Putin - Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người
Chương II: CUỘC ĐỜI TÌNH BÁO HY VỌNG, ĐẦU TƯ, NẢN LÒNG
Giu-đô và ân sư
Năm 1970, Pu-tin thi đỗ vào khoa luật Trường đại học Lê-nin- đây chắc chắn là lại tiến gần KGB thêm một bước. Tên gọi đầy đủ của Trường đại học grát,bắtđầucuộcsống học tập mới. Trong con mắt của ông, Lê-nin-grát là đại học Lê-nin-grát Chư-đa-nốp (nay đổi tên thành đại học Xanh pê-téc-bua), nằm ở phố thứ hai của đảo Va-xi-li-ép-xki, được xây dựng vào năm 1819, muộn hơn một chút so với Trường đại học Mát-xcơ-va (thành lập năm 1755), là trường nổi tiếng ở châu Âu, có các khoa như vật lý, hoá học, lực học, toán học, toán học ứng dụng, sinh vật thổ nhưỡng, địa chất địa lý, quan hệ quốc tế, triết học quản lý, lịch sử, kinh tế, đông phương học, y học, tâm lý học, báo chí, xã hội học và luật. đây là một trường đại học có tính tổng hợp, lấy các môn học tự nhiên và khoa học xã hội, triết học làm chính, không bao gồm kỹ thuật, đây cũng là đặc điểm của các trường đại học của liên Xô.
Pu-tin đã học tập chăm chỉ tại khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát 5 năm trời. Theo tin của phóng viên Nga, ở trường đại học ông không sôi nổi, ông gần như không tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, vì vậy các bạn cùng lớp không có ấn tượng sâu sắc về ông.
5 năm học ở Trường đại học Lê-nin-grát, Pu-tin đã hoàn thành khoá học đại cương giảng dạy pháp luật theo như giáo dục cao đẳng của liên Xô. nội dung môn học chuyên ngành bao gồm nguyên lý luật học chủ nghĩa Mác, công pháp quốc tế, luật quan hệ quốc tế, tư tưởng pháp luật của Lê-nin, pháp luật Xô-viết, lịch sử pháp luật, luật hình sự, luật dân sự, luật kinh tế…, ngoài ra còn học thêm các môn học tương quan khác như ngoại ngữ, chính trị học. Kiểu giáo dục này từ hình thức cho tới nội dung đều theo cách riêng của liên Xô, hoàn toàn khác với giáo dục pháp luật của phương Tây, cũng không giống với giáo dục pháp luật mà Lê-nin tiếp nhận tại khoa luật Trường đại học Xanh pê-téc-bua năm xưa.
Ở trường đại học, Pu-tin học rất chăm chỉ, nhưng về cơ bản ông không tham gia hoạt động ngoại khoá, cũng không tham gia vào tổ chức đoàn thanh niên. Ông đặt việc rèn luyện thể thao vào vị trí thứ hai, chủ yếu là luyện tập Giu-đô. Khi nhập học, Pu-tin đã lên tới tuyển thủ đai đen Giu-đô, hai năm sau lại lên tới đại sư Giu-đô. Khi ấy, muốn lên được một bậc, thì cần phải nhiều lần tham gia thi đấu, không ngừng chiến thắng đối thủ. Thi đấu Giu-đô thời học đại học đã rèn luyện ý chí và sức vóc của Pu-tin, đặt nền tảng cho cuộc sống sau này của ông, mãi cho tới nhiều năm sau Pu-tin vẫn còn nhớ như in những trận đấu hồi học đại học.
Một lần thi đấu, Pu-tin gặp phải một đối thủ mạnh, ông dùng hết sức lực của mình, mệt tới mức không thể nào thở ra hơi, cuối cùng ông đã thắng, nhưng ưu thế không lớn. Còn một lần nữa, đối thủ của Pu-tin là vô địch thế giới môn Giu-đô Vô-lô- đi-a Ca-Lê-nin, hai người họ tranh ngôi vô địch của thành phố Lê-nin-grát. Vừa mới giao tranh, Pu-tin đã làm cho Ca-Lê-nin ngã qua lưng, không những động tác đẹp mắt, lại không mất một chút sức lực nào. Cuộc đấu vốn kết thúc vào lúc đó, nhưng Ca-Lê-nin là vô địch thế giới, trọng tài muốn hai người tiếp tục thi đấu. Ca-Lê-nin tất nhiên là có sức vóc hơn so với Pu-tin nhỏ người, về sau nghe nói trọng tài nghe thấy Pu-tin kêu đau, căn cứ vào quy định trọng tài tuyên bố Ca-Lê-nin thắng, nhưng thua một nhà vô địch thế giới, Pu-tin cũng không cảm thấy mất mặt. đối với những người yêu thích Giu-đô mà nói, thi đấu thường bị thương này nọ, hơn nữa tập luyện cũng hết sức gian khổ. Pu-tin thường phải tới nhà thể thao ở bên bờ hồ gi-bi-a-vi ở ngoại ô Lê-nin-grát để tham gia huấn luyện. hồ đó rộng khoảng 17 ki-lô-mét vuông, hàng ngày sau khi thức dậy Pu-tin chạy dài xung quanh hồ, sau khi chạy dài lại tập luyện, cứ như thế lặp đi lặp lại, mãi cho tới khi mệt nhoài. hồi học đại học, có một người bạn được Pu-tin khuyên đã tới nhà thể thao để học Giu-đô, rồi nhanh chóng trở thành một tuyển thủ xuất sắc. nhưng điều đáng tiếc là, trong một lần thi đấu, anh ta làm một cú lộn ngược, kết cục là đầu đập xuống đệm, thoát vị đốt sống cổ, toàn thân tê liệt, mười ngày sau thì chết tại bệnh viện. Với việc này, Pu-tin cứ hối hận mãi không thôi, cảm thấy mình không nên khuyên anh ta học Giu-đô. Có lẽ chịu ảnh hưởng của việc này, tính cách của Pu-tin luôn có chút trầm uất.
Tất nhiên, công sức không phụ lòng người, sự cố gắng của Pu-tin trong giới Giu-đô không những đặt nền tảng khí phách và ý chí cho sự nghiệp sau này của ông, còn khiến cho ông nổi danh trong giới thể thao. năm 1976, Pu-tin giành được ngôi vô địch Giu-đô thành phố Lê-nin-grát.
