Dạy Con Làm Giàu – Tập 4

CHƯƠNG 02 Con bạn là một thiên tài?



BỐ TÔI ĐÃ TIN RẰNG MỌI ĐỨA TRẺ SINH RA ĐỀU CÓ TÀI NĂNG

Tôi luôn tin rằng bố tôi là một học sinh rất cố tài. Người là một người mê đọc sách, một cây viết vĩ đại, một nhà hùng biện xuất chúng, và là một người thầy lớn. Thời đi học Người luôn đứng đầu và nằm trong ban cán sự lớp. Người tốt nghiệp thủ khoa Đại học Hawaii, và sau đó đã trở thành, một hiệu trưởng trẻ nhất trong lịch sử của Hawaii. Người được mời làm nghiên cứu sinh ở các trường Đại học Stanford, Chicago và Tây Bắc. Vào cuối thập niên 80, Người được các đồng nghiệp bầu là một trong hai nhà giáo dục hàng đầu trong lịch sử giáo dục cộng đồng 150 năm qua của Hawaii và được cấp bằng tiến sĩ danh dự. Mặc dù tôi gọi Người là người bố nghèo bởi vì Người luôn coi thường tiền bạc làm ra, nhưng tôi rất hãnh diện vì Người. Người thường nói: “Ta không quan tâm đến tiền bạc. Ta sẽ không bao giờ giàu.” Và những lời đó trở thành những lời tiên tri đúng như ý Người.

Sau khi đọc cuốn Dạy Con Làm Giàu tập 1, nhiều người đã nói: “Giá như tôi đọc được sách này hai mươi năm trước.” Rồi một số người hỏi: “Tại sao ông không viết nó sớm hơn?”. Câu “Người ta nói tôi là một thiên tài bởi vì tôi 10 tuổi nhưng có điểm kiểm tra IQ rất cao, ngang bằng với mức thông minh của một người 18 tuổi.”

Cả lớp ngồi im một lúc để tiêu hóa thông tin mà Andy vừa đưa lên bảng.

“Nói cách khác, nêu bạn không tăng cường học hỏi thì khi bạn già đi IQ của bạn có thể sẽ bị giảm,” tôi nói.

“Đó là cách tôi có thể giải thích,” Andy nói. “Tôi có thể là một thiên tài ngày hôm nay, thế nhưng nếu tôi không nâng sự hiểu biết của mình, IQ của tôi sẽ giảm dần mỗi năm, đó là những gì phương trình này cho thấy.”

“Bạn có thể là một thiên tài ngày hôm nay nhưng là một thằng đần ngày mai,” tôi lẩm bẩm và cười to.

“Rất buồn cười. Nhưng đúng vậy. Tuy vậy tớ vẫn không lo lắng về việc cậu có thể đánh bại được tớ.”

“Tớ sẽ trả đũa sau giờ học. Tớ sẽ gặp cậu ở sân bóng chày rồi chúng ta sẽ xem ai có IQ cao hơn.” Tôi cười và cả lớp cũng cười theo. Andy Kiến là một trong những

người bạn thân của tôi. Tất cả chúng tôi đều biết rằng nó thông minh, và chúng tôi biết nó không phải là một vận động viên xuất sắc. Dù nó không thể đánh bóng và bắt bóng, nhưng nó vẫn là một phần quan trọng của đội chúng tôi. Xét cho cùng, cả đám đều tán thành chuyện đó.

IQ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

Vậy thì làm cách nào đo được IQ tài chính của một người? Có phải chúng ta đo chúng bằng giá trị chi phiếu, thu nhập, loại xe hay căn nhà của chúng ta?

Mấy năm trước, tôi hỏi người bố giàu xem IQ tài chính là gì. Người nhanh chóng trả lời: “CM số thông minh tài chính, không phải đo qua số tiền con kiếm được, mà qua số tiền con giữ được và việc nó giúp ích cho con như thế nào.”

