Kinh Dịch Trọn Bộ

QUẺ BÍ



Cấn trên; Ly dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ Bí, Tự quái nói rằng: “Hạp” nghĩa là hợp, các vật không thể hợp lại bằng cách cầu thả, cho nên tiếp đến quẻ Bi. Bí là trang sức, các vật hợp nhau, ắt có văn vẻ,văn vẻ tức là trang sức. Ví như người ta tụ họp thì có dáng dấp lên xuống, các vật tụ họp thì có thứ tự hàng dãy, đó là họp nhau ắt có văn vẻ. Vì vậy, quẻ Bí mới nối quẻ Phệ hạp. Nó là quẻ dưới núi có lửa, núi là cây cỏ trăm vật tụ họp, dưới núi có lửa chiếu lên, cỏ cây phẩm loại đều được chùm trong ánh sáng màu vẻ của nó,đó là cái tượng phần sức, cho nên mới là quẻ Bí.

LỜI KINH

賁亨,小利有攸往.

Dịch âm. – Bí hanh, lợi tiểu hửu du vãng.

Dịch nghĩa. – Quẻ Bí hanh, hơi lợi có thửa đi,

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Các vật có trang sức mới có thể hanh thông, cho nên nói rằng: “Không gốc không đứng, không có văn vẻ thì không làm được, có sự thực mà thêm văn sức, thì có thể hanh. Cái đạo văn sức, có thể thêm phần sáng sủa văn vẻ, chữ nên lợi về sự tiến lên.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Bí là trang sức. Trong quẻ này, một phần tự quẻ Tổn lại, là chất mềm tự hào Ba, lại mà văn sức cho hào Hai, chất cứng tự hào Hai lên mà văn sức cho hào Ba; một phần tự quẻ Ký tế lại, là chất mềm tự hào Trên lại mà văn sức cho hào Năm, chất cứng tự hào Năm lên mà văn sức cho hào Trên. Lại, trong Ly ngoài Cấn, có tượng văn vẻ sáng sủa, ai được phận nấy, cho nên là Bí. Kẻ xem vì nó mềm đến văn sức cho cứng, Dương được Âm giúp, ma có quẻ Ly sáng tỏ ở trong, cho nên là hanh; vì nó cứng lên văn sức cho mềm,mà có quẻ Cán dừng đỗ ở ngoài, cho nên hơi lợi về có sự đi.

LỜI KINH

彖曰:贲亨.

Dịch âm. – Thoán viết: Bí hanh.

Dịch nghĩa. – Lời Thoán nói rằng: Quẻ Bí hanh.

GIẢI NGHĨA

Bản nghĩa của Chu Hy. – Chứ 亨(hanh) ngờ là chữ thừa.

LỜI KINH

柔來而文剛,, 故亨.分剛上而文柔, 故小利有攸祛棄交錯, 天文也.

Dịch nghĩa. – Nhu lai nhi văn cương, cố hanh; phân cương thượng nhi văn nhu, cố tiểu lợi hữu du vãng, thiên văn dã.

Dịch âm. – Mềm lại mà văn sức cho cứng, cho nên hanh; chia cứng lên mà văn sức cho mềm, cho nên hơi lợi có thửa đi, văn vẻ của trời vậy.

GIẢI NGHĨA

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây dùng sự biến đổi của quẻ để thích lời quẻ. Cứng mềm giao nhau là tượng tự nhiên, cho nên gọi là “văn vẻ của trời’ Tiên nho nói rằng: trên chữ 天文 (thiên văn) nên có bốn chữ 柔交錄 (cương nhu giao thác: cứng mềm xen lẫn), lý hoặc như thế.

LỜI KINH

文明以止,人文也.

Dịch nghĩa. – Văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã.