Trong thời gian 5 năm học đại học, chính là thời kỳ bắt đầu hình thành thế giới quan của Pu-tin, và lúc này ông gặp được một người có ảnh hưởng lớn nhất đối với vận mệnh của mình – giáo sư Xô-bu-chác khi ấy dạy kinh tế học ở khoa luật, là thầy dạy luật kinh tế của Pu-tin, từ năm thứ 3 Pu-tin bắt đầu nghe ông giảng bài. luận văn tốt nghiệp của Pu-tin “Bàn về nguyên tắc tối huệ quốc trong luật quốc tế” cũng là do Xô-bu-chác chủ trì thẩm định, bài luận văn này được loại “ưu”.
Mối quan hệ giữa Pu-tin và Xô-bu-chác về sau có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với việc Pu-tin làm chính trị. Xô-bu- chác sinh năm 1937 tại thành phố Xi-ta của Xi-bê-ri-a, nơi đó cách Mãn Châu lý của Trung Quốc chỉ có hơn 200 ki-lô-mét. Xô-bu-chác và Pu-tin có một số điểm giống nhau: Cùng xuất thân từ gia đình công nhân. Cha của Xô-bu-chác là lái xe lửa, gia cảnh không mấy dư dật, Xô-bu-chác học tập nhờ vào nỗ lực của mình, thi đỗ vào trường đại học nổi tiếng – khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát. Sau khi Xô-bu-chác tốt nghiệp khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát được phân công tới công tác ở vùng biên giới Sta-vrô-pôn, đó là quê hương của An-đrô-pốp và goóc-ba-chốp, khi Xô-bu-chác làm việc ở đó, goóc-ba- chốp đang giữ chức Bí thư đoàn thanh niên cộng sản biên khu. ngoài thời gian công tác, Xô-bu-chác đã học xong nghiên cứu sinh luật của trường đại học Lê-nin-grát bằng hình thức hàm thụ, sau đó đã quay về trường cũ, đảm nhiệm chức giáo sư luật. giáo sư Xô-bu-chác là một nhà trí thức có tư tưởng độc lập, có thái độ phê phán đối với phương thức thống trị của đảng Cộng sản liên Xô lúc đó, nhưng trên bục giảng ông không công khai thách thức với nhà đương cục, vì làm như thế sẽ bị bắt và bị đày ra nước ngoài. Vì vậy, Xô-bu-chác và Pu-tin chỉ có mối quan hệ thầy trò bình thường, kiểu quan hệ đó phải đến sau khi môi trường lớn thay đổi, trong điều kiện đặc biệt, mới hình thành lợi ích chung về mặt chính trị. Về sau, khi Pu-tin rời khỏi KGB, tiền đồ còn chưa biết ra sao, Xô-bu-chác đã đưa ông vào chính giới, đặt nền tảng cho đời sống chính trị của Pu-tin. đáng tiếc là số phận không thương vị giáo sư luật và nhân vật quan trọng của phe cải cách của thời kỳ sau liên Xô này, ông đã từ giã cõi đời trước khi Pu-tin sắp sửa trở thành Tổng thống Nga, không trở thành “quốc sư” được. ngày 19 tháng 1 năm 2000, Xô-bu-chác trong khi bôn tẩu cho tranh cử Tổng thống của Pu-tin tại Ca-li-nin-grát, không may ông đã mất vì bệnh tim đột phát, khi ấy mới 63 tuổi.
Gia nhập KGB
Thời kỳ đại học, đối với lý tưởng gia nhập KGB, Pu-tin không bao giờ từ bỏ. Ông thậm chí còn mơ tưởng người mà ông gặp tại văn phòng KGB năm xưa đột nhiên xuất hiện, thu nhận mình vào làm việc tại KGB. Thế nhưng bốn năm qua đi, người của KGB mãi vẫn không xuất hiện, Pu-tin chỉ chờ đợi thầm lặng. Khi học năm thứ 5 đại học, Pu-tin gần như sắp từ bỏ hy vọng này ông định sau khi tốt nghiệp sẽ làm luật sư, hoặc làm một kiểm sát viên, vì lý tưởng thời niên thiếu này xem ra đã không còn hy vọng gì nữa.
Nhưng Pu-tin xuất thân từ giai cấp công nhân, học đại học lại tốt cả về phẩm chất lẫn học hành, quả thực là một nhân tài có thể đào tạo được. Vì vậy trên thực tế KGB đã chú ý đến ông tuy nhiên họ không biết rằng chàng trai trẻ tuổi này ngay từ khi học trung học đã muốn gia nhập KGB. Tất nhiên, họ không chỉ chú ý đến một mình ông. KGB là cơ quan chính quyền khổng lồ nhất và cũng thần bí nhất của liên Xô, công khai chiêu mộ sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học nổi tiếng ở Mát-xcơ-va và Lê-nin-grát, không phải là chuyện tuyệt mật, mặc dù cũng không phải là đến khắp nơi rêu rao.
Việc KGB tuyển người trong số các sinh viên tốt nghiệp đại học được sự ủng hộ và phối hợp của lãnh đạo nhà trường. họ có thể đọc hồ sơ của sinh viên trước, sau đó mới nói chuyện riêng với những ứng cử viên có khả năng, khảo sát trực tiếp, rồi lại báo cáo lên trên, quyết định có tuyển dụng hay không. Tiêu chuẩn tuyển mộ sĩ quan tình báo của KGB là: Có lòng yêu nước và tinh thần hiến thân mãnh liệt, cơ trí dũng cảm, sức khoẻ tốt, tuổi không quá 25. Chủ yếu là tuyển chọn từ các công dân được giáo dục tốt và sinh viên tốt nghiệp đại học. người được tuyển dụng còn cần phải thông qua huấn luyện và bồi dưỡng chuyên môn từ nửa năm tới 5 năm. phương thức tuyển dụng và huấn luyện này khiến cho KGB có thể duy trì được trong một thời gian dài đội ngũ nhân viên tình báo chuyên nghiệp có tố chất tương đối cao.
Khi học năm thứ tư đại học, nhà trường đột nhiên thông báo cho Pu-tin biết, có người sẽ gặp ông trong một phòng học. phòng học đó khi ấy không có giờ dạy, chỉ có hai người là người đến gặp và Pu-tin. Theo như tờ tuần san “Tin tức Mát-xcơ-va” ngày 5 tháng 1 năm 2000 đưa tin, vị khách kia là i-van Va-xi-li-ép-vích, nhưng cũng có thể là Xéc-gây i-va-nô-vích, rằng là những cái tên của người Nga thường thấy nhất, hơn nữa rất có thể không phải là tên thật. người kia không nói ông ta là ai, nhưng Pu-tin lập tức đoán được ngay, ông ta nói với Pu-tin: “Tôi muốn bàn với cậu chuyện phân công công tác, nhưng bây giờ tôi còn chưa muốn nói rốt cuộc là công việc gì”. họ hẹn gặp nhau tại phòng nghỉ của giáo viên, nhưng người đó lại đến muộn. Pu-tin chờ hơn 20 phút, tức giận chửi thầm trong bụng: “đồ con lợn! phải chăng là muốn đùa mình?”.
