Kinh Dịch Trọn Bộ

QUẺ ĐẠI TRÁNG



Chấn trên;Kiền dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ Đại Tráng, Tự quái nói rằng: Trốn là lui thôi, vật không thể trốn đều cùng chót, cho nên tiếp đến quẻ Đại Tráng[1]. Độn là nghĩa bỏ đi, tráng, là nghĩa tiến mạnh, quẻ Độn là khí Âm lớn lên mà khí Dương phải trốn, quẻ Đại tráng thì là khí Dương mạnh thịnh. Suy ắt có thịnh, sự tiêu đi và sự sinh ra phải chờ nhau, cho nên đã trốn thì ắt phải mạnh, vì vậy quẻ Đại tráng mới nối quẻ Độn. Nó là quẻ Chấn trên Kiền dưới, Kiền cứng mà Chấn động, lấy đức cứng mà động là nghĩa lớn mạnh. Dương cứng là lớn tức là khí Dương lớn lên quá bậc giữa rồi. Lớn là mạnh thịnh. Lại, oai dữ như sấm mà ở trên trời, cũng là nghĩa lớn mạnh.

LỜI KINH

大壯剩貞.

Dịch âm. – Đại tráng lợi trinh.

Dịch nghĩa. – Quẻ Đại tráng lợi về sự chính.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Cái đạo lớn mạnh lợi về trinh chính. Lớn mạnh mà không đúng với chính đạo, tức là sự hành vi của kẻ hung tợn, không phải đạo đấng quân tử.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Lớn chỉ về Dương, bốn hào Dương thịnh lớn, cho nên là lớn mạnh, tức là quẻ về tháng hai. Dương mạnh thì kẻ xem tốt lành hanh thông, không cần phải nói, có điều lợi ở chính bền mà thôi.

LỜI KINH

彖曰:大莊大者狀也,剛以動故壯.

Dịch âm. – Thoán viết: Đại tráng, đại giả tráng dã, cương dĩ động, cố tráng.

Dịch nghĩa. – Lời Thoán nói rằng: Quẻ tráng, là lớn thì mạnh vậy. Dùng đức cứng mà động, cho nên lớn mạnh.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Sở dĩ gọi là quẻ Đại tráng, nghĩa là lớn thì mạnh vậy. Âm là nhỏ, Dương là lớn, khí Dương lớn lên và thịnh vượng, thế là cái lớn thì mạnh. Dưới cứng mà trên động, lấy thể Kiền là vật rất cứng mà động, cho nên là lớn mạnh, là cái lớn thì mạnh, là sự mạnh to lớn.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây thích nghĩa tên quẻ. Nói về thể quẻ thì khí Dương lớn lên, đã quá bậc giữa, tức là cái lớn thì mạnh. Nói về đức quẻ, thì Kiền cứng, Chấn động, cho nên là mạnh.

LỜI KINH

大壯利貞,大者正也.正大而天地之眷可見矣.

Dịch âm. – Đại tráng lợi trinh, đại giả chính dã, chính đại nhi thiên địa chi tình khả kiến hỹ.

Dịch nghĩa. – Lớn mạnh lợi về sự chính, là cái lớn thì chính vậy; chính lớn mà tình trời đất có thể thấy được.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Cái lớn đã mạnh, thì lợi về sự trinh chính. Chính mà lớn, tức là Đạo đó. Cùng cực cái lẽ chính lớn thì tình của trời đất có thể thấy được. Đạo của trời đất thường lâu không thôi, là cái rất lớn rất chính. Cái lẽ “chính lớn” kẻ học phải im lặng ghi lấy và hiểu ở trong lòng, mới được.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây thích nghĩa chữ lợi trinh mà nói: cho cùng cực ra.

LỜI KINH

象曰:雷在天上,大壯,君子以肥禮弗履.

