn. Tôi không thể chọn nó cho các em.
Tôi sẽ không bao giờ quên những gì ông ấy đã nói – vị huấn luyện viên của một lớp nhỏ, trung bình của trường trung học nam California:
Tôi không thể ép buộc một cái đầu phải suy nghĩ, tôi không thể buộc các em phải làm những điều này. Tự bản thân các em phải mong muốn làm những điều đó để thành công. Quyết định của các em ngày hôm nay sẽ quyết định đến thứ hạng của đội bóng tương lai sẽ ra sao và quyết định đến kiểu người mà các em sẽ trưởng thành. Tôi chỉ là huấn luyện viên của các em. Các em là những người phải có khao khát để luyện tập những nguyên tác cơ bản đó hàng ngày. Bởi vậy hãy trao đổi với nhau và đưa ra quyết định. Tôi sẽ ở trong văn phòng để đợi cho đến khi các em đã có sự lựa chọn.
Chúng tôi chỉ mất mười giây để biểu quyết, và cho đến ngày hôm nay thật khó tin là tôi, cùng với 39 chàng trai trẻ tuổi khác lại hăng hái biểu quyết để luyện tập – chạy nước rút để luyện hơi.
Chúng tôi đã có một mùa giải tuyệt vời. Nhưng quan trọng hơn là chúng tôi đã học được một bài học cực kỳ quan trọng trong cuộc sống: Thành công đến với những người luyện tập theo các nguyên tắc cơ bản hoàn hảo. Thành công đến với những người làm việc chăm chỉ đúng đắn. Thành công đến với những người luyện tập, học hỏi và luyện tập nhiều hơn nữa.
Bắt đầu với một nhu cầu, một khao khát, và sau đó là một ý tưởng đơn giản, và bạn đã có những hạt giống cho một thử nghiệm thành công. Hãy có những lựa chọn đúng đắn – đặc biệt là lựa chọn để tiến lên phía trước – sau đó tạo một hệ thống giao sản phẩm hoặc dịch vụ đều đặn thường xuyên qua các năm, và có lẽ bạn cũng sẽ tạo một quyền kinh doanh đào tạo bán hàng quốc tế, Sam Schwartz là một doanh nhân ở Washington, DC, người kiếm tìm một thành công ngang với thành công của David Sandies.
DAVID SANDLER: THAY ĐỔI CÓ TÍNH HỆ THỐNG
SAM SCHWARTZ
Khi phải đối mặt với nghịch cảnh, người ta thường có hai sự lựa chọn: bỏ cuộc hoặc khắc phục và tiến lên. Vào cuối thập niên 1960, David H. Sandler đã thành lập một cơ sở kinh doanh mà sau này trở thành Viện Kinh doanh Sandler, một hãng quốc tế cung cấp các chương trình đào tạo cho các doanh nhân và chuyên gia bán hàng. Ngày nay, Hệ thống Sandler của ông được mười nghìn doanh nhân và chuyên gia sống tại Mỹ và cả ở nước ngoài sử dụng. Nguyên nhân tất cả là bởi vì ông đã bất ngờ bị sa thải trong một ngày vào năm 1967.
Người đàn ông Sandler 36 tuổi đang sống một cuộc sống mà bất cứ người Mỹ nào cũng mơ ước – một gia đình khỏe mạnh ở Baltimore, một ngôi nhà đẹp, chủ tịch của một hãng kinh doanh snack-food, sở hữu một con thuyền và là thành viên câu lạc thể thao ngoài trời. Nhưng vào một chiều thứ sáu, cuộc bỏ phiếu đã kết thúc với việc David Sandler bị sa thải. Lần đầu tiên trong đời, ông không có lương. Và trong khi đầy chán ngán vì đã mất con thuyền và câu lạc bộ thể thao ngoài trời, thì sự an toàn của gia đình ông đang bị đe dọa.
Bởi vậy ngay lúc ấy, ông phải tìm một việc làm. Thật nhanh chóng. Thông qua mục quảng cáo rao vặt trên báo, ông ấy đã tìm thấy một vị trí bán hàng bán thời gian, thu nhập sẽ thanh toán những hóa đơn cho ông và sẽ tiếp tục làm cuộc sống của ông bận rộn cho đến khi ông có thể gây dựng lại công việc kinh doanh của mình. Đó không phải là một công việc ông thực sự mong muốn, mà chỉ là một con đường để giúp ông tồn tại và nuôi sống gia đình. Nhưng công việc tạm thời và bán thời gian đó lại mở ra cho ông sự nghiệp thành công và bền vững. Bán hàng chuyên nghiệp dường như đã là sở trường của ông.
Khi phát triển sự nghiệp mới của mình, ông phát hiện ra một xu hướng phiền nhiễu mà ông không thể bỏ qua. Trong mắt mọi người, hình ảnh của một người bán hàng luôn là: ồn ào, tự đề cao, và sẵn sàng dùng các mánh lới để khách mua hàng dù không cần. Thật không thể chấp nhận nổi! Nhiều năm sau đó, sự chấp nhận hình thức bán hàng của Xerox và Dale Camegie đã được xem là vết cắt để chấm dứt vấn đề khó khăn này. Nhưng Sandler tin rằng để thực sự xóa bỏ tai tiếng này thì những người bán hàng cần có một thái độ khác và cần thay đổi hành vi. Điều này là hợp lý, người bán hàng đơn độc ấy đã nhảy vào cuộc với cách tiếp cận hoàn toàn mới.
Xác định phải làm cho toàn bộ trở thành chuyên nghiệp, Sandler đã phát triển một phương pháp tiếp cận đơn giản mà uyên thâm để tiến tới bản hàng một cách chuyên nghiệp và thành công – Hệ thống Sandler bảy bước.
Quy trình bảy bước cơ bản là một phương pháp thú vị và đã được chứng minh qua thời gian. Nó không phải là một kỹ thuật ấn định nhanh chóng; mỗi bước chính xác xây dựng trên cái cuối cùng. Sandler sử dụng một biện pháp so sánh tương tự để minh họa quan điểm này. Trong một tàu ngầm với bảy ngăn kín khiến nước không rỉ qua được, người ta không thể chuyển từ ngăn này tới ngăn tiếp theo mà không khống chế được cái đầu tiên và đóng cánh cửa ngay sau họ. Trong quyển sách của mình, Bạn không thể dạy một đứa trẻ đi xe đạp tại một buổi hội thảo: Phương pháp bảy bước để bán hàng thành công của Viện nghiên cứu bán hàng Sandler, đồng tác giả với John P.Hayes, Tiến sỹ Sandler nói: “Kỹ thuật rất quan trọng, nhưng người bán hàng phải học cách chuyển giao những kỹ thuật của họ với một thái độ và hành vi đúng đắn để đến ngân hàng một cách thường xuyên nhất”. Và họ đạt được điều đó mà vẫn giữ nguyên phẩm cách của mình.
Để xây dựng phương pháp tiếp cận quy trình bán hàng độc nhất này, Sandler nghiên cứu những quyển sách như: Tôi đồng ý, Anh đồng ý (I’m OK, You’re OK) của tác giả Thomas A. Harris, và Trò chơi của mọi người: Tâm lý học về những mối quan hệ của con người (Games People Play: The Psychology of Human Relationships) của tác giả Eric Berne. Không giống với những bậc tiền bối, Sandler dựa vào tâm lý học. Nền tảng của Phương pháp Sandler là sự hiểu biết căn bản về con người và điều kiện của con người. Rút cục, đó chẳng phải là mục đích bán hàng sao?
Lấy con người làm trọng tâm, Sandler đã phân tích việc giao dịch buôn bán, một lý thuyết được phát triển bởi Berne và được mô tả trong cuốn Trò chơi của mọi người (Games People Play) để áp dụng vào công việc bán hàng. Trình bày nội dung một cách đơn giản nhất, nhận thức của Trẻ em cũng muốn mua, nhận thức của Bậc Cha Mẹ cũng cho phép, và nhận thức của Người lớn đưa ra quyết định. Điều đó có thể hiểu được. Và đồng thời, không ai gắn lý thuyết hữu ích này với bán hàng chuyên nghiệp.
