Dạy Con Làm Giàu – Tập 6
CHƯƠNG 17
Người học nhanh
Michelle Labrosse, PMP
Đông Hartford, Connecticut
“Người bố giàu đã cứu cuộc đời tôi.” Tôi nói điều này với Sharon Lechter khi tôi gặp cô tại một cuộc họp của “Hiệp Hội Các Nữ Chủ Tịch” năm nay và tôi cũng nghĩ như thế.
Tôi đã đọc những quyển sách Dạy Con Làm Giàu và nghe cả các băng, về cơ bản tài liệu này đã cho tôi những “lý do” để ngừng tập trung vào những người thu thập hóa đơn. Đây là một bước ngoặt to lớn bởi lẽ tôi đã đặt sự tập trung của mình vào việc xây dựng công việc kinh doanh hơn là xoa dịu những người thu thập hóa đơn. Khi bạn bỏ ra một phần của mỗi ngày tính toán bạn sẽ thanh toán các hóa đơn của mình như thế nào, thật khó tập trung tìm cách để xây dựng một doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Hơn nữa, những quyển sách Dạy Con Làm Giàu nhấn mạnh đến việc tạo ra các quá trình và khiến người khác thực hiện chúng. Tôi đã không làm tốt trước khi đọc những quyển sách đó nhưng sau khi đọc chúng, tôi đã nhận ra rằng con đường duy nhất để tôi phát triển là học cách thả lỏng như thế nào. Tôi cũng biết được rằng tôi thật sự cần biết cách bán hàng và ưu tiên phát triển thành thạo kĩ năng này trong việc bán hàng. Không bao giờ có bất kỳ điều gì khiến cho người ta thành công, và kiến thức trong Dạy Con Làm Giàu đã cung cấp những điều còn thiếu trong khả năng thành công của tôi.
Tuy nhiên, thất bại là một phần của mỗi câu chuyện thành công. Những cuộc phiêu lưu của tôi trong kinh doanh chứng tỏ rằng điều đó là sự thật. Dạy Con Làm Giàu đã giúp tôi nhìn thấy những khả năng tôi cần để trở nên thành công. Bằng cách tập trung vào công việc kinh doanh của mình, học cách ủy thác và bán hàng, tôi đã phát triển công việc kinh doanh của tôi tử 250.000 đôla trong năm thứ hai lên đến 2,5 triệu đôla trong năm thứ ba. Tôi đã đạt được tất cả những điều đó một thân một mình.
NHỮNG NĂM ĐẦU
Nhận được một suất học bổng toàn phần của Lực lượng Không quân ROTC để trang trải học phí tại Đại học Syracuse, tôi đã tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân khoa học (BS) trong ngành công trình không gian vũ trụ và một tấm bằng thạc sĩ khoa học (MS) trong ngành kĩ sư hóa. Tôi đã bắt đầu nghề nghiệp chuyên môn của mình vào năm 1984 với chức vụ trung úy lực lượng không quân.
Năm 1987, ở tuổi 25, tôi đã rời quân ngũ và điều hành doanh nghiệp đào tạo và tư vấn riêng của mình bởi vì tôi biết rằng mình không thích hợp với môi trường công ty và bản năng của tôi đã thành công, ít nhất trong thời gian ngắn. Tôi đã kiếm nhiều tiền khi làm một chuyên gia trong lĩnh vực tìm hiểu tác động của môi trường lên điện tử học. Nhưng sự thành công sớm của tôi đã dẫn đến thất bại sau đó. Tôi đã không biết cách quản lý vòng quay tiền mặt và bị rối trí bởi số thu nhập lớn mà tôi đang kiếm được. Trong khoảng thời gian rất ngắn, từ 20.000 đô la một năm đã tăng lên 150.000 dôla. Nhưng không may tôi đã không phát triển những kĩ năng cần thiết dể thành công lâu dài. Tôi đã để tiền bạc ru ngủ, đưa tôi vào một cảm giác an toàn giả tạo.
Thêm vào đó, vợ chồng tôi bất đồng về những mục tiêu kinh doanh mà tôi theo đuổi. Tôi muốn điều hành công ty riêng của mình cho dù phải chịu lỗ một thời gian. Còn chồng tôi cho rằng tôi nên từ bỏ giấc mơ của mình và làm một nhân viên. Nhưng sau khi con gái đầu tiên của chúng tôi chào đời năm 1989, và sự ra đời của con gái thứ hai vào năm 1992, sự tập trung của tôi đã thay đổi. Kiếm nhiều tiền với tôi không quan trọng bằng ở nhà với các con gái của mình.
