Chánh án Markham ngồi trên chiếc ghế xoay vĩ đại sau băng gỗ dài nhìn thoáng qua hàng ghế bồi thẩm đoàn rồi cất tiếng phán:
– Thưa quý vị, xin tiến hành kiểm tra sự hiện diện của Bồi thẩm đoàn và Bào chữa viên tại tòa án.
– Có mặt! – Mason nói.
– Công tố viên có mặt! – Hamilton Burger lên tiếng.
– Tôi tin rằng ông Duncan đã có mặt tại tòa án để tiếp tục trả lời thẩm vấn – Chánh án Markham nói – Xin mời ông Duncan tiến lên!
Duncan khệnh khạng bước đến ghế nhân chứng dáng điệu tỏ rõ vẻ quan trọng.
– Tôi xin hỏi thêm một câu – Mason nói khi nhân chứng đã ngồi xuống – Ông Duncan, ông nói rằng ông đã chuyện trò với thân chủ ông là ông Maddox tới khoảng mười một giờ và sau đó ông đi ngủ?
– Phải, khoảng mười một giờ.
– Vậy thì ông đã ở trong phòng của thân chủ ông tới khoảng mười một giờ?
– Phải.
– Ông vào đó sau khi kết thúc buổi họp bàn mà ông đã khai ngày hôm qua?
– Phải.
– Và ở lại nơi ấy suốt thời giao đó?
– Phải.
– Ông bảo đảm rằng ông không ra khỏi nhà?
– Không, tôi… – Giọng ông ta tan biến vào im lặng.
– Xin nói tiếp.
– Tôi thấy điều ấy không có quan hệ gì. – Duncan nói, giọng cáu kỉnh và liếc nhanh về phía luật sư biện lý.
Luật sư Sam Blaine đứng phắt lên:
– Thưa quý Tòa, xin phản đối! Câu hỏi ấy không hợp lệ và ngoài lề. Xét hỏi sai nguyên tắc.
– Bác bỏ. – Chánh án Markham bẻ gãy lời phản đối.
– Đúng ra tôi có đi ra ngoài một lát. – Duncan trả lời.
– Ông Maddox có cùng đi với ông không?
– Có.
– Các ông đi đâu?
– Chúng tôi đến tiệm giải khát cách đó mấy dãy nhà.
– Các ông ở đó bao lâu?
– Khoảng mười phút.
– Trong khoảng thời gian mười phút ấy các ông làm gì?
– Xin phản đối! Câu hỏi ấy không hợp lệ và ngoài lề. Xét hỏi sai nguyên tắc. Lời xét hỏi trực tiếp là nhằm xác định thời gian nhân chứng đi ngủ. Nhân chứng đã xác định thời gian bằng cách khai rõ những gì mình làm suốt buổi tối. Khi bào chữa viên chứng minh rằng nhân chứng có đi ra ngoài, thì không cần thiết hỏi ông ta đi đâu và làm gì. Vấn đề là ở chỗ xác đinh ông ta đi bao lâu.
– Tôi chấp thuận lời phản đối. – Chánh án Markham tuyên bố.
– Ông có gọi điện thoại không? – Mason hỏi.
– Phản đối như trước!
– Chấp thuận như trước! – Chánh án Markham.
– Có phải đúng mười một giờ đêm ông đang gọi điện thoại cho bà Doris Sully Kent ở Santa Barbara, và do đó không thể có mặt tại nhà của ông Peter Kent? – Mason điềm tĩnh hỏi tiếp.
– Phản đối như trước! – Burger nói nhanh.
Chánh án Markham phán quyết:
– Tôi sẽ cho phép nếu Luật sư sửa lại câu hỏi là nhân chứng có gọi hay không gọi điện thoại đường xa ở một nơi nào khác vào thời điểm mà nhân chứng khai là đã về đến nhà. Nhưng sẽ không hợp lệ và ra ngoài lề nếu câu hỏi có nêu tên người nhận cú điện thoại đó.
– Được rồi – Mason nói – Ông Duncan, vào lúc mười một giờ đúng ông có gọi điện thoại từ tiệm giải khát hay không?
– Ấy là trước mười một giờ. Mười một giờ kém năm phút. Chúng tôi về đến nhà lúc mười một giờ.
Mason mỉm cười:
– Đủ rồi.
Burger và Blaine thì thầm trao đổi với nhau, sau đó Burger tuyên bố:
– Thưa quý Tòa, việc xét hỏi lại đã xong. Nhân chứng tiếp theo của chúng tôi là Edna Hammer. Chắc hẳn quý Tòa nhận ra rằng cô gái này, cháu ruột của bị cáo, là một nhân chứng đối nghịch. Có thể chúng tôi cần phải thẩm vấn cô ta bằng những câu hỏi khôn khéo…
– Chúng ta sẽ làm việc ấy khi nào tới lúc. – Chánh án Markham ngắt lời – Cô Hammer, xin bước đến ghế nhân chứng.
Edna Hammer tiến lên, tuyên thệ và ngồi vào ghế nhân chứng. Khuôn mặt cô xanh xao, héo hắt.
