Kinh Dịch Trọn Bộ

QUẺ TỔN



Cấn trên ; Đoái dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ Tổn. Tự Quái nói rằng: Giải nghĩa là hoãn, hoãn thì có mất, cho nên tiếp đến quẻ Tổn[1]. Hoãn thì ắt có cái bị mất, mất thì là tổn, vì vậy quẻ Tổn mới nối quẻ Giải. Nó là quẻ Cấn trên Đoái dưới, thể núi cao, thể chằm sâu, dưới sâu thì trên càng cao, là nghĩa ích trên tổn dưới. Lại, chằm ở dưới núi, khí nó thông lên, nhuần tới cây cỏ trăm vật, đó là tổn dưới mà ích trên. Lại, dưới là quẻ Đoái chủ sự đẹp lòng, ba hào đều ứng lên trên, đó là chỉ thích phụng thửa người trên,, cũng là nghĩa tổn dưới ích trên. Lại, quê Đoái ở dưới mà thành quẻ Đoái, là do ở hào Sáu Ba biến đi, quẻ Cấn ở trên mà thành quẻ Cấn, là do ở hào Chín Trên biến đi hào Ba vốn cứng mà hóa mềm, hào Trên vốn mềm mà hóa cứng, cũng là nghĩa tổn dưới ích trên. Bớt của trên mà thêm cho dưới là quẻ Ích, lấy của dưới mà thêm cho trên là quẻ Tổn. Kẻ ở trên người ta thi ân tới kẻ dưới là ích, lấy của kẻ dưới để thêm cho mình là tổn. Ví như đầy lũy, lấy bớt trên để đắp đầy nền gốc, thì trên dưới yên chắc, há chẳng phải ích? Lấy ở dưới để làm cho trên cao thêm, thì sẽ nguy đồ tức thì, há chẳng phải là tổn. Cho nên quẻ Tổn là nghĩa tổn dưới ích trên, quẻ Ích thì trái hẳn thế.

LỜI KINH

损有孚,元吉, 無咎,可貞,利有攸往

Dịch âm. – Tổn hữu phu, nguyên cát, vô cữu, khả trinh, lợi hữu du vãng.

Dịch nghĩa. – Quẻ Tổn, có tin, cả tốt, không lỗi, khá trinh, lợi có thửa đi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tổn là giảm bớt, phàm việc nén bớt sự thái quá, để tới nghĩa lý, đều là đạo “bớt” vậy. Đạo “bớt” ắt có thành tín, nghĩa là chí thành thuận lý vậy. Bớt mà thuận lý thì cả thiện mà tốt. Cái đã bớt mà không quá sai, thì có thể chính bền, thường làm mà lợi có thửa đi vậy. Sự bớt của người ta hoặc thái quá hoặc bất cập, hoặc bất thường, đều không hợp chính lý, không phải có tin, thì không tốt mà có lỗi, không phải cái đạo có thể chính bền, thì không nên làm.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Tổn là giảm bớt. Nó là quẻ bớt vạch Dương trên của quẻ dưới, thêm vào vạch Âm trên của quẻ trên, lấy bớt sự sâu của chằm Đoái, thêm vào sự cao của núi Cấn, tổn dưới ích trên, tổn trong ích ngoài, là Tượng đẽo gọt cửa dân để cung phụng vua, vì vậy mới là quẻ Tổn. Bớt cái đáng bớt mà có tin tín, thì Chiêm của nó sẽ ứng với bốn điều dưới (tức là cả tốt, không lỗi có thể chính bền, lợi có thửa đi).

LỜI KINH

曷之用? 二蒉可用亨

Dịch âm. – Hạt chi dụng? Nhị quĩ khả dụng hưởng.