Với ý tưởng rõ ràng về một lý thuyết đáng tin cậy, Sandler đã thành lập Tập đoàn Phương pháp Sandler (Sandler Systems Inc.). Năm 1983, ông bắt đầu nhượng quyền kinh doanh và triển khai đào tạo và hỗ trợ cho những đại lý độc quyền. ông đã tạo được hoạt động bán hàng đầu tiên dựa trên sức mạnh của cải tiến phương pháp bán hàng và nhân cách có sức thuyết phục của chính mình. Khi chương trình bắt đầu được chứng minh, các doanh nghiệp đã mua quyền kinh doanh bởi vì sự thành công không thể chối cãi của những đại lý độc quyền ngay từ lúc ban đầu.
Chìa khóa dẫn đến thành công cho nhiều hoạt động nhượng quyền kinh doanh của Sandler nằm ở chỗ Sandler rất tôn trọng các nhân viên và những đại lý độc quyền của ông. Ông thúc đẩy họ biến những kế hoạch của ông thành những kế hoạch của họ. Là bậc thầy của những cam kết, ông tin vào “những hợp đồng thanh toán trước” khiến nhân viên phải có trách nhiệm cụ thể. Mục đích của họ rõ ràng, họ sẵn sàng dịch chuyển những ngọn núi để đạt được kết quả mà không đòi hỏi điều gì tiếp theo ngoài một cuộc nói chuyện tình cờ với ông. “Hầu hết những người bán hàng cần những người quản lý cho phép họ được “chấm công theo kết quả” chứ không phải “chấm công theo đồng hồ”, ông thường giảng như vậy.
Luôn mong muốn những đại lý độc quyền của mình thành công, ông nói: “Tôi không muốn là người trực tiếp lãnh đạo trong mọi chuyện. Tôi muốn những đại lý độc quyền của Sandler phải đóng vai trò chủ động”. Để làm sáng tỏ quan điểm này, ông sử dụng hình ảnh so sánh một người chơi gôn và các cô caddy[3]. Những đại lý độc quyền của Sandler sẽ không bao giờ là những caddy của anh ta; họ cần được nhìn nhận với đầy đủ sức mạnh và uy quyền trên thương trường. Trong nhiều năm ông đã bác bỏ những yêu cầu của họ để viết một cuốn sách, nhảy vào những chỗ ồn ào, hay xuất hiện trên những kênh truyền hình. Nhưng cuối cùng thì ông ấy đã viết cuốn Bạn không thể dạy một đứa trẻ đi xe đạp tại một buổi hội thảo (You can’t teach a kid to ride a bike at a Seminar) được xuất bản tại Mỹ và nước ngoài – để chia sẻ câu chuyện của ông và Phương Pháp Sandler.
Nhờ triết lý của mình, ông đã xuất bản 50.000 cuốn đầu tiên được in dành riêng cho những người nhận quyền kinh doanh. Thay vì những cuốn sách bìa bọc cứng truyền thống có tên tác giả phía sau, những người nhận quyền kinh doanh của Sandler có thể đưa những bức ảnh và tiểu sử của mình lên. Quan điểm của ông ư? Để công chúng thấy Viện nghiên cứu bán hàng Sandler như một tập đoàn lớn mạnh gồm những người tận tâm chứ không phải chỉ là cá nhân đơn lẻ.
David Sandler đã rời khỏi đỉnh cao danh vọng trong cộng đồng bán hàng chuyên nghiệp. Nhưng, hàng chục ngàn khách hàng đã được hưởng lợi từ Phương Pháp Sandler, và họ không chỉ thành công trong nghề nghiệp mà còn cả trong cuộc sống riêng. Sau khi ông mất vào năm 1995, tập thể doanh nghiệp gồm những nhân viên và những đại lý độc quyền trên kháp thế giới vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển sự nghiệp của ông, và nạp nhiên liệu cho động cơ sáng tạo để có được những chương trình cải tiến. Vào năm 2003, có những cuộc nhượng quyền kinh doanh trên khắp nước Mỹ và Canada cũng như là Athens, Hy Lạp; Birmingham, Anh; và Dublin, Ireland. Nhiều đại lý vẫn đang hoạt động.
Vậy, điều gì đã khiến David Sandler lựa chọn tiếp tục khám phá chính bản thân mình mà không theo con đường mòn? Tại sao những ý tưởng của ông lại cất cánh và phát triển? Làm việc để nuôi sống gia đình dĩ nhiên là mối quan tâm hàng đầu của ông. Và nó là một nguồn mạch hỗ trợ và là động cơ thúc đẩy sống còn. Yếu tố còn lại đến từ một triết lý của thành công. Điều đầu tiên rõ ràng là sự chăm chỉ và cẩn thận. Với nguồn năng lượng vô tận, Sandler luôn làm việc chăm chỉ, nỗ lực. Và ông luôn duy trì tập trung vào sự thành công, ngay cả khi đối mặt với sự thất bại.
Sự thua lỗ trong buổi đầu kinh doanh của gia đình ông không phải là một thất bại; đó là một hồi chuông đánh thức. Ông đã thề không bao giờ lâm vào tình trạng đó một lần nữa. Bởi vậy được trang bị tầm nhìn, sự ngoan cường dũng cảm, và tính chính trực, một người bán hàng đã thành công trong việc thiết lập một phương pháp ngoại lệ về bán hàng mà ngày nay phương pháp đó vẫn đủ sức cạnh tranh với những đối thủ khổng lồ.
Ralph Waldo từng nói: “Khi bạn phát minh ra một cái bẫy chuột ưu việt hơn, thế giới sẽ biết đến nhà bạn. Tuy nhiên, mọi người sẽ tìm đến bạn nhanh hơn rất nhiều, nếu bạn tạo ra hay đi theo một hệ thống thành công để chủ động tiêu thụ sản phẩm bẫy chuột của mình. Một hệ thống thành công có nghĩa là tất cả các bộ phận của hệ thống đó hợp nhất với nhau, và được tổ chức với mục tiêu nâng cao năng suất và đẩy mạnh hoạt động của các bộ phận còn lại. Khi áp dụng ý niệm về hệ thống thành công đó vào thực hiện những nỗ lực của mình, bạn đã giúp chuyển nghệ thuật thành công thành khoa học thành công. Ed Craine và Charles begalos là đối tác làm ăn của nhau và cũng là tư vấn viên cho các tổ chức ở khu vực Vịnh San Fancisco.
PHƯƠNG PHÁP THÀNH CÔNG NHỜ CÁC MỐI QUAN HỆ
G.S CHARLES LEGALOS VÀ TS EDWARD CRAINE
Một trong những yếu tố quyết định giúp cho bất kì doanh nghiệp nào phát triển là khả năng áp dụng loại hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, nói vẫn thường dễ hơn làm. Hầu hết các doanh nghiệp qui mô vừa đều gắng sức áp dụng loại hình kinh doanh mới một cách tương đối đều đặn. Nhưng chỉ có một số doanh nghiệp thành công trong việc đều đặn tung ra thị trường các loại hình kinh doanh mới chất lượng cao. Có thể có một phương pháp nào cho thành công của họ không? Và quan trọng hơn là nếu bạn áp dụng phương pháp đó, liệu việc kinh doanh của bạn có được cải thiện không? Chúng tôi đã quyết định đi tìm câu trả lời.
Đầu tiên, khi bắt đầu tìm kiếm lý do tại sao một số người lại thành công hơn những người khác khi giới thiệu một loại hình kinh doanh mới, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới 3 chân lý về tri thức phát triển kinh doanh.
1. Qui luật 80/20. Đó là, 80% thành quả mà một công ty có được là từ 20% số nhân viên của công ty đó.
2. Cho lần nữa. Nói cách khác là hoàn lại. Tái đầu tư vào doanh nghiệp của bạn. Chia sẻ với cộng đồng. Chia sẻ với các thành viên trong mạng lưới của bạn. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải biết chia sẻ.
3. Điều quan trọng không phải là bạn biết cái gì mà là bạn biết ai. Các mối quan hệ của bạn tạo nên sự khác biệt trong các hoạt động phát triển kinh doanh.