Đúng vào lúc Pu-tin chuẩn bị rời đi, thì người kia đột nhiên chạy tới, thở không ra hơi nói: “Xin lỗi”. Pu-tin cảm thấy nhẹ cả người, ông thích câu nói đó.
“Đây đều là bố trí cả”, đối phương nói, “cậu Pu-tin, nếu như mời cậu tới làm việc ở cơ quan tình báo, cậu nghĩ sao?”
Về sau Pu-tin nhớ lại, đã nói: “Tôi lập tức đồng ý”. Ông đưa ra quyết định một cách không hề do dự, vì đây vốn chính là lý tưởng của ông. Xuất thân từ gia đình và sự giáo dục nhận được từ nhỏ của Pu-tin, những tác phẩm văn học và điện ảnh ca ngợi những anh hùng vô danh trên mặt trận thầm lặng của liên Xô, khiến cho ông rất có cảm tình với KGB. Khi học đại học ông cũng từng nghe nói KGB chiêu mộ những sinh viên lớp trên. Tờ “Tin tức Mát-xcơ-va” gọi “đây là chuyện rất phổ biến vào thời đó”.
Tất nhiên, con đường Pu-tin gia nhập KGB cũng không phải là thuận buồm xuôi gió. Sau lần nói chuyện đó, người của KGB dường như đột nhiên biến mất, Pu-tin cũng không nhận được tin tức gì khác. Mãi cho tới nhiều ngày sau, lại có người gọi điện thoại, mời ông tới nói chuyện ở phòng nhân sự của nhà trường, tảng đá trong lòng của Pu-tin mới coi như rơi xuống. Khi phân công tốt nghiệp, lại suýt nữa có những sai lệch. Khi hội đồng việc làm của nhà trường bố trí hướng đi của sinh viên, một giáo viên của khoa luật chỉ vào tên của Pu-tin nói: “Chúng tôi muốn cậu ấy làm luật sư”. Chính vào lúc đó, từ góc tường có tiếng vọng ra: “Không, vấn đề này đã quyết định rồi, chúng tôi muốn Pu-tin làm việc cho KGB”. hoá ra là nhân viên KGB giám sát việc phân công sinh viên đã kêu lên, ông ta vừa mới ngủ gật trong góc tường. Vài ngày sau, Pu-tin bắt đầu viết các loại đơn xin gia nhập KGB.
Số sinh viên tốt nghiệp cùng khoá của Trường đại học Lê-nin-grát được tiếp nhận vào KGB một đợt tổng cộng có ba người, trong đó có một người mà sau khi Pu-tin làm Thủ tướng, ông này đã thay ông giữ chức Cục trưởng Cục an ninh liên bang Nga.
Pu-tin gia nhập vào KGB khi còn chưa tốt nghiệp, một là có thể xác định trước được hướng đi sau này, hai là lập tức đã có lợi ích về mặt vật chất. Không lâu, Pu-tin đã lái chiếc xe con ra vào trường, một số bạn học nhìn ông ngưỡng mộ. Khi ấy xe con ở liên Xô tuy không phải là hiếm hoi gì, nhưng cũng không phải là hết sức phổ cập, sinh viên đại học có xe riêng lại càng hiếm. Pu-tin giải thích với các bạn học, nói rằng xe con là do mẹ ông rút thưởng có được, thế nhưng các bạn học đều không mấy tin. Tất nhiên, cũng không có ai truy xét.
Rất có thể Pu-tin nói với cha một cách trung thực rằng sắp gia nhập KGB, bố Pu-tin hẳn là sẽ ủng hộ quyết định này của con trai. đối với con trai của một công nhân mà nói, trở thành sĩ quan KGB quyết không phải là chuyện mất mặt gì. như thế, Vla-đi-mia Vla-đi-mi-nô-vích Pu-tin đã chính thức gia nhập KGB vào năm cuối cùng đời sinh viên của mình. Theo đưa tin, Pu-tin làm “công việc tương đối quan trọng, chứ không chỉ là cáo mật đơn giản”. nhưng hiện nay không thể nào biết được, là một sinh viên đại học, Pu-tin có thể làm công tác quan trọng như thế nào ở trường. Pu-tin cũng gia nhập đảng Cộng sản liên Xô vào thời kỳ này, trở thành điều kiện cần thiết của KGB.
Cưới một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp
Trong trường đại học, Pu-tin đã có người yêu đầu tiên của mình – một nữ sinh viên đại học học y xinh đẹp. Quá trình yêu đương và mức độ giữa hai người như thế nào thì bây giờ không thể nào khảo chứng được. Theo các bạn của Pu-tin nhớ lại, cô gái là một người rất có cá tính, cô ấy rất quan tâm tới sức khoẻ của Pu-tin. Trong trường đại học, họ đã bàn chuyện hôn nhân cưới xin, thậm chí ngay cả giấy chứng nhận kết hôn cũng đã xin rồi (các trường đại học của liên Xô cũ cho phép sinh viên kết hôn trong thời gian đi học). Cha mẹ hai bên cũng đồng ý với cuộc hôn nhân này, mua nhẫn, mạng che mặt, com-plê cho họ. Thế nhưng, không biết vì nguyên nhân gì, vào giờ phút cuối cùng, Pu-tin đã huỷ bỏ cuộc hôn ước này. Về sau, Pu-tin nhớ lại nói: “huỷ bỏ hôn ước là quyết định khó khăn nhất trong đời tôi. Vô cùng khó khăn! Khi ấy tôi thật muốn trốn đi. nhưng thay vì sau này đau khổ, chi bằng lúc ấy đau khổ”. Mối tình đầu tiên của Pu-tin đã chết yểu như vậy.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Pu-tin mới quen biết lút-mi- la sau này là vợ của ông. Sau khi tốt nghiệp, Pu-tin trở thành sĩ quan tình báo chuyên nghiệp của KGB. Sau khi được huấn luyện ở Mát-xcơ-va, lại được phái về Lê-nin-grát công tác, ông vẫn sống cùng với bố mẹ.
