Kinh Dịch Trọn Bộ
QUẺ TIẾT
Khảm trên ;Đoài dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Quẻ Tiết, Tự quái nói rằng: Hoán lìa, loài vật không thể lìa đến cùng chót, cho nên tiếp đến quẻ Tiết[1]. Loài vật đã lìa tan, thì nên ngắn chỉ nó lại, vì vậy quẻ Tiết mới nói quẻ Hoán. Nó là quẻ trên chằm có nước, sự chứa của chằm có hạn, trên chằm để nước, đầy thì không chứa được nữa, là Tượng có tiết độ, cho nên là tiết.
LỜI KINH
節 . 亨 . 苦 節 不 可 貞 .
Dịch âm. – Tiết hanh, khổ tiết bất khả trinh.
Dịch nghĩa. – Quẻ Tiết hanh, sự dè dặt khổ không thể chính bền
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Việc mà đã có tiết độ, thì có thể đem đến được sự hanh thông, cho nên quẻ Tiết có nghĩa hanh. Tiết chế quí ở vừa phải, thái quá thì khổ: tiết chế đã đến khổ, há giữ thường thường được sao? Không thể cố giữa làm sự thường thường tức là không thể chính bền.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Tiết là có hạn mà ngừng lại. Là quẻ dưới Đoái trên Khảm, trên chằm có nước, sức chứa có hạn, cho nên là tiết. Quẻ Tiết tự nó có nghĩa hanh thông. Lai thể quẻ Âm Dương đều một nửa, mà hào Hai hào Năm đề là Dương, cho nên lời Chiêm được hanh nhưng đến thại thậm thì khổ, cho nên lại răn rằng: Không thể giữ làm chính bền.
LỜI KINH
彖 曰 . 節 亨 . 剛 柔 分 . 而 剛 得 中 . 苦 節 不 可 貞 . 其 道 窮 也 . 說 以 行 險 . 當位 以 節 . 中 正 以 通 . 天 地 節 而 四 時 成 . 節 以 制 度 . 不 傷 財 . 不 害 民 .
Dịch âm. – Thoán viết: Tiết hanh, cương nhu phân nhi cương đắc trung. Khổ tiết bất khả trinh kỳ đạo cùng dã. Duyệt dĩ hành hiểm, đáng vị dĩ tiết, trung chính dĩ thông. Thiên địa tiết nhi tứ thì thành. Tiết dĩ chết độ, bá thương tài, bất hại dân.
Dịch nghĩa. – Lời Thoán nói rằng: Quẻ Tiết hanh, cứng mềm bằng nhau mà cứng được giữa. Tiết khổ không thể chính bền, thửa đạo cùng vậy. Đẹp lòng để đi chỗ hiểm, đáng ngôi để dè dặt, giữa chính để suốt. Trời đát có chừng mực là bốn mùa nên. Chừng mực bằng phép tắc, chẳng hại của ai, chẳng hại dân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Đạo tiết tự nó đã có nghĩa danh. Việc tiết độ thì có thể hanh thông. Tài quẻ cứng mêm ngang nhau, cứng được giữa mà không thái quá, vì vậy mới là tiết độ, vì vậy mới hanh. Tiết chế đến cùng cực mà khổ, thì không nên kiên cố giữa mãi, đạo đó đã cùng cực rồi. Trong đoái ngoài Khảm, tức là dụng sự đẹp lòng mà đi vào chỗ hiểm. Người ta với điều mình đẹp lòng thì không biết thôi, gặp giản hiểm thì muốn ngừng lại, đương đẹp mà ngững là nghĩa là tiết chế. Hào Năm ở ngôi tôn là đang ngôi, ở trên chằm là tiết độ. Đáng ngôi mà tiết độ, tức là chủ về tiết độ. ở được giữa chính, tức là tiết độ mà thông suốt được giữa chính thì thông, quá thì khổ. Trời đát có chừng mực cho nên bốn mùa. Đấng thánh nhân dực phép tắc để làm chừng mực cho nên không hải của hại dân. Lòng ham muốn của người ta không biết thế nào là cùng, nếu không lập ra phép tắc, thì sẽ xa xỉ không dở, rồi đến hại của hại dân.
LỜI KINH
象曰.澤上有水.節.君子以制數度.議德行.
