Kinh Dịch Trọn Bộ

QUẺ TẬP KHẢM



☵Khảm trên; ☵Khảm dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ Tập Khảm, Tự quái nói rằng: Các vật không thể quá mãi, cho nên tiếp đến quẻ Khảm. Khảm là lõm xuống. Không có lẽ nào quá mãi không thôi. Quá đến cùng cực thì phải lõm xuống[1], vì vậy quẻ Khảm mới nối quẻ Đại quá. Tập là hai lần, quẻ khác tuy cũng hai lần mà không dùng chữ “tập” vào tên, riêng có quẻ Khảm lại thêm chữ “tập”, thấy nó là hai lần hiểm, trong chỗ hiểm lại có chỗ hiểm, nghĩa đó lớn lắm. Quẻ này giữa một hào Dương, trên, dưới là hai hào Âm, Dương thực, Âm hư, trên dưới không có sở cứ, một hào Dương bị hãm trong hai hào Âm, cho nên là nghĩa trũng lõm. Dương ở trong Âm là hãm, Âm ở trong Dương là mắc. Hễ Dương ở trên là Tượng đậu, ở giữa là Tượng hãm, ở dưới là Tượng động. Âm

ở trên là Tượng đẹp lòng, ở giữa là Tượng mắc, ở dưới là Tượng nhún. Khảm là hãm, trong quẻ thửa nói, đều là cách xử trí lúc hiểm nạn. Khảm lại là nước, số một bắt đầu
ở giữa là cái trước nhất của sự sinh, cho nên là nước Trũng lõm là thể của nước.

LỜI KINH

習坎有孚維心, 亨, 行有尚.

Dịch âm. – Tập Khảm hữu phu duy tâm, hanh, hành hữu thượng.

Dịch nghĩa. – Quẻ Khảm kép, có tin, bui[2] lòng, hanh, đi có chuộng.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Dương đặc ở giữa, là trong có sự phu tín. Bui lòng hanh, nghĩa là chỉ vì trong lòng thành thực chuyên nhất, cho nên có thể hanh thông. Lòng chí thành có thể suốt được vàng đá, nhẩy vào nước lửa còn sự hiểm nạn nào mà không thể hanh? Đi có chuộng ý nói lấy sự thành thật chuyên nhất mà đi, thì có thể ra khỏi chỗ hiểm đáng được khen chuộng, tức là có công vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Tập là kép, Khảm là hiểm hãm, Tượng nó là nước. Dương hãm ở trong Âm, ngoài hư mà trong thực vậy. Quẻ này trên dưới là thể Khảm, đó là hai lần hiểm, giữa đặc là Tượng có tin, lòng hanh thông; dùng cách đó mà đi, ắt là có công, cho nên lời Chiêm của nó như thế.

LỜI KINH

彖曰:習坎, 重險也.水流而不盈, 行險而不失其信.

維心亨, 乃以剛中也.行有尚, 往有功也.

Dịch âm. – Thoán viết: Tập Khảm trùng hiểm dã. Thủy lưu nhi bất doanh, hành hiểm nhi bất thất kỳ tín. Duy tâm hanh nãi dĩ cương trung dã; hành hữu thượng, vãng hữu công dã.

Dịch nghĩa. – Lời thoán nói rằng: Quẻ Khảm kép là hai lần hiểm vậy. Nước chảy mà không đẩy, đi chỗ hiểm mà không mất điềm tín của mình. Bui lòng hanh vì cứng giữa vậy: đi có chuộng lạ đi có công vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tập Khảm chỉ về hai lần hiểm. Trên dưới đều thể Khảm, đó là hai chỗ hiểm chồng nhau. Hào Sáu Đầu nói là “Hố trũng”’ tức là Khảm ở trong Khảm, đó là hai lần hiểm vậy. Nước chẩy mà không đầy: khí Dương động trong chỗ hiểm, mà chưa ra khỏi chỗ hiểm, đó là tính nước chảy đi mà chưa đầy chỗ trũng – đầy rồi thì đã ra khỏi chỗ hiểm. Đi chỗ hiểm mà không mất điều tin của mình: Dương cứng giữa đặc ở trong chỗ hiểm tức là kẻ đi chỗ hiểm mà không mất điều tin của mình. Thể Khảm giữa đặc, tính nước chảy xuống chỗ thấp, đều là tín nghĩa có tin vậy.

