Cái cười của thánh nhân
Phần Ba Mươi Bốn: Dương Xuân Bạch Tuyết
Vương nước Sở hỏi Tống Ngọc:
– Tiên sinh dường như có chỗ thiếu xót trong phẩm hạnh chăng mà kẻ sĩ và thường dân trong nước không thấy có mấy ai khen ngợi?
Tống Ngọc thưa:
– Dạ, quả có như thế. Xin Đại Vương tha tội, hãy dung cho tâu lại một lời. Khách có vẻ ca hát nơi kinh đô, thoạtđầu hát khúc Hạ Lý Ba Nhân, trong nước khen hay và họa kể lại mấy ngàn người. Rồi hát bản Dương A Dạ Lo䬠 người khen và họa, rút xuống còn có vài trăm. Đến bài Dương Xuân Bạch Tuyết, khen và họa, còn lại chỉ có vài mươi người… Là vì khúc hát ý càng cao, thì người họa lại càng ít.
Loài chim có Phụng, loài cá có Côn. Chim Phụng giương cánh bay lên chín tầng mây, dọc ngang trong khoảng mênh mông vô tận, chim sâu đậu ở rào giậu kia, há có thể cùng với Phụng biết Trời Đất là rộng đến đâu?
Cá Côn sớm dậy ở Côn Lôn, trưa nằm ở sườn non Kiệt Thạch tối bơi về đầm Mạnh Trư, thứ cá nghê ở trong cái vũng, làm sao có thể cùng với nó lượng biết được sông bể lớn đến bậc nào!
Chẳng riêng gì loài chim có Phụng, loài cá có Côn, hạng sĩ cũng có Phụng, có Côn. Bậc thánh nhân hành vi trác việt, siêu nhiên và xử sự theo mình, người trong thế tục hiểu sao được hành vi của thần!
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.