Dạy Con Làm Giàu – Tập 6
CHƯƠNG 7
Nguồn gốc của tất cả mọi điều tốt đẹp
Dan McKenzie Greensboro
North Carolina
Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Đó là tư tưởng tôi được nuôi dạy. Người duy nhất sở hữu tiền bạc là người bị loạn thần kinh, lừa đảo, hay bị trừng phạt, hay sự kết hợp đồi bại của tất cả 3 nhóm này. Niềm tin này, khắc sâu trong gia đình lớn và gần gũi của tôi, và được người cha cực kỳ hoài nghi của tôi nói ra với sự chắc chắn, đã để lại một dấu vết trong lòng tôi. Rõ ràng một khi con người ngưng không săn bắt và hái lượm nữa, chúng ta bắt đầu tiến dần đến sự diệt vong và nỗi u sầu. Bạn càng thành công, bạn càng tiến sâu vào hệ thống giáo dục và chính trị, bạn càng bị tẩy não. Thành công về tài chính, thay vì được xem là một thành tựu, thì lại bị xem giống như bị hút vào địa ngục. Không có gì ngu dốt hơn việc lừa dối chính bạn và mất thời gian nghĩ về tiền bạc. Làm như vậy, nói theo nghĩa đen là sẽ nguyền rủa bạn mãi mãi.
Rõ ràng/một trở ngại tương đối lớn đốì với sự nhận biết về tài chính, ít thành công hơn nhiều, đã ngăn cản tôi. Tôi biết có nhiều điều cần học, nhưng tôi thiếu người chỉ dẫn. Không có bạn bè thân hay người cộng tác nào có được sự tự do về tài chính ở trong vòng ảnh hưởng trực tiếp của tôi. Tồi tệ nhất là tôi không có một hướng đi thích hợp hay rõ ràng về cách sử dụng tiền bạc hay cách kiếm tiền. Học hỏi qua thử và sai là cần thiết. Hai bước tiến, ba bước lui là khuôn mẫu của tôi. Rất nhiều lần những kinh nghiệm của tôi dường như hữu hiệu hóa những tội lỗi đập vào đầu tôi.
Hầu hết mọi người không chấp nhận hoàn toàn bản chất của mình, họ không có hay có rất ít suy nghĩ về cách thức đã đưa họ đã đến con đường đó. Là đứa con thứ 5 trong số 8 người con của gia đình – hay có lẽ chính vì vậy – tôi không giống mọi người. Từ nhỏ tôi đã cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi, hoài nghi và tiêu cực và tôi muốn tìm con dường riêng cho mình. Tôi thường tự hỏi tại sao một vài người dường như có tất cả mọi thứ và những người khác thì phải sống với nhu cầu ở mức tối thiểu nhất. Dù rất giống trường hợp sau, nhưng tôi muốn trải nghiệm cảm giác của những người thuộc trường hợp đầu. Có lẽ cha tôi nói đúng, nhưng tôi muốn tự tìm thấy điều đó cho bản thân.
Tôi nghĩ làm việc hết mình là câu trả lời. Trong khi các bạn cùng lớp chơi thể thao hay tham gia những hoạt động ngoại khóa của trường, tôi phẩy quạt chiên bánh rán với tiền công 1,5 đôla một giờ. Tôi làm việc trước và sau giờ đến lớp trong những năm học trung học. Từ công việc này, tôi biết rằng mình không thể là một người làm công nhưng tôi chưa biết phải làm gì và bằng cách nào. Sau khi tốt nghiệp, tôi học làm kinh doanh và trở thành một người làm tủ, tạo dáng cuối cùng cho tủ. Nhưng sau khi việc kinh doanh chuyển từ sản xuất vật dụng bằng gỗ theo ý khách hàng thành sản xuất hàng loạt hộp for-mi- ca và các mảnh ghép nhỏ, tôi hết ảo tưởng.
Sau đó, tôi được một vài công ty kinh doanh thành công lớn ở quê nhà nhỏ bé Ohio thuê làm việc nhưng cuối cùng tôi đều bỏ các công việc đó. Nhiều bạn bè nhanh chóng lên tiếng nhạo báng. Sau cùng, tôi đang suy nghĩ điều gì, rời bỏ những công việc “tuyệt vời” mà những người khác thèm thuồng?
