Kinh Dịch Trọn Bộ
QUẺ LÝ
Kiền trên;Đoái dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Quẻ Lý[1]. Tự Quái nới rằng: Người ta chứa họp rồi mới có lẽ, cho nên tiếp đến quẻ Lý. Ôi, người ta họp lại, thì có lớn nhỏ, cao thấp, tốt xấu khác nhau, đó là người ta chứa họp, rồi mới có lễ, vì vậy quẻ Lý mới nối quẻ Tiểu súc. Lý tức là lễ, lễ là cái cái mà người ta xéo lên[2]. Nó là quẻ trời nên chằm dưới, trời mà ở trên, chằm mà ở dưới, đó là phận trên dưới, là nghĩa tôn ty, lẽ phải như thế. Lễ là gốc của đạo làm người và là con đường người ta thường thường xéo lên, cho nên mới là quẻ Lý. Lý nghĩa là giầy, là bị giầy…Là kẻ mềm yếu mà giầy lên kẻ cứng mạnh cho nên là Lý. Không nói cứng giầy lên mềm mà nói mềm giầy lên cứng, là vì kẻ cứng cưỡi lên kẻ mềm tức là lẽ thường, không đáng nói. Cho nên trong Kinh Dịch chỉ nói kẻ mềm cưỡi kẻ cứng, không nói kẻ cứng cưỡi kẻ mềm.
LỜI KINH
履虎尾, 不哇人, 亨.
Dịch âm. – Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh!
Dịch nghĩa. – Xéo đuôi cọp, không cắn người, hanh!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Quẻ Lý là đường người ta vẫn xéo, trời ở trên mà chằm ở dưới, lấy kẻ mềm bị gìầy xéo với kẻ cứng, trên dưới đều đúng nghĩa, là việc rất thuận, lẽ rất đáng, người ta cứ thế mà đi, tuy xéo vào chỗ nguy hiểm cũng không hại gì, cho nên xéo lên đuôi cọp mà không bị cắn, vì vậy mớihanh được.
Bản nghĩa của Chu Hy.- Đoái cũng là tên quẻ ba vạch, một vạch Âm hiện ở trên hai vạch Dương, cho nên đức nó là đẹp lòng, Tượng nó là chằm. “Lý” nghĩa là cố chỗ noi theo mà lên, Đoái mà gặp Kiền tức là hòa thuận đẹp lòng để theo sau kẻ cứng mạnh, có Tượng “xéo lên đuôi cọp mà không bị cắn”, cho nên quẻ Lý nó là Lý mà Chiêm thì thế. Người ta có thể như thế thì tuy ở chỗ hiểm nghèo cũng không hại gì.
LỜI KINH
象曰:履, 柔履剛也.説而應乎乾, 是以履與尾,
不哇人, 亨. 剛中正,履奋位而禾疚, 光明也
Dịch âm. – Thoán viết: Lý, nhu lý cương dã; duyệt nhi ứng hồ Kiền, thị dĩ lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh.Cương trung chính, lý đế vị bất khứu, quang minh dã.
Dịch nghĩa. – Lời Thoán nói rằng: Quẻ Lý là mềm xéo theo cứng. Đẹp lòng mà ứng với trời, thế cho nên xéo đuôi cọp, không cắn người, hanh. Dương cương trung chính, xéo ngôi vua mà không mỏi mệt, sáng láng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Đoái là Âm mềm, xéo tựa Kiền là Dương cứng, đó là mềm xéo theo cứng. Đoái lấy đức đẹp lòng xuôi thuận ứng với Kiền là Dương cương mà xéo tựa nó, ấy là dưới thuận với trên, Âm vâng theo Dương, chính là lý chí trong thiên hạ. Xéo mà như thế, rất thuận rất đáng, tuy xéo đuôi cọp cũng không bị đau hại. Cứ thế xéo đi, sự hanh thông có thể biết chắc. Hào Chín Năm lấy đi đức Dương Cương trung chính, cao xéo ngôi vua mà không mệt mỏi, ấy sự rất khéo trong cách “xéo”, tức là kẻ sáng láng vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy.- Câu đầu dùng hai thể thích nghĩa tên quẻ, câu giữa dùng đức quẻ thích lời Thoán[3] câu cuối lại lấy thể quẻ nói rõ cho ra, có ý chỉ về hào Chín Năm.
LỜI KINH
象曰:上天下澤, 履. 君子以辯上下,定民志.