Năm 1995, cuộc hôn nhân của tôi tan vỡ. Một mình tôi phải nuôi dạy hai con gái và trang trải tiền các khoản cầm cố.
Năm 1997 tôi nhận ra mình không có đủ “lực” để thực hiện công việc kinh doanh. Thế là tôi từ bỏ giấc mơ của mình, bán ngôi nhà đối diện hồ nước ở ngoại ô Seattle mà tôi và chồng cũ đã cùng nhau xây dựng rồi chuyển từ bang Washington đến Coimecticut để ở gần cha mẹ tôi hơn. Lây bằng cấp của mình làm lực đòn bẩy, tôi đã nhận làm nhà khoa học nghiên cứu trong một công ty về không gian vũ trụ lớn. Ở tuổi 35 tôi thấy mình hoàn toàn thất bại. Giấc mơ sở hữu công việc kinh doanh riêng tan biến, với tôi làm việc cho người khác không phải là tự đứng trên đôi chân của mình. Và tôi phải quay về phía Đông, điều mà tôi chẳng muốn tí nào. Dù thất vọng nhưng tôi đã nhìn thấy diều này như một cơ hội dể bắt đầu một công ty khác. Tôi đã thỏa thuận các quyền tài sản trí tuệ của một khóa học mà tôi đã phát triển và dạy trong hơn một năm khi làm nghiên cứu cho công ty không gian vũ trụ lớn. Cũng như nhiều công ty mới khởi sự kinh doanh, tôi bị buộc phải làm gia tăng sự tài trợ ban đầu. Số tiền mặt ứng trước từ thẻ tín dụng, cùng với 40.000 đôla tôi đã lưu giữ trong quỹ hưu trong suốt hai năm rưỡi làm việc đã mang lại cho tôi số tiền mà tôi cần. Sáu tháng đầu tiên là một thử thách thật sự, một cảm giác mà tôi chưa từng gặp phải suốt từ năm 1995 đến 1997, sau khi ly hôn. Tôi và các con đã sống rất eo hẹp – không có cách nào thoải mái được.
Tháng 11 năm 2000 anh trai tôi đã đề nghị tôi đọc Dạy Con Làm Giàu. Tôi đã đọc
– và nó dã cứu cuộc đời tôi. Ngay lập tức tôi đọc những quyển khác về Dạy Con Làm Giàu. Thất bại sắp lùi lại phía sau nhường chỗ cho thành công.
MỘT HƯỚNG ĐI HIỆU QUẢ KHÁC
Tôi đã áp dụng triết lý của Dạy Con Làm Giàu vào cách điều hành công việc kinh doanh hiện tại của mình, như tập trung vào sự sáng tạo của tài sản trí tuệ, bằng sáng chế chẳng hạn.
Để bắt đầu làm việc với những gì Dạy Con Làm Giàu đề cập đến như cột tài sản quyền sở hữu trí tuệ, tôi muốn viết một quyển sách dựa trên khóa học mà tôi đã tham gia. Tôi đã tìm thấy một nhà xuất bản và mọi thứ khác đã rơi vào đúng chỗ của nó.
Hợp dồng quyển sách đầu tiên của tôi, vốn nói về việc quản lý hiệu quả dự án, được ký kết vào tháng 12 năm 2000. Tôi biết mình tôi cần có chứng chỉ quản lý dự án (PMP) dể làm tăng độ tin cậy của quyển sách. Kỳ thi đòi hỏi phải mất sáu tháng học nhưng tôi đã không muốn đợi lâu đến thế. Tôi rút lại thành chương trình học 20 giờ của riêng mình và đi tiếp thị nó. Sau đó tôi áp dụng chương trình ấy, và vượt qua bài kiểm tra với điểm số xuất sắc. Kế đó, tôi đưa phương pháp này vào một khóa học nơi mà mọi người chỉ học chung bốn ngày với chúng tôi và bước vào kỳ thi chứng chỉ quản lý dự án hết sức khó khăn vào ngày thứ năm. Cứ như thế chưa đầy một năm, chúng tôi đã trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho loại hình đào tạo này trong số 65 nhà cung cấp cạnh tranh và nắm được khoảng 25% thị trường trong chưa đầy 18 tháng.
Vào tháng 3 năm 2002 quyển sách của tôi được xuất bản và sản phẩm đào tạo của tôi cũng được ra mắt tại Ấn Độ.
Cả hai việc đó đã mang đến cho tôi vòng quay tiền mặt bị động. Như Người bố giàu của Robert nói: “Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ của tôi đang làm việc cho tôi.”