Lút-mi-la A-lếch-xan-đrốp-na là người Ca-li-nin-grát, nhỏ hơn Pu-tin 7 tuổi. Lút-mi-la xuất thân từ gia đình bình thường, cha là A-lếch-xan-đra công tác tại xưởng sửa chữa máy móc, mẹ yê-ca-chê-li-na là nhân viên thu ngân của đội xe. Lút-mi-la là người đẹp, sau khi tốt nghiệp trung học, từng làm nhân viên đưa thư, công nhân trong nhà máy, về sau học tập hai năm tại học viện công trình Lê-nin-grát. nhưng bà quả thực không có hứng thú đối với các bài học về công trình, nên đã bỏ học. Sau đó bà thi vào công ty hàng không, trở thành một tiếp viên hàng không.
Năm 1981, Lút-mi-la vừa mới 22 tuổi, một lần, bà cùng một người bạn thân trong đội tiếp viên hàng không đến Lê-nin-grát chơi. Trong chuyến đi chơi ba ngày, bạn thân của cô bạn gái kia, một sinh viên tốt nghiệp học viện âm nhạc Lê-nin-grát tên là Xéc-gây đã nhiệt tình mời bà tới nghe nhạc tại nhà hát kịch Xô- viết Lê-nin-grát, thế là, cô tiếp viên hàng không kia cũng theo đó khẩn thiết đề nghị Lút-mi-la cùng đi. nào ngờ, Xéc-gây biết được Lút-mi-la sẽ đi, nên cũng gọi thêm một người bạn thân của mình là Pu-tin. như thế, khi Lút-mi-la cùng với bạn gái và bạn trong khoa âm nhạc của bạn gái tới nhà hát kịch, Pu-tin đã ngồi trên ghế cạnh quầy bán vé. Khi ấy, Pu-tin còn chưa để lại cho Lút-mi-la ấn tượng gì. nói theo cách nói của Lút-mi-la: “Khi đó anh ấy ăn mặc giản dị, mặt mũi bình thường, nếu như ở ngoài phố, tôi tuyệt đối sẽ không để ý tới anh ấy”.
Có lẽ là tiếng sét ái tình chăng, ngày hôm sau Pu-tin làm chủ nhà, mời Lút-mi-la và bạn gái đến nhà hát kịch xem biểu diễn, tiếp đến là lần thứ ba. Chính trong lần gặp mặt này, khi Pu-tin và Lút-mi-la chia tay nhau ở cửa ga tàu điện ngầm, Pu-tin bỗng nhiên đưa số điện thoại của mình cho Lút-mi-la, cần biết rằng, trong những trường hợp khác, Pu-tin quyết không dễ dàng đưa số điện thoại của mình cho người khác. Pu-tin nói với Lút-mi-la một cách thân tình: “Anh làm việc ở cục cảnh sát, vì nhu cầu công việc, anh tạm thời không thể nói cho em biết tình hình thật”. Lút-mi-la về sau mới biết Pu-tin công tác tại KGB.
Về sau Lút-mi-la nhớ lại, nói: “Vừa mới đến tôi đã thấy thích thành phố Lê-nin-grát rồi, chính vì vậy, tôi sống rất vui vẻ. Thành phố khiến người ta thích, gặp được một số bạn bè, khiến cho người ta vui…”
Sau khi trở về Ca-li-nin-grát, Lút-mi-la chỉ cần rảnh rỗi là gọi điện thoại cho Pu-tin, cùng với tình cảm gia tăng, Lút-mi-la còn tận dụng cả công việc, ngồi máy bay tới cuộc hẹn. lút- mi-la xúc động nhớ lại: “người bình thường ngồi xe buýt, tàu điện hoặc tắc-xi đến nơi hẹn, còn tôi thì ngồi máy bay đến nói chuyện yêu đương”. Trải qua ba, bốn tháng thổ lộ qua điện thoại và nhiều lần gặp gỡ, Lút-mi-la đã cảm nhận sâu sắc trong lòng rằng Pu-tin là người đàn ông mà cô mong mỏi. Tuy tướng mạo ông không khác người, nhưng sức cuốn hút bên trong của ông thì lại hút lấy Lút-mi-la như nam châm hút sắt vậy.
Thời gian thấm thoắt, ngoảnh đi ngoảnh lại đã ba năm trôi qua. Một hôm, Pu-tin đột nhiên nói với Lút-mi-la: “Qua ba năm rưỡi tiếp xúc và đi lại, bây giờ hẳn em đã hiểu anh là người như thế nào rồi.
Anh không hay nói, tính khí cũng không tốt, có khi còn khiến người khác chịu khổ. làm bạn đời của anh là có mối nguy hiểm nhất định. Bây giờ em nên quyết định mối quan hệ với anh đi”. lúc đầu, Lút-mi-la tưởng đây là lời nói đùn đẩy của Pu-tin, thế nhưng nghĩ lại, không phải, câu nói này rõ ràng là có ý chia tay, thế là, bà nói một cách không hề do dự: “Em đã quyết định rồi”.
“Đã quyết định thật rồi?”, Pu-tin tỏ ra rất ngạc nhiên, lập tức nhìn chằm chằm vào Lút-mi-la với ánh mắt thăm dò, dường như muốn phát hiện được điều gì đó. Lút-mi-la gật gật đầu, cho rằng quan hệ của họ sắp sửa tan biến. Không ngờ, Pu-tin lại nói ra những lời ruột gan khiến cho bà xúc động muôn phần: “Anh yêu em, muốn chọn một ngày để cưới em”.
Lút-mi-la ngay sau đó đến Lê-nin-grát, vào trường cũ của Pu-tin. Các trường đại học của liên Xô mở rộng cánh cửa đối với những thanh niên đã tham gia công tác, Lút-mi-la lại từng học hai năm ở trường đại học, vì vậy đã được Trường đại học Lê-nin-grát tuyển vào một cách thuận lợi, học chuyên ngành ngôn ngữ. Bà muốn học tiếng đức, nhưng không có chỉ tiêu, thế nên được phân sang học tiếng Tây Ban nha, lại học cả tiếng pháp.
Một buổi tối mùa hè năm 1983, chính là mùa đẹp nhất ở Lê-nin-grát, trên nhà hàng “Thuyền nổi” của một chiếc tàu du lịch trên sông nê-va, cặp tình nhân này đã tiến hành hôn lễ giản đơn, họ hàng hai bên tới tham dự, mọi người chúc mừng họ trở thành vợ chồng theo cách thức truyền thống của Nga.