Chỉ theo lòng mình có thể hanh thông là vì cái đức cứng giữa. Giữa đặc là Tượng có tin; cái đạo chí thành, chỗ nào mà thông suốt được! Dùng đạo cứng giữa mà đi thì có thể qua chỗ hiểm nạn mà hanh thông. Lấy tài cứng giữa mà đi thì có công, cho nên đáng được khen chuộng. Nếu đậu mà không đi, thì vẫn ở trong chỗ hiểm. Quẻ Khảm lấy sự đi được làm có công.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Câu đầu thích nghĩa tên quẻ; câụ thứ hai Tượng của quẻ để thích chữ hữu phu, ý nói trong đặc mà nết có thường. Lấy cứng ở giữa là Tượng trong lòng hanh thông. Cứ thế mà đi ắt là có công.

LỜI KINH

天險不可升也, 地險山川丘陵也.

王公設險以守其國.險之時用大矣哉.

Dịch âm. – Thiên hiểm bất khả thăng dã, địa hiểm sơn xuyên khâu lăng dã, vương công thiết hiểm dĩ thủ kỳ quốc, hiểm chi thì dụng đại hỹ tại!

Dịch nghĩa. – Trời hiểm không thể lên được, đất hiểm thì là núi sông gò đống, tước vương tước công đặt chỗ hiểm để giữ thửa nước, thì dụng[3] của sự hiểm lớn vậy thay!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Cao không thể lên là cái hiểm của trời, núi sông gò đống là cái hiểm của đất. Tước vương tước công là kẻ làm vua người ta, coi Tượng quẻ Khảm biết rằng chỗ hiểm không thể lấn được, nên mới đặt ra chỗ hiểm như là thành quách, ngòi ao để giữ nước mình dân mình: Đó là có thì dùng đến chỗ hiểm, sự dùng ấy rất lớn, vì thế mới tán là “lớn vậy thay”!

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây là nói cho cùng cực mà tán dương sự lớn của nó.

LỜI KINH

象曰:水楊至習坎, 君子以常德行, 習教事.

Dịch âm. – Tượng viết: Thủy tấn chi tập Khảm, quân tử dĩ thường, đức hạnh, tập giáo sự.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Nước lại tới, là quẻ Khảm kép, đấng quân tử coi đó mà giữ cho đức hạnh có thường, tập cho giáo sự được quen.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Khảm là nước, nước chảy phải liền liền kéo đến, hai thể Khảm chồng nhau, là Tượng nước chảy liền mà đến. Nước tự một hạt, một giọt đến hàng tầm[4] hàng trượng[5], đến thành sông thành biển, đều là liền lù không vội, sự “theo thế mà chảy xuống thấp” của nó đúng mà có thường, cho nên đấng quân tử coi Tượng nước Khảm đó, theo sự có thường của nó mà giữ cho đức hạnh cho mình được thường thường và lâu dài – đức hạnh người ta mà không thường thường, thì là giả dối, cho nên cần phải như nước có thường – theo sự liền liền chịu nhau của nó để tập cho quen công việc giáo lệnh -phát chính hành giáo, phải khiến cho dân nghe quen, nếu bảo gấp chưa hiện mà vội bắt họ phải theo, dù dùng hình phạt nghiêm ngặt đuổi họ đi cũng không thể được, cho nên cần như nước chảy luôn.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Trị mình, trị người ắt phải tập đi, tập lại, rồi sau mới quen.

LỜI KINH

初六:習坎, 如雨坎窗, 凶.

Dịch âm. – Sơ Lục: Tập Khảm, nhập vu Khảm tăm hung!