Dịch Ãm. – Văp vẻ sáng sủa để đỗ, văn vẻ của người vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trinh Di. – Quẻ này là tượng trang sức rõ ràng, vì hai thể trên, dưới, cứng, mềm, cùng làm văn sức cho nhau. Thể dưới vốn là quẻ Kiền có chất mềm đến văn sức ở giữa mà thành quẻ Ly. Thể Trên vốn là quẻ Khôn, có chất cứng đến văn sức ở trên mà thành quẻ Cấn, mới là “dưới núi có lửa”,đỗ trong văn vẻ sáng sủa mà thành rỡ ràng. Việc thiên hạ không trang sức thì không làm được, cho nên rỡ ràng thì có thể hanh thông. “Mềm lại văn sức cho cứng, cho nên hanh”,nghĩa là mềm đến văn sức cho cứng mà thành cái tượng văn vẻ sáng sủa. Văn vẻ sáng sủa sở dĩ thành quẻ Bí. Đạo quẻ Bí có thể đến hanh thông, thực bởi trang sức mà có thể hanh thông. “Chia cứng lên mà văn sức cho mềm, cho nên hơi lợi có thửa đi”,nghĩa là chia hào giữa của quẻ Kiền đi văn sức cho hào trên của quẻ Cấn vậy. Các việc bởi văn sức mà thêm thịnh, bởi văn sức mà có thể thực hành, cho nên hơi lợi có thửa đi. Ôi, đi mà lợi được là vì có gổc, Cái đạo bí sức không phải thêm được sự thực, chỉ thêm văn vẻ cho nó mà thôi. Các việc bởi văn sức mà thêm tỏ rõ thịnh vượng, cho nên là “hơi lợi có thửa đi”. Hanh là hanh thông, đi làm tiến thêm. Hai quẻ biến đổi, cùng làm nên cái nghĩa bí sức, thế mà lời Thoán lại chia trên dưới, mỗi quẻ chủ về một việc, là vì quẻ ly sáng sủa có thể đem lại sự hanh, mà nó văn sức cho hào mềm, thì lại có thể tiến lên một ít. Hai câu “Thiên văn dã, văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã” là lời tiếp theo đoạn trên, ý nói: Âm Dương cứng mềm giao nhau,tức là văn vẻ của trời; đỗ trong văn vẻ sáng sủa, tức là văn vẻ của người. “Chỉ” là ở trong văn vẻ sáng sủa.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đoạn này lại lấy đức quẻ mà nói. “Chỉ” là ai được phận nấy.

LỜI KINH

觀乎天文,以察時變.

Dịch âm. – Quan hồ thiên văn, dĩ sát thì biến.

Dịch nghĩa. – Xem chưng văn vẻ của trời, để xét sự biến của các mùa.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Văn vẻ của trời tức là mặt trời mặt trăng ngôi sao sắp bày, rét nắng Âm Dương thay đổi. Xem cuộc vận hành của nó, để xét sự dời đổi của bốn mùa.

LỜI KINH

觀乎人文,以化成天下.

Dịch âm. – Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ.

Dịch nghĩa. – Xem chưng văn vẻ của người, để hóa nên thiên hạ.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Văn vẻ của người tức là thứ bậc của đạo người. Xem văn vẻ của người để giáo hóa thiên hạ, thiên hạ thành được lễ tục, đó là đạo dùng quẻ Bí của đấng thánh nhân.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đoạn này cực nói về sự lớn lao của đạo quẻ Bí.

LỜI KINH

象曰: 山下有火, 賁, 君子以明庶政, 无敢折獄.

Dịch âm. – Tượng viết: Sơn hạ hữu hỏa, Bí, quân tử dĩ minh thứ chính, vô cảm chiết ngục.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Dưới núi có lửa là quẻ Bí, đấng quản tử coi đó mà tỏ mọi chính, không quả cảm về việc đoán ngục.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Núi là chỗ sinh tụ của cỏ cây trăm vật, lửa ở dưới nó mà chiếu lên, mọi loài đều bị chùm trong ánh sáng, đó tức là tượng bí sức. Đấng quân tử coi tượng dưới núi có lửa sáng soi, để sửa rõ mọi chinh, gây nên cuộc trị văn vẻ sáng sủa, mà không quả cảm về việc đoán ngục. Đoán ngục là việc cần phải cẩn thận của kẻ làm vua, há khá cậy về sự sáng của mình mà tự dụng một cách khinh suất? Đây là chỗ dụng tâm của thánh nhân: răn người sâu lắm.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Dưới núi có lửa, ánh sáng không tới chỗ xa. “Tỏ mọi chính” là việc còn nhỏ, “Đoán ngục” là việc đã lớn. Trong quẻ Ly sáng sủa mà ngoài quẻ Cấn ngưng đậu, cho nên lấy tượng như thế.