Dịch âm. – Tượng viết: Lôi tại thiên thượng. Đại tráng, quân tử dĩ phi lễ vật lý.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Sấm ở trên trời, là quẻ Đại tráng. Đấng quân tử coi đó mà không phải lễ chớ xéo vào.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Sấm động ở trên trời, là lớn mà mạnh, đấng quân tử coi Tượng lớn mạnh đó mà thực hành sự mạnh của mình. Cái lớn mạnh của đấng quân tử, không gì bằng nén lòng riêng mình, trở lại điều lễ. Người xưa nói rằng: “Mình thắng được mình gọi là mạnh”; sách Trung Dung nói những sự “hòa mà không trôi”, “đứng giữa mà không tựa” đều nói là “mạnh thay mạnh”. Nhảy vào nước sôi, lửa nóng, xéo lên lưỡi gươm sắc, bọn vũ phu hung tợn có thể làm được. Đến như nén lòng riêng mình, trở lại điều lễ, phi đấng quân tử cả mạnh thì không làm nổi, cho nên nói rằng: “Đấng quân tử coi đó mà không có lễ đừng xéo vào”.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Mình thắng được mình là mạnh.

LỜI KINH

初九:壯于趾,征凶,有孚.

Dịch âm. – Sơ Cửu: Tráng vu chỉ, chính hung, hữu phu.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Đầu: Mạnh ở ngón chân, đi thì hung, có tin.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Đầu, chất Dương cứng, thể Kiền, mà ở dưới, ấy là kẻ mạnh về sự tiến. Ở dưới mà dùng sự mạnh; tức là mạnh ở ngón chân. Ngón chân là vật ở dưới mà tiến và động, hào Chín ở dưới, dùng sự mạnh mà không đúng mực vừa phải. Ôi lấy chất cứng, ở chỗ mạnh, dù là ngôi trên cũng không thể đi, huống chi ở dưới. Cho nên, đi thì hung “có tin”. “Tin” là chắc hẳn, ý nói nếu dùng sự mạnh mà đi, chắc hẳn phải hung.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Ngón chân ở dưới mà tiến là vật hay động. Dương cứng ở dưới mà đương thì mạnh, tức là kẻ mạnh về sự tiến, cho nên mới có Tượng ấy. Sự hung của nó có thể chắc hẳn, cho nên lời Chiêm như thế.

LỜI KINH

象曰:壯于趾, 貞孚窮也.

Dịch âm. – Tượng viết: Tráng vu chỉ, kỳ phu cùng dã.

Dịch nghĩa. – Lời tượng nói rằng: Mạnh ở ngón chân, thửa tin cùng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Ở chỗ dưới nhất mà dùng sự mạnh để đi, có thể tin hẳn là sẽ cùng khốn mà hung.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Ý nói ắt phải cùng khốn.

LỜI KINH

九二:貞吉.

Dịch âm. – Cửu Nhị: Trình cát

Dịch nghĩa. – Hào Chín Hai: Chính tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tuy là lấy chất Dương cứng đương thời lớn mạnh, nhưng nó đóng chỗ mềm, ở ngôi giữa, ấy là cứng mềm vừa phải, không đến quá mạnh, nên được trinh chính mà tốt. Hoặc có người nói: Chữ “trinh” có phải là răn hảo Chín mà ở ngôi Hai hay không? Đáp rằng: Kinh Dịch dừng cái thắng hơn làm nghĩa, Hào này là Dương cứng, ở thế mạnh, đương thời lớn mạnh, xử đúng trung đạo, không có điều gì không chính. Còn ở hào Tư thì có lời răn về sự bất chính. Người ta hễ biết thì nghĩa khinh trọng, thì có thể học được Kinh Dịch.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Là hào Dương ở ngôi Âm, đã là không được chính rồi. Nhưng vì nó được chỗ giữa, cũng còn có thể nhân đó mà không bị mất sự chính, cho nên mới răn kẻ xem phải nhân đạo “giữa” mà tìm sự chính, rồi sau sẽ được tốt lành.