– Tên cô là Edna Hammer, cô là cháu ruột của bị cáo, cô sống với bị cáo tại nhà của ông ta, số 3821 phố Lakeview, Hollywood?
– Thưa vâng.
– Cô có ở trong nhà vào đêm mười ba rạng ngày mười bốn tháng vừa qua không?
– Thưa có.
– Cô có biết rõ hình dáng bên ngoài của một con dao phay nào đó thường được cất trong ngăn trên cùng của chiếc tủ chén đĩa trong nhà của bị cáo hay không?
– Thưa có.
– Cô có nhìn thấy con dao ấy vào sáng ngày mười ba hay không?
Edna hạ mắt xuống, cắn môi không nói gì.
– Nhân chứng hãy trả lời câu hỏi. – Chánh án Markham ra lệnh.
– Tôi trông tháy một con dao giống như thế.
– Lúc ấy con dao đó ở đâu?
– Xin phản đối vì câu hỏi ấy không hợp lệ và ngoài lề. – Mason nói.
– Thưa quý Tòa, chúng tôi muốn chứng minh con dao ấy do bị cáo nắm giữ. – Burger khẳng định.
– Trên giả định ấy; lời phản đối bị bác bỏ.
– Xin trả lời câu hỏi. – Burger nói.
– Một con dao phay nào đó, bề ngoài giống hệt như con dao phay thường được cất trong ngăn tủ chén đĩa, nằm trong phòng ngủ của cậu tôi, bên dưới chiếc gối giường ông.
– Đó là vào buổi sáng ngày mười ba?
– Vâng.
– Cô đã làm gì với con dao phay?
– Tôi cất trở lại ngăn tủ chén đĩa.
– Cô có nói với ông cậu về việc cô tìm thấy nó không?
– Không.
– Sau khi cất con dao phay đó vào ngăn tủ chẻn đĩa cô có dùng cách nào để ngăn ngừa cho nó khỏi rơi vào tay của cậu cô chăng?
– Tôi khóa ngăn tủ vào tối ngày mười ba.
– Và cô gặp lại con dao phay đó khi nào?
– Tôi không biết.
– Cô không biết ư?
– Tôi trông thấy một con dao phay, những tôi không thể cam đoan đó là cùng một con dao.
– Xin cô chú ý xem con dao đã được trưng ra mang ký danh Hiện Vật Công Tố số 2. Cô có trông thấy con dao đó vào sáng ngày mười bốn không?
– Có… tôi có thấy.
– Ở đâu?
– Dưới gối giường trong phòng cậu tôi.
– Nhìn chung tình trạng của nó lúc ấy có giống như bây giờ không? Nghĩa là có vết bẩn trên lưỡi dao?
– Phải.
– Nghe đây, khi cô khóa ngăn tủ vào tối ngày mười ba thì con dao có ở trong ngăn tủ không?
– Tôi không biết.
– Tại sao cô không biết?
– Vì tôi không mở ngăn tủ ra xem.
– Lúc ấy có ai ở bên cô?
– Xin phản đối câu hỏi không hợp lệ và ngoài lề. – Mason nói.
– Bác bỏ.
– Ông Mason. – Edna đáp.
– Cò muốn nói luật sư Mason đang ngồi trong phòng xử đây chăng?
– Thưa vâng.
– Con dao này, tức Hiện Vật Công Tố số 2, có khác biệt gì với con dao mà cô cất vào ngăn tủ chén đĩa vào sáng ngày mười ba hay không?
– Không khác biệt. Nó giống hệt như con dao mà tôi cất vào ngăn tủ lúc đó.
– Vào sáng ngày mười bốn, khi khai bảo với cảnh sát, cô nói rằng đó là cùng một con dao, phải không?
Chánh án Markham liếc nhìn Perry Mason như đợi nghe một lời phản đối, nhưng Mason vẫn ngồi bất động chăm chú theo dõi.
– Vâng.
– Thế mà bây giờ cô chỉ thừa nhận rằng nó giống hệt như con dao mà cô tìm thấy dưới gối của cậu cô vào sáng ngày mười ba và đem cất vào ngăn tủ. Cô có thể giài thích sự bất nhất giữa hai câu trả lời này không?
– Chỉ sau khi suy nghĩ lại vấn đề tôi mới nhận ra rằng có nhiều con dao trông rất giống nhau.
– Theo cô biết, con dao này tức Hiện Vật Công Tố số 2 là cùng một con dao mà cô tìm thấy dưới gối của bị cáo vào sáng ngày mười ba và đem cất nó vào ngăn tủ, có đúng không cô Hammer?
– Bề ngoài nó giống hệt với con dao đó.
– Bắt đầu xét hỏi lại. – Hamilton Burger hả hê tuyên bố.
Mason bắt đầu các câu hỏi một cách vỗ về, xoa dịu:
– Do đâu cô phát hiện ra con dao phay dưới gối ông cậu của cô vào sáng ngày mười ba, thưa cô Hammer?
– Tôi… tôi… lo lắng cho ông ấy.
– Nói cách khác cô có lý do để tin rằng rất có thể ông ta đã mộng du vào đêm hôm trước, có đúng không?
– Vâng.
– Cô lo lắng về việc mộng du của ông ta, có phải ấy là vì sắp đến kỳ trăng tròn?