Hai tháng sau khi ký hợp đồng quyển sách, các hóa đơn thẻ tín dụng mà tôi đã sử dụng để tài trợ công việc kinh doanh của mình được thanh toán hoàn toàn. Tôi cũng nhấn mạnh và tập trung hơn vào việc quản lý vòng quay tiền mặt và loại bỏ việc sử dụng thẻ tín dụng làm phương tiện cung cấp vốn ngắn hạn cho dự án kinh doanh.
Robert Kiyosaki đã kể câu chuyện trong một quyển sách của mình về việc bán hàng nhiều hơn để họ đủ khả năng mua một chiếc máy photocopy. Điều đó thật sự ảnh hưởng lớn đến tôi. Thay vì tài trợ những nhu cầu kinh doanh của mình bằng tín dụng, tôi đã chuyển sang tài trợ các nhu cầu kinh doanh dựa trên doanh thu bán hàng tăng lên.
Công ty không giữ một thẻ tín dụng nào và tôi sẽ không thiết lập các hạn mức tín dụng để trang trải những lúc khó khăn. Đây là cách chúng tôi thực hiện: Vào tháng 5 năm 2002 một người bán tài sản phụ trách phần đăng ký cho chúng tôi đã giữ 100. 000 đôla thu nhập của chúng tôi làm tiền mặt hoạt động. Trong hai tuần, qua việc bán hàng tích cực, dự trữ tiền mặt của chúng tôi tăng lên. Khoảng thời gian đó đã chứng tỏ cho tôi thấy rằng cách tốt nhất để giải quyết những cuộc khủng hoảng vòng quay tiền mặt là bán hàng, chứ không phải các hạn mức tín dụng. Như Người bố giàu nói: “Kĩ năng số một trong kinh doanh là kĩ năng bán hàng.”
Doanh thu kinh doanh đã tăng lên 10 lần mỗi năm trong suốt ba năm qua. Đây là sự thay đổi to lớn: Trong năm 2000, năm kinh doanh đầu tiên của tôi, tôi và các cộng sự đã kiếm được một khoản tiền lớn đáng ngạc nhiên là 25.000 đôla. Năm thứ hai thu nhập của chúng tôi tăng lên đến 250.000 đôla. Và năm rồi, doanh số dã vọt lên 2,5 triệu đôla.
Hai mươi lăm người được thuê vào làm việc cho công ty của tôi tại năm địa điểm trên cả nước. Chúng tôi cũng đăng ký giấy phép cho các sản phẩm đào tạo của mình dược sử dụng ở nước ngoài. Việc cấp phép cho các công ty và thực hiện sản phẩm theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng là một khía cạnh quan trọng khác của kinh doanh, vì nó tạo lực đòn bẩy cho quyền sở hữu tài sản trí tuệ ban dầu bằng cách tạo ra những dòng thu nhập mới.
TÔI ĐÃ THAY ĐỔI CÁCH TIẾP CẬN CỦA MÌNH, VÀ CÔNG VIỆC KINH DOANH CỦA TÔI CŨNG THAY ĐỔI
Trước khi đọc Dạy Con Làm Giàu, tôi đã hạn chế sự phát triển công việc kinh doanh bởi vì tôi không nhờ người khác giúp đỡ. Hơn nữa, tôi đã không để mọi việc tự nhiên diễn ra. Được đào tạo thành một kĩ sư hệ thống, tôi đã dạy vô số khóa học về tạo ra các quá trình kinh doanh. Tôi đã có kĩ năng tạo nên những hệ thống kinh doanh mang lại cho tôi thành công nhưng tôi đã bó buộc nó. Tôi đã phải học để ngưng chơi trò Nữ siêu nhân. Tôi nhận ra rằng công việc của mình là tạo ra các hệ thống, bảo đảm chúng vận hành một cách đáng tin cậy, và khác thường. Tôi biết rằng mình phải có kỷ luật hơn về những quá trình kinh doanh, tôi đã thuê một nhà chuyên môn tài năng điều hành các hoạt động hàng ngày để tôi có thể tập trung vào những sản phẩm mới và phát triển kinh doanh.
Sự thay đổi tầm nhìn quan trộng nhất mà tôi học được từ Dạy Con Làm Giàu là tập trung xây dựng tài sản và không lo lắng về các hóa đơn nữa. Điều này không có nghĩa là tôi không thanh toán những hóa đơn của mình. Dĩ nhiên, tôi thanh toán chúng. Nhưng ngược lại với cách tôi nghĩ trước khi tôi đọc Dạy Con Làm Giàu, giờ đây tôi tập trung vào những việc quan trọng nhất với công việc kinh doanh của mình.