LỜI KINH

象曰:九二負吉,以中也

Dịch âm. – Tượng viết: Cửu Nhị trinh cát, dĩ trung dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tương nói rằng: Hào Chín Hai chính tốt, về giữa vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Sở dĩ chính và tốt, vì nó được đạo “giữa” vậy. “Giữa” thì không lỗi sự chính, huống chi nó lại là chất Dương cứng mà ở thể Kiền…!

LỜI KINH

九三:小人用壯,君子用罔,貞鷹.羝羊觸藩,羸其角.

Dịch âm. – Cửu Tam: Tiểu nhân dụng tráng, quân tử dụng võng, trinh lệ, đê dương xúc phiên, doanh kỳ giốc.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Ba: Kẻ tiểu nhân dùng mạnh, đấng quân tử dùng chẳng, chính nguy! Dê đực húc giậu, mắc thửa sừng.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín Ba là chất cứng, đóng ngôi Dương mà ở thì mạnh, lại nhằm vào chót thể Kiền, tức là mạnh đến cùng tột. Cực mạnh như thế, ở kẻ tiểu nhân thì là dùng sự “mạnh” ở đấng quân tử thì dùng sự “chẳng”. Kẻ tiểu nhân chuộng về sức cho nên mới dùng sự mạnh tợn của họ; đấng quân tử chí ở cứng cỏi, vì vậy mới dùng sự “chẳng”. “Chẳng”,tức là “không”, ý cũng như nói “không coi vào đâu”. Vì nó rất cứng, không coi các việc vào đâu, mà không kiêng sợ gì cả. Những chữ quân tử tiểu nhân là lấy địa vị mà nói, cũng như câu “Đấng quân tử có dũng mà không có nghĩa là loạn”. Cứng mềm vừa phải, thì không gẫy không cong, đem mà dùng với thiên hạ, không có chỗ nào không nên; nếu cứng quá thì không có đức hòa thuận, hay mếch lòng mà không ai vào hùa với mình. Giữ mãi lối đó, tức là cách nguy. Các vật, không vật nào không dùng sự mạnh của nó: răng thì cắn, sừng thì hức, móng thì đá, dê mạnh ở đầu, dê đực là giống thích húc cho nến mới dùng làm Tượng. Loài dê thích húc phên giậu, vì những cái đó chắn ở trước nó. Nghĩa là nó đụng vào đâu thì ắt húc đấy, thích dùng sự mạnh như thế, tất phải mắc vướng cái sừng; cũng như người ta chuộng sự cứng mạnh, đụng đâu ắt dùng vào đấy, tất nhiên phải đến gẫy quị. Hào Ba mạnh lắm như thế mà không đến hung là sao? Đáp rằng: Như cách hảng vi của hào Ba, nếu đi thì đủ phải dung, đây mới nói sự nguy của nó, cho nên chưa kịp nói đến sự hung. Hễ có thể đến hung mà nó chưa tới, thì gọi là “nguy”.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Quá cứng không giữa, đương vào thì mạnh, đó tiểu nhân thì dùng sự mạnh, mà quân tử thì dùng sự “chẳng”. “Chẳng” tức là “không”, coi đó như không, đó là quá về dường dũng. Như thế, tuy chính cũng nguy. Dê đực là vật cứng mạnh thích húc, giậu là cái phên, mắc là bị khốn, lời Chiêm của sự trinh lệ. Tượng nó như thế.

LỜI KINH

象曰:小人用壯,君子用罔也.

Dịch âm. – Tượng viết: Tiểu nhân dụng tráng, quân tử võng dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Kẻ tiểu nhân dùng mạnh, đấng quân tử chẳng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Ở kẻ tiểu nhân thì là dùng sức khỏe mạnh của họ, ở đấng quân tử thì là dùng “chẳng”, nghĩa là chí khí cứng mạnh, không coi các việc vào đâu; không kiêng sợ gì cả.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Kẻ tiểu nhân vì mạnh mà hỏng, đấng quân tứ vì “chẳng” mà khốn.