Sau khi cưới, Lút-mi-la đổi sang họ Pu-tin, một mặt tiếp tục học, một mặt làm công việc kiêm nhiệm, bổ sung thêm chi phí gia đình. Vợ chồng Pu-tin vẫn sống trong nhà của cha mẹ Pu-tin, hai cô con gái của họ là Ma-sa và Ca-cha cũng lần lượt ra đời vào năm 1985 và 1986. Cha mẹ của Lút-mi-la nhiều lần từ Ca-li-nin-grát tới Lê-nin-grát thăm con gái con rể và cháu ngoại, phát hiện thấy cuộc sống của hai người rất chật vật. hai bên thông gia mỗi lần gặp nhau, do hoàn cảnh gia đình giống nhau, thường nói chuyện rất hợp.
Về sau, Lút-mi-la theo Pu-tin sang đức, sau khi về nước năm 1990, Lút-mi-la lại trở về sống ở Xanh pê-téc-bua, dạy học ở trường đại học, lúc bình thường lái chiếc xe “Vôn-ga” đem từ đức về đi làm. hàng xóm của bà kể, Lút-mi-la không trang điểm, đối xử với người khác rất hiền hoà.
Năm 2000, sau khi Lút-mi-la được biết En-xin từ chức Tổng thống và đề cử Pu-tin làm quyền Tổng thống, bà ý thức được mình sẽ có thể trở thành một nhân vật của công chúng không có đời sống riêng nào đáng nói cả, vì vậy đã khóc rất lâu. Trong thời gian Pu-tin tham gia bầu cử Tổng thống, Lút-mi-la đã thẳng thắn thừa nhận khi được phỏng vấn, rằng bà “chưa bao giờ có bất kỳ một hứng thú nào” đối với chính trị. Trên thực tế, cho dù xét theo tiêu chuẩn bảo thủ của Nga, là vợ của nhân vật trong chính giới, tác phong của Lút-mi-la cũng được cho là cực kỳ kín tiếng.
Hai ngày sau khi Pu-tin được bầu làm Tổng thống, điện Crem-li vẫn không có một dòng chữ nào giới thiệu vị “đệ nhất phu nhân” này. đây có thể là vì “gương người đi trước”, phu nhân của goóc-ba-chốp tác phong phóng khoáng, hết sức chăm chút tới ăn mặc và lối sống, vì thế người Nga đa phần không thích bà ta. Lút-mi-la và đệ nhất phu nhân tiền nhiệm li-na (vợ của En-xin) dường như đều hiểu được điều này. Thế nhưng sau khi Pu-tin được bầu làm Tổng thống, báo chí đưa tin về vợ chồng họ cũng ngày càng nhiều hơn.
Tình báo chuyên nghiệp
Sau khi Pu-tin tốt nghiệp đại học, chính thức gia nhập KGB. Mặc dù danh tiếng không lớn, nhưng giới tình báo thế giới công nhận rằng những tình báo vĩ đại nhất của thế kỷ XX đều xuất thân từ KGB. Khi Pu-tin vào KGB, KGB đã bắt đầu suy thoái. Khi ấy liên Xô ở vào thời kỳ sau của nền thống trị Brê-dơ- nhép, một mặt kinh tế xã hội phát triển trì trệ, mức sống của người dân nâng lên rất chậm, khoảng cách về mặt kinh tế và mức sống so với các nước phương Tây mở rộng hơn; một mặt khác, thể chế chính trị dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản liên Xô ngày một cứng nhắc, chức năng công cụ chuyên chính đối nội của KGB càng nổi bật hơn.
Sau khi Pu-tin vào KGB, mới phát hiện thấy KGB trong hiện thực rất khác so với tưởng tượng. Về sau ông nhớ lại, khi mới ra trường, các đồng nghiệp của ông đa phần là các đồng chí cũ, trong đó có một số người đã gần tới tuổi nghỉ hưu.
Một lần, Pu-tin nhận lời mời tham gia thảo luận về một kế hoạch, một vị đặc nhiệm già nói kế hoạch nên viết thế nào, Pu-tin mới ra đời hơi có chút khó hiểu, nói chen vào: “Không được, như thế không được”.
“Cậu nói vậy là ý gì?” – Vị đặc nhiệm già kinh ngạc. “điều này bất hợp pháp” – Pu-tin trả lời.
Đối phương giật nảy mình: “Bất hợp pháp như thế nào?”
Pu-tin đành phải dẫn từng điều khoản pháp luật cho ông ta, chỉ ra những chỗ không ổn trong đó.
“Nhưng chúng ta có chỉ thị của cấp trên”. đối phương không tiếp nhận ý kiến của Pu-tin.
Pu-tin đành phải một lần nữa dẫn chứng pháp luật, nhưng các đồng nghiệp dường như đang nghe “sách trời”. Cuối cùng, vị đặc nhiệm già kia lộ ra vẻ mỉa mai: “đối với chúng ta mà nói, chỉ thị của cấp trên chính là pháp luật, đồng chí Pu-tin ạ”.
Về sau, Pu-tin mới hiểu ra rằng, những bậc tiền bối này đã trưởng thành như vậy, cũng làm việc như vậy. Thế nhưng, được tiếp nhận giáo dục pháp luật, Pu-tin lại luôn không thể nào chấp nhận được những suy nghĩ và phương pháp hành sự đó được.
Trong vài tháng sau đó, Pu-tin đã qua được hàng loạt trình tự, cũng viết mấy bản báo cáo, sau đó lại được cử đi huấn luyện đặc nhiệm 6 tháng. Khi cấp trên cuối cùng đã tin rằng ông đã nắm bắt được những yếu lĩnh cơ bản rồi, mới cử ông về Lê-nin-grát, làm việc ở phòng chống tình báo. ở đó, Pu-tin đã công tác bốn năm rưỡi.
Tất nhiên, công tác tình báo cần phải bảo mật. Cuộc sống KGB của Pu-tin chủ yếu là theo dõi và giám sát những người nước ngoài mà KGB cho là khả nghi, như quan chức ngoại giao, du khách, thương nhân, hoặc những người bất đồng chính kiến là công dân liên Xô. Pu-tin được cho là trung thành với chức trách, trong mấy năm đầu tiên công tác, là một lính mới, hẳn là thể hiện không tồi trong công tác, nếu không thì sẽ không được cử đi nước ngoài. Về sau Pu-tin từng hình dung công tác của mình thế này: “Tất nhiên cần phải làm nhiều việc khó chấp nhận được, đây là sự thực, rất đáng tiếc”.