– Vâng. – Edna nói nhỏ.
– Cô Hammer, do đâu cô biết rằng người mộng du có khuynh hướng trở nên năng động vào kỳ trăng tròn?
– Tôi đọc trong sách.
– Một cuốn sách phải không?
– Vâng.
– Một cuõn sách y học?
– Vâng.
– Cô kiếm được cuốn sách đó ở đâu?
– Tôi gởi mua.
– Cô nghiên cứu cuốn sách đó trước ngày cô khóa ngăn tủ chén đĩa?
– Thưa vâng.
– Trước một khoảng thời gian là bao lâu?
– Cò lẽ sáu tuần lễ hoặc hai tháng.
– Xin cô chú ý xem con dao này, tức Hiện Vật Bào Chữa A. Trước đây cô có trông thấy con dao này không?
– Thưa có.
– Cô đã cất con dao này vào ngăn tủ vào một ngày nào đó sau vụ án mạng theo sự chỉ dẫn của tôi, có đúng không?
Hamilton Burger đứng phắt lên định phản đối, nhưng lại từ từ ngồi xuống.
– Thưa vâng.
Mason mỉm cười nhìn qua Luật sư biện lý.
– Tôi bảo với cô rằng tôi muốn cất con dao vào ngăn tủ và sắp xếp để cảnh sát trưởng Holcomb phát hiện ra nó vào ngày hôm sau; rằng tôi muốn làm rối tung các sự kiện để càng lúc càng gây khó khăn cho luật sư biện lý trong việc yêu cầu các nhân chứng xác nhận con dao ở hiện trường án mạng đồng nhất với con dao trong ngăn tủ. Có đúng là tôi đã nói với cô như thế không?
Luật sư biện lý Hamilton Burger chớp chớp mắt như thể nghi ngờ giác quan của mình. Chánh án Markham ngả người về phía trước như định nói gì nhưng lại thôi, đôi mắt ông mở to vì kinh ngạc, đăm đăm nhìn Mason.
Luật sư Sam Blaine đứng phắt lên:
– Thưa quý Tòa, thiết tưởng Luật sư bào chữa nên lưu ý rằng nếu câu hỏi này được trả lời là có, buộc lòng bên biện lý chúng tôi không thể làm ngơ như một sự kiện đã qua mà sẽ phải nêu lên rằng tư cách nghiệp vụ như thế là…
Luật sư biện lý nắm áo khoác người trợ lý của mình kéo trở lại ghế ngồi.
– Xin cô Edna trả lời câu hỏi – Mason lên tiếng không thèm đếm xỉa gì đến lời bàn của Sam Blaine.
– Thưa đúng.
– Và con dao mà tôi đã trao cho cô chính là con dao mang ký danh Hiện Vật Bào Chữa A phải không?
– Thưa phải.
Giọng nói của Edna Hammer nhỏ nhẹ và bối rối. Đôi mắt phản ánh nỗi hoang mang trong tâm trí.
– Và cô đã khóa con dao này tức Hiện Vật Bào Chữa A trong ngăn tủ?
– Vâng.
– Nhưng sáng hôm sau khi cô mở ngăn tủ ra con dao không còn ở trong đó nữa?
– Thưa không còn.
Mason nói giọng dịu dàng hầu như đang trò chuyện:
– Vậy là cô biết cô đã bị mộng du khoảng sáu tuần hoặc hai tháng qua, phải không cô Edna?
Ở bàn luật sư biện lý, người ta thì thầm hỏi lại nhau vì câu hỏi của Mason vụt nhanh qua chưa kịp gây chú ý. Edna Hammer vừa bị ít nhiều bàng hoàng vì Mason đã thẳng thừng công bố âm mưu giữa hai người, lúc này cô không còn tự chủ được nữa.
– Thưa vâng. – Cô nói như cái máy.
Chính chánh án Markham là người nắm bắt ngay được ý nghĩa của lời hỏi đáp. Ông ngả mình về phía trước, đăm đăm nhìn nhân chứng và hỏi:
– Xin nhắc lại câu trả lời.
– Thưa vâng – Edna chợt nhận ra điều mình vừa nói – À không, tôi không có ý nói rằg… tôi không..
– Ý cô muốn nói sao, cô Edna? – Mason hỏi.
– Gì thế? Gì thế? – Hamilton Burger, đứng dậy nói to – Tôi phản đối! Thẩm vấn sai nguyên tắc.
– Câu hỏi liên quan đến việc mộng du của cô ấy đã được trả lời xong rồi – Mason nói – Tôi đang tạo dịp cho cô ấy giải thích ý của mình trong câu trả lời đó.
– Và tôi phản đối.
– Thôi được, thưa quý Tòa, tới xin rút lại câu hỏi. Tôi cứ hiểu theo câu trả lời có sẵn.
Burger lộ vệ khó chịu, từ từ ngồi xuống. Mason tiếp tục hỏi bằng giọng hiền hòa:
– Cô Edna, cô có thói quen thỉnh thoảng vẫn dùng cái ngăn trống dưới mặt bàn cà phê làm chỗ giấu các đồ vật phải không?
– Thưa vâng.