Về sau Người bổ sung thêm định nghĩa về IQ tài chính.Có lần, Người nói: “IQ tài chính của con tăng vì khi càng già thì tiền bạc càng đem lại cho con sự tự do hơn, hạnh phúc hơn, mạnh khỏe hơn, và nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống.” Người tiếp tục giải thích rằng nhiều người kiếm được nhiều tiền khi họ có tuổi, nhưng điều đó chỉ làm cho họ càng ít tự do hơn, nghĩa là có nhiều hóa đơn nặng đô hơn cần thanh toán. Như vậy người đó phải làm việc cật lực hơn để thanh toán chúng. Theo Người, như thế không phải là người có đầu óc kinh tế. Người đã thấy nhiều người làm ra được hàng đống tiền,nhưng tiền đó lại chẳng làm cho họ hạnh phúc hơn. Người nói: “Tại sao phải làm việc cho đồng tiền và chịu bất hạnh? Nếu con phải làm việc vì đồng tiền, thì hãy tìm cách làm việc thoải mái và hạnh phúc. Đó mới là có đầu óc kinh tế.”

Về sức khỏe, Người nói: “Có quá nhiều người làm việc cật lực vì tiền và bán dần bán mòn sức khỏe của mình. Tại sao phải làm thế? Đó không phải là cách làm giàu. Họ nghĩ đến việc làm lụng cực khổ để kiếm tiền hơn là làm thế nào để có những niềm vui trong cuộc sống.”

Về sự lựa chọn, Người nói thế này: “Bố biết khu vực hạng nhất trên máy bay cũng cất cánh cùng lúc với khu vực hạng thường. Điều đó không thành vấn đề. Vấn đề ở chỗ, con chọn vé bay hạng nhất hay vé bay hạng thường? Hầu hết những người dùng vé hạng thường không có sự lựa chọn. Có tiền là có quyền, bởi vì càng nhiều tiền càng có nhiều chọn lựa.”

Những bài học về hạnh phúc được Người càng nhấn mạnh khi về già. Càng về cuối đời, có được nhiều tiền hơn mong ước, người bắt đầu lặp đi lặp lại: “Tiền bạc không làm cho con hạnh phúc. Đừng bao giờ nghĩ con sẽ hạnh phúc khi con trở nên giàu có. Nếu con không hạnh phúc khi đang làm giàu, thì hẳn là khi giàu lên con cũng chẳng có được hạnh phúc. Cho nên dù giàu hay nghèo, cũng hãy đảm bảo là con đang dược hạnh phúc.”

Người bố giàu thích được tự do thoải mái làm việc và tự do chọn người làm việc chung. Người thích tự do mua bất cứ thứ gì mình muốn. Người thích có sức khỏe, hạnh phúc và những sự lựa chọn. Người thích có khả năng tài chính để làm từ thiện theo ý nguyện. Và thay vì than vãn về những nhà chính trị và cảm thấy bất lực không thay đổi được hệ thống thì Người lại khiến những nhà chính trị tìm đến để xin lời khuyên (và hy vọng vào sự đóng góp của Người cho chiến dịch vận động). Người thích có quyền lực thông qua những người đó.

Nhưng điều Người tâm đắc nhất là thời gian rảnh rỗi mà tiền bạc đã đem lại cho Người. Người thích dành thời gian nhìn ngắm những đứa con lớn lên và theo đuổi những dự án mà Người thích, dù nó có đem lại lợi nhuận hay không. Cho nên người bố giàu của tôi đo IQ tài chính của mình bằng thời gian hơn là bằng tiền bạc. Những năm cuối đời là những năm tháng vui thú nhất bởi vì Người dành phần lớn thời gian để chi tiền thay vì cố gắng giữ chúng. Có vẻ như Người có nhiều niềm vui khi chi tiền ra như một mạnh thường quân hay như một nhà đầu tư. Người sống một cuộc sống giàu có, hạnh phúc và rộng lượng. Quan trọng nhất là Người đã có một cuộc sống hoàn toàn tự do, và đó là cách người đo IQ tài chính của mình.

SỰ THÔNG MINH LÀ GÌ?