Năm 1984, Pu-tin lại một lần nữa được huấn luyện, lần này là tại học viện hồng kỳ An-đrô-pốp ở Mát-xcơ-va, học viện này là nơi chuyên đào tạo sĩ quan tình báo đối ngoại của KGB, các học viên có thể sinh hoạt và học tập trong môi trường mô phỏng của nước mà họ sẽ tới. Chuyên môn của Pu-tin được dạy bằng tiếng đức, môi trường sinh hoạt cũng mô phỏng nước đức. Tất nhiên Pu-tin hiểu, sau khi tốt nghiệp, ông sẽ được phái sang đức.
“Chủ nhiệm nhà hữu nghị Xô-đức”.
Năm 1985, sau khi Pu-tin được huấn luyện tại học viện hồng kỳ An-đrô-pốp, lập tức được phòng 4 Cục quản lý chung số 1 của KGB phái đi công tác tại nước Cộng hoà dân chủ đức. Ông lấy nơi đây làm căn cứ, lấy khu vực tiếng đức ở cả châu Âu (nước đức dân chủ, nước đức liên bang, áo và Thụy Sĩ) làm vũ đài, sống sáu năm hiệu quả nhất trong cuộc đời KGB của ông.
Vốn dĩ Pu-tin có thể lựa chọn nước đức liên bang (Tây đức) để công tác, Tây đức khi ấy đã là một trong những nước phương Tây phát triển nhất, điều kiện sống và làm việc đều tương đối tốt. Thế nhưng, nếu như muốn đi Tây đức, thì cần phải công tác ở phòng 4 Cục quản lý chung số 1 ở Mát-xcơ-va một thời gian (1 đến 3 năm), còn đi đông đức thì không có yêu cầu này. rõ ràng là Pu-tin nôn nóng lập công lập nghiệp, đã lựa chọn phương án không cần phải ngồi làm việc ở cơ quan, lập tức có thể ra tuyến đầu công tác – đông đức.
Sáu năm Pu-tin ở nước đức dân chủ, chủ yếu sống ở đrét- xđen, nhưng Lép-dích cũng là thành phố mà ông thường xuyên tới, vì ông là chủ nhiệm của “nhà hữu nghị Xô-đức”, đây là chức phận công khai của ông, trên thực tế sự hợp tác giữa ông và cơ quan tình báo của đức chủ yếu là ở Lép-dích. Cũng có bài báo nói, giám sát quân liên Xô đóng ở đức cũng là một phần công tác của Pu-tin ở đức. Văn phòng của nhóm Pu-tin là một toà biệt thự hai tầng được xây dựng năm 1909, xung quanh có tường bao rất cao, cổng có cảnh vệ vũ trang. Cách đó hơn 50 mét là trụ sở đặc nhiệm của đông đức.
Pu-tin rốt cuộc đã triển khai hoạt động tình báo ở đông đức như thế nào? Và thể hiện trong cuộc đời tình báo của ông ra sao? đây là câu đố mà mọi người hy vọng tìm hiểu. Tờ “Times Chủ nhật” đăng một bài viết của một đặc nhiệm “M” nghe nói từng bị Pu-tin khống chế, trực tiếp cung cấp tin tức cho ông, lần đầu tiên tiết lộ một số bức màn bên trong ít được người ta biết tới khi ông mới đến đức làm công tác tình báo.
Theo tờ báo, chức phận công khai của đặc nhiệm M là cựu giám sát viên cảnh sát hình sự của đông đức, còn trên thực tế ông ta là đặc nhiệm ngầm có kinh nghiệm 10 năm KGB, chủ yếu làm công tác trong mặt trận thầm lặng. năm 1985, ông ta lần đầu tiên gặp Pu-tin tại một căn hộ ở đret-xđen của đông đức. ấn tượng đầu tiên đối với Pu-tin còn lâu mới có thể nói là hài lòng.
“Tiền nhiệm của Pu-tin, cũng chính là cựu sĩ quan phòng tình báo KGB cấp trên của tôi giới thiệu chúng tôi làm quen nhau”, đặc nhiệm M nói, “Do Pu-tin là một lính mới, thế nên tôi giới thiệu chi tiết với ông ta những việc cần chú ý khi hoạt động tình báo ở đức. rõ ràng, ông ta không có lấy một chút kinh nghiệm. đây là lần đầu tiên ông ta ra nước ngoài làm công tác tình báo. Tuy ông ta thuộc như lòng bàn tay lý luận tình báo, nhưng lại không biết quy tắc khi thao tác cụ thể”.
Sau khi gặp nhau không lâu, Pu-tin không đến nơi nọ đúng giờ để tham gia một lần hoạt động gặp cơ sở, phải biết rằng lần gặp mặt đó khó khăn lắm mới bố trí được, điều này khiến cho đặc nhiệm M rất bực mình. “Cần biết rằng quên việc chắp mối đặc nhiệm mà mình phụ trách có nghĩa là đã phạm phải một sai lầm lớn có thể nguy hiểm đến an toàn tính mạng của đối phương”. Ông ta nói: “Tôi cảnh cáo, Pu-tin, trừ phi ông khắc phục được hành vi xấu, nếu không thì tôi sẽ lập tức không làm”. nhưng Pu-tin bẩm sinh chính là một tài năng có thể rèn giũa của KGB. Không lâu, sự cố gắng của ông đã khiến cho đặc nhiệm M trở nên ôn hoà hơn. nhưng một lần khác, ông lại xảy ra sai sót. hôm đó Pu-tin đi gặp cơ sở, trao một thiết bị vô tuyến điện do KGB thiết kế lắp đặt, trong thiết bị này có gắn thiết bị ghi âm bí mật và một bộ định giờ tinh xảo. nghe nói, thiết bị vô tuyến điện này được sử dụng khi thiết kế công tác bí mật, nhưng Pu-tin không thể không thừa nhận, ông không biết thao tác thiết bị đó như thế nào.
Đặc nhiệm M nói, Pu-tin có 5 năm thời gian làm cấp trên của ông ta. Pu-tin lúc đầu gần như rất ít nói, thường luôn tìm kiếm kiến nghị. “Ông ấy cũng là một người Nga điển hình, không mấy khi đúng giờ”, đặc nhiệm M nói, “Thế nhưng hiện tượng này không lâu sau đã thay đổi. Ông ấy đặc biệt tôn sùng quan niệm làm việc của người đức. Ông ấy trở thành một người vừa học là biết ngay, hơn nữa, tác phong trở nên nhanh nhẹn”.