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Đầu: Chỗ hiểm kép, vào cái hố trong chỗ hiểm, hung!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Đầu lấy chất Âm mềm ở vào chỗ dưới trũng hiểm, mềm yếu không có ứng viện, mà chỗ ở lại không xứng không phải kẻ có thể ra khỏi chỗ hiểm, chỉ là cản hãm vào chỗ sâu hiểm mà thôi. Tăm là chỗ lõm trong chỗ trũng, đã ở chỗ hai lần trũng lại vào chỗ lõm trong chỗ trũng đó, đủ biết là hung.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Lấy chất Âm mềm ở vào dưới chỗ hiểm kép, sự hãm càng sâu, cho nên tượng nó như thế.

LỜI KINH

象曰:習坎入坎, 失道, 凶也.

Dịch âm. – Tượng viết: Tập Khảm nhập Khảm, thất đạo hung dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Từ chỗ hiểm kép vào chỗ hiểm, lạc đường, hung vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tự chỗ hiểm kép lại vào cái hố trong chỗ hiểm, đó là lạc đường, thế cho nên hung. Có thể ra khỏi chỗ hiểm, mới là không lạc đường.

LỜI KINH

九二:坎有險, 求小得.

Dịch âm. – Cửu Nhị: Khảm hữu hiềm, cầu tiểu đắc.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Hai: Chỗ trũng có sự hiểm, tìm hơi được.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đương thì khảm hiểm, bỉ hãm giữa hai Âm trên dưới, đó là cái chỗ rất hiểm, cho nên có sự hiểm nghèo. Nhưng vì nó có tài cứng giữa, tuy chưa thể ra khỏi chỗ hiểm, song cũng tự mình vượt qua được chút ít, không đến như hào

Đầu; càng vào mãi chỗ sâu hiểm, đó là cái sở cầu của nó hơi được vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Ở vào chỗ hai lần hiểm, chưa thể trở ra, cho nên là Tượng có sự hiểm nghèo. Nhưng vì cứng mà được giữa, cho nên lời Chiêm của nó là có thể tìm mà được nho nhỏ.

LỜI KINH

象曰:求小得, 未出中也.

Dịch âm. – Tượng viết: Cầu tiểu đắc, vị xuất trung dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Tìm hơi được, là chưa ra khỏi bên trong vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đương hai lần hiểm nó hãm, ở vào chỗ hiểm nghèo, vì tài cứng giữa, không bị sa vào chỗ sâu hiểm, đó là sở cầu hơi được, nhưng mà vẫn chưa ra khỏi nơi hiểm nghèo trong chỗ hiểm.

LỜI KINH

六三:來之坎坎, 險且枕, 入于坎窖, 物用.

Dịch âm. – Lục Tam: Lai chi khảm khảm, hiền thả chẩm, nhập vu khảm tãm, vật dụng.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Ba: Lại đi hiểm hiểm, hiểm vào gối, vào cái hố của hiểm, chớ dùng.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Sáu Ba ở thì khảm hãm, lấy tài Âm mềm mà đong chỗ không trung chính, nó ở không phải chỗ hay, tiến lui đều không được, trở lại xuống dưới, thì vào giữa chỗ hiểm, đi lên thì mắc hai lần hiểm. Lui lại, tiến đi đều hiểm, cho nên nói “lại đi hiểm hiểm”. Đã tiến, lui đều hiểm mà ở lại cũng hiểm – gối nghĩa là chống tựa, ở chỗ hiểm mà ở cách chống tựa, chẳng yên tâm lắm – thửa ở như thế, chỉ càng vào mãi chỗ sâu hiểm mà thôi. Đạo của hào Ba thửa ở không dùng được, cho nên răn rằng “chớ dùng”.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Là kẻ Âm mềm, không trung chính mà xéo vào giữa khoảng hai lần hiểm, đi lại đều hiểm, trước là hiểm mà sau là gối, sự hãm càng sâu, không thể dùng được, cho nên Tượng, Chiêm như thế. Gối là dựa dẫm chưa yên.