Bố ruột của tôi, một nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục và là một thầy giáo có tài, cuối cùng đã trở thành gia sư riêng cho Andy Kiến. Andy thông minh và học lớp cao hơn tôi thay vì học lớp năm. Bố mẹ cậu ấy đã bị nhiều áp lực phải để cậu nhảy nhiều lớp, trong khi họ muốn cậu vẫn học đúng tuổi. Vì bố ruột tôi cũng là một thiên tài, một người đã tốt nghiệp chương trình bốn năm đại học chỉ trong hai năm, nên Người đã hiểu rằng Andy đang trải qua điều gì và đã tôn trọng nguyện vọng của bố mẹ cậu. Người đồng ý với bố mẹ Andy là cậu nên hoàn thiện thể chất và tình cảm hơn là lên trung học hay cao đẳng học với những sinh viên gấp đôi tuổi cậu. Cho nên, sau khi học chương trình tiểu học với những đứa trẻ bình thường, Andy sẽ đến chỗ bố tôi, một thanh tra giáo dục, và dành buổi trưa để học với Người. Và tôi đến chỗ người bố giàu và bắt đầu chương trình học để nâng cao kiến thức về tài chính của mình.

Thật lạ, những người bố bỏ thời gian ra để dạy con của người khác. Trong cuộc sống nhiều bậc cha mẹ ưu tiên thời giờ của mình để dạy thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, khiêu vũ, nghề thủ công, kỹ năng kinh doanh, và nhiều thứ nữa cho người khác. Tất cả những người lớn đều là người thầy theo cách này hay cách khác… Là người lớn, chúng ta là những người thầy qua việc làm của chúng ta hơn là qua lời nói. Khi cô giáo của chúng tôi thông báo với cả lớp Andy là một thiên tài có IQ cao, có nghĩa là cô cũng nói với chúng tôi những trò còn lại không phải là thiên tài. Tôi về nhà và hỏi bố định nghía của Người về sự thông minh. Câu trả lởi của Người thật đơn giản.

Người chỉ nói thế này: “Thông minh là khả năng vượt trội để phân biệt mọi chuyện tốt hơn.”

Như biết tôi không hiểu nên Người giải thích thêm. Người hỏi: “Con có biết từ thể thao nghĩa là gì không?”

“Chắc chắn con biết. Con khoái thể thao.”

“Tốt. Có gì khác nhau giữa đá bóng, golf và lướt ván không?”

“Dĩ nhiên là có ạ. Có sự khác nhau rất lớn giữa các môn thể thao này.”

“Tốt. Những sự khác nhau này được gọi là ‘những sự phân biệt’. ”

“Ý bố là những sự phân biệt tương tự như những sự khác biệt?”

Bố tôi gật dầu.

“Cho nên con có thể kể ra càng nhiều sự khác biệt giữa sự vật gì đó thì con càng thông minh à?” tôi tiếp tục hỏi.

“Đúng rồi,” bố tôi trả lời. “Con giỏi thể thao hơn Andy… nhưng Andy học giỏi hơn con. Nghĩa là Andy học tốt nhất bằng cách đọc và con học tốt nhất bằng cách làm. Vì thế Andy thấy thoải mái khi học trong lớp còn con thấy thoải mái khi học ở sân vận động. Andy sẽ học lịch sử và khoa học nhanh chóng và con sẽ tiếp thu nhanh môn bóng chày và bóng đá.”

Tôi đứng lặng đi một lúc. Bố tôi để tôi đứng đó một hồi. Cuối cùng tôi tỉnh trí lại và nói: “Cho nên con học bằng cách chơi còn Andy học bằng cách đọc sách.”

Một lần nữa bố tôi lại gật đầu.

Tôi tiếp lời: “Khi cô giáo con nói rằng Andy là một thiên tài, có nghĩa là cậu ta giỏi hơn con trong việc học bằng cách đọc, còn con giỏi hơn trong việc học bằng cách làm.”

“Ừ,” bố tôi tán thành.

“Vậy con cần phải tìm những gì cần học thích hợp nhất với cách học của con.”