Lúc đó, một nỗi lo sợ lớn hơn chiếm giữ sự chú ý của tôi. Trong mỗi công việc tôi đảm nhiệm, tôi thường ngồi xuống với cuốn sổ ghi chú, tính toán chi phí của mình và nguồn thu nhập dự tính sau 20 năm nữa. Thậm chí nếu có tăng lương, cũng chẳng có gì thay đổi nhiều. Cho dù công việc có tuyệt vời đến đâu, có được mức lương tốt nhất, thì sau khi trừ đi chi phí tôi vẫn không thể tưởng tượng ra được mình sẽ có thể sống cuộc sống mà mình hằng ao ước. Chính trong những lúc suy xét nội tâm này, tôi nhìn thấy khuôn mặt của cha tôi và nghe thấy những lời ông nói: “Con đang phí thời gian của mình… con không thể đánh thắng hệ thống, hãy từ bỏ… “. Giống như một bài hát tồi tệ mà tôi chưa thể lấy ra khỏi đầu, sự tiêu cực ăn sâu của cha tôi chỉ lặp đi và lặp lại. Tôi có thể làm gì khác đây? Thoát ra khỏi cái xã hội mà cha tôi đã có và sống giống như một ẩn sĩ? Không, tôi không hài lòng với cách sống đó. Tôi muốn trải nghiệm cảm giác có tiền bạc. Lúc đó, tôi quyết định mình muốn những gì:
1. Là một tỷ phú ở tuổi 30.
2. Du lịch vòng quanh thế giới.
3. Sở hữu 2 căn nhà, một ở Mỹ và một ở nước khác.
4. Gặp Farrah Fawcett.
Với quyết định này, tôi đã đặt mình đứng trước một vấn đề lớn: tôi cảm thấy bị lạc lối và không phương hướng, mặc dù tôi biết mình có tài năng. Tôi không có lối rẽ nào. Tuy nhiên, tôi săn tìm việc làm này sang việc làm khác, nâng cao nghề nghiệp bằng cách thử và sai cho đến khi tôi đạt dược những vị trí mà thường chỉ dành cho những người tốt nghiệp đại học. Tôi muốn đi học đại học nhưng tôi không theo được vì quá bận rộn đi vòng quanh thế giới, không có thời gian ngồi trong lớp học 4 năm. Khi mà các bạn cùng lớp trung học của tôi hoàn tất chương trình học “cao hơn”, tôi đã đi đến hay đi qua 50 nước và hàng trăm các thành phố quốc tế.
Lúc đó tôi không biết đi như vậy có ích gì nhưng những chuyến đi đã giúp tôi mở rộng quan hệ với vô số các nhóm và cá nhân có động lực tích cực hay những thói quen thành công. Tiếp xúc với những mẫu người sống tích cực này đã giúp tôi phát hiện một sự đối nghịch rõ rệt giữa ý thức thành công và hiện trạng của mình.
Khi được hỏi học đại học ở đâu, tôi luôn luôn nói với mọi người (và bây giờ vẫn thế) là tôi học trường UHK (University of Hard Knocks: Trường đại học những cú đấm đau), nđi tôi nhận được một bằng cấp là Kết quả. Tôi học thông qua việc làm.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy vẫn chưa có sự bình yên hay giải pháp nào cho vấn đề tiến thoái lưỡng nan của mình về tài chính. Dường như có một sự kết nối kỳ quái giữa kinh nghiệm làm việc và những gì cha tôi đã cố gắng truyền đạt. Nhưng cả hai đều không tạo nên sự kết nối rõ rệt: mức độ thành công bạn muốn xây dựng chỉ phụ thuộc vào lượng năng lực cá nhân mà bạn sẵn sàng bỏ ra. Một người có thể đóng góp cái gì và bằng cách nào phụ thuộc vào việc anh ta cảm nhận về chính bản thân như thế nào. Tôi bắt đầu nắm bắt được là có hai hệ tư tưởng rõ rệt. Hệ tư tưởng của cha tôi (được hướng dẫn bằng thói quen hơn là trí tuệ) chỉ có thể nghĩ về mặt tích trữ hay tiếp nhận (sự hiếm hoi) và đặc biệt thường có chiều hướng tiêu cực. Ông bị ám ảnh bởi việc phải giữ gìn “những gì của ông ta”, chống lại việc tìm kiếm và sáng tạo giá trị cho người khác. Tôi từ từ nhận biết rằng có một hệ tư tưởng khác về việc sáng tạo hay thêm giá trị (dư thừa/cho đi) có chiều hướng tích cực. Bằng cách tìm phương thức để cống hiến tiềm năng của tôi nhiều hơn – và tài năng – tôi không chỉ tạo ra giá trị, mà còn đạt được một sức sống bên trong. Là một công nhân, tôi cảm thấy mình không có những đóng góp ý nghĩa đạt đến mức có thể. Nhớ đến ý tưởng săn bắt -hái lượm thời thơ ấu, tôi nhận ra rằng vấn đề của việc sống một cuộc sống “đơn giản” là nó không đem lại điều gì hết. Nhu cầu đóng góp một điều gì đó hữu ích đã bị thiếu vắng. Nếu mục tiêu duy nhất là tiền bạc thì có quá nhiều cách để đạt được điều này đến mức người ta có thể bị rối không biết chọn cách nào. Tiền bạc chỉ đơn thuần là một phương tiện để đi đến đích, không phải là đích đến. Tôi đang làm sáng tỏ quan điểm tiền bạc là đích đến của cha tôi.