– Thành thử khí cô khóa ngăn tủ chén đĩa vào tối ngày mười ba và đi ngủ với ý nghĩ đậm nét nhất trong đầu là rất có thể ông cậu của cô sẽ lấy con dao trong lúc ông ta mộng du nhưng cuối cùng chính cô đã mộng du. Vì không tin tưởng việc khóa tủ có thể bảo vệ được con dao, cô đã lấy con dao ra khỏi ngăn tủ và cất vào cái ngăn trống hình chữ nhật bên dưới chiếc bàn cà phê vào đúng mười hai giờ mười lăm, phải không?
– Tôi phản đối! – Burger hét lên – Thẩm vấn sai nguyên tắc. Nói như thế là suy luận. Hoàn toàn sai nguyên tắc. Không có cơ sở hợp lệ.
– Có chứ! – Mason thuyết phục Tòa – Nhân chứng đã khai rằng mình có khóa ngăn tủ, có trông thấy con dao vào sáng ngày mười ba, và gặp lại con dao này vào sáng ngày mười bốn. Tôi có quyền thẩm vấn để chứng minh rằng cô ấy đã trông thấy nó vào giờ sớm hơn trong buổi sáng ngày mười bốn, tức là khi cô ấy lấy nó ra khỏi ngăn tủ.
– Nhưng – Burger phản đối – nếu cô ta làm việc ấy trong lúc mộng du thì làm sao nhớ được chút gì.
– Trong trường hợp ấy – Mason đáp – cô ấy có thể trả lời bằng cách nói “Tôi không biết”.
Chánh án Markham gật đầu:
– Bác bỏ lời phản đối.
Edna nói gần như rên rỉ:
– Tôi không biết.
Mason phất tay tỏ cho nhân chứng lui ra:
– Đủ rồi.
Halmilton Burger trao đổi cái nhìn với Sam Blaine, sau đó hai người lại thì thầm hội ý.
– Công tố viên có muốn xét hỏi thêm điều gì không? – Chánh án Markham hỏi.
Burger lên tiếng:
– Xin phép quý Tòa, toàn bộ vụ án đã bước vào một bước ngoặt quan trọng – Blaine hăm hở nói nhỏ điều gì đó nhưng Burger lắc đầu – Vâng, tôi xin hỏi thêm cô Hammer một vài câu nữa. Tôi hiểu rằng cô nói cô bị mộng du, có phải không thưa cô Hammer?
– Vâng.
– Từ khi nào cô bắt đầu biết mình là người mắc bệnh mộng du?
– Cách đây khoảng sáu tuần hoặc hai tháng. Có lẽ lâu hơn một chút.
– Do đâu cô phát hiện ra mình đã bước đi trong giấc ngủ?
– Thời gian đó tôi lo lắng về một số giấy tờ quan trọng của cậu Peter. Ông ấy bỏ chúng trong ngăn bàn viết ở phòng khách. Tôi bảo với ông ấy rằng chỗ đó không an toàn, nhưng ông ấy nói không sao đâu vì chẳng có ai màng đến chúng. Tôi đi ngủ mà lòng không ngớt lo lắng. Sáng ra khi thức dậy tôi thấy số giấy tờ ấy ở ngay trong phòng mình, bên dưới chiếc gối.
Burger quay sang Blaine, cử chỉ như muốn nói: “Tôi đã bảo rồi mà!”. Blaine vặn vẹo người một cách khó chịu và thì thầm góp ý thêm với Burger. Burger quay lại nhìn Edna:
– Tại sao trước đây cô không cho chúng tôi biết?
– Vì không ai hỏi tôi cả.
– Vào thời gian đó cô đã mua cuốn sách?
– Tôi gởi mua, vâng.
– Tại sao?
– Vì tôi muốn tìm hiểu xem có thể tự chữa bệnh được không. Tôi còn muốn biết bệnh này có di truyền chăng. Nói cách khác tôi muốn biết phải chăng đây là bệnh căn gia đình.
– Sau đó cô có tiếp tục mộng du nữa hay không?
– Có.
Burger cau có quay mặt sang Blaine. Mason đưa ánh mắt vượt qua khoảng cách giữa hai bàn luật sư và cười cười nhìn hai luật sư bên kia đang sôi nổi tranh luận với nhau, những tiếng thì thào không đủ rõ để mọi người biết họ đang nói gì, nhưng đủ lớn để truyền đến tai mọi người cái giọng bực tức của luật sư Burger.
– Xin hết! – Burger cáu kỉnh tuyên bố, bỏ mặc ngoài tai những lời góp ý của Blaine.
Chánh an Markham hỏi Mason:
– Có cần thêm một lần tái thẩm vấn nữa không?
Mason lắc đầu:
– Không, thưa quý tòa, tôi hoàn toàn thỏa mãn về lời khai của nhân chứng này.
– Cô Hammer, phần cô đã xong – Chánh án Markham nói – ông Burger, xin gọi nhân chứng tiếp theo.
– Mời Gerald Harris!
Harris bước đến ghế nhân chứng và liếc nhìn Edna Hammer một cách lo lắng. Cô mỉm cười mệt mỏi với anh. Harris tuyên thệ xong, luật sư Burger gạt phăng một lời đề nghị thì thầm của Blaine và bắt đầu xét hỏi nhân chứng:
– Tên anh là Gerald Harris?
