Ngợi Ca Sống Chậm

KẾT LUẬN – TÌM RA NHỊP CHUẨN



Toàn bộ nỗ lực trong đời ở chừng mực nào đó chính là nỗ lực xác định xem phải làm từng việc chậm ra sao hoặc nhanh đến mức nào.

-STEN NADOLNY, TÁC GIẢ CUỐN KHÁM PHÁ SỰ THƯ THẢ (1996)

Trong năm 1898, Morgan Robertson xuất bản tác phẩm Sự phù phiếm, một tiểu thuyết viễn tưởng kỳ quái về sự theo đuổi điên cuồng bằng mọi giá kỷ lục tốc độ vượt qua Đại Tây Dương. Câu chuyện bắt đầu khi một công ty tuyên bố hạ thủy chiếc tàu thủy lớn nhất từ trước đến nay, một chiếc tàu thủy “hầu như không thể đắm” có khả năng vựơt biển khơi hết tốc lực trong mọi điều kiệm thời tiết. thế nhưng, trong chuyến đi đầu tiên, con tàu đã đâm thủng một tàu lớn khác. Một nhân chứng của vụ tai nạn công khai chỉ trích “tội cố tình hủy họai mạng sống và tài sản nhân danh tốc độ.” Tên của con tàu hư cấu là Titan. Mười bốn năm sau, vào năm 1912, tàu Titanic đã đâm sầm vào một tảng băng, giết chết hơn một ngàn năm trăm người.

Việc con tàu Titanic “không thể đắm” mà vẫn đắm đã hội đủ yếu tố của lời cảnh tỉnh một thế giới nô lệ cho tốc độ. Nhiều người hy vọng tấn thảm kịch sẽ buộc nhân loại ngừng lại để thở, xem xét thật kỹ lưỡng và nghiêm khắc nạn sùng bái tăng tốc và nhận ra đã tới lúc phải thong thả lại đôi phần.

Mọi sự lại không như vậy. Một thế kỷ sau, nhân loại vẫn đang ráng sức làm mọi việc nhanh hơn – và đang phải trả một cái giá vô cùng đắt. Tổn hại gây nên bởi nền văn hóa-hối hả đã được tập dượt trước rồi. Chúng ta đang đưa hành tinh và chính bản thân chúng ta tới chỗ kiệt quệ. Chúng ta thật thiếu-thốn-thời-gian và mắc-bệnh-thời-gian tới độ xao lãng bạn bè, gia đình và đồng sự. Chúng ta không còn biết hưởng thụ cái gì nữa vì chúng ta luôn luôn ngóng vọng tới sự việc tiếp theo. Phần lớn thực phẩm ta ăn đều nhạt nhẽo và không có lợi cho sức khỏe. Khi cả con cái chúng ta cũng bị cuốn vào cùng cơn bão của sự vội vã, thì tương lai xem ra thật là ảm đảm.

Tuy nhiên chưa phải đã mất hết. Vẫn còn thời gian để xoay chuyển chiều hướng. Dù cho tốc độ, sự bận rộn và nỗi ám ảnh tiết kiệm thời gian vẫn còn là những biểu hiện của đời sống hiện đại, một làn sóng phản ứng mãnh liệt đang nhen nhóm. Phong trào Chậm đã hành quân. Thay vì làm mọi việc nhanh hơn, nhiều người đang chậm lại, và nhận thấy sự chậm rãi giúp họ sống, làm việc suy nghĩ và vui chơi tốt hơn.

Nhưng, phong trào Chậm có thực sựn là một phong trào? Nó chắc chắn có đủ những yếu tố cấu thành mà các nhà hành lâm tìm kiếm – mối thiện cảm rộng rãi, kế hoạch chi tiết cho một lối sống mới, động thái của người dân. Đúng là phong trào Chậm không có một cơ cấu chính thức, còn chưa được công nhận thật rộng rãi. Nhiều người chậm lại – làm việc ít giờ hơn, hoặc thu xếp để có thời gian nấu nướng – mà không hề có cảm giác mình là một bộ phận của cuộc vận động toàn cầu. Tuy nhiên, mỗi hành động giảm tốc là một hạt lúa mạch góp vào chiếc cối xay chung.

