Cái cười của thánh nhân
Phần Năm Mươi Bốn: Chí Nhân
Thái Tể Đăng, hỏi Trang Tử về chữ “Nhân”.
Trang Tử nói:
– Hùm sói, là nhân đấy!
Hỏi:
– Sao gọi thế?
Đáp:
– Cha con nó thân nhau, sao gọi là bất nhân?
– Xin hỏi: Còn bậc chí nhân?
Trang Tử nói:
– Bậc chí nhân không thân với ai cả!
Thái Tể hỏi:
– Đãng tôi nghe rằng: Không thân thì không thương, không thương thì không thảo. Gọi người chí nhân không thảo được chăng?
Trang Tử nói:
– Không phải vậy. Chí nhân cao lắm! Cho nên hiếu thảođâu có đủ để mà nói đến họ. Đâu phải có chuyện thái quá của hiếu, mà chuyện bất cập của hiếu. Kìa như có kẻ sang Nam, đến ấp Dĩnh, ngó qua hướng Bắc không thấy núi Minh San. Là tại sao? Tại xa quá! Bởi vậy mới nói rằng hiếu mà kính, dễ, hiếu mà thương, khó. Hiếu mà thương cũng còn dễ, hiếu mà quên kẻ thân của mình đi mới khó. Quên kẻ thân của mình đi còn dễ, khiến kẻ thân của mình quên mình đi mới khó. Khiến kẻ thân của mình quên mìnhđi còn dễ, quên luôn cả thiên hạ mới khó. Quên luôn cả thiên hạ cũng còn dễ, khiến cho cả thiên hạ đều quên mình đi mới còn khó hơn nữa.
Kìa như đức của họ xa hơn Nghiêu Thuấn cả trăm ngàn lần, vậy mà họ chưa từng có làm cho ai thấy, ân huệ của họ thuần thấm khắp mọi người đến muôn đời mà thiên hạ chẳng một ai hay biết. Há còn đem chữ Nhân, chữ Hiếu thường kia để nói với họ được sao! (…) Bởi vậy, mới nói rằng: Tước của cả một nước có đủ gì đâu để thêm giá cho người chí quý! Tài sản của một nước có đủ gì đâu để thêm giá cho người chí phú…
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.