– Vâng.
– Anh có quen biết với bị cáo tức ông Peter Kent?
– Vâng.
– Anh ở trong nhà anh ta vào tối ngày mười ba?
– Vâng.
– Anh Harris, đây là con dao tang vật mang ký danh Hiện Vật Công Tố số 2, tôi xin hỏi anh đã trông thấy con dao này bao giờ chưa?
– Tôi trông thấy nhiều lần rồi.
– Ở đâu?
– Khi tôi là khách ở nhà ông Kent. Đây là con dao phay mà ông Kent dùng để lạng thịt gà tây và thịt quay. Tôi biết còn một bộ nhỏ hơn dùng cho món thit bò bít tết.
– Anh có biết con dao nay được cất ở đâu không?
– Thưa biết.
– Ở đâu?
– Trong tủ chén đĩa ở phòng án.
– Anh có biết chính xác chỗ nào trong tủ dùng để cất con dao đó không?
– Thưa biết, đó là ngăn trên cùng, có một chiếc giá bọc nhung dùng để đặt con dao phay đó.
– Buổi chiều tối ngày mười ba vừa qua trong tháng anh có dịp tới cái ngăn tủ đó không?
– Có.
– Vào lúc nào?
– Khoảng chín giờ bốn mươi phút.
– Lúc đó anh đang làm gì?
– Tôi lấy mấy thử lặt vặt để pha đồ uống.
– Lúc đó con dao phay có ở đó không?
– Không.
– Anh đoan chắc chứ?
– Vâng..
– Trên ngăn tủ ấy có ổ khóa không?
– Có.
– Vào lúc anh đã khai, ngăn tủ ấy đã được khóa lại hay không khóa?
– Không khóa.
– Khi án mạng xảy ra anh đang ở đâu?
– Santa Barbara.
– Ai bảo anh đến đó?
– Ông Peter Kent.
– Theo lời đề nghị của ai?
– Theo lời đề nghị của ông Perry Mason.
– Theo anh biết, ông Coulter tức người quản gia có tới chiếc tủ chiều tối hôm đó không?
– Có, tôi biết vì tôi thấy ông ta tới đó.
– Trước hoặc sau khi anh nhận thấy con dao phay không còn trong ngăn tủ nữa?
Harris nhấp nhổm trên ghế:
– Xin miễn trả lời câu hỏi này.
– Anh là nhân chứng đã tuyên thệ, dù muốn dù không anh cũng phải trả lời câu hỏi này.
Harris ấp úng nói nhỏ:
– Trước.
– Xin nói lớn lên – Burger nói – để bồi thẩm đoàn có thể nghe rõ. Anh vừa trả lời thế nào?
– Tôi nói là trước khi.
– Do đâu anh biết được?
– Tôi thấy ông Coulter ở chỗ cái tủ.
– Ông ta làm gì?
– Lúc ấy ngăn tủ đã mở rồi. Tôi không biết ông ấy lấy hay đặt vật gì trong ngăn. Xong, ông ấy đóng ngăn lại và bỏ đi.
– Từ lúc ấy cho đến lúc anh mở ngăn tủ là bao lâu?
– Khoảng năm phút.
Burger gật đầu với Perry Mason một cách đắc thắng:
– Ông có thể xét hỏi lại.
Mason hỏi gần như bâng quơ:
– Nhân tiện xin hỏi, có phải anh đã bí mật kết hôn với cô Edna Hammer tức nhân chứng vừa mới trả lời thẩm vấn trước đây?
Phòng xử đang yên lặng một cách căng thẳng chợt xôn xao nhốn nháo vì khán giả chồm về phía trước để nghe cho rõ câu trả lời của Harris.
Harris ngập ngừng một lúc rồi nói:
– Vâng, đúng vậy.
– Anh kết hôn với cô ta khi nào?
– Ngày mùng mười tháng trước.
– Tại đâu?
– Thành phố Yuma thuộc tiểu bang Arizona.
– Cuộc hôn nhân ấy thuộc giữ bí mật?
– Thưa vâng.
– Sau khi cưới, Edna Hammẹr lắp một ổ khóa lò xo trên cửa phòng ngủ của cô ấy phải không?
– Thưa vâng.
– Anh có chìa khóa mơ cánh cửa đó?
Harris tỏ ra bối rối. Burger đứng phắt lên:
– Thưa quỷ tòa, tôi phản đối! Thẩm vấn sai nguyên tắc.
– Xôi xin rút lại câu hỏi. Sau khi xác định cơ sở, tôi có quyền hỏi lại câu này.
Burger lại từ từ ngồi xuống, nhưng dáng vẻ như sẵn sàng bật dậy bất cứ lúc nào. Mason ngồi dựa thoải mái trên ghế, hai chân bắt tréo trước mặt, bộ dạng hết sức ung dung.
– Anh đi Santa Barbara trong đêm xảy ra án mạng?
– Thưa vâng.
– Theo lời đề nghị của tôi?
– Phải.
– Ai đi với anh?
– Cô Warrington, thư ký của ông Peter Kent.
