Bách Khoa Cuộc Sống

TẠI SAO KHI ĂN MỘT BÁT THỊT KHÔNG CÒN BỐC HƠI NÓNG TA VẪN THẤY NÓNG?



Bình thường, muốn biết một cốc nước còn nóng hay đã nguội, ta thường quan sát xem hơi nóng bốc lên từ cốc nước nhiều hay ít. Nước sôi ở nhiệt độ cao, các phân tử của nó hoạt động rất mạnh, các phân tử mới sẽ chuyền từ thể lỏng sang thể khí, đồng thời mang theo một lượng nhiệt cao, khi quan sát sẽ thấy từ nước sôi bốc lên khói trắng đậm. Đến khi nhiệt độ xuống thấp, hoạt động của các phân tử mang theo nhiệt lượng cũng chậm lại, hơi nước màu trắng cũng giảm đi, khi đó nhiệt độ của nước đã giảm xuống, nước đã nguội và ta có thể uống cốc nước đó.
Nhưng nếu là một bát thịt thì bạn sẽ phải cẩn thận đừng nên vội vàng ăn ngay, bởi nếu vậy bạn có thể sẽ bị bỏng. Nguyên nhân chính là trong các loại thịt đều chứa một lượng mỡ động vật lớn. Nhiệt độ tăng cao lượng mỡ này sẽ từ bên trong thịt thẩm thấu ra nước và nổi trên mặt nước tạo thành một lớp dầu che phủ làm cho hơi nóng ở trong nước không thể bốc ra ngoài được. Nhìn bên ngoài, bề mặt của bát thịt không có hơi nóng bốc lên, nhưng nếu bạn tách lớp mỡ che phủ trên bề mặt của bát thịt, bạn sẽ thấy nhiệt độ bên trong thịt là rất cao. Vì thế, khi ăn thịt ta nên khuấy bát thịt lên để hơi nóng ở dưới lớp mỡ phía dưới đáy bát bốc lên, như vậy mới có thể ăn được.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.