Dịch nghĩa. – Chưng dùng gì? Hai quĩ[2] khá dùng hưởng.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tổn là bớt Cái thái quá mà tới mực vừa phải, bớt cái nổi nênh, ngành ngọn mà tới chỗ rễ gốc đầy đặc vậy. Đấng thánh lấy nhân lấy sự “thà kiệm” làm gốc của lẽ, cho nên vì sự “bớt” mà phát minh cái nghĩa của nó. Lấy sự cúng tế mà nói, cái lễ cúng tế, nghi văn rất phiền phức, nhưng phải lấy sự thành kính làm gốc. Lắm nghi tiết nhiều đồ vật là để đưa sức lòng thành kính đố. Nếu sự trang sức quá sự thành kinh, thì là giả dếỉ. Bởi sự trang sức là để cho còn sự thành kính, cho nên nói rằng: “Chưng dùng gì? Hai quĩ, khá dùng hưởng”. Tần tiện đến hai quĩ, mà có thể dùng để cúng tế, ý nói cốt ở lòng thành mà thôi. Lòng thành tức là cái gốc. Tai hại của thiên hạ, không cái gì không do ở ngọn lớn quá: nóc cao tường trạm, gốc ở cửa nhà, ao rượu rừng thịt, gốc ở ăn uống, dâm bạo tàn nhẫn gốc ở hình phạt, cũng binh độc võ, gốc ở đánh dẹp, phàm lòng ham muốn cúa người ta mà đến thái quá, đều gốc ở sự phụng dưỡng, rồi ngành ngọn của nố xa đi, thì thành tai hại. Đấng tiên vương hạn chế cái gốc, ấy là lẽ trời, người sau trôi theo cái ngọn, ấy là lòng ham muốn của người. Nghĩa quẻ Tổn là bớt lòng ham muốn của người để khôi phục lẽ trời mà thôi.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Ý nói nên bớt đi, dù rất bạc cũng không hại gì.

Lời bàn của Tiên Nho. – Từ Tiến Trai nói rằng: “Chưng dùng gì” là lời hỏi “Hai quĩ, khá dùng thưởng”, là lời đáp. Kẻ dưới cung phụng người trên, đều gọi là “hưởng”, không phải “hưởng” là cúng tế.

Hồ Vân Phong nói rằng: Người trên có khi vì bất đắc dĩ mà lấy bớt của kẻ dưới, không phải để cung phụng cho mình. “Chưng dùng gì? Hai quĩ, khá dùng hưởng”, chữ “hưởng” làm lời dạy, là vì trong thì “tổn”, sự hưởng tự còn không quá đáng, thì cái để cung phụng cho mình có thể biết được. Đời xưa lễ cúng bày đồ cúng, quĩ là thịnh soạn, bốn quĩ là trung bình hai quĩ là giản. Thì quẻ Khảm, chỉ dùng một quĩ, một chén, thì là giản nữa.

LỜI KINH

彖曰:损,损下益上,其道上行.

Dịch âm. – Thoán viết: Tổn, tổn hạ ích thượng, kỳ đạo thượng hành.

Dịch nghĩa. – Lời Thoán nói rằng: quẻ Tổn, bớt dưới thêm trên, thửa đạo đi lên.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ Tổn sở dĩ là tổn, vì nó tổn ở dưới mà ích lên trên. Lấy của dưới để thêm cho trên, cho nên nối rằng thửa đạo đi lên. Ôi, bớt của trên mà thêm cho dưới thì là quẻ Ích, bớt của dưới mà thêm cho trên thì là quẻ Tổn, lấy bớt nền gốc để đắp cho cao, há gọi là ích được chăng?

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây dùng thể quẻ thích nghĩa tên quẻ.

LỜI KINH

损而有孚,元吉,可貞,利有攸往.

Dịch âm. – Tổn nhi hữu phu, nguyên cát, vô cữu, khả trinh lợi hữu du vãng.

Dịch nghĩa. – Tổn mà có tin, cả tốt, không lỗi, có thể chính bến, lợi có thửa đi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Ý nói tổn mà dùng sự chí thành, thì được bốn điều từ chữ “cả tốt” trở xuống, đó là sự rất phải trong đạo tổn vậy.

LỜI KINH

曷之用?二蒉,可用亨,二蒉應有時,損剛益柔有時.

Dịch âm. – Hạt chi dụng? Nhị quĩ, khả dụng hưởng, nhị quĩ ưng hữu thì, tổn cương ích nhu, hữu thì.