Ý có thể được xem như thánh địa của phong trào Chậm. Coi trọng lạc thú và sự nhàn nhã lối sống truyền thống vùng Địa Trung Hải là một liều giải độc tự nhiên cho tốc độ. Đồ ăn Chậm, Đô Thị Chậm và Tình dục Chậm, tất cả đều có cội rễ Ý. Tuy nhiên, phong trào Chậm không nhằm biến toàn thể hành tinh thành một khu nghỉ mát Địa Trung Hải. Đại đa số chúng ta chưa muốn thay sùng bái tốc độ bằng sùng bái sự thư thả. Tốc độ có thể vui nhộn, năng suất và mạnh mẽ và chúng ta sẽ nghèo đi một khi không còn tốc độ. Điều thế giới cần cũng là điều phong trào Chậm cống hiến, chính là con đường trung dung, một phương pháp nhằm kết hợp la dolce vita với học thuyết động lực của kỷ nguyên thông tin . Bí mật nằm ở sự cân bằng: thay vì làm gì cũng vội vã thì hãy làm mọi việc vừa phải. Đôi khi nhanh. Đôi khi chậm. Đôi khi ở đâu đó giữa nhanh và chậm. Chậm nghĩa là không bao giờ hối hả, không khi nào ra sức tiết kiệm thời gian chỉ vì lợi ích của thời gian. Như thế có nghĩa duy trì điềm tĩnh không bối rối ngay cả khi hoàn cảnh thúc giục chúng ta tăng tốc. Một cách để nuôi dưỡng sự lắng chậm nội tâm là dành thời gian cho những hoạt động thách thức sự tăng tốc – thiền, đan lát, làm vườn, yoga, vẽ tranh, đọc sách ,đi bách bộ, khí công.

Không có một công thức chung nào cho chậm lại, không có hướng dẫn hoàn cầu nào cho tốc độ chuẩn. Mỗi người, mỗi hành vi, mỗi thời khắc đều có một eigenzeit riêng. Một số người sung sướng ở tốc độ dễ đưa những người khác xuống mồ. Từng người phải có quyền lựa chọn nhịp độ làm cho mình vui sướng. Như Uwe Kliemt, một nghệ sĩ dương cầm Nhịp Chuẩn, nói, “Thế giới sẽ phong phú hơn nhiều khi có chỗ cho những tốc độ khác nhau.”

Dĩ nhiên phong trào Chậm còn phải đối diện với khá nhiều trở ngại dễ khiến con người ta nản chí – chưa kể đến thiên kiến của chúng ta. Ngay cả khi chúng ta ước ao chậm lại, chúng ta vẫn thấy miễn cưỡng bởi lẫn lộn tính tham lam, thói bảo thủ trì trệ vào nỗi sợ phải duy trì nhịp độ. Trong một thế giới bị trói chặt vào tốc độ, thì chú rùa còn phải thuyết vô số điều.

Những người phản bác thì coi phong trào Chậm như một sở thích lập dị nhất thời, hoặc như một triết lý ngoài lề chẳng khi nào nhập được vào dòng chính thống. Hiển nhiên lời kêu gọi giảm bớt tốc độ vẫn chưa ngăn chặn được đà tăng tốc của thế giới kể từ Cách mạng Công nghiệp. Và nhiều người theo trường phái chậm những năm 1960 và 1970 phải dành hẳn những năm 1980 và 1990 vội vã chạy đua để đuổi theo cho kịp. Khi nền kinh tế toàn cầu lại bắt đầu gầm rú cất cánh, họăc khi đợt bùng nổ tiếp theo của “phong cách chấm – com” tiến bước, thì liệu mọi lời bàn về “hãy thong thả” có bị vứt qua cửa sổ khi ai nấy đều vội vã kiếm đô la? Đừng có đặt cược vào đó. Hơn bất cứ một thế hệ nào trước đây, chúng ta hiểu mối hiểm họa và bản chất phù phiếm không hiệu quả của việc không ngừng tăng tốc và càng kiên quyết hơn bao giờ hết đẩy lui một tôn thờ tốc độ. Nhân khẩu học cũng đang theo phe giảm tốc. Khắp thế giới phát triển, dân chúng già cả, và khi chúng ta già đi phần lớn chúng ta có một điểm chung: chậm lại.