Lời bàn của Tiên Nho. – Hồ Song Hồ nói rằng: “Hiểm” chỉ về chỗ hiểm dưới, “thả chẩm” nghĩa là lại sắp gối vảo chỗ hiểm ở trên. “Vào cái hố trong chỗ hiểm” chỉ về Tượng hào sáu Tư.

Hồ Văn Phong nói rằng: Trước hiểm mà sau gối, chứ “gối” có hai ý: bảo quẻ dưới là chỗ hiểm đằng trước mà hào Sáu Ba gối vào nó cũng được, bảo hào Sáu Ba ở vào chỗ hiểm đằng trước, mà hào Sáu Tư lại gối vào hào Sáu Ba cũng được. Hào Đầu và hào Ba đều nói “vào cái hố của chỗ hiểm” hào kia hung, hào này chỉ là “chớ dùng” vì hào kia vào chưa thể ra, hào này có thể sắp ra rồi.

LỜI KINH

象曰:來之坎坎, 終無功也.

Dịch âm. – Tượng viết: Lai chi khảm khảm, chung vô công dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Lại đi hiểm hiểm, rút lại không công vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tiến lui đều hiểm, ở lại không yên, nếu dùng đạo đó thì càng vào mãi chỗ hiểm, rút lại há thành công được? Lấy chất Âm mềm ở chỗ không trung chính, dù là đất bình dị, còn phải ăn năn, tội lỗi, huống chi là ở chỗ hiểm. Hiểm là nơi mà người ta muốn cho ra khỏi ắt phải được đường, thì mới lìa bỏ được nó. Cầu bỏ chỗ hiểm mà lại trái đường thì càng khốn cùng, cho nên thánh nhân mới răn như hào Ba đó không thể dùng được.

LỜI KINH

六四: 得酒, 簋貳,用缶, 納約白牖,终無咎.

Dịch âm. – Lục Tử: Tôn tửu, quỹ nhị, dụng phẫu, nạp ước tự dũ chung vô cữu.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Tư: Chén rượu, rá[6] xôi, thêm dùng hồ sành, nộp ước tự cửa sổ tròn, sau chót không lỗi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Sáu Tư là chất Âm mềm mà ở dưới không có kẻ giúp, không phải là kẻ có thể làm cho thiên hạ vượt qua chỗ hiểm, chỉ vì nó ở ngôi cao, cho nên mới nói đạo kẻ làm tôi ở lúc gian hiểm. Những kẻ đại thần gặp lúc hiểm nạn, chỉ có chí thành được vua tin, thì sự giao kết bền chặt mà lại có thể mở cho lòng vua sáng ra, thế là giữ được không lỗi. Muốn khiến người trên dốc lòng tin mình, chỉ có một cách mộc mạc thật thà mà thôi. Nhiều nghi tiết mà chuộng văn sức, chẳng gì bằng lễ yến hưởng, cho nên dùng lễ yến hưởng mà ví. Ý nói chớ chuộng sự văn sức phụ họa, chỉ cần mộc mạc thật thà, dùng một chén rượu, hai rá đồ ăn, lấy chậu sành mà bày, thế là mộc mạc đến tột bậc. Như thế rồi, lại nên nộp ước tự cửa sổ tròn nữa – nộp ước là chỉ về cách tiến lên giao kết với vua, cửa sổ tròn thì lấy về nghĩa mở thông, nhà tối, phải đặt cửa sổ tròn để thông ánh sáng, tự cửa sổ tròn là tự chỗ thông ánh sáng, để ví với chỗ lòng vua thửa sáng. Kẻ làm bề tôi dùng trung tín thiện đạo để thắt buộc với lòng vua, phải bắt đầu từ chỗ sáng của họ, thì lời nói của mình mới có thể vào. Lòng người có chỗ bị che, có chỗ vẫn suốt, chỗ bị che tức là chỗ tối, chỗ vẫn suốt tức là chỗ ảnh sáng. Nên theo chỗ sáng của người ta mà bảo họ, thì sự cầu tin dề dàng, cho nên nói là nộp ước tự cửa sổ hễ mà có thể như thế, thì dù gặp lúc gian hiểm sau cùng vẫn không lỗi.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Họ Triều nói rằng: Đoạn này Tiên Nho đọc 榑酒簋 (tôn tửu quĩ) làm một câu, 貳用击 (nhị dụng phẫu) làm một câu, nay theo lời đó, 貳 (nhị) là thêm vào. Sách Chu Lễ có câu 大察三貳,弟手職左執豆,石周全而貳 (Đại đế tam nhi, đệ tử chức tả chấp hư đậu, hữu chấp hiệp thủy, chu tuyền nhi nhị: cuộc tế lớn ba lần thêm vào chức kẻ con em bên tả cầm chén không, bên hữu cầm thìa, vòng lượn mà thêm vào) là vậy đó. Hào Chín Năm ở ngôi tôn, hào Chín Tư được gần với nó, ở lúc gian hiểm, cứng mềm giúp nhau, cho nên có Tượng “chỉ dùng lễ bạc, thêm vào bằng lòng thành, mà phải tiến kết tự cửa sổ tròn” – Cửa sổ tròn không phải là đường đi chính nó là chỗ để trong nhà nhận ánh sáng – Lúc đầu tuy là gian hiểm, sau chót được không lỗi, cho nên Tượng, Chiêm như thế.

