Kinh Dịch Trọn Bộ
QUẺ CỔ
☶Cấn trên ; ☴ Tốn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Quẻ Cổ, Tự quái nói rằng: Kẻ dùng sự vui theo người, ắt phải có việc, cho nên tiếp đến quẻ Cổ[1]. Đó là vâng theo nghĩa của hai quẻ kia[2] mà làm thứ ba. Ôi vui đẹp để theo người, ắt phải có việc, nếu không có việc thì vui gì theo gì? Vì vậy, quẻ cổ mới nối quẻ Tùy. Cổ tức là việc. Nó là quẻ ở dưới núi có gió. Gió ở dưới núi, gặp núi mà lật lại, thì các vật rối loạn, đó là tượng cổ. Chữ “cổ” nghĩa là nát loạn, mặt chữ #, (trùng: sâu bọ) và #(mãnh: cái chậu). Trong chậu có bọ, là nghĩa cổ hoại. Truyện của họ Tạ nói rằng: “Gió lạc núi, con gái làm mê hoặc con trai”. Lấy người trưởng nữ[3] mà chịu ở dưới kẻ thiếu nam[4] là loạn về tình. Gió gặp núi mà lộn lại, các vật đều rối loạn, là Tượng có việc. Đã rối loạn mà phải trị lại, cũng là việc. Nói về lượng quẻ, thì cái Tượng đó là vật làm thành sự cố. Nói về tài quẻ, thì là cái tai để trị việc cổ.
LỜI KINH
蠱元亨,利涉大川,先甲三曰,後甲三曰.
Dịch âm. – Cổ nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên, tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.
Dịch nghĩa. – Quẻ Cổ cả, hanh, lợi về sang sông lớn. Trước giáp ba ngày, sau giáp ba ngày.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Đã loạn thì có lý lại trị, từ xưa, cuộc trị ắt nhân cuộc loạn, cuộc loạn thì mở ra cuộc trị, là lẽ tự nhiên. Như tài quẻ này, dùng để trị cuộc loạn, thì có thể đem đến sự cả hanh. Sự lớn nhất trong cuộc loạn là phải vượt qua sự gian nan hiểm trở của đời, cho nên nói là “lợi về sang sông lớn”. Giáp là chữ đầu của hàng can, là buổi đẩu của công việc, tức là mối của các việc. Cách trị cuộc cổ, phải nghĩ ngợi trước sau ba ngày. “Trước giáp” là trước lúc đó xem xét tại sao mà thế, “sau giáp” là sau lúc đó, lo rằng sắp sửa đến thế. Một ngày hai ngày, đến ba ngày, ý nói lo cho sâu mà suy cho xa. Xét xem tại sao như thế, thì biết cách để cứu chữa, lo rằng sắp sửa đến thế, thì biết mẹo để phòng bị. Khéo cứu chữa thì tệ trước có thể cải cách; khéo phòng bị thì lợi sau có thể lâu dài. Đó là phương pháp của đấng thánh vương đời xưa làm mới thiên hạ mà để lại cho đời sau. Những người trị cuộc cổ loạn sau này, không rõ cái ý trước giáp sau giáp của đấng thánh nhân, lo nông mà làm việc gần, cho nên nhọc về cứu đời mà loạn không khỏi; công chưa thành mà tệ đã sinh rồi.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Cổ là nát hỏng đến cực điểm mà phải có việc. Quẻ đó Cấn cứng ở trên, Tái mềm ở dưới, trên dưới không dưới không giao với nhau, dưới mềm nhún mà trên cẩu thả dừng dậu, cho nên là cổ. Cổ là nát hỏng cực điểm, loạn rồi thì phải lại trị, cho nên lời Chiêm của nó là cả hanh mà lợi về sang sông lớn. Giáp là đầu của các ngày, mối của các việc. Trước giáp ba ngày là tân, sau giáp ba ngày là định. Việc trước đã quá mức mà sắp hỏng, thì có thể tự làm mới ra, để làm manh mối cho việc sau là không đến hỏng quá; việc sau đương bắt đầu mà hãy còn mới, thì nên hết ý đinh ninh, để chừa cái lỗi của việc trước mà không để cho đến nỗi chóng hỏng. Lời răn của thánh nhân sâu lắm.