Dịch nghĩa. – Chưng dùng gì? Hai quĩ, khá dùng hưởng. Hai quĩ nên có thì, bớt cứng thêm mềm có thì.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đây là đức Phu Tử thích riêng câu “Chưng dùng gì? Hai quĩ, khá dùng hưởng”. Lời quẻ chỉ nói vắn tắt là nên bỏ bớt sự phù hoa mà rằng “Dùng làm gì đâu? Hai quĩ có thể cứng rồi” ấy là dầy gốc mà bớt ngọn vậy. Đức Phu Tử sợ rằng người sau không hiểu, bèn cho là nên bỏ hết sự văn sức, cho nên nói cho rõ ra. Có gốc ắt có ngọn, có thực ắt có văn, muôn việc thiên hạ, không việc gì không thể. Không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không thực hành được: cha con chủ về ân, ắt phải có đạo nghiêm thuận, vua tôi chủ về kinh, ắt phải có phép thừa tiếp lễ nhượng chứa ở trong, phải chờ dáng dấp mới thi hành được, tôn ty có thứ tự, nhưng không có văn vẻ của đồ vật thì không phân biệt, văn với thực vẫn phải chở nhau, không thể thiếu thứ nào. Tới khi lễ văn hơn lên, ngành ngọn trôi đi, xá gốc, mất thực, ấy là thời đáng bớt, cho nên nói rằng: “Dùng làm gì đâu? Hai quĩ đủ để dâng lòng thành rổi”. Ý nói nên chăm vào sự thực mà giảm bớt sự phù sức vậy. Đức Phu Tử sợ rằng người ta câu nệ về lời nói ấy, cho nên lại nói rõ rằng: “Dùng cách chất phác như có hai quĩ nên có từng thời, không phải lúc đáng dùng mà dùng thì không thể được”. Nghĩa là sự văn sức chưa thái quá mà đã bớt đi, và bớt đi mà đến thái quá, thì là không phải. Bớt cứng thêm mềm có thì là sao? Cứng là thái quá, mềm là không đủ, sự thêm bớt đều là bớt của cái cứng thêm cho cái mềm, ắt phải thuận thời mà làm, thời không đáng thêm bớt mà thêm bớt thì là không phải.

LỜI KINH

损益盈虛,與哼偕行

Dịch âm. – Tổn ích doanh hư, dữ thì giai hành.

Dịch nghĩa. – Bớt thêm đầy rỗng, cùng thì đều đi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hoặc bớt, hoặc thêm, hoặc đầy, hoặc rộng, chỉ là tùy thời mà thôi, thái quá thì bớt đi, không đủ thì thêm vào, vơi thì làm cho đầy, đặc thì làm cho rỗng, thế là cùng thì đều đi.

Bản nghĩa của Chu Hy. Đây thích lời quẻ. Thời là lúc nên bớt đi.

LỜI KINH

象曰:善下有澤,損.君子以懲忿窒欲.

Dịch âm. – Tượng viết: Sơn hạ hữa trạch, Tổn, quân tử dĩ trừng phẫn, chất dục.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Dưới núi có chằm, là quẻ Tổn đấng quân tử coi đó mà răn sự giận, lấp lòng dục.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Dưới núi có chằm, khí nó thông lên, và thấm lên, và đào chỗ thấp để làm cho tăng bề cao, đều là Tượng “bớt của kẻ dưới”. Đấng quân tử xem Tượng “sự bớt” đó mà tự mình bớt đi. Trong đạo sửa mình, cái nên bớt chỉ là sự tức giận và lòng tham muốn, cho nên mình phải lấy đức mà răn sự giận, lấp hết ý muốn của mình.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đấng quân tử sửa mình, cái nên giảm bớt, không gì quan hệ bằng mấy điều này.

LỜI KINH

初九:已事,遄往,無咎,酌損之.