Tôi làm công nhân từ năm 1974 đến năm 1987, rồi chuyển sang làm chủ doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa hiểu hết công việc kinh doanh. Một trong những điều may mắn không kể hết của tôi là có óc tò mò và sau nhiều năm, tôi quyết định “đột phá”, khởi đầu công ty của riêng mình. Tôi bỏ công việc “an toàn” của mình tại công ty vũ trụ Fortime 100, ngay đỉnh điểm thành công của công ty, nơi mà tôi kiếm nhiều tiền hơn mơ ước. Một lần nữa, các đồng nghiệp lại thương xót tôi, họ đều là thạc sĩ, tiến sĩ, hay tương tự như thế. Họ cho là tôi hoặc là đáng thương – bởi vì tôi bất hạnh, bị thất bại – hay bị nhạo báng, với cùng lý do đó.
Ở tuổi 28, tôi không chỉ học được cách vượt qua sự chỉ trích và tiêu cực của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, mà còn có thể khởi đầu hình thành một khuôn mẫu cuộc sống mới giống như cuộc sống mà tôi từng ao ước. Tôi bắt đầu một hành trình mới, có thể kiểm soát số phận của mình.
SỰ TỰ CHỦ ĐEM ĐẾN PHẦN THƯỞNG
Người anh lớn thứ hai của tôi (một trong năm người anh và hai người chị) giới thiệu tôi cuốn sách Dạy Con Làm Giàu – tập 1. Đây là cuốn sách đã nói lên được những gì tôi đã đấu tranh bấy lâu nay. Ngay lập tức một định nghĩa mới về những gì tôi đang làm được sáng tỏ. Sau khi đọc Kim tứ đồ, tôi nhận ra mình đang ở bên phải – là chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư (khi tôi khởi đầu công ty của riêng mình), không phải là nhóm ngườỉ làm công hay làm tư phía bên trái.
Một cảm giác tuyệt vời và tự do không thể tin được! Cuối cùng, những ngày giải phóng của tôi đã ở ngay phía trước. Cuối cùng, cảm giác hài lòng với tất cả những gì mình đã làm cho đến thời điểm đó đã đến với tôi.
Một ví dụ về sự tập trung của tôi vào nhóm bên phải của Kim tứ đồ là sau khi tôi bỏ công việc ở công ty vũ trụ. Mệt mỏi vì chuyện trả tiền thuê nhà từ khi 18 tuổi – chẳng có ích gì khi phải trả 400 đôla đến 800 đôla một tháng và không được gì hết, nên tôi quyết định mua một mảnh đất 3 mẫu cách Austin, Texas khoảng 30 phút về phía nam. Tôi dự định xây một căn nhà và sống ở đó. Tôi thậm chí không cần quan tâm xem xây nhà hay chỉ là lều. Tôi tính nếu tôi đã trả giá X, và sau đó bán với giá Y, tôi sẽ ổn thôi. Đó hoàn toàn là một “sự liều lĩnh mù tịt”.
Người đàn ông sở hữu mảnh đất chán đời nên bán nó đi. Để có khoản tiền mặt trả trước 12.000 đôla – một số tiền lớn đối với tôi lúc đó, tôi bán chiếc xe thể thao đẹp đẽ của mình và rút hết tiền tiết kiệm. Tiếp theo, tôi dành thời gian buổi tối và cuối tuần để xây một căn nhà nhỏ trên mảnh đất dó. Tôi sống ở đó một thời gian rồi bán đi với giá 75.000 đôla, và dùng số tiền thu được dể khởi đầu việc kinh doanh đầu tiên của mình.
(Tôi xây dựng công ty, cung cấp dịch vụ và sản phẩm ứng dụng khoa học cho tất cả hãng máy bay chính trên thế giới. Sau 3 năm nó trở thành việc kinh doanh trị giá hàng triệu đôla. Như vậy, tôi đạt được mục tiêu của mình trước 2 năm và số tiền vượt xa hàng triệu dôla. Tôi cũng làm việc này mà không vay mượn một xu nào.)
