Bí Mật Sau Bức Tường Đổ

CHƯƠNG 13 – NHỮNG MANH MỐI MỚI



Trời mới hừng đông, Alice đã ra khỏi giường nằm. Cô soạn valy, thay quần áo và mò xuống bếp.
– Chào con gái – vú già Sarah mừng rỡ reo lên. Bưu tá viên vừa ghé qua, vú đã đặt ở trên bàn phòng ăn một lá thư chắc sẽ làm con thích thú đấy.
Alice lao vút đi. Đó là một lá thư của Ned Nickerson! Hớn hở, Alice xé phong bì. Chàng sinh viên trẻ đã khơi dậy trong cô một tình bạn thân thiết, pha lẫn lòng khâm phục sâu sắc, và, từ hồi chàng bay sang Nam Mỹ đến nay, ngày tháng đã hóa thành dài lê thê đốỉ với cô. Sao mà cô mong muốn chàng có mặt ở đây đến thế! Có thể chàng sẽ giúp cô giải quyết thành công cái vấn nạn hóc búa này.
Một nụ cười vẫn còn phảng phất trên vành môi Alice lúc ông Roy bước vào phòng ăn.
– Ta hãy dùng bữa sáng lẹ lên rồi xuất phát thôi! Ông bảo.
Alice bày tỏ với ông nguyện vọng dừng lại trong chốc lát tại nhà Fenimore, hy vọng là không chừng thiếu phụ sẽ cung cấp thêm vài thông tin bổ sung về chị gái của bà.
– Mình đi ngang gần xịt ngay trước nhà cô ấy mà.
– Cũng được, nhưng chúng ta sẽ không nán lại đó quá mười phút đâu nhé, ông Roy ưng thuận với vẻ miễn cưỡng. Ba cần phải có mặt ở Hampton trước lúc chính ngọ.
Bà Fenimore rất mừng khi gặp lại Alice và tỏ ra vinh dự khi được làm quen với cha cô. Ông Roy thẳng thắn cho biết ngay mục đích việc ghé thăm của họ.
Thiếu phụ không rõ là chị gái của mình có thật là đã đến Hampton hay không. Chính bởi lý do đó mà bà không nói điều ấy cho Alice hay.
– Tôi đã ngẫm nghĩ rất nhiều về vụ mất tích của chị gái bà đấy, luật sư lên tiếng. Nếu không có một nguyên nhân nghiêm trọng, thì bà ta đã chẳng giã từ nghề nghiệp của mình. Nhất là sau thành công vang dội của vô ca vũ kịch ba-lê Lọ Lem.
– Đành rằng chị ấy mệt mỏi, nhưng vài tuần nghỉ ngơi lẽ ra cũng đủ để chị ấy hồi phục lại.
– Sau khi rời River City, tên tuổi bà ấy chả bao giờ còn xuất hiện trên một bích chương quảng cáo nào ở Mỹ nữa. Nếu như bà ấy còn sống ở đâu đó thì bề nào bà ấy cũng phải hành nghề để kiếm sống chứ. Bộ bà ấy còn có tài nào khác ngoài nghề múa ba lê sao?
– Làm gì có! Nghệ thuật là tất cả cuộc sấng của chị ấy – nghệ thuật múa cổ điển và thú trồng vườn. Chị ấy yêu đến mê mẩn mọi loài hoa và chăm sóc chúng bằng một tình yêu nồng cháy. Bé Roseline giống dì nó về điểm này đấy, nói tới đây thiếu phụ kín đáo buông tiếng thở dài.
– Bé Roseline đang đi học ạ? Alice hỏi.
– Ừ. Nó gây cho tôi rất nhiều lo lắng. Bà Masters lại vừa đến nhà tôi để tìm một cây hoa mà Roseline đã nhổ trong công viên của thành phố. Tôi đã hoài công la rầy, nó vẫn chứng nào tật nấy.
– Chị Masters có nói riêng với nó không ạ?
– Có chứ, nhưng Roseline cứ khăng khăng cãi là nó đâu có nhổ trộm cây hoa, mà là chính thằng Jeddy Houkker đã đưa cho nó.
Alice thấy đau lòng vì nguồn tin trên. Thế mà con bé đã hứa với cô là không chơi với thằng nhóc côn đồ ấy nữa. Phải bằng mọi giá “bứt” nó ra khỏi khu phố này mới được.
Đến đây, ông Roy và con gái kiếu từ bà Fenimore và quay trở lại xe hơi của họ.
Đúng lúc sắp sửa lên xe, Alice chợt thoáng thấy một người đàn bà với những đường nét xương xẩu và vẻ bề ngoài tồi tàn nhếch nhác, đang phơi quần áo lên một sơi dây kẽm trong mảnh sân tiếp giáp với sân nhà Fenimore.
– Chắc đấy là mẹ của thằng nhóc Jeddy chứ còn ai vào đây nữa, Alice tự nhủ thầm.
Bỗng nhiên, sự chú ý của cô bị cuốn hút bởi một cái áo sơ mi nữ cổ bó, loại áo mà phụ nữ quen mặc khi cưỡi ngựa.
– Ủa! Đó là áo sơ mi của Marion mà; nếu không thì đó cũng là cái được cắt may rập khuôn với cái của cô bạn tóc nâu ngổ ngáo của mình!
Không nghĩ ngợi, Alice xồng xộc bước vào sân. Người đàn bà ném về Alice một cái nhìn bặm trợn.
– Jeddy có nhà không ạ? Cô hỏi, cố tỏ vẻ dễ thương.
– Không! Mụ đàn bà càu nhàu. Nó đang ở trường học, cũng như mọi hôm vậy.