Dịch âm. – Sơ Cửu: Dĩ sự, xuyền váng, vô cữa, chước tổn chi.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Đầu: Xong việc[3], mau đi, không lỗi, châm chước mà bớt đấy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Nghĩa của quẻ Tổn là bớt của vật cứng thêm cho vật mềm, bớt của kẻ dưới, thêm cho kẻ trên, hào Đầu lấy chất Dương cứng ứng với hào Tư, hào Tư lấy chất Âm mềm ở ngôi trên, là kẻ nhờ ở hào Đầu thêm cho. Kẻ dưới thêm cho người trên, nên tự bớt của mình, mà chớ nhận là công của mình. Cái đã thêm cho người trên, xong việc, thì đi cho chóng, chớ tự ở vào chỗ công lao, mới không có lỗi. Nếu cứ hưởng cái tốt đẹp của sự thành công, thì không phải là bớt của mình để thêm cho người trên, với đạo làm kẻ dưới, như thế là có lỗi. Hào Tư Âm mềm, là kẻ nhờ cậy hào Đầu, hào Đầu nên châm chước cân nhắc sự nên chăng, bớt của mình mà thêm cho nó, thái quá và bất cập, đều là không được.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Đầu nhằm lúc cần nên bớt của dưới, thêm cho trên, phía trên ứng nhau với hào Sáu Tư, nên thôi cái việc đương làm, mà đi cho chóng để làm ích cho nó, đó là đạo không lỗi, cho nên Tượng và Chiêm của nó như thế. Nhưng ở dưới mà làm ích cho người trên, cũng nên châm chước nóng sâu.

LỜI KINH

象曰:已事遄往,尚合志也.

Dịch âm. – Tượng viết: Dĩ sự, chuyên vãng, thượng hợp chí dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Xong việc mau đi, chuộng[4] hợp chí vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Cái mà trong đời chuốc dừng là “chuộng”. Điều mà hào Đầu vẫn chuộng, là sự hợp chí với người trên, hào Tư nhờ về hào Đầu, hào Đầu làm ích cho hào Tư, đó là hợp chí với người trên.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Chữ 尚 (thượng là chuộng) thông với chữ 上 (thượng là trên).

LỜI KINH

九二: 利貞,征凶,弗损,益之.

Dịch âm. – Cửu Nhị: Lợi trinh, chinh hung! Phất tổn, ích chi.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Hai: Lợi về chính bền, đi thì hung! Chớ bớt, thêm đấy!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Lấy đức cứng giữa, đương vào lúc chất cứng bị bớt, ở ngôi

mềm, đứng vào thể “đẹp lòng”[5] phía trên ứng với hào Sáu Năm là ông vua Âm mềm, dùng cách mềm mỏng đẹp lòng ứng với người trên thì mất cái đức cứng giữa, cho nên răn rằng: “chỉ lợi ở sự trinh chính mà thôi” 利 (chinh) nghĩa là đi, lìa khỏi mực giữa thì mất sự trinh chính mà hung, giữ được mực giữa là trinh. “Chẳng bớt, thêm đấy” nghĩa là không tự giảm bớt sự cứng giữa của mình, thì có thể cho Người trên, mới là ích, cho hắn.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Hai cứng giữa, chí ở tự thủ, chẳng khứng tiến càn. Cho nên kẻ xem lợi về sự chính, mà đi thì hung. “Chẳng bớt, thêm đấy” ý nói không đổi cái sở thủ của mình, mới là cách làm ích cho người trên.

LỜI KINH

參曰:九二利貞,中以為志也.

Dịch âm. – Tượng viết: Cửu nhị lợi trinh, trung dĩ vi chí dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Hào Chín Hai lợi về chính bền, giữa lấy làm chí vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín ở ngôi Hai, không phải chỗ chính, đứng vào thể “đẹp lòng” không phái là cứng nhưng được chỗ giữa là hay. Nếu mà giữ được đức “giữa” thì có điều gì không hay? Há có lẽ nào giữa mà không chính? Há có lẽ nào giữa mà thá quá? Hào Hai gọi là lợi về chính bền, nghĩa là lấy mực giữa làm chi vậy. Chỉ ở mực giữa, thì tự nhiên phải chính. Đại để giữa trọng hơn chính, giữa thì chính rồi, chính thì chưa ắt đã giữa. Có thể giữ được mực giữa, thì là lợi ích cho người trên.

LỜI KINH

六三:三人行則损一人,一人作則得其友.