Bố tôi gật đầu đồng ý. “Con vẫn cần phải học bằng cách đọc, nhưng có vẻ như con sẽ học nhanh hơn bằng cách làm. Trên nhiều phương diện, Andy gặp vấn đề là cậu có thể đọc chứ không thể làm, cậu ta có thể thấy thực tế cuộc sống là một nơi khó thích nghi hơn con. Cậu vẫn giỏi khi còn ở trong môi trường khoa học và giáo dục. Và đó là lý do cậu chật vật khi ở ngoài sân bóng chày hoặc khi nói chuyện với những đứa trẻ khác. Bố nghĩ thật tuyệt khi con và các bạn rủ cậu cùng vào đội bóng. Con sẽ dạy cho cậu những thứ mà trong sách giáo khoa không bao giờ dạy… những môn học và những kỹ năng cực kỳ quan trọng để thành công trong cuộc đời.”

“Andy là một người bạn tốt. Nhưng nó thích đọc sách hơn chơi bóng chày. Còn con thích chơi bóng chày hơn đọc sách. Nó thông minh hơn khi ở trong lớp, nhưng không có nghĩa là nó thông minh hơn con. IQ cao của nó có nghĩa là nó có tài học bằng mắt. Con cần phải tìm cách phân biệt nhanh hơn để con có thể học nhanh hơn… theo cách tốt nhất đối với con.”

NHÂN LÊN BẰNG CÁCH CHIA RA

Người bố học thức của tôi nói: “Cũng như một tế bào sinh sản bằng cách chia đôi… trí thông minh cũng vậy. Khi chúng ta chia một chủ đề ra làm hai, chúng ta đã làm tăng trí thông minh của mình lên. Nếu sau đó chúng ta lại chia, thì ta có bốn, và trí thông minh của chúng ta giờ đã được nhân lên bốn lần… nhân lên bằng cách chia ra. Đó gọi là ‘cách học lượng tử’ chứ không phải ‘cách học tuyến tính’. ”

Tôi gật đầu, như hiểu ra tôi nói: “Khi con chơi bóng chày lần đầu, con đã không biết gì nhiều. Nhưng con mau chóng phát hiện ra sự khác nhau giữa đánh bóng, chạy về chỗ. Có phải đó là điều bố muốn nói trí thông minh của con tăng lên bằng cách chia ra hay bằng cách đưa ra những phân biệt tốt hơn?”

“Đúng vậy. Không phải con tự thấy mình tiến bộ khi con học nhiều hơn sao?”

“Dạ. Con thực sự giỏi thể thao mà.”

“Rất đúng. Andy học rất giỏi nhưng cậu ta không thể chạm vào bóng.”

“Andy có thể biết sự khác nhau giữa chặn bóng và chạy về chỗ, nhưng nó không thể thực hiện được cú nào cả.”

“Và đó là vấn đề với việc đánh giá một người chỉ thường qua việc học tập xuất sắc của người dó. Thông thường người học xuất sắc không thành công lắm trong cuộc sống thực tế.”

“Tại sao vậy ạ?” tôi hỏi.

“Đó là một câu hỏi hay mà bố không có câu trả lời. Bố nghĩ bởi vì những nhà sư phạm chủ yếu chú trọng vào những kỹ năng trí tuệ chứ không phải những kỹ năng thực hành. Bố cũng nghĩ là những nhà sư phạm phạt người ta vì họ phạm lỗi, và nếu con sợ bị phạm lỗi, con sẽ không làm được gì cả. Chúng ta đang ở trong hệ thống giáo dục chú trọng quá nhiều vào sự cần thiết của việc phải làm đúng và sợ bị sai. Chính cách nghĩ đó ngăn cản người ta hành động. Tất cả những gì chúng ta học được chỉ là thông qua hành động. Ớ trường đầy những người có thể nói với con tất cả những gì

con cần biết về bóng chày, nhưng họ không thể chơi bóng chày được.”

CÓ BAO NHIÊU DẠNG TÀI NĂNG KHÁC NHAU?

Đầu thập niên 80, trong quyển sách Frames of Mind (Khung trí tuệ), Howard Gardner đã xác định bảy dạng tài năng Khác nhau trong các lĩnh vực.

1. Học tập: Đó là khả năng đọc viết bẩm sinh của một người, là một năng lực rất quan trọng bởi vì nó là một trong những cách cơ bản nhất để con người thu thập và chia sẻ thông tin. Nhà báo, nhà văn, luật sư, giáo viên thường được trời ban cho dạng tài năng này.