LỜI KINH

九四:貞吉,悔亡,藩決不羸,壯于大輿之馥.

Dịch âm. – Cử Trinh cát, hối vong, phiên quyết bất doanh, tráng vụ đại dư chỉ phúc.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Tư: Chính thì tốt, ăn năn mất, phên bựt chẳng mắc, mạnh ở vành trục xe lớn.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Tư Dương cứng lớn thịnh, sự mạnh đã qua mực giữa, ấy là mạnh lắm. Nhưng nó ở ngôi Tư, tức là bất chính, nhằm khi đạo đấng quân tử đương lớn lên, không thể có sự bất chính, vì vậy, răn rằng: hễ chính thì tốt, mà sự ăn năn sẽ mất. Bởi vì nhằm khi Đạo đương lớn lên, hơi có sai lỗi thì hại đến thế hanh tiến, thế là có ăn năn. Nếu ở quẻ khác, hai lần cứng mà ở ngôi mềm, chưa hẳn không hay, tức như quẻ Đại quá vậy. Giậu là cái để ngăn cách, giậu phên bựt mở, thì không làm mắc sự mạnh của nó. Cái xe cao lớn, bánh trục khỏe mạnh, sự đi mà lợi có thể biết chắc, cho nên nói rằng: “Mạnh ở vành trục xe lớn”. Vành trục là chỗ cốt yếu củã bánh xe.

Xe hỏng thường vì gãy cái vành trục, vành trục mạnh thì xe mạnh. Nói rằng “mạnh ở vành trục” nghĩa là mạnh về sự tiến vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Bốn chữ “trình cát, hối vong” cũng như lời Chiêm của hào Chín Tư quẻ Hằng, Giậu bựt chẳng mắc, là nói tiếp theo hào trên. Bựt tức là mở, trước hào Ba có hào Tư là còn có giậu; trước hào Tư đến hai hào Âm, thì là giậu bựt. Mạnh ở vành trục xe lớn cùng là Tượng có thể tiến được. Là chất Dương, ở ngôi Âm, không đến cứng quá cho nên Tượng. Chiêm của nó như thế.

LỜI KINH

象曰:藩決不赢, 尚斧也.

Dịch âm. – Tượng viết: Phiên quyết bất doanh, thượng vãng dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Giậu bựt chẳng mắc, còn đi vậy. ,

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Dương cứng lớn lên, ắt đến cùng tột. Hào Tư duy Dương đã thịnh, nhưng sự đi của nó chưa thôi. Lấy chất Dương rất thịnh, dùng sự mạnh mà tiến lên, cho nên chẳng gì đương nổi, giậu phải bựt mở, không làm vướng mắc sức nó. “Còn đi”, tức là tiến lên không thôi.

LỜI KINH

六五:喪羊予易,無悔.

Dịch âm. – Lục Ngũ: Táng dương vu dị, vỏ hổi.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Năm: Mất dê ở sự dễ không ăn năm.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Dê là giống đi đàn mà thích húc, dùng để hình dung những hào Dương cùng tiên. Bốc hào Dương đương lớn mà tiến, hào Năm là chất Âm, ở trên, nếu lấy sức mà nén những hào kia, thì khó thắng được mà có sự ăn năn. Chỉ nên đối đãi bằng cách hòa dễ, thì các hào Dương không thể dùng sự cứng của nó thế là làm mất cái mạnh của nó bằng sự hòa dễ. Như thể thì không ăn năn. Hào Năm, nói và ngôi thì chính, nói về đức thì “giữa”, cho nên có thể dùng đạo hòa dễ làm cho các hào Dương dù mạnh cùng không dùng gì.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Thể quẻ này giống quẻ Đoái, có tượng con dê, tức là ngoài mềm mà trong cứng. Riêng hào Sáu Năm lấy chất mềm, ở ngôi giữa, không thể cầy húc, dẫu mất sự mạnh, nhưng cũng không phải ăn năn, cho nên Tượng nó như thế, mà lời Chiêm thì cùng như hào Chín Năm quẻ Hàm. Dị là dễ dàng, ý nói thình lình không biết nó mất. Chữ 易 có người cho là chữ 場 (trường) như chữ 場 (trường là bãi) trong tiếng 嫌場 (cương trường), cũng thông. Thiên Thực hóa chí trong Hán thư, chữ 場 (trường) viết là 易 (trường).

Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hy nói rằng: Chữ 易 trong câu 喪 羊于易 đọc là “dị” không bằng đọc là “trường”, như chữ 場 (trường) trong tiếng 韁場 (cương trường). Sau đây lại có câu 喪羊于易 cũng cùng nghĩa đó.

LỜI KINH

象曰:喪羊于易,位不當也.

Dịch âm. – Tượng viết: Táng dương vu dị, vị bất đáng dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Mất dê ở sự dễ, ngôi không đáng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Sở dĩ phải dùng cách mềm mại hòa thuận, là vì hào này lấy chất Âm mềm ở ngôi tôn. Nếu là chất Dương cứng trung chính được ngôi tôn, thì ở dưới không có kẻ mạnh. Lấy hào ở ngôi Năm, là ngôi không đáng, cho nên mới đặt ra cái nghĩa “mất dê ở sự dễ”.

LỜI KINH

上六:羝羊觸藩,不能退,不能逐,無攸利,難則吉.

Dịch âm. – Thượng lục: Dê dương xúc phiên, bất năng thoái, bất năng toại, vô du lợi, gian tắc cát.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Trên: Dê đực húc giậu, chẳng hay lui, chẳng hai toại, không thửa lợi, khó thì tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Chữ “dê đực” chỉ lấy về nghĩa dùng mạnh, cho nên hào Âm cũng gọi tên ấy. Là chất Âm, ở chót thể Chấn, mà đương vào chỗ cùng tột của sự mạnh, đủ biết là quá, giống như dê đực húc giậu phên, tiến lên thì vướng mình, lùi lại thì hại sừng, tiến lui đều không được. Tài nó vốn là Âm mềm; cho nên không thắng được lòng riêng mình để tới điều nghĩa, thế là chẳng hay lui. Cái người Âm mềm, dù cho hết lòng dùng mạnh, cũng không thể giữ trọn sự mạnh, hễ bị bẻ thì phải rụt lại, thế là chẳng hay toại. Sự hành vi của nó như thế không đi đâu mà lợi. Chất Âm mềm, ở thời mạnh, không thể vững sự cầm giữ của mình, nếu gặp sự khó khăn, ắt là phải mất sức mạnh, mất sức mạnh thì là đúng với phận kẻ Âm mềm thế là khó nhọc thì được tốt.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Chót sự mạnh, cùng tột sự động, cho nên húc giậu mà không biết lui. Nhưng vì chất nó vốn mềm, cho nên lại không toại được sự tiến. Tượng nó như thế, đủ biết lời Chiêm ra sao. May mà nó không cứng, cho nên biết xử bằng cách khó nhọc, thì còn có thể đươc tốt.

LỜI KINH

象曰:不能逐,不能逐,不詳也,艱則吉;咎不長也.

Dịch âm. – Tượng viết: Bất năng thoái, bất năng toại, bất tường dã, gian tắc cát, cữu bất trường dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Chẳng hay lui, chẳng hay toại, là chẳng tường vậy; khó thì tốt, là lỗi chẳng dài vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Ở không phải chỗ, cho nên không thể tiến lui, ấy là tự xử không được tinh tường cẩn thận. Khó thì tốt, nghĩa là chất mềm gặp sự khó nhọc, lại ở vào cuối cuộc mạnh, tự nó nên phải biến đổi, biến đổi thì hợp với phận, tội lỗi không thể lâu dài mới được tốt lành.

Chú thích:

[1] Chữ Đại tráng nghĩa lớn mạnh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.