Đã có rất nhiều điều được nhắc đến và viết về các chân lý mang tính giai thoại. Chúng tôi muốn xem liệu những quan điểm này có đúng hay không. Nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi tập trung vào các thành viên của một tổ chức cung cấp tin tức và các mối quan hệ kinh doanh lớn có tên gọi là Mạng lưới Kinh doanh Quốc tế (BNI). Hàng tuần, các thành viên tập trung lại thành từng nhóm để họp bàn với mục đích duy nhất là kiếm được nhiều mối làm ăn hơn nhờ các tin tức hay các mối quan hệ do các thành viên khác cung cấp. Thường thì mỗi hội có từ 15- 35 thành viên. Tại đây, các thành viên ghi lại số lượng tin tức và mối quan hệ mà họ đã cung cấp và nhận được cũng như số lợi nhuận của các vụ giao dịch bí mật thực hiện nhờ các tin tức nhận được. Tổ chức này được kết cấu chặt chẽ và phân bố rộng rãi cả về mặt xã hội và địa lý giữa các hội viên. Chính sách của tổ chức là chỉ chấp nhận trong mỗi nhóm hay mỗi hội, mỗi loại hình kinh doanh chỉ có một người duy nhất. Nhờ đó, trong nghiên cứu của mình chúng tôi có thể thực hiện một số lượng lớn các loại hình kinh doanh.
Vấn đề đầu tiên chúng tôi quan tâm đó là đánh giá của các hội viên về sự “hữu ích” của các hội viên khác. Chúng tôi đã đề nghị mỗi thành viên ghi lại tên của người trong nhóm mà họ có thể cung cấp tin tức và các mối quan hệ lâu dài. Sau đó, họ được yêu cầu ghi lại tên người trong nhóm mà họ có thể lấy tin thường xuyên. Cách tính toán này của chúng tôi không dựa vào những thông tin thực sự được cung cấp và nhận mà chỉ dựa vào đánh giá của các hội viên vẻ khả năng cung cấp tin tức và các mối quan hệ có giá trị của các hội viên khác. Từ dữ liệu này, chúng tôi soạn ra một “biểu đồ năng lực”, hay một ma trận nhằm đánh giá khả năng cung cấp và nhận tin kinh doanh của mọi người về mỗi thành viên trong nhóm. Một thành viên được cho là “hữu ích” nếu những hội viên khác cho rằng anh ta hoặc cô ta có khả năng thường xuyên cung cấp thông tin và các mối quan hệ có giá trị cho họ. Sau đó, từ những báo cáo thu được chúng tôi tính toán số lợi nhuận của các vụ làm ăn bí mật được tiến hành nhờ tin tức của BNI để tìm hiểu xem liệu có mối liên hệ nào giữa sự hữu ích của các thành viên và số tiền kiếm được hay không.
Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi còn mang tính sơ bộ, nhưng kết quả bước đầu đạt được vô cùng hấp dẫn, đôi khi còn gây ngạc nhiên. Dữ liệu thu được giúp chúng tôi khám phá ra rằng về căn bản 20% hội viên có báo cáo thu nhập cao hơn so với 80% còn lại. Quy luật 80/20 có vẻ đã được áp dụng, chân lý đầu tiên đã có giá trị. Quan trọng hơn là những người thu nhập cao này có một vài điểm chung.
Đầu tiên, họ được đánh giá là những người hữu ích nhất. Mọi người cũng nhận định rằng họ là những người có khả năng cung cấp tin tức và các mối quan hệ nhiều hơn so với việc nhận tin. Từ đó, chúng tôi xếp họ vào nhóm “những người cho” trong “biểu đồ năng lực”. Với nhận định rằng những người thu nhập cao cũng thường là những người cho, chúng ta có thể tái khẳng định tính đúng đắn của triết lý sống thứ hai, đó là để thành công, bạn cần phải học cách chia sẻ: “Người biết chia sẻ sẽ được đền đáp”.
Thứ hai, hầu hết những người có thu nhập cao cũng có nhiều mối quan hệ tương hỗ hơn, hay chúng ta gọi đó là “những mối quan hệ then chốt”. Trong mối quan hệ kiểu này, hai bên tin tưởng rằng họ có thể thoải mái trao đổi thông tin làm ăn với nhau. Lý do khiến cho mối quan hệ này đặc biệt mang tính bạn hữu đến vậy là bất chấp việc hai người đang làm gì, về cơ bản họ đều là những người phục vụ cho thị trường mục tiêu chung. Thường thì những người thu nhập cao có từ 5 đến 7 mối quan hệ tương hỗ kiểu này, trong khi những người thu nhập thấp lại chỉ có từ 1 đến 2 mối quan hệ then chốt. Kết quả sơ bộ đạt được lần nữa giúp chúng ta khẳng định tính đúng đắn của chân lý thứ 3, đó là: Điều quan trọng không phải là bạn biết cái gì mà là bạn biết ai, các mối quan hệ của bạn mới thực sự giúp ích cho công việc của bạn.
Đặc điểm thứ 3 mà chúng tôi nhận thấy những người thu nhập cao đều có, đó là: họ có những đánh giá chính xác về khả năng cung cấp và nhận thông tin của bản thân. Dựa vào biểu đồ năng lực, chúng tôi có thể so sánh nhận định của mỗi thành viên về khả năng cung cấp tin tức và các mối quan hệ của mình so với đánh giá của cá nhân khác về khả năng của họ. Chúng tôi tiến hành tương tự khi so sánh nhận định của mỗi cá nhân về khả năng nhận tin tức từ các thành viên khác vời thực tế liệu các thành viên khác có thể cung cấp tin cho cá nhân này hay không. Ví dụ: John và Jane cùng thuộc một nhóm ở BNI. Nếu John cho rằng anh ta có thể nhận được thông tin từ Jane và Jane cũng nghĩ rằng có thể cung cấp thông tin cho anh ta, họ có thể hợp tác với nhau. Ngược lại, nếu John cho rằng Jane có thể cung cấp tin tức mà Jane lại cho là không, họ sẽ không thể hợp tác với nhau. Nhận định của mỗi thành viên về bản thân mình càng trùng hợp với đánh giá của cá nhân khác về họ, khả năng thành công của thành viên đó càng cao. Điều quan trọng hơn là, bạn càng nhận định chính xác các mối quan hệ trong nhóm kiểu như vậy của mình, khả năng bạn nằm trong nhóm 20% thành viên có thu nhập cao càng lớn.
Phát hiện của chúng tôi được củng cố và mở rộng khi chúng tôi tìm hiểu các công ty và khách hàng khác. Ví dụ, khi chúng tôi tham khảo công ty Fortune 500, chúng tôi phát hiện ra rằng hầu hết những người bán hàng hiệu quả nhất đều vô thức xây dựng một vài mối quan hệ then chốt. Những người bán hàng thành công nhất thường có khoảng 7 mối quan hệ kiểu này. Kết quả này khá khớp với nghiên cứu của chúng tôi.
Vì vậy, để đạt được thành công tối đa khi đưa vào một loại hình kinh doanh mới, mỗi doanh nhân cần chú ý phát triển 7 mối quan hệ tương hỗ. Bằng cách đi theo những nguyên tắc này và tập trung vào một vài mối quan hệ then chốt, thu nhập của một vài nhà kinh doanh nhỏ của chúng ta đã tăng lên đột ngột.
Dựa vào những phát hiện nghiên cứu ban đầu và những thành công mà khách hàng của chúng tôi đạt được, chúng tôi có thể đi đến kết luận: có hai nguyên tắc cơ bản giúp chương trình phát triển doanh nghiệp của bạn gặt hái thành công, đó là:
1. Hãy xây dựng nhóm các mối quan hệ then chốt. Những mối quan hệ này sẽ tạo nền tảng cho mạng lưới hoạt động của bạn. Để xây dựng được nhóm của bạn, đầu tiên bạn phải xác định được 7 doanh nghiệp khác có thị trường mục tiêu giống bạn nhưng không cạnh tranh với của bạn. Tiếp đó, hãy tiếp cận đối tượng và đề nghị lập nhóm để giúp đỡ nhau mở rộng loại hình kinh doanh tương ứng.
2. Hãy trở thành một người biết cho trong mạng lưới cung cấp tin tức của bạn. Như chúng ta đã nhắc tới ở trên, để được nhận bạn cần phải biết cho. Hãy tìm kiếm và xây dựng một diễn đàn, nơi đó các bạn có thể gặp gỡ nhau thường xuyên để tìm hiểu và giúp đỡ lẫn nhau. Bạn cần phải hiểu sâu về mỗi thành viên của mình, về mục tiêu, thành tích và vấn đề của họ. Hãy học cách “chia sẻ” và giới thiệu họ với các mối quan hệ khác của bạn và dạy họ cách “chia sẻ” và giới thiệu bạn với các mối quan hệ của họ.
