Bách Khoa Cuộc Sống

NGUYÊN VÀ TÁC HẠI CỦA BỆNH BÉO PHÌ?



Chúng ta đều biết rằng, chất béo là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều chất béo so với lượng năng lượng cơ thế đã tiêu hao thì lượng chất béo dư thừa sẽ tích luỹ và tồn tại trong cơ thể; gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Quá nhiều chất béo sẽ làm tăng hoạt động của tim, ảnh hưởng tới nhịp tim và tần số hô hấp; nghiêm trọng hơn sẽ gây bệnh cao huyết áp, nhiễm mỡ máu và các bệnh về đường tim mạch khác.
Điều làm cho mọi người lo lắng là, cùng với sự nâng cao của mức sống, số người béo phì có xu hướng gia tăng, rất nhiều trẻ em nhi đồng bị béo phì. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh béo phì ở trẻ em. Ngoài yếu tố ảnh hưởng di truyền của cha mẹ, của thói quen ăn uống không tốt, còn có nguyên nhân là trẻ được chăm sóc không khoa học, chúng thích ăn gì người lớn liền mua ngay, hoặc chúng có thể ăn liên tục nhiều thứ vào bất cứ lúc nào. Lượng thức ăn đưa vào cơ thể không được tiêu hao hết, tạo nên vòng tuần hoàn “ăn, no, béo”. Chúng ta không nên quan niệm rằng trẻ em béo là đáng yêu vì trên thực tế nó sẽ làm trẻ trở nên dễ bị mệt mỏi và thèm ngủ. Điều này ảnh hưởng tới việc học tập của chúng vì chúng thường xuyên thèm ngủ, khi lên lớp trẻ không thể tập trung tinh thần học tập.
Vì thế, giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức bình thường là điều khá cần thiết với bất cứ ai. Không nên đợi tới khi béo phì rồi mới tìm các biện pháp giảm cân. Mỗi người chúng ta phải duy trì thói quen ăn uống tốt. Muốn có một thân thể khoẻ mạnh cường tráng, bạn có thể bắt đầu từ việc ăn uống: không kén ăn, không ăn quá nhiều, và tích cực tập thể dục thể thao.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.