Lời bàn của Tiên Nho. – Có người hỏi rằng: Đoạn này, xưa đọc 樽酒签 (tôn tửu quĩ) làm một câu, 貳用击 (nhị dụng phẫu) làm một câu, sách Bản nghĩa cũng theo lối ấy, thuyết đó ra sao? Chu Hy đáp rằng: Đã nói 樽酒甚貳 (tôn tửu quĩ nhị: một chén đựng rượu, hai bát đựng đồ ăn), lại nói 用击 (dụng phẫu: dùng chậu sành) thì cũng không thành văn lý. 貳 (nhị) nghĩa là thêm… Người ta giải bướng làm “hai rá đồ ăn, kỳ thực chẳng có hai rá đồ ăn bao giờ. Đoạn này Lục Đức Minh đã có chữa nghĩa, ngắt câu, người ta chẳng coi đó thôi. Đây nói 貳 (nhị) tức là chữ 貳 (nhị) trong câu 大祭三貳 (đại đê tam nhị), nghĩa là phó nhị vậy.

Ngô Lâm Xuyên nói rằng: Dùng chén đựng rượu, dùng rá đựng đồ ăn, lại lấy hồ sành đựng rượu để thêm vào chén. Ngu Phiên chua rằng: 貳 là thứ hai. Theo lễ có chén thứ hai, cho nên thêm vào thì dùng hồ sành. Xét thiên Chu Quan, dưới câu 大祭三貳 (đại tế tam nhị) lại nói “đều có số rót, đều có đồ đong”, họ Trịnh chua rằng: “Đồ rót là cái dùng để rót vào trong chén”. Hồ sành tức là đồ rót, nó là đồ phụ của cái chén. Rượu ở trong chén không đầy, thì rót trong cái đồ đó mà thêm vào.

LỜI KINH

象曰:撙酒簋表, 剛柔際也.

Dịch âm. – Tượng viết: Tôn tửu quĩ nhị, cương nhu tế dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Chén rượu, rá đồ ăn, hai, cứng mềm giúp nhau vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Chỉ nhắc câu đầu, như thế cũng nhiều rồi. Một chén rượu, hai rá đổ ăn, đó là mộc mạc thật thà đến tột bậc tức là cách cứng mềm tiếp tế với nhau. Có thể như thế, thì sẽ giữ được không lỗi. Sự giao tế của vua tôi được bền chặt và thường thường (lúc nào cũng như lúc nào) cốt ở thành thực mà thôi. Cứng mềm chỉ về hào Tư và hào Năm, tức là sự giao tế của vua tôi vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Họ Triều nói rằng: Sách Thích văn của họ Lục đoạn này vốn không có chữ 貳 (nhị), nay theo đó.

LỜI KINH

九五:坎不盈, 柢既平, 無咎.