Khi bạn có thể cung cấp tin tức và các mối quan hệ tốt, cả khách hàng và đối tác trong nhóm của bạn đều thấy biết ơn và muốn trả ơn bạn. Khách hàng sẽ nghĩ đến bạn mỗi khi họ cần phát triển một mối quan hệ hay cần một chút thông tin kinh doanh. Nhờ đó, bạn có cơ hội trở thành trung tâm, một người được ưu tiên lựa chọn mỗi khi khách hàng của bạn có nhu cầu. Tự nhiên khách hàng sẽ đổ về với bạn và nhóm của bạn khi họ cần một sản phẩm hay dịch vụ của chính bạn hay một ai đó. Các thành viên trong nhóm của bạn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh; từ đó, họ sẽ cung cấp được nhiều thông tin, và mối quan hệ hơn cho bạn. Hãy hoàn thành tốt từng việc và đầu tư thời gian cho công việc, hãy phát triển một nhóm các mối quan hệ then chốt của bạn và trở thành một người biết cho, biết chia sẻ, điều đó sẽ khiến công việc kinh doanh của bạn ngày càng phát đạt.
Thành công chưa bao giờ là một cái gì đó quá đẹp đẽ, quá quyến rũ. Nó thường là kết quả của một chuỗi những nỗ lực cố gắng với mục đích cải thiện hoạt động mỗi người. Tạo ra một hệ thống niềm tin sẽ giúp chúng ta tập trung vào nỗ lực đó và đặt ra những mục tiêu ưu tiên của mình. Khi chúng ta kiên trì đi theo hệ thống niềm tin của mình và áp dụng những nguyên tắc của hệ thống đó vào tổ chức của chúng ta, chúng ta sẽ trở thành điển hình của sự kiên định, và dần dần danh tiếng của chúng ta được xây dựng, đây là một dấu hiệu rất cần thiết của thành công. Dan Rawls – một doanh nhân trẻ thành công ở Tennessee – đã viết về hình ảnh của một chàng trai thành công khi truyền niềm tin của cá nhân mình vào trong công việc kinh doanh.
CÔNG THỨC BÍ MẬT ĐỂ THÀNH CÔNG
DAN RAWLS
S.Truett Cathy chỉ có duy nhất một bí mật.
Trong thời đại này, khi mà những câu chuyện về những tấm gương thành công trong kinh doanh thường mang nét gì đó nhanh chóng, đầy kịch tính (khởi đầu từ những đốm lửa nhỏ, liên kết lại với nhau và bùng cháy lên thành ngọn lửa vĩ đại), thì câu chuyện về Cathy chậm chạp, từ từ lê bước tiến đến thành công, khi xuất hiện đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của các tác giả hàng đầu. Khi ánh sáng chói loà rọi vào những vụ scandal tình dục, những trò bịp bợm tai quái, những trò ra vẻ can đảm hòng mong thành ngôi sao thì công ty của Cathy được yên ổn, hạnh phúc trong bóng râm, trong bình yên.
Cathy khởi đầu từ một ước mơ rất đơn giản. Để thực hiện ước vọng của mình, anh đã dành tới bốn năm để nghiên cứu.
Anh thử nghiệm. Anh kiểm tra. Anh muốn kết quả nghiên cứu của mình thật phức tạp để không ai có thể dễ dàng sao chép sáng tạo của anh. Anh muốn nó thật hay, thật tuyệt vời.
Cuối cùng, anh đã có được nó. Anh ghi nó ra giấy, gấp những mảnh giấy lại và nhét chúng vào túi. Đó chính là công thức để có được thành công của anh.
Đến tận ngày hôm nay, Cathy vẫn còn từ chối tiết lộ chi tiết những gì anh đã viết.
Bí mật của anh không phải là bản thiết kế cấu tạo của một con chíp máy tính hoàn hảo, cũng không phải là bản đồ hệ gen của con người. Nó chỉ là, bạn đừng có sốc đấy nhé, công thức để làm món bánh sandwich gà.
Điều đó là sự thực. Món bánh sandwich gà. Nhưng vào năm 1946 thì nó ngẫu nhiên trở thành chiếc bánh sandwich đầu tiên được làm theo kiểu như vậy và được đem bán trong nhà hàng. Nhà hàng đó có tên là Dwarf Grill (một quán ăn nhỏ, rẻ tiền ở Atlanta, bang Georgia). Dwarf Grill cũng là cơ sở đầu tiên của một chuỗi nhà hàng fastfood của Cathy có tên Chick-fil-A với doanh thu hàng tỉ đô la mỗi năm và hơn một nghìn cơ sở rải rác ở 36 bang và quận thuộc Columbia.
Mặc dù Cathy luôn giữ bí mật công thức làm món bánh sandwich này, nhưng ông (người sáng lập ra Chick- ông fil-A) và giám đốc điều hành của công ty luôn hồ hởi khi bàn luận về bí mật thành công của công ty mình, đó là: “Bạn phải cố gắng giành được danh tiếng cho công ty minh mỗi ngày”.
Vâng, thực sự là Chick-fil-A mở cửa vào hầu hết các ngày trong tuần trừ chủ nhật.
Cathy đã từng ghi trong cuốn Hãy ăn nhiều Chikin hơn, hãy truyền cảm hứng tới nhiều người hơn (Eat More Chikin, Inspire More People): “Chúng tôi quyết định đóng cửa vào chủ nhật là để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng tới Chúa và để hướng sự chú ý của mình tới những thứ còn quan trọng hơn cả công việc kinh doanh”. Và: “Nếu bạn mất tới 7 ngày một tuần để kiếm sống trong một nhà hàng, thì bạn cần phải kiếm một công việc khác. Trong nhiều năm, tôi không bao giờ thấy hối hận hay chán công việc này”.
Quan điểm về thành công của Cathy có thể rất khác so với quan điểm của các nhà lãnh đạo kinh doanh khác. Việc làm trái ý muốn của nhiều người bằng cách đóng cửa các cơ sở của ông vào ngày làm ăn tốt nhất với các nhà hàng đã tạo nên cảm giác hoàn hảo vẻ những điều được Cathy đặc biệt ưu tiên.
Cathy giải thích thêm: “Khi được hỏi rằng tôi thích được nhớ đến như thế nào khi tôi rời khỏi Trái đất này. Câu trả lời đầu tiên của tôi là tôi mong được nhớ đến như một người đã biết sắp xếp chính xác những ưu tiên của mình”. Trong những thứ được ông ưu tiên thì Chúa xếp thứ nhất, và những thứ khác đứng sau.
Với Cathy, thành công có nghĩa là biết chia sẻ, biết cảm ơn chứ không phải chỉ là biết nhận. Tạ ơn Chúa, chia sẻ với gia đình, nhân viên và rất nhiều những người trẻ tuổi khác.
Ông nhận xét rằng: ‘Thành công không phải là một cái gì đó cứ tiếp diễn liên tục”, ông còn nói ông muốn có: “không chỉ là một sự nghiệp thành công, mà còn cả một gia đình thành công và những mối quan hệ tốt đẹp với tất cả nhân viên của tôi, với những người đã tin tưởng cho tôi vay tiền khi tôi khởi nghiệp”.
Rất ít người ở vị trí xã hội cao như vậy dám bày tỏ niềm tin vào tôn giáo của minh. Số người sẵn sàng tán thành rằng những nguyên tắc trong Kinh Thánh là một bản kế hoạch chi tiết giúp chúng ta đi đến thành công thì còn ít hơn nhiều. Cathy đã thực hiện cả hai.
Ông phát biểu rằng: “Nếu bạn muốn tạo dựng một cuộc sống thành công, bạn phải cân nhắc xem điều gì là quan trọng với bạn và bạn đang cố gắng phấn đấu vì cái gì”. Ông còn nói thêm: “Là một người theo đạo Cơ Đốc, tôi cảm nhận rất rõ ràng tầm quan trọng của việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với Chúa. Tôi thấy rằng chẳng hề có mâu thuẫn nào giữa những nguyên tắc đạo đức trong Kinh Thánh với sự rèn luyện để trở thành một doanh nhân thành công”.
Cathy gắn quan điểm đó với nhiệm vụ của công ty. Lời tuyên bố chính thức của công ty Chick-fil-A là: “Chúng tôi tồn tại là để ca ngợi Chúa bởi chúng tôi là bề tôi trung thành của tất cả những ai được Chúa gửi tới và giao cho chúng tôi nhiệm vụ phục vụ, và chúng tôi tồn tại là để gây ảnh hường tích cực tới những ai có liên hệ với Chick-fil-A”.