2.Tính toán: Là dạng tài năng liên quan đến dữ liệu số. Một nhà toán học hiển nhiên được trời ban cho dạng tài năng này. Một kỹ sư được đào tạo chính quy có thể cần phải giỏi ở cả hai dạng tài năng này.

3. Không gian: Đây là dạng tài năng thường gặp ở những người có đầu óc sáng tạo, như nghệ sĩ, nhà thiết kế. Một kiến trúc sư giỏi phải có cả ba dạng tài năng trên, bởi vì nghề nghiệp của họ đòi hỏi cả từ ngữ, con số, và thiết kế sáng tạo.

4.Thể lực: Đây là dạng tài năng thường gặp ở nhiều vận động viên và vũ sư. Nhiều người tuy không học giỏi ở trường nhưng có tài này. Nhiều lúc người có tài này bị hút về hướng kinh doanh địa ốc hay máy móc. Họ có lẽ thích các xưởng mộc hay các lớp học nấu ăn. Nói cách khác, họ là những thiên tài khi mắt thấy, tay chạm và làm mọi thứ. Một người thiết kế xe đua có thể cần có cả bốn dạng tài năng trên.

5. Nội tâm: Dạng tài năng này thưởng được gọi là “thông minh trong cảm xúc” (hay thông minh tâm hồn). Đó là những gì chúng ta tự nói với bản thân, như khi chúng ta sợ hãi hay giận dữ. Thông thường, người ta không thành công ở một số mặt nào đó không phải vì thiếu kiến thức mà bởi vì họ sợ thất bại. Ví dụ, tôi biết nhiều người thông minh sáng láng, học thường đạt điểm cao nhưng lại kém thành công trong cuộc sông, lý do là họ sợ phạm sai lầm hay thất bại.

Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng hầu hết chúng ta đều đã trải nghiệm sức mạnh của cảm xúc vượt xa lý trí, đặc biệt khi chúng ta quá sợ hãi mất cả lý trí hoặc khi chúng ta nói điều gì đó mà chúng ta không nên nói.

Tôi đồng ý rằng sự thông minh cảm xúc là một tài năng quan trọng nhất trong tất cả các dạng tài năng. Tôi nói vậy là vì nội tâm là sự kiểm soát của chúng ta đối với những gì chúng ta nói với bản thân. Đó là tôi nói chuyện với chính tôi và bạn nói chuyên với chính bạn.

6. Giao tế: Đây là dạng tài năng tìm thấy ở những người có tài ăn nói. Chẳng hạn như những nhà giao tế, các ngôi sao ca nhạc, nhà thuyết giáo, nhà chính trị, nghệ sĩ, người tiếp thị bán hàng và những người dẫn chương trình.

7. Môi trường: Đây là dạng tài năng giúp gắn kết con người với mọi thứ xung quanh họ. Dạng này thường có ở những nhà nông lớn, các nhà huấn luyện thú, các nhà địa hải dương học và những người quản lý công viên.

Nếu chia nhỏ các dạng tài năng cơ bản trên bằng cách phân biệt rõ hơn, ta có thể có đến hơn ba mươi dạng tài năng.

NGƯỜI THẤT BẠI TRONG HỌC TẬP

Người nào học không giỏi ở trường, ngay cả khi họ rất chăm chỉ, thì thường không có tài học tập. Những người này không thể học bằng cách ngồi ì một chỗ, nghe giảng, hoặc đọc sách. Họ chắc là có năng khiếu trong lĩnh vực khác.

Bố ruột tôi rõ ràng là có tài học tập, đó là lý do Người có kỹ năng đọc, viết rất tốt và có IQ cao. Người cũng là một nhà giao tế tài năng.

Còn người bố giàu lại có tài tính toán. Và Người còn là một diễn giả rất giỏi và rất có tài giao tiếp. Người có hàng trăm nhân viên thích làm việc cho Người. Người cũng không e ngại nói về rủi ro, điều đó có nghĩa là tài năng nội tâm của người cũng rất mạnh. Nói cách khác, Người có khả năng tập trung rất cao vào các chi tiết số gắn liền với khả năng chấp nhận rủi ro trong đầu tư; và Người có khả năng xây dựng các công ty mà người ta thích vào làm.