Phong trào Chậm có động lực riêng. Nói “không” với tốc độ đòi hỏi phải hết sức can đảm, con người có khả năng sẽ lao theo khi biết mình chẳng hề cô đơn, có nhiều người khác chia sẻ cùng ảo mộng và chấp nhận cùng những mạo hiểu như mình. Phong trào Chậm cho sức mạnh về số lượng. Cứ mỗi lần một nhóm như Đồ ăn Chậm hoặc Hội Giảm tốc Thời gian được đưa lên tít báo, thì vấn đề lại trở nên dễ dàng hơn đôi chút với tất cả những người còn lại chúng ta. Còn nữa, một khi quần chúng gặt hái thành quả của chậm lại trong một lĩnh vực của đời sống thì họ thường tiếp tục áp dụng chính bài học đó sang những lĩnh vực khác. Alice Waters, người sáng lập nhà hàng Chez Panisse danh tiếng lẫy lừng ở Berkeley, bang California, là một ngôi sao trong phong trào Đồ ăn Chậm. Năm 2003, cô bắt đầu thuyết gảing về những ích lợi của Trường phái Chậm. Nhiều người cũng đang kết nối các trang web ở trình độ phổ cập. Sau khi khám phá những khoái lạc không hối hả của tình dục Tantra, Roger Kimber đã rút ngắn lịch làm việc của mình. Còn với Claire Wook, từ bỏ công việc đầy quyền lực trong ngành bảo hiểm để về sản xuất xà phòng liên quan mật thiết với việc nuôi dạy Beth, con gái chị, tại nhà. Sử dụng khí công để chậm lại trên sân bóng quần đã giúp giáo sư kinh tế Jim Hughes biết dành thời gian cho công việc tư vấn và thư thả thuyết trình trên giảng đường. Tắt điện thọai di động vào buổi tối đã khiến Jill Hancock, bà giám đốc ngân hàng có hứng thú vào bếp nấu cơm. “Một khi anh bắt đầu thách thức hệ tư tưởng làm-liên-tục-không-ngơi-nghỉ trong công việc, thì anh bắt đầu thách thức nó ở khắp nơi,” bà nói. “Anh chỉ còn muốn đào sâu hơn vào mọi vấn đề, thay vì lướt qua trên bề mặt.”

Cảm giác có một điều gì đó mất mát trong cuộc sống của chúng ta càng củng cố niềm khao khát về sự chậm lại toàn cầu. Tuy nhiên, liệu rằng “điều gì đó” ấy có sâu rộng hơn một chất lượng sống tốt hơn thuần túy thì vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Nhiều người thấy “chậm lại” nằm ở khía cạnh tinh thần. Nhưng nhiều người khác lại không thấy như vậy. Phong trào Chậm đủ rộng lớn để dung chứa cả hai. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự khác biệt giữa hai khuynh hướng này không thật lớn như người ta tưởng. Lợi ích to lớn của “chậm lại” là giành lấy thời gian và sự an bình để thiết lập nên những kết nối ý nghĩa – với con người, văn hóa, công việc, thiên nhiên, với chính thể xác và tinh thần của chúng ta. Một số gọi đó là sống tốt hơn. Số khác lại mô tả rằng đó là khía cạnh tinh thần.