Lòng sùng bái của Cathy với những nguyên tắc này đã giải thích cho những lời cam kết kiên định không đổi của ông với mọi người. Theo lời giải thích của ông được đăng trên trang Web của Chick-fil-A: “Đó là lý do tại sao chúng tôi đầu tư vào những quỹ học bổng, các chương trình phát triển nhân cách cho trẻ, những chương trình chăm sóc tổ ấm, và các dịch vụ xã hội khác. Nguyên tác đó là động lực thúc đẩy chúng tôi phấn đấu làm ra những chiếc sandwich thật sự, thật sự tuyệt hảo”.
Mặc dù, ông dành sự quan tâm đặc biệt vào các mối quan hệ với gia đình, nhân viên, khách hàng và rất nhiều con nuôi của ông bắt nguồn từ niềm tin của bản thân, nhưng là một doanh nhân, ông hiểu rằng việc quan tâm, chăm sóc mọi người cũng giúp ích rất nhiều cho sự thành công lâu bền của mình. Xét cho cùng thì những anh nhân viên vui vẻ sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn. Khách hàng được phục vụ tốt sẽ trở thành khách hàng thường xuyên.
“Hầu hết các công ty thích tập trung, chú ý vào giá trị của đồng tiền hơn là con người, nhưng nếu bạn biết quan tâm chú ý tới con người, bạn sẽ thu được mức lợi nhuận mà bạn mong đợi”. Ông còn nhấn mạnh rằng: ‘Tiền chỉ thực sự tốt khi bạn giữ nó trong tay, chứ không phải là trong trái tim bạn”.
Một trong những bài học Kinh Thánh mà ông yêu thích và giúp định hướng quan điểm về thành công của ông là: “Danh thơm quý hơn tiền của”.
Cathy giải thích*. “Tôi yêu thích mọi thứ mà thành công mang tới cho tôi, nhưng những thứ thuộc về vật chất chỉ là một góc nhỏ trong đó. Tôi có một người vợ luôn hi sinh hết mình vì gia đình. Chúng tôi đã lấy nhau được hơn 55 năm. Chúng tôi có ba đứa con rất tuyệt vời, chúng đều có cuộc sống riêng hạnh phúc, chúng tôi có tới 12 đứa cháu và hơn 145 đứa cháu nuôi. Vậy thì tôi còn mong muốn gì hơn?”
Cathy chăm sóc những đứa cháu nuôi của mình qua một tổ chức do ông và vợ – bà Jeannette – thành lập vào năm 1984 có tên WinShapfc Foundation (Quỹ tài trợ WinShape). Xuất phát từ mục tiêu đào tạo ra những con người chiến thắng”, quỹ này được đặt tên như vậy. Các chương trình chăm sóc tổ ấm của WinShape đã mang tới cho trẻ ở Georgia, Tennessee, Alabama và Brazil tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và cả những kỷ luật, nguyên tắc sống.
“Tôi từng nói với rất nhiều thanh niên rằng thành công là một lựa chọn của bạn trong cuộc đời”. Cathy còn nói thêm: “Tôi cho rằng thành công còn dễ dàng hơn thất bại. Nhưng tôi không nói rằng thành công là một điều dễ dàng đạt được. Điều tôi muốn nói tới ở đây là trả giá cho thành công còn dễ dàng hơn nhiều so với việc bạn phải trả giá cho thất bại”.
Cathy đã từng trải nghiệm ý nghĩa của từ trả giá. Một ngọn lửa quái ác đã thiêu rụi nhà hàng đầu tiên của ông. Mặc dù thảm họa này có thể ngăn cản nấc thang lên tới đỉnh cao danh vọng của ông, nhưng quyết tâm và niềm tin đã nâng đỡ ông, giúp ông tiếp tục phấn đấu và tập trung vào mục tiêu của mình.
ông nhận xét rằng: “Kinh doanh cũng giống như một đường sắt có nhiều khúc ngoặt. Nó cũng có lúc thăng lúc trầm. Cách bạn xử trí trong khó khăn sẽ tạo nên sự khác biệt”.
Cathy đã rút ra được ba bí quyết để thành công, ông nói: “Những bi quyết này rất đơn giản. Đó là: hãy ước muốn, hãy rèn luyện và phát triển kỹ năng, bí quyết của riêng mình, và hãy thực hiện nó”.
Chick-fil-A đã phát hiện ra ba bí quyết thành công nữa qua hình ảnh bộ ba con bò “hãy ăn nhiều Chikin hơn” rất nổi tiếng của công ty. Cathy trầm ngâm nhận xét: “Những con vật đem lại phước lành ngộ nghĩnh này đã vượt qua giới hạn của những nhân vật trong quảng cáo. Chúng là những vật thực. Đến chỗ nào tôi cũng mang theo một bó đồ chơi bằng vải bông hình con bò. Chúng luôn khiến mọi người cảm thấy vui vẻ”.
Không còn nghi ngờ gì nữa, rất nhiều cháu nuôi của Cathy cũng yêu thích những chú bò này. Cathy đã rất sung sướng khi kể lại chuyện sau: “Khi chơi với mấy đứa trẻ, tôi hỏi chúng rằng khi lớn lên chúng muốn làm gì một đứa trẻ đã trả lời rằng: sau này cháu chỉ mong được giống ông. Tôi đã bế đứa trẻ lên và nói: đây là lời khen ngợi tuyệt vời nhất mà ông từng nhận được”.
Mang lại niềm vui cho mọi người là bí quyết thành công thật sự bí mật của S.Truett Cathy: Đó cũng là bí mật mà Cathy rất vui sướng khi được chia sẻ với mọi người.
Đạt được thành công là cả một quá trình không bao giờ có kết thúc; quá trình này tham gia vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Để đạt được thành công, chúng ta vừa phải tập trung vào một mục tiêu dài hạn, vừa phải chú tâm tới từng chi tiết của cuộc sống. Nó đòi hỏi chúng ta phải xuất sắc trong từng công việc và phải đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất có thể trên đường đời. Và để duy trì thành công của mình, chúng ta cũng cần phải cân bằng mối quan tâm giữa sự nghiệp, gia đình và cộng đồng. Dan Georgevich đã xây dựng một trong những công ty marketing độc quyền thành công nhất ở Midwest bằng cách tập trung vào từng chi tiết nhỏ của cuộc sống, đồng thời chú ý tới mục tiêu của mình.
TIẾNG NÓI CỦA THÀNH CÔNG
DAN GEORGEVICH
Buổi sáng, vào giờ cao điểm ở Detroit: trong dòng xe cộ chật như nêm, các bác tài lao nhao giở đủ mánh khóe để vượt lên phía trước. Xe cộ nối đuôi nhau trên đường cao tốc, tiếng còi xe inh ỏi làm mọi người vô cùng mệt mỏi. Chẳng có gì khiến mọi người thấy vui. Nhưng khoan đã, hãy dừng một phút. Tại sao chàng trai trong chiếc xe tải mui trần kia lại cười to thế? Và còn quý bà trong chiếc BMW ở đằng kia nữa? Tại sao nụ cười rạng rỡ vẫn nở trên khuôn mặt của tất cả mọi người trong chiếc xe tải nhỏ kia vậy? Hẳn là trong biển xe ô tô đó, họ phải trông thấy cái gì đó thú vị lắm.
Sự thực thì không phải những thứ họ nhìn thấy mà chính là những điều họ nghe thấy: giọng nói của Dick Purtan đã mang tới sự vui vẻ, thoải mái cho họ -Những cư dân Detroit hàng sáng phải tiêu tốn thời gian vô ích trên xe buýt, xe ca, ô tô… để tới nơi làm việc. Dick Purtan là ông chủ “Chương trình Buổi sáng” của đài phát thanh Detroit trên sóng FM 104.3. Purtan cũng nhóm của mình thường phát đi những bài bình luận hài hước về các vấn đề thời sự hay các nhân vật được công chúng yêu thích cho khán thỉnh giả trên khắp Michigan, Ohio và Ontario thưởng thức.
Hơn 40 năm qua, Purtan đã hoàn thành rất tốt công việc của mình. Tuy chỉ đứng sau micro, nhưng Purtan đã đem về cho mình rất nhiều các giải thưởng cấp địa phương và cấp quốc gia. Nhưng thật khôi hài, vào năm 1968, ông đã từng bị ném ra khỏi Đài Baltimore ngay sau 5 tuần phát sóng chỉ vì lý do: “Họ cho rằng tôi quá cuồng nhiệt, không phù hợp với thị trấn này”. Purtan khởi đầu sự nghiệp với vai trò DJ nhạc đồng quê của đài Syracuse, New York để kiếm 1 đô la mỗi giờ, trong khi đang theo học tại trường Đại học Syracuse.