– Có gì nữa không?
– Thưa không.
– Anh bảo đảm điều này chứ?
– Thưa vâng.
– Anh đi đến nhà bà Doris Sully Kent?
– Khoan, thưa quý Tòa – Burger nói – Tôi cho rằng câu hỏi này không hợp lệ và ngoài lề, thẩm vấn sai nguyên tắc. Nhân chứng đi đâu và làm gì trong thời gian ở Santa Barbara, điều ấy không quan hệ.
Mason mỉm cười:
– Thưa quý Tòa, chính Luật sư biện lý đã mở cửa cho tôi. Ban nãy, nhằm chứng minh rằng tôi là người điều hành các việc trong nhà và đã phái nhân chứng này đi Santa Barbara, Luật sư biện lý đã hỏi anh ta ở đâu khi án mạng xảy ra. Do đó tôi có quyền tha hồ xét hỏi và hỏi sâu vào chi tiết để hiểu thêm về lời khai này của anh ta.
Chánh án Markham định nói gì đó nhưng khựng lại và tuyên bố:
– Bác bỏ lời phản đối.
– Anh Harris xin trả lời câu hỏi. Có phải anh đi đến nhà bà Doris Sully Kent?
– Vâng.
– Tới Santa Barbara, anh làm gì?
– Tôi đi đến nhà bà Kent? Một người tên là Jackson thuộc văn phòng ông Mason đang canh chừng ngôi nhà. Anh ta tự nguyện trực tới hai giờ sáng, nhưng tôi biết là sáng mai anh ta có việc ở tòa án, bèn bảo anh ta đưa cô Warrington đến khách sạn và tôi ở lại canh chừng ngôi nhà. Jackson lái xe của anh ta đưa cô Waniijgion đi khỏi, còn tôi đậu xe của mình ở một chỗ tiện quan sát ngôi nhà. Tôi trực ở đó đến tám, chín giờ sáng mới có một thám tử tư đến thay phiên.
– Lúc ba giờ sáng anh đang ở trước nhà bà Kent?
– Thưa vâng?
– Có chuyện gì xảy ra?
– Bà Kent nhận được một cú điện thoại.
– Anh có nghe được nhừng gì bà ta nói khi trả lời điện thoại không?
– Có.
– Ra sao?
– Thưa quỷ Tòa – Burger phản đối – Thủ đoạn trong toàn bộ đường dày thẩm vấn tới đây đã lộ rõ. Nhân chứng này nghịch với tôi và thuận với Bào chữa viên như đã chứng tỏ rõ ràng trong cách thức anh ta trả lời một câu hỏi quan trọng của tôi. Bây giờ, ngụy trang bằng việc tái thẩm vấn và sử dụng những câu hỏi khôn khéo, Bào chữa viên đang tìm cách thiết định một điều gì đó mà việc xét hỏi trực tiếp của chúng tôi không thể thiết định được.
– Nhưng, thưa quý Tòa, chính Luật sư biện lý đã hỏi nhân chứng này đang ở đâu khi xảy ra án mạng, và…
– Và ông muốn kiểm tra hồi ức của anh ta bằng cách tái thẩm vấn về điểm quan trọng này. – Ông chánh án tiếp lời.
– Vâng, thưa quý Tòa.
– Tòa phán quyết rằng – Chánh án Markham nói – Luật sư có thể xét hỏi anh ta đi đâu, làm gì, thấy gì và nghe gì một cách chung chung, nhưng không được hỏi cụ thể người khác nói gì trước mặt anh ta; như thế là đi quá xa, nhất là nếu đụng chạm đến những vấn đề mà không ai có thể đứng ra công nhận được hoặc những vấn đề chỉ được công nhận là một phần của lý lẽ bào chữa.
– Xin luật sư tiếp tục. – Chánh án Markham nói với Perry Mason.
– Trong lúc xảy ra cuộc điện đàm thì anh ở đâu?
– Ở bên kia đường trước nhà Doris Sully Kent.
– Anh có biết mặt bà ta không?
– Có.
– Người trả lời điện thoại có đúng là bà ta không?
– Xin phản đối – Hamilton Burger cắt nhanh – Cùng lý do như trước. Luật sư Mason không thể chứng minh lý lẽ của mình bằng tái thẩm vấn nhân chứng của tôi.
– Tôi vẫn làm được nếu nhân chứng đã mở sẵn cửa khi trả lời thẩm vấn trưc tiếp.
– Bác bỏ lời phản đối – Chành án Markham nói – Câu hỏi này nhằm kiểm tra hồi ức và sự trung thực của nhân chứng. Tuy nhiên sẽ không thể cho phép việc kiểm tra hồi ức bằng cách trưng ra nội dung cuộc điện đàm. Tôi cho rằng đó là một phần trong lý lẽ bào chữa.
– Có phải bà Kent trả lời điện thoại? – Mason hỏi.
– Vâng.
– Anh trông thấy bà ta rõ ràng chứ?
– Vâng.
