Những Giấc Mơ Của Einstein

CHƯƠNG 19: 2 THÁNG SÁU 1905



Một quả đào chín nâu mềm nhũn bị lôi ra từ thùng rác, đặt lên bàn đẻ nó trở lại màu hông. Nó hồng và rắn chắc trở lại, được bỏ vào trong bị đem tới hiệu thực phẩm, bày lên quầy, được đem sắp vào thùng rồi mang gắn lại trên cái cây trổ hoa màu hồng nhạt. Trong thế giới này thời gian chạy giật lùi.
Một bà lão nhăn nheo ngồi gần như bất đọng trên ghế, mặt đỏ phù, mắt bà cụ đã lòa lắm, tai nghễnh ngãng, hơi thở khò khè như tiếng lá rơi xạc xào trên nền đa. Năm tháng trôi qua. Một đôi người đến thăm. Bà lão khỏe lại dần, ăn khỏe hơn và những vết hằn sâu trên mặt biến mất. Bà nghe tiếng người nói, tiếng ca nhạc. Những hình ảnh mờ nhạt nay đầm dần, thành ánh sáng, thành hình dạng cái bàn, chiếc ghế và khuôn mặt người. Bà ra khỏi nhà, đi những chuyến dã ngoại ngắn, ra chợ; thỉnh thoảng bà tới thăm một người bạn gái và ngồi uống li trà trong quán nước trước khi trời đẹp. Bà lôi que đan và sợi từ ngăn tủ dưới cùng ra đan. Bà mỉm cười khi hài lòng với việc mình làm. Một ngày kia chồng bà được khiêng vào nhà, mặt xám như tro. Sau vài giờ đôi má ông trở nên hồng hào, ông đứng lom khom, vươn người trò chuyện với bà. Ngôi nhà của bà trở thành nhà của hai người. Họ cùng ăn, kể chuyện vui và cùng cười. Họ di du lịch trong nước, tới thăm bạn bè. Mái tóc bạc của bà có thêm vài lọn nâu thẫm, giọng bà vang nhiều thanh âm mới mẻ. Bà đến trường trung học dự lễ bế giảng, bắt đầu giảng dạy môn lịch sử. Bà yêu quý học trò, sau giờ giảng bà còn thảo luận với chúng. Trong giờ nghỉ trưa và tối tối, bà đọc sách. Bà gặp bạn bè, thảo luận về lịch sử và thời sự. Bà phụ việc sổ sách cho cái hiệu thuốc nhỏ của chồng, đi dạo với ông dọc chân núi, ân ái với ông. Da bà trở nên mịn màng, mái tóc dài nâu tuyệt đẹp, ngực bà rắn chắc. trong thư viện đại học bà gặp chồng lần đầu tiên và đáp lại cái nhìn của ông. Bà tham dự các khóa học. Bà tốt nghiệp tú tài khiến bố mẹ và em gái bà khóc vì sung sướng. Bà sống trong nhà bố mẹ, cùng mẹ đi dạo cả tiếng đồng hồ trong những cánh rừng gần nhà, giúp mẹ rửa chén đĩa. Bà kể chuyện cho cô em; tối tối trước khi ngủ bà được nghe kể chuyện, bà bé bỏng trở lại. Bà lẫy. Bà được cho bú.
Một ông tuổi trung niên đang rời khỏi bục mọt lễ đường ở Stockholm, tay cầm tấm huy chương. Ông bắt tay chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, nhận giải Nobel Vật lí và lắng nghe bài diễn văn tán dương mình. Ông thoáng nghĩ đến giải thưởng được trao. Đầu óc ông nghĩ tới gần hai mươi năm sau, khi ông sẽ một mình làm việc trong căn phòng nhỏ, chỉ với giấy và cây bút chì.. Ông sẽ làm việc ngày đêm, sai tới sai lui, thùng rác đầy những chuỗi phương trình và hệ luận không dùng được. Thế nhưng một đêm nào đấy ông sẽ lại trở lại bàn làm việc, biết rằng mình đã tìm ra được điều gì đấy trong tự nhiên mà trước ông chưa ai nghĩ đên, rằng ông đã dám dấn thân vào trong rừng sâu và tìm ra ánh sáng, rằng ông đã năm bứt được những bí ẩn quý báu. Vào cái đêm hôm ấy tim ông sẽ rộn lên như trông trong lồng ngực, như thẻ ông biết yêu. Điều dự cảm về dòng máu rộng ràng kia, về cái thời ông sẽ trẻ, chưa nổi tiếng và không ngại sai lầm khiên ông choáng ngợp trong cái giây phút ông ngồi trên ghế trong lễ đường này ở Stockholm, thật xa giọng nói nhỏ của ông chủ tịch, người đang giới thiệu ông.
Một người đàn ông đứng bên huyệt của bạn mình, rải một nắm đát lên áo quan, cảm thấy mưa lạnh tháng Tư rơi trên mặt đất. Nhưng ông không khóc. Ông hướng về tương lai, nghĩ tới cái ngày mà hai lá phổi của bạn ông sẽ khỏe lại, cái ngày mà bạn ông không nằm liệt giường nữa, mà cười đùa, cái ngày hai người sẽ cùng uống bia, đi thuyền buồm và trò chuyện cùng nhau. Ông không khóc. Ông nôn nóng chờ đợi một ngày nhất định trong tương lai, cái ngày mà ông nhớ rằng hia người ngồi ăn bánh mì bơ tại một cái bàn thấp, đơn giản và ông sẽ nói về nỗi lo mình sẽ già và không được thương mến, bạn ông sẽ gật đầu thông cảm và mưa sẽ rơi trên kính cửa sổ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.