Nhưng sau khi đọc Dạy Con Làm Giàu – tập 1, cách tiếp cận của tôi với việc mua bán bất dộng sản, cũng như quan điểm về chính bản thân, có sự thay đổi quan trọng. Trước khi đọc sách, tôi mua bán chỉ nhằm cố gắng tích lũy nhiều khoản tiền mặt lớn để không phải vay mượn quá nhiều, về sau này, tôi nhận ra mình đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tuyệt vời. Nếu tôi không thể có đủ tiền mua được tài sản nhờ vòng quay tiền mặt thu nhập hàng tháng của mình tự “kiếm được”, thì tôi chỉ bỏ qua việc mua bán.
Tôi dã bị khuất phục hoàn toàn khi nói đến chuyện vay mượn vì: Nợ dưới bất cứ hình thức nào đều tồi tệ. “Không bao giờ nợ bất cứ ai cái gì!” là một trong số hệ thống niềm tin của cha tôi. Chẳng có lý do nào để có thể nói là có một món nợ tốt đẹp, nên tôi đã cố gắng hết sức (trong mắt của cha tôi) không mượn tiền khi mua đất cho căn nhà đầu tiên của mình, càng không vay mượn khi xây nhà. Đây là một khuôn mẫu hành vi ăn sâu cần phải vượt qua. Nhờ có Người bố giàu, đây có lẽ là một mô hình chuyển đổi nền tảng sâu sắc nhất mà tôi được trải nghiệm có liên quan đến tiền bạc.
Học một điều mới cần có thời gian bởi vì trong khi hành động cần có suy nghĩ. Khi tích lũy các thành công nhỏ, tôi từ từ cách xa nỗi sợ hãi, sự ám ảnh, sự ức chế, và những ảnh hưởng tiêu cực gieo vào tôi khi còn là một đứa trẻ. Thành công hình thành thói quen mới, cụ thể là cách tôi suy nghĩ về mọi việc. Ở mức độ cơ bản nhất, tôi bán đi những khuôn mẫu suy nghĩ tiêu cực để có được những khuôn mẫu tích cực. Điều đó là vô giá!
Trước khi đọc Dạy Con Làm Giàu, tôi chưa bao giờ thấy vòng quay tiền mặt trong phương trình. Tôi thành thật thú nhận tôi chưa bao giờ nghĩ bất động sản có thể sản sinh ra tiền. Bây giờ, vòng quay tiền mặt không chỉ để đánh giá bất động sản, mà là tài sản nói chung.
Thay vì phản ứng theo bản năng, tôi có phương hướng và sự kiểm soát. Nó giống như ánh sáng chiếu vào trong một căn phòng tối.
ĐÂY LÀ CÁCH TÔI ĐÃ THỰC HIỆN
Tôi đầu tư vào nhiều bất động sản và thành công có được là do tôi luôn làm bài tập ở nhà, cố gắng hết sức tìm hiểu về bất động sản và cảm giác chắc chắn rằng tôi đang có một quyết định sáng suốt (những rủi ro được dự báo trước thay cho những may rủi mù mờ) trước khi mua bất động sản. Tôi nghĩ rằng nhiều người hoặc cảm giác hơi bị quá tải hoặc sợ hãi khi họ cần suy xét nhiều vấn đề cùng lúc. Hầu hết những việc mua bán có vẻ lâu dài của tôi bao gồm rất nhiều sự đánh giá và chú ý đến những xu hướng hay giá trị mà không thể hiện rõ ràng bởi vì chúng không chỉ bao gồm việc đánh giá cao một yếu tố. Tôi đã xây dựng dữ liệu cho tất cả những mục đích sử dụng bất động sản. Tôi phân nhóm các sử dụng mang tính thương mại và sử dụng cho mục đích ở. Và rồi tôi đánh giá nhu cầu dựa trên khu vực và quyết định cái nào có ý nghĩa. Tôi sử dụng những bảng tính để xem xét chi phí và thu nhập, cũng như việc giá cả bất động sản ảnh hưởng như thế nào đối với từng mục đích sử dụng khác nhau. Tiếp theo, tôi tham khảo các giải pháp đã được sử dụng như thế nào và xem có cách nào để cải thiện và tạo thêm giá trị. Nói cách khác, tôi xem cái gì có thể thay đổi vế bán của phương trình và rồi đến vế chi phí. Cách tôi làm bài tập ở nhà được tóm ,tắt như sau: tôi xác định ai, cái gì, như thế nào, khi nào, ở đâu và tại sao.