Phong trào Chậm chắc chắn bao hàm việc chất vấn chủ nghĩa coi trọng vật chất vốn dĩ chẳng hề bị ngăn trở đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà những người chỉ trích nghĩ rằng chúng ta không có đủ khả năng trang trải, hoặc việc “chậm lại” sẽ chỉ như lối sống dành riêng cho giới lắm tiền nhiều của. Đúng là một số những biểu lộ của triết lý Chậm – như y học thay thế, những khu dân cư ưu tiên người đi bộ, thịt bò nuôi chăn thả – không thích hợp với mọi hầu bao. Nhưng tuyệt đại bộ phần là có thể thực hiện. Dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và gia đình chẳng tốn kém gì. Kể cả những việc như đi bách bộ, nấu nướng, thiền, làm tình, đọc sách báo hoặc ăn tối tại bàn ăn thay vì ngồi trước máy thu hình. Chỉ đơn giản cưỡng lại sự hối thúc vội vã là hoàn toàn miễn phí.

Phong trào Chậm cũng chẳng hại gì tới chủ nghĩa tư bản. Ngược lại, nó công hiến một quy tắc sống. Trong hình thái hiện tại, chủ nghĩa tư bản toàn cầu buộc chúng ta phải sản xuất nhanh hơn, làm việc nhanh hơn, tiêu dùng nhanh hơn, sống gấp gáp hơn, bất kể phí tổn là gì. Nhờ coi con người và môi trường như những tài sản đáng giả, chứ không chỉ như những nhân tố đầu vào có sẵn, tùy chọn Chậm có thể buộc nền kinh tế làm việc cho con người chúng ta, chứ không phải điều ngựơc lại. Chủ nghĩa tư bản Chậm có thể đồng nghĩa với tăng trưởng chậm hơn cung cách bán tống bán tháo nghiệt ngã trong một thế giới bị ám ảnh chỉ số Dow Jones, nhưng quan niệm rằng cuộc sống không chỉ là tăng trưởng tối đa GDP, hoặc chiến thắng trong cuộc đua tranh quyết liệt hòng duy trì địa vị, hiện đang ngày càng thịnh hành, nhất là ở các quốc gia giàu có nơi ngày càng có thêm nhiều người đắn đo trước cái giá quá đắt mà họ phải trả cho cuộc sống điên cuồng. Trong kỷ nguyên khóai lạc của chúng ta, phong trào Chậm có con chủ bài marketing trong tay áo: nó bán rong khoái lạc. Nguyên lý trung tâm của triết lý Chậm là dành thời gian để hoàn thành mọi việc thật trọn vẹn, và theo cách ấy mà yêu thích công việc hơn. Dẫu cho tác động lên bảng cân đối thu chi của nều kinh tế thế nào chăng nữa, triết lý Chậm cũng cho chúng ta những thứ làm chúng ta thật sự vui suống: sức khỏe tốt, môi trường sống sung túc, những mối quan hệ và cộng đồng gắn bó, tự do thoát khỏi hối thúc triền miên.

Tuy nhiên thuyết phục mọi người về những ưu điểm của lắng mình chậm lại mới chỉ là bước khởi đầu. Giảm tốc sẽ vẫn là cuộc đấu tranh cho tới chừng nào chúng ta phải viết lại những luật lệ chi phí phối hầu như tất cả các phạm vi đời sống – nền kinh tế, môi trường công sở, kiến thiết đô thị, giáo dục, y tế. Điều này sẽ cần đến một hòa trộn khôn ngoan của thuyết phục nhẹ nhàng, lãnh đạo nhìn xa trông rộng, luật lệ cứng rắn và đồng thuận quốc tế. Sẽ là một thách thúc, nhưng đó là điều cốt yếu. Đã có những cơ sở để lạc quan. Nhìn chung, chúng ta đều thấy cuộc sống của chúng ta quá cuồng loạn, và ta muốn chậm lại. Tính về từng cá nhân đơn lẻ, ngày càng có nhiều người trong chúng ta hãm phanh và thấy rằng chất lượng cuộc sống có tốt lên. Câu hỏi lớn hiện nay là khi nào thì cái đơn lẻ này trở thành cái toàn thể. Khi nào thì vô số những hành vi giảm tốc cá nhân đang diễn ra trên toàn cầu này sẽ đạt tới số đông đáng kể? Khi nào thì phong trào Chậm sẽ trở thành cuộc cách mạng Chậm?