Thế là, hai người đã xây dựng một hệ thống cơ sở nghiêm ngặt, bảo vệ thân phận đặc nhiệm của M, có 10 căn phòng “an toàn” dùng để làm nơi gặp mặt. Một khi tình hình có biến, họ thường thông qua hòm thư chết để tiến hành tiếp xúc liên hệ. Trên con đường nhỏ dọc bờ sông En-be có một điểm cơ sở, đặc nhiệm M mỗi tối đều chạy bộ ở đó. Ông ta thường đem một vỏ hộp bia đã đập bẹt hoặc một vỏ bao thuốc lá ném vào chỗ đã hẹn trước, những thứ này đều dùng để giấu hoặc chuyển những bức điện đã gia công bí mật hoặc có thể lấy tin rồi. nếu như điện thoại trong phòng làm việc của Pu-tin đổ ba hồi chuông, đó chính là tín hiệu đặc nhiệm M cần gặp ông gấp, Pu-tin sẽ đến nơi tiếp xúc trong vòng 60 phút một cách chính xác.
Biểu hiện của Pu-tin khi mới tham gia vào lĩnh vực tình báo không khiến người ta hài lòng. nhưng đặc nhiệm M nói, ông dần dần trở thành một người tự kiềm chế vô cùng hữu hiệu: “Cùng với việc Pu-tin ngày càng xuất sắc”, ông ta nói, “Ông ấy trở nên càng lợi hại hơn, luôn cố gắng hết sức kiềm chế bản thân. Tôi dần dần ngày càng hiểu ông ấy. gần như không có việc gì có thể đè bẹp ông ấy, cũng gần như không có việc gì có thể quy tội ông ấy”.
“Ông ấy không uống rượu, cũng không hút thuốc, ông ấy không tham lam, cũng không háo sắc. Ông ấy luôn kiềm chế tình cảm của mình, luôn giữ bí mật trong đầu. Ông ấy hẳn cũng có nhược điểm, nhưng tôi không biết nhược điểm ấy là gì”.
Một lần buông thả mình duy nhất của Pu-tin là vào khi ông trở về Nga vào đầu năm 1990, trong một cuộc chia tay cảm động, ông đã đưa ra một chỉ thị nghiêm khắc cho M, tiêu huỷ tất cả những chứng cứ ông ta làm việc cho KGB.
“Ông ấy không muốn về Nga”, M nhớ lại, “Ông ấy lo tình hình chính trị thay đổi sau khi về nước, ông ấy đã quen với chính sách ở đức. Ông ấy mắt ngấn lệ nói tạm biệt, và bày tỏ tình cảm thật hiếm có với tôi, đối với ông ấy tôi giống như một người thân vậy. Thế nhưng từ đó về sau tôi không còn gặp ông ấy nữa”.
Về sau Pu-tin tự tiết lộ, hoạt động tình báo của ông ở đức lấy nATo làm mục tiêu chủ yếu, tin tức thu được đều được gửi trực tiếp về bộ tổng chỉ huy KGB ở Mát-xcơ-va. Vì thế phải chiêu mộ người địa phương. Pu-tin cũng phát triển một số quan chức địa phương và nhân sĩ chuyên nghiệp cung cấp tin tức cho KGB ở đrét-xđen và các thành phố khác. Pu-tin cũng sử dụng “chim én” (nữ đặc nhiệm dung mạo xinh đẹp được KGB bồi dưỡng) để thăm dò tin tức. KGB rất giỏi lợi dụng những nữ đặc nhiệm này để tiếp cận mục tiêu, trước tiên dùng sắc đẹp để mồi chài đối phương, khiến cho đối phương chịu trận, cung cấp tin tức cho phía mình. Tại đrét-xđen, Pu-tin có nhiều “chim én” từng được huấn luyện hoạt động trong khách sạn Bê-liu. Khách sạn này nằm ở bờ sông En-bê, cách phố An-ki-li-ka không xa, là một trong những khách sạn cao cấp ở đrét-xđen, một toà kiến trúc kiểu đức truyền thống cao ba tầng. nơi đăng ký của khách sạn này nằm dưới sự kiểm soát của KGB, một khi có những du khách phương Tây cao cấp tới ở, rất mau chóng, sẽ có một cô gái trẻ tinh thông ngôn ngữ, văn hóa bản địa của vị khách kia đến tìm. đối với KGB mà nói, săn tìm thông tin là việc không từ bất cứ thủ đoạn nào. Tất nhiên, các đồng nghiệp phương Tây của họ về mặt này cũng không thua kém gì.
Cơ quan tình báo đức những năm gần đây điều tra một kế hoạch hành động có tên là “Mặt trời mọc”, đồng thời cho rằng kế hoạch này không chết đi cùng với sự thống nhất của hai nước đức và liên Xô giải thể, nói một cách khác, mạng lưới tình báo mà Pu-tin năm xưa xây dựng nên có thể bây giờ vẫn còn vận hành. điều này khiến cho bên phía đức tương đối khốn đốn. Quan chức tình báo cấp cao và quan chức chính phủ của dân chủ đức cũ bị cơ quan tình báo đức điều tra đều không biết kế hoạch “Mặt trời mọc”, tất nhiên những bậc thầy tình báo từng được đào tạo cho dù có biết cũng không tiết lộ. Vì vậy cơ quan tình báo đức cho rằng kế hoạch “Mặt trời mọc” trên thực tế còn ở trong bóng tối, rất có thể vĩnh viễn sẽ không được phơi bày ra ánh sáng.
Tóm lại, Pu-tin và nhóm của ông (trong đó có một số chiến hữu hiện nay đã trở thành cấp dưới của ông) khi ấy chịu sự chỉ huy của tướng Vla-đi-mia Xê-lu-cốp của Cục quản lý chung số 1 KGB, đã tiến hành công tác một cách hiệu quả.
Công tác và sinh sống 5 năm ở đức khiến cho Pu-tin quan sát được sự vận hành của xã hội và nền kinh tế của liên bang đức. Tuy ông thường trú ở Cộng hòa dân chủ đức, nhưng cũng thường tới các nước tư bản phát triển như liên bang đức, áo và Thụy Sĩ, có sự thể nghiệm thiết thân đối với hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là có sự hiểu biết trực quan đối với kinh tế thị trường và quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. Thực tế chứng minh, có kinh nghiệm như vậy vô cùng quan trọng. Sự từng trải ở bên ngoài khiến cho tầm mắt của một nhân viên KGB như Pu-tin tương đối rộng, tư tưởng tương đối mở, do đó cũng tương đối thực dụng. Sau khi Pu-tin làm Thủ tướng và quyền Tổng thống Nga, từng nhiều lần bày tỏ cảm tình đối với thể chế xã hội – kinh tế thị trường kiểu đức, đặc biệt là ông rất khâm phục đối với cách làm thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định xã hội của Thủ tướng đức Ge-hát.