Dịch âm. – Tượng viết: Trạch thượng hữu thuy, Tiết, quân tử dĩ tiết chế số độ, nghị đức hạnh.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Trên chằm có nước là quẻ Tiết. Đấng quân tử coi đó mà chế độ, bàn đức nết.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Chằm nó chứa nước có hạn, quá hạn thì đầy tràn. Đó là có tiết độ, cho nên mới là quẻ Tiết. Đấng quân tử cọi tượng quẻ Tiết mà chế dựng số độ, phàm trong các vật lớn nhỏ, nhẹ nặng, cao thấp, văn hoa, mộc mạc đều có số độ để làm chừng mực,”số” là kẻ về nhiều ít, “độ” là nói khuôn phép. Bàn đức nết là gì? Cái chứa ở trong cái đức, cái phát ra ngoài là nết, đúng nghĩa thì trúng tiết độ, bàn là cân nhắc so đo, cầu trung tiết độ vậy.
LỜI KINH
初九.不出戶庭.無咎.
Dịch âm. – Sơ cửu: bất xuất hộ đình, vô cữu.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Đầu: Chẳng ra sân cửa, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Sân cửa là sân ngoài cửa, sân cổng là sân trong cổng. Hào Đầu lấy chất Dương ở ngôi dưới, phía trên lại có ứng viện, không phải kẻ biết dè dặt, lại nhắm đầu thì dè dặt, cho nên răng nó giữa gìn cẩn thận, đến nỗi chẳng ra sân cửa thì không có lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Sân cửa là sân ngoài cửa. Chất Dương cứng được chỗ chính, ở đầu thì dè dặt, chưa thể đi đâu, biết dè dặt mà đậu, cho nên Tượng, Chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰.不出戶庭.知通塞也.
Dịch âm. – Tượng viết: bất xuất hộ đình, tri thông tắc dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Chẳng ra sân cửa, biết thông tắc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Lời hào, ở đầu thì dè dặt, răn nó giữ gìn cần thận, cho nên nói rằng:”chẳng ra sân cửa, không lỗi” Lời Tượng sợ người ta câu nệ câu đó, cho nên lại nói rõ rằng: Dâu nên giữ gìn cẩn thận, chẳng ra sân cửa, lại phải biết thì thông hay tắc. Thông thì đi, tắc thì đậu, hễ nghĩa nên ra thì ra.
LỜI KINH
九二.不出門庭.凶.
Dịch âm. – Cửu Nhị: bất xuất môn đình, hung.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Hai: Chẳng ra sân cổng, hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Cái đạo dè dặt, nên phải cứng mà giữa chính, hào Hai mất đức cứng giữa, khác với hào Năm là hào cứng giữa. Chẳng ra sân cổng là chẳng đi đến ngoài, nghĩa là không theo hào Năm, hào Hai với hào Năm chẳng phải Âm Dương chính ứng với nhau, cho nên nó không theo nhau. Nếu lấy đạo cứng giữa hợp nhau thì có thể nên công dè dặt. Vì nó mất đức lỗi thời, cho nên mới hung. Chẳng hợp với hào Năm, là sự dè dặt bất chính, như keo cú về sự dùng; nhút nhát về việc làm.v.v…
Bản nghĩa của Chu Hy. – Sân cổng là sân trong cổng. Hào Hai gặp thì làm được, mà nó mất cứng, chẳng chính, phía trên không kẻ ứng với, chỉ biết dè dặt mà không biết thông biến, cho nên Tượng Chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰.不出門庭凶.失時極也.
Dịch âm. – Tượng viết: Bất xuất môn đình hung, thất thì cực dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Chẳng ra sân cổng, hung, lỗi thời đến tột bậc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Không thể đi lên mà theo đạo cứng và chính giữa của hào Chín Năm. Để làm nên công dè dặt, mà lại vương với kẻ Âm mềm riêng tây, ấy là lỗi thời đến tột bậc, vì vậy mới hung. Lỗi thời là lỗi với sự “đang nên” vậy.
LỜI KINH
六三.不節若.則嗟若.無咎.
Dịch âm. – Lục Tam: Bất tiết nhược, tắt ta nhược, vô cữu
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Ba: Chẳng dè dặt vậy, thì than thở vậy, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Sáu Ba chẳng giữa chẳng chính, cưới cứng mà tới chỗ hiểm vẫn nên có lỗi. Nhưng nó mềm thuận, hòa vui, nếu biết tự dè dặt mà thuật với nghĩa thì có thể không lỗi. Chẳng thế thì hung cữu ắt đến, đang đau than vậy, cho nên “chẳng dè dặt vậy thì than thở vậy”, vấy là tự mình ra không thể đổ lỗi cho ai.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Âm mềm không trung chính, vì Dương thì dè dặt mà nó không phải là kẻ có dè dặt cho nên Tượng, Chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰.不節之嗟.又誰咎也.
