Bách Khoa Cuộc Sống

TẠI SAO UỐNG THUỐC BẮC KHI THÌ PHẢI UỐNG NÓNG KHI THÌ PHẢI UỐNG LẠNH?



Ngày nay phương pháp chữa bệnh bằng Đông y đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Trong Đông y có câu: “Trị nhiệt dĩ hàn, Ôn nhi hành chi, Trị hàn dĩ nhiệt, Lương nhi hành chi”. Nghĩa là: uống thuốc Bắc khi thì phải uống nóng, khi thì phải uống lạnh, tùy từng loại bệnh khác nhau. Ví dụ: cam khương, phụ tử là hai vị thuốc có nhiệt lượng cao khi uống phải uống lạnh, thạch thảo, cam thảo… có nhiệt lượng thấp nên khi uống phải uống nóng, có như vậy thì hiệu quả điều trị mới tốt. Nếu không khi uống thuốc sẽ xảy ra hiện tượng kháng thuốc, người bệnh sẽ bị nôn mửa, không đạt được hiệu quả trị bệnh.
Thông thường những loại thảo dược có nhiệt lượng cao thì phải uống lạnh để hạ nhiệt, cơ thể toát mồ hôi, sau khi uống thuốc người bệnh nên đắp chăn hoặc ăn một ít cháo loãng nóng. Còn các loại thảo dược có nhiệt lượng thấp thì nên uống nóng, để tăng nhiệt lượng của cơ thể, chống hiện tượng buồn nôn sau khi uống thuốc. Nếu khi uống thuốc nóng người bệnh vẫn thấy buồn nôn, thì phải chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống với số lượng ít đi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.