Người bố ruột của tôi tuy rất có tài, nhưng nỗi sợ bị thua lỗ tiền bạc chính là một điểm yếu ở Người. Khi Người cố gắng bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, sau đó bị thua lỗ, Người đau lòng và quay trở về đi làm công. Một điều mà người chủ doanh nghiệp phải có, đặc biệt khi bắt tay xây dựng một doanh nghiệp mà không có tiền, là tài năng trong nội tâm.

Người bị té ngã mà biết đứng lên được gọi là người vững vàng, ngoan cường hay quả quyết. Người dám làm những điều mà người khác thấy kinh hãi được gọi là người có khí phách hay dũng cảm. Một người phạm sai lầm, nhưng dám chấp nhận sai lầm đó và biết xin lỗi, được gọi là người khiêm tốn… Đó cũng là những dạng tài năng khác.

TẠI SAO CÓ NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG HƠN NGƯỜI KHÁC?

Vào cuối thập niên 1930, một nghiên cứu trên những người thành đatk của Viện Camegie cho thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm dưới 15% trong thành công của một người. Nói cách khác, một số tiến sĩ thành công hơn những người khác không nhất thiết vì họ học trường nào hay họ thông minh đến đâu. Tất cả chúng ta đều biết người học giỏi ở trường và rất thông minh, chưa hẳn đã thành công trong cuộc sống. Khi bạn nhìn vào bảy dạng tài năng khác nhau, bạn có thể thấy có nhiều lý do khác nhau để một người thành công. Nói cách khác, bạn có thể phân biệt rõ được nền tảng của sự thông minh.

Nghiên cứu đó cũng cho thấy 85% thành công trong đời của một người là do “kỹ năng quản lý con người”. Khả năng giao tiếp và làm việc với người khác quan trọng hơn trình độ chuyên môn kỹ thuật rất nhiều.

Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 3.000 ông chủ qua phỏng vân trả lời câu hỏi: “Hai kỹ năng hàng đầu mà bạn tìm kiếm khi tuyển nhân viên là gì?”. Sáu kỹ năng được đề cập nhiều nhất là: Thái độ tốt; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kinh nghiệm làm việc; Những ý kiến của cơ quan cũ; Những kỹ năng đã được huấn luyện ra sao; Tổng thời gian đến trường.

Một lần nữa, thái độ và kỹ năng giao tiếp lại được xếp cao hơn năng lực về chuyên môn trong việc xác định một việc làm thành công.

PHÁT HIỆN RA NĂNG KHIẾU CỦA BẠN VÀ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI CÓ TÀI

Bố tôi biết rằng việc ngồi yên trong phòng, nghe giảng, đọc sách và học những môn mà không vận động cơ thể không phải là cách học tốt nhất của tôi. Người thường nói: “Ta không tin bất kỳ đứa con nào của ta sẽ học giỏi ở trường.” Người biết là tất cả trẻ con không học theo cùng một kiểu. Một người chị của tôi là họa sĩ tài ba, sắc sảo về màu sắc và bố cục. Bây giờ chị ấy làm việc như một họa sĩ thương mại. Người chị khách của tôi là một nữ tu sĩ và rất yêu thiên nhiên. Anh trai tôi là một học giả giỏi. Anh thích làm và học với hai bàn tay mình. Đưa anh một cái tua-vít là anh muốn sửa chữa mọi thứ. Anh cũng là một nhà giao tiếp tài ba, đó là lý do anh thích làm việc ở Ngân hàng Máu. Anh thích trấn an những người bồn chồn lo lắng và đề nghị họ hiến máu để cứu người khác. Còn tôi, tôi sẽ nói rằng nội tâm của tôi rất tốt, điều đó cho phép tôi vượt qua nỗi sợ hãi và hành động. Đó là lý do tôi thích làm một người phụ trách hãng buôn và một nhà đầu tư. Tôi đã học cách thống trị nỗi sợ và chuyển chúng thành sự hào hứng.