Vận may của ông đã đến. Hôm đó, ông chịu trách nhiệm lái xe đưa huyền thoại phát thanh viên David Susskind ra sân bay sau khi ông này đến thăm trường đại học của Purtan. Susskind đã giới thiệu Purtan với bạn của mình – Ben Richmond – hiện đang sở hữu một vài đài phát thanh trên khắp nước Mỹ. Richmon đã thuê Purtan vào làm tại đài phát thanh của ông ở Jacksonville, Florida, cuối cùng, như họ đã nói, đó chính là câu chuyện về cuộc đời của Purtan.
Purtan có thể tự hào rằng khi nhìn lại những chặng đường ông đã đi qua, có khó khăn và thử thách của cuộc đời, có cả những thành công to lớn. Mọi người đều cho rằng ông đã lên tới đỉnh cao nhất của danh vọng, ông đã từng đạt được các giải thưởng tiếng tăm lừng lẫy như: Giải thành tựu suốt đời ngành ghi âm và phát thanh, Giải Marconi của Hiệp hội phát thanh viên quốc gia, hai lần nhận Giải nhân vật truyền thông được yêu thích của năm do tạp chí Billboard bầu chọn, và một lần được đề cử vinh danh trong Phòng truyền thống radio của Chicago. Tiểu sử của ông đã được phát trên các sóng ABC, CBS, NBC, và CNN; các tạp chí People, Newsweek, Time, và US cũng từng viết bài về con người ông. Bảo tàng phát thanh và truyền hình New York cũng lưu trữ rất nhiều trích đoạn các Show phát sóng của ông. Thậm chí, ông còn đóng một vai trong bộ phim Beverly Hills Cop II với Eddie Murphy.
Thế nhưng khi bạn hỏi Purtan – một trong những phát thanh viên kỳ cựu và nổi tiếng nhất Detroit này – lý do tại sao ông lại thành công đến vậy, bạn sẽ cảm thấy hơi nản lòng. Đầu tiên ông sẽ nói với bạn rằng ông không biết lý do tại sao, điều này có thể khiến bạn bối rối và cảm thấy mình là một anh phóng viên không thạo việc. Hãy tiến lên, bạn nổi tiếng, bạn đang kiếm được nhiều tiền. và bạn yêu thích được tìm hiểu nhiều lĩnh vực trong công việc của mình. Điều đó mang lại gì?
Purtan phát biểu: “Tôi từng thấy nhiều người chạy theo đồng tiền bất chấp những gì họ yêu thích. Khi bạn làm như vậy, các mối quan hệ của bạn sẽ bị tan vỡ bởi tất cả những điều bạn làm chỉ là những vụ thương lượng mờ ám. Sự thực là, nếu bạn tự nhủ rằng hãy cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mỗi ngày, bạn sẽ kiếm ra tiền. Bạn không thể chạy theo đồng tiền và hi vọng mọi thứ sẽ xuất hiện. Hãy sống cuộc đời của bạn từng ngày từng giờ và làm việc chăm chỉ, điều sẽ mang tới cho bạn một gia đình hạnh phúc và bạn có thể dạy cho con cái của mình những bài học đạo đức thực tế vô cùng hữu ích cho cuộc sống của chúng sau này. Chạy theo đồng tiền có thể có lợi ngay lúc đó nhưng nó không có lợi về lâu về dài”.
Ông cho rằng thành công thực sự mà ông đạt được đó là ông đã tạo nền móng vững chắc cho sáu con gái của mình, trong số đó ba cô đã nối nghiệp ông. Cô con gái Jennifer hiện là phó giám đốc của Đài ABC; Jackie là người viết và dẫn chương trình Purtan Show; và Joanne là phóng viên sức khỏe, cũng là người bảo vệ cho quyền lợi phụ nữ trên kênh 7 truyền hình Detroit.
Purtan tâm sự: “Bạn sẽ không nhận thấy tầm quan trọng của gia đình cho đến khi bạn già. Khi bạn còn trẻ, bạn chỉ dành thời gian cho công việc và suy nghĩ về nó, nhưng mọi thứ thay đổi khi bạn già đi. Giờ thì tôi tin rằng chúng ta chỉ đạt được thành công tột bậc khi chúng ta có thể giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư, là một tấm gương sáng cho con cháu và chia sẻ với mọi người nhiều nhất có thể”.
Người nghệ sĩ lớn này cũng có anh hùng của riêng mình; ông tin rằng người đó đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của ông. Đó chính là vợ của ông – bà Gail. Hơn sáu năm qua, Gail vừa phải nuôi dạy sáu cô cháu gái của mình, vừa phải chiến đấu chống căn bệnh ung thư buồng trứng. Bản thân Dick Purtan cũng đang điều trị khối u sau khi được chẩn đoán là bị ung thư tuyến tiền liệt hơn mười năm trước.
Cả Dick và Gail đã biến cuộc đấu tranh với bệnh tật riêng tư của mình thành những chiến dịch lớn công khai kêu gọi tất cả mọi người tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu phòng chống và điều trị ung thư. Những đóng góp từ thiện của họ qua Qũy nghiên cứu ung thư buồng trứng Gail Purtan tại Viện ung thư Karmanos, cũng như Qũy tài trợ nghiên cứu ung thư buồng trứng gia đình Purtan đã giúp thu được hơn một triệu đô la cho các nghiên cứu đang được tiến hành tại Detroit và trên khắp đất nước. Vào tháng 3 năm 2003, giải thưởng cho lòng nhân đạo được tổ chức hàng năm của Qũy tài trợ ung thư McCarty đã được trao cho cặp đôi này vì những đóng góp không mệt mỏi của họ.
Đài phát thanh là một diễn đàn tuyệt hảo cho Purtan thể hiện lòng nhân ái của mình. Bên cạnh Qũy từ thiện đó ông và Gail sáng lập để ủng hộ các nghiên cứu ung thư, chương trình phát thanh trên radio của Purtan giữ vai trò chủ đạo trong việc quyên góp được hơn năm triệu đô la cho Chương trình Đội quân cứu tế và Trao đổi thực phẩm trong hơn 15 năm qua. Ông cũng tham gia trong ban lãnh đạo Bệnh viện Trẻ em ở Michigan và đã quyên góp được hơn 300.000 đô la cho quỹ từ thiện từ việc bán đĩa CD và băng thu những chương trình phát sóng hay nhất của ông.
Purtan kể thêm: “Khi Gail được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư, tôi nhận ra rất nhiều điều. Mỗi ngày đều trở nên vô cùng quan trọng, ý của tôi không phải là về khía cạnh chuyên môn. Bạn chợt nhận ra rằng mỗi người chỉ có thể sống một lần. Bạn phải học cách sống với bệnh tật, đưa ra những điều chỉnh hợp lý và liên tục giải quyết vướng mắc, khó khăn. Tôi đã từng nghĩ rằng bạn có thể chuẩn bị để đối mặt với bệnh ung thư hay những bệnh chết người khác, nhưng bây giờ tôi không còn nghĩ như vậy nữa. Bạn phải học cách sống một cách thật kiên nhẫn.
Ông nhiệt tình nói: “Tôi yêu thích những gì tôi làm. Đó là điều tôi quan trọng. Trong suốt sự nghiệp của mình, mục tiêu của tôi là làm mọi thứ tốt nhất có thể mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm để hoàn thành công việc tôi yêu thích. Nó không chỉ là công việc mà đã trở thành thú vui của tôi.
Chính quan điểm tích cực đó đã giúp ông xây dựng một sự nghiệp và cuộc đời thật rạng rỡ, điều đó cũng chứng tỏ sức chịu đựng dẻo dai của ông. Trong suốt sự nghiệp của mình, Purtan chỉ tập trung vào một mục tiêu rất chung chung, đó là: được phát thanh lâu dài. Ông có giải thích thêm: “Tôi cho rằng đặt ra những mục tiêu cụ thể có thể rất nguy hiểm. Nếu bạn không thực hiện được nó, bạn sẽ coi mình như một kẻ thất bại. Tôi không bao giờ muốn đặt mình vào tình huống phải tự chỉ trích mình như thế, vì vậy tôi luôn giữ mục tiêu của tôi rất không rõ ràng. Hầu hết những nhân vật nổi tiếng trên sóng radio không giữ danh tiếng được lâu. Tôi cũng không biết tại sao tôi lại nổi lên trong những năm qua và không còn bị nhàm chán nữa. Điều này phải hỏi khán giả của tôi”.