Dịch âm. – Tượng viết: Bất tiết chi ta, hựu thùy cữu dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Lời than của kẻ chẳng tự dè dặt, lại đổ lỗi cho ai.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Dè dặt thì có thể khỏi lỗi, mà chẳng tự dè dặt để đến đáng than thì còn trách ai?
Bản nghĩa của Chu Hy. – Chữ “Vô cữu” này khác với các hào, ý nói không thể đổ lỗi cho ai vậy.
LỜI KINH
六四.安節.亨.
Dịch âm. – Lục Tứ: An tiết, hanh.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Tư: Yên dè dặt, hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Lấy chất Âm ở ngôi Âm, là yên lòng về đường chính đính, đang ngôi là Tượng có tiết độ, phía dưới ứng với hào Đầu, hào Tư thể Khảm là nước, nước tràn lên là không tiết độ, chảy xuống là có tiết độ, nhưng nghĩa là hào Tư, Không phải gượng mà là dè dặt, tức là yên lòng với sự dè dặt, cho nên có thể đem đến sự hanh thông.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Mềm thuận được chỗ chính, phía trên vâng theo hào Chín Năm, là kẻ tự nhiên có tiết độ, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰.安節之亨.承上道也.
Dịch âm. –Tượng viết: An tiết chi hanh, thừa thượng đạo dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Yên dè dặt mà hanh, vâng đạo trên vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Cái nghĩa của hào Tư yên lòng với sự dè dặt, không phải chỉ có một tượng, đây chỉ nói điều trong yếu hơn. Trở nên vâng theo cái đạo cứng và giữa chính của hào Chín Năm để làm tiết độ, vì vậy mới hanh. Các điều hay khác cũng chẳng ra ngoài sự giữa chính.
LỜI KINH
九五.甘節.吉.往有尚.
Dịch âm. – Cửu Ngũ: Cam tiết, cát vãng hữu thượng.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Năm: Sự dè dặt ngọt, tốt, đi có chuộng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Chín Năm cứng mà giữa chính, ở ngôi tôn, làm chủ cuộc dè dặt, tức mà kẻ ở thời Thoán đã nói “đang ngôi để dè dặt, giữa chính để suốt” vậy. Ở mình thì yên lòng mà làm thiên hạ đẹp lòng mà theo, đó là cuộc dè dặt ngọt ngon, đủ biết là tốt. Dùng cách đó mà đi, thì có công lớn, cho nên đi thì có sự đang khen chuộng.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đây tức là kẻ mà ở lời Thoán nói là “Đáng ngôi để dè dặt, giữa chính để suốt” cho nên Tượng, Chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰.甘節之吉.居位中也.
Dịch âm. – Tượng viết: Cam tiết chi cát, cư vị trung dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của sự dè dặt ngọt ở ngôi giữa vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Đã ở ngôi tôn, lại được đạo giữa, vì vậy tốt mà có công sự dè dặt lấy vừa phải làm quý, được mực giữa là chính đáng rồi.
LỜI KINH
上 六.苦節.貞凶.悔亡.
Dịch âm. – Thượng Lục: Khổ tiết, trinh hung, hối vong.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Trên: Sự dè dặt khổ, chính bền hung, ăn năn mất.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Sáu Trên ở chỗ cùng cực cuộc dè dặt, là sự dè dặt khổ sở vậy. Ở chõ hiểm cực cũng là nghĩa khổ, cố giữ kiểu đó thì hung, ăn năn đi thì sự hung hãn sẽ mất. Ăn năn nghĩa là bớt sự thái quá để thao mực giữa. Chữ “ăn năn mất” ở quẻ Tiết, với chữ “ăn năn mất” ở quẻ khác, lời giông nhau mà nghĩa khác nhau.
LỜI KINH
象曰.苦節貞凶.其道窮也.
Dịch âm. – Tượng viết: Khổ tiết trinh hung, kỳ đạo cùng dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Dè dặt khổ, chính bền hung, thửa đạo cùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Sự dè dặt đã khổ mà cố giữ thì hung. Bởi vì đạo dè dặt đến cùng cực vậy.
Chú thích:
[1] Chữ 節 (tiết) nghĩa chính là dóng tre, nghĩa bóng là chừng mực, là tiết độ, là dè dặt, là nết cứng thẳng kiên nhẫn, như nói tiết nghĩa, tiết tháo v.v…
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.