Bách Khoa Cuộc Sống

ĂN SÁNG NHƯ THẾ NÀO MỚI LÀ KHOA HỌC?



Chúng ta vẫn thường nói: bữa sáng ăn ngon, bữa trưa ăn no, bữa tối ăn ít. Tại sao lại như vậy?
Sau một đêm thức dậy, thức ăn mà bạn ăn tối hôm trước đã được dạ dày tiêu hóa hết. Lúc này trong ruột trống không, bụng đói cồn cào, một buổi sáng với biết bao công việc đang chờ đợi bạn, cho nên một bữa sáng ngon miệng với đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Những học sinh thường xuyên ăn sáng cơ thể họ phát triền rất tốt, tinh thần tập trung cao, hiệu suất học tập cao, thành tích học tập tốt. Nhưng có một số người không coi trọng bữa sáng, họ thường ăn uống qua loa hoặc không ăn sáng. Có một số người do không sắp xếp được thời gian, quá bận với các công việc vào nên không có thời gian ăn sáng, phải nhịn đói đi làm hoặc đi học, không những ảnh hưởng tới việc học tập, công tác mà còn ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. Có một số người do ăn uống không điều độ, làm rối loạn chức năng của dạ dày, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của vị tràng, thậm chí còn gây ra bệnh viêm dạ dày. Vậy phải ăn sáng như thế nào mới là khoa học?
Trước tiên bạn phải đảm bảo đầy đủ nhiệt lượng, prôtêin, chất béo và các loại vitamin cho bữa sáng; Bữa sáng cũng cần phải có món ăn chính, món ăn phụ, phải sắp xếp hợp lý thời gian dùng bữa sáng. Tốt nhất thời gian bữa sáng kéo dài khoảng 15 phút, không nên ăn quá vội vàng. Nếu bạn đang trong thời kỳ ôn thi, cơ thể bạn phải tiêu hao nhiều năng lượng, thì bữa sáng cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng như trứng gà hay các món ăn chế biến từ thịt để đảm bảo cho cơ thể bạn hấp thụ đủ prôtêin vì prôtêin có thể nâng cao hiệu quả học tập và làm việc của bạn. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thay đổi món cho bữa sáng, có như vậy bạn mới thấy ngon miệng và không bị ngấy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.