Đây là một ví dụ. Khoảng 18 tháng sau khi có một biến động mạnh trong thị trường bất động sản ở trung tâm Texas, tôi mua 70 mẫu đất dọc theo con đường cao tốc tây- đông nối hai đường cao tốc chính bắc- nam ngay ngoài Austin.
Giá tôi đề nghị 3.200 đôla/mẫu (đã có người trả giá 7.000 đôla trước khi có biến động nhưng họ đã không bán). Đối với nhiều người bạn và người quen đã bị mất tài sản trong vụ biến động thì giá này là quá tốt. Thậm chí ngân hàng nhiều lần gặng hỏi tôi có chắc chắn hay không và có muốn mua mảnh đất với giá đó. Nhưng tôi biết các đường cao tốc chính sẽ không biến mất và sự kết nối giữa chúng vẫn sẽ quan trọng. Khi nền kinh tế chuyển hướng, việc xây dựng sẽ mở đầu theo hướng của 70 mẫu đất đó. Mặc dù vậy, tôi nhận ra rằng đất đai không phải là một tài sản bởi vì nó điển hình cho vòng quay tiền mặt âm. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn mua mảnh đất đó và trả tiền trong khi chờ đợi một vài vấn đề chính thay dổi. Cảm xúc của tôi hoàn toàn trái ngược. Đôi khi tôi cảm thấy hứng thú khi nghĩ đến phần tiềm năng bề mặt nhưng rồi lại buồn khi mọi người nghĩ tôi điên khùng khi mua mảnh đất đó.
Mảnh đất có mặt tiền ở đường cao tốc phía trước, còn dòng sông và phong cảnh ở phía sau. Mảnh đất ở vị trí quan trọng, là điểm giữa của mạch giao thông chính nam- bắc. Nhưng điều tôi quan tâm là vấn đề nước uống, hay chính xác hơn là vấn đề thiếu nước, một trong những vấn đề ảnh hưởng đến giá trị củả bất động sản dọc theo hành lang này. Trong ví dụ cụ thể này, việc nhận biết tiềm năng phát triển bị giới hạn bởi vấn đề thiếu nước uống. Vì vậy, tôi chú ý và tập trung vào vấn đề ai là ứng cử viên để giải quyết vấn đề này? (Nghĩa là, ai sẽ thu lợi từ việc giải quyết vấn đề?). Khi nào người đó có thể giải quyết được? Bằng cách nào? Trung tâm cấp nước? Sáp nhập thành phố? Giếng cá nhân? (Giải pháp nào sẽ có ý nghĩa về tài chính nhất?)
Vì không có sẵn nước công cộng dọc theo dải đất kéo dài 5 dặm, và giếng nước phải khoan rất sâu mà không bảo đảm về khối lượng hay chất lượng nước, nên những mảnh đất lớn không thể phù hợp cho việc phát triển dân cư dù mức giá hợp lý. Tuy nhiên, tôi biết là vấn đề này tạo cơ hội cho tôi khám phá một điều gì đó, nếu có, có thể là giải pháp cho vấn đề nước uống. Tôi phát hiện một nhóm đầu tư lớn đang có ý định xây dựng một sân golf và một số căn nhà ở phía cuối đường, cách đường khoảng 150m ở phía đối diện với mảnh đất tôi mua. Họ cũng bị vướng mắc vấn đề nước uống. Tôi biết là họ đang thỏa thuận với cả thành phố và trung tâm cấp nước duy nhất khu vực đó để có được nguồn cung cấp nước.
Biết được những thông tin này, tôi cảm thấy giá trị tài sản sẽ nâng cao một khi ống dẫn nước được lắp đặt. Điều này hóa ra là đúng. Mảnh đất có giá trị cao hơn gấp 4 lần khi vấn đề này dược giải quyết! Việc dành thời gian để xác định vấn dề nước uống có được giải quyết hay không, ai giải quyết và khi nào đã giúp thay đổi “sự liều lĩnh” từ “mù mờ” thành “được nhận biết”.
Sau một vài năm khu vực này lại phát triển, do có nhiều công ty kỹ thuật cao chuyển đến. Giá bất động sản lại bắt đầu leo thang. Sự phát triển đẩy giá bất động sản tăng từ 14.000 lên 25.000 đôla/mẫu.