Trở lại với câu chuyện trên đường cao tốc, đường đang thưa dần – nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, nụ cười mà Dick Purtan mang tới sẽ còn lưu trên những khuôn mặt đó qua hết cả ngày làm việc vất vả của họ. Học cách đối mặt với cuộc sống một cách kiên nhẫn, bắt đầu từ vụ ách tắc giao thông đến những cơn khủng hoảng tinh thần, là bài học mà khán thính giả của Durtan muốn được nghe mỗi sáng.
Phải mất bao lâu để bạn thực hiện một việc gì đó thành công? Dù ngắn hay dài, thì trên con đường đi tới thành công của bạn, khó khăn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Hãy chấp nhận nó. Hãy biến những khó khăn, trở ngại đó thành những bài học và cơ hội mới sau đó hãy tiếp bước trên con đường tìm kiếm thành công của mình. Anthony Robbins – một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về thành công và phát triển cá nhân – đã chia sẻ một vài quan điểm của ông về con đường đi tới thành công.
CON ĐƯỜNG ĐI TỚI THÀNH CÔNG
ANTHONY ROBBINS
Thành công thực sự là kết quả của óc suy xét tốt. Óc suy xét tốt là kết quả của kinh nghiệm, và kinh nghiệm thường là kết quả của những phê phán. Thỉnh thoảng những kinh nghiệm có vẻ tồi tệ và đau thương này lại quan trọng nhất. Khi con người thành công, họ thường có xu hướng ăn mừng; khi họ thất bại, họ thường có xu hướng xem xét, nhìn nhận lại vấn đề, và họ bắt đầu rút ra những bài học mới có thể cải thiện cuộc sống của họ. Chúng ta phải tự hứa với bản thân là sẽ học tập từ những sai lầm đã qua, hơn là ngồi đó trách móc bản thân hay lo sợ rằng mình sẽ gây ra sai lầm tương tự trong tương lai.
Hãy nghĩ xem thật giá trị biết bao nhiêu nếu bạn có một tấm gương tốt để noi theo; một ai đó đã tìm đường vượt qua thác ghềnh và cho bạn một tấm bản đồ chi tiết để đi theo cũng quan trọng không kém gì so với kinh nghiệm của bản thân. Bạn có thể có một tấm gương tốt cho các vấn đề liên quan đến tài chính của bạn, một hình mẫu để bạn giữ gìn và phát triển các mối quan hệ, một tấm gương để bảo vệ sức khỏe của bạn, một tấm gương cho nghề nghiệp của bạn, hay một tấm gương cho bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống mà bạn đang học để nắm vững. Họ có thể tránh cho bạn nhiều năm đau khổ và giữ cho bạn khỏi rơi xuống thác.
Sẽ có lúc bạn ở trên sông một mình và phải tự đưa ra những quyết định quan trọng. May mắn là nếu bạn sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của bản thân, bạn sẽ nhận thấy khó khăn thật là tuyệt vời vì chúng mang tới cho bạn nhiều thông tin giá trị hay những bài học quan trọng mà bạn có thể sử dụng để đưa ra quyết định sáng suốt hơn trong tương lai. Trong thực tế, bất cứ người cực kỳ thành công nào khi gặp bạn cũng đều nói với bạn (nếu họ thành thật với bạn) rằng lý do khiến họ thành công hơn là do họ đã đưa ra nhiều quyết định tồi tệ hơn bạn. Trong các hội nghị chuyên đề của tôi, mọi người thường hỏi tôi rằng: “Ồng cho rằng tôi cần bao nhiêu thời gian để có thể thực sự nắm vững kỹ năng này?”-Tôi sẽ ngay lập tức trả lời rằng: “Thế ông muốn dành bao nhiêu thời gian để nắm vững nó?” Nếu bạn học tập mười lần mỗi ngày (và có được kinh nghiệm học tập tương xứng) trong khi những người khác cả tháng mới học kỹ năng mới một lần, bạn sẽ có mười tháng kinh nghiệm trong một ngày, bạn sẽ nhanh chóng nắm vững kỹ năng mới đó, và thật trớ trêu thay có thể sau đó mọi người sẽ đánh giá bạn là người “tài năng và may mắn”.
Tôi trở thành một diễn giả xuất sắc và nổi tiếng như vậy là nhờ mỗi tuần tôi đều tự lên kế hoạch: diễn thuyết ba lần mỗi ngày với bất cứ ai chú ý lắng nghe. Trong khi những người khác trong tổ chức của tôi chỉ có 48 buổi hẹn diễn thuyết mỗi năm, trong 2 tuần tôi đã đạt số buổi tương đương. Trong một tháng, tôi có 2 năm kinh nghiệm bằng họ. Những người cùng hợp tác với tôi thường bàn về may mắn của tôi vì tôi được sinh ra với tài năng bẩm sinh như vậy. Tôi đã cố gắng nói với họ điều mà tôi đang nói với bạn: thời gian cần thiết để bạn nắm vững một kỹ năng mới bằng thời gian bạn muốn. Tiện thể, có phải tất cả các bài diễn thuyết của tôi đều tuyệt vời không? Ngược lại là khác! Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng tôi học được nhiều điều từ tất cả kinh nghiệm của tôi và bằng cách này hay cách khác, tôi cố gắng nâng cao kỹ năng để có thể nhanh chóng diễn thuyết ở bất cứ nơi đâu và cho nhiều người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.
Bất kể bạn đã sẵn sàng đến mức nào, có một điều tôi có thể đảm bảo chắc chắn rằng: nếu bạn đang ở trên dòng sông cuộc đời, rất có khả năng là bạn sẽ va phải một vài tảng đá. Đây không phải là một tình huống tiêu cực, nó chỉ là một thử thách mà bạn phải vượt qua. Hãy nhớ là khi bạn bị mắc cạn, thay cho việc ngồi trách móc bản thân vì đã gây ra thất bại đó, hãy tự nhủ rằng cuộc sống không có thất bại. Cuộc sống chỉ có kết quả. Nếu bạn không đạt được kết quả mình mong muốn, hãy học hỏi từ những kinh nghiệm đó và trong tương lai bạn có thể tham khảo chúng để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Chúng ta có thể tìm thấy một hướng đi hoặc tự tạo ra nó.
HANNIBAL
Một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn có thể đưa ra để đảm bảo hạnh phúc lâu dài của mình đó là hãy dùng bất cứ thứ gì cuộc sống cho bạn vào thời điểm đó. Sự thật của vấn đề là chẳng có thứ gì bạn không thể hoàn thành được cả, nếu:
1. Bạn xác định rõ ràng điều bạn thực sự mong muốn đạt được.
2. Bạn sẵn sàng hành động một cách nghiêm túc.
3. Bạn chú ý xem xét việc mình đang làm có tốt hay không.
4. Bạn tiếp tục thay đổi phương pháp thực hiện cho đến khi bạn đạt được những gì bạn mong muốn, và trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình, bạn cần tận dụng bất cứ thứ gì cuộc đời mang đến cho bạn.
Bất cứ ai thành công trong một lĩnh vực nào đó cũng phải áp dụng 4 bước trên và đi theo một nguyên tắc mà tôi gọi là Công thức thành công cơ bản. Một trong những câu chuyện yêu thích nhất của tôi về những người thành công là chuyện kể về Soichiro Honda, người sáng lập nên tập đoàn lớn mang tên ông: Honda. Giống như tất cả các công ty khác dù lớn hay nhỏ, tập đoàn Honda cùng khởi đầu với một quyết định và mong ước thiết tha là tạo ra được thành quả to lớn.
Năm 1938, khi đang còn là sinh viên, Honda đã mang bán tất cả những thứ mình có để đầu tư vào một xưởng sản xuất nhỏ, chính tại đây ông bắt đầu phát triển khái niệm về bạc pittông. Ông mong muốn bán sản phẩm nghiên cứu của mình cho Tập đoàn Toyota nên ông làm việc cả ngày lẫn đêm, đến nỗi dầu mỡ luôn dính lên khuỷu tay của ông, ông thường xuyên ngủ lại trong xưởng máy, và luôn luôn tin rằng mình sẽ đạt được thành quả gì đó. Thậm chí ông còn đem cầm đồ trang sức của vợ để có thể tiếp tục nghiên cứu. Cuối cùng, ông cũng hoàn thành những chiếc bạc pittông của mình, nhưng khi ông mang chúng đến Toyota chào hàng thì họ trả lời rằng sản phẩm của ông không đáp ứng được tiêu chuẩn của Toyota, ông ở lại trường đại học thêm hai năm; tại đây, ông thường xuyên phải nhận những nụ cười chế nhạo của trợ giáo và các bạn đồng môn khi họ xem bản thiết kế của ông ngu xuẩn đến mức nào.