– Chà! Cái áo sơ mi này, mô đen đẹp quá chứ! Bà cũng biết cưỡi ngựa đấy ư?
– Chứ không lẽ tôi không được quyền chơi bời như ai sao? Với lại, tọc mạch soi mói như vậy là có ý gì chứ? À! Tôi biết rồi: cô là loại “cớm” mái vô công rồi nghề chuyên chúi mũi vào chuyện đời tư của thiên hạ chứ gì?
Đưa tay giật phăng chiếc áo sơ mi ra khỏi dây phơi, mụ Houkker ngoe nguẩy le te quay trở vào nhà mình sau khi đã không quên sập cửa lại thật mạnh.
Alice leo lên xe, và kể cho cha cuộc nói chuyện vừa rồi. Tuy nhìn nhận là các nghi vấn của con gái không phải là không có cơ sở, ông Roy vẫn cho rằng cách gợi chuyện của Alice không dễ gì giúp cô moi được những lời tâm tình cởi mở của người đối thoại.
– Dù sao đi nữa, chắc con cũng không mong chờ được thấy mụ đàn bà ấy quì sụp xuống dưới chân con mà tự giác thú nhận mọi việc làm sai trái của con trai mụ chứ? Giờ đây, mụ ấy sẽ đề phòng cẩn mật cho mà coi.
– Đúng thế, ba ạ, Alice trả lời, đầy vẻ ân hận. Lẽ ra con nên nói với Jeddy thì sẽ được việc hơn.
Những công trình sửa sang đường sá dọc đường đã làm trì trệ tiến độ của hai khách lữ hành, và ông Roy, vốn mong đến nơi trước giờ ngọ, đã chỉ dừng xe vào lúc ba giờ chiều trước cửa khách sạn mà trong đó ông đã đặt trước hai phòng. Vả chăng đây cũng là khách sạn duy nhất của cả thành phố Hampton.
– Chúng ta chả còn được bao nhiêu thời gian trước bữa ăn tối đâu, ông Roy nói với con gái. Con hãy mở cuộc điều tra về phần riêng của mình và hãy gặp lại ba ở đây vào lúc bảy giờ. Chúc con nhiều may mắn!
Nữ thám tử lập tức bắt tay vào việc. Cô bắt đầu bằng việc gọi điện đến nhà ga. Floriane quá nổi danh vào thời điểm xảy ra vụ cô ta mất tích, nên nhân viên kiểm soát vé hẳn phải đã để ý. Nhưng rồi Alice đã vỡ mộng vì thành phần nhân sự đã đổi khác. Sau đó cô đi thẩm vấn nhiều tài xế lái taxi. Không một ai có thông tin nào cho cô cả. Tại đồn cảnh sát, nơi kiểm tra giấy tờ của các khách du lịch, cô cũng chẳng gặt hái thêm được thành quả nào.
Mới năm giờ chiều, Alice đã quay về khách sạn. Một cách nhã nhặn, cô yêu cầu nhân viên lễ tân làm ơn cho xem qua một lượt toàn bộ các sổ sách liên quan đến các khách đã nghỉ lại và giải thích cho anh ta hiểu lý do sự tọc mạch của mình.
Alice đảo qua khắp lượt cuốn danh bộ trong đó có ghi đầy đủ tất cả những ai đã tạm trú dài hạn ở khách sạn vào năm mà Floriane đã rời River City để rồỉ không bao giờ còn trở lại đó nữa. Nhưng cô không tìm thấy tên Floriane, mà cũng chả thấy tên Flossie nào hết. Hẳn là nữ nghệ sĩ múa đã đăng ký mướn phòng dưới một cái tên nào khác chăng?
– Cô đã thử đến hỏi các phòng trọ cho khách ở chung với gia đình chủ nhà chưa? Nhân viên lễ tân hỏi.
– Chưa. À! Mà đây quả là một ý kiến hay đấy.
Sáng hôm sau, sau khi đã mò ra danh sách tại tổ chức Công đoàn “Tuổi trẻ sáng tạo”, Alice lần lượt ghé thăm từng phòng trọ gia đình một, và cũng gặp vài vụ đụng đầu khó ưa. Được biết cô đến không phải là để mướn phòng, một bà quản gia đã sập cửa cái rầm ngay trước mũi Alice.
– Ích gì đâu? Alice nghĩ thầm trong lúc nhấn chuông căn nhà cuối cùng, mình chỉ phí thì giờ vô ích thôi!
Người ta đã bắt cô đợi cả chục phút trước cửa ngôi biệt thự nhỏ. Cuối cùng, một người đàn bà tóc bạc trắng như cước, vẻ ân cần vồn vã, ra mở cửa.
– Tôi rất lấy làm tiếc phải làm cô thất vọng, bà cụ bảo, nếu cô đến để thuê phòng, thì tôi vừa cho một cô nữ sinh mướn căn phòng cuối cùng mất rồi.
– Dạ thưa bà, con đang cần tìm kiếm không phải là một phòng trọ mà là tông tích của một thiếu phụ trẻ có lẽ đã đến trọ tại nhà cụ mấy năm về trước cơ ạ.
– Vậy con hãy vào nhà đi, rồi giải thích cặn kẽ cho ta nghe.
Trong một văn phòng nhỏ hiếu khách, Alice đã cung cấp thêm vài tình tiết bổ sung.
– Con vừa nói rằng cô, ta tên là Floriane Demott hả?
Aỉỉce đang chờ đợi một sự vỡ mộng nữa, thế nên cô đã xiết bao mừng rỡ khi thấy bà chủ nhà trọ dễ mến mỉm nụ cười tươi nói:
– Ta tin là mình có đủ tin tức để tiếp tay với con đấy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.