Trong lúc đó, tôi bắt đầu xây dựng 6 tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá và mua bất động sản:
1. Động lực (của người bán hay của tôi). Hãy lấy trường hợp gói hàng 70 mẫu mà thậm chí chưa có trên thị trường. Tôi đã chọn bất động sản dựa trên khu vực và xu hướng phát triển mà tôi biết được. Rồi tôi tìm đến người chủ để đánh giá quan hệ của họ với bất động sản và tìm hiểu những thay đổi tương lai có ảnh hưởng gì đến họ hay không. Và tôi biết được ba chị em thừa hưởng mảnh đất cách đây nhiều năm. Bây giờ, hai chị em còn sống, đều lchoảng 80 tuổi, không còn quan tâm đến việc giữ những mảnh đất này nữa. Vào giai đoạn này, tiền bạc quan trọng hơn đốỉ với họ. Nhưng có nhiều yếu tố khác tác động đến việc mua bán. Người chị lúc đầu từ chối lời đề nghị của tôi. Không nản lòng, tôi cố gắng lần nữa. Trò chuyện với họ, tôi biết là họ không muốn phát triển mảnh đất. Vì vậy, tôi cho họ biết về dự định của tôi, rằng tôi không có ý định phát triển mảnh đất theo cách người khác làm (nghĩa là, xây dựng nhà này trên nhà khác). Dựa trên những phản hồi của họ, tôi biết chúng tôi có thể thực hiện việc mua bán mà sẽ đem lại lợi ích cả hai phía. Tôi nghĩ đây là một trong những vấn đề quan trọng và thiết yếu liên quan đến bất cứ bất động sản nào.
Bất động sản phải đáp ứng yêu cầu của tôi. Và những gì người bán mong muốn phải được xem xét.
2. Điều kiện của bất động sản. Điều này không nằm trong phạm vi hạn hẹp là mảnh đất tốt hay xấu, trơ trọi hay có phong cảnh. Tôi phải xây dựng cái đầu tương đối tốt để biết cái gì là quan trọng, cùng nhiều ý tựởng sáng suốt cho các vấn đề chi phí khác nhau cũng như ý tưởng rõ ràng về việc lựa chọn khu vực (nghĩa là, khu vực thương mại, dân cư hay mục đích sử dụng khác). Ví dụ, một khung cảnh xinh xắn với những ngọn đồi trải dài hãy một dòng sông hay một vườn cây ăn trái có thể là yếu tố có ý nghĩa. Cảnh quang là vấn đề quan tâm của nhiều người.
3. Điều khoản. Là những gì người bán, ngân hàng và tôi mong muốn. Xem xét tiêu chuẩn 1 và 2 nêu trên, các điều khoản có thể được thay đổi để phù hợp với tất cả mọi người liên quan.
4. Vị trí. Tôi biết diều này quan trọng, nhưng vị trí, khi xem xét cùng xu hướng phát triển (đường mới, hướng kinh doanh, sự chuyển đổi dân số…), cho thấy nhiều tiềm năng chưa bộc lộ rõ ràng lúc đó. Ví dụ/nghiên cứu tìm hiểu khu vực cụ thể giúp tôi nhận biết nhu cầu về đất đai ở đó đang gia tăng.
5. Giá cả. Không có gì giống như mua một bất động sản “bán lẻ” tuyệt vời với giá “bán sỉ”. Nhưng cũng như các tiêu chuẩn nếu trên, có nhiều vấn dề khác liên quan đến giá cả.
6. Mối quan hệ. Đây là cái mà Người bố giàu gọi là mạng lưới. Nói chuyện với mọi người, lắng nghe họ nói. Những thông tin về các khu vực sắp tới (tôi nhận ra rằng hãng máy tính Dell đang dự định xây dựng trên một khu vực hào đó, có nghĩa là người ta sẽ tìm kiếm mặt bằng để thuê, nhà mới, và những nơi mua sắm) thường có trong các buổi nói chuyện thông thường.
Dưới đây là ba vụ mua bán bất động sản gần đây ở Austin. Mặc dù dã có được vòng quay tiền mặt hàng năm từ chúng, dựa trên dự đoán của tôi, giá trị tài sản có thể lên đến 310.000 dôla trong vòng 5 năm tới. Thậm chí nếu tốt đẹp hơn, một trong ba mảnh đất sẽ là giao lộ chính khi có hai thay đổi quan trọng về bất động sản trong khu vực. Thay đổi đầu tiên là sân bay khu vực đang mở rộng và xây thêm một đường băng mới. Việc này thay đổi tuyến đường cao tốc chính, và nó sẽ băng ngang mảnh đất. Tôi đã nhận được đề nghị trả gấp đôi số tiền tôi đã mua mảnh đất đó.
Đây là bảng kê chi tiết cho tài sản đầu tiên, một căn hộ đơn lập. Tôi đã mua với giá 134.000 đôla.