Dịch âm.- Tượng viết: Thượng thiên hạ trạch, Lý, quân tử dĩ biện thượng hạ, định dân chí.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Trên trời dưới chằm, là quẻ Lý, đấng quân vương coi đó mà phân biệt trên dưới, định chí dân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Trời ở trên, chằm ở dưới, tức là chính lý trong thiên hạ. Sự xéo đi của người ta cũng nên như thế, nên mới lấy tượng của nó mà làm quẻ Lý.Đấng quân tử theo Tượng quẻ Lý mà phân biệt phận của trên dưới, để định chí dân của mình.
LỜI KINH
初九: 素履, 往無咎.
Dịch âm.-Sơ Cửu: Tố lý, vãng vô cữu.
Dịch nghĩa.- Hào Chín Đầu: Xéo theo sự vốn có, đi, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Xéo chỗ thấp nghĩa là đi. Hào Đầu ở chỗ rất thấp, tức là kẻ vốn ở dưới, mà tài Dương cứng có thể tiến lên. Nếu cứ yên phận thấp kém của mình vốn có mà đi, thì không có lỗi. Người ta không biết tự yên cái phận nghèo hèn của mình vốn có, thì sự tiến lên của họ, chỉ là tham bạo hành động, cầu để ra khỏi cảnh nghèo hèn mà thôi, không phải kẻ muốn làm việc. Hễ đã được tiến ắt phải kêu dật, cho nên đi thì có lỗi. Đấng quân tử thì yên lặng theo phận vốn có, khi ở lại thì vui, khi tiến lên thì sẽ cố làm chuyện gì, cho nên hễ đã được tiến thì phải làm việc, mà không việc gì không hay.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào này là Dương cương, ở dưới, nhằm đầu sự “xéo”, chưa bị vật khác làm cho dời đổi, mà còn noi theo sự vốn có của mình. Kẻ xem như thế, thì không có lỗi.
LỜI KINH
象曰:素履之往, 獨行願也.
Dịch âm.- Tượng viết: Tố lý chi vãng, độc hành nguyện dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Việc đi của kẻ xéo theo sự vốn có, tức là một mình làm theo chí nguyện vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Yên lòng xéo theo sự vốn có của mình, không phải cẩu thả cầu lợi, chỉ là riêng muốn thực hành chỉ mình mà thôi… Nếu lòng muốn sanh và lòng hành đạo giao chiến ở trong bụng thì há có thể yên lòng xéo theo sự vốn của mình?
LỜI KINH
九二:履道坦坦, 幽人員吉.
Dịch âm. – Cửu Nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát.
Dịch nghĩa.- Hào Chín Hai: Xéo đường bằng phẳng, người uẩn chính bền thì tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Chín Hai ở ngôi mềm, rộng rãi được chỗ giữa, cái đường của nó vẫn xéo là đường bằng phẳng dễ dãi, cũng phải là người trong lòng u tĩnh yên lặng ở cảnh đó, thì mới có thể chính bền mà tốt. Hào Chín Hai là Dương, chí muốn tiến lên, cho nên mới có lời răn “u nhân”.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào này cứng giữa, ở dưới, không có kẻ ứng với mình ở trên, cho nên là tượng “xéo đường bằng phẳng, tối tăm trơ trọi, giữ lấy chính bền”. Kẻ u ẩn gặp lời chiêm này thì chính là tốt.
LỜI KINH
象曰:幽人貞吉, 中不自亂也.
Dịch âm. – Tượng viết: U nhân trinh cốt, trung bất tự loạn dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Người u uẩn chính bền thì tốt, trong chẳng tự rối vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Xéo đường cốt ở yên tính. Trong bụng yên lặng chính đính thì đường mình xéo yên ổn rộng rãi. Nếu mà nóng nẩy động cựa, thì há có thể yên với cái đường mình xéo? Cho nên ắt phải là người u uẩn thì mới có thể vững bền mà tốt. Bởi vì trong lòng yên lặng, không vì sự lợi lộc và sự ham muốn mà tự rối loạn.
LỜI KINH
六三:眇能視,跋辱履, 履虎尾, 哇人, 凶. 武人為乎大君.