Sự nhận thức về rủi ro của tôi cũng thay đổi. Từ giữa những năm 1980, khi còn là một kỹ sư, tôi đã sử dụng một định nghĩa theo hướng quản lý dự án và công trình. Rủi ro là một biến cố tiêu cực sắp xảy ra ngăn cản tôi đạt được mục tiêu. Sau đó tôi phải tính toán tác động đến việc đạt mục tiêu nếu thật sự biến cố xấu ấy xảy đến.
Ngày hôm nay, rủi ro đối với tôi có nghĩa là nhảy vào một lĩnh vực kinh doanh mà tôi không biết gì và làm chìm một tấn tiền vào trong đó trước khi tôi học được cách tạo ra một hệ thông vận hành được. Dạy Con Làm Giàu dã giúp tôi biết cách hệ thống hóa sự cần cù của mình trong việc khởi sự một công việc kinh doanh mới. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro. Tôi đã sử dụng cách tiếp cận năm bước để làm giảm rủi ro:
1. Khái niệm. Đây là cơ hội, kích thước của thị trường, sức mạnh của những đối thủ cạnh tranh và chi phí để phát triển các sản phẩm.
2. Sự phát triển. Ở đây tôi dùng cách tiếp cận “chiếc máy cắt bánh” và tìm kiếm một mô hình hay công thức thích hợp.
3. Ra mắt sản phẩm. Đây là giai đoạn tiếp thị ban đầu để tìm hiểu chắc chắn những gì người ta thích hay không thích về sản phẩm.
4. Khởi động thị trường. Đây là thời gian mà bộ phận bán hàng và tiếp thị thực thi những gì đã học được.
5. Tất cả các hệ thống vận hành. Biết cách bán và tiếp thị sản phẩm vận hành rồi nhưng quá trình sẽ không ngừng ở đó. Liên tục cải tiến sản phẩm cũng là một phần của quá trình đó.
MỘT GHI CHÚ CÁ NHÂN
Có lẽ quan trọng nhất, ở mức độ cá nhân, mối quan hệ của tôi với gia đình cũng đã thay đổi. Những năm trước, khi các giấc mơ lớn làm “nhiên liệu” cho những khát vọng kinh doanh của tôi thì gia đình đã nghĩ tôi là kẻ điên rồ. Tôi là một người mẹ đơn thân và gia đình tôi cảm thấy có trách nhiệm với tôi. Hơn nữa, ông ngoại tôi đã từng là một doanh nhân và ông còn nhớ rõ những năm biến động vất vả như thế nào. Giờ đây tôi được xem là một nhà cố vấn.
Dù vẫn nghĩ là tôi điên rồ nhưng họ khâm phục những gì tôi đã cố gắng làm trong hơn hai năm qua. Hơn thế nữa, từng người một theo cách riêng của mình đã chủ động ủng hộ tôi.
Các mục tiêu của tôi còn bao gồm việc bán những dự án kinh doanh trong vòng năm năm, để tôi có thể về hưu. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ thật sự nghĩ đến chuyện nghỉ hưu. Tôi đang làm những gì tôi thích, tận hưởng sự thoải mái thời gian của mình, và đi du lịch bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào tôi muốn. Tôi thích có thêm thời gian bên các con. Nhưng tôi tiếp tục hứng khởi theo đuổi những mục tiêu mới.
NHỮNG BÀI HỌC CỦA TÔI
Tôi đã học được cách phát triển các kĩ năng tôi cần để những gì tôi yêu thích có thể mang lại cho tôi một tấn tiền.
Tôi tập trung và tạo ra tiền mặt cho chính mình.
Không có sự an toàn về công việc. Sự an toàn duy nhất tôi đạt được phải phát triển từ việc học cách điều hành thành công doanh nghiệp riêng của mình.
Đừng bỏ cuộc. Nếu một dự án kinh doanh thất bại, tôi biết phải làm gì để lần sau được tốt hơn.
Khám phá những gì tôi cần để thành công và thiết lập những quy tắc riêng của tôi.
Là chính tôi.
Nhiều người ủng hộ bao quanh tôi và có thể cho tôi những lời khuyên hay.
Nhớ rằng thành công làm lộ ra những manh mối. Hãy đi theo những dấu vết ấy.
Tôi có thể bắt đầu thông minh nhanh nhẹn bất cứ lúc nào tôi muốn. (Mặt ngược lại cũng đúng. Tôi có thể ngừng dại dột bất cứ lúc nào tôi chọn.) Tôi có thể chuyển thất bại thành thành công.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.