Tận mắt chứng kiến thay đổi lịch sử to lớn
Năm 1984, khi Pu-tin lần đầu tiên rời khỏi liên Xô, thời đại Brê-giơ-nhép đã kết thúc, bề ngoài xã hội trong nước liên Xô ổn định, trên thực tế là một nước lớn siêu cường Ngang bằng với Mỹ, KGB cũng ở vào thời kỳ đỉnh cao phát triển. Thế nhưng, vấn đề thể chế tích tụ nhiều năm đã gây vết thương bên trong nghiêm trọng cho liên Xô, thậm chí có thể nói, dấu hiệu của phát tác đã xuất hiện. hiện tượng này thể hiện trong quan hệ quốc tế chính là trận địa của liên Xô hết sức nguy ngập. là một thành viên trong trận địa của liên Xô, nước đức mặc dù trình độ kinh tế và xã hội đứng đầu đông Âu, nhưng so với liên bang đức, vẫn có một khoảng cách rất lớn. giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tổng giá trị sản phẩm trong nước của Cộng hòa dân chủ đức chỉ bằng 1/4 của liên bang đức, năng suất sản xuất xã hội chỉ bằng 30% của liên bang đức, thu nhập của công nhân viên chức chỉ bằng 1/3 của liên bang đức, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ bằng 1/10 của liên bang đức, trình độ khoa học kỹ thuật tụt hậu từ 10 đến 15 năm so với liên bang đức.
Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phương hướng chủ yếu mà phương Tây diễn biến mặt trận liên Xô đông Âu là dân chủ đức, Tiệp Khắc và Ba lan. Môi trường chiến tranh lạnh, ảnh hưởng và sự kiềm chế của liên Xô lâu dài, sự thâm nhập và áp lực của phương Tây, phát triển kinh tế và xã hội mất cân bằng lâu dài và sai lầm của bản thân đảng cầm quyền của dân chủ đức, tất cả những cái đó đều khiến cho tình hình trong nước của dân chủ đức dần dần căng lên. Mặc dù chính phủ dân chủ đức đã xây dựng lên “bức tường Béc-lin” kiên cố, hy vọng dùng kiến trúc bê tông cốt thép và quân đội vũ trang để ngăn cản người dân chủ đức di cư sang liên bang đức, nhưng vẫn có rất nhiều công dân chạy trốn sang phương Tây bằng nhiều cách. đồng thời, đời sống xã hội của nước đức dân chủ rơi vào cảnh hỗn loạn, biểu tình diễu hành liên tục ở các nơi, trật tự xã hội hỗn loạn, sản xuất đã bị ảnh hưởng. Tổ chức phát-xít mới cũng xuất hiện, mũi nhọn tiến công của chúng nhằm vào người Do Thái và quân liên Xô. Đrét-xđen là một trong những thành phố mà phát-xít mới hoạt động sôi nổi nhất. những thay đổi to lớn tựa giông bão này là điều mà Pu-tin chưa bao giờ trải qua. Trong cơn sóng to gió lớn như vậy, cá nhân không thể làm gì nổi. Tình hình phức tạp này chắc chắn là sẽ ảnh hưởng đến công tác thu thập tin tức bình thường, hơn nữa tình hình trong nước của liên Xô cũng ngày càng hỗn loạn. Báo chí công khai chưa từng đề cập đến cảm nhận của Pu-tin đối với thay đổi to lớn này, nhưng có thể tưởng tượng, cảm nhận của ông quyết sẽ không phải là vui mừng hồ hởi, mà chắc chắn là mơ hồ, bối rối và đau khổ.
Rốt cuộc, KGB mà ông phục vụ là cơ quan tình báo của đảng Cộng sản liên Xô, lại có quan hệ hợp tác tốt với phía chính quyền của dân chủ đức. Trong bối cảnh hiện thời, cả liên Xô và Cộng hòa Dân chủ đức đều có những thay đổi lớn. Tại đức, những thế lực mới trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít cực đoan đã có những hành động tấn công mới đối với quân đội Xô viết. Trên phố của đrét-xđen đã xuất hiện biểu ngữ lớn “quân chiếm giữ hãy cút đi”. Từ nhỏ Pu-tin đã được giáo dục chủ nghĩa yêu nước, hai người anh trai đã chết trong thời kỳ Lê-nin-grát bị quân đức bao vây, nay phát-xít lại trỗi dậy, trong lòng Pu-tin hẳn là không yên.
Tác động trực tiếp đến nhóm của Pu-tin cuối cùng đã xảy ra. Sau khi bức tường Béc-lin sụp đổ, ở đrét-xđen có người đã tấn công vào nhà làm việc của cơ quan tình báo dân chủ đức, tiếp đến có người đến nơi trú ngụ của nhóm Pu-tin. lúc này cảnh vệ từng canh giữ trước đây đã rút đi. Pu-tin đơn thương độc mã trước tiên ngăn cản đám người này ở ngoài cổng, sau đó yêu cầu căn cứ quân liên Xô ở gần đó phái người tới chi viện, vì trong văn phòng có tài liệu cơ mật của KGB. Quân liên Xô thoạt đầu không đáp ứng. Pu-tin một mình đối phó với đám người, ông rất bình tĩnh nói chuyện với đám người biểu tình, yêu cầu họ không được tấn công nơi này. Sau nhiều giờ đồng hồ, quân liên Xô tới giải tán đám người. Cảm giác khi ấy của Pu-tin là: liên Xô đã không còn tồn tại, đã biến mất rồi. rõ ràng, liên Xô đang lâm bệnh, hơn nữa là chứng bất trị – tê liệt quyền lực.
Là người đứng ngoài và chứng kiến, Pu-tin đã sống những năm tháng cuối cùng của nước Đức dân chủ, nhưng đây cũng không phải là lần cuối cùng ông chứng kiến một nước xã hội chủ nghĩa và một đảng Cộng sản cáo chung. Ở Đông đức, tuy quân Liên Xô còn phải qua vài năm nữa mới hoàn toàn rút đi, nhưng là cơ quan biệt phái của KGB, Pu-tin và các nhân viên tình báo khác ở nước đức dân chủ đều đã mất đi cơ sở và đất công tác ở đây, điều càng tồi tệ hơn là, tình thế của liên Xô còn xa mới như nước đức dân chủ, không ai biết số phận sau này của liên Xô, đảng Cộng sản liên Xô và KGB là gì.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.