Dịch âm. – Lục Tam: Diểu năng thị, bí năng lý, lý hổ vĩ, chất nhân hung, vũ nhân vi vu đại quân.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Ba: Chột biết trông, què biết xéo, xéo đuôi cọp, cắn người, hung. Kẻ vũ nhân làm đấng đại quân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Ba là thể Âm, ở ngôi Dương, chỉ muốn cứng mà thể vốn Âm nhu, không thể giữ bền con đường mình xéo, cho nên, như người mù chột nhìn trông, sự thấy của họ không rõ, như người què quặt bước xéo, sự đi của họ không xa, tài đã không đủ, lại ở không được giữa, bước xéo không phải đường chính, mà chăm chăm muốn cứng, hễ mà bước xéo như thế, thì là xéo vào chỗ hiểm nghèo, cho nên gọi là “xéo đuôi cọp”. Vì không khéo xéo mà xéo vào chỗ hiểm nghèo, thì ắt bị họa hoạn, cho nên nói là “cắn người, hung”.“Kẻ vũ nhân làm đấng đại quân như kẻ vũ tợn mà ở trên người ta, thì chỉ “dông” sự nóng nẩy thô suất của họ mà thôi, chứ không thể bước xéo một cách xuôi thuận mà tới nơi xa. Không trung chính mà chí cứng, bèn bị các hào Dương không cùng với, vì thì mà nó nóng nảy xéo chỗ nguy hiểm, mà được sự hung.
Bản nghĩa của Chu Hy.- Hào Sáu Ba chẳng giữa chẳng chính, mà chí cứng, dùng cách đó mà xéo theo Kiền ắt bị đau hại, cho nên Tượng nó như thế, mà kẻ xem gặp thế thì hung. Nó là Tượng những kẻ cương vũ đắc chí dông tợn Tần Chính[4], Hạng Tịch[5] há có thể lâu?
Lời bàn của Tiên Nho. – Phan Qua Sơn nói rằng: Là hào Sáu ở ngôi Ba, chất mềm chí cứng, không lượng sức mình muốn làm việc liền, ứng với nhau hào Chín Trên mà xéo theo các hào Dương, như kẻ chột muốn trông, kẻ què muốn bước, kẻ vũ nhân muốn làm vua hung là nên lắm.
LỜI KINH
象曰:眇能視,不足以有明也. 陂能履,不足以與行也.哇人之凶, 位不當也. 武人為于哭君, 志剛也.
Dịch âm. – Tượng viết: Diểu năng thị, bất túc dĩ hữu minh dã; bí năng lý, bất túc dĩ dữ hành dã. Chất nhân chỉ hung, vị bất đáng dã; vũ nhân vi vu đại quân, chí cương dã.
Dịch nghĩa.- Lời Tượng nói rằng: Chột biết trông, không đủ để có sáng vậy, què biết xéo, không đủ để cùng đi vậy. Cái “hung” của sự cắn người, ngôi không đáng vậy; kẻ vũ nhân muốn làm đấng đại quân, chí cứng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Những người âm nhu, tài họ không đủ, trông không thể rõ, đi không thể xa, mà cứ muốn chăm chăm muốn cứng, thì Tượng như thế, có thể khỏi hại được chăng? – Là kẻ mềm ở ngôi Ba, không phải chỗ chính của nó, sở dĩ phải đến vạ hại, bị cắn mà hung. Lấy kẻ vũ nhân làm thí dụ, là vì nó ở ngôi Dương, tài yếu mà chí cứng. Chí cứng thì hay động càn, xéo không theo đường, như kẻ vũ nhân mà làm đấng đại quân vậy.
LỜI KINH
九四:履虎尾, 想想終吉
Dịch âm. – Cửu Tứ: Lý hổ vỹ, tố tố chung cát.
Dịch nghĩa.- Hào Chín Tư: Xéo đuôi cọp, nơm nớp, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di.- Hào Chín Tư là Dương cương mà thể Kiền, tuy ở ngôi Tư mà phần cứng vẫn hơn. Ở chỗ gần vua, nhiều sự sợ, lại không có nghĩa tương đắc, hào Năm lại là bậc cương thả quá, cho nên là dáng “xéo lên đuôi cọp, nơm nớp sợ hãi”. Nếu biết sợ hãi thì sau chót sẽ tốt. Bởỉ vì hàọ Chín tuy cứng mà chí thì mềm ngôi Tư tuy gần vua mà nó không ở, hễ biết nơm nớp cẩn thận lo sợ, thì sau chót khỏi nguy mà được tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Tứ cũng là kẻ không trung chính, xéo theo hào Chín Năm là kẻ cứng, nhưng vì lấy chất cứng ở ngôi mềm nên biết răn sợ mà được trọn tốt.
LỜI KINH
象曰:想想終吉, 志行也.
Dịch âm. – Tượng viết: Tố tốc chung cát, chí hành dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Nơm nớp, sau chót tốt, chí đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Có thể nơm nớp sợ hãi thì sau chót được tốt, là vì chí ở sự đi mà không chịu ở, lìa bỏ chỗ nguy là tốt. Dương cương là kẻ đi được, ở chỗ mềm là kẻ sự xuôi thuận tự xử.
LỜI KINH
九五:夬履, 貞厲.