Bố tôi thông minh đủ để khuyến khích con mình nhận ra được năng khiếu của chúng và chọn cách học cho riêng chúng. Khi Người phát hiện ra tôi thực sự quan tâm đến tiền bạc, chủ nghĩa tư bản và kinh tế học, những môn mà Người không ưa, Người khuyên khích tôi tìm những thầy giáo có thể dạy tôi những môn đó. Và đó là lý do ở tuổi lên chín, tôi bắt đầu học hỏi từ người bố giàu. Mặc dù người bố ruột của tôi tôn trọng người bố giàu, nhưng họ không đồng quan điểm với nhau trong nhiều vấn đề. Bố ruột tôi biết rằng nếu một đứa trẻ thích thú một môn học nào, thì đứa trẻ đó có cơ hội tốt hơn để phát hiện ra tài năng bẩm sinh của nó. Người cho phép tôi học những môn tôi ưa thích mặc dù Người không đặc biệt thích môn đó. Và khi tôi không đạt điểm cao ở trường, Người không buồn, mặc dù Người là một nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục. Người biết rằng mặc dù trường học là quan trọng, nhưng đó không phải là nơi tài năng của tôi được nhận ra. Người biết nếu trẻ con học và làm những gì chúng ưa thích thì chúng sẽ nhận ra tài năng của chúng và sẽ thành công. Người biết và nói chúng tôi thông minh, mặc dù chúng tôi thường bị điểm thấp ở trường. Là một nhà giáo có uy tín, Người biết rằng giáo dục thực sự là làm bộc lộ năng khiếu của trẻ ra, chứ không phải nhồi nhét thông tin vào.

BẢO VỆ NĂNG KHIẾU CỦA CON BẠN

Bố tôi rất nghiêm túc trong việc bảo vệ năng khiếu của tất cả những đứa con. Người biết rằng trường học chỉ phát hiện ra được năng khiếu giao tiếp. Người quan tâm đến tôi bởi vì tôi là một đứa trẻ hiếu động và ghét những môn học từ từ, chán ngắt. Người biết tôi có khả năng tập trung ngắn và sẽ gặp rắc rối khi đi học. Vì những lý do đó, Người khuyến khích tôi chơi thể thao và học hỏi ở người bố giàu. Người muốn tôi vẫn rất năng động và học một môn mà tôi rất hứng thú để đảm bảo sự tự tin của tôi, điều này có liên quan mật thiết đến việc giữ cho năng khiếu của tôi nguyên vẹn. Người đã áp dụng như vậy với anh chị em tôi.

Khi xem truyền hình nếu chúng ta cảm thấy chán, chúng ta chỉ việc nhấn nút và xem chương trình khác hứng thú hơn. Buồn thay, con cái chúng ta lại không có được cơ hội đó ở trường học.

RÙA VÀ THỎ

Bố tôi thích câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ. Người thường nói với con cái: “Có những bạn học ở trường thông minh, nhanh nhẹn hơn các con ở một vài mặt nào đó. Nhưng không có nghĩa là họ dẫn đầu trước các con. Hãy luôn nhớ câu chuyện về rùa và thỏ. Nếu các con học hành theo tiến độ của mình, và cứ học mãi thì con sẽ vượt qua mặt những kẻ học nhanh nhưng rồi ngưng lại. Đơn giản bởi vì một đứa trẻ có điểm cao ở trường không có nghĩa là đứa trẻ đó sẽ khá trong cuộc sống. Nên nhớ, nền giáo dục thật sự sẽ bắt đầu khi con ra trường.” Đó là cách khuyến khích của bố tôi để con cái trở thành người học suốt đời như Người.