LỜI KINH

初九:贲其址,舍車而徒,

Dịch âm. – Sơ Cửu: Bí kỳ chỉ, xả xa nhi đồ.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Đầu: Trang sức thửa ngón chân, bỏ xe mà đi không.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín Đầu lấy chất Dương cương, ở thể sáng, ngôi dưới, tức là bậc quân tử có đức cương minh mà phải ở dưới. Đấng quân tử ở chỗ không ngôi, không thể thi thố với thiên hạ, chỉ tự bí sức việc làm của mình làm mà thôi. Ngón chân là lấy về nghĩa ở dưới mà dùng để đi. Cái đạo tu sức của đấng quân tử là phải chính đính những điều mình làm, giữ tiết, ở nghĩa, làm việc không cẩu thả, nếu nghĩa không đáng, thì bỏ xe cộ mà đi không. Sự đó người thường lấy làm thẹn, mà đấng quân tử thì cho là sự văn sức. Bỏ xe mà đi không lại lấy cả về “liền” “ứng” nữa. Hào Đầu liền hào hai mà ứng hào tư, ứng hào Tư là chính đáng, liền hào Hai không phải chính đáng. Hào Chín là bậc cương minh, giữ nghĩa, không gắn liền với hào Hai mà xa ứng với hào Tư, bỏ chỗ dễ mà theo chỗ khó, như bỏ xe mà đi bộ vậy. Giữ tiết nghĩa là sự trang sức của đấng quân tử, cho nên, cái mà đấng quân tử trang sức, tức là cái mà bọn thế tục hổ thẹn, cái mà bọn thế tục quý báu, tức là cái mà đấng quân tử khinh rẻ. Đây lấy việc đi xe đi bộ mà nói, là vì ngón chân với sự đi có nghĩa liên lạc với nhau.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đức cứng thể sáng, tự mình trang sức ở dưới, tức là tượng “bỏ cái xe trái đạo mà yên lòng về sự đi bộ”. Kẻ xem tự xử nên như thế đó.

LỜI KINH

象曰:舍車而徒,義弗乘也.

Dịch âm. – Tượng viết: Xả xa nhi đồ, nghĩa phất thừa dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Bỏ xe mà đi không, nghĩa không nên cưỡi vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Bỏ xe mà đi chân không, là vì, với nghĩa, không có thể cưỡi. Hào Đầu ứng với hào Tư là chính đáng; theo hào Hai là không chính đáng; ở gần, nó bỏ hào Hai là chỗ dễ mà theo hào Tư là chỗ khó, tức là bỏ xe mà đi chân không. Sự trang sức của đấng quân tử, chỉ cốt giữ nghĩa của mình mà thôi.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Sự lấy sự bỏ của đấng quán tử, quyết định bằng nghĩa mà thôi.

LỜI KINH

六二 : 贲其須.

Dịch âm. – Lục Nhị: Bí kỳ tu.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Hai: Trang sức cái râu của mình.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ này mà là quẻ Bí, tuy bởi hai hào biến đổi, mà sự văn vẻ sáng láng là trọng hơn. Hào hai là chủ quẻ Bí, cho nên chủ nói về cách trang sức. Trang sức cho các vật, không thể đổi hết bản chất của nó, chỉ nhân bản chất của nó mà tô điểm thêm, cho nến mới lây nghĩa của cái râu. Râu là một vật theo mép mà động. Động đậy hay dừng đậu quan hệ ở cái mà nó bám vào, cũng như thiện ác không bởi trang sức mà ra. Sự văn vẻ sáng sủa của hào Hai chỉ là trang sức mà thôi, còn thiện hay ác là ở bản chất của nó.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Hai lấy chất Âm nhu ở chỗ trung chính, hào Ba lấy chất Dương cương mà được chỗ chính, đều không có kẻ ứng cùng, cho nên hào Hai phụ vào hào Ba mà động, có tượng trang sức cái râu. Kẻ xem nên theo người trên Dương cương mà động.

Lời bàn của Tiên Nho. – Chu Hán thượng nói rằng: Lông ở mép là râu. Từ hào Ba đến hào Trên có hình cái mép, hào Hai ở dưới mép là Tượng cái râu. Hào Hai là hào cứng mềm trang sức cho nhau, ấy là trang sức cái râu. Văn vẻ không thể bỗng không sinh ra, râu mọc ở mép, máu thịnh thì nó rậm tốt, máu suy thì nó thưa gầy, râu là vật để trang sức cho cái mép vậy.

LỜI KINH

象曰:贲其須,與上興也.

Dịch âm. – Tượng viết: Bí kỳ tu, dữ thượng hưng dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Trang sức cái râu của mình, cùng trên dấy vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Lấy cái râu làm Tượng tức là bảo nó cùng với hào Trên cùng dấy lên vậy. Theo người trên mà động, động đậy hay dừng đậu, quan hệ ở cái nó bám vào, cũng như tô điểm cho vật nào, chỉ nhân chất của vật ấy mà trang sức thêm thiện hay ác là ở cái chất của nó.

LỜI KINH

九三:贲如,濡如,永貞吉.