– Nhân tiện, xin hỏi, anh có biết… – Mason đột nhiên bỏ lửng câu nói. Ông xoay ghế chung quanh, đôi mắt hướng về phía quần chúng chật ních cả phòng xử, và rồi thình lình đứng lên – Thưa quý Tòa, tình cờ tôi nhận thấy bà Doris Sully Kent có mặt trong phòng xử. Tôi biết nguyên bà Kent đã được trát mời của Công tố viên, nhưng vì bà đã tiến hành một thủ tục pháp lý đẽ xin hủy bỏ giấy ly hôn nên còn phải xét xem bà có đủ tư cách pháp nhân để đứng ra làm nhân chứng chống lại bị cáo trong vụ án này hay không. Mới đây đã có một cuộc thương lượng toàn diện đi đến chỗ thỏa thuận xong về mọi quyền lợi mà trước đây đã tranh chấp nhau, do đó, giấy ly hôn chính thức giữa bà Doris Sully Kent và ông Peter B. Kent đã cắt đứt hẳn quan hệ hôn nhân giữa hai người. Vì bà Kent hiện có mặt lại phòng xử, tôi muốn dùng bà làm nhân chứng cho Bào chữa viên. Xin Tòa truyền cho bà Kent không tới phòng họp cho tới khi tôi gởi trát mời đến.
Chánh án Markham nhíu mày:
– Bà Doris Sully Kent, xin bà vui lòng đứng lên – Người phụ nữ trẻ tóc vàng đứng lên trong khi khán giả kéo dài cổ về phía ấy. Quan tòa Markham truyền – Đề nghị bà không rời phòng xử cho tới khi Luật sư bào chữa gởi trát mời đến. Và để tạo điều kiện dễ dàng cho việc trao ngay trát mời, Tòa sẽ tạm ngưng mười phút, trong thời gian đó bà Kent sẽ không rời phòng xử. Tòa cũng lưu ý Bồi thẩm đoàn không được bàn bạc với ai về vụ án cũng như không cho phép ai bàn bạc trước mặt mình, đồng thời không gợi ra hoặc phát biểu bất cứ ý kiến nào về sự có tội hay vô tội của bị cáo trước khi vụ án được trao phó cho quý vị vào phút cuối. Tòa tạm ngưng mười phút!
Chánh án Markham lui vào trong. Phòng xử bùng lên tiếng ồn ào Mason bước đến bàn Lục sự lập trát mời và trao cho nhân viên tòa án chuyển đến cho bà Kent. Ung dung, Perry Mason tản bộ về phía cửa dẫn sang phòng chánh án. Ông gặp Hamilton Burger ở giữa đường, vị Luật sư biện lý nói bằng giọng nghi thức nhắc:
– Thưa ông Mason, tôi thiết tưởng chúng ta nên vào viếng chánh án cùng một thể.
– Ồ, hay lắm – Mason xởi lởi. Hai người sánh vai bước vào phòng chánh án. Chánh án Markham đang ngồi sau bàn giấy với những chồng sách luật cao nghệu. Ông rời mắt khỏi trang sách chỉ mục Bộ Luật Hình sự và ngước nhìn lên với dáng vẻ của một người bị cắt ngang đang lúc vội vã tìm tòi một điều quan trọng gì đó.
– Thưa chánh án Markham, trước mặt Bồi thẩm đoàn tôi không dám đề nghị, nhưng tôi cảm thấy hành vi của ông Mason đi đến chỗ miệt thị Tòa – Burger nói bằng giọng nghi thức cứng nhắc.
– Hành vi của tôi ư? – Mason hỏi.
– Vâng.
– Trong việc gì?
– Việc cố tình đặt con dao tương tự ấy vào ngăn tủ để gây bối rối cho nhà chức trách.
– Nhưng tôi không đặt con dao nào với ý định như thế.
Chánh án Markham nhíu mày, khuôn mặt lộ vẻ quan tâm một cách trịnh trọng. Ông lên tiếng:
– Luật sư, tôi e rằng… – Thấy vẻ gì đó trên mặt của Mason, đột nhiên ông không nói nữa.
Burger hăm hở:
– Ông Mason, ông không thoát được đâu. Edna Hammer đã tuyên thệ mà nói rằng đó là ý đồ của ông.
– Nhưng cô ta không biết gì về ý đồ thực của tôi – Mason giải thích – Cô ta đâu phải là người đọc được đầu óc kẻ khác cũng chẳng phải là chuyên viên thần giao cách cảm.
– Nhưng cô ta khai rằng ông đã nói cho cô ta biết ý đồ của ông.
– Ồ, phải rồi – Mason nhìn nhận – Tôi có nói cho cô ấy.
Chánh án Markham hỏi:
– Theo tôi hiểu, nay ông sẽ tuyên bố là ông đã nói dối cô ta?
– Ồ, chắc chắn là như vậy. – Mason châm một điếu thuốc.