Lời bàn của Tiên Nho. – Hồ Vân Phong nói rằng: Mấy chữ “Tiên giáp, hậu giáp”, mỗi người chú giải một khác. Tôi thì cho rằng: Quẻ Cổ do ở Tốn Cấn thành ra, nên theo Tốn Cấn mà coi. Trong hình vẽ tiên thiên, giáp ở phương Đông, từ giáp kể ngược, qua ba ngôi Ly, Chấn, Khôn, thì được Cấn, đó là “trước giáp ba ngày”; từ giáp kể xuôi, qua ba ngôi Ly, Đoái, Kiền thì được Tốn, đó là “sau giáp ba ngày”…
LỜI KINH
彖曰:蠱剛上而柔下,巽而止,蠱.
Dịch âm. – Thoán viết: Cổ, cương thượng nhi nhu hạ, tốn nhi chỉ, cổ.
Dịch nghĩa. – Lời Thoán nói rằng: Quẻ Cổ, cứng lên mà mềm xuống, nhún mà đậu, là quẻ Cổ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Lấy nghĩa quái biến và hai thể của quẻ mà nói, thì cứng trên mà mềm dưới, nghĩa là hào Chín Đầu của quẻ Kiền lên làm hào Chín Trên, hào Sáu Trên của quẻ Khôn xuống làm hào Sáu Đầu. Dương cương là kẻ tôn mà ở trên, nay đi ở trên, Âm nhu là kẻ ty mà ở dưới, nay đến ở dưới, trai tuy trẻ mà ở trên, gái tuy lớn mà ở dưới, tôn ty được chính đính, trên dưới thuận lẽ, đó là đạo trị cuộc cổ. Do ở cứng đi lên mềm đi xuống, biến làm Cấn Tốn, Cấn là ngừng đậu, Tốn là xuôi thuận, dưới nhún mà trên đậu, ấy là ngừng đậu trong sự nhún thuận. Lấy đạo nhun thuận mà trị cuộc cổ, cho nên cả hanh.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây là thể quẻ, sự biến đổi của quẻ và đức qué để thích nghĩa tên quẻ. Nghĩa là nhir thế, thì cái mối tệ chứa lại mà đến cổ loạn.
LỜI KINH
蠱元亨,而天下治也.
Dịch âm. – Cổ nguyên hanh nhi thiên hạ trị dã.
Dịch nghĩa. – Quẻ cổ cả hanh mà thiên hạ trị vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Cái đạo trị cuộc cổ, như tài quẻ này thì cả hanh mà thiên hạ trị. Kẻ trị cuộc loạn, nếu biết khiến họ nghĩa tôn ty trên dưới được đâu vào đó, kẻ dưới thì nhún thuận, kẻ ở trên, biết ngừng đậu chỉnh tề, những việc sắp đặt, đều phải đậu trong sự thuận, thì cuộc cổ loạn nào mà không trị nổi? Đạo đó rất phải mà hanh, như thế thì thiên hạ trị.
LỜI KINH
利涉大川,往有事也.
Dịch âm. – Lợi thiệp đại xuyên, văng hữu sự dã.
Dịch nghĩa. – Lợi về sang sông lớn, đi có việc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Đương lúc thiên hạ nát loạn, nên vượt qua sự gian hiểm mà đi, để giúp cho đời, đó là đi có việc.
LỜI KINH
先曱三曰,後曱三日,終則有始,天行也.
Dịch âm. – Tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật, chung tắc hữu thủy, thiên hành dã.
Dịch nghĩa. – Trước giáp ba ngày, sau giáp ba ngày, chót thì có đầu, cuộc vận hành của trời đất vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. – Ôi, có đầu thì ắt có chót, đã chót thì ắt có đầu, đó là đạo trời. Đấng thánh nhân biết đạo chót, đầu, cho nên có thể suy nguyên lúc đầu mà xét cái lẽ tại sao mà thế, rút lại lúc chót mà ngừa cái sự sắp sửa đến thế, trước giáp sau giáp mà lo, cho nên có thể trị cuộc cổ loạn mà đem đến sự cả hanh.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây là thích về lời quẻ. Trị cuộc cổ mà đến hanh, thì cái tượng loạn mà lại trị. Chót cuộc loạn, là đầu cuộc trị, vận trời như thế.
LỜI KINH
象曰:山下有風,盛.君子以振民育德.