Ghi chú: Việc kinh doanh này không đem lại nhiều lợi nhuận nhưng sẽ có tiềm năng về nguồn vốn nếu sau này tôi bán mảnh đất đi. Những bất động sản tương tự trong khu vực đang bán với giá 175.000 đôla.
Tài sản thứ hai, cũng là một căn hộ đơn lập, tôi đã mua với giá 128.000 đôla.
Những tài sản tương tự trong khu vực hiện đang bán với giá 145.000 đôla.
Một nguồn vòng quay tiền mặt hàng tháng hấp dẫn khác có được từ việc mua một nhà chứa máy bay và khu phức hợp văn phòng. Nhà chứa máy bay có khu vực cho thuê; những người chủ hãng máy bay có thể an tâm đậu máy bay phản lực đắt tiền bên trong. Mỗi người chủ sẽ trả khoảng 600 đến 1.000 đôla mỗi tháng tùy theo kích cỡ máy bay. Với số lượng trung bình 10 máy bay, hàng tháng chúng tôi thu được khoảng 8.000 đôla (khoảng 96.000 đôla một năm), từ tòa nhà mà tôi có thể mua với giá dưới 250.000 đôla.
Tôi cho một xưởng cơ khí thuê tòa nhà văn phòng (việc kinh doanh của xưởng này cũng vô tình là việc kinh doanh đầu tiên của tôi). Tôi có thêm thu nhập khoảng 4.000 đô la một tháng (48.000 đôla một năm) với tiền thế chấp khoảng 125.000 đôla từ các văn phòng. (Bằng cách này, tôi phát triển việc kinh doanh với số tiền bán hàng hàng năm đạt đến 7 triệu đôla, trước khi bán việc kinh doanh này đi.)
Sau khi thanh toán chi phí và nợ nần, hai bất động sản này sản sinh vòng quay tiền mặt hàng tháng khoảng 4.300 đôla. Vòng quay tiền mặt từ những tài sản này không chỉ cung ứng đủ chi phí cho chính chúng, mà còn cho cả chi phí của cá nhân tôi.
Ngoài năm việc kinh doanh đó, tôi vẫn còn sở hữu hai: một công ty tư vấn kỹ thuật chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, và công ty kỹ thuật cao mới
– hệ thống truyền thông và quảng cáo cải tiến dựa trên cộng đồng. Bài Bảo vệ tài sản #1 của bạn của Michael Lechter, một trong những nhà tư vấn của Người bố giàu, đã dạy tôi cần bảo vệ tài sản trí tuệ này.
Mục tiêu của tôi năm nay là quản lý việc kinh doanh mới nhất này để nó tạo ra vòng quay tiền mặt dương vào cuối năm. Mục tiêu năm năm tới, kể từ bây giờ, là vòng quay tiền mặt hàng tháng khoảng 50.000 đến 80.000 đôla.
THAY ĐỔI CÁCH NHÌN, CUỘC SỐNG SẼ THAY ĐỔI
Ở mức độ sâu sắc nhất, tôi tin rằng món quà tuyệt vời nhất mà Dạy Con Làm Giàu đem lại là phục hồi được trí tưởng tượng và dộng lực, trước đây bị mất do thất vọng và suy nghĩ tiêu cực. Hãy xem xét diều này: nếu ước mơ được thoải mái về tài chính dường như nằm ngoài thực tiễn và người đó bị ảo giác, thì anh/cô ta sẽ từ bỏ hy vọng đạt được ước mơ đó.
Thật không may, khi nói đến tiền bạc và tài chính, tất cả chúng ta bị bao quanh bởi nhiều người có cái nhìn tiêu cực hơn là tích cực. Thật đáng buồn là khi sự tiêu cực liên tục tăng cao, thì khả năng tưởng tượng bị thu hẹp cho đến khi biến mất. Qua thời gian việc nàỵ sẽ tạo nên sự bi quan, ảnh hưởng đến suy nghĩ, phản ứng và những gì bạn có thể đạt được. Khi điều đó xảy ra, động lực bị mất đi bởi vì không có gì thúc đẩy bạn tiến về phía trước. Không có trí tưởng tượng, không thể đạt được điều gì. Bạn không có những ý tưởng xây dựng tốt là do tâm trí bạn bị nhiễm thói quen xấu. Tôi tin rằng Dạy Con Làm Giàu giúp thu ngắn khoảng cách giữa sự tuyệt vọng và hy vọng thành công bằng cách chuyển ảnh hưởng từ tiêu cực sang tích cực. Nhở đó bạn sẽ sáng tạo, hay tái sáng tạo, một bức tranh tương lai khả thi – và bạn sẽ tiến lên phía trước. Nỗi sợ không làm được một việc gì đó được thay thế bằng một hình ảnh tích cực về những gì bạn có thể làm.