Dịch âm. – Lục Tam: Tam nhân hành tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Ba: Ba người đi thì tổn một người, một người đi thì được thửa bạn.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tổn là bớt chỗ có thừa, ích là thêm vào chỗ không đủ. Ba người là ba hào Dương ở dưới, và ba hào Âm ở trên. Ba hào Dương cùng đi, thì phải bớt hào Chín Ba để thêm lên hào Trên, ba hào Âm cũng đi thì phải bớt hào Sáu Trên để làm hào Ba, thế là ba người đi thì tổn một người. Hào Trên lấy chất mềm đổi chất cứng mà nói là tổn, ấy là chỉ nói về sự giảm đi một hào mà thôi. Hào Trên và hào Ba tuy vốn ứng nhau, nhưng bởi hai hào lên xuống mà hai quẻ đều nên, ấy là hai bên chung cùng với nhau. Hai hào Dương Đầu và hai hào Âm Tư và Năm đã cùng đức lại liền nhau, không ứng với hào Trên, mà đôi nào ứng với đôi ấy, thì chí của nó chuyên nhất, đều là được bạn vậy. Hào Ba tuy liền với hào Tư nhưng nó khác thể mà ứng nhau với hào Trên, không phải là cùng đi với nhau. “Ba người thì tổn một người, một người thì được bạn”, nghĩa là ở gầm trời không cái gì mà có đôi. Một với hai đối đãi với nhau, là gốc của sự “sinh và sinh” vậy, ba thì thừa một mà nên bớt đi, đó là nghĩa lớn của sự tổn ích.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Quẻ dưới vốn là thể Kiền mà bớt hào Trên nhất để thêm vào thể Khôn, thế là ba người đi thì mất một người. Một hào Dương lên, thì một hào xuống, thế là một người đi thì được thửa bạn. Hai hào cùng nhau thì chuyên nhất, ba hào thì hỗn tạp mà loạn, quẻ này có tượng ấy, cho nên mới răn kẻ xem nên nhất trí vậy.

LỜI KINH

象曰:一人行,三則疑也.

Dịch âm. – Tượng viết: Nhất nhân hành, tam đắc nghi dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Một người đi, ba thì ngờ vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Một người đi mà được một người, thế là được bạn, nếu ba người đi thì không biết cùng người nào, lý nên bớt bỏ một người, đó là cái thừa vậy.

Lời bàn của Tiên Nho. – Trương Trung Khê nói rằng: Ôi một Âm, một Dương gọi là đạo, nếu lại xen đến số ba, thì lòng nghi hoặc sẽ sinh ra. Đó là thánh nhân, nhân một người đi mà hiểu được lẽ nhất trí vậy.

Hồ Vân Phong nói rằng: quẻ Tổn ở số ba mà thành ra, cho nên ắt bớt hào Sáu Ba đi, rồi sau Âm Dương mới đều thành đôi mà giúp lẫn nhau. Hào Sáu Ba bớt đi, thì hào Ba với hào Trên là được bạn, hào Trên với hào Ba là được bề tôi thế là hào Ba với hào Trên là đôi, hào Chín Hai về chính bền, hào Sáu Năm cả tốt, thế là hào Ba với Năm là đôi, hào Đầu chuộng hợp chí, hào Tư cũng khá mừng, thế là hào Đầu với hào Tư là đôi. Nghĩa của trời đất trai gái, chẳng quá số đôi, cho nên nói rằng “Ba thì ngờ vậy”.

LỜI KINH

六四:損其疾,使遄有喜,元吉,無啓.

Dịch âm. – Lục Tứ: Tổn tôn, sử xuyền hữu hỷ, nguyên cắt, vô cữu.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Tư: Bớt thửa tật, khiến chóng có mừng, cả tốt, không lỗi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trinh Di. – Hào Tư lấy chất Âm mềm ở quẻ Trên, với hào Đầu là chất Dương cứng với nhau, ở thì tổn mà ứng với kẻ cứng, tức là biết tự mình để theo kẻ Dương cứng ấy là bớt sự không phải để theo kẻ phải vậy. Hào Đầu ích cho hào Tư, giảm bớt cái mềm mà thêm cho nó cái cứng, cũng là bớt sự không phải vậy, cho nên nói rằng: “Bớt thửa tật”. Tật là tật bệnh, tức là sự không phải đó. Bớt sự không phải, chỉ nên làm cho mau chóng thì có sự mừng mà không lỗi. Người ta giảm bớt sự lầm lỗi, chỉ sợ không được mau chóng, nếu được mau chóng thì không đến nỗi lầm lỗi sâu quá, cho nên là đáng mừng.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Lấy Hào Chín Đầu là chât Dương cứng làm ích cho mình mà giảm bớt cái tật Âm mềm của mình, chỉ nên như thế thì không có lỗi.