Dịch âm. – Tượng viết: Sơn hạ hữu phong, Cổ, quân tử dĩ chấn dân dục đức.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Dưới núi có gió, là quẻ Cổ, đấng quân tử coi đó mà nhức[5] dân nuôi đức.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Dưới núi có gió, gió gặp núi mà lộn lại, các vật đều tán loạn, cho nên là Tượng “có việc”. Đấng quân tử coi Tượng “cóviệc” để nhức giúp cho dân, gây nuôi đức mình, ở mình nuôi đức, ở thiên hạ thì giúp dân, việc của đấng quân tử, không gi lớn hơn hai điều ấy.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Dưói núi có gió, các vật hư hỏng mà có việc rồi, mà việc, không gì lớn hơn hai điều ấy (nhức dân nuôi đức) đó là đạo trị mình, trị người.
LỜI KINH
初六: 幹父之蠱, 有子, 考无咎, 厲, 終吉.
Dịch âm. – Sơ Lục: Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô cữu, lệ, chung cát.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Đầu: Cán đáng cuộc cổ của cha, có con, cho không lỗi, nguy ! Sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Sáu Đầu tuy ở ngôi rất thấp, nhưng bởi nó mà thành quẻ, có nghĩa là chủ. Ở trong, ở dưới mà làm chủ, đó là con cán đáng cuộc cổ của cha. Cái đạo cán đáng cuộc cổ của cha, hễ làm nổi việc thì là có con mà người cha được không lỗi. Nếu không thế, thì là làm lụy cho cha, cho nên ắt phải lo sợ, gắng gỏi thì được trọn tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Cán là gốc, như cái gốc cây, cành lá bám vào mà đứng. Cổ là việc đã hỏng của tiền nhân, cho nên các hào đều có Tượng cha mẹ. Người con có thể cán đáng những việc hỏng, thì nó sức trị mà nhức dậy. Hào Sáu Đầu cuộc cổ chưa sâu mà việc dễ xong, cho nên lời Chiêm của nó là: có con mà trị sự cổ thì người cha không lỗi, nhưng cũng nguy rồi. Răn kẻ xem như thế. Lại biết là nguy mà hay răn, thì được trọn tốt.
Lời bàn của Tiên Nho. – Phan Qua Sơn nói rằng: Trình truyện nói “Hào Đầu ở trong mà ở dưới, cho nên lấy Tượng con cán đáng sự cổ của cha”. Bản nghĩa nói “cổ là việc đã hỏng của tiền nhân cho nên các hào đều nói con cán đáng sự cổ của cha”. Nếu như thuyết của thày Trình, thì chỉ dùng hào Đầu là thông, với các hào khác đều không chạy. Thuyết của Bản nghĩa thì với các hào đểu thông.
LỜI KINH
象曰:巧父之蠱,意乘考也.
Dịch âm. – Tượng viết: Cán mẫu chi cổ, ý thừa khảo dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Cán đáng sự cổ của cha, ý vâng cha vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Cái đạo con cán đáng sự cổ của cha, là do ý mình vâng nhận công việc của cha, cho nên đối với việc đó bằng cách cung kính, để đặt cha vào chỗ không lỗi, thường thường mang lòng lo sợ gắng gỏi, thì sau chót được tốt, hết lòng thành với việc của cha, đó là đạo tốt.
LỜI KINH
初九: 官有渝, 貞吉, 出門交有功.
Dịch âm. – Cửu Nhị: Cán mẫu chi cổ, bất khả trinh.
Dịch âm. – Hào Chín Hai: Cán đáng sự cổ của mẹ, không thể trinh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Chín Hai và hào Dương cương, bị hào Sáu Năm ứng với, đó là lấy tài Dương cương, ở dưới mà cáng đáng việc Âm Nhu ở trên, cho nên lấy việc con cán đáng sự cổ của mẹ làm nghĩa. Bề tôi Dương cương, giúp vua nhu nhược, nghĩa cũng gần thế. Hào Hai là thể Tốn mà ở chỗ mềm thuận, nghĩa đó là đạo con cán đáng sự cổ của mẹ. Ôi con với mẹ cần nên lấy đạo mềm thuận mà dẫn giúp người, khiến cho người hợp với nghĩa. Mẹ có sự không thuận mà đến hỏng nát, thì là tội của con, há lại không có cách nào ung dung khuyên can được sao? Nếu cứ thẳng đạo Dương cương của mình mà uốn nắn một cách vội vàng, thì tổn đến ơn, sẽ hại lớn lắm, mà cũng không ăn thua gì. Cốt ở uốn mình, hạ ý, nhún thuận đón đưa, khiến mẹ thân được chính đính, việc được xong xuôi mà thôi, cho nên nói rằng “không thể trinh” nghĩa là không thể cố hỹ hết đạo Dương cương của mình, như thế mới là trung đạo. Đâu lại có thể khiến mẹ làm việc rất cao? Bằng với ông vua nhu nhược, thì kiệt lòng thành, hết lòng trung, đưa cho họ đến trung đạo là được rồi. Đâu lại có thể khiến họ làm chuyện lớn lao?