Dịch âm. – Cửu Tam: Bí như, nhu như, vĩnh trinh, cát.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Ba: Rõ ràng vậy,bóng mượt vậy; mãi mãi chính bền tốc.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Ba ở chỗ văn vẻ sáng sủa cùng tột, với hai hào Âm Hai, Tư xen nhau, trang sức cho nhau, ấy là cuộc trang sức thịnh vượng, cho nên gọi là “bí như”, “như” là tiếng đệm vậy. Trang sức thịnh vượng, ánh vẻ nhuần mượt, cho nên nói rằng: “nhu như”. “Vĩnh trinh cát” nghĩa là hào Ba với hào Hai hào Tư không phải chính ứng, vì liền nhau mà thành trang sức cho nhau, cho nên phải răn nhau bằng sự thường thường trinh chính mãi mãi. Bí là trang sức cái việc bí sức, khó được thường thường, cho nên dài lâu chính bền là tốt.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Một hào Dương ở giữa hào Âm, được sự trang sức của nó mà nhuần mượt vậy. Nhưng mà không thể đắm đuối ở nơi vẫn yên, cho nên răn phải lâu dài chính bền.

LỜI KINH

象曰: 永貞之吉, 終莫之陵也.

Dịch âm. – Tượng viết: Vĩnh trinh chi cát, chung mạc chi lăng dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Lâu dài chính bền mà tốt, là vì không gì lấn nó.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Trang sức mà không thường thường và không đính chính, người ta sẽ lấn nhờn, cho nên nói rằng có thể lâudài chính đính thì tốt. Sự trang sức của nó đá thường thường và chính đính, ai lấn được nó?

LỜI KINH

六四:贲如,播如,白馬翰如,匪底,婚媾.

Dịch âm. – Lục Tứ: Bí như, phan như, bạch mâ hản nhưĩ Phì khấu, hôn câu.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Tư: Rỡ ràng vậy, phơ phơ vậy, ngựa trắng có cánh vậy. Chẳng phải giặc, dâu gia.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Tư với hào Đầu là chính ứng, trang sức cho nhau, đáng lẽ có vẻ rỡ ràng. Vì bị hào ngăn cách cho nên không được trang sức cho nhau mà thành vẻ phơ phơ. Phơ phơ là trắng, tức là chưa được rỡ ràng. Ngựa là vật ở dưới mà động, chưa được rỡ ràng, cho nên nói là “ngựa trắng”; chí theo chính ứng của nó như bay, cho nên nói rằng “dường có cánh vậy’; chẳng bị hào Chín Ba là kẻ giặc thù ngăn cách, thì cuộc dâu gia sẽ được thỏa tình thân nhau. Cái mà mình cưỡi và động ở dưới là tượng con ngựa. Hào Đầu với hào Tư là chính ứng, sau chót ắt được thân nhau, có điều lúc đầu bị nó ngăn cách mà thôi.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Phơ phơ là trắng, ngựa là con vật người ta cưỡi lên, người trắng thì ngựa cũng trắng. Hào Tư với hào Đầu là kẻ trang sức cho nhau, nhưng bị hào Chín Ba ngăn cách mà không được thỏa, cho nên có vẻ phơ phơ, mà chí đi tìm của nó kíp như cánh bay. Song hào Chín Ba là bậc cương chính, không phải kẻ làm giặc, chỉ là tìm người dâu gia mà thôi, cho nên tượng nó như thế.

Lời bàn của Tiên Nho. – Vương Đại Bảo nói rằng: Phơ phơ là vẻ tóc bạc. Hào mềm trang sức hào mềm, Âm thịnh Dương suy, là tượng phơ phơ.

LỜI KINH

象曰:六四當位,疑也.匪寇婚媾,終無尤也.

Dịch âm. – Tượng viết: Lục tứ đương vị, nghi dã; phỉ khấu, hôn cấu, chung vô vưu dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Sáu Tư đương ngôi, đáng ngờ vậy; chẳng phải giặc, dâu gia, sau chót không oán vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Tư và hào Đầu xa nhau mà hào Ba xen ở khoảng giữa, đó là cái ngôi nó ở đáng nghi ngờ. Tuy bị hào Ba là kẻ giặc thù ngăn cách, không được thân với dâu gia, nhưng mà chính ứng của nó lý ngay, nghĩa thẳng, sau chót ắt được hợp nhau, cho nên nói rằng: “Không oán hận. Sau chót vẫn được trang sức cho nhau, nên không oán hận”.

Bản nghĩa của Chu Hy. – “Đương vị nghi” nghĩa là cái ngôi nó ở đáng ngờ. “Sau chót khống oán hận” ý nói nếu giữ chính đính mà không cùng với, thì cũng không có sự lo khác.

LỜI KINH

六五:贲于丘囷,系$更吝,终吉.