Để giúp cho thế giới đạt tới điểm đảo lộn này, mỗi người trong chúng ta cần cố gắng nhường chỗ cho Sự Thong Thả. Điểm thích hợp để bắt đầu chính là đánh giá lại mối quan hệ của chúng ta với thời gian. Larry Dossey, vị bác sĩ người Mỹ đã tạo ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian”, giúp các bệnh nhân của mình chiến thắng hòan cảnh bằng cách dạy cho họ bước ra khỏi thời gian, sử dụng liên hệ phản hồi sinh học, thiền định hoặc cầu kinh để xây dựng “những cửa ra thời gian.” Nhờ dũng cảm đương đầu với cung cách chiếc đồng hồ chi phối cuộc sống của họ lâu này, họ có thể chậm lại. Tất cả chúng ta đều có thể học hỏi được từ đây. Hãy thử nghĩ về thời gian không phải như một nguồn lực có hạn đang không ngừng chảy đi mất, hoặc như một gã côn đồ đang e sợ hoặc cần chế ngự, mà chỉ như một nhân tố tốt lành trong đó chúng ta sống trong. Hãy ngừng kiểu sống từng giây một cứ như thể Fredrerick Taylor đang lảng vảng đâu đây, chăm chăm kiểm tra đồng hồ bấm giờ và tặc lưỡi trên bìa kẹp hồ sơ. 

Nếu chúng ta bớt kích động thần kinh về chuyện thời gian, chúng ta có thể bắt tay vào sử dụng hợp lý hơn cái xã hội hai mươi bốn tiếng đồng hồ này. Trong phần đầu cuốn sách này, tôi đã biện luận rằng một xã hội mở suốt ngày đêm là một xã hội mời chào sự vội vã. Cho ta cơ hội làm bất cứ việc gì, bất cứ lúc nào, và ta sẽ nhồi nhét lịch làm việc tới mức bục tung. Nhưng xã hội hai-mươi-bốn-tiếng không phải xấu xa về bản chất. Nếu chúng ta tiếp cận nó với tinh thần Chậm – làm việc ít đi, và giảm bớt sự vội vã – xã hội đó có thể cho ta sự linh họat cần thiết để giảm tốc.

Nói tới chậm lại, tốt nhất là nên khởi sự từ việc nhỏ. Hãy nấu một bữa ăn từ khâu đầu tiên trở đi. Hãy đi dạo với bạn bè hơn là nháo nhào ra phố mua những thứ chưa thực sự cần. hãy đọc báo mà không mở tivi. Thêm mát-xa vào chuyện làm tình của bạn. Hoặc đơn giản ngồi yên vài phút tại một nơi yêu tĩnh.

Nếu cảm thấy hành vi chậm lại nho nhỏ đó là tốt, hãy chuyển tới việc lớn hơn. Hãy cân nhắc lại giờ làm việc hoặc chiến dịch vận động khiến cho khu dân cư của bạn thân thiện hơn với người đi bộ. Khi cuộc sống trở nên tốt hơn, bạn sẽ tự hỏi mình câu mà tôi thường tự hỏi: Tại sao mình không chậm lại sớm hơn nhỉ?