– Do đâu mà ông biết được về cô Edna? – Burner chất vấn – Ồ, tôi biết cô ta ắt phải là người mộng du. Ông Burger, ông thấy không, cô ta giữ chiếc chìa khóa tủ độc nhất, thế mà con dao lại biến mất. Tất nhiên, có thể nghĩ rằng ông Kent đã chọc ống khóa hoặc có chìa khóa thứ hai; thế nên khi ông Kent ở nhà giam tôi thấy có thể làm trắc nghiệm thử. Giả thuyết của tôi là chính cô Edna Hammer mắc chứng mộng du, cô ta lo lắng cho ông cậu và đi ngủ với ý nghĩ về con dao phay chập chờn trong trí óc. Một lần kinh nghiệm với cô ta khi cô giấu cái tách vào ngăn trống dưới bàn cà phê đã khiến tôi tin rằng trước đây cô ta đã lừng dùng nơi ấy để giấu các đồ vật. Còn gì tự nhiên hơn nếu cô ta lo lắng về con dao trong giấc ngủ, đinh ninh rằng ngăn tủ chén đĩa không phải là chỗ cất giấu an toàn, bèn trỗi dậy, trên người chỉ có áo ngủ, đi mở khóa tủ và giấu con dao vào ngăn trống dưới chiếc bàn? Tôi cảm thấy rằng nếu muốn khám phá ra chuyện này thì chỉ còn cách tạo ra những hoàn cảnh hoàn toàn tương tự. Thế là tôi đưa cho cô ta con dao và cố gây ấn tượng cho cô ta về tầm quan trọng của nó đến nỗi rất cần phải cất vào ngăn tủ khóa. Đêm hôm ấy sáng trăng, cô ta đi ngủ với con dao đè nặng trong đầu. Thói quan đã tự khẳng định rồi đấy! Ông Burger ạ, lát nữa khi tôi khởi sự trình bày lý lẽ của mình tôi sẽ chứng minh rằng con dao mang ký danh Hiện Vật Bào Chữa A chính là con dao mà tôi đã đưa cho cô ta để cất vào ngăn tủ; rằng về sau nó được tìm thấy trong ngăn trống dưới mặt bàn cà phê do công của một tay thám tử thuộc hãng Paul Drake.
– Nghĩa là ông sẽ tuyên bố cô ta giết ông Rease? – Burger kêu lên – Ồ, thật là phi lý! Lố bịch!
Mason chăm chú nhìn đầu điếu thuốc:
– Không, tôi sẽ không tuyên bố như thế. Chắc chắn cái lý của tôi sẽ sáng tỏ dần theo bước tiến của chúng ta. Còn buổi họp bàn này chỉ giới hạn ở lời gợi ý của ông cho rằng tôi miệt thị Tòa và giải định rằng tôi sẽ phải chịu kỷ luật với Luật sư Đoàn. Tôi đưa ra những điều trên đây chỉ nhằm giải thích rằng chẳng qua là tôi tiến hành thí nghiệm.
Mason quay lưng bước ra khỏi phòng. Chánh án Markham từ từ gấp cuốn Bộ Luật Hình sự và cất trả vào hàng sách chạy dọc theo một bên cạnh bàn. Ông nhìn mặt luật sư Burger và cố nín cười.
– Khốn khổ thân tôi.
Nói xong. Luật sư biện lý quay gót bước lộp cộp ra khỏi phòng.
Chánh án Markham đưa mắt nhìn khắp phòng xử và nói:
– Ông Mason, ông đã gởi trát mời xong?
– Vâng.
– Anh Harris đang được thẩm vấn phải không?
– Vâng.
– Anh Harris, xin bước lên.
Không có lời đáp trả. Burger vươn dài cổ ra nói:
– Có lẽ anh ta đã ra ngoài một chút.
– Tôi có một câu hỏi nữa muốn tái thẩm vấn ông Maddox – Mason nói – Trong khi chờ đợi ta có thể mời ông Maddox bước lên, nếu Tòa cho phép tôi mở lại việc tái thẩm vấn để hỏi câu hỏi ấy.
– Có gì phản đối không? – Chánh án Markham hỏi luật sư Hamilton Burger.
– Vì ích lợi của Luật sư biện lý – Mason nói – tôi xin nói rằng câu hỏi này trở nên rất cần thiết là do những bước phát triển không lường trước được của phiên tòa, nghĩa là do việc bà Doris Sully Kent sắp ra làm chứng.
– Không – Luật sư biện lý nói – Tôi không phản đối việc gọi lại nhân chứng! Tôi cũng muốn hỏi ông ta một câu hỏi khi đến lượt thẩm vấn trực tiếp một lần nữa.
Trật tự viên tòa án kêu gọi:
– Xin mời ông Maddox bước lên!
Một lần nữa trong hàng ghế các nhân chứng không có một phản ứng gì.
– Ông còn nhân chứng nào khác không? – Chánh án Markham hỏi.
– Xin quý Tòa thứ lỗi – Mason nói – Tôi muốn kết thúc việc tái thẩm vấn anh Harris trước khi tiến hành bất cứ việc gì khác, nhưng với ông Maddox tôi muốn hỏi thêm một câu nữa.
– Được. – Chánh án Markham nói.
Sự im lặng ngột ngạt bao trùm mấy giây đồng hồ. Chánh án Markham xoay xoay ghế:
– Tòa tạm đình lại một lát để trật tự viên tìm các nhân chứng.
Mason quay sang vỗ vỗ đầu gối của Peter Kent và nói:
– Thế là xong. Trong vòng ba mươi phút nữa ông sẽ bước ra khỏi phòng xử này với tư cách một người tự do.