IQ CỦA BẠN CÓ THỂ GIẢM

Tôi nghiệm ra rằng cuộc sống là một bài học phải học không ngừng. Cũng giống như một con thỏ nằm ngủ, nhiều người sẽ nằm ngủ sau khi ra trường. Trong cuộc sống thay đổi đến chóng mặt ngày nay, thái độ như vậy phải trả giá rất đắt. Hãy kiểm tra lại công thức xác định IQ:

IQ= x 100

Bằng cách tính đó, IQ của bạn sẽ giảm vì tuổi đời của bạn mỗi năm mỗi tăng. Đó là lý do câu chuyện về rùa và thỏ của bố tôi luôn đúng. Khi bạn họp mặt bạn bè thời trung học, bạn luôn có thể nhận ra những con thỏ ngủ gật bên đường. Rất nhiều lần họ đã là những sinh viên được bầu là “Tài năng trẻ”… nhưng bây giờ họ đã không còn được như vậy nữa. Họ quên sự giáo dục ngoài đời diễn ra sau khi ra trường.

PHÁT HIỆN RA NĂNG KHIẾU CỦA CON BẠN

“Con bạn là một thiên tài?”. Tôi nghĩ là vậy và tôi hy vọng bạn cũng nghĩ thế. Thực ra, có lẽ con bạn có nhiều năng khiếu khác nhau. Vấn đề ở chỗ, nền giáo dục hiện tại của chúng ta chỉ phát hiện ra một dạng năng khiếu thôi. Nếu năng khiếu của con bạn không phải là năng khiếu do giáo dục phát hiện, con bạn có thể cảm thấy ngu dốt ở trường thay vì thấy mình thông minh. Tệ hại nhất là năng khiếu đó có thể bị lờ đi hoặc có thể bị cản trở phát huy trong nền giáo dục. Tôi biết có nhiều đứa trẻ bị làm cho cảm thấy kém thông minh bởi vì chúng bị so sánh với những đứa trẻ khác. Thay vì phát hiện ra từng năng khiếu riêng của mỗi đứa trẻ thì chúng ta lại áp dụng một tiêu chuẩn chung về IQ cho mọi đứa trẻ. Trẻ con đi học với cảm giác mình không thông minh. Điều này sẽ gây bất lợi lớn trong cuộc sống. Điều quan trọng các bậc bố mẹ cần làm là xác định năng khiếu bẩm sinh của con mình ngay những năm tháng đầu đời, khuyến khích phát triển những năng khiếu đó, và bảo vệ chúng khỏi “năng khiếu cào bằng” của nền giáo dục. Như bố của tôi từng nói với các con: “Nền giáo dục của chúng ta được thiết kế để dạy trẻ con, nhưng buồn thay nó không được thiết kế để dạy tất cả mọi đứa trẻ.”

Khi người ta hỏi tôi xem tôi có nghĩ tất cả mọi trẻ con đều thông minh không, tôi đáp: “Tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào mà không háo hức tò mò học hỏi. Tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào phải được bảo học đi học nói. Tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào té ngã trong khi học đi mà lại không muôn đứng lên lại và nói trong khi mặt úp xuống sàn, ‘Con lại thất bại nữa rồi. Con nghĩ là con không bao giờ học đi được.’Tôi chỉ thấy những đứa trẻ té lên té xuống nhưng cuối cùng vẫn đứng lên và bắt đầu đi được, rồi sau đó còn chạy nữa. Trẻ con là những sinh linh bé bỏng có khả năng học hỏi rất cao. Tuy nhiên, tôi cũng đã gặp một số đứa trẻ rất ngán trường học hoặc tức giận khi ra trường, hoặc ra trường với cảm giác thất bại, hoặc ra trường với lời thề không bao giờ đi học nữa.”

Hiển nhiên, đối với những đứa trẻ này, chuyện gì đó đã xảy ra với sự yêu thích học hỏi tự nhiên của chúng từ khi sinh ra cho đến khi học xong. Người bố học thức của tôi đã nói: “Một công việc quan trọng nhất của các bậc cha mẹ là phát hiện và phát huy năng khiếu của con mình và giữ lòng đam mê học hỏi của nó sống mãi, đặc biệt nếu đứa trẻ đó không thích trường học.” Nếu bố tôi đã không làm vậy, có lẽ tôi đã ra trường trước khi tốt nghiệp từ lâu rồi. Người đã giữ cho ngọn lửa học tập của tôi cháy mãi, và luôn tìm cách khuyến khích tôi phát triển năng khiếu của mình. Tôi đã ở lại trường, mặc dù tôi ghét trường học!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.