Bản nghĩa của Chu Hy. – Chín Hai là hào cứng giữa, trên ứng với hào Sáu Năm, đó là tượng con cán đáng sự cổ của mẹ mà được vừa phải. Là kẻ cứng vâng theo kẻ mềm mà trị sự hỏng của kẻ ấy, cho nên lại rằng không thể kiên trinh.
LỜI KINH
象曰: 官有渝, 從正吉也, 出門交有功, 不失也.
Dịch âm. – Tượng viết: Cán mẫu chi cổ, đắc trưng đạo dã.
Dịch ngỉua. – Lời Tượng nói rằng: Cán đáng sự cổ của mẹ, được trung đạo vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Được trung đạo mà không quá cứng, đó là kẻ cán đáng sự cổ của mẹ rất khéo.
LỜI KINH
九三:乾父之蠱,小有悔,無大咎.
Dịch âm. – Cửu Tam: Cán phụ chi cổ, tiểu hữu hối, vô đại cữu.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Ba: Cán đáng sự cổ của cha, hơi có ăn năn, không có lỗi lớn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Ba lấy tài Dương cương, ở trên thể dưới, tức là kẻ chủ trương cán đáng. Con cán đáng sự cổ của cha mà lấy chất Dương ở chỗ cứng mà không giữa, đó là cứng quá. Nhưng vì nó ở thể Tốn, tuy là cứng quá mà không phải là không thuận. Thuận là gốc của việc thờ đấng thân, lại được ở chỗ đính chính, cho nên không có lỗi lớn. Là tài Dương cương, có thể cán đáng được việc, tuy vì cứng quá mà có ăn năn nho nhỏ, sau chót vẫn không có sự lỗi to.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Quá cứng mà không giữa, cho nên hơi có ăn năn. Ở thể Tốn mà được chính đính, cho nên không có lỗi lớn.
LỜI KINH
象曰:乾父之蠱,終無咎也.
Dịch âm. – Tượng viết: Cán phụ chi cổ, chung vô cữu dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Cán đáng sự cổ của cha, trọn không lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Lấy tài hào Ba, cán đáng sự cổ của cha, tuy hơi có ăn năn, rút lại, không có lỗi lớn. Bởi vì nó có đức tính cương đoán, có thể cán đáng, không mất sự chính đính, mà có nhún thuận, vì vậy, sau chót không lỗi.
LỜI KINH
六四:裕父之盎,往見吝.
Dịch âm. – Lục Tứ: Dụ phụ chi cổ, vãng kiến lận.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Tư: Rộng rãi với sự cổ của cha, đi thấy tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Tư là hào Âm, ở ngôi Âm, tức là mềm thuận, vì nó ở được chỗ chính, cho nên là kẻ rộng rãi để xử với việc của cha. Ôi cái tài mềm thuận mà ở chỗ chính, chỉ có thể theo thường tự giữ mà thôi. Nếu đi cán đáng những việc quá thường, thì không làm nổi mà thấy tiếc. Là bậc Âm nhu mà không kẻ ứng giúp, đi thì làm nên cái gì?
Bản nghĩa của Chu Hy. – Là hào Âm ở ngôi Âm, không thể làm việc, đó là tượng rộng rãi để chỉ sự cổ. Như thế sự cổ sẽ mỗi ngày một sâu, cho nên đi thì thấy sự đáng tiếc. Răn kẻ xem không thể như thế.
LỜI KINH
象曰:裕父之蠱,往未得也.
Dịch âm. – Tượng viết: Dụ phụ chi cổ, vảng vị đắc dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Rộng rãi với sự cổ của cha, đi chưa được vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Lấy tài, hào Tư, giữ mực thường, ở thì rộng rãi, thì có thể được, muốn có thửa đi, thì chưa được.