Dịch âm. – Lục Ngũ: Bí vu khâu viênt thúc bạch tiên tiên, lận chung cát.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Năm: Trang sức ở gò vườn, bó lụa mỏng hẹp, đáng tiếc, sau chót tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Sáu Năm lấy chất Âm mềm, liền sát với hào Chín Trên, là bậc hiền giả Dương cứng, Âm liền với Dương, lại không vướng mắc, tức là kẻ ứng theo nó, nhận sự trang sức của Hào Chín trên. Từ xưa đặt chỗ hiểm để giữ nước, cho nên thành lũy phần nhiều tựa vào gò đống, gò chỉ về chỗ ở ngoài mà gần, và cao; các đất vườn tược, rất gần thành ấp cũng là chỗ ở ngoài mà gần. Gò vườn là chỗ ở ngoài mà gần, chỉ về hào Chín Trên. Hào Sáu Năm tuy ở ngôi vua, mà tài Âm nhu không đủ tự giữ, nó cùng hào Trên là bậc Dương cương liền nhau mà chí cố theo, được kẻ ở ngoài trang sức cho nó, ấy là trang sức ở nơi gò vườn. Nếu biết phận sự trang sức của hào Chín Trên mà chịu để nó sửa nén, như một bó lụa chia mảnh, thì tuy chất nó mềm yếu, không thể tự làm cho mình, đành là đáng tiếc, nhưng biết theo người, để nên công cuộc trang sức, thì sau trót cũng đượt tốt. “Tiên tiên” là trạng thái của sự xẻo cắt chia xé. Lụa khi chưa dùng thì bó lại cho nên gọi là bó lụa, đến khi chế làm áo mặc, ắt phải xẻo cắt chia xé thành từng mảnh nhỏ. Bó lụa ví với bản chất hào Năm, “tiên tiên” là chỉ về sự bị người xẻo cắt mà thành đồ dùng.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Sáu Năm là hào mềm giữa, làm chủ sự trang sức, dầy gốc, chuộng thật, được đạo trang sức, có tượng gò vườn. Nhưng vì tính Âm bủn xẻn, cho nên có tượng bó lụa nông nhỏ. Bó lụa là vật mỏng mảnh, “tiên tiên” là ý nông nhỏ, người mà như thế, tuy dáng thẹn tiếc, nhưng theo lễ,xa xỉ thà tằn tiện còn hơn,- vì vậy sau chót được tốt.

LỜI KINH

象曰:六五之吉,有喜也.

Dịch âm. – Tượng viết: Lạc ngũ chi cắt, hữu hỷ dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của hào Sáu Năm, có sự mừng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Biết theo người để làm cho thành công cuộc trang sức mà hưởng sự tốt đẹp của nó, thế là có sự mừng.

LỜI KINH

上九:白贵,無咎.

Dịch âm. – Thượng Cứu: Bạch bi, vô cữu.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Trên: Trang sức bằng màu trắng, không lỗi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín Trên là chỗ cùng cực của sự trang sức, trang sức cùng cực thì lỗi về đường văn hoa giả dối, chỉ duy có thể trang sức bằng cách mộc mạc thì không có lỗi. Trắng tức là mộc mạc. Chuộng vẻ chất phác mộc mạc, thì không bị mất cái vốn chân thật của mình. Gọi là chuộng vẻ mộc mạc, không phải là không trang sức, đừng để văn hoa lấp mất sự thật mà thôi.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Trang sức cùng cực quay về chỗ gốc, trở lại cái không màu vẻ, ấy là kẻ khéo chữa lỗi, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.

LỜI KINH

象曰:白賁無咎,上得志也.

Dịch âm. – Tượng viết: Bách bí vô cữu, thượng đắc chí dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: trang sức bằng màu trắng, không lỗi, ở trên mà đắc chí vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Trang sức bằng màu trắng mà không có lỗi, ví nó ở trên mà đắc chí. Hào Chín Trên mà là đắc chí vì nó ở trên mà làm văn vẻ cho kẻ mềm, dựng lên công cuộc trang sức. Ông vua Sáu Năm lại phải chịu sự trang sức của nó, cho nên tuy nó ở chỗ không ngôi mà thực làm chủ công cuộc trang sức, thế là đắc chí; lẽ đó khác hẳn những hào cùng tột quẻ khác. Đã ở trên mà đắc chí lại ở vào chỗ trang sức cùng cực thì sẽ có lỗi về đường văn hoa giả dối mất cả sự thật, nên phải răn rằng chất phác mộc mạc thì không có lỗi, nghĩa là sự trang sức không thể thái quá vậy.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.