Nhưng thay vì chú ý vào nỗi đau của thất bại đã qua, ông quyết định tiếp tục tập trung vào mục tiêu của mình. Cuối cùng, hai năm sau, Toyota đã ký với Soichiro Honda một hợp đồng ông vẫn hằng mơ. Niềm đam mê và niềm tin của ông đã được đền đáp xứng đáng vì ông biết mình muốn gì, ông đã hành động để hiện thực hoá ước muốn, chú ý xem xét quá trình thực hiện và thay đổi phương pháp cho đến khi ông đạt được những gì ông muốn. Sau đó, một vấn đề mới xuất hiện.
Chính phủ Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị cho chiến tranh, và họ từ chối cung cấp số ximăng cần thiết để ông xây dựng công ty. Ông đã từ bỏ tại đây? Không, ông chỉ than vãn mọi chuyện thật bất công? Có phải với ông điều này có nghĩa là giấc mơ của ông đã chết? Tuyệt đối là không. Một lần nữa ông quyết định sử dụng những kinh nghiệm đã có và phát triển một chiến lược khác, ông và nhóm của mình đã phát minh ra quy trình sản xuất bê tông của riêng mình, và sau đó xây dựng công ty của họ. Trong suốt chiến tranh, công ty bị đánh bom hai lần, và phần lớn cơ sở sản xuất của công ty bị phá huỷ. Honda đã phản ứng thế nào? Ngay lập tức, ông tập hợp nhóm của mình lại và cùng đi nhặt những thùng xăng thừa do binh lính Mỹ bỏ lại. ông gọi chúng là “món quà của tổng thống Truman” vì chúng cung cấp cho ông nguồn nguyên liệu thô (nguyên liệu rất khan hiếm ở Nhật lúc đó) cần thiết cho quá trình sản xuất của công ty. Cuối cùng, sau khi vượt qua được tất cả những khó khăn đó, một trận động đất đã san bằng công ty của ông. Honda quyết định bán cho Toyota quy trình hoạt động của pittông.
Rõ ràng đây là người đã đưa ra những quyết định dứt khoát để thành công, ông có một niềm đam mê và tin tưởng vào những gì ông đang làm. ông hành động một cách nghiêm túc. ông thay đổi phương pháp của mình cho đến khi đạt được kết quả mong muốn, nhưng vẫn không đạt được thành quả mà ông đang tận tâm thực hiện. Tuy nhiên, ông luôn tự nhủ rằng mình cần phải kiên nhẫn.
Sau chiến tranh, Nhật Bản thiếu xăng dầu khủng khiếp; thậm chí Honda còn không thể lái xe đi mua thực phẩm cho gia đình mình. Cuối cùng, trong tuyệt vọng, ông đã gắn một chiếc động cơ nhỏ vào xe đạp của mình. Sau đó, hàng xóm đã hỏi ông rằng liệu ông có thể làm một cái “xe đạp được động cơ hoá” như vậy cho họ được không. Lần lượt người nọ nối người kia chen lấn, xô đẩy nhau trước nhà ông cho đến khi ông “tuôn ra” động cơ cho họ. Ông quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất động cơ cho phát minh mới của mình, nhưng thật không may: ông không có vốn.
Cũng như trước đó, ông tự nhủ rằng bất kể đó là chuyện gì ông cũng phải tìm ra cách giải quyết. Giải pháp của ông là kêu gọi ủng hộ của 18.000 chủ cửa hàng xe đạp ở Nhật bằng cách gửi cho mỗi người một lá thư. Trong đó, ông giải thích với họ rằng bằng cách nào họ có thể góp một phần vào quá trình tái sinh nước Nhật qua việc ủng hộ phát minh mới và ưu việt của ông. Cuối cùng, ông đã thuyết phục được 5.000 người trong số đó cho ông vay số vốn cần thiết. Vẫn còn một vấn đề, loại xe mô tô hạng nhẹ còn quá to và cồng kềnh. Vì vậy, ông đã thực hiện bước cải tiến cuối cùng và tạo ra một phiên bản xe mô tô hạng nhẹ mới nhẹ hơn và có kích cỡ nhỏ hơn. ông đặt tên thánh cho chiếc xe là Super Cub (Siêu cúp), và nó đã trở thành một thành công “bất ngờ”, mang tới cho ông Giải thưởng Hoàng đế. Sau đó, ông bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của mình sang một số nước châu Âu mới phát triển và Mỹ, và từ những năm 70 ông bắt đầu xuất khẩu ô tô (lúc đó đã trở nên khá phổ biến).
Ngày nay, Tập đoàn Honda có hơn 100.000 nhân viên ở cả Mỹ và Nhật Bản; Honda cũng là một trong những đế chế sản xuất xe ô tô lớn nhất ở Nhật Bản, bán chạy hơn tất cả các hãng khác trừ Toyota ở Mỹ. Công ty thành công vì có một người hiểu rõ sức mạnh của những quyết định thực sự dứt khoát được đưa ra phù hợp, đúng lúc, bất chấp hoàn cảnh, trên một cơ sở liên tục.
Quả cầu thuỷ tinh nứt rạn…
Sau đây là những nhận xét ban đầu đối với những cuốn sách nổi tiếng và thành công đáng kinh ngạc.
– Trại chăn nuôi, của George Orwell được nhận xét là: “Người ta không thể rao bán những câu chuyện về thú vật ở Mỹ”
– Nhật ký của Anne Frank, của Anne Frank bị cho rằng: ‘Tôi cảm thấy rằng cô gái này có vẻ không có năng lực, hay cảm xúc đặc biệt để nâng cuốn sách lên trên mức ‘tò mò’ thông thường”.
– Đối với cuốn Chúa tể của những con ruồi, của William Golding: “Chúng tôi không cảm thấy rằng bạn đang hoàn toàn thành công trong việc thực hiện một kế hoạch đã được thừa nhận là đầy triển vọng”.
– Người tình của quý cô Chatterly, của D. H. Lawrence thì được đánh giá: “Vì lợi ích của chính bạn, tốt hơn hết không nên xuất bản cuốn sách này”.
– Thèm khát sự sống, của Irving stone bị phán xét là: “Một tiểu thuyết dài và tẻ ngắt về một nghệ sĩ”.
Chắc chắn Honda biết rằng thỉnh thoảng khi bạn đưa ra một quyết định và thực hiện nó, trong một thời gian ngắn bạn sẽ cảm thấy mọi việc chẳng có tiến triển gì. Để thành công, bạn phải kiên trì theo đuổi mục tiêu. Hầu hết những thách thức chúng ta gặp trong cuộc sống của cá nhân chúng ta – từ việc liên tục nuông chiều bản thân: ăn uống quá mức, hút thuốc đến cảm giác bị chôn vùi, lấn át và muốn từ bỏ ước mơ của mình – xuất phát từ sự thiếu kiên trì. Thành công và thất bại không phải là những kinh nghiệm một sớm một chiều chúng ta có được. Tất cả những quyết định nhỏ gộp lại có thể khiến chúng ta thất bại. Những thất bại đó cứ theo miết chúng ta. Chúng ta liên tiếp thất bại trong hành động, thất bại trong việc kiên trì theo đuổi mục tiêu, thất bại trong việc kiềm chế trạng thái cảm xúc và tinh thần, thất bại trong việc kiểm soát khả năng tập trung của bản thân. Ngược lại, thành công là kết quả của những quyết định nhỏ nhặt: quyết định cải thiện cuộc sống của bạn, quyết định đóng góp, cống hiến cho một cái gì đó, quyết định nâng cao kiến thức của mình, không để hoàn cảnh tác động đến bạn. Chúng ta có thể có thêm nhiều kinh nghiệm sống giúp chúng ta thành công từ những quyết định lặt vặt này. Không có một tổ chức hay cá nhân nào từng gặt hái thành công lại thiếu kiên trì cả.
Trích từ tác phẩm: Awaken the Giant Within (Đánh thức người khổng lồ trong bạn) của Anthony Robbins.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.