Kiến thức là một sức mạnh! Có thể tập hợp những thông tin tích lũy được theo một hệ thống; phân tích, tìm hiểu, và trình bày chúng theo cách có thể lĩnh hội sẽ tạo thêm giá trị thật sự cho chúng. Người bố giàu đã dạy chúng ta cách tạo thêm giá trị tốt hơn bất cứ tổ chức nào khác.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất tôi nhận được từ Dạy Con Làm Giàu là quan điểm mới về cuộc sống. Niềm đam mê của tôi được thắp lại. Tôi hiểu cuộc sống của tôi sẽ tiếp tục thay đổi ra sao. Tôi học cách tìm kiếm cơ hội mới giống như thế giới chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Sự tự do về tài chính là một thực tế. Hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn đang tồn tại.
Tôi trải nghiệm trực tiếp một trong những ví dụ mạnh mẽ nhất về điều này. Người anh lớn nhất của tôi, đã chuyển ra khỏi phía tây cách đây nhiều năm và làm chủ kinh doanh. Tôi không gần gũi với anh ấy (không phải vì những khác biệt cá tính, mà do gia đình lớn và tuổi tác cách biệt quá nhiều). Trong chuyến viếng thăm gần đây, tôi giới thiệu anh ấy cuốn Dạy Con Làm Giàu – tập 1. Tôi mua tặng anh ấy một cuốn. Chúng tôi ở trong xe hơi, và anh ta bắt dầu đọc lướt qua. Và rồi anh dừng lại, bắt đầu đọc to. Anh nói rằng anh đã đọc nhiều sách về kinh tế nhưng không thật sự hiểu tiền bạc vận hành như thế nào.
Anh liên kết những gì anh ta đang đọc và anh “kết nối” với tôi theo cách mà chúng tôi chưa từng có trước đây. Bây giờ chúng tôi đã tìm thấy một ngôn ngữ chung.
Chúng tôi chia sẻ những gì tôi đã trải qua: sự chuyển đổi tích cực sâu sắc từ những gì tôi có sang những gì tôi muốn có. Bằng cách chia sẻ quan điểm về cuộc sống mà chúng tôi mong muốn, chúng tôi đã rút ngắn khoảng cách cá nhân cùng khoảng cách về tài chính cá nhân.
Tôi biết ai cũng có những thử thách cần vượt qua. Mọi người có thể kể về những đau khổ cá nhân. Chất chứa nhiều suy nghĩ về sự thiếu thốn, u buồn hay bệnh tật sẽ không tốt cho bất cứ ai. Bạn không thể giữ hình ảnh thất bại và mong muốn nó đưa bạn đến thành công. Nhưng, nếu chọn cách này, chúng ta có thể sử dụng kinh nghiệm đau buồn để thúc đẩy chúng ta tiến lên thay vì dùng chúng để ngụy biện cho việc không cố gắng đạt được ước mơ của mình. Suy nghĩ chín chắn nhất về vấn đề tiền bạc mà tôi có thể chia sẻ đúc kết từ kinh nghiệm bản thân và ảnh hưởng từ Dạy Con Làm Giàu là một người phải liên tục sáng tạo, tìm kiếm, và bổ sung giá trị. Tiền bạc chính nó không có lương tâm. Nó không quan tâm gì đến quá trình cá nhân, lý do, hay thử thách cuộc sống. Nếu một người không bổ sung giá trị vào cuộc sống của anh/cô ta, thì cuối cùng tiền bạc cũng rời xa anh/cô ta và sẽ tìm đến những người biết bổ sung giá trị cho cuộc sống của mình.
Tôi đã đạt được nhiều hơn những gì tôi đặt ra (ồ, tôi vẫn chưa gặp Farrah!) . Tôi đang ở độ tuổi giữa 40 và cảm thấy tự tin mình có thể làm nhiều hơn nữa. Mối quan tâm đầu tiên của tôi là tự do đóng góp niềm dam mê cốt lõi cho xã hội. Đối với tôi, tiền bạc rõ ràng không phải là một cảm giác thích thú ghê gớm. Tôi có thể lùi lại và ngắm nhìn những kiến thức mà tôi thu được – giá trị đó đem lại cảm xúc thỏa mãn thật sự. Và tôi cảm thấy đó là nguồn gốc của tất cả mọi điều tốt đẹp.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.