LỜI KINH

象曰:损其疾,亦可喜也

Dịch âm. – Tượng viết: Tổn kỳ tật, diệc khả hỷ dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Bớt thửa tật, cũng đáng mừng vậy,

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Bớt cái tật đi, vẫn là đáng mừng, nói rằng “cũng” đó chỉ là tiếng phát ngữ mà thôi.

LỜI KINH

六五:或益之十朋之悉,弗克違,元吉

Dịch âm. – Lục Ngũ: Hoặc ích chi thập bằng chi quy, phất khắc vi, nguyên cát.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Năm: Hoặc ích cho đấy, chưng con rùa mười “bằng”[6] chẳng hay trái, cả tốt!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Sáu Năm ở thì tổn, lấy đức giữa thuận đứng vào ngôi tôn, để trống bên trong để ứng với hào Hai là hào Dương cứng, ấy là kẻ làm vua biết để trống lòng mình, và tự bớt để thuận theo người ở dưới vậy, cho nên hoặc có cái việc ích cho mình, thì người bạn sẽ giúp đỡ mình. “Mười” là tiếng chỉ sự nhiều. Rùa là con vật quyết đoán những sự phải trái, lành dữ. Công luận của nhiều người ắt hợp chính lý, dẫu thẻ rùa[7] cũng không thể trái. Như thế có gọi là điều tốt lành của sự cả hay vậy. Người xua nói rằng: “Mưa theo nhiều người thì hợp lòng trời”.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Lấy đức mềm thuận, trống giữa mà ở ngôi tôn, ấy là kẻ gặp thì tổn được chịu sức ích của thiên hạ. Hai chiếc mai rùa là một “bằng”[8], mai rùa mười “bằng” tức là của báu lớn vậy. Hoặc có kẻ dùng của báu đó thêm cho mà không từ chối, đủ biết là tốt. Kẻ xem hễ có đức ấy thì cũng có sự ứng nghiệm ấy.

Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hy nói rằng: Tượng của Kinh Dịch vẫn là một phép, ví như Ly của con rùa thì quẻ Tổn, Ích đều nói đến rùa, loại đó rất nhiều.

Hai quẻ Tổn, ích nói rùa, một ở Hai, một ở hào Năm, điên đảo nói đi. Quẻ Ký tế và quẻ Vị tế nói rợ Quỉ phương cũng vậy.

Uông Nghiện Chương nói quẻ Ly là rùa, các quẻ nói đến rùa đều có Tượng Ly, như rùa thiêng ở quẻ Di, rùa mười “bằng” ở quẻ Tổn và quẻ Ích. Tìm trong các quẻ đó, tuy là không có quẻ Ly, nhưng thông thể[9] của nó giống như quẻ Ly. Quẻ Di cả sáu hào, quẻ Tổn tự hào Hai đến hào Trên, quẻ Ích tự hào Đầu đến hào Năm, đó là cái khéo tự nhiên vậy. Nhưng quẻ Di còn dùng nghĩa của con rùa mà không dùng đến nghĩa của quẻ Ly, hai quẻ Tổn, Ích thì chỉ nói là được nhiều, mà nghĩa nó cũng không dính đến con rùa nữa.

LỜI KINH

象曰:六五元吉,自上祐也

Dịch âm. – Tượng viết: Lục Ngũ: nguyên cát, tự thượng hựu dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Hào Sáu Năm cả tốt, tự trên phù hộ vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Sở dĩ được cả tốt, là vì có thể hợp hết ý kiến của nhiều người, hợp với lẽ của trời đất, cho nên tự trời ban phúc cho vậy.