Dịch âm.-Cửu Ngủ: Quải lý, trinh lệ.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Năm: Quyết xéo, chính bền nguy!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Quải là cương quyết, hào Năm lấy đức Dương cương, thể Kiền, ở ngôi chí tôn, là kẻ tự dùng sự cương quyết của mình mà đi. Như thế thì, tuy được chỗ chính cũng nguy dữ. Thánh nhân đời xưa, ở ngôi tôn trong thiên hạ, sự sáng đủ để soi xét, sự cứng đủ để quyết đoán, thế đủ để tự chuyên, nhưng mà chưa từng không để cho hết lời bàn của thiên hạ, tuy kẻ cắt cỏ kiếm củi là hạng nhỏ nhặt, cũng ắt theo, vì thế mới là ông thánh, xéo ngôi vua mà sáng suốt. Nếu cứ vậy ta cương minh, quyết đi không ngoảnh lại, tuy là được chỗ chính đính cũng là cách nguy, có thể giữ bền được chăng? Có tài cương minh mà nếu cứ chuyên một bề tự nhiệm, còn là cách nguy, huống chi kẻ cương minh không đủ. Trong Kinh Dịch nói chữ “trinh lệ” nghĩa là không giống nhau, tùy quẻ có thể thấy được.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Năm lấy đức cương trung xéo chính ngôi vua mà dưới là quẻ Đoái có tính vui đẹp ứng nhau với nó, phàm các việc tất nhiên là làm, không còn nghi ngại, cho nên Tượng nó là quyết. Nhất quyết mà xéo, gia cho được lẽ chính đính cũng là đạo nguy, cho nên lời chiêm của nó là “tuy chính mà nguy”. Răn bảo người ta sâu lắm.
LỜI KINH
象曰:夬履貞厲,位正當也.
Dịch âm. – Tượng viết: Quải lý trinh lệ, vị chính đáng dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Quyết xéo, chính bền, nguy ngôi chính đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di.- Răn kẻ quyết xéo, vì nó chính đáng ngôi tôn. Ở ngôi chí tôn, giữ cái thế có thể tự chuyên mà tự mình dùng sự cương quyết, không còn sợ hãi, thì dùng được chỗ chính đáng cũng là đạo nguy.
Bản nghĩa của Chu Hy.- Hại về tự thị.
LỜI KINH
上九:視履考祥, 其旋元吉.
Dịch âm. – Thượng Cửu: Thị lý khảo tường, kỳ tuyền nguyên cát.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Trên: Coi sự xéo, xét điềm lành thửa quanh cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Trên ở cuối cuộc “xéo”, trong lúc cuối, coi lại đường đã xéo đi, để xét về sự thiện các họa phúc của nó, nếu nó quanh lại thì thiện là tốt. “Quanh” là quanh vòng đầy đủ, không cái gì không đến nơi. Người ta xéo rồi, xét coi lúc sau chót, nếu như đầu chót chu toàn không thiếu thốn, thì là thiện đến tột cùng, cho nên cả tốt. Người ta lành dữ, quan hệ ở sự xéo của mình, thiện ác nhiều hay ít, ấy là lành dữ lớn hay nhỏ.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Coi chót cuộc “xéo” để xét điều hành của nó, chu toàn không thiếu thì là cả tốt. Đó là vạ phúc của lẻ xem phải coi ở sự “xéo” của họ mà chưa nhất định.
LỜI KINH
象曰:元吉在上, 大有慶也.
Dịch âm.-Tượng viết: Nguyên cát tại thượng, đại hữu khác dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Cả tốt ở trên, cả có phúc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Trên là chót cuộc “xéo”. Sự “xéo” của người ta, hễ thiện mà tốt, đến chót chu toàn không thiếu, tức là người cả có phúc. Sự hành động của người ta quí ở có lúc sau chót.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Nếu được cả tốt thì là có cả phúc khánh.
Lời bàn của Tiên Nho. – Vương Phụ Tự nói rằng: Hào Dương mà ở ngôi Âm tức là khiêm tốn, cho nên, trong một quẻ này đầu lấy Dương ở ngôi Âm làm thiện.
Chú thích:
[1] Chữ 履(lý) nghĩa là giày lên, xéo lên.
[2] Chữ “xéo lên” này nghĩa là theo đó mà đi, không phải có ý đầy đọa như chữ “xéo lên” mà ta vẫn nói.
[3] Chỉ về lời Thoán của Văn Vương, tức câu 履虎尾,不唾人亨(lý hổ vĩ bất chất nhân, hanh).
[4] Tần Thủy Hoàng.
[5] Hạng Vũ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.