Dịch âm. – Cửu Ngũ: Khảm bất doanh, chỉ ký bình, vô cữu.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Năm: Chỗ trũng chẳng đầy, đến đã phẳng, không lỗi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín Năm ở trong chỗ trũng, đó là không đầy. Đầy thì phẳng mà ra được. Chữ 抵 (nên đọc là chỉ nghĩa là đến, ắt đến đã phẳng thì mới không lỗi. Đã nói chẳng đầy thì là chưa phẳng mà còn ở trong chỗ hiểm, chưa được là không có lỗi. Hào Chín Năm là bậc có tài cứng giữa ở ngôi tôn, đáng lẽ có thể làm cho thiên hạ vượt qua sự hiểm. Nhưng vì ở dưới không có kẻ giúp, hào Hai bị hãm trong chỗ hiểm, chưa thể ra được, còn các hào khác đều hạng Âm mềm, không có tài vượt qua chỗ hiểm. Ông vua dù tài, một mình không thể làm cho thiên hạ vượt qua chỗ hiểm, ở ngôi vua, mà không thể khiến cho thiên hạ ra khỏi chỗ hiểm thì đó là có lỗi, ắt đến đã phẳng, mới là không lỗi.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Năm tuy ở trong chỗ hiểm, nhưng vì nó là bậc

Dương cương trung chính, ở ngôi tôn, có lúc cũng sẽ ra khỏi chỗ hiểm, cho nên

Tượng, Chiêm của nó như thế.

LỜI KINH

象曰:坎不盈, 中未大也.

Dịch âm. – Tượng viết: Khảm bất doanh, trung vị đại dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Chỗ trũng chẳng đầy, vi đức giữa chưa lớn vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín Năm là tài cứng giữa mà được ngôi tôn, nên phải làm cho thiên hạ vượt qua chỗ hiểm nạn, thế mà chỗ trũng còn chưa đầy, chưa thể bình được sự hiểm nạn, đó là cái đạo cứng giữa của nó chưa được sáng lớn vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Có đức giữa mà chưa được lớn.

LỜI KINH

上六:系用微纏, 寘于叢棘,三歲不得, 凶.

Dịch âm. – Thượng Lục: Hệ dụng huy chiền, chỉ vu tòng cức, tam tuế bất đắc, hung!

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Trên: Trói dùng chạc thừng, đặt ở bụi gai, ba năm chẳng được, hung!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Sảu Trên lấy chất Âm nhu ở chỗ hiểm cực, đó là bị hãm sâu rồi. Bổi vì bị hãm đã sâu cho nên mới dùng lao ngục mà ví như thể trói bằng chạc thừng, giam vào trong bụi gai. Âm mềm mà bị hãm đã sâu, chắc nó không để ra được, cho nên nói rằng: Lâu đến ba năm, cũng không khỏi được, đủ biết là hung.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Là Âm mềm ở chỗ hiểm cực, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế.

Lời bàn của Tiên Nho. – Lục Đức Minh nói rằng: Ba sợi là chạc, haỉ sợi là thừng, đều là tên dây.

LỜI KINH

象曰:上六失道, 凶三歲也.

Dịch âm. – Tượng viết: Thượng Lục thất đạo, hung tạm tuế dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Hào Sáu Trên lỗi đạo, hung ba năm vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Là chất Âm mềm mà tự ở chỗ cực hiểm, đó là nó lỗi đạo vậy, cho nên sự hung của nó phải đến ba năm. Lâu đến ba năm mà không thoát khỏi, thế là vĩnh viễn bị hung.

Chú thích:

[1] Chữ 坎 (Khảm) có nghĩa là hãm, là hiểm, là hố sâu.

[2] Chữ “Bui” là một tiếng cổ của ta, nghĩa nó gần như tiếng “chỉ” “chỉ co” “chỉ vì theo”.

[3] Sự dùng của từng thì.

[4] Năm thước là một tầm.

[5] Mười thước là một trượng.

[6] 簋 (qui) là thứ đồ đan bằng tre hình tròn, ngày xưa người Tàu dùng để đựng xôi trong khi cúng tế, nay tạm dịch là rá.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.