LỜI KINH

上九:弗损,益之無咎,貞吉,

利肴攸往,得臣無彖

Dịch âm. – Thượng Cửu: Phất tổn, ích chi, vô cữu, trinh cát, lợi hữu du vãng, đắc thần vô gia.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Trên: Chẳng bớt, thêm đấy, không lỗi, chính bền tốt, lợi có thửa đi, được bề tôi không nhà.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tất cả quẻ Tổn có ba nghĩa: tổn mình để theo người, bớt mình để thêm cho người, thực hành đạo “tổn” để bớt của người. Tổn mình theo người là tự dời sang điều nghĩa vậy, bớt mình để thêm cho người là ơn huệ tới kẻ khác vậy, thực hành đạo “tổn” để bớt của người, là làm theo nghĩa vụ vậy. Trong các nghĩa đó, nghĩa nào theo thì của nghĩa ấy, rồi lấy điều lớn hơn mà nói Hai hào Tư Năm dùng nghĩa “tổn mình theo người”, ba hào thể dưới dùng nghĩa “tự tổn để ích cho người”, sự dùng của thì tổn, là thực hành đạo tổn để bớt những cái đáng bớt của thiên hạ vậy. Hào Chín Trên thì lại dùng nghĩa không làm việc “tổn”, là vì hào Chín nhằm chót cuộc “tổn”, tổn đến tột bậc thì nên biến đi. Lấy chất Dương cứng ở trên, nếu dùng sự cứng của mình để đẽo bớt kẻ dưới, thì không phải đạo người trên, lỗi đó lớn lắm. Nếu không làm việc tổn, mà lấy đạo Dương cứng, ích cho kẻ dưới thì là không lỗi mà được chính là tốt. Như thế thì có thửa đi, đi thì có ích vậy. Kẻ ở trên lại biết không làm tổn kẻ dưới mà làm cho ích cho họ, thiên hạ ai không phục theo? Theo phục nhiều không có trong ngoài khác nhau, cho nên nói rằng: “được bề tôi không nhà”. “Được bề tôi” nghĩa là được lòng người qui phục, “không nhà” nghĩa là không có hạn giới xa gần trong ngoài vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Trên gặp thì “tổn dưới ích trên”, ở trên quẻ, là kẻ được ích tột bậc, muốn tự bớt mình để thêm cho người. Nhưng ở trên cho kẻ dưới, có thể là “làm ơn mà không phí”, chẳng cần bớt mình mà sau mới có ích cho ngườ. Như thế thì không có lỗi. Song cũng ắt phải chính đính thì tốt, mà lợi có thửa đi. Làm ơn mà không khí, thì cái ơn đó rộng lắm, cho nên lại nói là “được bề tôi không nhà”.

LỜI KINH

象曰:弗损益之,大得之也

Dịch âm. – Tượng viết: Phất tổn, ích chi, đại đắc chí dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: chẳng bớt, thêm đấy, cả được chí vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Kẻ ở trên chẳng bớt kẻ dưới mà lại thêm cho họ, đó là đấng quân tử cả được thực hành chí mình vậy. Chí đấng quân tử chỉ ở làm ích cho người mà thôi.

Chú thích:

[1] Chữ 损 (tổn): Nghĩa là bớt đi, là hao tổn, trái với chữ 益 (ích).

[2] Coi lời chua quẻ khảm.

[3] Đây là dịch theo ý của Trình Di, còn theo ý của Chu Hy, thì chữ “dĩ” nghĩa là “thôi” không phải nghĩa “đã”.

[4] Đây là dịch theo Trình Di, còn theo Chu Hy thì 尚 này phải dịch như trên.

[5] Chỉ về quẻ Đoái.

[6] Dịch theo ý của Chu Hy.

[7] Ý nói: dầu đem thẻ rùa mà bói cũng đúng như vậy.

[8] Đời xưa chưa có tiền tệ, người tiêu bằng mai rùa, hai chiếc mai rùa gọi là một bằng. Mười bằng tức là hai chục chiếc mai rùa.

[9] Tính cả hai quẻ làm một. Như quẻ Tổn, hào Hai và hào Năm là vạch liền, ở giữa đều là vạch đứt, gần giống như hình quẻ Ly.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.