Dần dần từng chút một, chứng cuồng-tốc-độ của bản thân tôi mất đi. Dường như thời gian không còn giống gã đốc công tàn bạo và độc đoán. Làm nghề tự do giúp ích nhiều cũng giống như ngồi thiền và cất đồng hồ vào ngăn kéo. Tôi nấu nướng, đọc sách, đọc báo và tắt điện thọai di động thường xuyên hơn. Áp dụng phương phái ít-hơn-là-nhiều-hơn vào những sở thích cá nhân – không chơi tennis nữa tới chừng nào các con tôi lớn hơn – giảm nhẹ đi áp lực phải hối hả. Nhắc nhở bản thân tôi rằng tốc độ không phải lúc nào cũng là phương sách tối ưu, rằng vội vã thường chẳng đi đến đâu vào có khi còn phản tác dụng, là đủ để kiềm chế phản xạ tăng tốc. Bất cứ lúc nào tôi chộp được mình đang hối hả, chỉ để mà hối hả, tôi liền dừng lại, hít thở sâu và nghĩ: “Không việc gì phải vội. Cứ nghỉ ngơi đã. Chậm chậm lại.”

Mọi người chung quanh tôi nhận ra sự khác biệt. Tôi vẫn thường căm ghét những quầy thanh toán tại siêu thị, coi chúng như sự lăng mạ cuộc thập tự chinh của cá nhân tôi vì tốc độ và sự hiệu quả. Các bà, các cô thong thả cào bới trong ví để lấy tiền lẻ là những bà ba bị đặc biệt. Bây giờ thì tôi thấy thoải mái khi đứng xếp hàng, không còn nổi đóa, ngay cả khi những hàng khác xem ra chuyển động nhanh hơn. Tôi không còn bực dọc về những phút hoặc giây “lãng phí” nữa. Trong chuyến đi mua sắm vừa qua, tôi thậm chí còn thấy mình mới người đàn ông xếp hàng đằng sau chuyển lên trước vì ông ta chỉ mua ít món hơn. Vợ tôi ngạc nhiên:”Anh thực sự đang chậm đi đấy,” cô nói, vẻ tán thưởng.

Dù vậy, khi tôi chuẩn bị viết cuốn sách này, thì phép thử thực thụ cho việc giảm tốc của bản thân tôi là liệu tôi có loại trừ được sự vội vã khỏi những câu chuyện trước giờ đi ngủ. Kết quả thật tốt đẹp. Bây giờ tôi có thể đọc vài cuốn sách mỗi lần mà chẳng hề băn khoăn về thời gian hoặc cảm thấy sốt ruột muốn lướt trang. Và tôi đọc chậm rãi, thưởng thức từng chữ, nâng cao kịch tính hoặc pha trò bằng giọng đọc diễn cảm và nét mặt. Thằng con tôi, bây giờ được bốn tuổi, tỏ vẻ thích thú, và khỏang thời gian đọc truyện trở thành giờ phút tâm đầu ý hợp, chứ không còn là cuộc chiến về câu chữ nữa. Chẳng còn cái câu cãi vã ngày xưa “Con muốn chuyện nữa!” /”Thôi, thế đủ rồi!”

Buổi tối mới đây thôi, một chuyện đáng lưu ý đã xảy ra. Tôi nằm trên giường con tôi để đọc cho cháu nghec câu chuyện thần thoại dài về người khổng lồ. Cháu có hàng mớ câu hỏi, và chúng tôi ngừng đọc để trả lời cho hết. Rồi tôi lại đọc một chuyện khác còn dài hơn về con rồng và cậu con trai người nông dân. Khi gập sách lại ở trang cuối, tôi bỗng nhận ra rằng mặc dầu tôi chẳng để ý là mình đã đọc bao lâu – mười lăm phút, nửa giờ đồng hồ, hoặc là lâu hơn nữa – tôi vẫn sẽ vui sướng được đọc tiếp. Mối tình nhăng nhố giữa tôi với Câu Chuyện Một Phút Trước GIờ Đi Ngủ nay đã là một kỷ niệm xa xưa. Tôi hỏi xem con tôi có muốn tôi đọc nữa không. “Bố ơi, con nghĩ tối nay đủ rồi,” cháu dụi mắt nói. “Con thấy mệt thật rồi.” Cháu hốn lên má tôi và trường vào dưới tấm chăn. Tôi vặn nhỏ đèn đầu giường trước khi ra khỏi phòng. Mỉm cười, tôi chầm chậm bước xuống thang.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.