LỜI KINH
六五:乾父之蠱,用誊.
Dịch âm. – Lục Ngữ: Cán phụ chi cổ, dụng dự.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Năm: Cán đáng sự cổ của cha, dùng nhen.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. – Hào Năm ở ngôi tôn, lấy chất Âm nhu, gánh việc ông vua, mà dưới ứng với hào Chín Hai, đó là biết dùng bề tôi Dương cương. Tuy là ở dưới ứng với người hiền Dương cương mà nương tựa vào người ta, nhưng mình thật là hạng Âm nhu, cho nên không thể làm việc mở đầu, mở nền, vâng nhận nghiệp cũ thì được. Vì vậy mới là cán đáng sự cổ của cha.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hặo mềm ở gỉữa, ở ngôi tôn, mà hào Chín Hai lấy đức vâng theo. Dùng cách đó mà cán đáng sự cổ, có thể đem lại tiếng tăm, cho nên Tượng, Chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰:乾父用参,乘以德也.
Dịch âm. – Tượng viết: Cán phụ dụng dự, thừa dĩ đức dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Cán đáng cho cha, dùng vâng lây đức vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Cán đáng sự cổ cho cha, mà được có tiếng khen tốt, là vì người hiền ở dưới vâng giúp cha mình bằng đức cương trung.
LỜI KINH
上九:不事王侯,高尚其事.
Dịch âm. – Thượng Cửu: Bất sự vương hầu, cao thượng kỳ sự.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Trên: Chẳng thờ tước vương tước hầu, cao nâng thửa việc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Chín Trên ở cuối quẻ cổ, không có hệ ứng ở dưới, ấy là ở ra ngoài việc, nhằm chỗ không có việc gì. Là bậc có tài cương minh, không có ứng viện, mà ở vào chỗ không có việc gì, đó là những đấng hiền nhân quân tử, không gặp thời, mà cao khiết tự giữ, không bận bịu về việc đời vậy. Cho nên nói rằng: “Không thờ tước vương hầu, cao thượng thửa việc”. Người đời xưa đã làm như thế, tức là Y Doãn. Thái Công Vọng lúc đầu là bọn Tăng Tử Tử Tư đó vậy. Đã không chịu huấn đạo để theo thời, không được thi thố với thiên hạ, thì tự làm cho thân mình hoàn thiện tôn cao gốc nâng việc mình, giữ vững chí tiết của mình mà thôi. Kẻ sĩ mà tự cao thượng không phải chỉ có một lối. Có người ôm mang đạo đức, không gặp thời mà cao khiết tự giữ, có người biết đạo “thôi đủ”, lui về giữ mình; có người lường tài đo phận, yên một bề không cầu ai biết đến mình; có người thanh giới tự giữ, không sá chi việc thiên hạ, riêng giữ thân mình sạch sẽ thì thôi. Cảnh ở tuy có được, lỗi, lớn, nhỏ, khác nhau, nhưng mà đều là tự mình “cao nâng thửa việc” tất cả. Lời Tượng bảo là “chí đáng làm phép”, ấy là tiến lui hợp với đạo vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Dương cương ở ngôi trên, tức là kẻ ở ngoài việc, cho nên tượng nó là thế, mà lời Chiêm và lời răn đều ngụ ở bên trong.
LỜI KINH
象曰:予事王侯,志可則也.
Dịch âm. – Tượng viết: Bất sự vương hầu, chí khả tắc dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Chẳng thờ tước vương, tước hầu, chí đáng làm phép vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Như hào Chín Trên ở ra ngoài việc, không bện bịu về việc đời, không làm tôi thờ phụng tước vương tước hầu. Đó là kẻ tiến lui theo đạo, dùng bỏ tùy thời? Không phải người hiền, đâu được như thế? Cái chí của nó vẫn giữ, thật đáng làm phép tắc vậy.
Chú thích:
[1] Chữ 蠱 (cổ) có nghĩa là giống bọ nuôi để hại người lại có nghĩa là làm mê hoặc người ta.
[2] Chỉ về hai quẻ Dự, Tùy.
[3] Là quẻ Tốn.
[4] Là quẻ Cấn.
[5] Tức là nhắc nhở, như nói phấn chấn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.